Phòng Khám Nhi Khoa Minh Khang - Hòa Tiến
Bác sĩ CKI Bùi Văn Minh - Bệnh viện 600 giường ( Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng)
Bác cập nhật lịch khám của phòng khám tuần này nhé các ba mẹ,
Cảm ơn ba mẹ đã luôn ủng hộ Phòng Khám Nhi Khoa Minh Khang - Hòa Tiến
Bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc trẻ tại nhà
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở lứa tuổi < 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.
Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.
Triệu chứng lâm sàng:
Khởi phát trong vòng 1 đến 2 ngày với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như
Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc.
Phát ban trên da dạng phỏng nước: Vị trí xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông tồn tại khoảng 1 tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Biểu hiện toàn thân như: Sốt nhẹ, nôn, nếu sốt cao cần chú ý các biến chứng dễ xảy ra.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Nguyên tắc điều trị:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị chân tay miệng đặc hiệu, do đó chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Theo dõi nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm biến chứng.
Đảm bảo về mặt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ.
Điều trị cụ thể:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.
Trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh các kích thích.
Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen.
Uống đủ nước.
Nếu có loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng nhằm sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Bổ sung vitamin C, kẽm, thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục.
Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay:
Sốt cao trên 39 độ C, dùng hạ sốt không hạ
Quấy khóc liên tục
Khó ngủ hoặc ngủ li bì
Nôn ói nhiều, bỏ bú
Giật mình chới với
Run, giật chi
Yếu liệt tay chân
Co giật
Da nổi bông
Thông báo 📢:
Lễ này bác khám ngày 30/4 và ngày 2/5 nhé các ba mẹ. Giờ khám : 16:00 - 19:00
Vì còn các em bé cần tái khám nên bác sẽ vẫn làm dịp lễ này.
Ba mẹ share giúp bác thông tin này nha 😍
Xử trí côn trùng cắn ở trẻ em như thế nào?
Phản ứng với vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng khác nhau tùy theo từng cá nhân và phụ thuộc vào một số yếu tố: vị trí của vết chích hoặc vết cắn, chất độc hoặc chất kích thích, mức độ phản ứng của trẻ. Một số trẻ sẽ gần như không có phản ứng; một số khác có thể bị sưng tại chỗ hoặc phản ứng toàn thân.
Thông thường, vết chích hoặc vết cắn tạo ra phản ứng cục bộ nhanh chóng, với các dấu hiệu viêm như sưng, ngứa và đau. Thỉnh thoảng, trẻ thể có dấu hiệu của các phản ứng chậm bao gồm sốt, nổi hạch, đau khớp hoặc phát ban như nổi mề đay.
Một tỷ lệ nhỏ trẻ em, đặc biệt là những trẻ có tiền sử dị ứng, có thể có các phản ứng phản vệ nghiêm trọng đối với vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng: sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng, khó thở và suy tuần hoàn. Trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các phản ứng phản vệ và vết cắn ở miệng hoặc cổ.
Sau đây là cách xử trí vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng thường gặp:
Muỗi, kiến, ong…
Làm sạch vết cắn càng sớm càng tốt bằng xà phòng và nước sạch.
Chườm đá lạnh để vết đốt giảm đau, giảm sưng tấy.
Sau đó thoa kem hydrocortisone hoặc thuốc mỡ để giảm ngứa và viêm.
Thuốc kháng histamine đường uống hoặc bôi cũng có thể giúp giảm ngứa.
Không nên cào hoặc gãi nhiều làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Đối với ong, lấy ngòi ra bằng kim hoặc nhíp.
Phòng khám Nhi khoa Minh Khang – Hòa Tiến
Bác sĩ Bùi Văn Minh – BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng (0905554198)
Thởi gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 17g30 – 20g
Thứ 7 – CN: 15g – 18g30
Chốc ở trẻ em
Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ đóng vẩy tiết. Nguyên nhân thường do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác vì vậy bệnh còn được gọi là “ chốc lây”. Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khởi phát là dát đỏ xung huyết đường kính 0,5 – 1 cm đường kính, sau đó bọng nước nhanh chóng phát triển trên các dát đỏ. Bọng nước có thể hóa mủ nhanh chóng sau vài giờ. Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu ở đầu, vảy tiết làm bết tóc. Khoảng 7-10 ngày sau, vảy tiết b**g đi để lại dát hồng, ẩm ướt, ít lâu sau lành hẳn, không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dát tăng sắc tố.
Tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới. Trẻ thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng. Trẻ có thể ngứa nhiều hoặc ít.
Điều trị
+ Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.
+ Nếu xuất hiện các bọng nước hoặc bọng mủ: chấm dung dịch thuốc vùng da bị chốc vào buổi sáng (dung dịch Milian, Castellani, eosin 2%, Dizigone..)
+ Trường hợp nhiều vảy tiết: đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10.000 lên tổn thương, đắp liên tục đến khi b**g hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mupirocin hoặc kem axit fucidic, erythromycin … hai đến ba lần/ ngày.
- Nếu nhiều tổn thương ở một dùng da và/hoặc lan tỏa toàn thân thì trẻ cần dùng kháng sinh đường uống trong khoảng 5-7 ngày và điều trị các biến chứng nếu có.
- Nếu bé ngứa nhiều bác sĩ sẽ cho bé thuốc kháng histaimine tổng hợp.
Dự phòng
- Luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: Nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.
- Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng nhằm giúp bảo vệ da trẻ không bị xây xát.
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch để luôn giữ cho trẻ trong tình trạng vệ sinh sạch sẽ. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày. Cắt tóc, cắt móng tay ngắn gọn để da không bị đọng chất tiết, mồ hôi dễ gây nhiễm trùng.
- Đảm bảo cho trẻ uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.
- Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi dễ gây biến chứng.
Viêm amidan: Khi nào thì cần cắt?
Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu thành đám nằm ở 2 bên thành họng tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm họng, còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Trong đó, amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở 2 bên thành họng và cũng là amidan hay bị viêm nhất.
Vai trò của amidan rất quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Amidan bảo vệ đường hô hấp trên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Khi amidan chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan bị sưng, đỏ.
Không ít trường hợp khi thấy con bị viêm amidan vài lần, phụ huynh liền đến bác sĩ để cắt Amidan cho trẻ. Quan niệm này sai lầm. Trên thực tế, chỉ định cắt Amidan là rất hạn chế vì Amidan có nhiều lợi ích đối với cơ thể trẻ em. Đa số các trường hợp Viêm amidan nhẹ và không cần thiết phải cắt. Khi Amidan bị viêm nhiễm nhiều, Amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể thì mới nghĩ đến cắt bỏ.
Chỉ định cắt amidan trong những trường hợp sau:
Viêm amidan nhiều đợt cấp từ 5 - 6 lần trong vòng một năm
Viêm Amidan gây nên những biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận....
Amidan có kích thước quá to, cản trở ăn uống, gây ra ngủ ngáy, gây ngưng thở lúc ngủ hoặc gây nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.
Viêm Amidan mạn tính kéo dài, đã điều trị nội khoa tích cực trong 4 – 6 tuần nhưng bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
Áp-xe quanh amidan và có ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
Ngoài ra, cắt amidan còn được chỉ định khi có nhiều ngóc ngách của amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng (sỏi Amidan), nuốt vướng hoặc nghi ngờ khối u ác tính.
U nang nhầy ở môi ở trẻ em
U nang nhầy ở môi ở trẻ em biểu hiện như thế nào?
Đặc điểm của u nang nhầy là nốt hình mái vòm, trong suốt, có chứa đầy chất nhầy bên trong, nốt có đường kính từ 1 - 15mm, chỉ có một tổn thương đơn độc hoặc nhiều tổn thương.
Các tổn thương nằm ở bề mặt có màu hơi xanh do các mao mạch phía dưới, trong khi đó, các tổn thương ở sâu có màu đồng nhất với niêm mạc môi. Tổn thương có thể bị chảy máu ở bên trong tạo ra màu đỏ tươi, thỉnh thoảng nó trông giống với u mạch máu. Đôi khi, bề mặt tổn thương trở nên trắng, thô ráp, b**g vảy do các sang chấn lặp đi lặp lại nhiều lần.
U nang nhầy nông thường chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần rồi vỡ ra, thường là trong lúc nhai thức ăn, rồi tự lành. Với các tổn thương tái đi tái lại nhiều lần sẽ tạo thành cục bướu ở mặt trong của niêm mạc môi.
U nang nhầy không đau nhưng lại khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, vướng víu do khối bất thường ở môi.
Nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân chính gây u nang nhầy của môi thường là do các sang chấn ở miệng làm tổn thương các ống bài tiết của tuyến nước bọt nằm ở trong niêm mạc của môi. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là do răng cắn vào niêm mạc môi.
Tuy nhiên, bạn có thể không nhận thức được động tác này. Sau đó, các chất nhầy sẽ từ ống tuyến nước bọt rò rỉ ra ngoài, chảy vào mô liên kết xung quanh và hình thành các u nang nhầy.
Trong khi đó, u nang nhầy sàn miệng thường do tình trạng tắc nghẽn ống tuyến dẫn nhầy hoặc do chấn thương làm tổn thương tuyến và dịch nhầy thoát đọng ở các mô xung quanh. Nang nhầy sàn miệng thường xảy ra ở niêm mạc má, lưỡi, khẩu cái, sàn miệng ít gặp hơn. Nang ở nông trông giống mụn giộp (1 – 2 mm).
Điều trị u nang nhầy ở môi như thế nào?
U nang nhầy của môi có thể tự lành, không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, với các tổn thương có đặc điểm chắc, sâu, tái đi tái lại nhiều lần, có thể cần phải loại bỏ u nang nhầy bằng phẫu thuật, áp lạnh , laser. U nang nhầy sẽ không tái phát nếu các tuyến nước bọt nhỏ ở vùng tiếp nối được loại bỏ.
Giới thiệu bộ công cụ sàng lọc tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ mắc tự kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội.
Hiện nay, tự kỷ ở trẻ có xu hướng gia tăng, điều quan trọng là cần phát hiện và can thiệp sớm (trước 36 tháng) thì cơ hội trẻ có thể phát triển bình thường càng cao. Đây được coi là độ tuổi vàng để thực hiện can thiệp cho trẻ tự kỉ. Cha mẹ trẻ có thể dễ dàng đánh giá và phát hiện sớm trẻ tự kỷ thông qua bảng kiểm sàng lọc MCHAT.
Với bộ câu hỏi test sàng lọc tự kỷ M-Chat-R/F cho trẻ từ 16 - 36 tháng tuổi, giúp các bậc phụ huynh phát hiện sớm trẻ tự kỷ một cách chính xác
Dấu hiệu Có Không
1. Nếu bạn chỉ vào một điểm trong phòng, con bạn có nhìn theo không? (Ví dụ: nếu bạn chỉ vào đồ chơi hay con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi đó hay con vật đó không?)
2. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không?
3. Con bạn có chơi trò tưởng tượng hoặc giả vờ không? (Ví dụ: giả vờ uống nước từ một cái cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại hay giả vờ cho búp bê, thú bông ăn)
4. Con bạn có thích leo trèo lên đồ vật không? (Ví dụ: trèo lên đồ đạc trong nhà, đồ chơi ngoài trời hoặc leo cầu thang)
5. Con bạn có làm các cử động ngón tay một cách bất thường gần mắt của trẻ không?(Ví dụ: con bạn có vẫy / đưa qua đưa lại ngón tay gần mắt của trẻ)
6. Con bạn có dùng ngón tay trỏ của trẻ để yêu cầu việc gì đó, hoặc để muốn được giúp đỡ không? (Ví dụ: chỉ vào bim bim hoặc đồ chơi ngoài tầm với)
7. Con bạn có dùng một ngón tay để chỉ cho bạn thứ gì đó thú vị mà trẻ thích thú không? (Ví dụ: chỉ vào máy bay trên bầu trời hoặc một cái xe tải lớn trên đường)
8. Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? (Ví dụ: con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, cười với những trẻ này hoặc tới chơi với chúng không?)
9. Con bạn có khoe với bạn những đồ vật bằng cách cầm hoặc mang chúng đến cho bạn xem, không phải để được bạn giúp đỡ mà chỉ để chia sẻ với bạn không?
(Ví dụ: khoe với bạn một bông hoa, thú bông hoặc một cái xe tải đồ chơi)
10. Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? (Ví dụ: con bạn có ngước lên tìm người gọi, đáp chuyện hay bập bẹ, hoặc ngừng việc đang làm khi bạn gọi tên của trẻ?)
11. Khi bạn cười với con bạn, con bạn có cười lại với bạn không?
12. Con bạn có cảm thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh? (Ví dụ: con bạn có hét lên hay la khóc khi nghe tiếng ồn của máy hút bụi hoặc tiếng nhạc to?)
13. Con bạn có biết đi không?
14. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện với trẻ, chơi cùng trẻ hoặc mặc quần áo cho trẻ không?
15. Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? (Ví dụ: vẫy tay bye bye, vỗ tay hoặc bắt chước tạo ra những âm thanh vui vẻ)
16. Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn cái gì không?
17. Con bạn có gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào trẻ không? (Ví dụ: con bạn có nhìn bạn để được bạn khen ngợi hoặc trẻ nói “nhìn” hay “nhìn con”)
18. Con bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu con làm không? (Ví dụ: Nếu bạn không chỉ tay, con bạn có hiểu “để sách lên ghế”, “đưa mẹ/bố cái chăn” không?
19. Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không? (Ví dụ: nếu trẻ nghe thấy một âm thanh lạ hoặc thú vị, hay nhìn thấy một đồ chơi mới, con bạn có nhìn bạn không?
20. Con bạn có thích những hoạt động mang tính chất chuyển động không? (Ví dụ: được lắc lư hoặc nhún nhảy trên đầu gối của bạn)
Tổng dấu hiệu nguy cơ
Qua bài test sàng lọc tự kỷ để chẩn đoán trẻ tự kỷ trên thì bạn có thể đưa ra đánh giá như sau:
₋Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng phổ tự kỷ cao nếu tổng số điểm của trẻ là từ 8 đến 20. Trong trường hợp này trẻ có nguy cơ cao cần được đi khám chuyên môn.
₋Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng phổ tự kỷ trung bình nếu tổng số điểm của trẻ là từ 3 đến 7. Trẻ có nguy cơ trung bình nên đi khám chuyên môn.
₋Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng phổ tự kỷ thấp nếu tổng số điểm của trẻ là từ 0 đến 2. Trẻ có nguy cơ thấp và nhỏ hơn 24 tháng tuổi cần được đánh giá và sàng lọc tự kỷ lại một lần nữa khi trẻ được 24 tháng tuổi. Nếu trẻ có nguy cơ thấp và lớn hơn hoặc bằng 24 tháng tuổi thì không cần phải làm thêm bất cứ một phương pháp sàng lọc nào khác.
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: Bổ sung sắt ở trẻ em nhỏ hơn 60 tháng tuổi
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.
Một số bé không nhận đủ sắt vì nhiều lý do khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc:
Ăn uống không đủ chất;
Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém;
Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng;
Mất máu do nhiễm giun sán.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2011 ước tính có 300 triệu trẻ em thiếu máu, mà nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Năm 2016 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một khuyến cáo bổ sung sắt cho tất cả trẻ em như sau:
Lứa tuổi 6 – 23 tháng 24 – 59 tháng 5 – 12 tuổi
Nhu cầu hàng ngày (mg sắt nguyên tố/ ngày) 10 – 12.5 mg 30 mg 30 – 60 mg
Thời gian bổ sung 3 tháng liền/ 1 năm 3 tháng liền/ 1 năm 3 tháng liền/ 1 năm
Hãy đến với phòng khám Minh Khang – Hòa Tiến để được tư vấn bổ sung sắt cho trẻ hợp lý
Phòng khám Nhi khoa Minh Khang – Hòa Tiến
Bác sĩ Bùi Văn Minh – BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng (0905554198)
Thởi gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 17g30 – 20g
Thứ 7 – CN: 15g – 18g30
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Sắt là vi chất rất quan trọng trong việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể, nhất là trong quá trình cơ thể sản xuất hemoglobin (là phân tử vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu trong máu). Thiếu máu thiếu sắt xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hemoglobin.
Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt là gì?
Do cung cấp thiếu sắt: trẻ thiếu sữa mẹ, thiếu dinh dưỡng, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non nhẹ cân, sinh đôi, cung cấp ít sắt trong thai kỳ.
Do mất máu mạn tính như chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun móc, ...
Do nhu cầu sắt cao ở giai đoạn cơ thể phát triển nhanh như trẻ dưới 1 tuổi, ở thời kỳ dậy thì, phụ nữ có thai, trẻ bệnh tim bẩm sinh có tím.
Do hấp thu sắt kém như mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, bị cắt dạ dày, ...
Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là gì?
Các triệu chứng thường gặp bao gồm da, môi nhợt, mệt mỏi. Một số trẻ không có biểu hiện lâm sàng, được phát hiện qua xét nghiệm máu.
Các dấu hiệu khác có thể gồm xanh xao, khó thở và nhịp tim không đều.
Ít phổ biến hơn, những trẻ bị ảnh hưởng có thể bị đau đầu, đau cơ và rụng tóc. Một số trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, khó nuốt và loét miệng.
Khi trẻ thiếu máu thiếu sắt thì cần làm những xét nghiệm gì?
-Tổng phân tích tế bào máu;
- Nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh;
- Transferrin hoặc tổng khả năng liên kết sắt (TIBC);
- Máu trong phân;
- Xét nghiệm nước tiểu tìm máu hoặc hemoglobin;
- Và một số xét nghiệm khác tìm nguyên nhân gây bệnh Thiếu máu thiếu sắt.
Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan hệ thống trong cơ thể bao gồm: ảnh hưởng hệ tiêu hóa như chán ăn, chậm phát triển, chậm lên cân
Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương: trẻ kích thích, mệt mỏi, kém hoạt động, chậm phát triển tinh thần vận động, giảm nhận thức, giảm sức học, phù g*i thị
Ảnh hưởng hệ thống tim mạch: làm nhịp tim nhanh, tim to, suy tim
Ảnh hưởng hệ thống cơ xương: giảm khả năng luyện tập, giảm bền bỉ trong làm việc, thay đổi khoang xương sọ trong phim X-quang
Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch: tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp
Phòng khám Nhi khoa Minh Khang – Hòa Tiến
Bác sĩ Bùi Văn Minh – BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng (0905554198)
Thởi gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 17g30 – 20g
Thứ 7 – CN: 15g – 18g30
Nhiễm Herpes ở miệng ở trẻ em
Có hai chủng virus Herpes gây ra tình trạng mụn rộp trên da, trong đó chủng HSV-1 là loại thường gây ra Herpes miệng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và triệu chứng bệnh cũng nặng nề hơn, gây nhiều khó chịu hơn so với người lớn. Chăm sóc, điều trị tốt sẽ giúp cải thiện triệu chứng, đẩy lùi bệnh, ngừa tái phát hiệu quả.
Phương thức lây truyền
Dùng chung ly, chén, dụng cụ hoặc đồ chơi với trẻ/người bị nhiễm virus.
Bị hôn và tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm virus (có thể có triệu chứng hoặc không).
Lây từ mẹ bị nhiễm virus sang con qua ngã sinh âm đạo. Tuy nhiên, vết loét lạnh ở trẻ không lây truyền qua sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm virus cho con bú.
Biểu hiện lâm sàng
Trẻ bị nhiễm virus Herpes simplex lần đầu tiên sẽ có các triệu chứng sau:
Mụn nước mọc khắp miệng và gây đau miệng
Viêm nướu
Trẻ có thể bị sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết
Các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ nhẹ, đôi khi trẻ có thể không biết rằng mình đang nhiễm virus gây bệnh. Sau khoảng 10 - 14 ngày, bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, trẻ vẫn bị nhiễm virus suốt đời. Khi tồn tại trong cơ thể, virus sẽ biểu hiện dưới 2 dạng, một là thể yên lặng, không gây triệu chứng, hoặc là xuất hiện định kỳ với biểu hiện là các mụn nước ở miệng.
Trong những đợt trẻ tái phát, trẻ có thể không bị sưng nướu, sốt, đau họng hoặc nổi hạch, tuy nhiên các mụn rộp lạnh có thể phồng lên ở gần hoặc trên môi.
Điều trị nhiễm Herpes ở miệng như thế nào?
Phần lớn vết loét lạnh ở trẻ sẽ tự khỏi. Nhiễm Herpes ở miệng thường không nguy hiểm nhưng nếu virus Herpes simplex lây truyền sang các bộ phận khác trong cơ thể có thể gây nguy hiểm.
Chườm khăn lạnh, khăn mát lên vùng bị mụn rộp lạnh để làm giảm sưng đỏ.
Có thể được cho uống thuốc giảm đau loại nhẹ với liều lượng thích hợp (ví dụ như acetaminophen hoặc ibuprofen). Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên thận trọng cho con uống thuốc giảm đau. Nếu cần thiết hãy xin ý kiến tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Có thể cho trẻ dùng thuốc mỡ không kê đơn để giúp giảm đau và chữa lành mụn rộp lạnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc mỡ không kê đơn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nếu trẻ bị vết loét lạnh mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng virus.
Nếu vết loét lạnh khiến trẻ bị đau và trẻ không thể ăn uống được, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay lập tức.
Khi trẻ bị nhiễm Herpes ở miệng, cần tránh để trẻ chạm vào mắt vì nếu virus lây đến mắt (gọi là herpes ở mắt) sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Lúc đó, nếu thấy trẻ bị đau phía trên mí mắt hoặc ở bề mặt của mắt, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, không để lại sẹo ở giác mạc. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, mụn rộp ở mắt có thể làm suy yếu gây mù lòa.
Nhiễm Herpes ở miệng ở trẻ em
Có hai chủng virus Herpes gây ra tình trạng mụn rộp trên da, trong đó chủng HSV-1 là loại thường gây ra Herpes miệng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và triệu chứng bệnh cũng nặng nề hơn, gây nhiều khó chịu hơn so với người lớn. Chăm sóc, điều trị tốt sẽ giúp cải thiện triệu chứng, đẩy lùi bệnh, ngừa tái phát hiệu quả.
Phương thức lây truyền
Dùng chung ly, chén, dụng cụ hoặc đồ chơi với trẻ/người bị nhiễm virus.
Bị hôn và tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm virus (có thể có triệu chứng hoặc không).
Lây từ mẹ bị nhiễm virus sang con qua ngã sinh âm đạo. Tuy nhiên, vết loét lạnh ở trẻ không lây truyền qua sữa mẹ khi mẹ bị nhiễm virus cho con bú.
Biểu hiện lâm sàng
Trẻ bị nhiễm virus Herpes simplex lần đầu tiên sẽ có các triệu chứng sau:
Mụn nước mọc khắp miệng và gây đau miệng
Viêm nướu
Trẻ có thể bị sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết
Các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ nhẹ, đôi khi trẻ có thể không biết rằng mình đang nhiễm virus gây bệnh. Sau khoảng 10 - 14 ngày, bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, trẻ vẫn bị nhiễm virus suốt đời. Khi tồn tại trong cơ thể, virus sẽ biểu hiện dưới 2 dạng, một là thể yên lặng, không gây triệu chứng, hoặc là xuất hiện định kỳ với biểu hiện là các mụn nước ở miệng.
Trong những đợt trẻ tái phát, trẻ có thể không bị sưng nướu, sốt, đau họng hoặc nổi hạch, tuy nhiên các mụn rộp lạnh có thể phồng lên ở gần hoặc trên môi.
Điều trị nhiễm Herpes ở miệng như thế nào?
Phần lớn vết loét lạnh ở trẻ sẽ tự khỏi. Nhiễm Herpes ở miệng thường không nguy hiểm nhưng nếu virus Herpes simplex lây truyền sang các bộ phận khác trong cơ thể có thể gây nguy hiểm.
Chườm khăn lạnh, khăn mát lên vùng bị mụn rộp lạnh để làm giảm sưng đỏ.
Có thể được cho uống thuốc giảm đau loại nhẹ với liều lượng thích hợp (ví dụ như acetaminophen hoặc ibuprofen). Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên thận trọng cho con uống thuốc giảm đau. Nếu cần thiết hãy xin ý kiến tư vấn và chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Có thể cho trẻ dùng thuốc mỡ không kê đơn để giúp giảm đau và chữa lành mụn rộp lạnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc mỡ không kê đơn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nếu trẻ bị vết loét lạnh mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng virus.
Nếu vết loét lạnh khiến trẻ bị đau và trẻ không thể ăn uống được, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay lập tức.
Khi trẻ bị nhiễm Herpes ở miệng, cần tránh để trẻ chạm vào mắt vì nếu virus lây đến mắt (gọi là herpes ở mắt) sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Lúc đó, nếu thấy trẻ bị đau phía trên mí mắt hoặc ở bề mặt của mắt, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, không để lại sẹo ở giác mạc. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, mụn rộp ở mắt có thể làm suy yếu gây mù lòa.
DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Dị ứng đạm sữa bò là gì và tại sao trẻ lại bị dị ứng đạm sữa bò?
Tình trạng bé dị ứng đạm sữa bò xuất hiện khi hệ miễn dịch của bé, đặc biệt là bé sơ sinh có những phản ứng nhạy cảm đối với các chất đạm có trong sữa bò. Đây là hiện tượng dị ứng phổ biến nhất ở nhóm tuổi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì sữa bò là loại thực phẩm đầu tiên mà trẻ được uống và hấp thu với một lượng lớn sau sữa mẹ. Nó thường xảy ra với các bé đã từng uống sữa bột trước đây.
Nếu cơ thể của bé nhận diện sai những thành phần protein có trong sữa bò là các thành phần có hại. Nó sẽ tự động sản sinh các kháng thể miễn dịch IgE để trung hòa các protein đó. Trong sữa bò có 2 loại đạm chính gây ra hiện tượng này là Casein trong phần sữa đông vón lại và Whey có trong sữa lỏng còn lại sau khi sữa đông đã vón lại.
Ở những lần tiếp theo khi bé sơ sinh uống sữa bò và tiếp xúc với 2 loại đạm này, kháng thể IgE đã được tạo ra sẽ có trách nhiệm nhận diện. Sau đó, hệ miễn dịch lại phát tín hiệu cho hệ thống miễn dịch sản sinh ra histamin và những chất trung gian gây dị ứng. Những chất ấy sẽ gây ra tình trạng trẻ nhỏ bị dị ứng đạm sữa bò.
2. Biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò
Để nhận biết chính xác dị ứng đạm sữa bò khá khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng dị ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm. Nói chung trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể sẽ có một số biểu hiện trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò như:
Viêm da cơ địa
Sưng môi và mi mắt
Nổi mề đay, phát ban (không liên quan đến việc nhiễm trùng cấp, thuốc hay nguyên nhân nào khác)
Sổ mũi, khò khè, ho kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng)
Thường xuyên trào ngược và nôn ói
Tiêu chảy/bón, chướng bụng. Có thể đi tiêu phân lỏng, có máu trong phân
Cơ thể thiếu máu thiếu sắt
Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (cơn colic/khóc dạ đề) >3 giờ mỗi ngày ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần
3. Chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò như thế nào?
Các bác sĩ thường chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò dựa trên các triệu chứng lâm sàng cùng việc thu thập tiền sử và được xác định khi thực hiện các xét nghiệm dị ứng.
4. Cách xử trí khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Đối với trẻ
VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
Vàng da là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. 1/3 trẻ sơ sinh đủ tháng có vàng da, tỷ lệ này cao hơn đối với trẻ non tháng từ 50 – 75%. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin - chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da.
Vàng da sinh lý: Các bậc phụ huynh có con vàng da đều thắc mắc là bé vàng da sinh lý hay bệnh lý. Sau đây là biểu hiện của vàng da sinh lý:
Vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng 2 tuần với trẻ đủ tháng và 3 tuần với trẻ non tháng.
Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác ( thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,...).
Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh trong và phân xanh trong những ngày đầu, sau đó phân vàng.
Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.
Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Vàng da kéo dài trên 2 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 3 tuần với trẻ non tháng.
Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu,...
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Telephone
Website
Address
Đà Nẵng
Opening Hours
15:00 - 19:00 |
161_04_06 Mẹ Suốt Phường Hoa Khánh Nam Đà Nẵng
Đà Nẵng
Npp khẩu trang kf94 yumii tại Đà Nẵng
05 Lỗ Giáng 18 , Hoà Xuân , Cẩm Lệ
Đà Nẵng
55 Mai Hắc Đế, An Hải Tây, Sơn Trà
Đà Nẵng
Fysoline - Nước muối sinh lý hàng đầu tại Pháp, chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
149 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê
Đà Nẵng, 84236
Nhung Hươu chính gốc Hương Sơn