Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc

Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc

Chúng tôi tự hào đi đầu trong việc phân phối và sản xuất những sản phẩm ch?

07/06/2023

🌟ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CỦA TRẺ 3 TUỔI🌟

👫Nắm được đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi, quý phụ huynh sẽ biết cách cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi. Trẻ 3 tuổi có một hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng chưa thực sự hoàn thiện như người trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu.

👶Về sự phát triển chiều cao và trí tuệ: Trẻ 3 tuổi cao trung bình 95,1 đến 96,1 cm. Cân nặng trung bình trong khoảng từ 13,9 đến 14,3 Kg. Trí tuệ của trẻ phát triển nhanh chóng để hỗ trợ cho quá trình học hỏi của trẻ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

🧠Về tâm lý: Trẻ bắt đầu hình thành nên cái tôi của chính mình. Bé đã quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. Đồng thời, trẻ lên 3 còn biết thể hiện cảm xúc của bản thân. Có thể xuất hiện tình trạng “khủng hoảng tuổi lên 3”. Chính vì đặc điểm ấy, bố mẹ không nên gây áp lực đối với việc ăn uống của trẻ.

18/11/2021

☀ 🌤 Nếu trẻ có 4 DẤU HIỆU này thì xin chúc mừng, bạn đang nuôi dạy con rất tốt, tương lai sán lạn ai cũng cảm mến
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách và bản chất của con. Một người cha, mẹ tốt sẽ truyền đạt lẽ phải và đạo đức cho con. Bạn sẽ là người cha, mẹ tốt nếu có những dấu hiệu sau đây:
1. Con biết quan tâm, yêu thương cha mẹ
Làm cha mẹ không đòi hỏi gì để đáp lại, nhưng phước lớn nhất của một gia đình là được nuôi dạy một đứa con biết ơn. Thất bại lớn nhất của một gia đình là nuôi một đứa con "sói mắt trắng", không chịu thương cha mẹ mà chỉ biết đòi hỏi.
Người con biết yêu thương cha mẹ là sự tồn tại ấm áp nhất, bởi vì lượng yêu thương nhận được vừa đủ, sẽ giải tỏa được nhiều xót xa, người con yêu thương cha mẹ xứng đáng với tình yêu thương của chúng ta hơn
2. "Bắt" con làm việc nhà
Nhà tâm lý học người Mỹ Richard Rende cho biết: "Các bậc cha mẹ ngày nay luôn muốn con cái dành thời gian cho những việc có thể mang lại thành công cho chúng. Tuy nhiên, điều trớ trêu là chúng ta đang từ bỏ một điều đã được chứng minh là có thể dự đoán thành công trong cuộc sống - đó là để trẻ làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ".
Hãy để con đảm đương việc nhà phù hợp với khả năng và độ tuổi, điều này không có gì mệt mỏi cả. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard cho thấy rằng so với những đứa trẻ thích làm việc nhà và những đứa trẻ không thích làm việc nhà, tỷ lệ thất nghiệp khi chúng lớn lên là 1:15.
3. Không sợ thất bại
Bà mẹ Ngụy Á kể, một hôm con gái gọi điện nói trường có cuộc thi, nhưng cô nhìn vào nhóm lớp thấy con gái không tham gia nên hỏi con tại sao? Cô con gái hỏi ngược lại mẹ: "Mẹ ơi, liệu thua cuộc có xấu hổ không?". Ngụy Á trả lời: "Con có thể thua khi chơi, nhưng nếu con sợ hãi thì chắc chắn sẽ mất cơ hội này mãi mãi". Cô cho rằng, cơ hội nào cũng cần phải thử, thất bại không phải là vấn đề gì to tát, điều đáng buồn nhất chính là những điều muốn mà chưa từng trải qua.
Đôi khi mọi thứ không đi theo cách chúng ta đã lên kế hoạch và mong muốn, cho dù chúng ta có cố gắng thế nào, vì vậy cha mẹ nên chuẩn bị cho con cái tâm lý vững vàng để đối mặt với thực tế cuộc sống. Trẻ nên được dạy để không bị gục ngã trước một thất bại, mà hãy xem nó như một thách thức và sẵn sàng vượt qua.
Trẻ nên biết rằng thất bại có thể không phải là kết quả của sự thiếu thông minh hoặc tài năng, mà là cơ hội để phát triển trong tương lai. Thái độ này ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ và giúp chúng giải quyết các vấn đề sau này, theo cách hiệu quả hơn.
4. Sẵn sàng nhờ bố mẹ giúp đỡ
Con không nhờ phụ huynh giúp đỡ khi gặp sự cố, nguyên nhân lớn nhất là vì chúng không cảm nhận được sự gần gũi, không tin tưởng. Cha mẹ ở trước mặt mà chỉ biết ngậm đắng nuốt cay một mình, thật buồn cho cha mẹ và đáng thương cho những đứa con. Trẻ sẵn sàng nói chuyện với bố mẹ bắt nguồn từ cảm giác an toàn. Sự sẵn sàng chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân của trẻ là kết quả của sự tin tưởng
“Con có thể tin tưởng bố mẹ” hoặc “Bố mẹ ở đây để giúp đỡ con”. Bất cứ khi nào bạn thấy con mình đang nghi ngờ bản thân hoặc khi chúng muốn làm điều gì đó nhưng không đủ can đảm, hãy nói câu này. Bạn cần cho con mình biết rằng, chúng có thể tin tưởng và nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu cần. Bạn hãy dừng việc đang làm, sẽ chỉ tốn vài phút để lắng nghe con mình nói nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy bố mẹ đang quan tâm mình và chúng có thể tin tưởng vào bố mẹ hơn.
Tyman Johnson nói: "Giáo dục gia đình thành công tạo ra những đứa trẻ thành công; giáo dục gia đình thất bại tạo ra những đứa trẻ thất bại". Đứa trẻ thành công không phải một sớm một chiều, thất bại cũng không thể tạo ra trong một sớm một chiều. Mọi thứ đều hoàn thành từng chút một, từng việc nhỏ đều quyết định đến sự thành bại. Khám phá trẻ bằng trái tim, yêu bằng trái tim, và tin rằng con cái sẽ tốt hơn chúng ta mong đợi.

Photos from Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc's post 17/11/2021

🌿 💐 NẾU ĐƯỢC TRAO 4 QUYỀN NÀY KHI CON NHỎ, chắc chắn con của bạn sẽ là em bé hạnh phúc và lớn lên dễ có được thành công
Để con cái trở thành người tài giỏi, bố mẹ cần dành nhiều thời gian và công sức để dạy dỗ. Việc giáo dục một đứa trẻ thực sự khó khăn hơn nhiều người nghĩ, đôi khi bố mẹ tiêu tốn nhiều tiền của, công sức nhưng kết quả lại chẳng như mong đợi, điều này khiến không ít người cảm thấy thất vọng. Vì thế bố mẹ cần trao cho con cái 4 quyền này, có như vậy sau này chúng mới trở thành một người tự lập, xuất sắc được.
1. Quyền được phạm lỗi
Không khó để nhận thấy trẻ em thời nay sung sướng hơn nhiều so với trước đây. Một số bố mẹ quá bảo bọc con mình, không cho động tay động chân vào bất kỳ chuyện gì ngoài việc học. Kết quả học tập của con cái dường như là điều quan trọng nhất đối với bố mẹ. Một đứa trẻ không có cơ hội để sai và phạm lỗi, bởi mọi thứ đã được bố mẹ quyết định. Tuy nhiên, bố mẹ không thể đồng hành bên cạnh con cái mãi, đến một lúc nào đó chúng cần phải rời xa gia đình. Một đứa trẻ nếu ỷ lại vào bố mẹ, sợ sai mỗi khi làm bất kỳ điều gì sẽ dần mất đi động lực tiến về phía trước.
Vì vậy, bố mẹ hãy để trẻ có cơ hội mắc sai lầm để nhận ra những bài học cho bản thân. Trẻ mắc sai lầm khi còn nhỏ sẽ khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn, có như vậy mới không ngại những khó khăn xảy đến trong tương lai
2. Quyền được giải tỏa cảm xúc của bản thân
"Con là con trai mà, phải mạnh mẽ lên chứ, không được khóc". Bố mẹ có con trai đã từng nói với con mình câu này lần nào chưa, liệu việc không được phép khóc khi thất bại có khiến một đứa trẻ trở nên mạnh mẽ hơn?
Khi trẻ gặp chuyện gì đó uất ức, bố mẹ ra lệnh chúng không được khóc. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến cảm xúc bị dồn nén, tích tụ lâu ngày, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tâm thần của trẻ.
Bố mẹ hãy cho con cái quyền được khóc, trẻ khóc không phải chúng yếu đuối mà là để giải tỏa tâm trạng. Khi áp lực được giải tỏa, tâm trạng của trẻ trở nên tốt hơn.
Thậm chí một số bố mẹ còn không cho phép con mình "cười" chỉ vì đạt vị trí thứ 2 trong lớp. Khi trẻ cười, họ sẽ nói: "Đứng thứ 2 có gì mà vui". Hoặc nếu đứng trẻ vui mừng vì đứng nhất họ cũng thản nhiên nói: "Đừng quá kiêu ngạo". Bố mẹ không cho phép con mình cười vui vẻ, điều này sẽ khiến sự tự tin của trẻ giảm sút.
Bố mẹ cần nhận ra rằng, sự tiến bộ nhỏ mỗi ngày của trẻ cần được khẳng định, công nhận và khuyến khích. Tiếng cười là liều thuốc tốt có thể khiến trẻ ngày càng tự tin hơn.
3. Quyền tự lập
Không phải cứ trẻ còn nhỏ là chúng không cần làm bất cứ thứ gì. Trên thực tế, tùy thuộc vào từng độ tuổi, trẻ đã có thể làm những việc vừa với sức lực của mình, chẳng hạn như quét nhà, thu gọn quần áo, rửa chén, nấu ăn… hay đơn giản nhất là tự mình ăn cơm. Những đứa trẻ được phép làm những điều này không những giúp đỡ được khi bố mẹ mệt mỏi, mà còn khiến chúng trở thành một người biết tự lập sớm.
Khi một đứa trẻ biết chịu trách nhiệm về những việc riêng của chúng ở nhà, lớn lên sẽ trở thành một người rất tham vọng, cầu tiến và tự lập. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ làm việc nhà, biết quản lý tiền tiêu vặt… càng được trao quyền tự chủ, trẻ càng trở nên sống có trách nhiệm hơn
4. Quyền lựa chọn
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với không ít lựa chọn như trong việc ăn uống, mặc quần áo, học tập, làm việc… Đứng trước sự lựa chọn, có người quyết đoán nhanh, mạnh mẽ nhưng cũng có số khác lại chậm chạp, phân vân và gặp khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời của mình.
Ngoài đời, có không ít bố mẹ chủ động thu xếp mọi thứ cho con cái với quan điểm: "Mẹ làm tất cả vì con". Từ nhỏ, đứa trẻ mặc quần áo gì, chơi đồ chơi gì, ăn uống, học tập... cho đến lúc lớn lên cần chọn ngành học, công việc, bạn đời đều do bố mẹ quyết định. Một đứa trẻ lớn lên hoàn toàn không có một quyền quyết định gì cả trong mọi việc, liệu rằng điều này có tốt cho chúng?
Khi một đứa trẻ mất đi khả năng lựa chọn, không biết cân nhắc ưu khuyết điểm, luôn ỷ lại bố mẹ, chúng dần dần trở nên nổi loạn, thích đẩy hậu quả cho người khác. Những đứa trẻ này rất khó để tồn tại trong cuộc sống, dần dần mất đi tính chủ động của bản thân.
Nếu là bố mẹ gia trưởng, độc đoán, họ sẽ bắt con cái nghe theo lời của mình, điều này hoàn toàn không tốt cho một đứa trẻ. Ngược lại, nếu bố mẹ ngay từ sớm đã cho phép con mình được tự do lựa chọn những thứ chúng muốn, khiến một đứa trẻ trở nên tự tin với quyết định của mình, cơ hội thành công sau này sẽ cao hơn những người khác.

Photos from Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc's post 16/11/2021

🌎 ☂ Những đứa trẻ triển vọng nhất TRONG 10 NĂM TỚI hầu hết đều đến từ 5 kiểu gia đình này.
CON BẠN CÓ THUỘC TRONG SỐ ĐÓ?
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng con cái mình là một đứa trẻ mạnh mẽ và tự tin, thành công trong tương lai. Tuy nhiên, một đứa trẻ có triển vọng hay không phụ thuộc nhiều vào môi trường gia đình. Môi trường khác nhau tạo ra những đứa trẻ có tính cách khác nhau. Để nuôi dưỡng con ngoan, việc chăm con thôi chưa đủ. Cha mẹ thay đổi suy nghĩ, làm tấm gương cho con cái và sẵn sàng cùng con lớn lên chính là "liều thuốc chữa bách bệnh" để nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc.
1. Một gia đình có cha mẹ hòa thuận
Đối với một đứa trẻ, còn tác hại nào nghiêm trọng hơn việc cha mẹ cứ chăm chăm vào ý kiến của mình, phàn nàn, cãi vã và đổ lỗi cho nhau như kẻ thù? Đặc biệt là khi nguyên nhân mâu thuẫn là do con cái thì cảm giác tội lỗi và sợ hãi của đứa trẻ càng sâu sắc hơn. Ngược lại, sự hòa thuận và yêu thương của cha mẹ cũng là cách giáo dục con cái tốt nhất. Khi cha mẹ hỗ trợ, khẳng định lẫn nhau và hợp tác với nhau, trẻ sẽ không bối rối và sẽ sẵn sàng làm theo yêu cầu của cha mẹ hơn. Sự hòa thuận của cha mẹ là phong thủy tốt nhất để con cái lớn lên.
2. Gia đình biết động viên
Động viên không chỉ là kỹ thuật nuôi dạy con cái mà còn là thái độ của cha mẹ - con cái. Khi có ý nghĩ: "Mẹ muốn kiểm soát con bằng các phương pháp khích lệ" thì tác dụng động viên sẽ giảm đi rất nhiều, chỉ khi tôn trọng trẻ thực sự thì mới có thể khuyến khích trẻ từ trái tim.
Không có đứa trẻ nào hoàn hảo trên thế giới. Hãy xem đứa trẻ đang làm gì và có tiến bộ không. Động viên trẻ mọi lúc mọi nơi, tích cực củng cố hành vi tốt. Những đứa trẻ được khuyến khích thường tự tin và vui vẻ, tin tưởng vào khả năng của bản thân và sẵn sàng đấu tranh cho lý tưởng của mình, những đứa trẻ như vậy rất có sức hút và triển vọng.
3. Gia đình lập quy tắc
Như đã nói, không có vòng tròn nào mà không có quy tắc. Ngay từ khi còn nhỏ, nếu không có những quy tắc do cha mẹ đặt ra, trẻ rất dễ muốn làm gì thì làm, không biết đánh giá lời nói và việc làm của mình là tốt hay xấu. Không có luật lệ và kỷ luật chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển và thành công của trẻ.
Một khi các quy tắc của gia đình đã được xây dựng thì phải tuân thủ nghiêm ngặt, không được phép bỏ qua, nếu không thì ý nghĩa của các quy tắc tự nó sẽ mất đi. Không chỉ đối với trẻ, cha mẹ cũng nên đặt ra cho mình một số quy tắc, cha mẹ và con cái nên tuân thủ và cùng nhau tiến bộ, đó là trạng thái tốt nhất giúp trẻ lớn lên trở thành một người lớn có thể độc lập, tự chủ.
4. Gia đình tôn trọng trẻ
Mỗi đứa trẻ là một món quà của thượng đế, muốn một đứa trẻ ngoan thì trước hết chúng ta phải tôn trọng tâm hồn trẻ. Hãy chấp nhận mọi thứ về con bạn, tin tưởng vào trẻ và để trẻ làm những gì muốn. Mọi thứ đứa trẻ làm hôm nay là để trở thành một bản thân tốt hơn vào ngày mai.
Tôn trọng mọi thứ về trẻ em là nền tảng của mọi nền giáo dục. Sự hiểu biết và hỗ trợ của cha mẹ quan trọng hơn việc chất vấn và từ chối. Hãy gieo vào lòng con một hạt giống và tiếp thêm cho con một chút định hướng, một chút sức mạnh, rồi đợi hoa nở.
5. Gia đình có cha mẹ động viên
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, lời nói và việc làm của bạn là đối tượng đầu tiên mà trẻ bắt chước sau khi trẻ bước vào đời. Có người nói rằng khi lớn lên con cái sẽ luôn có bóng dáng của cha mẹ. "Bạn muốn con mình trở thành người như thế nào thì trước hết bạn phải là người như thế ấy." Cách cư xử của cha mẹ là chuẩn mực định hướng con đi đúng đường trong cuộc đời. Giáo dục là một quá trình tự nuôi dạy bản thân. Sau nhiều năm, nhiều người sẽ quên kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng cách giáo dục cá nhân của cha mẹ từng chút một sẽ thấm vào cơ thể và tâm trí của trẻ, và nó sẽ trở thành một phần của chính trẻ.

15/11/2021

🌻 💐 4 CÁCH TRÒ CHUYỆN - giúp gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái, khiến con muốn gần gũi hơn với bố mẹ và phát triển tâm lý tốt hơn
1. Không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng
- Mẹ chơi với con được không?
- Vào phòng chơi một mình đi con.
Nhiều bậc phụ huynh sẽ nói với con như thế khi họ có một ngày mệt mỏi hay tâm trạng chán nản. Tuy nhiên, bạn nên trả lời rằng: "Mình sẽ chơi sau con nhé".
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ giấu cảm xúc của mình với con nhưng bạn phải biết cách kiểm soát và tìm cách để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể nghĩ rằng con còn nhỏ, không nhận ra được cảm xúc của bố mẹ, nhưng sự thật là con rất nhạy cảm với tâm trạng của bố mẹ đó.
Sự căng thẳng bạn đang đối mặt có thể khiến bạn có những phản ứng quá đà với bất kì thứ gì con yêu cầu, và nó sẽ khiến con tránh chia sẻ, tiếp xúc gần gũi với bố mẹ. Dành thời gian cho bản thân, để tâm trạng thoải mái, bạn sẽ có thể hỗ trợ con rất nhiều về mặt tinh thần.
2. Tạm dừng việc đang làm để thực sự nói chuyện với con
Việc bạn đang làm việc và nói chuyện với con khiến con cảm thấy mình không quan trọng đối với bố mẹ. Trái với suy nghĩ của bạn, trẻ con không phải lúc nào cũng có tâm trạng để nói chuyện đâu. Thế nên một khi con đã chủ động nói chuyện với bạn nghĩa là con cần sự chú ý cao độ của bạn.
Nếu không, con sẽ dễ mang tâm lý mình không phải là ưu tiên của bố mẹ, không quan trọng với bộ mẹ. Từ đó, con lại càng thu mình, không muốn chia sẻ cảm xúc với bố mẹ nữa. Đó là lý do khi trẻ đã tìm đến bạn nghĩa là trẻ có chuyện quan trọng cần nói. Ngưng việc bạn đang làm, giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt và hoàn toàn tham gia vào cuộc trò chuyện, đó là những gì bạn nên làm để con tin tưởng mình hơn.
3. Không ép con nói ra vấn đề mình đang gặp phải
Bạn càng hỏi: "Kể mẹ nghe xem có chuyện gì xảy ra nào?", trẻ sẽ càng không muốn nói. Việc hỏi đi hỏi lại con chuyện gì khiến con bực bội sẽ càng khiến con khó chịu và con chỉ càng muốn tự giải quyết vấn đề mà thôi. Chúng ta đối phó với căng thẳng theo những cách khác nhau và trẻ con cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao, thay vì liên tục ép con nói ra điều mà con không muốn, hãy thử tiếp cận theo cách gián tiếp, ví dụ như: "Con và bạn cãi nhau à".

4. Nghiêm túc với vấn đề con đang gặp phải
Ngay cả khi vấn đề đó đối với bạn thật đáng buồn cười, bạn vẫn phải nghiêm túc với vấn đề con đang gặp phải. Thay vì cười cợt, bạn nên chia sẻ về những trải nghiệm hay ký ức của bạn về vấn đề này nếu có để giúp con có cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Ngoài ra, những chuyện thầm kín con đã thổ lộ, bạn cũng không được kể với ai khác. Con đã rất tin tưởng mới kể bí mật của mình với bố mẹ và việc bạn kể với mọi người sẽ khiến con càng muốn giữ kín bí mật với bố mẹ hơn. Đó là hành vi làm tổn thương lòng tự trọng của con mà bố mẹ nhất định không được phạm phải.

14/11/2021

✨ 💥 QUY TẮC 5 NGÓN TAY - DẠY TRẺ CÁCH BẢO VỆ CƠ THỂ
Quy tắc này sẽ giúp trẻ xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, tránh bị lạm dụng, mua chuộc. Mẹ hãy cố gắng dành cho ít nhất 5 phút mỗi ngày để dạy con điều này.
- Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột: Những người này có thể ôm hôn, tắm, ngủ chung hay làm vệ sinh giúp bé khi còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín mà không cần sự trợ giúp nữa.
- Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình: Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Nhưng chỉ dừng lại ở đó! Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
- Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ: bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi. Ngoài ra, không được phép cho họ chạm vào mình.
- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu: bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
- Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to hoặc phản kháng quyết liệt để thông báo với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, khi bé đi khám bệnh, bác sĩ có thể khám cho bé nhưng chỉ khi có sự đồng ý của mẹ và bé. Còn khi bé đi chơi mà không có mẹ bên cạnh thì bé không đồng ý cho ai đụng vào người mình. Và tuyệt đối không nhận quà từ người lạ, không đồng ý cho người lạ chụp hình nếu chưa xin phép mẹ. Những kỹ năng này sẽ giúp cho bé có sự hiểu biết nhất định về việc cần phải bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm ngoài xã hội.

Photos from Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc's post 13/11/2021

🌪 🌷 Ngực nhỏ thì không có đủ sữa cho con bú, mẹ sau sinh không có sữa ngay… là một số quan điểm chưa đúng của nhiều mẹ đang nuôi con bú. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
**Ngực nhỏ thì không có đủ sữa cho con ti?
Cấu tạo vú của phụ nữ sẽ gồm có 3 thành phần: tuyến vú, mô mỡ và mô liên kết. Có nhiều nang sữa được cấu tạo bởi các tế bào tiết sữa bên trong tuyến vú. Các nang sữa (tuyến tạo sữa) được bao xung quanh bởi các tế bào cơ trơn, khi tế bào cơ trơn co thắt sẽ đẩy sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài.
Nguyên nhân các bà mẹ có kích thước ngực to nhỏ khác nhau là bởi thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hoặc ít, còn số lượng mô tuyến vú hoàn toàn tương đương nhau.
Vậy nên có thể khẳng định rằng, ngực mẹ nhỏ không phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng ít sữa. Sự thiếu hormone oxytocin và prolactin mới là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng ít sữa ở người mẹ
**Mẹ sau sinh sẽ không có sữa ngay?
Một số mẹ lo lắng khi sinh không có sữa ngay, nhưng thực tế thì từ 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ đã sẵn sàng tạo sữa, các tuyến sữa đã hoạt động mạnh mẽ và sữa non đã có sẵn trong ngực. Cơ thể mẹ còn có một cơ chế hoàn hảo để giữ sữa lại không tiết ra khi bé chưa ra đời, được kiểm soát bởi các nội tiết trong thai kỳ như steroids, progesterone.
Đến khi bé ra đời, các khóa kiểm soát mới được mở ra và sữa chỉ được tiết khi có đúng tín hiệu gọi sữa. Tín hiệu để gọi sữa là để bé tiếp xúc da kề da và tự ngậm bắt vú ngay khi ra đời. Việc bé bú kích thích vú ngay khi vừa sinh chính là chìa khóa sẽ giúp tăng lượng oxytocin nhằm tiết sữa.
Nên vắt bỏ sữa đầu vì không có chất cho bé?
Theo giai đoạn tiết sữa trong một cữ sữa, sẽ gồm có hai giai đoạn: sữa đầu và sữa cuối.
Sữa đầu có màu như nước vo gạo, có chứa nhiều nước, kháng thể và chất dinh dưỡng (protein, vitamin, khoáng chất, ít chất béo…) giúp trẻ thỏa mãn cơn khát và tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh xâm nhập.
Việc mẹ vắt bỏ sữa đầu tức là đã bỏ đi lượng kháng thể có sẵn rất tốt cho trẻ
**Do sữa mẹ nóng nên bé chậm tăng cân?
Nhiều mẹ cho rằng do sữa mẹ nóng khiến trẻ chậm tăng cân. Điều này hoàn toàn không đúng. Bởi việc trẻ tăng cân hay không phụ thuộc nhiều yếu tố như:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ, nên mẹ cần phải ăn uống đầy đủ để sữa có chất cho con
- Khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ do hệ tiêu hóa gặp vấn đề
- Trẻ không nhận đủ lượng sữa cho cơ thể nên không đủ nguồn năng lượng để cơ thể phát triển do mẹ ít sữa, cho trẻ bú sai cách, trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh, trẻ bú lắt nhắt không theo cữ…
Trẻ tăng cân chủ yếu do lượng chất béo có trong sữa cuối, do đó mẹ cần cho trẻ ti hết cữ, đến khi ngực hết sữa rồi mới chuyển sang ngực còn lại. Nếu trường hợp mẹ quá nhiều sữa, có thể vắt bớt sữa đầu và trữ lại để cho trẻ ti được cả sữa đầu và sữa cuối, lấy được đầy đủ dưỡng chất và tăng cân tốt.
**Sữa mẹ loãng thì không có chất, trẻ không tăng cân?
Phụ nữ mới sinh thường gặp phải tình trạng sữa mẹ bị loãng và cảm thấy lo lắng vì sợ không cung cấp đủ dưỡng chất cho con, trẻ không tăng cân.
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì trên thực tế, thành phần của sữa mẹ về cơ bản đều giống nhau với khoảng 80 - 90% là nước, 10 - 20% là các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Khi nhìn bằng mắt thường, mẹ thấy rõ ràng sữa bị loãng nhưng thực chất thành phần của sữa lại không thay đổi chút nào, sẽ không ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ.
Trẻ bú mẹ nhưng vẫn không tăng cân sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ, cách cho con bú có đúng cách hay không. Vậy nên đòi hỏi mẹ cần ăn uống đầy đủ để sữa có chất cho con.
**Sau 6 tháng, sữa mẹ không còn chất nữa?
Sau 6 tháng đầu, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ không hề thay đổi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc hơn.
Tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn nên mẹ hãy xem xét ngoài sữa mẹ hãy cho trẻ ăn dặm thêm các thức ăn bên ngoài để cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng
**Chỉ cần con ăn sữa mẹ hoàn toàn, còn ti bình hay ti mẹ không quan trọng?
Trẻ được bú mẹ trực tiếp sẽ mang lại nhiều ưu điểm hơn so với việc vắt sữa và cho trẻ bú bình như:
- Bú mẹ trực tiếp cung cấp nhiều kháng thể bảo vệ trẻ hơn; giúp trẻ luyện tập cơ vùng mặt và thúc đẩy cho sự phát triển hàm mặt một cách cân xứng. Đồng thời trẻ phát triển được khả năng nói và phát âm rõ.
- Bú sữa mẹ trực tiếp giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh đối với phụ nữ, trẻ được da kề da với mẹ tạo sự kết nối mẹ - con tốt hơn.
- Bú sữa mẹ trực tiếp giảm nguy cơ béo phì cho trẻ
- Bú mẹ trực tiếp tiện lợi, ít tốn kém, sạch sẽ và đáp ứng nhanh nhu cầu của trẻ khi bị đói
🌤 🎋 Hãy là những bà Mẹ thông thái hiểu biết để cho bé có 1 nền tảng tối ưu được về phát triển sức khỏe và trí não cho con.
Làm mẹ thật vất vả, HỒNG SÂM NHUNG HƯƠU SOLIFE sẵn sàng đồng hành cùng mẹ chăm sóc CHO CON YÊU.

Photos from Hồng Sâm Dinh Dưỡng Hàn Quốc's post 12/11/2021

💐 ☂ NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY BỐ MẸ KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĂN QUÁ NHIỀU
1. Quả hồng
Quả hồng chứa nhiều vitamin, hương vị cũng rất ngon, khi đem nghiền nhuyễn có thể cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, loại quả này tuyệt đối không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ đang bị tiêu chảy, khó chịu về đường tiêu hóa, nôn trớ, khó tiêu, cảm lạnh, càng không nên cho trẻ ăn hồng.
2. Mía
Mía không được khuyến khích cho trẻ ăn nhiều vì nó quá cứng, khó nhai lại chứa hàm lượng đường lớn. Khi ăn quá nhiều mía, rất dễ làm loét niêm mạc miệng của trẻ.
3. Cam quýt
Cam quýt chứa rất nhiều vitamin C, rất tốt để cải thiện sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng, cam quýt chứa nhiều caroten, khi ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng vàng da. Mặc dù hiện tượng vàng da bệnh lý này không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến cho bố mẹ lo lắng.
Bố mẹ cũng cần chú ý không nên cho trẻ uống nước ép cam quýt khi bụng đói, vì nó có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày trẻ. Đặc biệt, sau khi uống sữa xong càng cần phải tránh ăn cam quýt, nếu không sẽ tạo phản ứng kết tủa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Trong trường hợp không ép lấy nước, bố mẹ cũng nên chú ý tới việc trẻ ăn các miếng cam quýt lớn, trẻ có thể bị nghẹn, rất nguy hiểm.
4. Vải thiều
Vải thiều là một loại quả không được khuyến khích ăn nhiều, dù là trẻ con hay người lớn. Nguyên nhân là bởi vải có tính nóng, ăn nhiều có thể làm mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nhiệt miệng, vã mồ hôi, tay chân lạnh… Hơn nữa, vải rất ngọt, có thể làm tăng lượng đường đột biến trong máu. Có một tình trạng gọi là "say vải" do ăn quá nhiều, gây nguy hiểm cho con người. Dù vải có ngon đến mấy trẻ cũng không nên ăn quá 5 quả mỗi ngày.

5. Dứa
Dứa là loại quả rất dễ gây dị ứng khi tiêu thụ, một số trẻ có thể bị nổi mề đay, xuất huyết kết mạc. Nguyên nhân là bởi trong dứa có một chất gọi là protease, có tác dụng phụ đối với da và mạch máu. Nếu trẻ có tiền sử bị hen suyễn, cần tuyệt đối tránh loại quả này.
Cũng như nhiều loại trái cây khác, dứa không được khuyến khích ăn nhiều, mặc dù nó chứa nhiều loại vitamin cơ thể cần. Để giảm bớt những rủi ro dứa mang lại, bố mẹ có thể cắt dứa thành những miếng nhỏ, chần qua nước nóng trong 3 đến 5 phút. Điều này có thể giúp trẻ bớt bị dị ứng.
6. Dưa hấu
Dưa hấu có tính lạnh, nếu trẻ ăn nhiều sẽ khiến dịch vị bị loãng. Vì chức ăn tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, khi bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, mất nước.
Trong trường hợp trẻ đang bị tiêu chảy hoặc khó chịu về đường tiêu hóa, bố mẹ không nên cho trẻ ăn các loại trái cây có tính lạnh như dưa hấu.
Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn trái cây bố mẹ cần biết
- Không được ép nước trái cây rồi đun sôi, vì sẽ làm mất đi rất nhiều vitamin, khoáng chất, tốt nhất nên nghiền nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ cho trẻ ăn.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều trái cây trước bữa cơm.
- Bất kỳ loại trái cây nào cũng nên cho trẻ ăn với số lượng ít dù hương vị có ngon đến mấy đi chăng nữa.
- Trái cây không thể thay thế rau củ hoàn toàn.
- Thời điểm ăn trái cây là bữa phụ và không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây cách bữa chính từ 1 đến 2 tiếng để không ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
- Không cho trẻ ăn trái cây bị hư thối.
**Hãy là những bà Mẹ thông thái hiểu biết để cho bé có 1 nền tảng tối ưu được về phát triển sức khỏe và trí não cho con.
Làm mẹ thật vất vả, HỒNG SÂM NHUNG HƯƠU SOLIFE sẵn sàng đồng hành cùng mẹ chăm sóc CHO CON YÊU.

11/11/2021

⛈ 🌛 Cho mọi thứ vào miệng là bản năng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để khám phá thế giới xung quanh. Bởi vậy, không thể nào cấm trẻ không được cho thứ gì đó vào miệng. Nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu chẳng may bé nuốt phải đồ chơi hay dị vật.
Nếu bé nuốt phải dị vật cần xử lý ra sao?
Nếu bé nuốt một thứ gì đó không có cạnh sắc hoặc có vẻ như dị vật không bị kẹt trong cổ họng của bé, có lẽ bé sẽ vẫn khỏe mạnh bình thường. Có khả năng cơ thể bé sẽ đào thải dị vật đó ra ngoài cùng với phân. Trong khi bạn chờ để thấy dị vật đó, hãy để mắt tới bé và đưa bé đi khám ngay nếu bé bắt đầu nôn mửa, chảy nước dãi, không ăn, bị sốt, ho, thở khò khè hoặc hắt hơi nhiều.
Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ nếu không nhìn thấy dị vật trong phân của bé trong vài ngày tới. (Để kiểm tra, bạn có thể cho phân của bé lên dụng cụ lọc rồi dội nước nóng vào).
Nếu bạn nghĩ bé nuốt một thứ gì đó có cạnh sắc (như tăm hoặc kim) hay vật nguy hiểm (như pin hoặc nhiều nam châm nhỏ), hãy đưa bé đi khám ngay, kể cả khi bé có vẻ khỏe mạnh.
Những thứ như vậy có thể cần phải lấy ra chứ không nên chờ nó đi ra qua đường hậu môn. Bởi chúng có thể làm thủng thực quản, dạ dày, ruột của bé, hoặc tạo ra một dòng điện nhỏ trong bụng bé. (Một nam châm nhỏ có thể sẽ đi qua đường ruột của bé ra ngoài cùng phân, nhưng hai hoặc nhiều nam châm có thể bị dính với nhau, dẫn đến xoắn, tắc nghẽn hoặc thủng ruột).
Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp bạn phòng ngừa nguy cơ trẻ hóc dị vật:
- Kiểm tra sàn nhà và nơi vui chơi của bé, tránh không để bé tìm thấy và cho vào miệng những vật như: Các nút nhỏ, đồ trang sức, ghim, đồng xu, nắp bút, kẹp giấy, đinh, đinh vít, móng tay, bút màu, bút bi, pin...
- Luôn giám sát trẻ khi cho trẻ đến nhà người khác chơi.
- Những ngày nghỉ dù ở nhà hay đi chơi xa luôn phải chú ý đến trẻ. Những đồ chơi và thực phẩm ở khắp mọi nơi.
- Hãy chắc chắn là đồ chơi, búp bê, thú nhồi bông an toàn với trẻ nhỏ, không có bộ phận nhỏ nào bị rời ra.
- Học cách sơ cứu trẻ.
**Hãy là những bà Mẹ thông thái hiểu biết để cho bé có 1 nền tảng tối ưu được về phát triển sức khỏe và trí não cho con.
Làm mẹ thật vất vả, HỒNG SÂM NHUNG HƯƠU SOLIFE sẵn sàng đồng hành cùng mẹ chăm sóc CHO CON YÊU.

07/11/2021

💐 🌬 TẠI SAO PHỤ NỮ SAU SINH DỄ CÁU GẮT VÀ LẠNH NHẠT?
Mấy anh chồng thắc mắc không ? Đẻ đi rồi biết
Chỉ là tâm sự mẹ bỉm để đồng cảm cho đỡ hiu quạnh
Hồi con gái cảm giác mong manh muốn được che chở còn có con rồi như anh hùng chống lại cả thế giới
Banh da xẻ thịt sanh con có mẹ nào không muốn dành điều tốt nhất cho con. Hạnh phúc nhất là được chăm con theo cách riêng của mình, dễ quạo nhất là gặp mấy người không đẻ không đau mà kêu chăm con mình mà theo cách của họ, ủa con tui mà?? Con ai người nấy lo đi mấy má
Bé mà ngoan thì do bé tự động ngoan, bé mà hư là do mẹ nuông chiều, không biết cách dạy vậy có dễ điên không? Hiền sao nỗi?
Thời yêu đương trai gái thì khác, lúc yêu là cái thời lộng lẫy nhất từ dáng vóc đến khuôn mặt, cả ngày rãnh rỗi nhắn tin yêu thương các kiểu, tối tối thì diện đầm váy đi tung tăng hỏi sao tối về nhắn tin gọi điện không vui vẻ ngọt ngào sao được
Giờ mang danh mẹ bỉm sữa, mở mắt ra là hút sữa, vội đánh răng rửa mặt, túm được cái tóc cột cho gọn là sắn tay vô dọn dẹp, tắm rửa cho con, tranh thủ bỏ đại cái gì vô miệng rồi ẵm bồng ru ngủ. Con vừa ngủ là tranh thủ cơm nước làm xong mọi việc chưa kịp ngã lung là con thức bú móm chơi giỡn... cả ngày soi gương chưa được 3 lần đầu tóc như con điên, người thì toàn mùi sữa, nước đái... rồi thử hỏi tâm trí sức lực nào mà ngọt ngào trìu mến
Giải đáp thắc mắc chung cho mấy ông chồng cứ không hiểu sao sanh con xong vợ càng ngày càng nóng nảy, chả dịu dàng như lúc mới yêu ha
Vì thương con không dám gửi ai chứ phụ nữ tụi tui gánh cả thế giới còn được chứ huống gì làm ra tiền ở nhà chăm con thì dễ gì không gặp mấy câu đại loại như “ ở nhà chồng nuôi sướng quá”, “ chăm con có gì mà mệt”, con bụ bẫm thì chả nghe được lời khen chứ thử con còi là... biết rồi ha mấy mẹ bỉm
Mấy anh chồng đi làm còn được ra ngắm phố xá, thi thoảng còn có gái đẹp đủ kiểu để ngắm đi làm nên phải ăn ngủ nhiều mới có sức, đêm thì cứ khò khò đến sáng dậy quần áo tươm tất đi làm, ăn sáng ngon lành, về nhà thì cứ tắm rửa nghỉ ngơi còn mấy bà vợ trong 4 bức tường “ sướng”lắm, không đi làm nên cũng không có giờ nghỉ giải lao, không đi làm nên phải thức trông con cho chồng ngủ ngon để đi làm, không đêm nào tròn giấc,...nói mà muốn gớt nước mắt
Dĩ nhiên dù cực khi có con nhưng chưa bao giờ hối hận ngược lại còn rất hạnh phúc chỉ cho mọi người hiểu mang bầu cực 1, sanh con cực 10 nên bớt dèm pha dùm. Con mình sanh thì mình có trách nhiệm chăm chứ đừng ai nói sao ôm khư khư chi cho cực rồi than, ai nói vậy xin phép cho một vé đi làm răng
Không phải khi không mà từ con gái thành con quỷ được, chứ người thường mà nuôi con sao chịu nỗi miệng thế gian. Túm cái quần lại chốt lần cuối mẹ bỉm nào nuôi con nhỏ thì cứ mạnh dạn nuôi con theo cách của mình, có con rồi tự khắc sẽ bị câm bị điếc lo nghĩ mai cho con ăn gì, mua đồ đẹp gì cho con là đủ rồi
Và các anh Chồng nhớ chiều chuộng ‘Mẹ bỉm’ để chị em không chịu nhiều áp lực nhé!
🌟LÀ MẸ THÔNG THÁI KHI BẢO VỆ CON CÁI
HỒNG SÂM NHUNG HƯƠU SOLIFE sẽ luôn đồng hành cùng các Mom chăm sóc CHO CON YÊU.

Want your business to be the top-listed Clothing Store in Bao Loc?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Video title
Video title
Video title
𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐬𝐚̂𝐦 𝐁𝐚𝐛𝐲 𝐂𝐡𝐮𝐧𝐇𝐨
𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒔𝒂̂𝒎 𝑩𝒂𝒃𝒚 𝑪𝒉𝒖𝒏𝒉𝒐- 𝑩𝒆́ 𝒗𝒖𝒊 𝒌𝒉𝒐̉𝒆 - 𝑴𝒆̣ 𝒂𝒏 𝒕𝒂̂𝒎
𝗖𝗼𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻𝗴 𝗮̆𝗻, 𝗵𝗮𝘆 𝗼̂́𝗺 𝘃𝗮̣̆𝘁 - 𝗔́𝗽 𝗹𝘂̛̣𝗰 𝗰𝘂̉𝗮 𝗺𝗲̣
𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒔𝒂̂𝒎 𝑩𝒂𝒃𝒚 𝑪𝒉𝒖𝒏𝒉𝒐- 𝑩𝒆́ 𝒗𝒖𝒊 𝒌𝒉𝒐̉𝒆 - 𝑴𝒆̣ 𝒂𝒏 𝒕𝒂̂𝒎
HỒNG SÂM BABY CHUNHO
Hồng sâm cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn còi xương
𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒔𝒂̂𝒎 𝑩𝒂𝒃𝒚 𝑪𝒉𝒖𝒏𝒉𝒐 𝑯𝒂̀𝒏 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄
𝑯𝑶̂̀𝑵𝑮 𝑺𝑨̂𝑴 𝑩𝑨𝑩𝒀 𝑪𝑯𝑼𝑵𝑯𝑶
Hồng sâm Baby ChunHo

Telephone

Address

Số 48, Duy Tân, Phường 1
Bao Loc
66016