BS Nguyễn Xuân Giao - Đánh Bay Xuất Sớm

Sản phẩm Xuân Dược Vương là sản phẩm tâm huyết của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Gia

10/01/2022

Bổ sung folate từ tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh
Folate (axit folic), còn được gọi là vitamin B9, là một loại vitamin tan trong nước có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, nó hỗ trợ phân chia tế bào khỏe mạnh và thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng phù hợp của thai nhi để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh…
Vitamin B9 được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, cũng như ở dạng axit folic trong thực phẩm tăng cường. Người lớn khỏe mạnh nên bổ sung ít nhất 400 mcg folate mỗi ngày để ngăn ngừa sự thiếu hụt. Một số thực phẩm dưới đây có chứa nhiều folate:
1. Các loại đậu
Các loại đậu là quả hoặc hạt của bất kỳ loại cây nào trong họ Fabaceae, bao gồm: Đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng… Mặc dù lượng folate trong các loại đậu có thể khác nhau, nhưng chúng là một nguồn chứa folate tuyệt vời.
Ví dụ, một chén (177 gram) đậu Hà Lan nấu chín chứa 131 mcg folate, trong khi đó, một chén (198 gram) đậu lăng nấu chín chứa 358 mcg folate.
Các loại đậu cũng là một nguồn cung cấp protein, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời, cũng như các vi chất dinh dưỡng quan trọng như kali, magiê và sắt.
2. Quả hạch và hạt
Ngoài việc chứa một lượng protein dồi dào, các loại quả hạch và hạt còn giàu chất xơ, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần.
Kết hợp thêm các loại quả hạch và hạt vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu folate hàng ngày.
Lượng folate trong các loại hạt và hạt có thể khác nhau. Ví dụ, một chén (28 gram) quả óc chó chứa khoảng 28 mcg folate, trong khi cùng một khẩu phần hạt lanh chứa khoảng 24 mcg folate.
3. Rau xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn… có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả folate. Một chén (30 gam) rau bina sống cung cấp 58,2 mcg.
Rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin K và A. Chúng có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe tổng thể.
Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau họ cải, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể liên quan đến việc giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và giảm cân…
4. Măng tây
Măng tây cũng là nguồn chứa folate tuyệt vời. Một khẩu phần nửa cốc (90 gram) măng tây nấu chín chứa khoảng 134 mcg folate.
Măng tây cũng rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa… Các chất này đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Hơn nữa, nó là một nguồn chất xơ tuyệt vời có lợi cho tim mạch.
5. Trứng
Thêm trứng vào chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để tăng cường hấp thụ một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả folate. Chỉ một quả trứng lớn chứa 22 mcg folate. Thậm chí chỉ thêm một vài khẩu phần trứng vào chế độ ăn uống mỗi tuần là một cách dễ dàng để tăng lượng folate và giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trứng cũng chứa nhiều protein, selen, riboflavin và vitamin B12. Hơn nữa, chúng chứa nhiều lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt như thoái hóa điểm vàng.
6. Trái cây có múi
Các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi, chanh… rất giàu folate. Chỉ một quả cam lớn chứa 55 mcg folate.
Trái cây có múi cũng chứa nhiều vitamin C, một vi chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
7. Chuối
Chuối là loại quả quen thuộc, rất giàu vitamin và khoáng chất, và cũng đặc biệt chứa nhiều folate, có thể dễ dàng giúp bạn đáp ứng nhu cầu hàng ngày khi kết hợp với một số thực phẩm giàu folate khác. Một quả chuối trung bình có thể cung cấp 23,6 mcg folate.
Chuối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm kali, vitamin B6, mangan…

Photos from BS Nguyễn Xuân Giao - Đánh Bay Xuất Sớm's post 10/01/2022

THÔNG BÁO: TRUNG TÂM DỪNG ĐÓN NHẬN THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP
Đại dịch covid 19 đã và vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp vào nền kinh tế của đất nước. Một trong hai tỉnh thành có số người nhiễm Covid đáng báo động là Tp. Hà Nội.
Sở y tế Hà Nội cho biết, Tính từ thời điểm đại dịch bùng phát ở Hà Nội từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng 41.357 ca COVID-19, trong đó 14.991 ca cộng đồng, 26.366 ca đã được cách ly, những ca nhiễm covid vẫn không ngừng gia tăng theo từng ngày từng giờ.
Trước tình hình số ca mắc mới COVID-19 liên tục gia tăng, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trong dịp Tết Dương lịch 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Trung tâm Xuân Dược Vương xin đưa ra thông báo mới: Trung tâm sẽ đóng cửa và ngừng nhận các trường hợp qua phòng khám khám chữa bệnh và lấy thuốc. Thông báo có hiệu lực kể từ ngày 29/12/2021.
Bên canh đó, trung tâm Xuân Dược Vương vẫn tiếp tục hỗ trợ liên hệ tư vấn qua SỐ ĐIỆN THOẠI và GỬI THUỐC về tận nơi cho quý anh chị điều trị. Trong thời gian điều trị, các chuyên gia sẽ trực tiếp theo dõi sát sao, đồng hành và hỗ trợ quý anh chị hết sức. Với mong muốn đem đến sự hài lòng và những trải nghiệm tuyệt vời nhất với sự tận tâm, chuyên nghiệp, thật vinh dự khi đội ngũ chuyên viên được tiếp tục đồng hành cùng quý anh chị trong thời gian sắp tới. Năm 2021 sắp đóng lại, mở ra cánh cửa 2022 đầy hi vọng. Thay mặt đội ngũ chuyên viên( những người đã trực tiếp hỗ trợ quý anh chị, đem lại sức khỏe và sự hài lòng), trung tâm Xuân Dược Vương gửi lời chúc sức khỏe tới quý anh chị, chúc quý anh chị năm Nhâm Dần Thịnh vượng an khang – Giữ chặt lộc tài – Hưởng trọn bình an – Cùng nhau sung túc.
Cám ơn bà con rất nhiều!
Thời gian vừa qua rất đông bà con qua trung tâm cám ơn cũng như hỏi thăm chuyên gia cũng như đội ngũ công nhân viên. Và đặc biệt không thể thiếu các lời chúc cũng như động viên của các bệnh nhân trước đây. Đây quả thật là một điều đáng mừng cũng như niềm hạnh phúc của đội ngũ y bác sỹ chúng tôi.
Vậy nên chúng tôi sẽ nỗ lực giúp đỡ cũng như điều trị cho từng bệnh nhân bằng cả cái tâm cũng như tấm lòng của người làm Y sỹ.
Một lần nữa xin cám ơn bà con đã tin tưởng và tri ân trung tâm thời gian vừa qua!
Cũng rất buồn và đồng cảm với bà con khi thời gian vừa qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tập dẫn đến rất nhiều kho khắn cho cuộc sống cũng như công tác khám trước trực tiếp của trung tâm. Rất mong bà con chú ý giữ gìn sức khỏe và hoan hỉ trong cuốc sống!
Đặc biệt do cơ sở vật chất hạn hẹp vì trung tâm đã lâu năm chưa tu sửa nên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu bệnh nhân hiện nay nên trong thời gian tới đây trung tâm sẽ bảo dưỡng và tu sửa cũng như tân trang lại.
Mong sớm được phục vụ lại bà con thăm khám trực tiếp!
Những bà con ở xa vẫn có thể gọi lại hoặc để lại Số Điện Thoại các chuyên gia bên trung tâm vẫn sẽ tư vấn giúp bà con.

10/01/2022

Thanh đại - Vị thuốc trị chảy máu cam, viêm răng, quai bị hiệu quả
Thanh đại là chế phẩm được điều chế từ cây chàm mèo, có vị mặn, tính hàn, vào kinh can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu ban; thường dùng trị nhọt, chảy máu cam, viêm răng lợi, quai bị…
1. Đặc điểm của cây chàm mèo
Chàm mèo là loài cây rừng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở nước ta. Từ xa xưa người ta dùng chàm mèo để nhuộm vải chàm, làm thuốc chữa bệnh…
Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện trong cây có chất chống ung thư bạch cầu, hạ huyết áp, chữa bệnh vảy nến và nhiều bệnh khác...
Chàm mèo là loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao khoảng 40cm-1m. Thân nhẵn, phân nhiều nhánh, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng, mép khía răng cưa. Hoa màu lam tím hay tím hồng. Quả nang, nhẵn, hẹp, dài.
Cây được trồng và mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào... Cây ưa ẩm và ưa bóng râm, thường sống nơi đất ẩm, dưới tán lá rừng gần bờ suối hoặc trồng xen với các cây trồng khác trên nương rẫy, trong vườn nhà…
2. Cách chế biến vị thuốc thanh đại
Thanh đại có tên khác là bột chàm.
Tên khoa học: Indigo Naturalis (bột màu xanh tự nhiên).
Thanh đại là chế phẩm được điều chế từ cây Chàm mèo: Strobilanthes cusia Bremek., họ Ô rô (Acanthaceae).
Cách chế biến bột chàm (thanh đại):
- Cắt lá thành đoạn dài 25-30cm, ngâm trong vại nước 3-5 ngày (mùa nóng), 6-9 ngày (mùa lạnh) cho đến khi nẫu nát, khuấy kỹ, lọc qua sàng để bỏ bã lá, gạn lấy nước trong.
- Cho vôi cục vào nước lọc, cứ 8-10 kg vôi cục cho 100 kg lá chàm. Dùng que khuấy đảo liên tục trong 4-6 giờ. Dung dịch nổi bọt và ngả sang màu xanh lam.
- Gạn lấy bột chàm, ép hết nước, phơi sấy ở nhiệt độ dưới 50 độ C cho đến khi khô.
Một số cây được làm nguyên liệu sản xuất thanh đại:
Cây Chàm: Indigofera tinctoria L., học Đậu (Fabaceae).
Cây Bản lam căn: Isatis indigotica Fort. hoặc Isatis tictoria L., họ Chữ thập (Brassicaceae)
Cây Nghể chàm: Polygonum tinctorium Lour., họ Rau răm (polygonaceae).
Thành phần hóa học của cây chàm mèo: Trong quá trình chế biến, chất indican sẽ thủy phân cho glucoza và indoxyl. Chất indoxyl sẽ oxy hóa thành indigotin có màu xanh lam. Tùy theo cách chế biến mà bột chàm có độ tinh khiết khác nhau; cứ khoảng 100 kg lá thu được khoảng 3 kg bột thanh đại; nghiền nhỏ thành bột mịn để dùng.
Ngoài chất indigotin, trong cây còn chứa lupeol, betulin, lupenon, indigo, tryptanthrin, indirubin; 4(3H)-quinazolinon; 2,4 (1H, 3H)- quinazolinedion.
Theo nghiên cứu mới đây, bột thanh đại (indigo naturalis) rất hiệu nghiệm trong việc chữa trị bệnh vảy nến (psoriasis). Chất tryptanthrin là chất kháng sinh có tính đặc hiệu cao với các loại nấm ngoài da. Indirubin có tác dụng ức chế tế bào leukemia; 4(3H)-quinazolinon có tác dụng hạ huyết áp.
3. Tác dụng của vị thuốc thanh đại
- Tính vị quy kinh: Thanh đại vị mặn, tính hàn; vào kinh can; tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu ban.
- Công năng chỉ trị: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu phù. Chữa chứng can nhiệt kinh giật, chữa nhiệt khái đờm đặc, thấp chẩn (bệnh ngoài da), lở miệng, huyết nhiệt phát ban, quai bị…
- Liều dùng: 2g đến 8g. Do vị thuốc khó tan trong nước nên thường làm thành thuốc bột hoặc cho vào thuốc sắc.
- Kiêng kỵ: Do tính rất hàn nên không phải thực nhiệt thì không dùng.
4. Một số đơn thuốc từ thanh đại
4.1 Giải độc trị nhọt:
+ Bột thanh đại: Thanh đại 8g; thạch cao 16g; hoạt thạch 16g; hoàng bá 8g. Các vị nghiền mịn, trộn đều, thêm một lượng vaselin, đánh kỹ, bôi vào chỗ đau. Trị các bệnh ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy nước.
+ Thanh đại và ít băng phiến. Chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau. Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị).
4.2 Lương huyết, tiêu ban:
Phát ban do nhiệt độc, huyết nhiệt gây thổ huyết, đổ máu cam dùng:
+ Thanh đại 8g. Uống với nước. Trị ban đỏ do nhiễm lạnh.
+ Thanh đại 12g, cáp phấn 12g. Nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 2g đến 4g, uống với nước, ngày 2 lần. Trị ho ra đờm có máu, đờm huyết do phế quản nở giãn. Nếu huyết nhiệt gây thổ huyết, chảy máu cam; dùng thanh đại hoặc kết hợp với bồ hoàng, hoàng cầm.
+ Rễ chàm mèo 15g, hạt ích mẫu 15g, tử thảo bì 15g, đan bì 15g, bạch truật 15g, ngân hoa 15g, sinh địa 15g, phục linh 10g, bạch tiên bì 15g, kinh giới 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang, chia 2- 3 lần, liên tục 2 - 4 thang. Chữa ban đỏ kết vảy thể huyết nhiệt.
+ Lá chàm mèo 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, đào nhân 15g, tạo thích 30g, sơn giáp sao 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng ít nước thuốc rửa nơi bị bệnh. Chữa viêm da do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc sâu bọ đốt, vết ngứa do sứa biển.
4.3 Thanh nhiệt giải nắng:
+ Bột Bích ngọc: Thanh đại 63g; cam thảo 63g; hoạt thạch 630g. Nghiền chung thành bột; mỗi lần 12g – 30g. Sắc hoặc pha với nước. Trị cảm nóng, tiểu tiện ít mà đỏ.
+ Thanh đại 12g; bạch phàn 24g. Nghiền thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 2g. Hỗ trợ trị viêm gan cấp và mạn tính.
4.4 Chữa viêm răng lợi, hầu họng:
+ Chữa viêm lợi răng, chảy máu: Bạch phàn 40g; thanh đại 80g; hồng hoàng 2g; băng phiến 2g. Xát vào chỗ lợi bị viêm nhiễm, ngậm 15 phút sau đó nhổ bỏ đi. (Đơn thuốc của Viện Quân y 6 thừa kế).
+ Thuốc cam tẩu mã: Hoàng bá 12g; hoàng liên 16g; thanh đại 20g; đinh hương 12g; đại hồi 4g; nhân trung bạch 20g; bạch phàn 12g. Bào chế dạng thuốc bột. Đắp đầy chỗ lợi sưng đau. Ngày làm 3 – 4 lần.
Lá thường được dùng chữa viêm họng, sốt, làm mọc tóc, trị kinh phong, xáo trộn thần kinh, cầm máu, đắp trĩ, lợi tiểu, tiêu sỏi, bệnh ngoài da và chống ngứa do sứa biển gây ra. Dùng ngoài bó gãy chân; dịch lá trộn với mật ong chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Rễ bổ gan, indirubin hỗ trợ phòng chống ung thư máu…

05/01/2022

3 vị thuốc có tác dụng trị giun sán
Nhiễm giun sán có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu… 3 vị thuốc dưới đây có tác dụng trị giun sán hiệu quả.
1. Sử quân tử, vị thuốc có tác dụng trị giun
Sử quân tử là một loại dây leo tựa vào cây khác hoặc hàng rào. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn, hình tim, dài 7-9 cm, rộng 4-5 cm, cuống ngắn.
Hoa hình ống, lúc đầu màu trắng sau chuyển hồng và đỏ, mọc thành chum ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 4-19 cm.
Quả khô, hình trứng nhọn, dài 35mm, dầy 20mm, có 5 cạnh dọc hình 3 cạnh, có chứa 1 hạt dài phía dưới hơi rộng, phía đầu hơi mỏng, có 5 đường sống chạy dọc.
Bộ phận dùng là quả chín hay nhân chín phơi hay sấy khô của cây sử quân tử.
Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, sử quân tử thường được dùng chữa giun đũa.
Cách dùng: Trẻ em từ 3-5 nhân, người lớn 10 nhân, tối đa 20 gam. 3 giờ sau khi uống hết, nên uống 1 liều thuốc tẩy giun, có thể dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc chũa giun khác như: Binh lang (hạt cau) và thuốc tẩy (đại hoàng).
2. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô còn có tên gọi là hạt bí đỏ, nam qua tử… là hạt của nhiều loại bí như bí ngô, bí rợ..
Hạt bí ngô thường được rang ăn trong dịp tết, liên hoan… Tác dụng trị sán tuy không mạnh nhưng không gây độc đối với cơ thể.
Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi), hạt bí ngô có thể uống theo một trong hai cách sau đây:
- Cách 1: Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màu xanh ở trong. Người lớn dùng 100 gam nhân, giã nhỏ trong cối, thêm vào 50-100 gam mật hay xiro hoặc đường và trộn đều. Ăn vào lúc đói, hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm.
Trẻ em 3-4 tuổi, ăn 30 gam; 5-7 tuổi ăn 50 gam; 7-10 tuổi ăn 75 gam.
- Cách 2: Hạt bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ, nước và đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong 2 giờ, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu ở trên mặt, có thể thêm đường.
Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt), 2 giờ sau khi uống hết, uống một liều thuốc tẩy muối.
Người lớn uống 300 gam hạt để cả vỏ, trẻ em dưới 5 tuổi 50-70 gam; 5-7 tuổi 150 gam (theo cách làm đã nêu).
3. Cây bách bộ
Bách bộ mọc hoang khắp nơi trong nước ta như vùng Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn…
Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây bách bộ.
Mùa thu đông đào củ về rửa sạch hay phơi sấy khô.
Bách bộ để chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ.
- Chữa giun: Ngày uống 7-10 gam, dưới dạng thuốc sắc. Uống vào lúc sáng sớm, khi đói, uống 5 ngày liền, sau đó tẩy.
- Chữa giun kim: Bách bộ tươi 40 gam (bằng 20 gam bách bộ khô), nước 200 ml, sắc sôi nửa giờ, còn độ 30ml. Thụt giữ 20 phút. Điều trị luôn như vậy trong thời gian 10-12 ngày.

05/01/2022

Nha đạm tử - Vị thuốc quý chữa kiết lỵ
SKĐS - Nha đạm tử là hạt trong quả chín của cây xoan rừng. Đây là vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét...
1. Công năng chủ trị của nha đạm tử
Nha đạm tử còn có tên khác sầu đâu rừng, khổ luyện tử, hạt khổ sâm.
Nha đạm tử là hạt trong quả chín của cây xoan rừng (Brucea javanica (L.) Merr.), thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Thành phần hóa học của nha đạm tử có dầu, alcaloid (Brucamarin), tinh dầu, quassinoid (nhóm diterpen mạch vòng – picrasan), glucosid của quassinoid, saponin…
Tính vị quy kinh: Nha đạm tử có vị đắng, tính hàn; vào kinh can và đại tràng.
Công năng chủ trị: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, trị lỵ, cắt cơn sốt rét. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, các dược điển và Y học cổ truyền, dùng xoan rừng chữa chứng sốt rét, kiết lỵ, chai chân, nốt ruồi, mụn cóc. Đây là loại thuốc chữa lỵ được dùng từ lâu ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, có trong sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17) với tên "Xoan rừng"; tại Trung Quốc có trong sách "Bản thảo thập di" của Triệu Học Mẫn (1765) với tên Nha đạm tử.
Liều dùng: Người lớn, mỗi lần dùng 10 đến 15 hạt trị sốt rét; 10 đến 30 hạt trị lỵ amíp.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư yếu, hay nôn mửa kiêng dùng. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên dùng.
2. Một số ứng dụng lâm sàng của nha đạm tử
2.1 Chữa lỵ amíp cấp
+ Nha đạm tử, hoàng liên g*i, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng, mỗi vị 20g. Tán thành bột. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
+ Nha đạm tử, hoàng liên g*i, trần bì, ngô thù du, binh lang, mỗi vị 100g, anh túc xác 20g. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
2.2 Chữa lỵ amíp mạn tính (có máu mủ, lúc ngưng lúc phát)
+ Nha đạm tử nhân, mỗi lần uống 10 – 15 hạt (cho vào nang). Mỗi ngày uống 3 lần. Đợt điều trị 1 tuần.
+ Nha đạm tử 20 hạt nghiền vỡ, ngâm trong 200 ml dung dịch natri bicacbonat 1%. Hút dịch thụt vào hậu môn, cách 1 ngày thụt một lần; làm 4 – 5 lần. Trị lỵ amíp cấp và mạn tính.
+ Đơn Giải độc sinh hóa: Nha đạm tử 10 hạt, bột tam thất 4g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 8g. Uống nha đạm tử với bột tam thất, sau đó chiêu bằng nước sắc của các vị kia. Trị lỵ mạn tính lâu ngày không ngừng.
2.3 Cắt cơn sốt rét
Nha đạm tử nhân 10 đến 15 hạt, cho vào nang, uống với nước, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho chứng sốt cách 2 ngày hoặc 3 ngày (cách nhật).
Thuốc có tác dụng với cả sốt rét ác tính; còn có tác dụng với bệnh trùng hút máu (Ochistosomiasis) thời kỳ đầu, đi lỵ có máu mủ nhưng đợt điều trị kéo dài hơn.

04/01/2022

Uống dưỡng sinh trà, kéo dài tuổi thọ
Triết gia Bernard-Paul Heroux từng nói:"Không có rắc rối nào quá lớn hoặc nghiêm trọng mà không thể giảm bớt bằng một tách trà ngon". Câu kỷ tử - một trong 9 thành phần của Bách Thông dưỡng sinh trà là loại dược liệu quý giúp, sáng mắt an thần, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Khởi đầu ngày mới bằng một cốc trà dưỡng sinh sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng sống mỗi ngày.
Khoa học đã chứng minh, trong trà có những thành phần giúp tinh thần người uống được thoải mái, dễ chịu hơn. Vì thế, nếu trong cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, chỉ cần uống một tách trà nóng, chắc chắn rằng mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn.
Chưa kể đến, nếu biết chọn đúng loại trà và uống trà dưỡng sinh đúng cách sẽ mang lại những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Bách Thông dưỡng sinh trà là một thức uống ngon khó cưỡng, khi nhấp một ngụm trà, vị thanh ngọt vấn vương trên đầu lưỡi, hương thơm dịu ngọt của các loại thảo dược phả ra trong từng hơi thở.
Cùng với các thành phần trong Bách Thông dưỡng sinh trà được kết hợp một cách hoàn hảo về tỉ lệ gồm, Cúc Hàm Hương cam thảo, long nhãn, kim ngân hoa, hồng hoa, hoàng kỳ, táo đỏ, trần bì, thành phần Câu kỷ tử còn có tác dụng tư âm dưỡng thận, giải độc dưỡng nhan. Người xưa có câu: "Trẻ không dưỡng sinh, già dưỡng bác sĩ". Dưỡng sinh chính là khái niệm sinh hoạt lành mạnh giúp bạn nâng cao thể chất, phòng ngừa bệnh tật để có được sức khỏe dồi dào, tận hưởng niềm vui cuộc sống!
Kỷ tử vốn là một vị thuốc quý nổi tiếng và là sản phẩm có tác dụng bồi bổ mà ngày nay mọi người đều có thể mua để sử dụng một cách rất phổ biến. Trong cuốn "Bản thảo cương mục" có ghi: dùng trong thời gian dài có tác dụng cường gân cốt, chống lão hóa, giúp cơ thể nâng khả năng chịu lạnh, bồi bổ tinh khí, có tác dụng làm đẹp, làm trắng da, sắng mắt, an thần, giúp kéo dài tuổi thọ. Vì vậy có thể nói Kỷ tử là bảo bối trường thọ!
Trong sách cổ "Thần nông bản thảo kinh" cũng đã nhắc đến dùng câu kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng bổ thận kiện tì, kéo dài tuổi thọ, ích tinh sáng mắt, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường. Ngoài ra Câu kỷ tử còn có tác dụng chống sơ vữa động mạch, giảm đường máu, thúc đẩy tái sinh tế bào gan, dưỡng gan, làm đẹp da rất rõ rệt.
-Tác dụng phòng tránh bệnh tiểu đường: Câu kỷ tử có tác dụng làm giảm đường máu, hoạt hóa huyết quản, giảm Cholesterol, Triglyceride máu vì vậy có tác dụng rất tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường. Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hại, khôn lường: gây tắc tĩnh mạch võng mạc mắt, làm cho suy giảm thị lực, gây mờ mắt; làm cho tắc tĩnh mạch tứ chi, gây ra hậu quả hoại tử các ngón chân tay, dẫn đến phải tháo khớp chân, tay; gây suy thận.... Theo tài liệu trong cuốn Cây thuốc và vị thuốc của Gs Đỗ Tất Lợi, sử dụng câu Kỷ tử hàng ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nói trên. Chất lượng sống của bệnh nhân tiểu đường được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, sử dụng Câu Kỷ tử hãm nước sôi hàng ngày giúp làm giảm tình trạng háo khát của bệnh nhân tiểu đường 1 cách hiệu quả.
- Tác dụng làm giảm nếp nhăn: Câu kỷ tử có tác dụng chống lão hóa rất tốt, thường xuyên hãm Câu kỷ tử với nước uống có thể đẩy lùi lão hóa, cải thiện nếp nhăn trên da. Câu kỷ tử giàu vitamin E, đường, nhiều loại axit amin là các thành phần chống ôxi hóa giúp chống lão hóa.
- Tác dụng bảo vệ gan: Câu kỷ tử do thành phần có nhiều hàm lượng đường tự nhiên nên rất có tác dụng đối với gan, có khả năng làm giảm ALT huyết thanh, thúc đẩy phục hồi các tổn thương gan, giúp phục hồi chức năng gan và bảo vệ gan.
Kỷ tử tốt như thế, và bạn đã thật sự biết cách sử dụng kỷ tử chưa? Y học cổ truyền phương Đông đã nhận biết công năng và sử dụng trà làm thuốc chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ từ rất sớm. Theo thời gian, cổ nhân còn nghĩ ra cách cho thêm vào ấm trà một số vị thuốc, hoặc chỉ mượn phương thức pha và uống mà dùng thuốc thay trà để bồi bổ cơ thể, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, từ đó hình thành loại hình dùng thuốc đặc biệt: trà dược dưỡng sinh trường thọ.
Ngoài uống Bách Thông dưỡng sinh trà mỗi ngày, câu kỷ tử còn được dùng kết hợp với long nhãn để kéo dài tuổi thọ. Cách làm như sau, bạn hãy thử nhé:
Cách làm: Rửa sạch kỷ tử, long nhãn, nho khô, dứa, sau đó cho vào một cái bát rồi cho mật ong vào cùng một lượng nước thích hợp, cho vào nồi hấp khoảng 20 phút là được.
Tác dụng : Ăn thường xuyên có tác dụng kéo dài tuổi thọ, bổ sung chính khí, bổ khí dưỡng huyết.
Không chỉ là trà ngon, dễ uống và có tác dụng bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, mỗi hộp trà dưỡng sinh Bách Thông còn được thiết kế tỉ mỉ, thẩm mỹ và tinh tế, gói trọn yêu thương và thông điệp sống khỏe giúp bạn tạo nên món quà báo hiếu cha mẹ, hay tặng cho những người thân yêu của mình.
Cách chọn Câu Kỷ Tử ngon chuẩn: Quả dài, to, màu chuẩn màu quả chín phơi khô tự nhiên, vị ngọt, thơm, không chua, không chát ( nếu màu rất sáng đẹp, vị chua hoặc chát là có chất bảo quản lưu huỳnh, sẽ gây tác hại cho hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ thần kinh, rất nguy hại cho cơ thể. Hạt bên trong phóng to lên sẽ nhìn thấy hình quả thận. Câu Kỷ Tử không có chất bảo quản sẽ bị ướt và mềm, màu sẽ trở nên thâm đậm khi để ra ngoài không khí. Nếu sản phẩm có chất bảo quản, sẽ ướt mềm nhưng sau khi để ra ngoài không khí nhiều ngày, cũng sẽ không thay đổi gì về hiện trạng. Nếu sản phẩm bị tẩm vị cho tăng vị ngọt thì sau khi ăn cũng sẽ có vị của hoá chất: hơi chua hoặc chát, hoặc đắng.

04/01/2022

Bài thuốc chữa đau bụng do nhiễm lạnh từ củ riềng
Củ riềng với tên vị thuốc là cao lương khương, có tính cay ấm, tan lạnh trị đau bụng trúng hàn, nôn và buồn nôn...
1. Đặc điểm của vị thuốc cao lương khương (củ riềng)
Thu hái thân rễ của cây riềng (thường gọi là củ) rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Có thể phơi nắng nhẹ, hạn chế nhiệt độ cao, bay mất tinh dầu, để nơi khô ráo, bảo quản dùng dần.
Dược liệu có vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình gợn sóng, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô già, màu nâu vàng, không mốc mọt là loại tốt.
Theo Trung Y: Dùng cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với gừng, ngô thù, đất vách hướng đông sao qua (Lý Thời Trân). Tỳ hư mà sốt rét do hàn gây ra chỉ tẩm dầu mè sao.
2. Công dụng của cao lương khương
Theo Đông y: Cao lương khương vị cay, tính ấm; vào 2 kinh Tỳ và Vị; có tác dụng ôn trung tán hàn (làm ấm đường tiêu hóa), giảm đau, tiêu thực; chủ trị tỳ vị trúng lạnh, bụng lạnh đau, nôn mửa tiêu chảy, nghẹn, ăn vào thổ ngược ra (phản vị), thức ăn tích trệ, ngã nước sốt rét...
Ngày dùng 3-10g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.
Kiêng kỵ: Người đau dạ dày do hỏa uất ở can vị không dùng cao lương khương.
3. Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh
Đau bụng là biểu hiện của nhiều bệnh trong ổ bụng như cơn đau do viêm loét dạ dày- tá tràng, cơn đau quặn thận do sỏi thận- niệu quản, cơn đau trong viêm đại tràng co thắt… Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau bụng do cơ thể bị cảm khí lạnh, để lạnh bụng hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh…
Biểu hiện điển hình là đau bụng dữ dội, gặp lạnh càng đau nhiều, chườm bụng nóng thì đỡ, miệng không khát, nước tiểu trong, phân sột sệt hoặc lỏng...
Dùng một trong số các bài thuốc sau:
Bài 1: Cao lương khương 40g, củ gấu (sao) 20g. Hai vị tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6-8g với nước ấm.
Bài 2: Cao lương khương 8g, đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 500 ml rượu, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài 4: Cao lương khương 30g, giã nát, lọc lấy cốt, sắc với 600 ml nước, còn 400ml, bỏ bã, thêm vào 60g gạo tẻ nấu cháo ăn.
Bài 5: Cao lương khương 12g, hậu phác 9g, đương quy 9g, quế tâm 2g, gừng tươi 9g; sắc nước uống trong ngày.
Bài 6: Cao lương khương, hương phụ, hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền mịn, luyện với nước gừng và muối hoàn thành viên; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-6g, chiêu thuốc bằng nước ấm
Bài 7: Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột dùng nước ấm để chiêu thuốc.
Bài 8: Cao lương khương 9g, đẳng sâm 9g, phục linh 9g, sắc uống.
4. Một số bài thuốc khác trị đau bụng
- Biểu hiện đau bụng tiêu chảy do cảm khí lạnh: Vỏ ổi rộp (sao vàng) 20g, quế chi 8g. Sắc uống.
- Biểu hiện đau bụng kèm tiêu chảy, nhức đầu: Củ gấu (giã giập sao vàng) 20g, búp ổi (sao vàng) 20g, vỏ quýt (sao thơm) 12g, củ sả (sao vàng) 12g, gừng tươi 8g. Nếu có nôn, thêm hoắc hương 12g, nếu sốt, nhức đầu thêm tử tô 6g. Sắc uống

03/01/2022

Tác dụng chữa bệnh của cây bọ mẩy: Trị cảm mạo, viêm đường hô hấp
Bọ mẩy là cây thuốc được xếp trong nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc phòng trị cảm mạo, viêm đường hô hấp...
1. Đặc điểm của cây bọ mẩy
Cây bọ mẩy, tên khoa học là Clerodendron cyrtophyllum Turcz., họ Cỏ roi ngựa. Tên khác là bọ nẹt, đắng cay, đại thanh… Trong sách thuốc Trung Quốc, bọ mẩy có tên là lộ biên thanh hay thanh thảo tâm, sơn vĩ hoa, lục đậu thanh, xú đại thanh… là loại cây nhỏ, cao khoảng 1m.
NỘI DUNG
1. Đặc điểm của cây bọ mẩy
2. Công dụng chữa bệnh của cây bọ mẩy
3. Bài thuốc từ cây bọ mẩy
Cành tròn, lúc non có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác, đầu nhọn, phía cuống cũng nhọn hay hơi tròn, hai mặt đều nhẵn, màu xanh lục thẫm, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, gân nổi rõ ở mặt dưới, khi vò lá thấy có mùi hôi đặc trưng. Hoa màu trắng, mọc ở đầu cành trên ngọn cây, nhị thò dài. Quả hạch, hình trứng, bọc trong đài.
Để làm thuốc, đông y thường dùng lá và cành non (một số trường hợp còn sử dụng cả rễ) rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.
2. Công dụng chữa bệnh của cây bọ mẩy
Cành và lá bọ mẩy có vị đắng, tính hàn, lợi vào 3 kinh can, tâm và vị; có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) tán ứ; thường dùng chữa các chứng bệnh do hỏa độc gây nên như sốt cao phiền khát, cảm mạo, cảm cúm, viêm gan cấp tính do nhiễm trùng, lỵ nhiễm khuẩn, viêm phổi, quai bị, chảy máu cam, mụn nhọt…
Theo kinh nghiệm dân gian: Cành lá bọ mẩy đem sao vàng, sắc nước uống dùng cho phụ nữa sau sinh giúp ăn ngon cơm và chóng lại sức. Rễ bọ mẩy có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, lá bọ mẩy có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, kháng vi khuẩn và kháng virus. Trên lâm sàng, bọ mẩy được sử dụng để giải độc, chữa sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn và virus như viêm màng não, viêm phổi, viêm họng, viêm amiđan, viêm gan, viêm ruột cấp, viêm khoang miệng, viêm da dị ứng, mụn nhọt lở loét. Kết quả thử nghiệm còn cho thấy nước sắc lá bọ mẩy có tác dụng ức chế một số loại trực khuẩn lỵ không chịu tác động hoặc bị nhờn đối với một số kháng sinh.
Liều dùng: 10-20g lá khô (30-60g lá tươi) sắc nước, hoặc giã lọc bỏ bã, lấy nước uống.
Kiêng kỵ : Người tỳ vị hư hàn không dùng độc vị bọ mẩy.
3. Bài thuốc từ cây bọ mẩy
3.1 Phòng cảm mạo: Lá bọ mẩy tươi 20g, sắc nước uống thay trà. Uống liền trong 5-7 ngày
3.2 Phòng bệnh viêm màng não: Lá bọ mẩy 15g, đậu tương 30g; sắc nước uống thay trà. Uống liền trong 7 ngày.
3.3 Chữa viêm phổi, sốt cao, ho suyễn: Lá bọ mẩy 60g, giã nát, lọc lấy nước, bỏ bã, hòa thêm mật ong, hâm nóng, uống ấm, ngày 2 lần.
3.4 Chữa ho có đờm, phiền khát sau sởi: Rễ bọ mẩy 30g, đạm trúc diệp 15g, tang diệp 6g, chi tử 15g. Nấu nước uống thay trà trong ngày.
3.5 Chữa viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng sau mổ ruột thừa: Lá bọ mẩy 150g, lá phù dung 150g, bồ công anh 60g. Sắc uống.
3.6 Trị bệnh gan không vàng da: Lá bọ mẩy 60g, đan sâm 30g, đại táo 10g. Sắc uống.
3.7 Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên: Lá kèm cành non bọ mẩy 15-20g sắc uống thay trà, dùng liên tục trong 7 ngày.
3.8 Hỗ trợ trị viêm phế quản mạn tính, ho, khó thở: Lá bọ mẩy tươi 30g, lá nhót tươi 30g, hạt củ cải 15g; sắc nước uống.
3.9 Chữa phong thấp khớp xương đau nhức: Rễ cây bọ mẩy 30-60g, chân giò lợn 500g, hầm với nước và rượu cho chín nhừ, chia ăn trong ngày, ăn cái uống canh.
3.10 Dự phòng mụn nhọt: Lá bọ mẩy 15g, đun nước uống.
3.10 Chữa mụn nhọt: Lá bọ mẩy tươi, sắc lấy nước đặc, bôi vào nơi tổn thương, ngày 3 lần.
3.11 Chữa đau răng do vị nhiệt: Rễ bọ mẩy 60g. Nấu lấy nước bỏ bã. Cho 2 quả trứng vịt vào luộc ăn (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).
3.12 Chữa mụn rộp: Rễ bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch, thái lát, sắc uống thay trà.
3.13 Thuốc dùng ngoài: Lá bọ mẩy tươi 50g, rửa sạch bằng nước sôi để nguội, giã nát vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm dịch thuốc bôi vào nơi tổn thương.

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hà Nội?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Address

Đường Cầu Giấy, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy
Hà Nội

Other Doctors in Hà Nội (show all)
SVM production SVM production
156 Pháo Đài Láng, Khuong Ha
Ha Noi, 1212212

Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần - BS Đỗ Văn Quyền Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần - BS Đỗ Văn Quyền
Hà Nội

Chuyên gia điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần do bác sỹ Đỗ Văn Quyền BV108

Ngũ Cốc Lợi Sữa Lạc Lạc Khu vực Ha Nôi Ngũ Cốc Lợi Sữa Lạc Lạc Khu vực Ha Nôi
268 Ngọc Thuỵ Long Biên
Hà Nội

Ngũ cốc lợi sữa lac lạc ,giúp hàng nghin bà mẹ ít sữa thành nhiều sữa

Phòng Khám Nam Khoa Uy Tín Tại Hà Nội Phòng Khám Nam Khoa Uy Tín Tại Hà Nội
12 Kim Mã Ba Đình
Hà Nội, 100000

Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã Là địa chỉ khám và chữa các bệnh nam khoa uy tín tạ

Bác Sĩ Trần Thị Thanh Nho Bác Sĩ Trần Thị Thanh Nho
Hà Nội, 100000

Fanpage chính thức của bác sĩ Trần Thị Thanh Nho - Ai muốn trị dứt điểm nám tàn nhang liên hệ tại đây

Nha Khoa Anna Dental Clinic Nha Khoa Anna Dental Clinic
207 Khương Trung/Thanh Xuân/
Hà Nội, 1000

Nha Khoa Thẩm Mỹ

Chính Hãng Diabet Viên Sủi Tiểu Đường Chính Hãng Diabet Viên Sủi Tiểu Đường
Hà Nội, 100000VI

Viên sủi Tiểu Đường Chính Hãng

Hi my Nma 1 Hi my Nma 1
Hà Nội, Thai Hà Ap
Ha Noi, 100000

Trung Tâm Phục Hồi Xương Khớp Hoa Kì Trung Tâm Phục Hồi Xương Khớp Hoa Kì
40 Tràng Thi/
Hà Nội

2.868.689 Người thích trang này 2.868.689 Người theo dõi trang này 968.312 Đánh giá ⭐

No hold No hold
Hanoi, Thai Hà Ap
Ha Noi, 10000

Phòng Khám Dr Phạm Thành Sơn - Hỗ Trợ Mang Thai Tự Nhiên Phòng Khám Dr Phạm Thành Sơn - Hỗ Trợ Mang Thai Tự Nhiên
Ngỗ Gia Tự, Long Biên
Hà Nội, 100000

Bác sĩ có duyên chữa vô sinh trong 6 năm giúp đỡ thành công cho 2.745 cặp vợ chồ

Kidney extra authentic Kidney extra authentic
Ssadda, Thai Hà Ap
Ha Noi