Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên

Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên chuyên sàng lọc, đánh g

Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên với đội ngũ gia sư, giáo viên của trung tâm và kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực can thiệp cho trẻ đặc biệt chúng tôi tin sẽ làm các bậc phụ huynh hài lòng về phong cách làm việc và sự tiến bộ của các con trong quá trình học.

Photos from Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên's post 13/05/2024

🌟 🍁 🌱 Hoạt động với chủ đề "mùa hè":
1. Biểu diễn thời trang: Để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Cô trò chúng mình đã sử dụng những vật liệu tái chế để thiết kế những bộ quần áo vô cùng độc đáo và thú vị cho mùa hè yêu thương nha.

TRUNG TÂM CAN THIỆP ĐĂNG MINH 🌬 🌪 ☄
☕ Website : http://canthiepdangminh.com/ 🔥 🌔 🌹
📺 HÌNH ẢNH LỚP HỌC : https://canthiepdangminh.com/hinh-anh-tai-trung-tam.html 🌹 💫 🌎
💲 Bảng giá can thiệp : https://bit.ly/3AHY1Xm 🌸 ️💧 ☘
☎ Số điện thoại : 097.948.1988 - 093.810.1988 để được tư vấn miễn phí 🌷 ⛈ 🌹

Photos from Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên's post 23/04/2024

Ngày hội làm bánh để tưởng nhớ 18 vị vua Hùng 10/3. Cô trò trung tâm đã làm tiệc bánh vô cùng hấp dẫn và thú vị ❤️❤️❤️

TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM ĐĂNG MINH
☕ Website : http://canthiepdangminh.com/
📺 HÌNH ẢNH LỚP HỌC : https://canthiepdangminh.com/hinh-anh-tai-trung-tam.html
💲 BẢNG học phí : https://bit.ly/3AHY1Xm
☎ Liên hệ : 097.948.1988 - 093.810.1988 để được tư vấn miễn phí

12/01/2024

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ☺️
Mỗi ngày đến trường là một ngày thật hạnh phúc của các con 😍
Niềm vui bắt đầu với khuôn mặt rạng rỡ khi nhận được sự chào đón, yêu thương, chăm sóc của các cô tại Trung tâm Tâm Việt ❤️
Hôm nay con được khám phá các con vật, số đếm,…
Những hình vẽ do chính tay các cô giáo tại Trung tâm vẽ cho chúng con. ❤️❤️❤️❤️
👇BỐ MẸ VUI LÒNG GỌI ĐIỆN SỐ HOTLINE HOẶC NHẮN TIN ĐỂ CÁC CÔ TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ HỌC CHO CON Ạ
-------------
🏘 Trung tâm có các cơ sở ở các quận tại Hà Nội và ngoại Thành, phụ huynh liên hệ trực tiếp để được tư vấn cơ sở gần nhất
☎️ L𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ : 097 948 1988 - 093 810 1988
🌐 Website: https://canthiepdangminh.com/

04/12/2023

🌈Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong điều trị trẻ VIP🌈

📍Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ?

👉Những dấu hiệu báo động trẻ tự kỉ như: Dưới 1 tuổi, trẻ không chú ý âm thanh hay giọng nói của người chăm sóc, không hóng chuyện, không cười với người lớn, thích để ý chăm chú đến những đồ vật có tính kích thích lặp lại như quay tròn, thích nhìn các ngón tay, không giao tiếp bằng ánh mắt.

👉Trẻ hơn 1 tuổi không có phản ứng hoặc phản ứng rất kém khi được gọi tên, không biết chỉ trỏ thể hiện yêu cầu, không nhìn theo hướng chỉ. Trẻ không giao tiếp mắt một cách đầy đủ, chậm về ngôn ngữ, không biết gật, lắc đầu để thể hiện đồng ý hay không đồng ý, không biết khoe, không biết rủ người khác chơi cùng.

👉Trẻ có dấu hiệu tự kỉ thường có hành vi lặp đi lặp lại, hay đáp ứng quá mức hoặc dưới mức đối với các cảm giác như: thích chơi xoay với cái bánh xe, đẩy xe tới lui và nhìn chăm chú, thích sờ, thích gõ, thích ngửi, nhạy cảm thái quá, cho ăn gì cũng nhè ra, sợ các mùi hay sợ âm thanh có cường độ cao như tiếng máy khoan, máy xay sinh tố… Khi đó, cha mẹ nên đưa con đi khám ở những nhà chuyên môn được đào tạo về đánh giá tự kỉ.

📍Vậy nguyên nhân “gốc rễ” nào khiến trẻ rối loạn phổ tự kỉ?

👉Rối loạn phổ tự kỉ được xếp vào nhóm rối loạn phát triển thần kinh. Tức là, trẻ bị rối loạn chức năng sớm của não, có thể liên quan yếu tố gen do di truyền trong gia đình hay đột biến trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến chức năng căn bản của não bộ như: động cơ xã hội, giao tiếp cử chỉ, giao tiếp mắt, biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, phối hợp lời nói và cử chỉ... Cha mẹ lớn tuổi sinh con cũng có nguy cơ trẻ bị tự kỉ cao hơn.

👉Thông tin cha mẹ nuôi con không tốt hay ông bà cho cháu coi thiết bị điện tử làm trẻ bị tự kỉ là sự tự gán ghép, cho đến nay chưa có chứng cứ khoa học.

📍Vậy cha mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc đồng hành cùng con?

👉Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc can thiệp điều trị rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ em. Nếu cha mẹ chủ động tham gia và đầu tư thời gian, kiến thức, tìm hiểu chơi, tương tác, giao tiếp với con và tìm nhà chuyên môn có kinh nghiệm, can thiệp theo chứng cớ khoa học thì trẻ sẽ có tiến bộ.

👉Ngược lại, cha mẹ không chấp nhận vấn đề của con, không quan tâm, không tìm phương pháp khoa học, cha mẹ mâu thuẫn, gia đình có nhiều căng thẳng, không giao tiếp với con thì trẻ không tiến bộ, có khi còn nặng hơn.
Theo BS. Phan Thiệu Xuân Giang chia sẻ.



Website: https://canthiepdangminh.com/ .

08/08/2023

🆘𝐂𝐚́𝐜 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐛𝐚́𝐨 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̣ 𝐤𝐲̉ 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟐𝟒 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠🆘
+ Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi;
+ Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi: chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…
+ Không nói được dù chỉ là 1 từ đơn khi 16 tháng;
+ Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng;
+ Mất kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
3. Bảng kiểm M-CHAT (Modified-Checklist for Autism in Toddlers):
Việc tầm soát tự kỷ có thể giúp phát hiện dấu hiệu sớm ở trẻ nhỏ từ 18 tháng tuổi dựa vào công cụ là với 23 câu hỏi then chốt nhằm giúp phụ huynh có thể tự đánh giá xem trẻ nhà mình có khả năng bị “Rối loạn phổ tự kỷ” hay không để sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế khám chữa bệnh tâm lý để được can thiệp trị liệu kịp thời. Những câu hỏi nhận diện như sau:
1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
3. Trẻ có thích leo trèo không, như leo cầu thang?
4. Trẻ có thích chơi ú òa/ trốn tìm không?
5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...hoặc giả vờ làm những điều khác không)?
6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ đồ vật mà trẻ đòi không?
7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ một thứ gì đó thể hiện sự quan tâm đến đồ vật đó không?
8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (chơi ôtô, khối xếp hình...) đúng chức năng không?
9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn về vật đó không?
10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?
11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?
12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười với trẻ không (bạn không đang chơi, giỡn với trẻ)?
13. Trẻ có biết bắt chước bạn không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, như bạn giả bộ nhăn mặt trẻ có biết làm theo không)?
14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên không?
15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi bạn chỉ vào không?
16. Trẻ có biết đi không?
17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?
18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt trẻ không?
19. Trẻ có bắt bạn chú ý vào các hoạt động của trẻ không?
20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc không?
21. Trẻ có hiểu điều người khác nói không?
22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn mà không mục đích gì hết không?
23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?
Phụ huynh khi sử dụng 23 câu hỏi này đánh giá để phát hiện sớm trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng.
Cần lưu ý: kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là “không”. Tuy nhiên, với các câu 11, 18, 20, 22 thì câu trả lời “có” lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Nguồn (tài liệu tham khảo)
1. Johnson, C.P. Early Clinical Characteristics of Children with Autism. In: Gupta, V.B. ed: Autistic Spectrum Disorders in Children. New York: Marcel Dekker, Inc., 2004:85-123.
2. Paul, R. Language disorders from infancy through adolescence and assessment and intervention. St. Louis, MO: Mosby, Inc. (2001).
3. Autism largely caused by genetics, not environment: Study (2019, July 17) retrieved 18 October 2019 from
https://medicalxpress.com/news/2019-07-autism-largely-genetics-environment.html?fbclid=IwAR1gAwS3TKRCrahQ4_d28B4lhoAtldUf1sZa5uG3n91bMh6iT0eyC6979HQ
TS. BS Đinh Thạc - Trưởng khoa Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng.

Xem thêm: https://giasuhanoigioi.edu.vn/trung-tam-gia-su-tai-vinhomes-gardenia.html

11/03/2023

Tại Nhà Hà Nội

I. Giáo Viên Can Thiệp Sớm Cho Có Cần Thiết?

Với hơn 11 năm hoạt động trong lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, các chuyên gia của Đăng Minh đã khẳng định: Tìm tại nhà là việc cần thiết và nên làm càng sớm càng tốt. Lý do là bởi.

👉 Tự kỷ là hội chứng khiến trẻ khó kiểm soát hành vi của mình, trẻ có thể làm bị thương thậm chí là rất nặng cho bạn bè hay người xung quanh. Trẻ luôn cần có người bên cạnh, theo dõi, quản lý. Và nếu để trẻ tới trường học tập thì hoàn toàn là điều không nên.
👉 , chậm hiểu, hạn chế về mặt giao tiếp …khiến trẻ không thể theo kịp bạn bè cùng lớp và dễ rơi vào hoàn cảnh bị bạn bè xa lánh. Tất cả sẽ chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng mà thôi.
👉 Và cũng bởi khó kiểm soát hành vi mà trẻ cũng dễ dàng gặp nguy hiểm khi được bố mẹ đưa đi học. Dạy trẻ tự kỷ tại nhà là phương án tốt nhất cho những mối nguy hiểm kia.
👉 Không giống như các trẻ bình thường, trẻ tự kỷ cần tới một phương thức dạy hoàn toàn khác. Có quy trình can thiệp trẻ tự kỷ, các bài luyện tập vận động riêng biệt mà chỉ có những giáo viên, gia sư chuyên môn mới có thể đáp ứng.
👉 Khi ở nhà, phụ huynh có thể cùng con học tập, vận động trong một số trường hợp cần thiết. Bởi lẽ cha mẹ là những người vô cùng quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình những đứa trẻ tự kỷ thành công.

II. Khi Nào Cần Tới Giáo Viên Cho Trẻ Tự Kỷ?

Xem thêm: https://canthiepdangminh.com/giao-vien-can-thiep-som-tai-nha-cho-tre-tu-ky.html .

13/12/2022

CÁC KỸ THUẬT HỮU ÍCH KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ 🌿🌿🌿

📌NHẮC NHỞ
- Nhắc nhở chính là cách giúp trẻ nhận biết chính xác những gì ta đề cập hay khuyến khích làm.
- Nhắc nhở cũng giúp việc dạy những kỹ năng mới và đảm bảo rằng những kỹ năng thích hợp sẽ được dạy ngay từ lúc đầu mà không mắc lỗi.
- Để có hiệu quả, nhắc nhở cần được sử dụng liên tục, nhất quán và có thể giảm dần dần vì sự tiến bộ của trẻ.
Có 3 dạng nhắc nhở chủ yếu: Cơ thể, Trực quan, Lời nói.
- Nhắc nhở (bằng) cơ thể nghĩa là người lớn giúp trẻ ban đầu bằng chỉ dẫn dựa trên hành động tiếp xúc cụ thể để trẻ thực hiện công việc, ví dụ cầm tay trẻ làm gì đó. Nhắc nhở bằng cơ thể dễ dàng mất dần khi trẻ đã nắm bắt được kỹ năng. Có một điểm bất lợi cho nhắc nhở bằng hành động vì một số có thể chống đối việc động chạm thân thể, chúng không thích sự liên hệ tiếp xúc về mặt thể xác.
- Nhắc nhở trực quan là việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ, vật thể, hình ảnh, dấu hiệu hay chữ viết để giúp trẻ học và hiểu được. Phương pháp này nói chung rất hiệu quả vì bạn có thể sử dụng liên tục để gợi nhớ công việc hay nhiệm vụ của trẻ.
- Nhắc nhở dùng lời nói là việc sử dụng các loại câu hỏi, lời bình phẩm hay lời giới thiệu dành cho trẻ tự kỉ hiểu lời nói, tuy nhiên cũng có một số hạn chế vì lời nói không tồn tại lâu dài. Ngoài ra, nhắc nhở bằng lời có bất lợi khi trẻ bị lệ thuộc cho nên chúng ta không thể giảm dần tần suất nhắc nhở để trẻ tự lập.
- Nhắc nhở là phương pháp có lợi để giúp trẻ học về sự luân phiên.
Với trẻ chưa biết nói, một lượt (trong luân phiên) có thể là một cái nhìn, một hành động trược khi phát triển lời nói. Nói chung, người lớn nên nhắc nhở 3 lần, sau đó nếu trẻ không có phản ứng gì thì làm mẫu cho chúng làm theo hay nói theo. Vì trẻ học nên có thể giảm bớt nhắc nhở dần dần. Trẻ sẽ có chuyển biến mang tính tự lập.
Nhắc nhở trực quan có thể giúp làm giảm sự lệ thuộc vào nhắc nhở dùng hành động hay lời nói. Trẻ tự kỉ có thể phải cần làm nhiều lần hơn nữa để phát triển ngôn ngữ, vì vậy biết chờ đợi trước khi nhắc lại hướng dẫn là vấn đề quan trọng.

📌ĐIỀU CHỈNH
Trẻ với chứng tự kỉ có thể dễ dàng bị quá tải bởi quá nhiều ngôn ngữ, do đó, cách tốt nhất để giúp phát triển giao tiếp là: Người lớn nói ít hơn! Điều chỉnh trong cách giao tiếp để phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ.
✅Trẻ có đáp ứng lời nói hay chỉ đơn giản là tình huống gợi ý?
✅Trẻ có trả lời chỉ một từ khóa trong câu?
✅Trẻ có dựa vào gợi ý bằng trực quan (hình ảnh)?
Bạn có thể giúp trẻ bằng cách điều chỉnh cách thức mà BẠN giao tiếp. Đầu tiên, sử dụng tên trẻ để lôi kéo sự chú ý. Muốn trẻ hiểu mình nói gì thì cần phải có được sự chú ý của chúng. Trước tiên thì phải tập dùng tên của chúng cho quen và đừng tưởng rằng khi mình dùng từ "mọi người” thì chúng hiểu là chúng cũng bao gồm trong đó.

📌ĐƯA RA NHIỀU LỰA CHỌN
Bằng cách cho trẻ lựa chọn trong giới hạn như sử dụng các đồ vật, hay các biểu tượng, bạn có thể giúp trẻ hiểu mình muốn gì để trẻ đáp ứng được. Thay vì nói "Con muốn ăn gì nào?" thì bạn dùng câu nói trực quan và mang tính lựa chọn là: "Con ăn bánh quy hay táo ?"
Sử dụng từ "sau đó/rồi" để giúp trẻ hiểu được một chuỗi sự kiện. Một cách để giúp trẻ hiểu được khái niệm về thời gian và trình tự của sự kiện là sử dụng từ "sau đó/rồi" để liên kết những gì sẽ xảy ra, ví dụ như: "Mình mang giày vào, rồi mặc áo, rồi ra ngoài chơi nhé!."
Nói: "xong rồi" để giúp trẻ hiểu được thời lượng của sự kiện. Không giống như từ "KHÔNG", "xong rồi" có cả hai nghĩa: tích cực và tiêu cực. Khen và thưởng trẻ khi hoàn tất một hoạt động, ví dụ như: "Giỏi lắm con trai ! ăn tối xong rồi, bây giờ mình ăn kem !". Một khi trẻ đã hiểu được từ với tình huống tích cực, bạn có thể sử dụng nó nhiều hơn với nghĩa tiêu cực để kết thúc các hoạt động hoặc hành vi mà mình không muốn có. Sử dụng lời nói cùng lúc với các dấu hiệu có thể có tác dụng tốt đối với một số trẻ và sẽ giúp chúng phát triển khái niệm về thời gian, có phản hồi đúng đắn để thay đổi các hoạt động.

📌NÓI THEO TRÌNH TỰ
- Nói theo trình tự các sự việc sẽ xảy ra: Trẻ có khả năng hiểu và làm việc theo một trình tự mà bạn đã cho nó biết. Ví dụ như:
"Treo áo của con lên, sau đó lên xe, rồi đi bơi," hơn là: "Chúng ta sẽ đi bơi nếu con treo áo của bố/mẹ lên (giá móc áo) và lên xe đi. "Nói cho trẻ biết phải làm gì, thay vì nói không được làm gì. Sử dụng ngôn ngữ mang tính tích cực sẽ giúp con bạn phản ứng tích cực hơn ở các tình huống có khả năng gây ra vấn đề xấu. Tránh giận dữ và nói ra "KHÔNG", ví dụ: "Con hãy ngồi trên ghế!" hơn là nói: "Không được nhảy trên ghế, con làm hỏng nó bây giờ !"

📌SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
Trẻ tự kỉ thiên về khả năng học trực quan. Vì vậy, chúng ta dùng hình ảnh để gợi ý sẽ giúp trẻ chóng hiểu vấn đề. Nói chung, giọng điệu của lời nói hoặc diễn tả bằng khuôn mặt không có hiệu quả lắm, thế nhưng cử chỉ, đồ vật và các biểu tượng có thể hỗ trợ thêm vào hướng dẫn bằng lời của bạn và cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần để kiểm tra lại những gì bạn truyền đạt cho trẻ.

📌KHUYẾN KHÍCH
Gây được sự chú ý của trẻ và khuyến khích giao tiếp mắt sẽ giúp phát triển hai hướng: tương tác và giao tiếp. Tuy nhiên, đối với một số trẻ tự kỉ, giao tiếp mắt có thể gây căng thẳng hay thậm chí đau đớn. Vì thế chúng ta chủ trương làm được thì tốt chứ không nhất thiết phải cố cho bằng được. Cân có thời gian và nhớ rằng phải biết chờ đợi. Ngôn ngữ nói gây khó khăn đối với nhiều trẻ tự kỉ, bạn cần biết cách chờ đợi điều này xảy ra - đôi khi bạn đếm nhẩm cụ thể (năm, mười hoặc thậm chí hai mươi) để giúp bạn ghi nhớ việc chờ đợi và cho trẻ thêm thời gian.

📌GIẢM NGÔN NGỮ CỦA CHÍNH MÌNH
Hãy thăm dò, xác định mức độ hiểu biết của trẻ, đơn giản hóa ngôn ngữ của riêng bạn cho phù hợp với trẻ. Đối với một số trẻ tự kỉ, ta dùng từ đơn, với số khác có thể là dùng những câu ngắn gọn. Vì mức độ hiểu biết của trẻ phát triển nên càng về sau, bạn có thể tăng thêm tính phức tạp trong việc dùng ngôn ngữ.

📌KHUYẾN KHÍCH LUÂN PHIÊN
Khuyến khích luân phiên, chờ đến lượt. (turn-taking). Luân phiên là yếu tố cơ bản để tạo tương tác và giao tiếp, đây là một kỹ năng xã hội và yêu cầu có sự quan tâm đến những người khác. - -Trẻ tự kỉ thường cần phải được dạy cách chờ đến lượt (thay phiên) bằng lời nói hay không dùng lời nói. Có lẽ cần sử dụng động cơ thúc đẩy là đồ chơi hoặc các hoạt động nào đó. Điều quan trọng cần nhớ là thực tế trẻ tự kỉ nếu không có khả năng luân phiên với người lớn thì cũng không có khả năng ấy với trẻ cùng tuổi. Áp dụng ngắn gọn nhưng thường xuyên hàng ngày về thực hành kỹ năng luân phiên.❤️❤️❤️

Tham khảo: https://canthiepdangminh.com/

Tác giả: Hứa Thị Ngoan – Trung tâm KAZUO Lạng Sơn (B32/22

Photos from Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên's post 22/10/2022

Hệ quả của việc sự dụng màn hình đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi🆘🆘🆘
🆘 Ở trẻ 2-4 tuổi, 2h/ ngày ngồi trước màn hình TĂNG NGUY CƠ lên 3 lần. Nếu sự tiếp xúc này diễn ra trước 1 tuổi, nguy cơ tăng lên 6 lần!
🆘 xem TV 1h/ngày có nguy cơ mắc các rối loạn tập trung chú ý được chẩn đoán vào độ tuổi tiểu học cao gấp 2 lần
🆘 Trước 3 tuổi, TV ngăn cản trẻ chơi. Bị thu hút hoàn toàn vào màn hình, cha mẹ và trẻ không còn khả năng nhìn vào mắt nhau và xây dựng mối quan hệ.
✴Trên thế giới đã có hơn 3.000 nghiên cứu về hệ quả của việc xem màn hình đối với trẻ nhỏ. Một số quốc gia đã đưa vào bộ Luật quy định nếu để trẻ dưới 2 tuổi sử dụng màn hình cha mẹ sẽ bị phạt.
Tuyệt đối:
⛔️ Không màn hình vào buổi sáng
⛔️ Không màn hình trong bữa ăn
⛔️ Không màn hình trong phòng trẻ
⛔️ Không màn hình trước khi ngủ

Website: https://canthiepdangminh.com/
Nguồn: Sưu tầm

Photos from Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên's post 02/09/2022

🎯 Bố mẹ cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các con nhaaaa….

Hiện tại ở Việt Nam thì cứ 60 bé thì có 1 bé đc cho là hoặc giảm động, hoặc tăng động giảm chú ý hoặc…trầm cảm….
Các mẹ vẫn chỉ biết ôm con buồn tủi và chỉ biết giao con cho bác sỹ, thầy cô giáo “chữa trị” con thay mình ư….!!!!
💫Bác sỹ tốt nhất với các con chính là BÁC SỸ BỐ - BÁC SỸ MẸ💫
Bạn có biết của bố mẹ sẽ quyết định cuộc đời của các con.
Bạn tin hay ko -- tuỳ bạn,
Bạn muốn hay ko cũng -- tuỳ bạn,
Tất cả do bạn LỰA CHỌN
Bạn chọn ôm con khóc, hay bạn chọn để cuộc đời các con cũng đc thay đổi, BẠN CHỌN ĐI.

🎯 Việc can thiệp sớm cho con là điều hết sức cần thiết vì trẻ mắc hội chứng này càng để lâu càng nặng và khó chữa. Vì thế, bố mẹ cần qua tâm sát sao đến con cái.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
☕ Website : http://canthiepdangminh.com/
📺 HÌNH ẢNH LỚP HỌC : https://canthiepdangminh.com/hinh-anh-tai-trung-tam.html
💲 BẢNG học phí : https://canthiepdangminh.com/bang-hoc-phi-can-thiep-som-tai-dang-minh.html
☎ Liên hệ : 097.948.1988 - 093.810.1988 để được tư vấn miễn phí

Photos from Trung Tâm Dạy Trẻ Chậm Nói, Tự Kỷ tại Ecopark Hưng Yên's post 20/07/2022

🎯 7 lợi ích khi cho con , càng sớm càng tốt

1.
2. Nâng cao khả năng quan sát
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng
4. Vẽ tranh giúp bày tỏ cảm xúc
5. Hội họa khiến não trái và não phải cùng hoạt động
6. Quá trình vẽ sẽ rèn luyện nhiều khả năng của trẻ
7. Hội họa là một phương pháp biểu đạt tư tưởng

🏆 Bé và ba mẹ cùng tập vẽ nào!!! 😊



Xem thêm: https://giasuhanoigioi.edu.vn/gia-su-day-kem-mon-ve-tai-nha-o-ha-noi-hcm.html

Want your school to be the top-listed School/college in Hung Yen?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ☺️Mỗi ngày đến trường là một ngày thật hạnh phúc của các con 😍Niềm vui bắt đầu với k...

Category

Telephone

Address

Kđt Ecopark, Văn Giang
Hưng Yên
100000

Other Tutors/Teachers in Hưng Yên (show all)
Giáo viên Trần Quang Đại Giáo viên Trần Quang Đại
Văn Giang
Hung Yen, 160000

Thầy Trần Quang Đại - 1970 Giáo viên dạy toán THCS Văn Giang Nghề nhà giáo là ngh?

Trần Quang Đại Trần Quang Đại
Văn Giang
Hung Yen, 160000

Thầy Trần Quang Đại - 1981 Giáo viên dạy toán THCS Văn Giang..

Luxury Dr Star Luxury Dr Star
Việt Hưng/văn Lâm/hưng Yên
Hung Yen

1. Toán mầm ( 4-6 tuổi) 2. Toán tư duy (4-8 tuổi): Trẻ tính toán siêu nhanh 3. Luyện

Shourai Edu Shourai Edu
19 Grand Marina Ecopark
Hung Yen

Trung Tâm Gia Sư Tại Hưng Yên Trung Tâm Gia Sư Tại Hưng Yên
Hung Yen

Hỗ trợ tìm gia sư dạy kèm tại nhà cho quý phụ huynh và các em học sinh. Liên h?

Khoai Chau Hope School - Trường Đào tạo Tiếng Anh chất lượng cao Hưng Yên Khoai Chau Hope School - Trường Đào tạo Tiếng Anh chất lượng cao Hưng Yên
73 Vĩnh Hưng, Thị Trấn Yên Mỹ, Hưng Yên
Hung Yen, 17706

Tiếng Anh trẻ em 100% GVNN - chương trình đào tạo chất lượng cao.

Nguyễn Thị Minh Nguyễn Thị Minh
Hưng Yên
Hung Yen

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

CÙNG CON VÀO LỚP CÙNG CON VÀO LỚP
Hung Yen

chia sẻ kiến thức giúp bé yêu biết đọc và học tiếng anh sơm từ 0-10 tuổi . ?

Gia sư Hưng Yên Gia sư Hưng Yên
Điện Biên
Hung Yen, 160000

👉 Gia sư Alpha Hưng Yên chuyên nhận gia sư dạy kèm tận nhà các môn tóan, lý, hó

Cô Hằng - Dạy Piano Thanh Nhạc Ecopark Cô Hằng - Dạy Piano Thanh Nhạc Ecopark
Hưng Yên
Hung Yen

Lớp nghệ thuật Ecopark" Music for Happy Life"