Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt

Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt

Lắng nghe - Chia sẻ - Thấu hiểu - Bảo mật

23/03/2024

- Một chia sẻ, một yêu thương -

Dự án "Sữa Kun Cho Em - Cùng Em Cao Lớn"

Bạn cũng có thể trở thành một phần của dự án, chỉ cần:
📍Truy cập vào trang chủ dự án:https://suakunchoem.idp.vn/
📍Điền tên & nhận ngay Thư cảm ơn siêu đáng yêu từ các em nhỏ vùng cao.
📍Chia sẻ Thư cảm ơn kèm hashtag


Với mỗi thông điệp được chia sẻ, bạn đã góp phần tặng 1 hộp sữa cho trẻ em vùng cao.

Với mong muốn lan tỏa tinh thần yêu thương chia sẻ, Kun hi vọng được đồng hành cùng tất cả mọi người chung tay góp sức trong chiến dịch này cho các em

10/03/2023

VÌ SAO THẾ HỆ TEEN NGÀY CÀNG TRẦM CẢM?
Chưa bao giờ thế hệ trẻ trong hiện tại phải đối mặt với vấn nạn mang tên "TRẦM CẢM" đáng báo động như hiện nay. Có thể bạn hoặc những người xung quanh vẫn đang tự nhủ rằng "Tôi ổn mà" - thế nhưng sự thật thì càng ngày tỉ lệ căng thẳng, stress, áp lực, mệt mỏi tinh thần,... mà gọi chung là sức khỏe tâm lý yếu kém ngày càng gia tăng. Thời đại của mạng xã hội và các thiết bị thông minh làm cho tất cả chúng ta đều bị kéo theo còn sự kết nối trực tiếp ngày càng giảm lại. Bài viết dưới là một bài chỉ ra nhiều kết quả nghiên cứu tương đối khoa học và có cơ sở để nói về một thực trạng, được dịch độc quyền tại Tâm lý học ứng dụng.
Không nhiều kết quả nghiên cứu khiến bạn phải giật mình, nhưng nghiên cứu dưới đây thì có thể đấy.
Tôi đã theo dõi các xu hướng về thái độ và hành vi của nhóm tuổi teen và giới trẻ trong nhiều năm, chủ yếu dựa trên khảo sát đại diện cấp quốc gia trên các teen người Mỹ được thực hiện hàng năm mang tên Monitoring the Future (MtF). Tính từ những năm 1970, MtF đã khảo sát 1,4 triệu trẻ vị thành niên. Trong giai đoạn năm 2012-2013, có sự gia tăng đột ngột số lượng teen nói rằng mình đang trải qua những triệu chứng trầm cảm – cảm giác tuyệt vọng, chán sống, tin rằng mình không thể làm gì ra hồn. Các triệu chứng trầm cảm tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo, khiến các teen thời nay – đối tượng tôi mô tả trong quyển sách mới mang tên iGen của mình – trở nên phiền muộn hơn rất nhiều so với lứa tuổi teen của chỉ vài năm trước.
Từ khi đoạn trích của sách được đăng trên tạp chí Atlantic, một số người thắc mắc tôi đã làm thế nào để đi đến kết luận rằng các vấn đề sức khỏe tinh thần đang gia tăng ở lứa tuổi teen (và lý do điều đó xảy ra). Bây giờ khi quyển sách đã được xuất bản với đầy đủ các biểu đồ và phân tích, cuối cùng thì tôi cũng có thể đưa ra lời giải thích ở đây với hy vọng trả lời các chỉ trích dường như chỉ dựa trên sự thấu hiểu chưa đầy đủ về nghiên cứu này và cách nó được thực hiện.
Tìm hiểu sâu hơn, tôi phát hiện ra rằng sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm chỉ mới là một phần câu chuyện. Hạnh phúc – yếu tố đã gia tăng ở lứa tuổi teen trong 20 năm – bắt đầu sụt giảm. Sự cô đơn tăng lên nhanh chóng, và ngày càng nhiều sinh viên năm nhất (trong khảo sát quốc gia American Freshman trên 9 triệu sinh viên Mỹ) cho biết họ cảm thấy phiền muộn và quá tải. Đáng lo ngại hơn nữa là so với năm 2011, số lượng teen trong năm 2015 có biểu hiện trầm cảm lâm sàng có thể chẩn đoán trong nghiên cứu sàng lọc cấp quốc gia NS-DUH tăng thêm 50%. (Một điểm quan trọng cần lưu ý là tất cả những nguồn này là các khảo sát thực hiện trên những teen không được chọn lọc và không tìm kiếm sự điều trị - do đó, không thể nói rằng sự gia tăng đó là do có nhiều teen tìm kiếm sự điều trị hơn). Tỉ lệ tự sát tăng gấp 3 ở các bé gái từ 12-14 tuổi và tăng 50% ở các em gái trong lứa tuổi từ 15-19. Số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên nhập viện vì suy nghĩ tự tử hoặc tự hoại tăng gấp đôi trong giai đoạn năm 2008 đến 2015. Thế hệ iGen đang trải qua cơn khủng hoảng sức khỏe tinh thần. Không chỉ vậy, lý do điều này xảy ra dường như là một ẩn số.
Có vẻ nguyên nhân không bắt nguồn từ kinh tế; nền kinh tế Mỹ đã phục hồi sau năm 2011. Lý do cũng không đến từ áp lực học tập; trong khảo sát MtF; các teen của những năm 2010 nói rằng mình dành ít thời gian làm bài tập về nhà hơn so với teen của thập niên 90, và thời gian các học sinh cấp 3 có ý định vào đại học dành cho hoạt động ngoại khóa – trái với niềm tin thông thường – cũng tương đương với khảo sát của American Freshman. Không có biến cố hay thay đổi chính trị nào xảy ra trong thời gian đó (dữ liệu này được thu thập trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống). Những vấn đề như bất cân bằng thu nhập và thay đổi cấu trúc gia đình đã tồn tại từ hàng chục năm nay, và không hề có sự chuyển biến đột ngột trong những năm 2010. Vậy rốt cuộc nguyên nhân là gì?
Sau đó tôi chợt nhận ra một điều. Trong một dự án khác, tôi nhận thấy các em tuổi teen dành ít thời gian tương tác trực tiếp với bạn bè và dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với nhau qua các thiết bị điện tử, và xu hướng này tăng mạnh sau năm 2011. Tôi cũng phát hiện ra rằng đó là khoảng thời gian mà điện thoại thông minh trở nên vô cùng phổ biến – khi nhiều teen (và cả người lớn) chăm chăm vào màn hình điện thoại trên tay. Tổ chức Pew Center cho biết tỉ lệ người Mỹ sở hữu điện thoại thông minh đã vượt mức 50% vào cuối năm 2012. Đó cũng là thời điểm mà mạng xã hội trở thành thứ gần như là bắt buộc đối với các teen. Điện thoại thông minh và mạng xã hội là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các em – làm thay đổi đáng kể cách các em sử dụng thời gian, chứ không chỉ là một sự kiện trên tin tức hoặc một xu hướng các em nghe được từ cha mẹ mình.
Vậy là các mốc thời gian đã trùng khớp: Ngay khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến và các teen dành thời ít thời gian hơn cho những tương tác trực tiếp, thì sức khỏe tâm lý của các em bị suy giảm. Câu hỏi tiếp theo là liệu điện thoại thông minh có liên quan đến sức khỏe bị suy giảm của các cá nhân hay không. Trong phân tích của tôi về dữ liệu của MtF và Hệ thống Giám sát Rủi ro Giới trẻ của CDC, tôi phát hiện thấy có mối liên hệ này – những teen dành nhiều thời gian cho điện thoại thì kém hạnh phúc, nhiều phiền muộn và có nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến tự tử hơn. Những mối liên hệ đó vẫn tồn tại khi xem xét các yếu tố phức tạp khả thi khác, chẳng hạn như giới tính, chủng tộc và địa vị kinh tế xã hội.
Một số người tự hỏi tại sao tôi không đề cập đến các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội. Thứ nhất, đây chỉ là một đoạn trích trong sách, vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi tôi tập trung vào phân tích mà tôi thực hiện cho quyển sách (phân tích dữ liệu khảo sát đại diện cấp quốc gia MtF và dữ liệu CDC trên hàng ngàn teen, cho thấy mối tương quan giữa việc dành nhiều thời gian cho mạng xã hội và mức độ kém hạnh phúc). Thứ hai, phân tích tổng hợp (từ 67 nghiên cứu) gần nhất cũng phát hiện mối tương quan như trên. Nói chung, giữa các mẫu thử quy mô lớn tôi phân tích và phân tích tổng hợp nói trên, dường như rõ ràng là bằng chứng nghiêng về phía cho rằng ta kém hạnh phúc vì sử dụng mạng xã hội nhiều; do đó, quan điểm nói rằng tôi cố tình lựa chọn bằng chứng có lợi cho mình là vô căn cứ. Mạng xã hội có thể mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nhưng sức khỏe tâm lý – vốn là mối quan tâm của tôi – không phải là một trong những lợi ích đó.
Dĩ nhiên, như tôi đã lưu ý cụ thể trong đoạn trích trên tạp chí Atlantic, sự tương quan không chứng minh mối quan hệ nhân quả. Ví dụ như có quan điểm cho rằng người kém hạnh phúc sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu khác đã loại trừ lời giải thích đó, ít nhất là đối với mạng xã hội. Hai nghiên cứu theo thời gian phát hiện ra rằng việc sử dụng mạng xã hội nhiều khiến ta không hạnh phúc, nhưng sự kém hạnh phúc không làm con người ta sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Nghiên cứu thứ ba là một thí nghiệm thật sự (có thể xác định mối quan hệ nhân quả); nó giao ngẫu nhiên cho một số người lớn nhiệm vụ bỏ chơi Facebook trong một tuần. Kết quả là những người không sử dụng Facebook trong tuần đó thì hạnh phúc hơn, bớt cô đơn và ít phiền muộn hơn.
Việc trầm cảm dẫn đến sử dụng mạng xã hội cũng không thể giải thích tại sao trầm cảm lại đột nhiên tăng lên sau năm 2011-2012. Nếu sự gia tăng căn bệnh trầm cảm xảy ra trước, một yếu tố chưa xác định nào đó có thể khiến trầm cảm tăng mạnh đến thế, từ đó dẫn đến việc sử dụng nhiều điện thoại thông minh và mạng xã hội. Có vẻ như nhiều khả năng là việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội tăng lên và kéo theo sự gia tăng của chứng trầm cảm. Cho đến nay, những thay đổi lớn nhất trong cuộc sống hàng ngày của teen trong giai đoạn 2011-2015 là sự lan rộng của điện thoại thông minh và sự phát triển của mạng xã hội. Không có yếu tố nào sát thực hơn thế.
Ngoài ra, không ai phản đối quan điểm cho rằng tương tác xã hội trực tiếp gắn liền với sức khỏe tinh thần tốt hơn. Vậy nên dù ta bỏ đi mối tương quan giữa mạng xã hội và chứng trầm cảm - cứ cho là nó trung lập – thì sự suy giảm tương tác xã hội trực tiếp chắc chắn chịu trách nhiệm cho sự gia tăng chứng trầm cảm và không hạnh phúc. Vậy tại sao các tương tác xã hội trực tiếp bị suy giảm? Có thể là do ta ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại thông minh.
Nói vậy không có nghĩa là bạn nên tịch thu điện thoại của các trẻ vị thành niên. Như các nghiên cứu khác đã chứng minh, việc sử dụng điện thoại thông minh vừa phải – khoảng một tiếng mỗi ngày – thì không có hại. Trong phân tích của tôi về dữ liệu từ khảo sát Hệ thống Giám sát Rủi ro Giới trẻ do CDC thực hiện, sức khỏe tinh thần chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực khi ta sử dụng điện thoại từ 2 tiếng trở lên mỗi ngày. Tất nhiên là hầu hết các teen (và nhiều người lớn) dùng điện thoại nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày (trung bình là 6-8 tiếng trong thời gian rảnh), vì vậy việc đặt ra giới hạn là hợp lý.
Sau khi đoạn trích của quyển sách của tôi được đăng trên tạp chí Altantic, một số người, chẳng hạn như Sarah Rose Cavanagh, tranh luận rằng chúng ta không nên vội vàng đưa ra kết luận khi chưa thực hiện được một thí nghiệm kiểm soát, trong đó giao ngẫu nhiên cho các nhóm tuổi teen sử dụng nhiều hoặc ít điện thoại thông minh. Cô kết luận rằng, “Tôi cho rằng bọn trẻ sẽ ổn.”
Nhưng chẳng ổn chút nào khi số lượng teen bị trầm cảm nặng vào năm 2015 tăng thêm 50% so với chỉ 4 năm trước đó. Không hề ổn khi tỉ lệ tự sát của các em gái tuổi teen ở vào mức cao nhất kể từ năm 1975. Thế nào là ổn khi số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên nhập viện vì tự hoại hoặc suy nghĩ tự sát tăng lên gấp đôi. Ổn là nhiều em tuổi teen cho biết mình cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng ư?
Thế hệ iGen cũng có nhiều đặc điểm và xu hướng tích cực, điều mà tôi có nêu chi tiết trong sách, bao gồm tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên thấp hơn, ít uống rượu hơn và có đạo đức nghề nghiệp cao hơn. Vậy nên chẳng có hiểu lầm nào ở đây cả: Xu hướng đáng lo về sức khỏe tinh thần ở thế hệ trẻ không có nghĩa là thế hệ này hoàn toàn không có xu hướng tích cực, hoặc tôi bỏ qua các xu hướng tích cực. Thật ra, trong chương 1 của quyển sách – ngay đầu trang và căn giữa – tôi đã nêu rõ những xu hướng tích cực này, và trong suốt phần còn lại của sách cũng vậy. Không nên hiểu rằng việc chứng minh các xu hướng sức khỏe tinh thần là để “chỉ trích” thế hệ này – là một nhà tâm lý học, tôi nhận thấy ý kiến đó đi ngược lại với nền tảng của lĩnh vực của tôi, vốn cho rằng các vấn đề sức khỏe tinh thần xứng đáng được thấu hiểu và thông cảm giúp đỡ, chứ không phải chỉ trích.
Dựa trên những xu hướng tiêu cực không thể phủ nhận trong sức khỏe tinh thần của teen và các bằng chứng cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh phần nào có liên quan đến điều này, việc hạn chế thời gian sử dụng điện thoại của trẻ em và trẻ vị thành niên là hợp lý. Với bất cứ sự can thiệp nào, rủi ro của việc hành động so với không hành động phải được cân nhắc kỹ. Dường như việc giới hạn thời gian sử dụng điện thoại xuống còn dưới 90 phút/ngày có rủi ro không đáng kể. Tuy nhiên, nếu ta cứ khoanh tay đứng nhìn và để teen tiếp tục dành hơn 6 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội thì những xu hướng sức khỏe tinh thần tiêu cực này cứ mãi tiếp diễn.
Tôi ủng hộ một cuộc thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên quy mô lớn mà trực tiếp xác định mối quan hệ nhân quả giữa điện thoại thông minh và chứng trầm cảm. Tôi hy vọng những nghiên cứu như thế sẽ được tài trợ kinh phí và tiến hành, nhưng dù vậy thì cũng phải vài năm sau chúng ta mới biết kết quả. Và nếu xuất hiện bằng chứng về một xu hướng công nghệ và văn hóa khác mà có thể giải thích sự gia tăng của trầm cảm, cô đơn và tự tử bắt đầu từ khoảng năm 2012 thì tôi sẽ góp sức để làm rõ nó. Bây giờ, việc sử dụng điện thoại thông minh là tác nhân có thể thay đổi nhất, vậy nên đó là vấn đề tôi xử lý với con mình, và cũng là vấn đề tôi nghĩ các bậc phụ huynh khác nên cân nhắc. Các em tuổi teen và giới trẻ đang kêu cứu với các cố vấn đại học, những người thực hiện khảo sát và các nhà tâm lý trị liệu rằng các em đang đau khổ, và người lớn chúng ta không thể không lắng nghe.
* Tác giả Jean M. Twenge - Ad Gigi dịch
*Nguồn: psychologytoday - Why So Many Teens Today Have Become Depressed
---------------------------------------------------

▶️ : https://youtube.com/channel/UCCnulXslNwZ70GrQn-gXrlw
Test tâm lý: https://bacsitamly.vn/test-tam-ly/
📥 : m.me/bacsitamlyonlinevietnam

08/02/2023

Sản phẩm của các em giờ mới được post
Yêu thương làm sao nói hết được.

THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 08/01/2023

👉Kính nhờ các em học sinh THCS, THPT thực hiện bài khảo sát sau đây giúp cô với nhé.
🌼Các em làm xong thì chụp màn hình lại giúp cô, cám ơn các em.

THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đại dịch Covid-19 đã đi qua nhưng vẫn để lại những hậu quả rất lớn về cả kinh tế, sức khoẻ của tất cả chúng ta. Chúng tôi đang nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần của học sinh ở trường trung học dưới tác động của dịch bệnh...

05/12/2022

Cách sử dụng Ma trận Eisenhower để quản lý thời gian hiệu quả
P1 - Quan trọng và khẩn cấp

Những công việc thuộc vào mục này phải làm ngay vì chúng vừa quan trọng, vừa khẩn cấp, thường bao gồm các loại sau:

Không đoán trước được thời điểm xảy ra: Chăm sóc người thân bị ốm, cuộc họp khẩn, email công việc có liên quan đến dự án quan trọng, xung đột với khách hàng...
Đoán trước được thời điểm xảy ra: Ngày cưới, sinh nhật bố mẹ, lễ kỷ niệm của công ty...
Các công việc tồn đọng do lười và thói quen chây ì: Lịch ôn thi, gửi báo cáo công việc, soạn nội dung thuyết trình....
Loại 1 và 2 yêu cầu làm ngay lập tức, riêng loại 3 có thể giảm thiểu áp lực bằng cách chuyển chúng vào mục P 2.

P2 – Quan trọng nhưng không khẩn cấp

P2 không yêu cầu làm ngay (không khẩn cấp) nhưng bạn phải làm hết tất cả chúng vì chúng quan trọng. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho mục này và cố gắng làm nó lớn dần lên, chẳng hạn rèn luyện thói quen đọc sách, học ngoại ngữ, tập thiền, học kỹ năng mới liên quan đến công việc...

Nếu đang làm việc P2 có phát sinh việc P1 => ưu tiên hoàn thành P1 trước, sau đó sẽ giải quyết nốt P2 chứ không để sang ngày hôm sau.

P3 – Không quan trọng nhưng khẩn cấp

Đặc trưng của các đầu việc được xếp vào mục này là chúng không có gì ý nghĩa cho việc hoàn thành mục tiêu của bạn cả, chỉ có điều, chúng khẩn cấp, chẳng hạn ai đó nhờ bạn đi mua đồ khi đang học, cuộc gọi từ người thân lâu ngày không gặp, tin nhắn từ bạn bè....

Tiết kiệm thời gian

Cách tốt nhất là giải quyết các công việc này càng nhanh càng tốt, có thể ủy quyền cho người khác làm, đồng thời học cách nói "không", kết thúc cuộc gọi/tin nhắn lịch sự và từ chối thật khéo léo để dành thời gian cho các việc quan trọng.

8 lý do bạn nên học cách nói "KHÔNG" ngay từ bây giờ
P4 – Không quan trọng và cũng không khẩn cấp

Dành thời gian cho mục này ở mức tối thiểu nhất vì chúng thực sự không mang đến lợi ích gì đáng kể cả, chẳng hạn lướt Facebook, xem video hài, phim ảnh, đọc tin tức giật gân, buôn chuyện...

Khi có ý định làm việc gì thuộc nhóm 4, hãy tự hỏi bản thân liệu sẽ nhận được lợi ích gì? Nếu không có hoặc có rất ít, hãy kiên quyết chuyển sang việc khác để tránh lãng phí thời gian.

28/11/2022

"Dĩ nhiên, sẽ tuyệt vời biết bao nếu ta xác định được mục đích hay mục tiêu trong đời và rồi chinh phục được nó. Nhưng mong bạn hãy hiểu rằng dù không đạt được bất cứ thành tựu nào đi chăng nữa, sự tuyệt vời của sự sống cũng vẫn vẹn nguyên. Chỉ riêng việc "sống" đã có nghĩa là đang đấu tranh với rất nhiều thứ, đang nỗ lực hết sức để bảo vệ chính mình, đồng thời đang thích nghi, hòa hợp cùng thiên nhiên và môi trường xung quanh. Hãy trân trọng sự kiên cường của sự sống!"

- Chỉ sống thôi là đã đủ tuyệt vời | Itsuki Hiroyuki

Artwork by Alyssia Strasser
Cre: Vựa Chữ

Photos from Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt's post 22/11/2022

Cảm ơn!

28/10/2022

TẠI SAO BẠN NÊN NGỪNG CHE GIẤU CẢM XÚC?

“Những cảm xúc không được bộc lộ sẽ không bao giờ biến mất. Chúng chỉ bị chôn sống và sẽ trở lại dưới những hình thù xấu xí hơn.”

Sigmund Freud

Nhiều người cho rằng việc che giấu cảm xúc sẽ tốt cho bản thân hơn là bộc lộ chúng ra ngoài. Họ cố gắng trấn áp những cảm xúc của mình, tỏ vẻ như không có gì, vì họ sợ rằng khi thể hiện ra sẽ khiến bản thân càng trở nên tiêu cực hơn. Nhưng họ không biết rằng điều đó không thật sự tốt. Việc bạn trấn áp cảm xúc không làm nó mất đi, nó vẫn luôn hiện hữu trong bạn và chờ ngày bộc phát một cách xấu xí hơn.

Không ít những vụ án mà hung thủ bị nạn nhân chế nhạo nhiều lần, cảm giác tức giận nhưng không dám thể hiện ra, cố giấu nó vào trong, cứ nghĩ mọi chuyện rồi sẽ qua. Nhưng đến một ngày cảm xúc tức giận ấy lại xuất hiện một cách mãnh liệt, khiến hung thủ chỉ muốn hành hung nạn nhân để thỏa cơn giận. Rõ ràng, việc cảm xúc bị trấn áp, tích lũy lâu dần sẽ khó kiểm soát khi nó bộc phát.

Vậy nên, việc giải tỏa cảm xúc là hết sức cần thiết. Khi có cảm xúc khó thể hiện ra ngoài, bạn có thể viết nó ra giấy. Hãy tự tin thể hiện cảm xúc của bản thân vì đó là một phần của con người bạn, hãy thật thà với chúng, thay vì cố giấu đi, bạn nhé!

---------------------------------------------------
Nguồn: Bacsytamly

▶️ : https://youtube.com/channel/UCCnulXslNwZ70GrQn-gXrlw
Test tâm lý: https://bacsitamly.vn/test-tam-ly/
📥 : m.me/bacsitamlyonlinevietnam

Bác sĩ tâm lý Bacsitamly.vn là trang tư vấn và điều trị Tâm Lý online đầu tiên tại Việt Nam.

13/10/2022

"Với những việc đã qua, bạn có thể hối tiếc NHƯNG tuyệt đối không được hối hận"
Gửi các bạn học sinh yêu quý của cô!
Từ ngày về công tác tại mái trường Lý Thường Kiệt thân yêu, cô đã rất vinh dự được làm cô các em, được dìu dắt và đồng hành cùng các em trên hành trình đi tìm ước mơ của mình. Cảm xúc vui có, buồn có, vui vì nhìn thấy các em lúc nào cũng vui vẻ, hồn nhiên và chỉ cần nhìn thấy các em là cô biết các em đang bình an rồi. ...
Nhưng có lẽ cảm xúc sẽ không diễn tả được khi mấy ngày vừa qua tình trạng bạo lực học đường diễn ra rất nhiều đối với các em khối 8, 9. Có lẽ cô sẽ không bao giờ trút cơn tức giận với các em nhiều như thế khi mà cô đang lo lắng đến sự an toàn về sức khỏe tinh thầncũng như tâm lý của các em. Có lẽ sẽ chưa muộn nếu các em biết nhìn nhận và thay đổi.
Nếu chúng ta cứ mãi vây quanh với những suy nghĩ tiêu cực, ganh ghét, đố kị, cực đoan thì chỉ đem lại cho chúng ta những việc làm sai trái mà thôi.
Cô biết rằng, những gì đã tâm sự, trao đổi cô cũng đã nói hết với các bạn, thậm chí cô còn rớt nước mắt đối với một số bạn cô đã hết sức tin tưởng, vì thế những dòng tâm sự này chỉ muốn cho các em lắng lòng mình lại đọc và suy ngẫm.
Kết lại câu nói: "Với những việc đã qua chúng ta có thể hối tiếc chứ tuyệt đối đừng hối hận". Cô mong các em hãy nhìn nhận và đổi thay, đừng để những việc đi quá xa đến với các em.
Chân thành cám ơn các em!
Nhờ các em chia sẻ thông tin rộng rãi đến với những người bạn của mình được biết.

Photos from Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt's post 07/10/2022

Cám ơn tất cả tình cảm của các bạn học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt yêu quý.
Cảm ơn vì đã ở bên đồng hành và cùng làm việc, học tập cùng với các em❤️

05/10/2022

Nghe trộm chuyện giáo dục.

Trên xe khách, trong lúc đang bon bon về nhà; tai tôi bị giọng nói khàn khàn của mấy chú lơ xe làm cho tò mò:

- Con tao nó mới vào lớp 10. Nó học giỏi lắm. Đợt trước khi thi tuyển sinh thấy nó thức đến khuya trời khuya trật học bài mà thấy thương.

- Nhất mày rồi còn gì. Thân mày bươn chải cực khổ cho con mày cầm bút, coi như là “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

- Nhưng hình như mấy ông ở trên lại sắp cải cách, phân bố ra đủ thứ môn mới, ban mới. Nghe đâu bộ sách đắt lắm, hơn cả triệu mày ạ (theo sau đó là tiếng tặt lưỡi và thở dài).

Nhịp chuyện đột nhiên khựng lại. Thế là mọi thứ lại chìm vào cái u tối của màn đêm. Ngoài trời tiếng gió xượt ngang từng nhát vào thành xe. Trong xe, tiếng người tĩnh lặng, như lúc xe chưa có người. Nhưng nếu lắng nghe kĩ, ta vẫn có thể nghe được tiếng lẩm nhẩm của những bà mẹ công nhân đang tính tiền chi tiêu cuối tháng. Nếu ta quan sát kĩ, ta vẫn thấy được những cô cậu học sinh đang hì hục với xấp tài liệu được đặt tạm bợ trên đùi. Nếu như ngay lúc đấy những suy tư của từng hành khách đột nhiên phát thành tiếng, thì có lẽ chiếc xe khách sẽ thành một chiếc đài bị nhiễu sóng. Nơi những tần số đang đi tìm người có thể lắng nghe chúng.

Hôm ấy trời không có sao, còn trăng thì e thẹn trốn sau những đám mây đen kịt. Chiếc xe khách thì cứ băng băng lao về phía trước; có lẽ dù nắng hay mưa, dù vui hay buồn thì chiếc xe khách vẫn phải làm thế. Chiếc xe khách chạy đến những bến trạm, những con người ở trong lại đang chạy đến những giấc mơ của riêng họ. Có lẽ “cơm, áo, gạo, tiền” là những trạm dừng chân mà những con người nhỏ bé ấy luôn ghé qua hằng đêm.

“Liệu thứ ánh sáng nhỏ bé từ chiếc xe khách ấy có thể thắp sáng được cuộc đời của gia đình bác lơ xe, của người mẹ làm công nhân và cậu học sinh hay không?”

Tôi chợt suy tư một hồi lâu.


baro

Photos from Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt's post 02/10/2022

🌼Chỉ còn vài cái nắng nữa thôi là bước qua mùa Đông rồi các bạn học sinh Trường THCS LÝ THƯỜNG KIỆT nhỉ.
🌼P/s: Những khoảnh khắc đi đến trường của các em.
CHÚC TẤT CẢ CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM CÓ MỘT TUẦN HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC HIỆU QUẢp

26/09/2022

13 dấu hiệu nhận biết cha mẹ "độc hại" đang vô tình làm hại con cái
Tất nhiên, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm, và không có cách nào đúng cách nào sai khi nuôi dạy trẻ, nhưng có một số lỗi lầm nghiêm trọng hơn những lỗi lầm khác và có thể để lại dấu ấn vĩnh viễn lên đứa trẻ.
Có người rất nghiêm khắc và điều khiển mọi khía cạnh cuộc sống của con, có người khác thì lại thoải mái và để con tự có quyết định và lỗi lầm của mình. Gần như chắc chắn rằng mặc dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con cái.

Nhưng thật không may, một số người bố người mẹ lại không thể trở thành những người hỗ trợ và tấm gương tốt nhất. Tất nhiên, cha mẹ nào cũng mắc sai lầm, và không có cách nào đúng cách nào sai khi nuôi dạy trẻ, nhưng có một số lỗi lầm nghiêm trọng hơn những lỗi lầm khác và có thể để lại dấu ấn vĩnh viễn lên đứa trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu xem bố mẹ của bạn có thực hiện những sai sót sau đây khi nuôi dạy bạn. Và nếu bạn là một người làm cha làm mẹ, hãy cố gắng tránh 13 hành vi sau đây, vì chúng có thể làm tổn thương con bạn.
1. Không thể tạo dựng một môi trường an toàn và hỗ trợ con:
Một số cha mẹ tin rằng tình cảm khó khăn sẽ dạy cho con biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tất nhiên, điều này có thể giúp trẻ độc lập hơn, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề với sự gắn kết và không có mối quan hệ thân thiết nào trong cuộc sống về sau. Sự thật là chúng ta ai cũng cần tình cảm và sự yêu thương. Chúng ta cần có sự đảm bảo rằng, dù có nói hay làm gì, bố mẹ luôn yêu thương ta vô điều kiện.
Bằng cách ấy ta có được dũng khi để thử những điều mới mẻ và hiểu được con người thật của mình (vì ta chỉ có thể học từ những sai lầm). Tình cảm khó khăn không sai, nhưng đó nhất định không thể là hướng tiếp cận duy nhất.
2. Chỉ trích mọi hành động của con
Mọi bố mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng nói rằng con luôn sai không phải là cách dạy con lành mạnh. Quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có sự tự tin và động lực để thử những điều mới mẻ. Trẻ con mắc sai lầm và học từ những sai lầm ấy là chuyện bình thường và cha mẹ nên hiểu điều đó. Phán xét quá đà không phải là cách hay. Cha mẹ nên tìm sự cân bằng giữa phản hồi tích cực và tiêu cực, ủng hộ thay vì làm nhụt chí con.
3. Đòi hỏi mọi sự chú ý
Cha mẹ “độc hại” thường nghĩ rằng con cái nợ họ điều gì đó vì họ đã dành quá nhiều thời gian và sức lực cho con. Họ không hiểu rằng con cái cũng có cuộc sống riêng của mình và không phải lúc nào cũng ở bên họ. Vì vậy điều tốt nhất các ông bố bà mẹ có thể làm là cho con một chút không gian và rồi con sẽ tự muốn trở về bên họ. Không có mối quan hệ nào có thể bị ép buộc, ngay cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

4. Nói đùa ác ý
Điều này cũng tương tự với những mối quan hệ bạo hành tâm lý, khi một bên lăng nhục đối phương với một nụ cười trên môi. Châm chọc trẻ và chỉ ra tất cả những sai sót của con có ảnh hưởng rất xấu đến sự tự tin và tự ái của con. Vậy nên nếu bạn là một người bố người mẹ, đừng bao giờ mỉa mai con vì ngoại hình hay hành vi của con. Nếu bạn thật sự quan tâm, hãy nói chuyện với con một cách riêng tư và trưởng thành.

5. Đổ hết lỗi lầm lên con trẻ
Có những bố mẹ cho rằng chính người con là nguyên nhân khiến họ đối xử tệ với con. Nếu bố mẹ bạn có xu hướng bạo hành thể chất hoặc tinh thần, gần như chắc chắn không phải lỗi của bạn, cho dù họ khiến bạn tin như vậy. Vì đa số chúng ta tôn kính bố mẹ và tin mọi điều bố mẹ nói, điều này có thê gây tổn thương sâu sắc đến một đứa trẻ.

Nghĩ rằng bạn đáng phải nhận tất cả những xúc phạm hoặc đòn roi khiến bạn nghi ngờ giá trị làm người của mình. Có thể bạn cũng sẽ tham gia vào một mối quan hệ bạo hành trong cuộc sống tương lai vì bạn nghĩ rằng hành vi như thế là bình thường và bạn không xứng đáng nhận được điều tốt hơn.

6. Không cho phép con thể hiện suy nghĩ và cảm xúc
Chúng ta ai cũng có những lúc vui lúc buồn. Giãi bày mọi suy nghĩ và không kìm nén những cảm xúc tiêu cực là điều rất quan trọng. Những cuộc trò chuyện ấy có thể ngăn chặn các chứng bệnh tâm thần và thể chất. Dạy trẻ với thái độ “con trai không được khóc” là rất không lành mạnh. Khóc và thể hiện cảm xúc giúp trẻ trở nên biết thông cảm, quan tâm và yêu thương trong tương lai. Kìm nén mọi cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm và cô đơn.

Vì vậy, nếu bạn là một phụ huynh, hãy động viên con lên tiếng về cảm nhận của mình.

7. Tỏ ra dữ dằn và đáng sợ
Quy củ và kỷ luật quan trọng ở một mức độ nào đó, nhưng con của bạn không bao giờ nên sợ bạn. Nếu bạn nuôi dạy con trong một môi trường mà mọi chuyện xảy ra đều do lỗi của con và con luôn bị phạt, thì con sẽ trở nên sợ nói chuyện với bạn về mọi chuyện. Điều này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con, và con có thể sẽ chẳng muốn gần gũi với bạn nữa.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa tôn trọng bố mẹ và sợ bố mẹ. Điều quan trọng là tạo một môi trường an toàn và trần đầy yêu thương và khiến con cảm thấy rằng dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn luôn có thể nói chuyện với bạn và tìm đến bạn khi cần lời khuyên.
8. Chỉ biết nghĩ cho bản thân
Mỗi người bố mẹ đều nên cân nhắc suy nghĩ và ý kiến của con mình. Tất nhiên, bố mẹ thông minh hơn và biết điều gì là tốt nhất (trong đa số trường hợp), điều quan trọng là phải bao gồm cả gia đình trong quá trình đưa ra quyết định. Dù là đi đâu ăn tối hoặc du lịch, con của bạn cũng nên có tiếng nói. Và nếu cuối cùng bạn lựa chọn điều trái với ý nguyện của con, hãy giải thích cho con vì sao bạn chọn quyết định đó bằng sự bình tĩnh và thấu hiểu.

9. Mong muốn thực hiện ước mơ của mình thông qua con cái
Thật ích kỷ khi bắt ép con làm những chuyện bạn muốn làm khi còn nhỏ. Ví dụ, đừng ép con học ballet nếu bạn từng muốn trở thành nữ vũ công ballet hoặc đừng bắt con học luật vì bạn từng mơ ước trở thành một luật sư thành đạt. Con của bạn là một cá nhân với suy nghĩ, ý tưởng, và thế giới của riêng mình.
Hãy để con có quyết định của riêng mình vì nếu không, sẽ chẳng ai vui vẻ cả.

10. Khống chế con bằng tiền và sự tội lỗi
Bố mẹ không nên mong đợi được đáp lại điều gì khi họ tặng quà hoặc tiền cho con. Là một người bố người mẹ, đừng cố mua tình yêu và sự tôn trọng của con cái. Hãy tìm kiếm và hưởng điều ấy bằng cách khác. Ngoài ra, đừng cố sửa chữa sai lầm của mình bằng tiền hoặc quà. Điều quan trọng là nhận sai và xin lỗi con vì hành động có giá trị hơn lời nói.

11. Giải quyết vấn đề bằng sự im lặng
Ai mới là trẻ con đây? “Giải quyết” một vấn đề hay một cuộc tranh luận bằng cách ngậm chặt miệng lại là một hành đồng rất ấu trĩ và thiếu suy nghĩ. Với bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp chính là chìa khóa chủ chốt, và bạn phải nói rạch ròi mọi chuyện. Hành vi công kích-thụ động này chỉ dạy cho con bạn những cách thức giao tiếp không lành mạnh mà thôi.

12. Phớt lờ những ranh giới
Nếu một người bố mẹ muốn con cái tôn trọng mình, họ cũng phải tôn trọng con cái. Điều này có nghĩa là tuân theo những ranh giới và thỏa thuận. Nếu bạn là bố mẹ mà không bao giờ đúng giờ, bạn mong đợi con mình sẽ như thế nào? Hơn nữa, hãy cho con một chút không gian và sự riêng tư.
Ví dụ, gõ cửa trước khi vào phòng con, đặc biệt là khi con ở tuổi dậy thì.

13. Ép buộc con chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của họ
Đừng là bậc phụ huynh chỉ suốt ngày nói rằng họ đã hy sinh cho con cái nhiều biết bao nhiêu và con cái lại đang chăm sóc họ ra sao. Trở thành bố mẹ là lựa chọn và trách nhiệm của bạn, bạn không thể mong đợi con mình quên đi cuộc sống để chỉ hỗ trợ và mua vui cho bạn.

Đừng trở thành gánh nặng của con, vì như vậy con sẽ không muốn dành thời gian cho bạn đâu. Nếu bạn không vui, hãy làm điều gì đó và đừng trách con cái. Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với hạnh phúc của riêng mình.

Có một số cách dạy con rất độc hại và tiêu cực. Chúng có thể để lại di chứng lâu dài lên đứa trẻ, và gây khó khăn cho những mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Vì vậy hãy là người bố người mẹ tốt nhất có thể, cho con một mái nhà an toàn, nhưng cũng có đủ không gian cá nhân. Trò chuyện với con về những chuyện quan trọng và cảm nhận của con, nhưng đừng quá khống chế con. Hãy để con gây ra sai lầm và cho con biết rằng có bạn luôn ở bên ủng hộ.



Người dịch: Thợ Săn Tiền Thưởng

Nguồn: peacequarters

---------------------------------------------------
RẤT QUÁ ĐÁNG ĐỂ DÙNG MỘT CỤM TỪ "CHA MẸ ĐỘC HẠI", TUY NHIÊN SẼ RẤT LẤY LÀM ĐỘC HẠI NẾU CHA MẸ KHÔNG CÓ LỐI GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN CHO CON MÌNH.

Photos from Tham vấn học đường Trường THCS Lý Thường Kiệt's post 21/09/2022

🌼Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

🌼Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.
🌼Nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về bản thân, vượt qua sự tự ti và nhìn nhận sai lệch về bản thân mình, hôm nay học sinh khối 8 trường THCS LÝ THƯỜNG KIỆT đã có buổi sinh hoạt với chuyên đề "Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân" đây là cơ hội để giúp các em một lần nữa hiểu rõ bản thân mình hơn từ đó có những mục tiêu kế hoạch rõ ràng cho tương lai.

Want your practice to be the top-listed Clinic in Da Nang?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Sản phẩm của các em giờ mới được postYêu thương làm sao nói hết được.

Category

Website

Address

Da Nang

Opening Hours

Monday 09:00 - 23:00
Tuesday 09:00 - 23:00
Wednesday 09:00 - 23:00
Thursday 09:00 - 23:00
Friday 09:00 - 23:00
Saturday 09:00 - 23:00
Sunday 09:00 - 23:00

Other Psychology in Da Nang (show all)
Tử Vi Chữa Lành Tử Vi Chữa Lành
Hàm Nghi
Da Nang, 550000

Thấu hiểu bản thân, khám phá vận may cuộc đời và chữa lành nỗi đau thông qua Tử Vi & Phân Tâm Học

Tiến sĩ Tâm lý Hằng Phương Tiến sĩ Tâm lý Hằng Phương
131/11B Lý Thái Tổ (Kiệt 131 Lý Thái Tổ đi Vào Rẽ Phải 100m)
Da Nang

Chuyên gia Tư vấn tâm lý

Trung Tâm Giáo Dục Trị Liệu Tâm Lý Tuệ Minh Trung Tâm Giáo Dục Trị Liệu Tâm Lý Tuệ Minh
86-88 Đỗ Huy Uyển, Sơn Trà, Đà Nẵng
Da Nang

Phòng Tâm Lý Học Đường - FSC 1,2 ĐN Phòng Tâm Lý Học Đường - FSC 1,2 ĐN
Khu đất A3-1, KĐT Công Nghệ FPT, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Da Nang, 50500

Phòng Tâm Lý Học Đường - FSC 1,2 ĐN

Aloha Thịnh vượng - Chữa lành & Khai sáng Aloha Thịnh vượng - Chữa lành & Khai sáng
Da Nang, 50000

- Hỗ trợ trị liệu các vấn đề về tâm lý, sức khoẻ. - Thực hành thiền & h?

Môt Chút Cảm Xúc Môt Chút Cảm Xúc
Da Nang

Có ngày bạn vui cũng sẽ có ngày bạn buồn...vậy nên bạn đừng cố đánh tráo cảm xúc chính mình nhé

BoHo Tarot BoHo Tarot
Da Nang

RicciCo Nè RicciCo Nè
146 Le Dinh Ly
Da Nang, 005555

Sharing things I am learning. Mình chia sẻ thông tin mình nghiên cứu.

July Tarot July Tarot
Hoàng Diệu
Da Nang

Cửa Tiệm Chữa Lành - Nhắn tin để xem luôn mà không cần phải book lịch� - Chữ tín luôn đặt hàng đầu -

Móc khoá treo xe 12 con giáp Móc khoá treo xe 12 con giáp
Da Nang

CHUYÊN MÓC KHÓA PHONG THỦY 12 CON GIÁP CÁC LOẠI CALL/ZALO: 0379.099.585

Stt buồn Stt buồn
Da Nang, 12345

buồn - tâm trạng - thất tình - tình yêu

Can thiệp sớm & Phát triển kỹ năng Happy Life - Điện Bàn, Quảng Nam Can thiệp sớm & Phát triển kỹ năng Happy Life - Điện Bàn, Quảng Nam
Da Nang, 550000

📞 Liên Hệ Đăng Ký Tại: ☎ 0348355492