Homecarspa.vn

Homecarspa.vn

Chuyên gia chăm sóc xe hơi lưu động

04/10/2023

TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Bài viết này Foodnk.com sẽ giới thiệu đến các bạn sơ lược về các quá trình nhiệt trong Công nghệ thực phẩm:

1. QUÁ TRÌNH ĐUN NÓNG

BẢN CHẤT

Đun nóng là một quá trình làm tăng nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ cuối cùng cho trước. Là quá trình truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt và đối lưu nhiệt.
Nhiệt độ ban đầu (tbđ) thuờng bằng nhiệt độ môi trường không khí chung quanh. Nhiệt độ cuối cùng (tc) phụ thuộc vào mục đích của quá trình và tính chất của vật liệu, thường được xác định từ trước. Chênh lệch giữa nhiệt độ cuối cùng và nhiệt độ ban đầu luôn luôn là một đại lượng lớn hơn 0: t = tc – tbđ > 0 không phụ thuộc vào phương pháp thực hiện.

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Mục đích
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm quá trình đun nóng thường được thực hiện nhằm các mục đích sau:
• Mục đích chuẩn bị
• Mục đích khai thác
• Mục đích chế biến
• Mục đích bảo quản
• Mục đích hoàn thiện
• Phạm vi thực hiện
Đun nóng là một trong những quá trình quan trọng nhất. Quá trình này được thực hiện hầu hết trong các quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm với những mục đích khác nhau.

2. QUÁ TRÌNH LÀM LẠNH

Làm giảm nhiệt độ thực phẩm sẽ làm chậm lại tất cả các thay đổi xảy ra trong quá trình bảo quản thực phẩm. Nói chung thời gian bảo quản càng dài, yêu cầu nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Mặc dù nhiệt độ thấp gây ức chế các thay đổi và gây ổn định trạng thái thực phẩm, tuy vậy không phải là một phương pháp khử trùng vì vậy quá trình làm lạnh phải được kiểm soát chặt chẽ.

LÀM LẠNH THƯỜNG

Làm lạnh thường là quá trình chế biến mà trong đó nhiệt độ của thực phẩm được làm giảm xuống khoảng từ -1 đến 8°C. Phương pháp này được sử dụng để làm giản tốc độ của sự thay đổi về sinh hoá và vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến. Làm lạnh thường gây nên những thay đổi nhỏ về các đặc tính cảm quan và dinh dưỡng của thực phẩm. Thực phẩm làm lạnh được người tiêu dùng hâm mộ vì chúng “lạnh và tươi”.
Làm lạnh thường kết hợp với các phương pháp bảo quản khác như lên men, bức xạ hoặc thanh trùng để kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm. Việc cung cấp thực phẩm bảo quản lạnh một cách có hiệu quả đến người tiêu dùng phụ thuộc vào hệ thống phân phối tinh vi bao gồm kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh để bán hàng. đặc biệt thực phẩm làm lạnh có độ chua thấp, dễ bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh ( thịt tươi, thịt chưa nấu, bánh pizza và các loại bột nhão), phải được sơ chế vào bảo quản trong điểu kiện vệ sinh được kiểm soát trong điều kiện rất nghiêm ngặt. Thực phẩm được chia làm 3 loại, phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản:
Từ -1 → +1°C, dùng cho cá tươi, thịt, xúc xích, thịt và cá hun khói.
Từ 0 → 5°C, dùng cho thịt đóng hộp, thanh trùng sữa, sữa chua, các loại bánh.
Từ 0 → 8°C, dùng cho thịt nấu chín, chả cá, thịt ướp muối hoặc thịt chưa nấu,bơ, phomai cứng, rau quả.
Làm lạnh thường sẽ có hiệu quả bảo quản cao hơn nếu khi bầu không khí trong kho bảo quản được kiểm soát. Ví dụ lượng khí CO2 cao sẽ ức chế vi sinh vật, côn trùng hoạt độngvà hạn chế sự hô hấp của thực phẩm tươi sống.

LÀM LẠNH ĐÔNG (LÀM LẠNH SÂU)

Làm lạnh đông là quá trình hạ thấp nhiệt độ của thực phẩm xuống thấp hơn điểm đóng băng của dịch mô, và nước trong thực phẩm đông lại thành đá. Tính không linh hoạt của nuớc ở dạng đá và sự đứng im của các chất hoà tan sẽ làm giảm nước hoạt động trong thực phẩm. Có thể kết hợp làm lạnh đông với các phương pháp chế biến khác như chần để tăng khả năng bảo quản thực phẩm. Nếu làm lạnh đông đúng cách sẽ không có những thay đổi lớn về các thuộc tính dinh dưỡng và cảm quan thực phẩm.

LÀM KHÔ VÀ CÔ ĐẶC BẰNG ĐÔNG LẠNH

Ưu điểm của sấy khô và cô đặc bằng lạnh đông là do không có quá trình gia nhiệt như phương pháp đun nóng nên hao hụt về dinh dưỡng và thay đổi về cảm quan ít hơn. Tuy vậy các quá trình này xảy ra chậm chạp hơn so với các quá trình sấy khô và cô đặc khác. Chi phí cho làm khô và cô đặc bằng làm lạnh đông cao, đầu tư ban đầu lớn nên giá thành sản phẩm cao. Trong thương mịa chỉ những sản phẩm quý như: thịt nấm họăc các bữa ăn làm sẵn là được sử dụng phương pháp làm lạnh đông để sấy và cô đặc.

3. QUÁ TRÌNH NƯỚNG

BẢN CHẤT

Nướng là quá trình xử lý nhiệt, mà nhiệt lượng truyền vào sản phẩm chủ yếu bằng bức xạ. Đó là một trong những quá trình công nghệ phức tạp, trong đó xảy ra những biến đổi hoá học, lý học, hoá lý (biến đổi hệ keo) làm cho sản phẩm đạt tới chất lượng yêu cầu, chuyển thực phẩm từ dạng không ăn được sang ăn được.
Theo quan điểm nhiệt – lý thì nướng là quá trình ẩm – nhiệt được đặc trưng bằng sự truyền nhiệt và ẩm trong hệ mao – xốp – keo của vật liệu dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

Mục đích
Trong kỹ thuật chế biến thực phẩm, quá trình nướng được thực hiện nhằm các mục đích:
• Mục đích chuẩn bị
• Mục đích chế biến
• Mục đích bảo quản
• Phạm vi thực hiện
Trong công nghiệp chế biến lương thực, quá trình nướng được thực hiện khi sản xuất bánh mì, bánh quy, bnáh nướng… Các sản phẩm trên được nướng nhằm mục đích làm chín, tạo màu, tạo vị và cấu trúc thích hợp và để bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra ướng được thực hiện trong các ngành chế biến rau quả, ngành thức ăn xã hôi như khách sạn, tiệm ăn, nhà bếp.

4. QUÁ TRÌNH SAO VÀ RANG

BẢN CHẤT

Sao và rang theo quan điểm nhiệt học, thực chất là giống nhau và là quá trình xử lý nhiệt, mà nhiệt truyền vào sản phẩm bằng dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt. Nguyên liệu được đảo trộn liên tục.
Quá trình được gọi là sao khi nguyên liệu họăc bán chế phẩm có dạng lá họăc sợi như chè, thuốc lá… Còn nguyên liệu có dạng hạt, viên thì quá trình được gọi là rang (rang đậu, lạc…).

MỤC ĐÍCH CÔNG NGHỆ VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG: chuẩn bị, bảo quản

5. QUÁ TRÌNH RÁN

BẢN CHẤT

Rán là quá trình gia nhiệt các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó dầu họăc mở vừa là chất tải nhiệt vừa là thành phần của sản phẩm cuối cùng. Đây là một phương pháp chế biến thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thức ăn sẵn đóng hộp, cũng như không đóng hộp, trong các cơ sở sản xuất thức ăn công cộng: các khách sạn, các nhà ăn tập thể và cả trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm thường rán các loại nguyên liệu như cà tím, cá rốt, khoai tây, hành , lạc, cá, thịt… Quá trình rán thường thực hiện ở nhiệt độ 120 → 180°C

MỤC ĐÍCH CỦA QUÁ TRÌNH RÁN

Mục đích chế biến và bảo quản
• Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
• Nâng cao giá trị dinh dưỡng, tạo sản phẩm có màu sắc và mùi vị đặc trưng.

Nguồn: https://www.foodnk.com/cac-qua-trinh-nhiet-trong-cong-nghe-thuc-pham.html
----------------------------
FOODNK - Chuyên trang hàng đầu về công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học.

fb.com

03/10/2023

NHỮNG NGƯỜI L.ƯỜI BI.ẾNG, KHÔNG SỚM THÌ MUỘN SẼ PHẢI TRẢ G.IÁ RẤT Đ.ẮT!

Người bận rộn luôn tràn đầy sức sống, người nhàn rỗi nếu không phải là một gương m.ặt sầu n.ã.o thì là một tinh thần u.ể o.ải, dễ dẫn tới b.ệ.nh t.ậ.t.

Dale Carnegie, tác gi.ả của cuốn sách nổi tiếng "Đắc nhân tâm" từng nói: "Hãy duy trì sự bận rộn, bởi đó là li.ều th.uố.c r.ẻ nhất thế giới".

Có người nói: "Được làm việc mới khiến tôi cảm giác như mình đang sống. Nhàn hạ khiến ta dễ rơi vào kh.ủng ho.ảng, l.o â.u, dường như bản thân như bị dừng lại một chỗ".

Quả thực, mọi sư l.o â.u và ph.iền n.ão đều do nhàn rỗi mà ra, người một khi không có việc gì để làm, rảnh rỗi là nghĩ ngợi lung tung, càng nghĩ càng s.ợ h.ãi, càng s.ầu n.ã.o, cuối cùng chỉ còn dư lại những k.h.ổ h.ạnh, mà đều là do bản thân nghĩ ngợi mà có.

Nhàn hạ khiến tâm h.ồn phải chịu sự tr.ách m.óc, lư.ời biếng sẽ khiến th.ân th.ể ta phải chịu nhiều b.ệ.nh t.ậ.t, một khi trở nên lư.ời bi.ếng, tất cả chức năng của c.ơ th.ể hoạt động chậm lại, từ đó sức khỏe bị ảnh hưởng, b.ệ.nh t.ậ.t cũng tìm đến.

Có thể ngồi xe liền lư.ời đi bộ, có thang máy nên lư.ời đi thang bộ, có thể gọi đồ ăn mà l.ười nấu cơm, về lâu về dài, chúng ta sẽ phải trả một cái g.iá cho sự l.ười bi.ếng của bản thân.

Hơn nữa, người lư.ời bi.ếng không muốn động c.hân động t.ay, ngày tháng rảnh rỗi cũng nhiều, suy nghĩ nhiều, vốn dĩ bản thân không có b.ệnh t.ật, nhưng bởi tâm lý luôn b.ất a.n l.o â.u, dễ khiến c.ơ th.ể k.hó c.hịu, không có b.ệ.nh cũng bị d.ọa cho thành có b.ệ.nh.

Cho nên nói, con người không thể nhàn rỗi, không thể lư.ời bi.ếng, b.ệ.nh t.ậ.t đều do nhàn rỗi và l.ười bi.ếng mà thành, hãy tìm cho bản thân việc để làm, người thật sự đang sống luôn là người bận rộn.

Có người nói tôi bận rộn từ sáng tới đêm khuya, thực ra để bản thân m.ệt đến c.hân t.ay r.ã r.ời, đều không hiểu g.iá trị thực sự của bận rộn. Đó chính là, người ng.hèo bận rộn ch.ân t.ay, người gi.àu sẽ bận rộn đ.ầ.u ó.c.

Không bỏ công sức chắc chắn sẽ không thu được quả ngọt, muốn một cuộc sống tốt đẹp, ngay bây giờ hãy bắt t.ay vào làm việc. Đừng sợ bản thân sẽ xa vào guồng quay cuộc sống, cũng đừng mang tư tưởng bản thân sẽ làm việc đến sức cùng l.ực k.iệt.

Làm việc và học tập sẽ giúp bạn không có thời gian để suy nghĩ những chuyện tầ.m ph.ào. Kết quả sau những ngày tháng v.ất v.ả ít nhiều sẽ là cảm giác tự hào và hạnh phúc vì bạn đã tạo ra g.iá trị cho cuộc sống, cho bản thân. Hạnh phúc đó sẽ kh.ó có ngôn từ nào để diễn tả.

John Davison Rockefeller - ông vua dầu mỏ nước Mỹ là một người rất nhiệt hu.yết với sự nghiệp của mình, ông từng nói: "Tôi sẽ không bao giờ quên công việc đ.ầu tiên của mình, mặc dù trời chưa sáng đã phải đi làm, đèn ở phòng làm việc mờ mờ như ánh trăng, nhưng tôi chưa bao giờ nửa lời th.an v.ãn công việc đó. Tôi thậm chí đã ng.ấ.t vì làm việc, bất kỳ điều gì cũng không thể c.ản tr.ở tình yêu của tôi đối với công việc".

Ông ấy còn nói: "Tôi chưa bao giờ nếm thử cảm giác th.ất ng.hiệp, đó không phải là do tôi may mắn, mà là vì tôi luôn làm việc. Nếu xem công việc là niềm vui, cuộc đời sẽ giống như thiên đường; nếu xem công việc là nhiệm vụ thì cuộc đời giống như th.ảm h.ọa

Bận rộn sẽ giúp chúng ta nếm được gi.á trị của s.i.nh m.ệ.nh và ý nghĩa thực sự của công việc. Gi.ả dụ, nhờ lao động v.ất v.ả bạn kiếm được một xấp tiền, bạn sẽ cảm thấy g.iá trị của những đồng tiền bằng m.ồ h.ôi, nước m.ắt và tự hào về nó. Khi nhìn thấy thành quả của việc đã tiêu tốn thời gian và tâm huy.ết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hãnh diện và vui vẻ.

Hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta hãy biết cách tận dụng thời gian của mình, để mỗi ngày trôi qua là một ngày bạn tạo ra gi.á trị cho bản thân, cho xã hội.

Nguồn: Trí Thức Trẻ

28/08/2023

"DẠY CON VĂN HOÁ TRONG BỮA ĂN
Chuẩn bị đến bữa ăn
Rau luộc đơm đĩa bằng,
Xào lăn đơm đĩa trũng
Tô to thời rót canh.

Đứa nhỏ nhanh trải chiếu,
Rồi xuống bưng nồi cơm.
Đứa lớn thì bưng mâm
Bát, đũa so cho đủ.

Thịt băm cần thìa nhỏ,
Chan canh cần thìa to.
Nước mắm nhớ phải cho
Mâm đầy bưng chậm rãi.

Đứa lớn ngồi cạnh nồi
Xới cơm cho thật tơi.
Cơm nóng thời đơm vơi
Đứa nhỏ thời chia đũa.

Mời ông và mời bà,
Mời mẹ và mời cha,
Mời chị em đầy đủ
Bữa cơm thật chan hoà.

Bát canh nóng để xa
Bát mắm bày ở giữa.
Rau xanh gần bố mẹ,
Thịt cá gần ông bà.

Ăn rau trước lót dạ
Thịt phải nhớ gắp sau.
Ăn uống phải nhìn nhau
Chớ gắp lia gắp lịa.

Canh không khoắng bằng đũa,
Thịt không bới lung tung.
Ngồi ăn chớ sát mâm
Và không kêu sột soạt.

Gắp thức ăn vào bát
Không gắp thẳng lên mồm
Nói năng phải ôn tồn
Miệng đầy cơm không nói.

Hắt hơi phải đứng dậy
Ho cũng phải che mồm.
Chan canh nhớ húp luôn
Cơm không rơi, không vãi.

Ăn thêm thì nhớ phải
Đặt đũa xuống dưới mâm.
Hai tay bưng bát không
Cho con xin bát nữa.

Ai ăn xong phải mời
Con xong bảo con thôi.
Ăn phải cho đến nơi
Cơm thời không dính bát.

Hoa quả bày ra đĩa
Trước mời ông bà xơi
Mời bố mẹ đến nơi
Các con cùng ăn quả.

Bố mẹ thời vất vả
Chị em tự dọn mâm
Đứa bé cất nồi cơm,
Đứa lớn thời rửa bát.

Thịt còn đậy cất tủ
Nước mắm úp lồng bàn.
Cơm thừa cho gà, ngan
Đầu tôm cho mèo mướp.

Rác thải từ nhà bếp
Con nhớ phân loại ngay
Vừa tốt cho vườn cây
Môi trường thêm sạch sẽ.

Vỏ củ quả nhớ nhé
Thả thùng ủ gốc cây.
Riêng túi bóng hôm nay
Thả thùng rác đầu ngõ.

Dạy con cho thâú tỏ
Người lớn học làm gương.
Văn hoá từ bữa cơm
Ra ngoài người lịch thiệp.
Thơ Tiến Tộ T8/2023"

28/08/2023

ĐỐT VÀNG MÃ MÙA VU LAN - CHÚNG TA ĐÃ BỊ LỪA HÀNG NGÀN NĂM NAY ?

Ngàn năm Bắc thuộc.

Người Tàu tìm mọi cách truyền bá tập tục, vừa âm mưu đồng hóa dân tộc ta, vừa kinh doanh kiếm lợi.

Thời thượng cổ, người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách.

Về sau, việc mai táng người chết có nhiều hình thức.

Nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) quy định rằng, khi ai chết, tất cả những vật dụng quý giá của người đó khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.

Tục lệ chôn người vô nhân đạo này đã được thay bằng lệ chôn các “sô linh” (người bện bằng cỏ).

Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó & giẻ rách.

Tương truyền, lúc bấy giờ, Trung Hoa có tú tài Vưu Văn Nhất dùi mài kinh sử, mong ngày vinh quy bái tổ. Họ Vưu mười năm thi mãi không đỗ, bèn gác bút nghiên theo nghiệp buôn bán.

Một ngày nọ, Vưu tìm đến gia đình họ Đại xin học nghề làm giấy. Được yêu mến, Đại lão gia trao toàn bộ kỹ thuật làm giấy gia truyền.

Khi Đại lão gia qua đời, Vưu tú tài kế thừa sự nghiệp.

Giấy làm ra ngày càng tốt nhưng bán mãi không được. Họ Vưu vô cùng phiền não, bỏ cơm nước, nằm liệt giường, 3 ngày sau thì chết.

Vợ Vưu khóc lóc, nói với mọi người:

- Gia cảnh chúng tôi nghèo túng, không có gì có thể chôn cùng. Thôi thì đem giấy đốt chôn cùng ông ấy vậy !

Đốt giấy tới ngày thứ ba, Vưu tú tài đột nhiên khua động quan tài ngồi dậy, miệng luôn mồm bảo:

- Mau đốt giấy, mau đốt giấy !

Ai nấy hoảng sợ, tưởng ma nhập về, bỏ chạy.

Vưu tú tài nói:

- Đừng sợ, tôi sống lại rồi !

Gã kể, nhờ đốt giấy mà y thoát chết. Giấy sau khi đốt, xuống tới âm tào địa phủ liền biến thành tiền. Vưu tú tài tiền này để “hối lộ”, được Diêm Vương thả về.

Câu chuyện lan truyền khắp huyện, thành & cả đất nước Trung Hoa, giấy bán chạy như tôm tươi, nghề làm vàng mã bỗng chốc trở nên giàu có.

Sự thật, Vưu tú tài không hề chết đi sống lại, chỉ là lập mưu lừa phỉnh người đời.

Nhờ sự việc trót lọt, từ đó việc đốt giấy cho người chết đã trở thành một hủ tục mê muội được lưu truyền mãi, lan sang Việt Nam đến ngày nay.

Suy cho cùng, đốt vàng mã cho người quá cố chỉ là mánh khóe gian lận của kẻ đi buôn, lợi dụng sự cả tin của người dân để mưu cầu lợi ích riêng tư suốt hàng ngàn năm nay.

Thế nhưng, đến bây giờ, đang thời đại 4.0, tại Việt Nam, vẫn còn những người rất trẻ, mỗi khi cúng mùng một, rằm hoặc ra mộ thắp hương đều đốt vàng mã cháy ngút trời để thể hiện cái gọi là "báo hiếu" nhưng vẫn không quên cầu tài, cầu lộc ?

Tại sao hoang tưởng & mê muội vẫn cứ tồn tại mãi trên đất nước này ?

ST

24/08/2023

CÁCH ƯỚP THỊT XIÊN NƯỚNG

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng một lần nếm qua mùi vị của món thịt xiên nướng rồi, chúng là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn và đậm đà hương vị. Thịt xiên nướng được ướp trong rất nhiều loại gia vị tạo nên một hương thơm khó cưỡng, khi nướng xong thịt lại rất mềm, không hề bị khô.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị
– 0,5 kg thịt heo (chọn thịt nạc vai hoặc ba chỉ)
– 1 củ tỏi, 1 cây sả, 2 củ hành khô, 1 củ riềng nhỏ, 1 củ nghệ nhỏ
– 10gam mè trắng rang
– Gia vị ướp: Dầu hào, nước mắm, nước tương, đường, hạt tiêu.
Quy trình thực hiện ướp thịt xiên nướng
1. Thịt heo rửa sạch, để ráo. Thái thịt heo thành từng miếng mỏng, nhỏ vừa ăn (độ dày khoảng 4-5 mm, khổ 3-4 cm).
2. Riềng, sả, nghệ, tỏi và hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn cùng hạt ngò, hạt tiêu và mè trắng. Cho hỗn hợp vừa xay ra bát, thêm 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào vào trộn đều.
3. Trút hỗn hợp trên vào tô thịt heo và trộn đều. Ướp thịt trong khoảng từ 1-2 tiếng cho thịt thật ngấm gia vị (bạn có thể cho thịt heo vào ngăn mát tủ lạnh vừa để bảo quản thịt vừa giúp gia vị ngấm vào thịt tốt hơn)
4. Ngâm que xiên vào nước lạnh trước 30 phút đến 1 tiếng để khi nướng que xiên sẽ không bị cháy
5. Lấy thịt xiên đã ướp và cho vào que xiên, nên gập đôi miếng thịt vào để khi nướng thịt heo không bị rơi ra
6. Đặt xiên thịt vào vỉ nướng hoặc bếp nướng than hoa ngoài trời là bạn đã có một món xiên nướng ngon tuyệt cú mèo để thưởng thức cùng gia đình rồi đấy

27/07/2023

CÁCH LÀM SA TẾ ỚT THƠM NGON BẢO QUẢN ĐƯỢC LÂU.
Sa tế ớt là một trong những gia vị không thể thiếu trong những món ăn như bún bò Huế, Bún cá, Phở..
Hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn cách làm Sa tế ớt thơm ngon bảo quản được lâu.
Nguyên Liệu:
500 g ớt sừng tươi
50g ớt khô
80g tỏi
100g sả cây
570 ml dầu ăn
15g hạt điều mầu
1 hoa hồi, 1 thanh quế nhỏ
1 thìa nhỏ đường
1 thìa nhỏ nước mắm
1 thìa muối
1 thìa bột ngọt
Chọn nguyên liệu:
Để Satê có mầu đẹp, ngoài cách chế biến thì chọn nguyên liệu cũng là một bước quan trọng. Ớt ngon là ớt phải còn tươi, mầu đỏ thẫm và có độ bóng chứng tỏ ớt đã chín. Ngoài ra có thể chọn ớt chỉ thiên nếu muốn Sa Tế cay hơn.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ớt sừng các bạn rửa sạch và để thật ráo nước.
Sau đó cắt bỏ cuống và chẻ ớt ra làm đôi. Để cho Sa tế khi làm xong không bị mềm va thơm hơn, mình sẽ phơi ớt qua 1 nắng hoặc sấy ớt trong lò với nhiệt độ 110 độ C, 2 lửa không quạt trong 3 tiếng.
Ớt sau khi sấy xong thì đem cắt nhỏ rồi xay nhuyễn sau đó trộn 50g ớt khô vào chung.
Tỏi bóc vỏ rồi xay nhiễu
Sả cắt thành l át mỏng rồi xay nhuyễn
Bước 2: Làm dầu mầu điều
Cho 1 nửa dầu chảo đun ở lửa vừa phải khi dầu đã nổi bọt khí và nóng cho 15g hạt điều vào rồi trộn đều. đến khi thấy điều ra hết mầu và mầu đẹp mắt thì tết bếp. Mầu điều đẹp mắt là mầu hơi nâu sậm, giốn mầu dầu hay nổi trên mặt của lọ Sa tế.
Bước 3: Xào Sa tế ớt
Cho hết dầu ăn còn lại vào chảo và đun nóng. Sau khi dầu đã nóng thì cho 1 hoa hồi và 1 nhánh quế nhở vào chiên cho thơm. Khi thấy hoa hồi và quê hết thơm thì vớt ra
Sau đó cho hết tỏi xay vào trộn đều vặn nhỏ lửa sau khi thấy tỏi chuyển mầu vàng thi cho sả xay nhuyễn vào phi cùng tỏi.
Sau khi sả bắt đầu chuyển vàng và hơi giòn thì cho hết ớt vào và trộn đều
Sau khoảng 1 phút thấy ớt có mầu đỏ thì các bạn nêm vào 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm. 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt trộn đều.
Sau đó cho dầu mầu điều vào khi chảo sôi lên thì tắt bếp và món Sa tế đã hoàn thành.

23/07/2023

📌 KHÔNG AI CH Ế T CHÌM TRONG MỒ HÔI CỦA MÌNH

"Có thành công nào dễ dàng không?"

Tôi đã từng được nghe 1 diễn giả trả lời cho câu hỏi này. Họ bảo "Những thứ không cần nỗ lực mà đạt được thường chỉ có 2 trường hợp: Một, là dễ mất đi. Hai, là "quả đ ộc"."

Có thể bạn sẽ bảo, thật sự bạn đã trông thấy một số người có thể đạt được thành công một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn những người khác. Thế nhưng, mọi thành công đều đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn và sự kiên trì, để bắt đầu hay khi đạt được rồi là duy trì vị trí họ đang đứng.

Vì vậy mà tôi rất đồng cảm với những người gặp nhiều thử thách. Họ thất bại, thất bại và thất bại nhưng quan trọng, là không từ bỏ và học hỏi từ những trở ngại đó.

Đừng từ bỏ khi trong tay bạn chẳng còn gì bởi khi cố gắng hết mình, bạn chỉ "được" mà chẳng "mất" gì cả. Thành công chỉ đến và ở lại với những ai biết nỗ lực không ngừng bằng thái độ tích cực.

Bạn đã vất vả nhiều rồi nhưng vì vậy mà tôi biết bạn là người mạnh mẽ nhất tôi biết.
Bạn đổ mồ hôi càng nhiều thì con đường chinh phục đỉnh vinh quang càng ngắn
Nước mắt càng mặn chát thì bạn càng nhìn thấu bài học cuộc đời.

Những gì không thể nhấn chìm bạn khiến bạn trở lại mạnh mẽ, xuất sắc và đặc biệt hơn.

14/07/2023
14/07/2023
14/07/2023

Sự lười nhác của năm 25 TUỔI tạo nên sự bất lực ở năm 35 TUỔI

Sự bất lực của năm 35 TUỔI tạo nên sự vô dụng ở năm 45 TUỔI

Sự vô dụng của năm 45 TUỔI tạo nên một được đời CƠ CỰC

Một mái đầu bạc hối hận cũng đã muộn, sức khỏe chẳng còn nhiều để cố gắng. Bởi thế, còn trẻ đừng vì khó khăn phía trước mà từ bỏ, đừng vì vất vả mà nản chí !!!

05/07/2023

ĐỪNG SỢ BẮT ĐẦU LẠI!

1. Đời người chỉ có một, sống sao cho đáng. Đừng sợ phải bắt đầu lại, hãy ngồi xuống hít thở thật sâu, nạp đầy năng lượng, lấy đủ can đảm rồi tiếp tục bước đi.

2. Đừng sợ hãi phải bắt đầu lại từ đầu bởi đó là cơ hội để bạn có thể xây dựng một thứ còn tuyệt vời hơn.

3. Sâu bướm chỉ có thể hóa thân thành con bướm tuyệt đẹp khi nó tưởng chừng như mọi thứ đã kết thúc.

4. Sức mạnh không chỉ nằm ở khả năng chống chịu, mà còn là năng lực để bắt đầu lại.

5. Những gì đang đến luôn tốt hơn những gì đã mất.

Nguồn: HTTP//:phoquat.vn

05/07/2023

HÃY TỬ TẾ VỚI ĐỜI, ĐỜI SẼ TỬ TẾ VỚI BẠN!

1. Tử tế với bản thân

Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình.

Đừng quá gượng ép bản thân phải liên tục lao vào các mối quan hệ, bữa tiệc hay sự kiện xã hội; dành thời gian cho bản thân nhiều hơn là cách để bạn có thể phục hồi năng lượng và nghiền ngẫm những điều đã qua.

2. Tử tế với gia đình

Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em thường xuyên hơn, vì họ chính là máu mủ ruột thịt, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu.

Có trăm nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để trở về. Đó là nhà, là gia đình, là nơi bạn có thể làm những điều ý nghĩa và gắn kết nhiều hơn với những người thân yêu.

3. Tử tế trong học hành

Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp mất của bạn: Một là thức ăn đã vào dạ dày; Hai là mơ ước ở trong lòng; Ba là kiến thức đã học ở trong đầu.

Chính vì vậy, hãy giữ cho mình tâm thế học tập trọn đời. Cho dù là tự học, học từ sách vở, học từ thầy cô, học từ mentor, bạn phải luôn dành thời gian cho việc học để tiến về phía trước.

4. Tử tế trong công việc

Trong bất kỳ một công việc nào đó, đã không làm thì thôi, còn đã làm thì hãy làm hết sức, làm hết mình, cho dù không đạt được thành tựu gì to tát thì cũng mãn nguyện với chính mình, với lòng tự tôn của bản thân.

Thời gian chúng ta có mặt trên cuộc đời này là hữu hạn, vậy nên hãy dùng từng phút, từng giây thật giá trị. Đừng làm nửa vời, làm cho có làm gì, mất công.

Đi làm thì cũng tập trung vào việc mình làm thôi, hoà đồng với đồng nghiệp là tốt, nhưng đừng nên để bản thân bị cuốn vào những “drama chốn công sở” làm gì? Người ngay thẳng, chính trực nhất định sẽ không thiệt thòi.

5. Tử tế với bạn bè

Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Chẳng dễ gì mà tìm được những người bạn sẵn lòng giúp đỡ mình trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn may mắn có được những người bạn tốt, hãy trân quý họ. Bởi không có họ, sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.

Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua lỗi lầm của nhau hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Mình cứ tử tế với họ, thì ắt sẽ có người khác tử tế với mình.

6. Tử tế trong tình yêu

Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế. Hãy đối xử với nhau bằng tình yêu, chân thành và sự tử tế.

7. Tử tế với người khác

Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn mà thôi.

Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được, bất kỳ người nào chúng ta đang gặp có thể sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.

05/07/2023

Đừng tiếc 3 phút để đọc, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời, sự nghiệp, tài sản của bạn!

Mười loại người không bao giờ có được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:

1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.

2. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.

3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.

4. Người không có chí tiến thủ.

5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.

6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.

7. Người không có nhân phẩm.

8. Người không dám chịu trách nhiệm.

9. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.

10. Người luôn trách móc công ty.

Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?

Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?

Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?

Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.

– Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.

– Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.

– Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.

– Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.

– Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.

Dù có làm việc ở đâu, thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc quan trọng này:

Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.

Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.

Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.

Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.

Nguyên tắc 5:

– Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.

– Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.

– Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.

– Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.

Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội.

Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc của bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến con người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!

- sưu tầm -

05/07/2023

"Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa.
Một lời ác ý có thể làm tổn thương một tâm hồn.
Một lời đúng lúc có thể mang lại bình an.
Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc thật sự.
Và có những lời nói có thể cứu lấy một con người."

05/07/2023

MUỐN THÀNH THIÊN LÝ MÃ, PHẢI QUA NGHÌN GIAN NAN

Ả Rập có một danh sư huấn luyện ngựa, ngựa do ông huấn luyện đều trở thành thiên lý mã. Mọi người tôn kính gọi vị đại sư này là “Thần ngựa”.

Hàng ngày vào buổi sáng, ông chỉ huy bầy ngựa chạy quanh chuồng, trong bầy ngựa có những con ngựa cao to tráng kiện, cũng có những con ngựa non.

Các trợ thủ của ông đứng một bên hò hét lũ ngựa, vừa nắm lấy yên ngựa nhảy nhót sang hai bên, trông rất giống như diễn viên xiếc đang biểu diễn.

Đến trưa, mặt trời trên sa mạc gay gắt nhất, vị huấn luyện ngựa và các trợ thủ cưỡi ngựa phi thẳng vào sa mạc mênh mông. Đến chiều, khi họ quay trở lại, mọi người phát hiện trên tay mỗi người đang cầm một con dao cong, giống như là vừa chinh chiến trở về.

“Tại sao ngài cho nhiều ngựa chạy quanh chuồng như vậy?” – Có người hỏi vị huấn luyện ngựa.

Ông nói: “Vì tôi dạy những con ngựa con này, phải theo sau ngựa lớn, học tập nghe khẩu lệnh và thuần phục. Không có ngựa lớn dẫn dắt, ngựa con rất khó dạy. Nếu tôi là thầy giáo, thì ngựa lớn là phụ huynh, tôi dạy ngựa con ở trường, phụ huynh ở nhà hướng dẫn, không được thiếu bất cứ phương diện nào”.

“Vậy các trợ thủ của ngài tại sao phải nắm lấy yên ngựa nhảy nhót sang 2 bên thế?” – Người ta lại tò mò hỏi tiếp.

“Đó là dạy ngựa biết thăng bằng, duy trì ổn định” – ông trả lời.

“Còn lúc trưa cưỡi ngựa đi…” – ông nói tiếp – “Là vì ban trưa thời tiết nóng nực nhất, để ngựa chạy trong sa mạc nóng như lửa đốt, mênh mông nhìn vô biên vô tế. Đây là một loại rèn luyện trong khổ nạn, để ngựa biết nếu không chạy, thì vĩnh viễn sẽ không ra khỏi sa mạc này. Chỉ có vượt qua khổ nạn như thế này mới thành thiên lý mã được. Còn dao cong, là chúng tôi cố ý múa để ngựa trông thấy, dùng ánh dao sáng loang loáng để kích thích con mắt ngựa, phát ra tiếng kêu mãnh liệt. Nếu trải qua được quang cảnh này, thì ngựa mới có thể biểu hiện trầm tĩnh ung dung, mới có thể trở thành con chiến mã tốt nhất”.

Với hầu hết loài ngựa, ban ngày gặm cỏ trên đồng cỏ xanh, đêm ở trong chuồng, còn được người cung cấp thức ăn, cỏ khô, sống rất dễ chịu thoải mái, nên vĩnh viễn là những con ngựa, nhìn bề ngoài béo tốt, khỏe mạnh, nhưng thực chất lại yếu đuối, tầm thường.

Phần lớn con người đều thích cuộc sống an nhàn, sung sướng, luôn tìm cách để sống theo ý mình, tránh khó khăn, hiểm nguy… Chính vì thế họ hầu như chẳng có thành tựu gì, chỉ là con người tầm thường, cái gì cũng sợ: sợ làm ăn thua lỗ, sợ người ta mưu hại, sợ mất phần lợi nhuận, sợ người thân phản bội, sợ thất nghiệp, sợ con cái không ngoan… cho đến sợ tương lai mờ mịt, không nắm bắt được.

Thậm chí với người có khả năng, nếu chưa được rèn luyện, khi mang trọng trách chính là cái họa. Nếu không đủ năng lực và tinh thần vững chãi thì sẽ bị các khó khăn quật ngã bất cứ lúc nào.

Do đó, chúng ta muốn đạt được thành công, muốn gánh vác trọng trách, thì trước tiên chúng ta cần rèn luyện trong khó khăn gian khổ. Thiên lý mã được huấn luyện từ nhỏ, trải qua vô số khổ nạn mà thành, người có tài năng lớn cũng vậy, phải được học hành rèn luyện từ nhỏ mà nên. Hay như người xưa đã nói: “Ngọc không mài giũa thì không thành món quý, người không học thì không làm nên đại sự!

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh Nguyễn Hiến Lê 05/07/2023

THẤT BẠI HÔM NAY, NGÀY SAU TA LÀM LẠI. THÀ THUA Ở CUỘC CHƠI, CHỨ KHÔNG ĐỂ THUA CUỘC ĐỜI

Tư Mã Ý nói:
Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng.

Cuộc đời là một hành trình dài không ai nói trước được đoạn cuối. Chính vì thế, kẻ kiên tâm bền chí nhất mới có thể định hình được sức mạnh.

Đừng vì thất bại nhất thời mà nản chí bởi bạn có thể thua ở một cuộc chơi, nhưng đừng nên thua ở cuộc đời.

----
Bộ sách Bách gia tranh minh: Tinh hoa trí tuệ cổ nhân.

Bộ sách Bách Gia Tranh Minh Nguyễn Hiến Lê BÁCH GIA TRANH MINH - Trang

Want your business to be the top-listed Autos & Automotive Service in Hà Nội?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Nấm mốc đang trú ẩn trong điều hoà nhà bạn.Trăm nghe k bằng 1 thấy! Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn!
CN làm sạch tất tần tật.
Người ta thì vá xe di động, còn em thì Vá Sơn lưu động.
Chuyện tình sau đêm mưa.
Bác chủ xe chắc tuổi Rồng. Lê tê phê rồi phun làm ố cả trần xe. Còn mùi nội thất thì khó ngửi khỏi bàn. Làm sạch đơn giả...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà???
K biết là cái gì nhưng cũng là gì !
The Magic !
Papa ơi ! Con chót gạch bút vào ghế xe của Papa. Papa gọi cho Homecarspa.vn nhez! Sorry Papa!
Bề mặt sơn đã đc phủ Nano Ceramic
Phủ ceramic cho e Santa
Rửa khoang động cơ bằng hơi nước nóng.

Telephone

Address

Số 8 Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình2, Nam Từ Liêm
Hà Nội