Immanuel Audit & Consulting
Immanuel là công ty kiểm toán chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, k Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi hiểu tình huống của bạn
Doanh nghiệp nào không cần nộp báo cáo tài chính:
1. Doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính bao gồm:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
(Khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC)
(2) Doanh nghiệp được cho phép gộp báo cáo tài chính
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Như vậy, doanh nghiệp được phép gộp Báo cáo tài chính trong trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc năm trước đó để thành 01 kỳ kế toán. Kỳ kế toán sau khi gộp phải ngắn hơn 15 tháng.
(Khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015)
(3) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch thì không cần nộp hồ sơ khai thuế, do đó cũng không cần phải lập Báo cáo tài chính.
(Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản đối với Công ty
Việc làm thời vụ là gì? Một số quy định về việc làm thời vụ
Việc làm thời vụ là gì?
Việc làm thời vụ là gì? - Đây là cụm từ tìm kiếm khá phổ biến trên các trang thông tin việc làm, tuyển dụng.
Trước đây, tại Bộ luật Lao động 2012 có đề cập về Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Và quy định không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên,… (Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 không còn quy định loại hợp đồng này).
Có thể hiểu đơn giản, việc làm thời vụ là những công việc ngắn hạn, tạm thời, không mang tính chất thường xuyên,… tại một đơn vị/tổ chức nào đó.
Đặc biệt vào thời điểm cuối năm và dịp Lễ, Tết hàng năm, những công việc thời vụ phổ biến như: Làm đóng gói quà tết cho các cửa hàng tạp hoá; Làm vệ sinh nhà cửa, cơ quan theo giờ; Nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn;...
Nhìn chung, việc làm thời vụ dù ngắn hạn nhưng lại thu hút rất nhiều lao động do không đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, nhiều loại hồ sơ giấy tờ,... mà lại linh hoạt, ít bị gò bó thời gian.
Một số quy định về việc làm thời vụ
Nhân viên làm thời vụ có ký hợp đồng lao động không?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 quy định 02 loại hợp đồng lao động là:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, nhân viên làm thời vụ có thể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Thời hạn hợp đồng thời vụ vẫn do người lao động và người sử dụng tự thỏa thuận, có thể là 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… nhưng không quá 36 tháng.
Hợp đồng thời vụ có phải buộc lập thành văn bản hay không?
Theo Bộ luật Lao động 2019 hình thức hợp đồng lao động được quy định như sau:
(1) Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản (2).
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
(2) Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp:
- Thuê người lao động làm từ đủ 01 tháng trở lên.
- Thuê người lao động dưới 15 tuổi (điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019).
- Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình (khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019).
- Ký hợp đồng với nhóm người lao động thông qua một người được ủy quyền (khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019).
Nội dung hợp đồng thời vụ
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. (Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019).
Ký hợp đồng thời vụ có đóng BHXH không?
Để xác định người làm việc thời vụ có đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp hay không thì cần căn cứ vào loại hợp đồng lao động đã ký.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì bắt buộc phải tham BHYT.
Ngoài ra, Luật Việc làm 2013 quy định người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tùy theo thời hạn hợp đồng thời vụ là bao nhiêu thì mới xác định được người này có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm hay không
Hóa đơn tiền nước mang tên chủ nhà có được khấu trừ thuế GTGT
1. Hóa đơn tiền nước khi thuê mang tên chủ nhà có được tính vào chi phí được trừ không?
Theo tiết 2.15 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
Theo đó, chi phí điện nước khi thuê mang tên chủ nhà, nhưng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp,nếu doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh, chi phí điện nước được tính vào chi phí được trừ trong trường hợp:
+ Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tiền điện nước cho nhà cung cấp hay thanh toán tiền điện nước với chủ nhà (hộ gia đình, cá nhân).
+ Thanh toán hóa đơn điện nước đầy đủ.
+ Hợp đồng thuê địa điểm hoạt động tại địa chỉ hóa đơn điện nước.
2. Hóa đơn tiền nước mang tên chủ nhà có được khấu trừ thuế GTGT
Tại khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC);
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
Do đó, những hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước mang tên chủ nhà sẽ thì công ty sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tiền điện, nước và tiền thuế GTGT này được hạch toán vào chi phí.
3. Điều kiện để doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Câu hỏi:
Công ty tôi có các vấn đề muốn hỏi như sau:
1.Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì tiền bồi thường có phải là thu nhập chịu thuế không? Công ty viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN cộng cả số tiền này vào TNCT và khấu trừ thuế TNCN của NLĐ, vậy nếu ko phải là TNCT thì khi quyết toán thuế TNCN NLĐ có thể được hoàn lại số thuế TNCN đã bị công ty khấu trừ không?
2.Tiền trợ cấp điện thoại được ghi trong HĐLĐ có được loại khỏi TNCT không?
3.Công ty dựa vào điều 4 Luật Lao động năm 2019 là khuyến khích DN giải quyết theo hướng có lợi cho NLĐ, nên công ty vẫn tính số ngày chưa nghỉ phép và chi trả phép năm 2021 cho NLĐ. Vậy số tiền này có tính vào TNCT không?
Trả lời:
1. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính;
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm n khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
Về các khoản thu nhập được miễn thuế thì khoản bồi thường thiệt hại do Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ngoài quy định của Bộ Luật Lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế. Trường hợp khoản này theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động thì được miễn thuế TNCN. Trường hợp xác định sai TNCT, cá nhân có thể xác định lại khi quyết toán (có xác nhận cụ thể của Công ty) để quyết toán, hoàn thuế TNCN nếu có.
2. Phần khoán chi điện thoại cao hơn mức quy định của Nhà nước thì tính vào thu nhập chịu thuế.
3. Theo quy định của Bộ Luật Lao động thì nếu người lao động chưa nghỉ phép hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hàng năm được chi trả phép chưa nghỉ thì theo Luật thuế TNCN khoản tiền này phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, thuế nhà thầu được miễn thuế khi áp dụng hiệp định?
Tỷ giá tính thuế nhà thầu
Du thảo giảm thuế 2024
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2023
TUYỂN SINH VIÊN THỰC TẬP 2023-2024
NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Yêu cầu ứng viên:
- Sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán các ngành kinh tế
- Các bạn sinh viên có thái độ làm việc và tinh thần học hỏi cao, có khả năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc theo nhóm;
Năng động, sáng tạo và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một lợi thế.
Mô tả công việc:
- Tham gia các cuộc kiểm toán,
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng nhóm kiểm toán
Điều kiện làm việc:
- Được đào tạo theo chương trình kiểm toán mẫu và kiến thức thực tế
- Được làm việc và trải nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp, năng động với các đồng nghiệp có trình độ chuyên môn cao - nhiều năm kinh nghiệm; có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp;
- Sinh viên hoàn toàn có đủ tự tin và kiến thức từ đó chủ động làm việc trong bất cứ lĩnh vực cũng như công ty nào.
- Thu nhập theo năng lực làm việc và hiệu quả công việc;
- Hưởng đầy đủ tất cả các chính sách đãi ngộ khác theo chế độ qui định của pháp luật.
HỒ SƠ
- Đơn xin thực tập;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (có xác nhận của cơ quan có liên quan);
- Bảng điểm tổng kết tới kỳ học gần nhất trước thời điểm bắt đầu thực tập (có xác nhận của cơ quan có liên quan);
- Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và các chứng chỉ khác (nếu có).
RECRUITMENT POSITION: LAWYER
MÔ TẢ CÔNG VIỆC /JOB’S DESCRIPTION
• Preparing legal advices and documents about foreign direct investment such as establishing a company, representative office or project managing offices and so on;
• Preparing legal documents relating to M&A such as transfer of assets or acquisition of shares;
• Preparing legal documents related to the corporate compliance issues;
• Preparing legal documents related to the Real Estate Law, Commercial Law, and so on;
• Reviewing agreements, contracts and other legal documents;
• Preparing and providing legal advices/ opinions in response to client’s queries in various matters;
• Liaising with governmental authorities to seek the related information for clients;
• On behalf of the company, clients to solve disputes, sues (if any)
• Other duties as assigned by Board of Director.
YÊU CẦU CÔNG VIỆC / JOB’S REQUIREMENT
• Licensed to practice law in Vietnam
• Lawyer card
• Fields of experience: Foreign Direct Investment, Corporate Law, M&A, Real Estate & Construction, Labor Law, Commercial law, Banking and Finance, Dispute Resolution.
• Proficiency in written and oral English.
• Cover letter (in English)
• Curriculum Vitae with photo (in English)
PHÚC LỢI CÔNG VIỆC / BENEFITS
• Competitive salary and attractive bonus
• Social Insurance, Health Insurance and Unemployment Insurance according to Labour Law
• Professional and friendly working environment.
Mua hàng trả chậm có đăng ký với ngân hàng nhà nước không?
Điều 4. Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;
c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
==> Hiên nay có nhiều thắc mắc về trả chậm tiền hàng có đăng ký ngân hàng nhà nước không thì điều này đã quy định là không:" 2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm KHÔNG thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này."
==> Tuy nhiên, Hiện nay một số nơi bắt phải thực hiện chế độ báo cáo trên trang điện tử, nên nếu có trường hợp xảy ra liên hệ ngan hàng thương mai và ngân hàng nhà nơc1 để hướng dẫn đăng ký và chế độ báo cáo kịp thời.
Khi nào bắt buộc khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản?
Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế như sau:
Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế..
4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:..
đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; trừ trường hợp người nộp thuế trong tháng phát sinh nhiều lần thì được khai theo tháng.
e) Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
g) Thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp khai thuế hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
h) Các loại thuế, khoản thu của cá nhân cho thuê tài sản, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định và kinh doanh không thường xuyên.
i) Lệ phí trước bạ (bao gồm cả các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ)...
Theo đó, trước đây tại Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC) quy định việc khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
Như vậy, khác với quy định trước đó thì theo hiện nay việc kê khai thuế TNDN theo lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ bắt buộc với người nộp thuế tính thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu.Mẫu tờ khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu số 02/TNDN Phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế Ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh như sau:
................
Công ty có được ký hợp đồng thử việc 2 lần với 1 công việc không?
1. Công ty có được ký hợp đồng thử việc 2 lần với 1 công việc không?
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty chỉ được ký hợp đồng thử việc 1 lần đối với một công việc và tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà hai bên thỏa thuận thời gian thử việc phù hợp.
2. Ký hợp đồng thử việc 2 lần cùng 1 công việc bị phạt thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định thử việc như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
+ Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
+ Thử việc quá thời gian quy định;
+ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
+ Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thực hiện hành vi ký hợp đồng thử việc hai lần với cùng một công việc thì có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm này thì có mức phạt tiền là 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
3. Quy định về thử việc như thế nào?
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
+ Thời gian thử việc.
- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
(Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019)
Gia han nộp thuế
Thay đổi tên công ty có cần làm lại hợp đồng không?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 48 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì: Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
“Điều 48. Đăng ký đổi tên doanh nghiệp
3. Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.”
Do đó, dù Công ty bên bán có thay đổi tên, thay đổi con dấu thì quyền và nghĩa vụ của Công ty đó đối với hợp đồng mua bán đã ký với Công ty bạn vẫn không thay đổi.
Vì vậy, không cần phải làm phụ lục hợp đồng khi bên bán thay đổi tên doanh nghiệp.
Thử việc nghỉ ngang có phải bồi thường cho công ty không?
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, trong thời gian thử việc, NLĐ có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.
Lương thử việc có đóng thuế TNCN không?
Quy định về lương thử việc mới nhất
Căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Nhưng cần lưu ý, không áp dụng thử việc đối với NLĐ giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng.
Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong HĐLĐ hoặc phải giao kết HĐLĐ đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt HĐLĐ đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc HĐLĐ đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Lương thử việc có đóng thuế TNCN không?
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Thông tư 111/2013/TT-BTC và các quy định khác liên quan thì khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công mà NLĐ nhận được từ người sử dụng lao động phải chịu thuế TNCN.
Do đó, tiền lương thử việc của NLĐ cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Theo đó, việc khấu trừ thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của NLĐ như sau:
(1) Trường hợp 1: NLĐ thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với HĐLĐ từ 03 tháng trở lên
Trường hợp NLĐ thử việc ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên thì tiền thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của NLĐ sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
(2) Trường hợp 2: NLĐ ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với HĐLĐ dưới 03 tháng
Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký HĐLĐ (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký HĐLĐ dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn nêu trên phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Như vậy: NLĐ trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho NLĐ.
Tuy nhiên, nếu NLĐ chỉ có duy nhất thu nhập nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế.
Mức lương tối thiểu giờ 2023 là bao nhiêu? Lương part time có tính theo lương tối thiểu giờ?
Mức lương tối thiểu giờ là gì?
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lương tối thiểu giờ như sau:
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định: Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương tối thiểu giờ 2023 là bao nhiêu?
Năm 2023, lương tối thiểu giờ áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
Vùng
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
22.500
Vùng II
20.000
Vùng III
17.500
Vùng IV
15.600
Các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến nay.
Trường hợp người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo giờ, không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Lương part time có tính theo lương tối thiểu giờ?
Thông thường những công việc trả lương theo giờ không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng chuyên môn, như bán quán cà phê, bán vé rạp chiếu phim, bán shop quần áo,...
Lương part time sẽ được thoả thuận từ đầu giữa người tuyển dụng và người lao động.
Với sự ra đời của Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã làm cơ sở để người lao động khi làm việc theo giờ thỏa thuận với người sử dụng lao động về mức lương theo giờ.
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương tối thiểu giờ đối với những người làm công việc part time sẽ có sự khác nhau giữa các vùng, cũng như tính chất công việc, điều kiện của người sử dụng lao động.
Trả lương theo giờ thấp hơn mức tối thiểu giờ bị xử lý thế nào?
Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP trường hợp trả lương theo giờ thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt như sau:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Mức phạt này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, nếu người lao động là tổ chức thì bị phạt gấp đôi.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the practice
Telephone
Website
Address
Hồ Chí Minh
70000
Số 131 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Quận Bình Thạnh
Hồ Chí Minh, 72321
TƯ VẤN ĐÒI QUYỀN LỢI BẢO HIỂM
19/5 Hoàng Việt, Phường 4 Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Đơn vị độc lập tài chính trực thuộc Sở Tư Pháp TP Hồ Chí Minh - Là tổ chứ
37/54 Đường TRẦN ĐÌNH XU, PHƯỜNG CẦU KHO, QUẬN 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, 70###X
Công ty Luật chuyên dịch vụ xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc và cư trú lâu dài tại Việt Nam.
47/6 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh
Hồ Chí Minh
Tư vấn pháp lý trong hoạt động đầu tư và kinh doanh, bất động sản, nhượng quyền thương mại, mua bán và sáp nhập, tranh tụng tại Tòa án các cấp.
278/24 Tô Hiến Thành, P15 Quận 10
Hồ Chí Minh
Luat su tu nhan is a membership-driven organisation. We aim to support our members to deliver high