SBONE Bắc Giang - Trị liệu Cơ Xương Khớp Yumeiho Nhật Bản

SBONE Bắc Giang - Trị liệu Cơ Xương Khớp Yumeiho Nhật Bản

SBONE - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình
PHÒNG KHÁM SBONE – CHẤT LƯỢNG KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU

06/09/2022

Gợi ý một số bài tập dành cho người bệnh đau thần kinh tọa
Hiện nay, bệnh nhân đau thần kinh tọa được khuyến khích thực hiện một số bài tập đơn giản để giảm bớt tình trạng đau nhức. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm mà phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua chúng nhé!
Một số bài tập bệnh nhân có thể tham khảo đó là kéo giãn lưng hoặc là vặn người trên thảm. Các động tác thực hiện tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Tốt nhất, bạn nên luyện tập trong khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày để cơ thể trở nên dẻo dao hơn. Đặc biệt, bạn đừng quên nghỉ ngơi từ 5 - 10 giây sau mỗi lần thực hiện động tác nhé! Việc tập luyện vừa sức sẽ đem lại hiệu quả cao, giúp cải thiện tình hình sức khỏe.
Nhìn chung, khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, bạn sẽ trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình trạng trên, bệnh nhân nên đi kiểm tra và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù bệnh đau thần kinh tọa không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu tình trạng không được điều trị dứt điểm.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

05/09/2022

Làm sao để nhận biết đau thần kinh tọa ?
Cảm giác đau thần kinh tọa tương đối giống đau thắt lưng và đau do viêm khớp cùng chậu. Muốn phân biệt đau thần kinh tọa với cơn đau xuất phát từ các vấn đề xương khớp khác, bạn hãy dựa vào những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:
• Đau thắt lưng (lưng dưới)
• Đau ở hông, mông, mặt sau của đùi và bắp chân, nhất là khi ngồi lâu một tư thế, thường ở 1 bên và đau chạy dọc xuống chi dưới
• Ngứa ran dọc một bên chân
• Yếu và tê chân hoặc bàn chân khiến cử động gặp khó khăn
Như vậy, triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, bắt đầu từ thắt lưng kéo dài qua hông và mông rồi đi xuống một chân. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một chân và trở nên tồi tệ hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.

Hầu hết người bị đau thần kinh tọa có thể phục hồi hoàn toàn, thế nhưng không loại trừ nguy cơ chuyển nặng, gây tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng của ruột, bàng quang. Để phòng tránh biến chứng đau thần kinh tọa, các bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu đặc trưng là cơn đau bắt nguồn từ thắt lưng lan xuống hông, mông và dọc phía sau đùi, bắp chân.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

04/09/2022

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa thường do chèn ép rễ thần kinh, thường do thoát vị đĩa đệmcác bất thường xương, (ví dụ, g*i xương do thoái hóa, hở eo đốt sống), hẹp ống sống, hoặc, ít gặp hơn, khối u trong ổ bụng hoặc áp xe. Chèn ép có thể xảy ra bên trong ống tủy hoặc ở lỗ liên hợp. Các rễ thần kinh cũng có thể bị chèn ép bên ngoài cột sống, trong khung chậu hoặc mông. Rễ thần kinh L5-S1, L4-L5, và L3-L4 thường bị ảnh hưởng nhất (xem bảng Ảnh hưởng của rối loạn chức năng tủy sống theo mức độ phân đoạn)
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

30/08/2022

ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?
Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là Dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chính chi phối hoạt động của hông và chi dưới, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.
Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là một loại bệnh, mà là thuật ngữ mô tả một tập hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do nhiều nguyên nhân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp ảnh hưởng bởi sự sai lệch trên đốt sống , đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng, đau nhức ngay cả khi ho, hắt hơi, và còn có thể gây ra biến chứng liệt chân vĩnh viễn.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

28/08/2022

Ngoài thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên ăn gì”, nhiều người bệnh cũng thắc mắc nên kiêng gì để bệnh thoái hóa khớp gối sớm được cải thiện. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên hạn chế:
• Các loại đồ ăn chiên, xào
Người bệnh thoái hóa khớp gối cần loại bỏ thực phẩm chiên, xào trong chế độ ăn hàng ngày để có thể giảm tình trạng viêm khớp và tăng khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nên thay thế đồ xào bằng những loại rau củ, trái cây,… để cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên kiêng thịt đỏ
• Thịt đỏ
Những loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, cung cấp cho cơ thể nhiều protein nhưng cũng có chứa nhiều chất béo và cholesterol làm tăng nguy cơ viêm, đau nhức và tình trạng thoái hóa khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những loại thịt này cũng khiến cho mỡ máu tăng cao, tăng nguy cơ viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Ngoài ra, protein từ động vật cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp.
Do đó, nên hạn chế ăn thịt đỏ và nên tăng cường thịt trắng như thịt gà, cá. Lưu ý khi chế biến, cần ưu tiên luộc, hấp, tránh chiên, xào và nướng.
• Đường và carbohydrate
Nên hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều đường và carbohydrate để tránh làm tổn thương và gây viêm khớp.
• Tránh những loại đồ ăn có chứa chất bảo quản
Những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp,… thường có chứa nhiều chất bảo quản có thể làm tăng nguy cơ viêm và đau khớp.
• Rượu bia và thuốc lá
Uống nhiều rượu và hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó bao gồm các bệnh về xương khớp. Bệnh nhân uống nhiều rượu có thể khiến cho các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

27/08/2022

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Trong phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và không thể bỏ qua. Mặc dù, chế độ ăn lành mạnh không chữa trị triệt để thoái hóa khớp nhưng có thể giúp người bệnh khỏe mạnh và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác.
+ Cắt giảm lượng calo bổ sung
Người bệnh nên thực hiện giảm cân nếu bị béo phì, khi kiểm soát được cân nặng, sụn sẽ chắc khỏe và giảm tình trạng viêm.
Để giảm lượng calo, người bệnh nên:
• Ăn các khẩu phần nhỏ hơn.
• Tránh thức ăn và đồ uống có đường.
• Ăn chủ yếu thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
+ Ăn nhiều trái cây và rau
Trái cây và rau là câu trả lời nếu bạn đang thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”. Đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương.
Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như: Táo, hành tây, hẹ tây và dâu tây,...

+ Bổ sung Omega-3 là câu trả lời nếu bạn thắc mắc “thoái hóa khớp nên ăn gì?”
Omega-3 đóng vai trò giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi.

Nếu còn thắc mắc "thoái hóa xương khớp nên ăn gì" thì cá hồi là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh.
+ Sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác
Hợp chất trong dầu ô liu là oleocanthal có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp nên thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống thay cho các chất béo khác.
+ Cung cấp đủ Vitamin C
Vitamin C xây dựng collagen và mô liên kết, giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày như sau:
• Nữ giới: 75 miligam.
• Nam giới: 90 miligam.
Các loại trái cây họ cam, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải... là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao.
+ Tăng cường vitamin D
Cách tăng cường vitamin D ở người bị thoái hóa khớp như sau:
• Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.
• Tiêu thụ các nguồn thực phẩm giàu vitamin D hoặc bổ sung với liều lượng ≤ 25 μg/ngày.
+ Tránh nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao
Thịt nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các hợp chất có thể gây viêm trong cơ thể. Chúng được gọi là sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs) và có liên quan đến các bệnh như: Viêm khớp, tim mạch và tiểu đường.
Bạn có thể giảm glycation tiên tiến bằng cách hạn chế ăn các loại thịt nướng, chiên và thực phẩm chế biến sẵn.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

26/08/2022

Các biến chứng của thoái hóa khớp gối
Tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ nặng dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp mạn tính cùng một loạt biến chứng như:
• Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối: Những bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Hơn nữa, cơn đau dữ dội, khả năng vận động và giữ thăng bằng bị suy giảm có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích. Thống kê cho thấy những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn 30%. Hơn nữa, họ có khả năng bị gãy xương cao hơn 20%.
• Mất xương: Trong trường hợp thoái hóa khớp nặng, sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương. Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.
• Mất ổn định khớp: do đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp ảnh hưởng.
• Dây thần kinh quanh xương/sụn bị chèn ép, khiến cơn đau thêm trầm trọng và gây ngứa ran, tê hoặc yếu.
• Kéo theo một số bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối có thể đẩy người bệnh đến lối sống ít vận động, lâu dần làm họ tăng cân cũng như tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
• Hình thành u nang sau đầu gối: Những u nang này, thường được gọi là u nang Baker, gây áp lực lên các mạch máu và làm suy giảm lưu lượng máu bình thường, dẫn đến sưng và đau ở chân.
• Tăng nguy cơ bị gout: Bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dễ bị bệnh gout – một dạng khác của viêm khớp.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

25/08/2022

Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm:
• Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
• Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt.
• Khớp gối có thể bị sưng to.
• Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

24/08/2022

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm nhất nhận biết thoái hóa khớp gối là đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi, nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.
Thực chất, thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Hiện nay, thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại được.
-------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

Photos from SBONE Bắc Giang - Trị liệu Cơ Xương Khớp Yumeiho Nhật Bản's post 22/08/2022

Người thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm được khuyên dùng, người bệnh cần lưu ý tránh sử dụng một số thực phẩm dưới đây:
• Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê,... với hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên lại là một trong những loại đồ ăn mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng. Bởi trong các loại thịt này có chứa một số thành phần dưỡng chất cản trở sự hấp thu canxi trong xương, do đó sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nghiêm trọng.
• Thức ăn chế biến nhanh, đồ chiên xào
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ không chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn lên cột sống mà còn làm suy giảm lượng canxi khiến xương trở lên yếu đi, gia tăng mức độ viêm nhiễm, đau nhức.
• Người bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn mì trắng, mì ống, sữa nguyên kem,..
Đây là nhóm thực phẩm rất dễ gây tăng cân, gây áp lực cho đĩa đệm làm cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình ăn uống hàng ngày.
• Đồ ăn cay nóng
Các loại đồ ăn này có thể gia tăng những cơn đau, việc thường xuyên ăn những loại thức ăn này sẽ khiến lượng dưỡng chất, đặc biệt là canxi trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng.
• Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn thực phẩm nhiều muối
Xúc xích, thịt nguội, nước sốt, dưa muối,... cũng khiến cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi nuôi dưỡng hệ thống xương khớp, đặc biệt là sụn và đĩa đệm gặp rất nhiều khó khăn.
• Thực phẩm nhiều đường
Việc thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm nhiều đường cũng gia tăng các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, tiểu đường, trong đó có cả xương khớp.
• Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, cafe là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng loãng xương, ảnh hưởng đến đĩa đệm, gây ra những cơn đau cho người bệnh.

--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

21/08/2022

=>Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và có thể sử dụng hàng ngày:
• Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa được biết đến như một nguồn cung cấp canxi và các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Trong sữa có chứa các các thành phần cấu tạo nên xương khớp, tham gia vào hoạt động cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó, trong sữa cũng có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Bên cạnh sữa, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn sữa chua hoặc các chế phẩm từ sữa khác. Tuy nhiên, cần lưu ý hạn chế sử dụng những loại sữa béo vì sẽ làm cho trọng lượng cơ thế tăng, từ đó khiến cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Một số loại sữa mà người bệnh cột sống và tổn thương đĩa đệm nên dùng, đó là: sữa bò tách béo, sữa đậu nành, các loại sữa hạt,...
• Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều rau xanh
Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải xoăn,... mang lại hàm lượng chất xơ cao giúp làm sạch đường ruột, kiểm soát được trọng lượng của cơ thể, giảm áp lực lên đĩa đệm hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng cung cấp hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể.
• Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: dâu tây, kiwi, cam quýt, cà chua, ớt chuông,... đóng vai trò như một chất oxy hóa, giúp chữa lành các gân, cơ, dây chằng, vùng đĩa đệm bị tổn thương, hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
• Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 có khả năng hình thành collagen để ngăn chặn những tổn thương cho sụn, đĩa đệm,... Một số thực phẩm có chứa nhiều omega 3 mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn đó chính là: trứng đỏ, cá hồi, hạt lanh, rong biển, các loại cá nước ngọt khác,...
--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

20/08/2022

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn I: Giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm
Biểu hiện sự biến dạng của nhân nhầy, bắt đầu xuất hiện một vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi và nhân nhầy ấn lõm vào chỗ khuyết này. Hình ảnh này chỉ thấy trên phim chụp đĩa đệm, còn trên phim thường và lâm sàng chưa thấy có biểu hiện.
Giai đoạn II: Lồi đĩa đệm
Nhân nhày lồi về một phía của vòng sợi bị suy yếu. có nhiều chỗ rạn, rách vòng sợi rõ rệt hơn nhưng chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi, bắt đầu giảm chiều cao khoang gian đốt. Do nhân nhầy đè ép vào vòng sợi đã bị suy yếu nên đĩa đệm bị phình ra nhất là ở phía sau.
Hình ảnh chụp đĩa đệm đã có những dấu hiệu tổn thương khá phong phú. Về lâm sàng có thể là thời kỳ đau thắt lưng cục bộ, hãn hữu lồi đĩa đệm có thể gây kích thích rễ thần kinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn
Giai đoạn III: Thoát vị đĩa đệm
Đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhầy cùng với tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khởi khoang gian đốt sống, hình thành thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này chụp đĩa đệm cho thấy thoát vị nhân nhầy đã hoặc chưa gây đứt dây chằng dọc sau. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và có thể chia ra 3 mức độ:
• Kích thích rễ.
• Chèn ép rễ, còn một phần dẫn truyền thần kinh.
• Mất dẫn truyền thần kinh.
Giai đoạn IV: Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống – Discarthrosis
Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nặng ở nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp,mọc g*i xương ở bờ viền của các thân đốt sống.
Lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính tái phát, có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép trong trong lỗ tiếp hợp đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.
Trong lâm sàng, bệnh lý đĩa đệm có thể không tiến triển tuần tự qua từng giai đoạn đã nêu trên, mà có thể có những bước tiến triển đột biến do những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài gây ra, nhất là yếu tố chấn thương và tải trọng không cân đối quá mức. Có thể gặp thoái hóa đĩa đệm nặng gây khóa cứng đốt sống nên không có thoát vị đĩa đệm.
--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

19/08/2022

Chỉ đơn giản là đau mỏi vai gáy, đau mỏi thắt lưng nhưng có bao giờ bạn thấy được độ nguy hiểm của từng giai đoạn bệnh lý:
=> CÁC TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM GÂY RA
+ Giai đoạn đầu: Bao xơ có dấu hiệu bị rách, người bệnh có cảm giác hơi đau ở phần thắt lưng hoặc vùng cổ.
+ Giai đoạn 2: Bắt đầu có dấu hiệu phình, lồi đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra từ vị trí vòng bao xơ bị rách. Người bệnh bị đau thắt lưng cục bộ.
+ Giai đoạn 3: Nhân nhầy thoát ra ngoài hoàn toàn gây đau nhức dữ dội, vận động hạn chế.
+ Giai đoạn 4 (nguy hiểm): Các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh xuất hiện, cơn đau xuất hiện liên tục. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, có thể gây teo cơ, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.
--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

18/08/2022

Chữa gù lưng cho trẻ như thế nào?

* Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng gù lưng ở trẻ dựa trên thăm khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, từ đó sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

1. Chữa gù lưng do sai tư thế

Hầu hết trẻ gù lưng do sai tư thế không quá nghiêm trọng, có thể cải thiện được bằng vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bài tập phù hợp để trẻ thực hiện, nhằm tăng cường sức mạnh phần cơ lưng, hỗ trợ tốt hơn cho cột sống và từ đó giảm gù lưng.

2. Chữa gù lưng do bẩm sinh hoặc bệnh lý khác

Nếu gù lưng nhẹ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tư thế, trẻ sẽ được hướng dẫn tự theo dõi và có các biện pháp phòng ngừa tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện nếu bệnh tiến triển và can thiệp.

Với tình trạng gù lưng nặng hơn, các phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm:

- Dùng nẹp lưng

Phương pháp đeo nẹp lưng có tác dụng giữ cho tình trạng gù lưng ở trẻ không còn tiếp tục diễn biến xấu, thời gian có thể đeo cả ngày hoặc vào ban đêm tùy theo tình trạng bệnh. Dùng nẹp lưng không giúp đưa đường cong cột sống trở về bình thường, do đó trẻ có thể cần điều trị kết hợp với phương pháp khác.

- Vật lý trị liệu

Trẻ sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tăng cường cơ bắp vùng bụng và lưng, từ đó hỗ trợ cột sống tốt hơn, giảm cong gù lưng.

- Phẫu thuật

Hầu hết trường hợp gù lưng ở trẻ không cần thiết phải phẫu thuật, có thể điều trị chỉnh dần bằng vật lý trị liệu và dùng nẹp giữ lưng. Chỉ các trường hợp nghiêm trọng gù lưng gây đau, do bất thường cấu trúc có thể phát triển nặng hơn trong tương lai, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật can thiệp điều chỉnh, nối đốt sống lại để khắc phục.

--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

17/08/2022

Cách nhận biết gù lưng ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết ???

* Gù lưng ở trẻ nhỏ là một tình trạng nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị. Một số biến chứng nguy hiểm của gù lưng đó là:

1. Tăng nguy cơ cận thị.
2. Khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.
3. Làm suy giảm các chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
4. Ngoại hình bất thường có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, khó hoà nhập.

* Nhằm ngăn chặn những hệ luỵ trên, phụ huynh cần có cách nhận biết gù lưng ở trẻ nhỏ như sau:

1. Lưng bé nhô ra sau, hai vai đổ về phía trước, ngực hướng xuống bụng. Tư thế này thường xuyên diễn ra khi trẻ đi lại hoặc ngồi, dễ nhận thấy nhất khi bố mẹ quan sát từ bên hông trẻ.

2. Trẻ hay than đau, nhức mỏi ở lưng, đặc biệt là khu vực cột sống. Phạm vi đau nhức có thể lan rộng đến cổ và vùng vai gáy, nặng hơn vào buổi chiều.

3. Nếu trẻ bị gù lưng nặng, những cơn đau này sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn. Bên cạnh đó, khi học tập hoặc hoạt động mạnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, mệt mỏi, tức ngực, khó thở.

--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

16/08/2022

Nguyên nhân gây gù cột sống ở trẻ em ?

- Mặc dù đoạn cột sống ngực có độ cong tự nhiên từ 20-45 độ, nhưng các bất thường về tư thế hoặc cấu trúc có thể dẫn tới mức độ cong nằm ngoài phạm vi bình thường này. Nếu đường cong cột sống lớn hơn 50 độ được gọi là gù cột sống dẫn đến lưng trên tròn.

- Gù cột sống có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn xương phát triển nhanh chóng. Gù cột sống có nhiều mức độ khác nhau, đường cong càng lớn, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.

- Trong phần lớn các trường hợp, chứng gù cột sống ở trẻ em gây ra ít ảnh hưởng và không cần điều trị. Đôi khi, bệnh nhân có thể phải đeo nẹp lưng hoặc tập các bài tập để cải thiện tư thế và tăng cường cột sống.

- Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng gù cột sống có thể gây đau đớn, làm biến dạng cột sống đáng kể và dẫn đến các rối loạn về hô hấp. Người bị gù cột sống nặng có thể cần phải phẫu thuật để giúp giảm mức độ cong cột sống quá mức và cải thiện các triệu chứng vận động.

- Có ba yếu tố thường ảnh hưởng đến tình trạng gù cột sống ở trẻ em là:

🍏Gù cột sống tư thế: Là loại gù cột sống phổ biến nhất, thường xuất hiện rõ ràng ở tuổi vị thành niên. Có thể quan sát thấy tư thế của trẻ bị sai hoặc chùng xuống, nhưng không liên quan đến các bất thường nghiêm trọng về cấu trúc của cột sống. Đường cong gây ra bởi chứng gù cột sống tư thế thường tròn và trẻ có thể điều chỉnh được khi đứng thẳng. Loại gù cột sống này hay gặp ở trẻ em gái hơn trẻ em trai. Tình trạng này rất hiếm khi gây đau đớn và do đường cong không tiến triển nên nó thường không dẫn đến các vấn đề trong cuộc sống khi lớn lên.

🥝Gù cột sống của Scheuermann: Chứng gù cột sống của Scheuermann cũng giống như gù cột sống tư thế, thường trở nên rõ ràng trong những năm thiếu niên. Tuy nhiên, chứng gù cột sống của Scheuermann lại có thể dẫn đến biến dạng nghiêm trọng đáng kể sau này, đặc biệt ở những bệnh nhân gầy. Tình trạng này là do bất thường cấu trúc ở cột sống.

🫒Gù cột sống bẩm sinh: Đây là tình trạng mắc phải từ lúc mới sinh. Do cột sống không phát triển bình thường khi thai nhi còn đang phát triển trong tử cung. Xương sống có thể không hình thành như mong muốn hoặc một số đốt sống có thể bị dính với nhau. Thường thì chứng gù cột sống bẩm sinh sẽ nặng hơn khi trẻ lớn lên. Trẻ mắc chứng gù cột sống bẩm sinh thường cần điều trị phẫu thuật ngay từ khi còn rất bé để ngăn chặn sự tiến triển của đường cong. Nhiều khi những đứa trẻ này sẽ có thêm các dị tật bẩm sinh ở các bộ phận khác của cơ thể như tim và thận.

--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

14/08/2022

HÔM NAY CUỐI TUẦN TRỊ LIỆU Ở ĐÂU BẠN NHỈ?
👌Hãy đến với Phòng khám S.Bone-Trị liệu cơ xương khớp, tại Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
🥰 Giờ hoạt động: 8h00-20h30 tất cả các ngày trong tuần.

🍏Với không gian yên tĩnh, kín đáo, rộng rãi, cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ Kỹ thuật viên 100% là các bác sĩ tốt nghiệp chuyên ngành YHCT, luôn tận tâm, với tay nghề cao sẽ mang đến cho quý khách hàng những phút giây trải nghiệm tốt nhất và hài lòng nhất.

🫒Đến với S.Bone khách hàng sẽ được trị liệu bằng phương pháp Yumeiho Nhật Bản - Liệu pháp xoa bóp thần kỳ đặc trị cơ xương khớp. Kết hợp các dòng máy trị liệu hiện đại như siêu âm trị liệu, máy DDS trị liệu, sẽ giúp quý khách hàng cải thiện sức khỏe , hết căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình và gia đình.

Quý khách đặt lịch qua hotline hoặc inbox đặt lịch trực tiếp trên fanpage của phòng khám.

Được phục vụ khách hàng là niềm vinh dự của S.Bone

--------------------------------------------------------------------------
SBONE Bắc Giang - Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình- Trị liệu cơ xương khớp
Địa chỉ : Căn 4 Đại Hoàng Sơn, Số 45 Hùng Vương, Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
Hotline: 1800 8888 98 nhánh số 2
0966230359 : Zalo phòng khám

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Bac Giang?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

HÔM NAY CUỐI TUẦN TRỊ LIỆU Ở ĐÂU BẠN NHỈ?👌Hãy đến với Phòng khám S.Bone-Trị liệu cơ xương khớp, tại Căn 4 Đại Hoàng Sơn,...
Nên làm gì khi bị đau khuỷu tay Tennis !Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng đau khuỷu tay  và giảm thiểu nguy cơ biến chứng...
Nguyên nhân hội chứng khuỷu tay Tennis.Có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh đau khớp khuỷu tay đó là nhóm nguyên nhân ...
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên...

Category

Telephone

Address

Bac Giang

Opening Hours

09:00 - 19:30

Other Medical & Health in Bac Giang (show all)
Thiết Bị Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình Thiết Bị Bảo Vệ Sức Khỏe Gia Đình
Bac Giang, 22000

Sức khỏe cho bạn và gia đình

Quầy thuốc Minh Huệ số 258 Quầy thuốc Minh Huệ số 258
1302 Đường Hoàng Hoa Thám, Song Mai, Thành Phố Bắc Giang
Bac Giang, 26000

Phòng khám Kinh Đô Bắc Giang- chuyên Nam Phụ khoa- Bệnh xã hội Phòng khám Kinh Đô Bắc Giang- chuyên Nam Phụ khoa- Bệnh xã hội
Thành Phố Bắc Giang
Bac Giang, 26000

Đây là trang chủ của cơ sở, bệnh nhân có thể nhăn tin riêng cho bác sĩ để đ?

VIÊM PHỤ KHOA VIÊM PHỤ KHOA
Tân Yên
Bac Giang

Giá trị cuộc sống

Xương Khớp Đế Vương Xương Khớp Đế Vương
Bac Giang, 230000

Dành cho bà con bị thoái hóa- thoát vị đĩa đệm Sản phẩm 100% từ thảo dược t

Thuốc trị gan khỏi siêu nhanh tại Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang Thuốc trị gan khỏi siêu nhanh tại Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Địa Chỉ: Xã Nghĩa Hồ/huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang, 26500

Nam y gia tuyền 20 đời đặc trị :gan,tụy cam kết hiệu quả chỉ 1 tháng. Lh: 0964805632-0924401111.

Thuốc Trị Tiền Đình Bắc Giang Thuốc Trị Tiền Đình Bắc Giang
1126 Lê Lợi, Dĩnh Kế, Bắc Giang
Bac Giang, 220000

Thuốc Nam đặc trị rối loạn tiền đình chỉ 1 liệu trình. Cam kết hiệu quả 100%. LH: 0941558586

Trung Tâm Nghiên Cứu Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Trung Tâm Nghiên Cứu Bệnh Lý Cơ Xương Khớp
Xã Trường Giang, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Bac Giang, 26000

Ngựa thái chính hãng Ngựa thái chính hãng
Cổng Bv đa Khoa Tỉnh Bắc Giang
Bac Giang

-PHÂN PHỐI THUỐC NGỰA THÁI CHÍNH HÃNG -UY TÍN-BẢO MẬT -ZALO: 0823075702