Tư Vấn Tạo Lập & Quản Trị Công Ty

Tư vấn pháp lý về thành lập, tổ chức, quản lý công ty; giải quyết tranh chấp, tài chính, quản trị nội

10 CÁCH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI ĐANG THAY ĐỔI NGÀNH GIÁO DỤC 11/09/2023

https://edubit.vn/blog/10-cach-tri-tue-nhan-tao---ai-dang-thay-doi-nganh-giao-duc

10 CÁCH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI ĐANG THAY ĐỔI NGÀNH GIÁO DỤC Cuộc sống hàng ngày của chúng ta xoay quanh hai thứ: dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không, AI đã tr

24/11/2021

TIẾP TỤC DUY TRÌ HAY TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP?

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao. Theo khảo sát về tình hình sức khỏe tài chính của DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 5/2021 do Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện mới đây, số DN tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 chiếm tỷ lệ khá cao.

Cụ thể, trong tổng số 21.517 DN tham gia khảo sát online, số DN tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch chiếm đến 69%; 16% DN cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và 15% DN giải thể/ngừng hoạt động kinh doanh chờ giải thể.

⭐⭐⭐HƯỚNG ĐI CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ vào thực trạng hoạt động sản xuất, chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp để xem xét có nên tiếp tục duy trì hay tạm ngừng hoạt động để có thời gian xem xét việc chuyển đổi mô hình kinh doanh hay còn gọi là tái cấu trúc lại doanh nghiệp.

Dưới đây là nhận định của chuyên gia kinh tế để doanh nghiệp tham khảo cân nhắc và xác định, lựa chọn lối đi:
Theo TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, DN là nền tảng cho sự thịnh vượng của quốc gia. Do vậy, việc hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải đối diện một thực tế là Nhà nước không thể có đủ nguồn lực để hỗ trợ tài chính cho toàn bộ hay để cứu các DN.

“Khi không thể hỗ trợ cho DN bằng các nguồn lực tài chính, sự hỗ trợ của Nhà nước có thể bằng các biện pháp hỗ trợ phù hợp như giãn, hoãn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất hoặc sử dụng ngân sách bù đắp một phần chi phí tiền điện, đóng thay một phần chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động”, TS. Lê Duy Bình đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Bình cho rằng, cần kiên quyết loại bỏ các quy định phòng chống dịch bất hợp lý khiến chi phí của DN tăng cao, hay nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các địa phương, giữa các bộ, ngành cũng là các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho DN.
Đặc biệt, theo TS. Lê Duy Bình, cách hỗ trợ tốt nhất là tìm kiếm và triển khai bất kỳ cơ hội, không gian và dư địa nào có thể để trả lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

“Các cơ hội có thể đến từ tiêm vaccine, đến từ các biện pháp và quy định phòng dịch và kiểm soát dịch tễ phù hợp, hợp lý, từ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, giữa các địa phương, giữa địa phương với Trung ương trong các biện pháp chống dịch tạo thuận lợi cho DN nhằm tuân thủ các quy định phòng dịch nhưng cũng vẫn duy trì được sản xuất, duy trì được chuỗi cung ứng”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh./. (Theo Diệp Diệp/VOV.VN)

09/11/2021

GIẢI BÀI TOÁN TÌM "LỐI RA" CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH "BÌNH THƯỜNG MỚI" HẬU COVID-19

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các mảng du lịch, dịch vụ, ăn uống, nghỉ dưỡng. Cụ thể, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay ước tính đạt 280,9 nghìn tỷ đồng, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng ước tính đạt 11,1 nghìn tỷ đồng, giảm sâu tới 55,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vì vậy, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới nguồn thu của các doanh nghiệp này.

⭐⭐⭐ "LỐI RA" CHO DOANH NGHIỆP

🏠 Bán hàng online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Các giải pháp để đưa các mặt hàng đến với khách hàng với cách tiếp cận hiệu quả mà không cần đến trực tiếp các gian hàng. Phương pháp bán hàng online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây cũng là phương pháp bán hàng đang được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Mới đây, một cách làm mới của các doanh nghiệp gỗ thuộc HAWA (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh) khi áp dụng cách làm mới trong bán hàng thông qua triển khai triển lãm trực tuyến bằng các showroom.
Khi truy cập triển lãm trực tuyến với công nghệ mới 3D dễ dàng giúp cho khách hàng xem cụ thể, đầy đủ các mặt hàng, sản phẩm gỗ. Triển lãm với hình thức trực tuyến này giúp doanh nghiệp tiếp cận được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng quốc tế.

Cùng với tiện ích trên, triển lãm trực tuyến ứng dụng các nền tảng công nghệ vào thương mại điện tử, sự kiện hội thảo, kết nối giao thương trực tuyến… Qua đó, giúp nhà triển lãm có thể thống kê, phân tích, trải nghiệm và nắm bắt nhu cầu của khách tham quan, thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng. Đồng thời phát triển các gói dịch vụ về tiếp thị và truyền thông cho nhà triển lãm; nâng cao tỷ lệ chốt đơn hàng thành công.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ ngày 16/7/2020 đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới (VCB Digibank) trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng.

Với dịch vụ này sẽ cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính và thiết bị di động, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm. Cụ thể, khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh chóng bao gồm: chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục, bảo hiểm, thanh toán dịch vụ hành chính công, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, khách sạn, mua sắm trực tuyến,… Điều này, đã góp phần hạn chế đi lại của người dân trong bối cảnh giãn cách, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

🏠 Giải pháp liên quan đến lao động và giải pháp khác liên quan

Để ứng phó với dịch COVID-19, 66,8% số doanh nghiệp phải áp dụng các giải pháp liên quan đến lao động; 44,7% doanh nghiệp áp dụng giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn/tay nghề cho người lao động; 5,4% doanh nghiệp chuyển đổi sản phẩm chủ lực; 7,7% doanh nghiệp tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào; 17% doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống.
Với việc tìm ra giải pháp cơ bản hy vọng các doanh nghiệp sẽ tìm thêm được các giải pháp để “vượt khó” trong trường hợp diễn biến xấu của dịch bệnh bùng phát nhanh ra cộng đồng.

Photos from Tư Vấn Tạo Lập & Quản Trị Công Ty's post 05/11/2021

DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH TỒN TẠI RA SAO HẬU COVID -19: "BÌNH THƯỜNG MỚI"?

COVID-19 đã gây ra những gián đoạn và thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Khả năng phục hồi và vươn lên sau đại dịch là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới tương lai của không chỉ bản thân gia đình, mà còn của doanh nghiệp và những người đang trông cậy vào doanh nghiệp gia đình.

01/11/2021

VƯỢT QUA DỊCH COVID-19 DOANH NGHIỆP BIẾN NGUY THÀNH CƠ NHƯ THẾ NÀO?

⭐⭐⭐ Các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn

Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có thể làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó. Từ việc tăng cường hoạt động mới để sớm ra mắt sản phẩm, các doanh nghiệp có xu hướng di chuyển chậm và bài bản hơn. Mặc dù điều này giúp đảm bảo quy trình tốt, nhưng nó ngày càng chậm so với tốc độ kinh doanh. Đại dịch buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh và bớt sợ hãi. Và đó là một điều tốt.

Cảm giác cấp bách mới này thậm chí đang thay đổi cách các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm. Một số doanh nghiệp chỉ dành hai tuần để xây dựng một công cụ phân tích để theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của chính mình. Sau đó, nhiệm vụ đơn giản là biến nó thành một sản phẩm khả thi về mặt thương mại, vượt xa khỏi vòng đời phát triển sản phẩm truyền thống. Các doanh nghiệp đang có những bước nhảy vọt về phía những đặc tính nhanh nhạy của văn hóa khởi nghiệp, hay nói theo cách nói của Dallara, “Chúng tôi đang nhìn thấy sự tăng tốc của tương lai."

⭐⭐⭐⭐ Lao động tri thức được trang bị văn hóa an toàn

Một điều mà các doanh nghiệp công nghiệp biết rõ nhất là an toàn. Những môi trường này vốn nguy hiểm hơn văn phòng, đòi hỏi phải có văn hóa giao tiếp, chính sách và chương trình đào tạo để giữ cho người lao động an toàn và làm việc hiệu quả.

Văn phòng là nơi hoạt động chủ yếu của lao động tri thức như kế toán và lập trình viên. Những lao động đó đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kỹ năng tư duy nhiều hơn so với lao động chân tay. Giữa các quy định mới về sức khỏe COVID-19 và mối quan ngại ngày càng tăng của nhân viên, các văn phòng cần nhanh chóng thấm nhuần văn hóa an toàn song song với nỗ lực trở lại làm việc của mình. Hướng dẫn về giãn cách xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về cách các tòa nhà của họ đang được sử dụng, cách mọi người di chuyển trong không gian và cách các hệ thống trong tòa nhà giữ cho họ thoải mái và khỏe mạnh. Điều này đòi hỏi các công cụ có thể tổng hợp dữ liệu kinh doanh, dữ liệu tòa nhà và dữ liệu bảo mật để thúc đẩy việc ra quyết định và giao tiếp.

⭐⭐⭐⭐⭐Các ngành công nghiệp hoạt động từ xa

Hoạt động từ xa là thách thức đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhân viên tuyến đầu không có quyền truy cập vào các công cụ giống như nhân viên bàn giấy, tạo ra một sự ngăn cách giữa khối văn phòng và cửa hàng. Các ngành công nghiệp hiện đang khám phá cách họ có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm từ không gian tri thức, được gia tốc bằng cách vượt qua sự gián đoạn do COVID-19.

Các công cụ phần mềm là giải pháp cho phép các công ty vận hành nhà máy từ xa. Đầu tiên, dữ liệu được thu thập trên thiết bị và phần cứng. Sau đó, dữ liệu hoạt động đó được hợp nhất với dữ liệu kinh doanh và được lưu trữ trên đám mây. Tiếp theo, các nhà lãnh đạo có thể chạy các công cụ phân tích hỗ trợ bởi AI để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình quan trọng. Cuối cùng, mục tiêu là làm cho các hoạt động từ xa trở nên liền mạch như ở cơ sở.

Các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp trong cả nước thời gian qua đã phát huy cao tinh thần quyết tâm tháo gỡ khó khăn, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét các vấn đề về pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới công tác phòng chống dịch COVID-19, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đồng hành cùng doanh nghiệp Seal Law tư vấn Miễn Phí và hỗ trợ giải pháp pháp lý cho doanh nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH 𝐒𝐄𝐀𝐋 𝐋𝐀𝐖
📞Tổng đài tư vấn: 1900 6363 89
📧Email: [email protected]
🌎Website: http://seallaw.vn/
🔴Youtube: http://www.youtube.com/c/LuậtSealLaw

Tư Vấn Tạo Lập & Quản Trị Công Ty Tư vấn pháp lý về thành lập, tổ chức, quản lý công ty; giải quyết tranh chấp, tài chính, quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Photos from Tư Vấn Tạo Lập & Quản Trị Công Ty's post 30/10/2021

COVID-19 ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP?

Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của DN để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.
Công tác quản trị nguồn nhân lực là hoạt động của DN để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của DN cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN, nó là hoạt động bề sâu trong DN nhưng lại mang yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có hơn 200 DN tạm dừng hoạt động với gần 10.000 NLĐ bị ảnh hưởng; 42 DN đăng ký giải thể dẫn đến khoảng 250 LĐ bị mất việc làm; 4/65 DN nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tạm dừng hoạt động với gần 120 LĐ mất việc làm tạm thời.

Đối với các trường hợp tạm dừng hoạt động, đa số DN đều hỗ trợ NLĐ với mức lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu nghỉ dịch bệnh, thời gian còn lại DN và NLĐ thỏa thuận. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh gần 230 hợp tác xã (HTX) và khoảng 2.400 LĐ làm việc trong các HTX đối mặt với những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
phần lớn các DN trong lĩnh vực, như: Dịch vụ vận tải, xuất khẩu, công nghiệp, xây dựng... bị cắt giảm đơn hàng nên hoạt động cầm chừng, LĐ giảm giờ làm hoặc làm việc luân phiên khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Một số DN phải dừng hoạt động dài ngày hoặc giải thể, nhiều LĐ không có việc làm.

Từ đó, nhiều DN chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), nợ đọng BHXH với số lượng lớn khó khắc phục, dẫn đến một số chế độ, chính sách của NLĐ không thực hiện được. Riêng trong tháng 8 và 9-2021, toàn tỉnh ước tính có khoảng 7.750 NLĐ tạm ngừng việc hoặc mất việc làm, trong khi đó, số LĐ được giải quyết việc làm trong 9 tháng mới đạt khoảng 70% kế hoạch năm (tương đương 13.000 người).

Thực tế cho thấy, đời sống của NLĐ tại các DN phần lớn đều gặp khó khăn do tiền lương thấp và ít, thậm chí là không có tích lũy. Do đó, tình trạng thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NLĐ mà còn tác động trực tiếp đến gia đình của họ, nhất là những đối tượng lệ thuộc kinh tế vào NLĐ, như: Cha mẹ không còn khả năng LĐ hoặc con cái chưa đủ tuổi vị thành niên. Khi NLĐ bị mất việc làm thì đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập chính yếu, sẽ dần đến tình trạng không có đủ khả năng để bảo đảm mức sống tối thiểu cho gia đình…
⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP

Xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:

Thị trường đã có những thay đổi gì?
Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì?
Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý?
Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19?
Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không?
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa?
Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?
Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển.

26/10/2021

NHẬN DIỆN SÀN TIỀN ẢO TRÁI PHÉP: "HỨA HẸN LÃI KHỦNG RỒI SẬP SÀN"

Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Pháp luật không bảo vệ các rủi ro khi tham gia sàn tiền ảo trái phép và hầu hết các máy chủ các website sàn giao dịch tiền ảo trái phép đều đặt ở nước ngoài vì vậy cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường bị chiếm đoạt lừa mất tiền khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tiền ảo.

Các đối tượng tạo dựng các webisite đầu tư tài chính để giới thiệu, mời chào, lôi kéo người dân tham gia với những hứa hẹn lợi nhuận cao, hoa hồng hấp dẫn.

Người đầu tư đóng tiền vào hệ thống bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền “ảo”, đến khi số lượng người tham gia nhất định, website các sàn này bất ngờ dừng hoạt động, còn người tham gia thì mất trắng số tiền đã đầu tư.

Các chiêu trò lừa đảo của các sàn tiền ảo là vấn đề không mới song luôn nóng. Bởi các đối tượng lừa đảo thường đánh vào lòng tham của các nhà đầu tư bằng các chiêu trò quảng cáo như: lợi nhuận 3% mỗi giây, 360% một năm.

Ngoài hứa hẹn lãi khủng, các sàn này cũng đưa ra chế độ hoa hồng từ 5-10% cho người chơi mời gọi được thêm các nhà đầu tư mới. Vì vậy mà số người tham gia các sàn giao dịch tiền ảo rất đông, lên đến hàng nghìn người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Có một đặc trưng là chúng đưa ra các các đầu tư rất đơn giản. Nhà đầu tư không cần nghiên cứu vẫn có thể dễ dành thấy lợi nhuận tăng theo giờ, theo ngày. Và khi mà chúng thu hút được 1 số lượng tiền nhất định của các nhà đầu tư thì sẽ đánh sập trang.

Không ít bị hại khi tới cơ quan Công an trình báo cho biết, nhận thức được rủi ro khi tham gia các sản giao dịch tiền ảo, và dự định sẽ rút đầu tư “ăn non” trước khi sàn sập.

Thực tế hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào các sàn giao dịch tiền ảo đều trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo; và số tiền đầu tư của họ cũng không biết bao giờ mới có thể thu hồi được, do vậy nên cảnh giác.

19/10/2021

CẬP NHẬT THÔNG TƯ 88/2021/TT-BTC VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
CẦN BIẾT

19/10/2021

04 VẤN ĐỀ NỔI CỘM TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT ĐỂ KHẮC PHỤC

Thực tế hiện nay chỉ có 23% doanh nghiệp hiểu đúng và hiểu sâu về việc quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được tháo gỡ. Sau đây là 4 vấn đề quan trọng nhất cần được khắc phục.
Doanh nghiệp sẽ gặp phải 4 vấn đề nổi cộm sau đây trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp của mình:

🎯 1. KHÔNG CÓ KỸ NĂNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Để một doanh nghiệp nghiệp phát triển bền vững, ban lãnh đạo không chỉ có tầm nhìn mà cần phải xây dựng chiến lược đúng đắn, lâu dài. Chiến lược đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả quá trình kinh doanh. Để một chiến lược thành công, hãy tập trung vào 3 yếu tố sau:

😅 Chưa đánh giá được, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực nội tại, nguồn lực văn hóa của doanh nghiệp để có hướng đi phù hợp
😂Thiếu sự thống nhất, đồng lòng, chia sẻ giữa ban lãnh đạo trong công ty và các bộ phận nòng cốt
🤣Chưa có kế hoạch phân tích thị trường, xác định đối thủ và các chiến lược, sản phẩm của đối thủ.
😌Chưa tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về nguồn lực, khách hàng so với thị trường chung

🎯 2. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Một trong những vấn đề rất phổ biến hiện nay là lãnh đạo thiếu kỹ năng, không dẫn dắt được cấp dưới. Công việc được triển khai theo hướng một chiều, cấp trên giao việc, cấp dưới nhận việc và triển khai. Trong quá trình giao việc, lãnh đạo không giải thích bản chất cho nhân viên dẫn đến kết quả không được như mong đợi.

Ngoài ra, việc thiếu sự đồng cảm, chia sẻ trong công việc giữa hai bên cũng làm cho công việc không đạt hiệu suất cao nhất. Đồng thời về lâu dài sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.

🎯 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ SẢN XUẤT
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có chiến lược sản xuất, tuy nhiên chưa triển khai đúng hướng và kiểm soát hiệu quả. Nhà lãnh đạo vẫn chưa xác định chiến lược sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh. Việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả yêu cầu phải có chiến lược sản xuất tối ưu. Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý các hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện năng suất lao động.

Chiến lược marketing không được tập trung đầu tư phát triển. Các chiến lược phát triển sản phẩm, định vị thương hiệu không được coi trọng như phát triển nguồn lực. Đa số các nhà lãnh đạo đều xem chiến lược marketing như một cách quảng cáo mang về nguồn khách hàng.

🎯 4. BÀI TOÁN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

Trong hoạt động kế toán-tài chính, nhiều doanh nghiệp không có số liệu thống kê liên tục qua các năm nên không thể hoạch định được kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Việc đối chiếu sổ sách, chứng từ, hoá đơn làm không đến nơi đến chốn, bộ phận kế toán tài chính không thường xuyên rà soát, phân tích và đề xuất những sáng kiến làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cách cải thiện quy trình quản trị doanh nghiệp
Để quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhà quản trị nên tạo tính độc lập cho các thành viên. Doanh nghiệp phải minh bạch thông tin, có ban kiểm soát để gúp ban lãnh đạo đánh giá tình hình công ty. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là công ty phải xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn.

13/10/2021

😄😄😄😄TẠM THỜI KHÔNG ÁP DỤNG CHỈ THỊ 15, 16, 19
Chính phủ ra Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19. Đây là nội dung tại Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" được ban hành tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021. Chi tiết xem ở phần Bình luận 👉👉👉👉👉

12/10/2021

[GÓC CHIA SẺ] THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỂ PHÁT TRIỂN TRONG TRẠNG THÁI "BÌNH THƯỜNG MỚI" HẬU COVID-19

"Từ 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường" cho thấy bức tranh về tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 đã phản ánh rõ nét các tác động của dịch bệnh Covid-19 tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.
Trong trạng thái "bình thường mới" hậu Covid-19, doanh nghiệp muốn phát triển cần phải thay đổi tư duy, chiến lược mà cụ thể là cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh (mô hình) để vươn lên biến thách thức thành cơ hội. Những điểm cần đột phá chính là:

🌳- Phát triển thương mại điện tử

Phát triển thương mại điện tử hiện nay đang là xu thế trên toàn cầu không riêng gì ở Việt Nam, việc các doanh nghiệp cần cập nhật tin tức, xu thế là việc cần làm.
Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh.
"Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.

Tại Báo cáo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh thực hiện năm 2021, Công ty tư vấn tài chính Hoa Kỳ - LBMC nhận định, các ngành đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19, một số ngành như công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp ít bị ảnh hưởng hơn do đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.

Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động toàn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai."

Hoạt động thương mại điện tử liên quan đến các vấn đề pháp lý quan trọng trong việc đăng ký hoạt động với Bộ Công thương theo quy định Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Việc lưu ý cần làm cho doanh nghiệp chính là xây dựng hệ thống nội quy, quy chế hoạt động của sàn giao dịch điện tử để đáp ứng các điều kiện của pháp luật quy định là một trong những vấn đề quan trọng. Các vấn đề thúc đẩy và duy trì, quản trị rủi ro là một trong những vấn đề then chốt. Doanh nghiệp lưu ý cần nghiên cứu kỹ, tìm hiểu sâu để tránh những rắc rối trong hoạt động đăng ký sàn giao dịch cũng như phát sinh từ phía khách hàng và các nhà cung cấp sản phẩm khi tham gia sàn giao dịch của mình (nếu có). Nếu doanh nghiệp không hiểu sâu, lời khuyên là hay tham khảo tư vấn của chuyên gia.

🌳- Kinh doanh có ý thức

Theo worldbank, tính bền vững là một yếu tố được người tiêu dùng hiện đại quan tâm khi mua sắm. 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng biến đổi khí hậu cũng quan trọng như Covid và họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được chứng nhận “xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.

Người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng sẽ phải thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi trường, phân phối các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.

🌳- Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối

Vận chuyển hàng hóa Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm dịch vụ khách hàng và gây ra sự chậm trễ giao hàng. Đồng thời, người tiêu dùng hiện đại cũng nâng cao kỳ vọng, trở thành tiêu chuẩn trong nhu cầu chi tiêu, tạo ra áp lực mới cho các doanh nghiệp. Do đó, ngay cả những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay đổi mô hình kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị.

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng hiện đại. Chẳng hạn, đối với hàng hóa lưu kho, trí thông minh nhân tạo và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế cạnh tranh cho hoạt động phân phối sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ. Dữ liệu lớn nhiều mặt từ các vị trí địa lý cụ thể kết hợp với các tương tác trực tuyến có thể hiển thị các mô hình mua hàng dựa trên các thời điểm, sự kiện và điều kiện nhất định trong các phân khúc khách hàng chi tiết.

Do đó, một nhà bán lẻ có thể sử dụng AI để dự đoán sản phẩm nào tiết kiệm chi phí hơn để nhập kho trong một nhà kho nhất định ở vị trí gần các khu vực cụ thể. Hay công nghệ blockchain là một cách phân phối quá trình xác minh cho bất kỳ thứ gì từ giao dịch tài chính đến ghi nhật ký thông tin vận chuyển.
🎯 Kết luận:
Doanh nghiệp cần đưa ra "Mục tiêu của Kế hoạch là đưa thương mại điện tử trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu."

22/09/2021

Anh/chị có gặp rắc rối hoặc mâu thuẫn lớn với người đồng sáng lập/cổ đông ko? Kinh nghiệm giải quyết thế nào?

𝐒𝐄𝐀𝐋 𝐋𝐀𝐖 𝐓𝐕𝐂 | Công ty Luật Seal Law - Dụng pháp tối ưu, thắng lợi thành 08/09/2021

TƯ VẤN GIAO DỊCH LIÊN DOANH, LIÊN KẾT DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN
🌳 Nơi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn về các PHƯƠNG ÁN, GIẢI PHÁP về các vấn đề, vụ việc đang gặp phải trong các giao dịch liên doanh, liên kết dự án BĐS giúp tránh khỏi những RỦI RO PHÁP LÝ. Cụ thể như:
👉Chấm dứt dự án liên doanh, liên kết do sai phạm đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn;
👉Thanh lý, thu hồi dự án...;và
👉Thoát khỏi những chế tài pháp lý hình sự được áp dụng.

☘️Cơ hội trở thành những DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG LỚN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ ĐƯỢC THẾ GIỚI VINH DANH trong tương lai

☘️Tìm đâu ra một slot hot và hấp dẫn như vậy
Nhanh tay Đăng ký/Sử dụng ngay để được TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ DỊCH VỤ bởi CÔNG TY LUẬT SEAL LAW và thực hiện ước mơ của bạn.
Liên hệ ngay BAN DOANH NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ – CÔNG TY LUẬT SEAL LAW hoặc inbox để được tư vấn nhanh chóng !!!
=====================
Địa chỉ: Tầng 4 - Số 27 Trung kính- Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Website: seallaw.vn
Tổng đài: 1900636389
Hotline: 032. 812. 9399
Email: [email protected]
https://www.youtube.com/watch?v=yeuvzYzi6xI

𝐒𝐄𝐀𝐋 𝐋𝐀𝐖 𝐓𝐕𝐂 | Công ty Luật Seal Law - Dụng pháp tối ưu, thắng lợi thành Công ty Luật Seal Law - Tư vấn pháp luật chuyên sâu về các lĩnh vực: Doanh nghiệp, Dân sự, Bất động sản, Đầu tư, Môi trường⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️Để được tư vấn, hỗ trợ c...

12/08/2021

[GÓC CHIA SẺ] NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN LÀM TRONG ĐỢT DỊCH COVID - 19 LẦN THỨ TƯ ĐỂ BỨT PHÁ

Có lẽ việc ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tín dụng, thuế cho doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động vẫn còn khó được tiếp cận. Doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua khó khăn trong dịch COVID-19 để phát triển?

🎯 04 CÔNG VIỆC CẦN LÀM CHO DOANH NGHIỆP

👉 Cần xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng – đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử.
👉 Cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để xây dựng các kế hoạch về nhân sự, lao động và tài chính để hoạt động trở lại sau dịch.
👉 Cho phép một số vị trí làm việc từ xa
👉 Gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới

🎯XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ TOÀN DIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính phủ, như tại Việt Nam, được nới lỏng.
Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt.

Doanh nghiệp làm tốt công tác trên sẽ tạo yếu tố tiền đề để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hậu Covid-19.

🚀 LIÊN HỆ:

SEAL LAW | Chuyên tư vấn và hỗ trợ pháp lý:
- DOANH NGHIỆP
- DÂN SỰ
- BẤT ĐỘNG SẢN
- ĐẦU TƯ
- MÔI TRƯỜNG
- HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

07/08/2021

[GÓC CHIA SẺ] CÁCH THỨC ĐỂ DOANH NGHIỆP VƯỢT KHÓ QUA "LÀN SÓNG" DỊCH COVID-19 LẦN THỨ TƯ

Rất nhiều DN đã không thể trụ được, phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Về phía người lao động cũng không thể ngồi nhà nhận tiền hỗ trợ và chờ quay trở lại công việc vì diễn biến của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và kéo dài, buộc họ phải tìm kiếm việc làm mới tạm thời.
🚀🚀🚀GIẢI PHÁP:
Trước thực trạng này, việc đề xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ DN và người lao động cần phải thay đổi theo hướng hỗ trợ phục hồi và phát triển thay vì mục tiêu hỗ trợ thanh khoản để cầm cự như thời điểm một năm trước.
🎯Chiến lược của Doanh nghiệp trong giai đoạn này cần tập trung đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang tạo nên dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
🎯Các lĩnh vực được lựa chọn, đầu tư phải là chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, những mô hình kinh doanh mới.
🎯Cùng với đó, phải quyết liệt cải thiện môi trường pháp lý kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN, tháo gỡ các nút thắt trong thủ tục đầu tư để DN bứt lên nắm bắt cơ hội kinh doanh.
✈ “CỬA SINH” cho các doanh nghiệp mùa Covid - xu hướng tạo "khung hành lang PHÁP LÝ KINH DOANH trong quản trị doanh nghiệp" tại Việt Nam.
🎯 Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021, chính sách hỗ trợ rất tốt cho DN.
🎯 Tái cấu trúc doanh nghiệp để đưa ra một mô hình kinh doanh hiện đại, nâng cao sức "đề kháng" trong thời kỳ dịch bệnh và tạo sức bật đột phá trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh.
👉 LIÊN HỆ:
SEAL LAW | Chuyên tư vấn và hỗ trợ pháp lý:
- DOANH NGHIỆP
- DÂN SỰ
- BẤT ĐỘNG SẢN
- ĐẦU TƯ
- MÔI TRƯỜNG
- HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
- TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Want your practice to be the top-listed Law Practice in Phúc Lý?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Address


Phố Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hanoi
Phúc Lý

Other Phúc Lý law practices (show all)
Công Chứng Bích Hợp Công Chứng Bích Hợp
Số 6A Vũ Phạm Hàm, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hanoi
Phúc Lý, 122728

Văn phòng công chứng Nguyễn Hùng chuyên công chứng hợp đồng, văn bản, cấp bản sao, soạn thảo hợp đồng, dịch thuật, lập giấy ủy quyền, lập di chúc, phân chia tài sản …

Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tòa CT4-5 Ngõ 6 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hanoi
Phúc Lý

Chuyên thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, uy tín, thời gian nhanh gọ