Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp

Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp

Vật tư nông nghiệp Cường Thịnh

15/05/2024

✅ THỜI ĐIỂM PHUN TẠO MẦM HOA

Sau khi bón lân 15 -20 ngày, lá bắt đầu lụa thì tiến hành phun tạo mầm.

- Lần 1: MKP , Lân 86 👉Liều lượng: MKP 1kg ,Lân 86 0.5kg pha 200l nước.
- Lần 2: MKP, 10-60-10 hoặc lân 86 👉Liều lượng: MKP 1kg ,10-60-10 0.5kg cho 200L nước
- Lần 3: MKP, 10-60-10 hoặc lân 86 👉Liều Lượng: MKP 1kg ,10-60-10 0.5kg cho 200l nước
Cách Phun: Mỗi lần cách nhau 7 ngày. Phun ướt thân cành và mặt lá dưới . Lần 1 phun ướt cả 2 mặt lá. Thời tiết thuận lợi sau phun 2 lần thấy lộ mắt cua thì không cần lần 3

✅ KÉO BÔNG
Khi mắt cua lộ nhưng chưa đồng loạt phun RƯỚC MẮT CUA + AMINO hỗ trợ kéo bông đồng loạt, dưỡng bông khỏe, kết hợp với thuốc trừ nấm để rửa mắt cua

Phun RƯỚC MẮT CUA ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày
Liều lượng: 500ml RƯỚC MẮT CUA + 200 lít nước + kết hợp thuốc trừ nấm( dòng không nóng) như Antracol hoặc NANO BẠC ĐỒNG

✅ DƯỠNG BÔNG
Phun CANXI BO + AMINO dưỡng bông mập khỏe, tăng sức sống hạt phân. Kết hợp thuốc sâu rầy nếu có
Trước khi cả nhuỵ 1 tuần, nên bổ sung lần 2 CANXI BO tăng tỉ lệ đậu trái, chống rụng trái
Khi mắt cua ra đều khoảng 2cm thì nhấp nước nuôi bông.

✅LƯU Ý
- Sau khi bón lân (Lâm Thao hoặc Vân Điển) thì cần phải có thời gian lân giải thì cây mới hấp thụ được. Sau 15 -20 ngày, lúc này lân đã phân giải, cây đã hấp thụ được lân vì lân là nguyên tố khó phân giải. Mặt khác, ở thời điểm này lá bắt đầu lụa dinh dưỡng hấp thu qua lá tốt nhất.
- Công dụng của lân 86 là cung cấp lân cho cây trong trường hợp cây chưa hấp thu đủ lân qua gốc. Công dụng của MKP là khống chế quá trình đi đọt và làm già lá nhanh

- Cắt cành bơi: Với cây tơ thì cắt trước khi lên thuốc, còn cây lão thì để cành bơi lại , cắt sau khi lên thuốc lần 1 được 4-5 ngày vì cây lão đã khai thác trái vài năm nhiều năm trở lên lớp vỏ dày và trai cứng , nếu cắt thì khi phun tạo mầm trong thân thì độ ngấm thuốc sẽ kém nên phải để (Với sầu thái mới làm vậy, với Ri 6 thì không cần)

10/05/2024

THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP BỔ SUNG CANXI-BO CHO SẦU RIÊNG
Mọi nông dân đều biết phân bón canxi bo rất quan trọng và cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Nhu cầu sử dụng canxi bo của sầu riêng cũng rất cao nên đây được xếp vào nhóm phân bón trung vi lượng. Tuy nhiên, không phải người nông dân nào cũng đều hiểu rõ tác dụng của canxi bo và những thời điểm nào thích hợp để bổ sung canxi bo cho cây sầu riêng. Trong bài viết này, Kinh Bắc sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Giai đoạn nuôi bông
- Khi cuống hoa dài 5-7 cm thì tiến hành phun dưỡng bông (canxi bo) và phòng trừ rệp sáp, sâu rầy.
- Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa.

2. Giai đoạn nuôi trái
- Giai đoạn sau xổ nhụy khoảng 8 – 10 ngày
+ Cần quản lí rụng trái non bằng cách bổ sung nguyên tố vi lượng Bo bằng cách phun trái (7-10 ngày/lần).
+ Boron hỗ trợ giữ trái, hạn chế rụng và giúp trái phát triển ổn định.
- Giai đoạn sau xổ nhụy khoảng 15 – 20 ngày
+ Giai đoạn này cũng cần nên phun phân bón lá có chứa Canxi Bo ngay sau khi đậu trái => để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo và nứt dọc cuốn do thiếu Canxi-Bo.
+ Giai đoạn này trái hay bị đỏ g*i, đỏ trái gây rụng do bọ trĩ.
Định kì 7-10 ngày/lần theo nguyên tắc chia làm nhiều lần bón.
Canxi Bo giúp thành tế bào ổn định
Ngoài ra nên bón cân đối giữa các nhóm phân trung – vi lượng và đa lượng, bổ sung các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh giúp đất thoáng, giữ nước tốt cho bộ rễ phát triển.

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 24/01/2024

BÍ QUYẾT CHO SẦU RIÊNG ĐẬU TRÁI, TO TRÒN VÀ XANH G*I

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình canh tác sầu riêng, ngoài việc áp dụng kỹ thuật xử lý để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái sai, thì vấn đề chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa. Bà con cần lưu ý các vấn đề sau để giúp đậu trái.

1. PHÂN BÓN VÀ DINH DƯỠNG

- Giai đoạn 1 (búp 20 ngày): Bà con chọn công thức NPK 3 số để dinh dưỡng cân bằng (15-15-15, 16-16-16, 17-17-17). Ở giai đoạn này bà con cần tỉa bông và phun thuốc phòng trừ bệnh cho cây. Bổ sung amino acid và vi lượng qua lá giúp lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đây là cơi đọt quan trọng để nuôi trái. Bà con có thể dùng phân bón lá để bổ sung trung, vi lượng cho cây ở thời điểm này.

- Giai đoạn 2 (trước xổ nhụy 15 ngày: Búp 40-45 ngày): Bà con có thể chọn công thức NPK chứa kali cao để chặn đọt (15-5-25, 15-5-20, 12-11-18, 16-9-20). Bổ sung amino acid và vi lượng qua lá giúp lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đây là cơi đọt quan trọng để nuôi trái. Bà con có thể bổ sung Canxi và Bo.

- Giai đoạn 3 (sau xổ nhụy 15 ngày): Bà con tiếp tục chọn công thức kali cao để chặn đọt (15-5-25, 15-5-20, 12-11-18, 16-9-20) + kết hợp hữu cơ (1-2kg). Để hạn chế rụng trái non ở giai đoạn này bà con phun GA3 5-10ppm (1g nguyên chất/100-200l nước) + kết hợp phân bón lá 1:2:1 (15-30-15) 2 lần cách nhau 10-15 ngày.

- Giai đoạn 4 (trái 30 ngày): Bà con có thể chọn công thức NPK 3 số bằng nhau để cây hấp thu dinh dưỡng cân bằng cho trái và lá. Có thể bón 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày.

- Giai đoạn 5 (trái 50 ngày): Bà con chọn công thức NPK tùy theo tình hình thực tế của vườn: sức khỏe cây, số trái/cây, cơi đọt (20-10-10, 20-20-15, 15-15-15, 15-5-20). Nếu khả năng đi đọt cao bà con sử dụng phân có hàm lượng kali cao. Riêng giống Ri6, bà con có thể phun Ca(NO3)2 để khắc phục hiện tượng cháy mũi trên giống Ri6 + Bổ sung amino acid để giúp trái phát triển đồng đều.

- Giai đoạn 6 (trái 70 ngày): Bà con chọn công thức NPK chứa hàm lượng kali cao: 15-5-20, 15-5-25, 12-11-18, 16-9-20,… + phun MgSO4 nồng độ 0,2% để hạn chế sượng cơm.

2. KHẮC PHỤC SƯỢNG TRÁI

- Trong suốt thời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào, có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng, ảnh hưởng chất lượng và giá bán. Nguyên nhân sượng trái sầu riêng chủ yếu là do trong thời kỳ cây nuôi trái nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có trường hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối thiếu Canxi và Magie, hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, năng suất kém.

- Khắc phục: Yêu cầu đầu tiên là phải chăm sóc cho cây khỏe mạnh. Kế tiếp là trong giai đoạn cây mang trái phải bón phân, tưới nước đầy đủ, đồng thời phòng trừ sâu bệnh hại tốt.

+ Hiện tượng trái sầu riêng bị sượng thường xảy ra vào khoảng 12 tuần sau khi đậu trái. Vì vậy, khi cây đậu trái được 20 ngày cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Không nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng, mà chỉ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa canxi và magiê. Nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều.

+ Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách phun phân MKP (0-52-34) với liều lượng 50 - 100 g/10 lít nước hoặc Nitrat Kali (KNO3) với liều lượng 150 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 - 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 - 12 tuần sau khi đậu trái.

+ Phân bón gốc: Cây sầu riêng cần nhiều kali, và các chất trung vi lượng, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín. Bón đủ kali và trung, vi lượng sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn. Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng cho cây ăn trái với thành phần kali trong phân bón là kali sunfat.

+ Phân bón lá: Bà con có thể bổ sung phân bón ể cung cấp thêm trung, vi lượng cho cây giúp cây nuôi trái lớn khỏe, bóng đẹp đồng thời giúp già hóa đọt nhanh tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái. Giai đoạn này cũng cần nên phun phân bón qua lá có chứa Bo ở thời kì 15 - 20 ngày sau khi đậu trái, có thể dùng phân bón lá để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo.

3. GIẢM RỤNG TRÁI

- Rụng trái non sinh lý, rụng do cây thiếu dinh dưỡng, do thời tiết bất lợi như mưa nhiều, nắng to,… Để hạn chế hiện tượng rụng trái non thì việc chăm sóc đúng kỹ thuật và kịp thời sẽ giúp cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời sẽ khắc phục được hiện tượng rụng trái non đang xảy ra rất nhiều trong giai đạon hiện nay.

- Khắc phục:

+ Tỉa quả: Bà con cần phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả. Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm). Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm). Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).

+ Phun phân bón qua lá để dưỡng quả: Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triển để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.

4. QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

- Giai đoạn này cây dễ mắc các bệnh do nấm Phytopthora gây hại thân, quả giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Bà con dùng phân thuốc phun phòng 4 đợt cho cây cụ thể là: + Lần 1: Sau thu hoạch

+ Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông
+ Lần 3: 60 ngày sau khi xả nhụy.
+ Lần 4: 100 ngày sau khi xả nhụy.

+ Cách phun: phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán.

- Đối với các bệnh như nhện đỏ, rầy xanh, rầy phấn trắng, đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng. Bà con sử dụng các loại phân thuốc để xử lý bệnh và tiêu diệt dứt điểm mầm bệnh, phá hủy môi trường sống của các loài sâu bệnh hại.

+ Phòng bệnh định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.

+ Trị bệnh: Bà con phun định kỳ 5-10 ngày/lần, phun ướt đều cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Bà con phun khoảng 2 lần cây sẽ khỏi bệnh, có thể kết hợp với phân bón để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

Trên đây là sơ lược các vấn đề cơ bản để chăm sóc sầu riêng giai đoạn mang trái, bà con có thể tham khảo và áp dụng cho vườn mình. Tuy nhiên, tùy vào mùa vụ và vùng miền khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau, nếu gặp thêm các vấn đề khác bà con có thể để lại bình luận bên dưới để cùng nhau giải đáp giúp quy trình hoàn thiện hơn.

CẢM ƠN BÀ CON, CHÚC BÀ CON ÁP DỤNG THÀNH CÔNG VÀ CÓ VỤ MÙA BỘI THU!

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 03/01/2024

BLAC THORN Chợ Lách. Bến tre mùa 2...

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 27/12/2023

Hạnh phúc nhất là chính mình nhìn thấy thành quả 4 năm qua mình bỏ công chăm sóc, em cũng là 1 anh nông dân chính hiệu nhe mọi người....

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 26/11/2023

Luôn Đồng Hành Cùng Bà Con nông Dân 4.0

Quy Trình Giữ Cơi Đọt Sầu Riêng Đúng.
-Sau khi thu hoạch thực hiện các bước cơ bản. Cắt cuống, bón vôi , hoạt lân, humic, phân nở, cắt cành,phun nấm rửa vườn, bón đạm 20.10.10. Chú ý đạm cá hạn chế khi chưa qua sử lý an toàn. Đọt nhú ta tiến hành giữ cơi tuyệt đối như sau. Lượng phân bón tùy Theo tuổi cây và sức cây, bón xa gốc. không để gốc đọng ứ nước.
-Bước 1.Khi chưa nhú cơi ta tiến hành phun gộp chung rầy xanh, nhện đỏ liều mạnh kèm trung vi lượng.
Bước 2.Đọt nhú ta tiến hành phun rầy xanh amino cao cấp kèm 30,10,10.combi phun kỹ.
Bước 3. Cách bước 2,10,12ngày tiếp tục phun rầy xanh, rầy trắng kèm Amino trung vi lượng hàng thương hiệu phun lần này lúc lá mở hai ba cặp đầu tiên.
Bước 4. Khi lá mở 70% ta tiếp tục giữ rầy xanh ,tăng liều amino và trung vi lượng giúp lá xanh dày, mở tới đâu xanh tới đó.
Bước 5. Lá lụa gần như hoàn toàn ta tiến hành phun nhện đỏ và nấm.Trong quá trình lá mở gốc bón ba số 15.15.15 tùy theo tuổi cây. Như vậy quy trình tạo cơi đọt mong muốn đã song, mặt dù tốn kém và mất thời gian nhưng đặt nền móng vững chắc cho sầu này.
-Ai có nhu cầu tư vấn riêng, cụ thể alo e Tư vấn thuốc, hoạt chất chia sẻ hết những gì em biết vì em và vì bà con cùng chung tay đưa trái sầu riêng đi xa hơn có vị trí trên thương trường. Em vẫn nhận kỷ thuật chăm sóc sầu riêng khi chủ vườn yêu cầu. Thăm vườn 10 ngày lần bám sát vườn khi gặp khó khăn. Bài viết của em mang tính chủ quan còn nhiều thiếu sót mong lượng thứ..

Quy Trình Làm Hoa Sầu Riêng Cho Khu Vực Tây Nguyên.

-Trước khi làm hoa phải tạo được 1 đến cơi đọt thỏa mãn các điều kiện sau.
+Lá xanh dày đậm và ít nhất phải có 20,30% dàn lá trưởng thành cũ.

Bước 1. Khi lá mở vừa gần hết cơi ta tiến hành vô lân. Nếu vô các dòng lân dể hấp thụ ta cho lúc cơi mở vừa xong , còn nếu vô lân văn điển ta cho sớm hơn 20ngày vì hấp thụ chậm. Lượng phân cho tùy theo tuổi cây và sức cây.
Lá ta tiến hành phun 10.60.10+trung vi lượng, kèm sâu nhện giúp lá xanh dày và thành thục sớm.

Bước 2 : Khi tính toán thời tiết phù hợp ta tiến hành cắt nước.Phun nấm agriphos 400+mancozex giúp tiêu diệt rong rêu tảo, nấm phitop. Lân hai chiều trong ariphot góp phần quan trọng giúp cây làm hoa.
Tiến hành tiêu diệt sạch rệp sáp bám vào mặt dưới cành và trong cây phun cùng phân hóa mầm hoa mkp+10.60.10 với liều lượng cân đối Theo hướng dẫn ở nơi bán.hoặt các sản phẩm phân hóa mầm hoa mà mình tin tưởng . Phân hóa mầm hoa của Nam Việt là sản phẩm tốt.Phun lần 2 sau khi cắt nước 10 ngày. Chú ý không cắt bỏ cành bơi lúc này
Bước3 .Mùa làm hoa có những lúc thời tiết chuyển lạnh do đó một số vùng gặp khó khăn, chúng ta hãy bình tĩnh không nên vội khi mầm hoa chưa ra mà phun liên tục. Quan điểm riêng em là không cào lá ra khỏi gốc và phát cỏ thông thoáng ngay khi cắt nước mà tiến hành bước này sau khi cắt nước 15 ngày,vì muốn giữ cho rể tơ sống sót một it để sau khi vô nước rể còn giữ ,vô phân vô nước cây hấp thụ ngay và kéo đọt theo hoa dễ dàng hơn.

Bước 4 : Sau khi cắt nước 15,20ngày mà mầm hoa chưa ra mạnh ta tiến hành phun lân 86 hoạt phân hóa mầm hoa Nam Việt cùng rệp sáp vào dưới dạ cành lần cuối cùng.

Bước5 .Nguyên tắc của cây ra bông phụ thuộc vào độ thành thục của lá, thời tiết, đất của mỗi vùng vậy nên thấy hoa chưa ra mà nóng vội đưa lân và Kali cao vào nhiều lần làm cây suy và gặp nhiều khó khăn cho quá trình kéo đọt sau này.

Bước 6. Bước quyết định khi giam nước 20,25,30,45 ngày tùy theo từng vườn,thấy mắt cua hình thành rõ ràng 2,3cm chiếm trên 60% của cây ta tiến hành nhấp nước nhẹ cho cây ra mắt cua còn cây chưa ra tuyệt đối không vô nước trừ khi cây suy vàng rụng lá ta tiến hành nhấp nước nhẹ cứu cây và giam tiếp cho ra mới thôi.
Sau đó tăng dần nước và chuẩn bị bước quyết định sống còn kéo đọt theo hoa.

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 29/09/2023

Tự dưng cảm thấy cô đơn trống vắng quá đa...

05/09/2023
05/09/2023
Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 30/08/2023

Sầu riêng cầu vồng 20 tháng tuổi...

30/08/2023

Cách chăm sóc sau khi ra hoa sầu riêng cho anh em mới trồng ạ....

Photos from Mua Bán Vật Tư Nông Nghiệp's post 08/11/2022

QUY TRÌNH LÀM BÔNG MÙA THUẬN Ở (TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ)
Yêu cầu: Trước khi làm bông cây khỏe, không bị bệnh xì mũ, thán thư, rông rêu, ….
Cây đủ lá (có 2 – 3 cơ lá)
Có thời tiết thuận lợi làm bông (gió, nhiệt độ, cắt mưa hoàn toàn)
Qui trình làm bông gồm các bước:
Bước 1: Bón lân gốc
Thời điểm: Khi cơ lá cuối cùng (cơi lá làm bông) đọt bắt đầu mở hết lá.
Các loại phân có thể sử dụng các loại phân Lân như Văn Điền, Ninh Bình, Long Thành, …ngoài có thể sử dụng DAP + Kali
Liều lượng: Tùy vào độ tuổi cây, sức cây, mức độ xanh tốt của cây mà dung liều lượng khác nhau.
Ví dụ: Cây 5 năm tuổi bón từ 3 – 4 kg Lân
Cách bón: Bón khu vực dưới tán lá phạm vi 2/3 tán tính từ gốc ra ngoài.
Chú ý: Trước khi bón lân cần dọn sạch cỏ rác dưới khu vực tán lá để bón Lân thẩm thấu xuống đất đạt hiệu quả cao.
Tưới nước thường xuyên cho lân tan hết 3-4 ngày tưới 1 lần. Tưới 3 lần thì ngưng tưới và cắt nước hoàn toàn.
Bước 2: Phun tạo mầm
Thời điểm: Sau khi bón phân Lân 15 ngày tiến hành phun tạo mầm lần 1.
Các phân có thể sử dụng: Bằng 10-60-10, 10-55-10, Lân 86 kết hợp với phân bón lá chứa kali cao 7-5-44 + TE vi lượng.
Liều lượng: Theo hướng dẫn trên bao bì
Cách phun: Quan trọng phun ướt dạ cành, thân và mặt dưới lá
Lưu ý: Sau khi tạo mầm lần 1, Quan sát biểu hiện cây và thời tiết thường xuyên kiểm tra dạ cành để xem có mầm hoa hay không (mắt cua). Tùy số lượng nhiều hay ít, nếu chưa thấy xuất hiện mầm hoa thì phun tạo mầm lần 2 hoặc lần 3 phun như lần 1. Mỗi lần tạo mầm cách nhau 7 – 10 ngày.
Bước 3: Kéo bông
Khi kiểm tra có mắt cua sáng rõ thì bắt đầu kéo bông bằng các chất dinh dưỡng như Amino Axit, trung vi lượng, …
Trường hợp mắt cua bị đen hoặc nghẽn bông do nhiều yếu tố như: tưới nước sớm, mưa trong thời gian ra mắt cua, …Hoặc ra bông phướn (bông lá thì vui long liên hệ công ty Agriplus sớm để được hướng dẫn xử lý)

Want your public figure to be the top-listed Public Figure in Ben Tre?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Cách chăm sóc sau khi ra hoa sầu riêng cho anh em mới trồng ạ....

Category

Telephone

Website

Address

Ben Tre

Other Entrepreneurs in Ben Tre (show all)
Dịch vụ xkld & du học H.T.D Saigon Dịch vụ xkld & du học H.T.D Saigon
Ben Tre

Tìm kiếm kết nối & cung ứng nguồn lao động khu vực Bến Tre

Nhà đẹp 4.0 Nhà đẹp 4.0
Bến Tre
Ben Tre, 700000

Khu phức hợp ăn uống Café, giải trí và thể thao

Xốp dán tường bến tre Xốp dán tường bến tre
Ben Tre

Tấm ốp tường nhự vân đá vân gỗ

Vườn Mai Vàng Trung Nguyên Vườn Mai Vàng Trung Nguyên
Vĩnh Thành Huyện Chợ Lách Tỉnh Bến Tre
Bến Tre

dịch vụ mua bán

Bonsai chợ lách Bonsai chợ lách
Ben Tre, ẤPLONGHUÊXÃLONGTHỚICHỢLÁCHBẾNTRE

Chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại bonsai toàn quốc

Phan's eel farm Phan's eel farm
Ấp 3 Xã Sơn Đông, Tp. Bến Tre
Ben Tre

Cách không xa trung tâm thành phố, nằm khép mình bên dòng sông Mã, không gian lặng lẽ yên bình với nh

Tâm Hoa Đán chính hãng Bến Tre Tâm Hoa Đán chính hãng Bến Tre
Phú Khương
Bến Tre

Chuyên phân phối sản phẩm Hapi Việt Nam.

Hổ mẹ và Hổ con Hổ mẹ và Hổ con
Phú Đức-Châu Thanh-Bến Tre
Ben Tre

Cây Giống Hoàng Thơ Cây Giống Hoàng Thơ
241/57
Ben Tre

Chuyên mua bán các loại cây giống hoa kiểng miền Tây

C'Shop- Watch. C'Shop- Watch.
Bến Tre
Ben Tre, 86000

Thanh xuân như một tách trà,ghé shop không mua watch phí hoài thanh xuân.

Shop nhà Hằng Shop nhà Hằng
Tiên Long, Châu Thành
Ben Tre

Famyli all Famyli all
Ben Tre

chia sẻ điều thú vị trong cuộc sống.