Dr Hung Pham - 254.488.6841
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Dr Hung Pham - 254.488.6841, Medical and health, .
3 MẸO CHUNG SỐNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG AN TOÀN
---------------------
1. Theo dõi lượng tiêu thụ carbohydrate (carb)
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, giới hạn lượng carb của những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên là 200 - 245 gram mỗi ngày. Từ đó điều chỉnh theo chỉ số đường huyết hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.
Carb có trong bánh mì, khoai tây, mì ống, trái cây, rau, đồ ngọt và sữa.
2. Tránh các bữa ăn lớn
Một cách để kiểm soát lượng carb là ăn uống điều độ. Chuyên gia dinh dưỡng Jill Weisenberger (Mỹ) khuyên nên chia thức ăn trong ngày ra nhiều bữa nhỏ. Chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Jessica Crandall Snyder (Mỹ) cho biết, cung cấp đủ chất cho cơ thể suốt cả ngày giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, theo Everyday Health.
3. Nạp đầy chất xơ
Theo một đánh giá được công bố vào tháng 9.2017 trên tạp chí Advances in Objective Weight Management & Control, chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo một nghiên cứu vào tháng 3.2018 trên tạp chí Y học thần kinh cột sống, chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 từ 15 - 19% so với chế độ ăn ít chất xơ.
Đau khớp ở người trẻ
=====
Gần đây, tôi nhận nhiều ca tư vấn đau khớp gối cho nhiều bệnh nhân trẻ tuổi. Bài viết này chỉ ra đau khớp gối ở người trẻ (dưới 40 tuổi) rất hay gặp, các lý do gây bệnh, và cách chữa trị.
# Đau khớp gối ở người trẻ chủ yếu do tổn thương quá sức (overuse injuries)
- Thống kê cho thấy đau khớp gối xảy ra ở người trẻ rất hay gặp, cứ 1 trong 3 người trẻ tuổi sẽ bị đau khớp gối ít nhất một lần. Lý do chính là tổn thương do lặp lại các hoạt động quá sức.
- Ở người trẻ tuổi, ý nghĩ là xương khớp bị yếu ít khi xảy ra. Đa số các bạn đều nghĩ rằng mình còn rất trẻ, khỏe, chạy nhảy linh hoạt nên không thể bị đau khớp. Đây là suy nghĩ sai lầm vì tuy rằng các khớp ở người trẻ ít bị tổn thương, bất kỳ hoạt động quá mức hay sai tư thế đều dẫn đến tổn thương.
- Cấu trúc của khớp gối phức tạp với nhiều dây chằng, dây gân, cơ bắp, mạch máu, và xương. Khi các bệnh nhân lạm dụng, dùng quá mức và quá sức của khớp gối sẽ dẫn đến đau viêm khớp.
- Viêm gân dây chằng (tendonitis) và viêm túi dịch (Bursitis) là các tổn thương hay gặp ở người trẻ thường vận động. Các loại viêm này do người trẻ hoạt động thường xuyên, khiến các dây chằng hay túi dịch làm việc quá sức. Tuy nhiên, những người ít chạy bộ, ít vận động thỉnh thoảng lại vận động quá sức quá lâu cũng có thể khiến viêm gân hay viêm túi dịch. Vì vậy, tập thể dục thường xuyên nhưng cũng vừa phải, và tăng từ từ nếu muốn tập nặng.
- Hay gặp nhất ở người trẻ là hội chứng đau khớp chạy bộ. Ngoài ra còn có những lý do khác như viêm khớp do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, và viêm khớp do gút.
# Hội chứng đau khớp chạy bộ (Patellofemoral syndrome)
- Là chấn thương hay xảy ra ở người thường chạy bộ. Bệnh nhân cảm giác đau phần trước đầu gối và trên mặt sau của đầu gối. Lý do chính là sự mất cân đối trong hoạt động giữa các cơ và dây chằng đầu gối. Một số cơ yếu hơn khiến các cơ khác phải hoạt động nhiều hơn, lâu dài dẫn đến viêm đau và sưng. Người bị bệnh này thường đau khớp gối nhiều hơn khi ngồi xuống, lên xuống cầu thang, hay vận động.
- Chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng. XR đầu gối có thể sẽ không thấy gì bất thường. BS có thể sẽ siêu âm khớp gối để tìm nước giữa khớp. Chữa trị bệnh này bằng thuốc kháng viêm sưng NSAID và vật lý trị liệu. Bệnh nhân cần sửa tư thế chạy, tập vận động các cơ khớp khác như cơ khớp vùng háng, lưng, và chân để hỗ trợ khớp gối. Các bài tập vật lý trị liệu của tôi trên kênh youtube Dr. Wynn Tran có hướng dẫn kỹ các trị liệu này.
# Viêm khớp do thoái hóa (OA)
- Mặc dù đa số viêm khớp thoái hóa xảy ra ở người lớn tuổi, một phần không ít bệnh nhân có thể bị viêm khớp thoái lúc 20 tuổi vì nhiều lý do như thừa cân, ít vận động, vận động quá nhiều sai tư thế, và các bệnh di truyền.
- Béo phì là một trong những lý do chính gây đau khớp ở người trẻ tuổi vì trọng lượng cơ thể quá nhiều dẫn đến áp lực liên tục lên sụn khớp, lâu dài dẫn đến tổn thương khớp.
- Vận động quá nhiều, nhất là vận động nặng như nhảy cao, chạy nhảy có nhiều lực áp lực trực tiếp lên khớp làm tổn thương sụn.
- Tổn thương mạnh đến sụn khớp gối do chấn thương tiếp xúc khi chơi đá banh hay bóng bầu dục cũng răng rủi ro bị thoái hóa khớp sớm hơn.
# Đau khớp gối ở thanh thiếu niên
- Các bạn tuổi teen (thanh thiếu niên) cũng có thể bị đau khớp gối do lười vận động hay vận động quá nhiều với lý do tương tự như trên. Ngoài ra, hai bệnh đau khớp thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi teen là bệnh Osgood-Schlatter (OS) và hội chứng Sinding-Larsen Johansson (SLJ).
- Ở bệnh OS, bệnh nhân cảm giác đau nhức ở chỗ xương bánh chè (kneecap) và bên dưới, nơi dây chằng dẫn đến xương chân trong khi hội chứng SLJ thường đau nhức ở phần dưới dây gân xương bánh chè. Cả hai bệnh này thường do hoạt động quá mức.
- Chữa trị đau khớp ở tuổi Teen bắt đầu bằng chỉnh sửa tư thế vận động, dùng thuốc NSAID khi cần, và tập vật lý trị liệu.
# Đau khớp do viêm khớp dạng thấp (RA) và gút (Gout)
- Bệnh nhân khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên vẫn có thể bị viêm thấp khớp và viêm khớp do gút nếu có những rủi ro về hai loại bệnh này. Tôi có nói về hai loại bệnh này nhiều trên kênh youtube. Quan trọng là bệnh nhân cần chú ý dinh dưỡng vì ăn uống không kiểm soát sẽ dẫn đến tăng Uric acid , béo phì, và cuối cùng là đau khớp gối.
# Tóm lại
- Đau khớp gối ở người trẻ rất hay gặp. Lý do chủ yếu là vận động quá mức không đúng cách dẫn đến tổn thương khớp gối. Các lý do khác là béo phì, lười vận động, và có những bệnh lý làm tăng rủi ro tổn thương khớp.
- Tập thể dục thường xuyên nhưng vừa phải, từ từ theo khả năng của mình, không tăng cân và dinh dưỡng cân bằng là cách tốt nhất để bảo vệ khớp gối.
Nguy cơ có cục máu đông do uống thuốc ngừa thai cao hay thấp?
=====
Hôm qua, báo TuoiTre bên Vn có đăng bài viết " Thuốc tránh thai tưởng đơn giản, nhưng có người suýt chết vì xài..sai cách" Bài báo này chỉ ra uống thuốc tránh thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như cục máu đông ở phổi (PE) hay dưới chân (DVT), nhưng điểm đáng nói là bài báo này không chỉ ra các tỉ lệ rủi ro có cục máu đông xảy ra ở phụ nữ, thậm chí ở trường hợp không dùng thuốc.
Theo các nghiên cứu thống kê từ FDA (1) thì
- Cứ mỗi 10,000 phụ nữ uống thuốc ngừa thai, khoảng 3 đến 9 người sẽ có thể có cục máu đông
- Cứ mỗi 10,000 phụ nữ khỏe mạnh (không có thai và không uống thuốc ngừa thai), khoảng 1 đến 5 người sẽ có thể có cục máu đông
- Cứ mỗi 10,000 phụ nữ có thai, có khoảng 5 đến 20 người sẽ có thể có cục máu đông
- Cứ mỗi 10,000 vừa sinh con, trong vòng 12 tuần tiên thì khoảng 40 đến 65 người sẽ có thể có cục máu đông.
Như vậy, nguy cơ xảy ra cục máu đông ở phụ nữ cao nhất là khi người phụ nữ vừa sinh con xong, khoảng 12 tuần đầu sau khi sinh. Nguy cơ cao thứ nhì có cục máu đông là khi người phụ nữ mang thai. Uống thuốc ngừa thai có nguy cơ bị cục máu đông thấp hơn cả hai người trường hợp trên. Tuy nhiên, uống thuốc ngừa thai lại tăng nguy cơ bị cục máu đông cao hơn người phụ nữ không uống thuốc và không có thai.
Bài báo trên TTO không nhắc đến những nguy cơ khác như mang thai hay sau khi sinh, khiến độc giả có thể nghĩ rằng uống thuốc ngừa thai rất nguy hiểm vì bài báo dẫn chứng nhiều ca nguy hiểm và tử vong. Cách viết này vừa sai khoa học vừa có thể dẫn đến cách hiểu sai khác. Trong các bài viết về rủi ro cục máu đông liên quan đến thuốc ngừa thai, tác giả phải cung cấp các dữ liệu khác để độc giả dễ hiểu và so sánh.
Thêm nữa, tỉ lệ mắc cục máu đông (không phải tỉ lệ tử vong) ở mức 3-9/10,000 phụ nữ là rất thấp. Trong khi đó, rủi ro gặp tai nạn giao thông ở Hoa Kỳ là 1/366 (2) và tỉ lệ nhiễm bệnh lao phổi tại Việt Nam là 13/10,000 người.
Nói cách khác, rủi ro tử vong do có cục máu đông làm tắc phổi cực kỳ thấp, thấp hơn nhiều so với rủi ro bị tai nạn giao thông, và thấp hơn cả rủi ro mắc bệnh lao phổi tại Việt Nam.
Khi trích dẫn các con số đầy đủ, người đọc sẽ hiểu rõ hơn. Dĩ nhiên, có những cách giảm rủi ro mắc cục máu đông nếu người phụ nữ uống thuốc ngừa thai. Trong buổi livestream thứ Sáu tuần này, tôi sẽ phân tích các cách làm giảm rủi ro mắc cục máu đông khi uống thuốc ngừa thai.
"Nợ Miễn Dịch" có thật không?
====
Hôm nay báo Vnexpress phỏng vấn tôi về "Nợ Miễn Dịch (Immunity Debt)" do tình hình trẻ em tại Việt Nam mắc bệnh nhiều sau dịch Covid-19. Tôi viết bài này chỉ giải thích kỹ hơn về hệ miễn dịch, chỉ ra "nợ miễn dịch" là một khái niệm chưa chính xác, mới chỉ xảy ra sau dịch Covid-19, và khái niệm "Khoảng trống miễn dịch (Immunity Gap)"
# Nợ miễn dịch là gì?
- Khái nhiệm NMD bắt nguồn từ năm ngoái, khi một bài nghiên cứu từ Pháp(1) gợi ý rằng trẻ em khi không tiếp xúc nhiều với các virus và mầm bệnh trong hơn hai năm đại dịch Covid-19 khiến cho hệ mịễn dịch trẻ yếu hơn. Giờ đây khi cuộc sống bình thường trở lại, các trẻ này tiếp xúc nhiều với các loại virus, như RSV, khiến cho trẻ bị bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch bị thiếu hay bị "Nợ". Một số bài phân tích khác cho rằng hệ miễn dịch trẻ em như một cơ bắp, cần phải tập luyện tiếp xúc thường xuyên với virus hay mầm bệnh sẽ khiến hệ miễn dịch mạnh hơn. Không tiếp xúc một thời gian dài khiến hệ miễn dịch bị yếu đi, như chúng ta không tập thể dục cho cơ bắp.
# Hệ miễn dịch của chúng ta phức tạp hơn cơ bắp
- Để hiểu hơn về trẻ em và Covid-19, tôi nhắc lại chút xíu về hệ miễn dịch. Chúng ta có 2 loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên (innate immunity, có sẵn trong cơ thể) và miễn dịch thu được (adaptive immunity, cơ thể tạo thêm kháng thể và tế bào miễn dịch học qua quá trình tương tác với virus, vi khuẩn, từ đó cơ thể học cách nhớ mặc các bệnh này). Hệ miễn dịch tự nhiên là miễn dịch phản ứng tại chỗ, nhanh, nhưng không cụ thể, không rõ ràng (kiểu như thiên lôi chỉ đâu đánh đó), không có sự lựa chọn hay trí nhớ miễn dịch trong khi đó miễn dịch thu được là phản ứng chậm hơn, có lựa chọn, và có trí nhớ miễn dịch thông qua tương tác kháng thể với các tế bào khác. Cả người lớn và trẻ em đều có 2 loại miễn dịch này nhưng cách phản ứng của hai loại miễn dịch có thể có kết quả khác nhau với virus.
- Ở trẻ em, bảo vệ cơ thể ban đầu chủ yếu là hệ miễn dịch tự nhiên (lực lượng địa phương), gồm làn da, các dung dịch, tế bào đại thực bào, tế bào bạch cầu. Hệ miễn dịch thu được gồm tế bào T, tế bào B, Natural Killer T cell, có khả năng nhận biết virus, nhớ virus vi khuẩn, nhớ bệnh, và có thể gọi là lực lượng tinh nhuệ trung ương. Khi virus vào cơ thể trẻ em, nơi hệ miễn dịch tự nhiên lập tức phản ứng nhanh, nhiều và mạnh, có thể lập tức đánh bại virus ngay lúc virus vừa vào, khi virus chưa có nhân bản nhiều trong lúc đợi miễn dịch thu được phát triển. Trong một bài khác, tôi phân tích xông hơi trị cảm cũng là một cách kích thích hệ miễn dịch tự nhiên khi làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, làm chậm quá trình nhân bản của virus .
- Vì vậy, hiểu và phân tích hệ miễn dịch ở trẻ em không chỉ đơn giản là so sánh hệ miễn dịch với cơ bắp, tiếp xúc nhiều sẽ khoẻ hơn, hay khái niệm "vay trả do thiếu nợ".
# Trẻ bệnh nhiều hơn co thể do khoảng trống miễn dịch
- Một khái niệm mới gần đây, khoảng trống miễn dịch, chỉ ra trẻ em khi ít tiếp xúc với các virus và mầm bệnh thì hệ miễn dịch có thể cần thêm chút thời gian để bắt kịp với việc nhận ra các mầm bệnh và tấn công chúng. Khái niệm này có thể giải thích lý do vì sao trẻ trước dịch Covid-19 và sau dịch Covid-19 phản ứng khác nhieu khi tiếp xúc với virus RSV. Trước dịch Covid-19, CDC ước tính đa số các trẻ trước 2 tuổi đã có tiếp xúc với RSV và có thể đã có kháng thể đặc hiệu(2). Sau Covid-19, do các lệnh khoảng cách và ít tiếp xúc, trẻ em nhiều khả năng chưa có đủ các kháng thể kháng RVS, dẫn đến bệnh nặng hơn và tỉ lệ nhập viện cao hơn.
- Một bài báo đăng trên Lancet cũng chỉ ra sau Covid-19, trẻ em sẽ có rủi ro bệnh cao hơn do hệ miễn dịch cần có thêm thời gian để bắt kịp và nhận ra các mầm bệnh (3).
# Tóm lại
- Trẻ em và cả người lớn sau Covid-19 khi tiếp xúc trở lại cuộc sống bình thường có thể sẽ bị nhiễm những bệnh hay gặp trước kia (RSV, cúm mùa) và cơ thể sẽ cần thời gian để bắt kịp khoảng trống miễn dịch
- Quý vị nhớ chăm sóc con em bằng cách theo dõi với BS nhi khoa thường xuyên, kiểm soát dinh dưỡng (ngăn ngừa bệnh tiểu đường), kiểm tra bệnh suyễn, và chích ngừa vaccine cho bé đầy đủ.
Vì sao thức ăn nấu chín vẫn có thể bị ngộ độc?
======
Hôm qua, báo Vnexpress đưa tin 600 trẻ em ngộ độc thức ăn do Salmonella. Nhiều người nghĩ rằng khi thức ăn nấu chín rồi thì có thể không bị ngộ độc. Điều đó chưa hẳn là đúng vì nhiều lý do sau đây.
# Độc tố do vi khuẩn phát ra trước khi thức ăn được nấu chín
- Như trường hợp Salmonella, độc tố có thể phát ra trước khi thức ăn nấu chín. Thức ăn sau khi đun sôi có thể giết vi khuẩn nhưng có thể chưa diệt được các độc tố đã được phát ra trước đó do vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong môi trường thuận lợi (kém vệ sinh). Salmonella có thể tạo ra 2 dạng độc tố là endotoxin (nội tố) và exotoxin (ngoại tố). Cả hai loại này cùng phát sinh nếu như vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi. Vì vậy, trước khi nấu chín, phần cần phải làm là rửa sạch thịt bằng nước ít nhất 20-30 giây để giảm lượng vi khuẩn và khử các chất độc trước khi nấu chín đun sôi.
# Độc tố có thể lây bằng các đường khác như nước uống hay tiếp xúc
- CDC Hoa Kỳ đưa ra các cách lây lan độc tố vi khuẩn khác của Salmonella như nước uống, tiếp xúc gần với người, đặc biệt là thú nuôi. Vì vậy, điểm quan trọng là giữ vệ sinh tổng quát cho cả môi trường nấu ăn chứ không chỉ tập trung vào đun nấu sôi
# Nhiều độc tố của vi khuẩn rất bền với nhiệt độ.
- 2 loại vi khuẩn khác thường gây ngộ độc thức ăn có độc tố rất bền với nhiệt độ là Staph. Aureus và Bacillus Cereus. Ngoài ra các loại độc tố khác của dòng vi khuẩn E.Coli (enterotoxin) cũng khá bền với nhiệt độ cao. Với vi khuẩn B. Cereus, độc tố vẫn còn nếu thức ăn chưa nấu đến 121 độ C (250 độ F) (1). Còn với độc tố S. Aureus vẫn bền khi nấu đến 121 độ C trong hơn 10 phút (2). Vì vậy, dù nhà trường đã cố nấu ăn kỹ, độc tố của vi khuẩn vẫn có thể còn trong thức ăn.
# Khung nhiệt độ từ 40 đến 140 độ F (4 đến 60 độ C) là khoảng nguy hiểm (danger zone for food) cho vi khuẩn phát triển trong đồ ăn
- Với đồ ăn, nhiệt độ trong khoảng 40-140 độ F là khoảng tối ưu để chúng phát triển và tiết ra độc tố. Vì vậy, tránh để đồ ăn trong khoảng nhiệt độ này có thể làm giảm rủi ro ngộ độc thức ăn.
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Tham Khảo
1. https://www.nifa.usda.gov/.../Preventing-Foodborne...
2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22894066/
3. https://www.fsis.usda.gov/.../food.../danger-zone-40f-140
💥💥TIẾT LỘ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VIÊN UỐNG BLOOD D
Viên uống BLOOD D được sản xuất theo quy trình sản xuất hiện đại và được giấy chứng nhận FDA và sản phẩm chất lượng của hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng.
Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu cho đến khâu chế biến và đóng gói sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.
BLOOD D- KHÔNG LO TIỂU ĐƯỜNG
🎯🎯🎯BỆNH CHỦ QUAN ????
🌳Hôm trước có chị khách hàng ghé qua Viện mua thuốc. Chị kể chị có chị gái bị tiểu đường 5 năm rồi đường huyết cao lắm. Chị ấy đang dùng thuốc tây mấy năm nay, người mập ú ăn uống thì thôi khỏi nói đụng gì cũng ăn. Mỗi lần chị ghé nhà chị ấy mở tủ lạnh thì thôi rồi bánh ngọt, kem, gà rán, nước ngọt có ga... có đủ cả chả thiếu món nào. Chị hỏi chị ấy thì chỉ bảo kiêng làm gì em có chết đâu mà lo, cứ ăn đi bệnh thì có bác sĩ lo rồi. Chị ấy còn nói uống thuốc khỏi bệnh rồi thì con không cho nhiều tiền nữa thì sao. Hôm chị ghé mua thuốc em hỏi tình trạng bệnh chị ấy như thế nào. Chị bảo chân đang sưng nhiễm trùng mà thuốc tây thì uống thất thường.
🌳Người thân gia đình thì cứ lo sốt vó mà chị ấy thì cứ dửng dưng như thường. Chân bị sưng tấy vậy mà chị vẫn đi xe máy đi chơi ầm ầm. Nói đến chị ấy lại bảo sưng tý rồi lại xẹp ấy mà. Chị lo quá nên hỏi mọi người thì nghe chị đã dùng nói thuốc uống đường huyết ổn định tốt nên chị ghé qua mua thử cải thiện được bệnh không.
Một tuần sau em gọi điện thoại hỏi tình hình bệnh thì chị bảo chị ấy nhập viện rồi chưa kịp uống thuốc nữa. Chân chị nhiễm trùng khá nặng phải cắt bàn chân. Em nghe mà phát sợ...
🚫Làm tư vấn bấy lâu mà em thấy ca này hoang mang quá. Em chưa thấy người bệnh nào mà chủ quan như vậy. Bệnh tiểu đường diễn biến rất âm thầm bệnh nhân ít có biểu hiện rõ rệt và những biến chứng khi xuất hiện thì bệnh đã nặng rồi khó chữa chạy. Dù thuốc có tốt nhưng bệnh nhân không ăn uống kiêng cử, đụng gì ăn nấy thì khó mà khỏi bệnh.
🚫Đây là một trường hợp khá thương tâm mà em gặp mọi người rút kinh nghiệm nhé!!!!
Hình minh họa
🥰🥰[ REVIEW] ..................
🥰Khách hàng uống BLOOD D mới chỉ 2 tuần đường huyết ổn định còn 6.6 lại ăn uống ngon miệng sức khỏe ổn định tăng cân thêm nữa chớ.
🌳Ta nói chứ uống khách cứ an nhiên ăn uống như không bị tiểu đường á 😄 Nhưng mà ăn uống vẫn phải theo hướng dẫn của dược sĩ khách ơi !!
Phone ngay cho Dr nhé: (254) 488 6841
🎯🎯Những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2
🌳Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ đến 90% trong số người mắc bệnh tiểu đường. Người trên 40 tuổi và người béo phì rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2.
🚫Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường gặp là:
👉Mệt mỏi
👉Tiểu nhiều, khát nhiều
👉Nhanh đói
👉Giảm cân không kiểm soát
👉Vết thương lâu lành
👉Bệnh về da
👉Mờ mắt
👉Nhiễm nấm
👉Dễ bị cảm lạnh và cúm
👉Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay
=>> Hãy Liên Hệ ngay cho Tôi khi gặp những dấu hiệu trên nhé 😍
Tỏi đen có các hoạt chất chính là SAC (S-allyl-cistein), polyphenol, flavonoid và 18 loại acid amin được biết đến như một thảo dược có nhiều tác dụng, với cơ chế là dọn dẹp các gốc tự do và là một loại thảo dược có khả năng chống oxi hóa mạnh, có nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh những tác dụng của tỏi đen như: Giảm cholesterol máu, phòng ngừa và giảm béo phì, Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch, Giảm đường huyết, hạ men gan, bảo vệ gan, Bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ, Hạn chế quá trình lão hóa chống stress, nâng cao sức đề kháng, Tác dụng tốt cho tiêu hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Trên bệnh đái tháo đường tỏi đen có tác dụng chống oxi hóa bảo vệ tế bào, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích miễn dịch giúp kiểm soát đường máu, ngoài ra có tác dụng giảm mỡ máu nên hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
3 thảo dược quý phòng ngừa tiểu đường, không phải ai cũng biết
Không những thế, với sự phát triển của khoa học hiện đại, thảo dược quý được phát triển lên 1 tầm cao mới bởi những nghiên cứu hiện đại hoàn toàn chứng minh được tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng, liều lượng hợp lý đối với mỗi thảo dược thiên nhiên khác nhau.
Đối với bệnh tiểu đường cũng vậy, rất nhiều thảo dược thiên nhiên đã được kiểm chứng giúp kiểm soát tốt đường huyết và làm giảm các biến chứng ở người tiểu đường.
Dưới đây xin giới thiệu 3 thảo dược được đánh giá đem lại hiệu quả cao đối với người tiểu đường mà không phải ai cũng biết:
Dây thìa canh
Dây thìa canh là một loại dược liệu đã được nghiên cứu ở nước ta hơn 10 năm nay và hiện nay đã được đưa vào dược điển Việt Nam. Dây thìa canh có các tác dụng tập trung trên người đái tháo đường đã được rất nhiều các nghiên cứu minh họa chứng minh:
-Giảm đường huyết, ổn định đường huyết nhờ các cơ chế: Ức chế hấp thu đường ở ruột sau khi ăn, Giảm tân sinh đường ở gan, Tái sinh đảo tụy, tăng tiết insulin, Làm tăng sử dụng glucose, -Không gây hạ đường huyết quá mức, Ổn định đường huyết, giảm HbA1c
-Giảm cholesterol, giảm LDL-c, giảm triglicerid nhờ cơ chế: Tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, Giảm cholesterol và triglycerid, LDL-c trong máu, Giảm lipid trong máu và trong gan. Nhờ đó góp phần hạn chế biến chứng trên tim mạch
Bệnh tiểu đường: Kinh hoàng biến chứng ngày càng nhiều người Việt mắc
(VietQ.vn) - Bệnh tiểu đường (chiếm hơn 90% số người mắc) nguy hiểm ở chỗ rất khó nhận biết, hầu hết khi phát hiện bệnh thì đã xuất hiện biến chứng.
Những con số khủng khiếp về bệnh tiểu đường trên thế giới và ở Việt Nam khiến chúng ta phải giật mình lo ngại.
Theo báo Trí thức trẻ, tổ chức Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF - International Diabetes Federation) thì trên thế giới hiện nay:
• Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh tiểu đường (tương đương với 5 triệu ca tử vong)
• Cứ 11 người thì có 1 lớn người mắc bệnh tiểu đường (tương đương với 415 triệu người)
• Trong 7 ca sinh thì có 1 ca bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ
• Dự báo đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc bệnh
Tại Mỹ ước tính có khoảng 26 triệu người mắc bệnh tiểu đường, khoảng 7 triệu người có bệnh lý trong đó có quá nhiều đường trong máu.
Nước Anh cũng có khoảng 3 triệu người mắc và con số này không ngừng tăng lên. Tại Đức, theo số liệu mới đây nhất vào ngày Tiểu đường Thế giới (14/11/2015) thì có hơn 6 triệu người mắc bệnh.
Ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Trong 1 hội thảo ngày 29/5/2015 của Bộ Y tế Việt Nam về chủ đề “Bệnh tiểu đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu”, con số đáng giật mình đã được đưa ra.
Bộ Y tế thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta tăng 211%, và với con số này, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng do tiểu đường mà chủ yếu do người bệnh không biết cách chăm sóc cơ thể khi bị tiểu đường.
Bác sĩ Cường cho biết biến chứng loãng xương, thoái khớp và biến dạng về bàn chân, tổn thương thần kinh mất cơ chế bảo vệ làm bàn chân biến dạng hình thành các điểm tì khác.
Khi bị các bệnh xương khớp thì các bệnh đau xương khớp cản trở người ta trong vận động, bản thân cái đau cũng làm người ta đau đớn rồi nhưng bệnh nhân bị đái tháo đường thì biến chứng xương khớp cực kỳ khổ.
Nhiều người bị biến chứng thần kinh gây hoại tử xương, tổn thương như thế bàn chân biến dạng khi người ta đi bộ sẽ làm tổn thương thêm chân.
Biến chứng về da cũng khốn khổ không kém. Da thường nổi các đám hạt ngứa ngáy rất khó chịu, đường lên cao thì da rất rát như người bị bỏng, một trong những biến chứng về da của bệnh tiểu đường đó là biến chứng ở da như mụn bỏng, lở loét ở kẽ chân.
Để hạn chế các biến chứng của bệnh, bác sĩ Cường nhấn mạnh khi bị đái tháo đường, đường máu tăng nên cơ thể sẽ phụ thuộc vào mạch máu, thần kinh, tổn thương về miễn dịch, các tế bào miễn dịch sẽ giảm đi nên có các cơ chế tổn thương về da.
Khi bị đái tháo đường phải thường xuyên quan sát vệ sinh cơ thể chung đặc biệt da ở chân khi ngâm chân phải lau thật khô kể cả kẽ ngón chân không nên để da ẩm vì khi da ẩm dễ hình thành nên nấm.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Minh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thì gánh nặng tử vong và tàn phế do căn bệnh này cũng rất lớn. Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi.
Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Hiện có khoảng 16 triệu người Việt Nam hút thuốc, trong số nam giới uống rượu bia có 1/4 uống ở mức nguy hại, khoảng 2/3 số người dân ăn thiếu rau và trái cây. Đặc biệt có tới gần 30% thiếu hoạt động thể lực. Sự gia tăng các hành vi nguy cơ đã dẫn tới các rối loạn sinh - chuyển hóa như thừa cân béo phì, rối loạn đường máu, mỡ máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh.
Trên các da chân của người tiểu đường rất dễ tổn thương, hình thành các điểm tì đè bất thường, hình thành các trai chân gây loét da. Điều quan trọng phải điều trị đường máu thật tốt, quan tâm chăm sóc đường máu, để mạch máu luôn vận hành tốt
Người bệnh phải quan tâm đến dinh dưỡng, chế độ ăn kiêng nên loại bỏ ra khỏi đầu mà người bệnh phải thực hiện chế độ ăn phải khoa học làm sao để không tăng đường máu, thiếu đường máu và thiếu vi chất
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển như thế nào?
Khi phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ thấy dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 khác với dấu hiệu tuýp 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.
Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian sẽ làm suy giảm chức năng tiết insuline của tế bào beta.