Liên đội trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Thiếu Nhi Việt Nam - Làm nghìn việc tốt - Tiến bước lên Đoàn
Kính nhờ quý thầy cô, quý phụ huynh, các em học sinh like và chia sẻ cho đơn vị trường 🥰🥰
💧CUỘC THI SÁNG TẠO VIDEO "NGƯỜI BẠN NƯỚC" 💧
Bình chọn cho video bạn yêu thích nhất trong Cuộc thi Sáng tạo Video "Người bạn nước" trong khuôn khổ dự án “NƯỚC UỐNG SẠCH CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2024” do QUỸ COCA-COLA FOUNDATION tài trợ, CFC Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Đà Nẵng thực hiện.
🌎 Mã số dự thi: 062
🌎 THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Thời gian bình chọn: 01/8-8/8/2024
Bước 1: Like trang Fanpage Người bạn nước
Bước 2: Like bài viết về video clip của mình do BTC đăng tải trên trang Fanpage Người bạn nước và chia sẻ lại về trang cá nhân trên các mạng xã hội, đặt ở chế độ công khai, gắn kèm hashtag
Thời gian hợp lệ bình chọn trực tuyến theo lượt yêu thích và chia sẻ từ ngày 1/8/2024 đến hết ngày 8/8/2024
Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng nay, Chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức dâng hoa, thắp hương tại Khu di tích Nhà Mẹ Nhu và Nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Dương Thị Bối. Đây là hoạt động ý nghĩa thể hiện sự tri ân sâu sắc và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cũng như phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ.
❤️❤️❤️ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ❤️❤️❤️
🌻🌻🌻 Chúc các em Đội viên, thiếu niên, nhi đồng tiếp tục phấn đấu, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ!
Chúc mừng em Lê Nguyễn Phương Uyên - 7/5 đã đạt giải A và em Trương Thị Hoài Thương - 8/3 đã đạt giải B cuộc thi vẽ tranh Chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam quận Thanh Khê lần thứ VI 🍀🍀🍀🍀
🍀🍀 Thiết thực chào mừng kỉ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941- 15/5/2024) và 134 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay, Chi đoàn, Liên đội nhà trường đã tổ chức sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền về Ngày thành lập Đội và tổ chức Lễ kết nạp Đoàn viên mới đợt 2 cho 18 em đội viên ưu tú.
🍀 Trong buổi sinh hoạt, các em đội viên đã được nghe tuyên truyền về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, từ đó ra sức nỗ lực học tập, rèn luyện để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, làm vẻ vang thêm truyền thống của Đội.
🍀 Trong buổi lễ kết nạp đoàn viên mới, 18 em đội viên ưu tú đủ điều kiện đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đoàn, với đầy sự quyết tâm xin hứa luôn nỗ lực, nhiệt huyết với vai trò người đoàn viên.
NGƯỜI THẦY VÀ HÀNH TRÌNH ĐI XÂY TRƯỜNG
Vượt chặng đường dài hàng chục km đất đá từ xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, chúng tôi đến thăm Trường phổ thông dân tộc bán trú - tiểu học Vừ A Dính thuộc xã Trà Don, nơi mà thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ đang giữ cương vị phó hiệu trưởng nhà trường.
Sinh năm 1979 tại thị trấn Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), thầy Vỹ là con cả trong một gia đình nghèo có tới 7 anh chị em. Học hết phổ thông, tuy trúng tuyển vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM nhưng do kinh tế gia đình eo hẹp, thầy Vỹ đã chọn học sư phạm để không tốn tiền học phí.
Năm 2000, thầy Vỹ tốt nghiệp và được phân về điểm trường Tu Nấc (xã Trà Cang) công tác, cách nhà thầy hơn 100 km. Thầy phải đi 2 chuyến xe khách và đi bộ 6 giờ đồng hồ mới tới được điểm trường không điện, không sóng điện thoại.
"Lần đầu tiên nhìn thấy ngôi trường tôi đã muốn bỏ nghề, vì ban đầu tôi đến với nghề giáo là do cần một công việc để kiếm sống. Đó là một căn lều tạm được ghép bằng gỗ và lợp mái rơm, trong lớp chỉ có vài bộ bàn ghế xiêu vẹo, nền bằng đất ướt nhem nhép, thậm chí có cả phân súc vật. Đặc biệt, học sinh nói một thứ tiếng khác vì các em là người dân tộc thiểu số. Tôi như bị lạc nhịp, cô đơn giữa đàn học trò của mình", thầy Vỹ tâm sự.
Sau 11 năm công tác, thầy Vỹ được phân công về Phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My và thầy được đi đến hết các điểm trường trong huyện. Nhận thấy đa phần các trường rất tạm bợ, lụp xụp, học sinh không được ăn no, không có áo ấm đến trường nên thầy Vỹ bắt đầu tự nhận thêm nhiệm vụ làm thiện nguyện, kết nối những tấm lòng hảo tâm.
Thầy Vỹ nhớ lại, trong một lần đi bộ 2 giờ đồng hồ đến nhà học sinh vận động em đến trường, đã chứng kiến cảnh cháu chăm bà ngoại ốm, bố mẹ đi làm không biết ở đâu và bao giờ về, gạo không có để ăn, và hai thầy trò ngồi trò chuyện mà không cầm được nước mắt.
Biết sức bản thân không đủ, thầy Vỹ đã kêu gọi đồng nghiệp thành lập Câu lạc bộ (CLB) Kết nối yêu thương Nam Trà My, với 7 thành viên, ban đầu do thầy làm chủ nhiệm. Từ đó đến nay, thầy Vỹ đã tích cực kết nối các nhà hảo tâm ở khắp nơi để hỗ trợ học trò vùng cao. Ban đầu chỉ là các công trình nhỏ như tráng nền xi măng, lát gạch men tại một vài điểm trường...
Tính cuối năm 2023, CLB đã kết nối kinh phí để xây dựng được hơn 50 điểm trường với hơn 100 phòng học, 52 nhà công vụ cho giáo viên, nhà vệ sinh, nhà bếp trị giá hơn 10 tỉ đồng, lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho gần 50 điểm trường, xây 4 khu nội trú cho hơn 1.000 học sinh trị giá 3,6 tỉ đồng.
Thầy Vỹ kể, đặc biệt nhớ cậu bé Hồ Ánh Khiết (học sinh lớp 3, xã Trà Tập) vào rừng vác măng để góp rau gửi thành phố trong đại dịch Covid-19. "Thấy vậy, tôi đã chụp bức ảnh Khiết đang vác một ngọn măng to bằng nửa thân mình. Trước đó, Khiết chỉ nghe lỏm buổi họp trong làng về việc góp rau gửi về hỗ trợ thành phố, bằng tấm lòng sẻ chia, dù còn rất nhỏ nhưng em đã đi bộ gần một giờ đồng hồ vào rừng để hái măng gửi về thành phố Đà Nẵng (hồi tháng 8.2020). Hay như trường hợp của một hộ nghèo tại xã Trà Cang được hỗ trợ xây nhà nhưng đã nhường cho một hộ nghèo khác và nói gia đình sẽ cố gắng lao động vì còn sức khỏe...
---------
Nguồn: thanhnien
“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" - là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Đà Nẵng đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt có thời điểm lên đến 42 độ C. Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng nhiều đến những người lao động làm việc ở ngoài trời.
Những ngày này, trên các tuyến đường ở Đà Nẵng xuất hiện hàng loạt điểm phát nước suối, nước cam, mía miễn phí tiếp sức cho người lao động giữa nắng nóng. Những ly nước mát lạnh giúp người lao động mát lòng.
Trước một cửa hàng cắt tóc trên đường Hải Phòng (quận Hải Châu) có một thùng xốp đựng đầy ắp nước suối, nước ngọt đóng chai kèm tờ giấy ghi dòng chữ: “Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé...”.
Chủ nhân của thùng nước miễn phí trên là anh Nguyễn Minh Vương, chủ một chuỗi tiệm cắt tóc ở Đà Nẵng.
Anh Vương chia sẻ, thương các cô chú bán vé số, lao công đi ngoài đường, các anh em shipper phải chạy xe giữa cái nắng như đổ lửa nên anh đã nảy ra ý tưởng đặt những thùng đá ướp lạnh nước để mời mọi người.
Đây là ngày thứ 11 anh phát nước miễn phí tại các địa điểm trên đường Phạm Như Xương, Trần Cao Vân, Hải Phòng. Mỗi ngày, anh phát từ 150-200 chai nước suối, nước ngọt với kinh phí gần 1 triệu đồng, được trích từ doanh thu của tiệm.
“Tôi dự kiến sẽ triển khai thùng nước miễn phí trong 1 tháng, nếu vẫn còn nắng nóng kéo dài thì sẽ tăng thêm”, anh Vương chia sẻ.
3 ngày qua, trước một cửa hàng hoa quả trên đường Hà Khê (quận Thanh Khê) cũng xuất hiện chiếc bàn với hàng chục ly nước cam ép kèm lời nhắn dễ thương: “Bạn Ly Na thân tặng mọi người lao động 1 ly nước cam. Chúc mọi người bớt nóng, bớt nhọc nhằn, nhiều sức khoẻ hơn để làm việc”.
Chị Nguyễn Hà, chủ cửa hàng trên cho biết, một người bạn của chị đã gửi kinh phí nhờ vắt nước cam tươi mời bà con lao động. Mỗi ngày chị cùng nhân viên vắt hơn 40kg cam, tương đương 60 ly nước để gửi tặng những người bán vé số, chạy xe ôm… khi đi qua tuyến đường này.
Ngoài những địa điểm trên, ở địa chỉ 70 Lương Nhữ Hộc (quận Hải Châu) đang treo biển tặng nước mía miễn phí “Nắng nóng quá, ở đây có nước mía. Mời bà con qua đường ghé lấy uống. Cảm ơn!”. Hay tại địa chỉ 300 Hà Huy Tập (quận Thanh Khê), chủ cửa hàng cũng để biển nước miễn phí: “Mỗi người một chai, ai cần thì lấy”.
Theo Báo Vietnamnet
CỬA TIỆM HẠNH PHÚC - ĐIỀU KỲ DIỆU ĐỐI VỚI CÔ GÁI BỊ BẠI NÃO BẨM SINH
Cách trung tâm phố cổ Hội An (Quảng Nam) chừng 10km, có một “xưởng sản xuất” đặc biệt. Những chị em khuyết tật, yếu thế tại địa phương gọi nơi đây là Cửa tiệm hạnh phúc - ngôi nhà chung của họ. Từ những mảnh vải vụn, họ tự học hỏi lẫn nhau và thỏa sức sáng tạo ra nhiều sản phẩm tái chế hữu ích.
Em Hồ Phương Diệu (SN 2001) chia sẻ, bản thân bị bại não bẩm sinh, đôi tay không lành lặn khiến việc may vá gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các “tiền bối” tại tiệm, giờ đây em đã có thể tự làm ra các sản phẩm từ đôi chân của mình.
“Em rất vui khi có thể làm ra những sản phẩm hữu ích từ vải vụn, kiếm được tiền từ sức lao động của mình và góp phần bảo vệ môi trường”, Diệu hào hứng.
Cũng như Diệu, các chị em khuyết tật cảm thấy hạnh phúc khi được làm điều có ích, hạnh phúc vì vơi đi nỗi lo về sinh kế và có chỗ dựa tinh thần.
Hai năm qua, nhờ có cửa tiệm này mà hơn 1 tấn phế thải ngành may ở Hội An đã được “hô biến” thành các sản phẩm thủ công thay vì bị vứt bỏ ngoài bãi rác. Những sản phẩm tái chế ở đây rất đa dạng, như túi đi chợ, tạp dề, khẩu trang, cài tóc, ví tiền, sổ tay, đế lót ly… Vì là sản phẩm được làm thủ công từ vải thừa nên tính độc đáo “không đụng hàng” được khách hàng ưa thích.
Tại cửa tiệm đặc biệt này, tùy theo sức khỏe mà các nhân viên tự phân chia công việc, người may, người thêu, người phân loại vải... Tiệm cũng không quy định giờ giấc cụ thể, hết việc thì mọi người về. Hoặc thấy mệt mỏi, chị em động viên nhau nghỉ ngơi, khi khỏe lại làm tiếp. 100% lợi nhuận từ cửa tiệm được chia đều cho tất cả nhân sự, giúp họ trang trải cuộc sống.
Hai năm đi vào hoạt động, cửa hàng bé nhỏ này đã giúp những tâm hồn cần được chở che tìm thấy điểm tựa của tình người. Đúng như tên gọi của tiệm, nơi đây có những mảnh đời khiếm khuyết nhưng nụ cười của họ luôn tròn đầy!
----------
Nguồn: vietnamnet
CHUYỆN CHÀNG TRAI 3 NĂM "GÁNH MẸ" TRÊN LƯNG
"Đời người có hai lần làm trẻ con, đó là lúc ấu thơ và khi trái tính trái nết lúc về già. Giờ ở nhà, tôi cũng hay gọi mẹ là em bé".
Gần ba năm nay, trưa nào Nguyễn Hữu Quang cũng từ chỗ làm về nhà đi chợ nấu cơm. Tối đến, anh lại bàn giao công việc, giúp mẹ tắm rửa vệ sinh, đút cho bà ăn rồi uống thuốc. Những hôm trời mát mẻ, Quang cõng mẹ từ tầng hai xuống tầng một, đặt lên xe đẩy đưa bà dạo phố hoặc ra công viên hóng gió.
Mẹ anh - bà Phạm Thị Minh, 68 tuổi, bị sa sút trí tuệ và không đi lại được sau ba lần đột quỵ. Ngày bà Minh nhập viện, cậu con trai bàn giao công việc tại hai trung tâm thẩm mỹ để dành thời gian chăm sóc mẹ.
Khi còn nhỏ mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Vậy nên, khi về già, con sẽ là đôi chân, là cặp mắt và là bở vai để mẹ dựa vào.
-------
Nguồn: vnexpress
Mở cửa từ tháng 1/ 2024, siêu thị 0 đồng tại Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng trở thành điểm đến mua sắm yêu thích của những cô bác lao động nghèo.
Hưởng ứng “Ngày sách và văn hoá đọc Thanh Khê” năm 2024 do Trung tâm Văn hoá thể thao - Quận đoàn Thanh Khê tổ chức, Chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã tham gia 02 nội dung thi: Thi tuyên truyền, giới thiệu sách “Sách - cho tôi, cho bạn” và “Tôi là Nhà xuất bản sách”. Hoạt động thiết thực và bổ ích này đã tạo sân chơi cho các bạn đoàn viên, thanh niên và góp phần phát triển phong trào đọc sách, tôn vinh giá trị sách trong đời sống xã hội.
🇻🇳🇻🇳🇻🇳 HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 - 07/5/2024) 🇻🇳🇻🇳🇻🇳
📖📖📖 Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi là niềm tự hào, là biểu tượng sáng ngời của ý chí quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ để góp phần tạo nên chiến thắng vẻ vang ấy là biết bao chiến sĩ mang trong mình tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là: Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt địch ở cứ điểm Him Lam hay … Tất cả những cống hiến, hy sinh của họ đã hòa thành bản anh hùng ca, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - một mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam.
[Quảng Trị] - Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường
Gần 1 năm nay, hai em Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát, dân tộc Vân Kiều, học sinh lớp 2A6 điểm trường khu vực lẻ Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh thuộc Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) tình nguyện thay nhau cõng, giúp đỡ bạn học cùng lớp là Hồ Thanh Lâm, bị khuyết tật bẩm sinh đến trường.
Hình ảnh của ba em gắn bó nhau như hình với bóng đã khiến giáo viên, học sinh trong trường, những người chứng kiến không khỏi cảm động và khen ngợi.
Nguồn: Báo Quảng Trị
Giờ trái đất là một trong những sự kiện hoạt động hằng năm do Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế phát động lên. Vào thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm, từ lúc 20h30 đến 21h30 giờ địa phương của các quốc gia, các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh hay các tòa nhà và công trình nổi tiếng sẽ tắt toàn bộ các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bắt đầu từ thành phố Sydney năm 2007 với khoảng 2 triệu người tham gia, đến hiện tại đã có hơn 120 nước tham gia hoạt động đầy nhân văn này.
Chỉ với một giờ tắt hết các bóng đèn và các thiết bị điện không cần thiết khác, Giờ trái đất đã giúp mọi người tham gia ý thức được việc tiết kiệm nguồn năng lượng điện đang sử dụng sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến môi trường. Nhờ tiết kiệm được điện mà các nhà máy tạo ra điện sẽ tiết kiệm được năng lượng sử dụng cho việc tạo ra điện cũng như giảm được lượng khí thải CO2 ra ngoài không khí gây nên hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc tắt điện trong vòng một giờ sẽ nhắc lại cho bạn và người thân những lần đã sử dụng điện lãng phí như là bật tivi nhưng không ai coi, mở máy lạnh nhiệt độ thấp mà không có người sử dụng, chưa biết cách tiết kiệm điện hay ra ngoài mà quên tắt đèn. Từ những thói quen đó, bạn có thể tìm kiếm được những cách sử dụng năng lượng điện một cách có hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Chiến dịch Giờ trái đất 2024 có thông điệp chính là “Giảm dấu chân Carbon – Hướng tới Net Zero”, Thông điệp này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net Zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên
Theo đó, hoạt động chính để thực hiện và tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2024 là tắt đèn trang trí tại các biểu tượng của địa phương và địa điểm công cộng như: trụ sở làm việc của các cơ quan, toà nhà, khu vui chơi công cộng, biển hiệu quảng cáo ngoài trời,... trong một giờ đồng hồ từ 20h30 đến 21h30 thứ 7, ngày 23/3/2024. Trong quá trình triển khai cần chú trọng công tác đảm bảo an toàn, không cắt điện toàn bộ và các thiết bị chiếu sáng có khả năng ảnh hưởng tới an ninh, sản xuất và an toàn giao thông như đèn đường, đèn giao thông, đèn tại bệnh viện, nhà máy, công xưởng...
Chỉ bằng những hành động nhỏ, chúng ta hãy biến mỗi ngày đều thể hiện được ý nghĩa Giờ trái đất với phương châm “Tắt khi không sử dụng” và lan tỏa thông điệp tuyệt vời, thiết thực này đến tất cả mọi người xung quanh vì một thế giới tốt đẹp hơn./.
CÙNG HƯỞNG ỨNG GIỜ TRÁI ĐẤT CÁC EM NHÉ❤️❤️
🇻🇳🇻🇳🇻🇳Hưởng ứng cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động; nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi, đội viên về lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó tạo không khí thi đua sôi nổi trong thiếu nhi hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Liên đội trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã tham gia cuộc thi trực tuyến “HÀNH TRÌNH VẠN DẶM NON SÔNG” năm 2024 tìm hiểu về An Giang-mảnh đất địa linh nhân kiệt.
🌈🌈🌈Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em phát triển năng khiếu cho bản thân đồng thời cũng là dịp để cho các em được tìm hiểu về các vùng miền tổ quốc, từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc!🌺🌺🌺
Video dự thi Vạn dặm non sông của Liên đội trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai - Thanh Khê - ĐN
☘️☘️ Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2024, Chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai - Đoàn phường Thạc Gián đã tổ chức Lớp bồi dưỡng cảm tình Đoàn cho các em đội viên ưu tú của trường. Các em đã được tìm hiểu nhiều kiến thức về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, qua đó xác định được mục tiêu, lí tưởng để phấn đấu đứng vào đội ngũ đoàn. Mong các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện chăm để trở thành người đoàn viên ưu tú trong tương lai gần. 🍀🍀
Những tấm bản đồ đã nằm ngay ngắn trong lớp học với niềm tự hào của chúng em mỗi ngày 🥰 Cùng hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” với Liên đội chúng em nào!!!! 🥰🥰
Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông”, Chi đoàn trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức trao bản đồ Việt Nam cho các chi đội lớp để treo lên các phòng học, phòng Đoàn - Đội. Đây là hoạt động ý nghĩa của Trung ương Đoàn triển khai nhằm giáo dục cho các em học sinh lòng yêu Tổ quốc, tự hào dân tộc. Mong các em luôn phát huy truyền thống yêu nước và giữ vững niềm tự hào về dân tộc mình.
🌹🌹🌹Cuộc thi Vẽ tranh bìa sách:”Dáng hình lịch sử”- Ngày hội Văn hoá đọc Đà Nẵng - lần 1.🌹🌹🌹
🏆🏆🏆Chúc mừng em Đặng Ngọc Minh Hoàng học sinh lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã xuất sắc đạt giải B.
🥰🥰🥰Chúc mừng cô Lương Anh Thư-Giáo viên bồi dưỡng, hướng dẫn HS dự thi.
Thực hiện công văn số 145 của Hội đồng đội quận Thanh Khê về triển khai Chương trình trải nghiệm sinh hoạt Đội trên nền tảng số, Liên đội trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã triển khai tập huấn cho các em đội viên lớp 7 về nội dung trên. Các em học sinh đã được hướng dẫn đăng nhập và trải nghiệm trên nền tảng số của Hội đồng đội Trung ương. Hoạt động thiết thực này là cơ sở để đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học, tạo môi trường sinh hoạt đội ý nghĩa cho các em trên không gian số.
Trong lễ chào cờ đầu tuần vừa qua, các em đội viên nhà trường đã chia tay với cô Nguyễn Thị Ngọc Anh - Nguyên Hiệu trưởng nhà trường. Cô đã phát biểu chia tay các thầy cô giáo và các em học sinh toàn trường với nhiều cảm xúc. Liên đội và các chi đội lớp cũng đã dành tặng cô những bó hoa tươi thắm như lời cảm ơn cô vì đã dìu dắt đơn vị cùng các em trong suốt thời gian qua và mang đến nhiều quả ngọt cho thành tích nhà trường. Chúc cô mạnh khoẻ và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại đơn vị mới.
HAI THẦY GIÁO NƯỚC NGOÀI ĐI BỘ 2000KM QUYÊN GÓP GẦN 900 TRIỆU ĐỒNG CHO TRẺ EM VIỆT NAM
Ngày 21/2, thông tin từ Đại sứ quán Australia cho biết, vào ngày 24/2 sắp tới, hai giáo viên nước ngoài tại Việt Nam, Jake Norris (36 tuổi, người Australia) và Sean Down (44 tuổi, người Ireland) sẽ đến TP.HCM, kết thúc quãng đường đi bộ dài 2.000 km.
Ông Jake Norris và Sean Down xuất phát hành trình ở Hà Nội từ cuối tháng 11/2023 và đi theo đường mòn Hồ Chí Minh đến TP.HCM trong 3 tháng ròng rã.
Chuyến đi nhằm gây quỹ hỗ trợ cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em như: Dự án Thành Lộc và Quỹ Trẻ em Blue Dragon. Đây là những tổ chức đã có nhiều cống hiến tốt đẹp cho cuộc sống của trẻ em Việt Nam.
Cụ thể, Dự án Thành Lộc tập trung vào việc cung cấp hoạt động giáo dục, nhà ở, thực phẩm, nước uống và nơi ở cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua các giải pháp lâu dài và bền vững.
Quỹ Trẻ em Blue Dragon chống lại nạn buôn bán người, đồng thời cam kết giải cứu và hỗ trợ nạn nhân phục hồi, cung cấp giáo dục và đào tạo nghề cũng như nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng tiếp tục bị bóc lột.
Đến nay, chiến dịch đã quyên góp được hơn 35.000 USD (hơn 882 triệu đồng) và con số này sẽ chưa dừng lại do nhà hảo tâm đang ngỏ ý quyên góp cho những người thực hiện chương trình.
MẸ BẦU 8 THÁNG VẪN MIỆT MÀI LÀM VIỆC, KHÔNG MUỐN NHẬN TIỀN TỪ THIỆN VÀ XIN NHƯỜNG TỚI NHỮNG NGƯỜI KÉM MAY MẮN HƠN ❤️
Chị Hoàng Thị Diễm (SN 1994, hiện đang sống tại nhà bố mẹ đẻ tại tổ 20, phường Sông Hiến, TP Cao Bằng) là thai phụ trong đoạn clip nổi trên mạng xã hội mấy ngày nay - cho biết, chị đang mang thai tháng thứ 8.
Chị Diễm cùng chồng nên duyên vào khoảng năm 2020, gia đình 2 bên đều không có điều kiện nên vợ chồng cũng vất vả, ngược xuôi đủ nghề mưu sinh.
Chị cho biết, tại Cao Bằng, mức tiền trả cho những người bốc vác là 40.000 đồng/tấn hàng, có nơi chỉ trả 30.000 đồng/tấn. Nếu một ngày bốc vác được khoảng 12 tấn hàng thì vợ chồng chị Diễm sẽ có gần 500.000 đồng tiền công.
Khi đoạn clip viral trên mạng, nhiều nhà hảo tâm ngỏ ý muốn hỗ trợ tiền và vật chất giúp đỡ nhưng chị Diễm đã từ chối nhẹ nhàng, xin phép nhường cho những người kém may mắn hơn.
Một người có lòng tự trọng, dựa vào sức lực của bản thân để kiếm sống và lao động. Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an và gặp thật nhiều phước lành!
Nguồn: Việc tử tế
Đây là bức ảnh đẹp nhất mình chụp được trong dịp Tết vừa rồi.
Hai người con trai, một người 61 và một người 64 tuổi, đang bế bố của mình lên để lau rửa, thay bỉm và mặc đồ cho ông.
60 năm về trước, hẳn người bố đang được bế kia cũng đã từng bế ẵm những đứa con của mình như vậy. Giờ người bố nay đã 98 tuổi, không còn nhận ra các con, không thể xuống giường, không thể tự chăm sóc mình, đã được các con thay phiên nhau ngày đêm chăm sóc.
Chúng ta không sinh con ra với suy nghĩ trẻ cậy cha già phải được cậy con. Nhưng sự thật là như vậy, đúng là chúng ta có thể cậy nhờ con được.
Chúng ta thường nói muốn cho con một cuộc sống tự do không phải vì mình mà bó buộc. Nhưng một đứa trẻ nhận được tình yêu lớn lao của cha mẹ không thể sống an ổn nếu nó thấy mình không hồi đáp được phần nào tình cảm nó được cho.
Mình đã 30 tuổi rồi, nhưng bố và bác mình vẫn đang tiếp tục dạy mình bài học về làm cha mẹ, chỉ bằng cách hai người đã cho mình thấy thế nào là làm con.
Trẻ con ăn để lớn lên.
Người già ăn để duy trì.
Trẻ con được hỏi có biết ai đây không
Người già được hỏi có nhớ ai đây không
Trẻ con thu nạp mọi ấn tượng trong đời
Người già bỏ bớt những gì mình biết được vào vùng đất quên lãng.
Những ngày Tết mình thường không đi đâu mấy, chỉ loanh quanh ở nhà, nhưng cảm thấy như đã nhìn được cảnh tượng đẹp nhất thế gian.
| Chị Phạm Thảo Quỳnh Mây.
Nguồn: Việc tử tế
Trong khi người dân đang sum họp cùng gia đình, đi du xuân, vãn cảnh thì với những người lính quân chủng phòng không không quân lại có một cái Tết đặc biệt. Với tinh thần "vui xuân mới, không quên nhiệm vụ", cùng với đón Tết trên thao trường, những người lính phòng không không quân luôn luyện tập, canh trực sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ bình yên vùng trời của Tổ quốc.
Nguồn: VTV24
Đen Vâu bắt chước nụ cười e ấp của cô bé được chính anh nuôi ăn 6 năm nay.
Sau khi biểu diễn trong chương trình Gala Việc tử tế, Đen bất ngờ được gặp 5 em nhỏ từ Điện Biên về thủ đô. Đây là 5 em mà Đen đã nuôi ăn (trong dự án Nuôi em) suốt 6 năm qua.
Gặp được chú Đen, các em nhỏ rất thích nhưng cũng còn hơi ngại nên nụ cười có phần e ấp. Để xóa đi khoảng cách này, Đen cũng đặt bàn tay lên trên má mình và bắt chước lại nụ cười e ấp của các bé một cách rất duyên dáng.
Theo VTC24
Trong những ngày Tết, khi mà nhà nhà người người được quây quần bên gia đình, cùng đón cái Tết cổ truyền của dân tộc thì trên những hòn đảo tiền tiêu ngoài khơi xa, những người lính Hải quân vẫn đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
GÓP LÌ XÌ DỰNG CẦU TREO
GIÚP HỌC TRÒ VÙNG KHÓ TẠI KON TUM
Tại điểm trường thôn KRong Đuân, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, các em học sinh mỗi ngày phải đi qua 1 cây cầu bắc qua 1 dòng sông lớn, thế nhưng qua năm tháng cây cầu đã xuống cấp. Mỗi ngày đến trường của học trò là mỗi ngày lo lắng của cô thầy và cha mẹ các em.
Sau mỗi đợt bão gió, địa phương và thầy cô lại vận động người dân tu sửa cây cầu, thế nhưng đó cũng chỉ là phương án tạm thời. Bởi sau mỗi mùa bão gió, cây cầu lại hư hỏng ngày một nghiêm trọng hơn.
Tại điểm trường thôn KRong Đuân, những khó khăn không chỉ dừng lại ở con đường đến trường. Bữa cơm của các em mang đến trường thường chỉ có cơm trắng nguội hoặc lá mì giã muối, rau rừng,… Thịt cá hầu như không có rất ít.
Ước mơ của thầy trò và người dân nơi đây là sớm có 1 cây cầu kiên cố, giúp cho việc đi lại, học tập của các em được thuận tiện hơn.
🇻🇳Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long
🇻🇳Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024, sáng 13.2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tỏ lòng thành kính các bậc tiên đế, tiên hiền có công với đất nước tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội.
Gần 6 năm nay, hàng chục bệnh nhân nghèo đã đi và đến trú ngụ tại xóm trọ ở tổ 51, khu 4, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh trong thời gian điều trị suy thận.
Người dân xung quanh gọi đây là 'xóm chạy thận", bởi những người ở đây toàn là bệnh nhân suy thận cấp độ 4-5 và đang theo phác đồ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Khác với những khu trọ lân cận, nơi này cho bệnh nhân nghèo ở miễn phí.
Sau một lần đi từ thiện cho những bệnh nhân suy thận, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh éo le, chị Phạm Thị Thuỳ Dương (36 tuổi, Giám đốc một công ty Thương mại Đầu tư phát triển, quản lý chuỗi cửa hàng nông sản sạch) nhen nhóm trong đầu ý tưởng có một nơi giúp người bệnh cư trú không phải trả phí.
Nghĩ là làm, năm 2018, chị Dương cùng chồng mua một mảnh đất rộng 300m2 ngay gần Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Thời điểm đó, khu đất này vẫn còn nhếch nhác, không có nổi một cơ sở vật chất gì đáng giá.
Hai vợ chồng chị Dương bỏ tiền xây khu nhà trọ với 6 phòng. Mỗi phòng rộng 10m2 cùng khu vệ sinh và sân sinh hoạt chung. Đầu năm 2019, khu nhà được hoàn thành và được đặt tên là xóm trọ 0 đồng.
Theo chị Dương, ban đầu nhiều người khó hiểu với hành động này của chị vì bình thường nếu có diện tích đất như thế sẽ tận dụng kinh doanh thu phí.
Nhưng khi hiểu ra hành động đẹp của nữ giám đốc trẻ tuổi, mọi người cùng chung tay đóng góp vật liệu, đồ dùng. Người thì cho mái tôn, người đóng cho giường, người ủng hộ bàn ghế, quạt...
"Thời điểm đầu rất ít người biết đến xóm trọ này, thông qua giới thiệu từ người quen và hệ thống bán nông sản của tôi, dần dần có những hoàn cảnh khó khăn tìm tới. Gia đình tôi theo đạo Phật, nên tôi không mong cầu nhận lại thứ gì, chỉ mong giúp đỡ được thật nhiều hoàn cảnh khó khăn có nơi ở để đủ sức chống chọi lại với bệnh tật.
Một tuần họ phải đi lọc máu 3 lần, ngoài gia đình ở xa thì họ không còn nơi nào để bấu víu, tôi chỉ mong có thêm nhiều người cùng chung tay giúp đỡ họ nhất là trong thời điểm tết Nguyên đán đang đến gần", chị Dương cho biết.
Theo: Vietnamnet
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Website
Address
Da Nang
59 Hùng Vương, Hải Châu, Đà Nẵng
Da Nang
Học Toán hiểu Toán từ bản chất. Lấy lại kiến thức cho học sinh mất gốc
89 Hồ Quý Ly, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu
Da Nang
Trường THCS Nguyễn Chơn, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
86 Đặng Huy Trứ, P. Hoà Minh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Da Nang
CĐ Trường THCS Lương Thế Vinh - Liên Chiểu
Da Nang, 55000
Trường THCS Phạm Ngọc Thạch, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Số 409 Đường Trưng Nữ Vương/Phường Hòa Thuận Tây/Thành Phố Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Trường THCS Lý Thường Kiệt toạ lạc tại 409 Trưng Nữ Vương phường Hoà Thuận
Sơn Trà
Da Nang
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI NGUYỄN CHÍ THANH
385A/1 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
Da Nang
Tốt nghiệp Đại học Northumbria - UK TOEIC 990 ( 2 lần ) TOEIC 985 ( 2 lần )