So-heal

Nơi học hỏi, giao lưu, tuyên truyền những kiến thức về căn bệnh tự kỉ để giúp cộng đồng chia sẻ và thấu hiểu trẻ tự kỉ tốt hơn.

07/08/2023

[THÔNG BÁO TRỞ LẠI CỦA DỰ ÁN SO-HEAL]
I. Giới thiệu chung:
So-heal là dự án được thành lập với mục đích ban đầu là học hỏi, truyền thông những hiểu biết cơ bản về bệnh tự kỉ ở trẻ em. Góp phần nhỏ nâng cao nhận thức cộng đồng về chứng tự kỷ ở trẻ em. Đồng thời lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu trẻ tự kỉ, tạo dựng môi trường phù hợp để trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người.

II. Mục đích quay trở lại:
Quay trở lại trong mùa 2 So-heal mong muốn có thể tiếp tục lan tỏa những kiến thức về người tự kỷ đến với cộng đồng, đặc biệt là những thông tin về những khả năng, điểm mạnh của người tự kỷ, cùng những thành tựu mà người tự kỷ đã đạt được từ trước đến nay.
Thông qua những tấm gương sáng, những gương mặt tiêu biểu có đóng góp quan trọng việc phát triển của xã hội trong cộng đồng, So-heal mong sẽ có thể kiến tạo lại cách nhìn lạc quan, đúng đắn và cảm thông hơn với những người mắc hội chứng tự kỷ.
_____________________________
💌Mọi thắc mắc xin gửi về hòm thư dưới đây
Gmail: [email protected]

Photos from So-heal's post 04/09/2022

[RECAP CHUYỂN ĐI ĐẾN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG TRẺ KHUYẾT TẬT CHƯƠNG MỸ]

Lời đầu tiên, dự án So-heal xin gửi lời cảm ơn tới những nhà tài trợ đã đồng hành cùng dự án trong chuyến đi đầy ý nghĩa này!
Như Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, thì cuộc sống đúng là luôn cần sự sẻ chia tới những mảnh đời gặp nhiều khó khăn, bất hạnh xung quanh ta. Hay truyền thống “Lá lành đùm lá rách” luôn là truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì thế, chuyến hành trình đến trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Chương Mỹ này cốt để tiếp nối cái truyền thống bao đời nay đó. Không chỉ dừng lại ở đó, chuyến hành trình này đã đem lại rất nhiều ý nghĩa cho các thành viên So-heal lần này về việc thấu hiểu và sẻ chia thực chất là như nào!
Còn bây giờ, hãy cùng So-heal nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến hành trình vừa qua ngay thôi!
_________________________________
Mọi thông tin xin liên hệ:
Email: [email protected]
SĐT:
Chủ nhiệm Đỗ Hải Anh: 0373618280
Phó chủ nhiệm Nguyễn Thái Hà: 0869922468
Trưởng ban truyền thông Lê Quang Khôi Nguyên: 0398488398

12/08/2022

[SO-HEAL IS BACK: TỔNG QUAN SỰ KIỆN MÙA 1]

I/ Lời ngỏ
- Yêu thương, đùm bọc, sẻ chia. Đó vẫn luôn là tinh thần tương thân tương ái mà người Việt Nam đã gìn giữ từ ngàn đời xưa đến nay. Một cái quạt giữa ngày hè nóng bức, một tấm chăn trong đêm đông lạnh giá, một bát cháo lúc bệnh tật quấn thân cũng là một món quà vô giá đối với những người còn gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống. Bởi vậy, chúng ta, những chiếc lá lành, những con người may mắn được sống trong đủ đầy và ấm no, lại càng nên có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ họ, đặc biệt là trẻ em nghèo, những mầm non đất nước đang ở hoàn cảnh khó khăn.

II/ Tổng quan
1. Sứ mệnh: Sự kiện Remedy ra đời với mục đích gây quỹ và quyên góp từ thiện cho trẻ em mắc chứng tự kỷ, từ đó, giúp các em nhỏ có thêm động lực và hy vọng vào cuộc sống. Tìm hiểu, giao lưu, tuyên truyền những kiến thức cần thiết về căn bệnh tự kỷ ở trẻ em. Giúp cộng đồng có thể hiểu đúng, chia sẻ, yêu thương, lắng nghe và đồng hành cùng trẻ tự kỷ.
2. Tên gọi: Remedy.
3. Ý nghĩa tên gọi: “Remedy” là một từ tiếng anh, dịch sang tiếng việt có nghĩa là “liều thuốc”. Câu lạc bộ của chúng mình muốn tổ chức hoạt động này để mang một phần đóng góp tới công cuộc giúp đỡ, chia sẻ, lắng nghe những hoàn cảnh trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ trong cộng đồng. Hoạt động này sẽ như một liều thuốc giúp đỡ những trẻ em đang mắc bệnh tự kỷ.
4. Đối tượng: Học sinh THPT trên toàn thành phố Hà Nội.
5. Các hoạt động chính:
a) Tiền sự kiện: Mở đơn gây quỹ từ thiện trung tâm trẻ tự kỉ
-> Tiền từ quỹ này sẽ trở thành tiền để quyên góp cho các trung tâm trẻ tự kỉ (địa điểm sẽ được tìm hiểu và thống nhất sau).
-> Yêu cầu sự cam kết của bên nhận về việc sử dụng tiền vào đúng mục đích
-> Hai hình thức có thể lựa chọn:
Chuyển khoản: Chuyển khoản cho trung tâm trước và khi đến tham quan chỉ là việc chụp lại hình ảnh để xác nhận
Hẹn gặp - trao tiền trực tiếp: Trực tiếp mang tiền mặt đến đưa cho họ
b) Sự kiện chính:
-> Đây sẽ là sự kiện được tổ chức dưới hình thức là một chuyến tham quan trung tâm trẻ tự kỷ.
-> Các hoạt động trong sự kiện chính:
+) Tham quan trung tâm trẻ tự kỷ.
+) Viết một bài viết thu hoạch sau chuyến đi về bức thư gửi cho các em bé tự kỷ. (Đây là yêu cầu bắt buộc, ban tổ chức sẽ thu lại bản đánh máy và chấm điểm theo các tiêu chí sẽ thảo luận sau. Lựa chọn ra ba bài xuất sắc nhất và đăng trên page của câu lạc bộ).
____________________
Thông tin liên hệ:
Chủ tịch Đỗ Hải Anh: 0373618280
Phó tịch Nguyễn Thái Hà: 0869922468
Trưởng ban truyền thông Lê Quang Khôi Nguyên: 0398488398
Mail: [email protected]

28/07/2022

/ CÓ SỰ LIÊN HỆ NÀO GIỮA TỰ KỈ VÀ THIÊN TÀI? / 🤓

Những năm gần đây, người ta thường nhắc đến mối dây liên hệ giữa tự kỷ và tố chất thiên tài. Nó khiến cho một số người có niềm tin lạc quan rằng những đứa trẻ nếu mắc tự kỷ thì có nhiều cơ hội đó là thiên tài. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn khác. 🤔

Sự hiểu lầm bắt đầu từ khi các nhà khoa học hiện đại công bố nghiên cứu cho thấy, bệnh tự kỷ xuất hiện ở một số thiên tài nổi tiếng tiếng thế giới như Isaac Newton, Albert Einstein, Ludwig van Beethoven, Mozart, Hans Christian Andersen… Giáo sư tâm thần học Michael Fitzgerald, Đại học Trinity tại Ireland, cho rằng các đặc điểm liên quan tới tự kỷ giống hệt các đặc điểm mà người ta thường thấy ở các thiên tài. Ông cũng xem xét khoảng 1.600 người tự kỷ và nhiều người nổi tiếng trong lịch sử để khẳng định mối liên hệ giữa tự kỷ, khả năng sáng tạo và thiên tài. 😮

✍️ Trước đó, Tiến sĩ Hans Asperger, nhà khoa học ghi nhận bệnh tự kỷ những năm 1940, từng viết: “Những người tự kỷ có thể bước lên vị trí nổi bật và thu được thành công vượt trội khiến người ta thậm chí kết luận rằng chỉ những người như vậy mới có khả năng đạt thành tựu lớn vậy”. Nhận định này của Hans Asperger được New York Post đánh giá là khá đúng bởi có minh chứng rằng, những thần đồng như Blaise Pascal và F***y Mendelssohn có thể đã hưởng lợi từ liên kết ẩn với chứng tự kỷ.
Bài báo trên trang này phân tích thần đồng thường không mắc chứng tự kỷ nhưng những nghiên cứu lại cho thấy một số đặc tính liên quan đến tự kỷ giúp họ vươn lên trong các lĩnh vực chuyên môn. Theo đó, bài viết chứng minh được thần đồng và người tự kỷ có rất nhiều điểm chung, như là niềm đam mê dành cho một lĩnh vực đặc biệt nào đó, có trí nhớ phi thường, có con mắt quan sát chi tiết kỳ lạ…

Bên cạnh đó, qua một nghiên cứu vào năm 2015, các nhà khoa học xác định một khu vực trên nhiễm sắc thể 1 của thần đồng và thân nhân của họ mắc chứng tự kỷ đều có đột biến gene. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Edinburgh tìm ra rằng: người trưởng thành không tự kỷ nhưng có liên kết di truyền với nhiều biến thể di truyền tự kỷ thường sẽ nhận thức tốt hơn người khác. 👏

Mới đây, nhà tâm lý học Joanne Ruthsatz, tác giả của The Prodigy’s Cousin, đến từ Đại học bang Ohio cũng đã thực hiện một nghiên cứu về thần đồng. Sau khi xét nghiệm DNA của các thần đồng và những người trong gia đình họ, cô phát hiện ra rằng hơn 50% trẻ thần đồng có một hoặc hai người họ hàng bị tự kỷ. 😲 Cô cũng tìm ra bằng chứng cho thấy cả thần đồng và những họ hàng bị tự kỷ chứa gene đột biến hoặc xuất hiện đột biến tại sợi ngắn của nhiễm sắc thể 1.

🖐️Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trên, nhiều người lại suy diễn rằng tất cả những người tự kỷ đều trở thành thiên tài. Dù đôi khi có những chuyên gia lên tiếng đính chính cho quan niệm sai lầm này thì niềm tin tự kỷ = thiên tài cứ vẫn tồn tại và phát tán. Ông Amanda Batten, chuyên gia thuộc Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh, nhắn nhủ: “Không phải tất cả người tự kỷ đều có khả năng trở thành thiên tài xuất chúng”. Ngoài ra, trên thực tế, chỉ có từ 5 – 10 % số người tự kỷ có cái gọi là “khả năng khôn ngoan”, chẳng hạn như khả năng nghe nhạc và đánh lại không cần biết nhạc phổ hay vẽ được từng chi tiết của tòa nhà dù chỉ nhìn thấy nó một lần. Nhưng hầu hết những người tự kỷ còn lại thì không được như vậy. 🤓

Phân tích như vậy để thấy rằng tự kỷ không phải là biểu hiện của thiên tài, thần đồng như nhiều người đang hiểu lầm dù cho rằng giữa chúng có mối liên hệ và nhiều biểu hiện na ná nhau. 😊💙

17/07/2022

/CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỰ KỈ/

Cách giao tiếp với trẻ bị tự kỷ. Giao tiếp với trẻ bình thường đã khó, với trẻ tự kỷ còn khó hơn gấp nhiều lần. Hầu hết các mọi người đều cho rằng, trẻ tự kỉ gặp vấn đề khó khăn trong giao tiếp là do không có ngôn ngữ, khả năng tâp trung kém, không biết sử dụng từ ngữ đúng với hoàn cảnh, không muốn nói… Nhưng thực tế một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn đó là do trẻ trẻ tự kỉ thiếu hụt khả năng xử lý thông tin. Vậy, phải làm thế nào để giao tiếp được với trẻ tự kỷ?

+ Hãy chậm lại:
-> Trong đời sống hàng ngày, tùy các nền văn hóa khác nhau, chúng ta thường nói rất nhanh và nói rất nhiều. Ở trường học, khoảng thời gian giữa câu hỏi của giáo viên và phản hồi của học sinh ở trường là chỉ là 2 giây. Tuy nhiên khả năng xử lý thông tin của trẻ tự kỷ không được hiệu quả như vậy, trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian hơn để xử lý, hiểu được và sử dụng phản hồi lại thông tin. Khi bố mẹ hỏi con thường muốn con trả lời ngay, nếu không thấy con trả lời ngay sẽ cho rằng trẻ không hiểu, không muốn trả lời...và bố mẹ bắt đầu nhắc đi nhắc lại, nói theo cách khác, thúc giục trẻ...Và khi làm như vậy vô hình chung chung ta càng làm cho trẻ rối trí hoặc ức chế hơn. Bạn nói nhanh quá sẽ không tạo cho con cơ hội để suy nghĩ.
-> Bạn cần cho trẻ thực hành, cải thiện khả năng thu nhận và xử lý thông tin và đó là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai.

+ Nói ít đi:
-> Nhiều người thường cho rằng với trẻ tự kỷ, trẻ hạn chế ngôn ngữ thì sẽ cần phải nói thật nhiều, nói liên hồi để giúp con phát triển ngôn ngữ cho con. Nhưng lời khuyên là nói ít đi. Khi bạn nói nhanh và nhiều, bạn sẽ càng đi xa mục tiêu của bạn là cần cho trẻ hiểu và phản hồi lại. Ví dụ, khi một người mẹ muốn con mặc áo khoác vào, thay vì chỉ cần đơn giản nói với con rằng "Con lấy áo khoác mặc vào", bà nói rằng "Con đi ra đằng kia lấy cái choàng mặc lên. Mẹ biết là hôm qua nắng ấm nhưng hôm nay trời lạnh rồi, không được ấm như hôm qua nữa đâu, con ra đằng kia lấy cái áo mặc vào đi". Thông tin mẹ đưa ra quá nhiều, quá nhanh và con không hiểu mẹ muốn gì. Việc nhắc đi nhắc lại, nói cách nọ cách kia sẽ gây áp lực, không cho trẻ cơ hội để suy nghĩ.

+ Giao tiếp không lời:
-> Đây là chiến lược vô cùng quan trọng. Trẻ cần hiểu được ngôn ngữ không lời, cử chỉ, dấu hiện, vẻ mặt trong đời sống hàng ngày. Nếu trẻ không nhìn bạn, không giao tiếp mắt với bạn, không biểu lộ thái độ khi giao tiếp với bạn, không kiểm tra chia sẻ với bạn, bạn nên sử dụng chiến lược giao tiếp không lời. Khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy thử dùng cử chỉ thay vì nói ra. Và khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ít cơ hội để tranh cãi với bạn. Nếu bạn có con mà hễ bạn nói là tranh cãi, khi bạn muốn giúp bạn việc gì, con lại phản ứng. Thay vì nói ra, hãy dùng cử chỉ, nói càng ít con càng ít có cơ hội để cãi lại bạn.

+ Khoảng cách giao tiếp:
-> Cần giữ khoảng cách đủ gần trong mọi tình huống. Nếu bạn nói với trẻ hay ai đó vọng từ phòng nọ sang phòng kia, từ dưới gác lên trên gác, trẻ sẽ không phản hồi nhanh như bạn muốn. Hãy để ý xem trẻ cần khoảng cách gần đến mức nào để có thể giao tiếp được với bạn, thu nhận được thông tin bạn muốn nói. Ở gần trẻ để trẻ cảm nhận và ý thức được sự hiện diện của bạn rồi hãy truyền đạt với trẻ những gì bạn muốn, một cách chậm rãi…

Ngay khi bạn áp dụng đồng thời các chiến lược trên, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả trong giao tiếp với trẻ: đứng gần, nói ít, chậm lại, chờ trẻ suy nghĩ rồi trả lời bạn.
Những chiến lược trên đây mong rằng sẽ giúp mọi người có những thông tin hữu ích, có phương pháp giao tiếp và giúp trẻ tự kỷ có thể giao tiếp một cách hiệu quả, tiến bộ.

14/07/2022

/TỰ KỈ NHẸ/

1) Tự kỉ nhẹ là gì?
-> Chứng tự kỷ nhẹ cũng được mô tả là tự kỷ có khả năng cao (high-functioning autism). Những người này được xếp cuối cùng của phổ tự kỷ thường có các triệu chứng không rõ rệt so với những người có bệnh tự kỷ nặng. Tự kỷ nhẹ là một nhóm trong số các triệu chứng xếp hạng từ nhẹ đến nghiêm trọng trong phổ tự kỷ (ASD) có đặc trugn như các suy kém kỹ năng trong học tập, hành vi giao tiếp xã hội.

-> Ảnh hưởng tự kỷ nhẹ bao gồm: giao tiếp qua lời nói và cử chỉ không lời, không đủ vốn từ vựng, kém tiếp xúc qua ánh mắt với những người khác. Tương tác xã hội cũng bị ảnh hưởng, cảm xúc và đọc hiểu bị hạn chế. Lặp đi lặp lại những cử chỉ hay hành động cũng thường thấy ở rối loạn tự kỷ nhẹ; thốt ra các từ trùng lắp lặp đi lặp lại; tiên liệu được trẻ thường xuyên có hành vi đập đầu.

2) Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
-> Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được phát hiện chữa trị sớm và nhận sự chăm sóc đặc biệt thì trung bình chỉ có khoảng 20% các trẻ có thể nói và học được nhưng đương nhiên quá trình này sẽ khó khăn hơn, đặc biệt trong quan hệ xã hội, giao tiếp, kết bạn. Còn lại 80% các trẻ tự kỷ nhẹ tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc hội chứng tự kỷ, kèm theo đó là biểu hiện chậm phát triển về cả tâm thần, cảm xúc, trí tuệ, đôi khi còn đi kèm triệu chứng động kinh, trầm cảm, lo âu, ám ảnh...làm giảm khả năng thích ứng, khó hòa nhập xã hội.
-> Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.
-> Chính vì vậy, trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con, có sự quan tâm đặc biệt của mình để giúp con chiến thắng tự kỷ.
-> Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia. Sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.
-> Ngoài ra, quý phụ huynh cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.

07/07/2022

~ CÁCH NHÌN VÀ LẮNG NGHE THẾ GIỚI CÚA TRẺ TỰ KỈ ~

Tự kỷ không phải là một chứng bệnh mà là một dạng khuyết tật phát triển suốt cuộc đời. Do rối loạn trong hệ thần kinh dẫn đến những tổn thương não và kết quả là trẻ gặp phải vô vàn những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn có bao giờ thắc mắc, đứa trẻ tự kỷ cảm thấy như thế nào khi sống chung một môi trường như bao trẻ bình thường không? Hãy thử cảm nhận xem nhé:

1) Trẻ tự kỷ có tầm quan sát hẹp hơn trẻ bình thường
-> Dẫn đến chúng tập trung vào ít điểm hơn trong khung nhìn. Tức là trong cùng một góc nhìn, trẻ bình thường sẽ nhìn và chú ý đến nhiều vật, nhiều vị trí hơn là trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường tập trung vào chính giữa khung nhìn của mình dù có vật, đồ đạc ở đó hay không.

2) Trẻ tự kỷ chỉ tập trung vào một số hoạ tiết hay góc cạnh khi nhìn. Còn trẻ bình thường có thể nhìn bao quát hết toàn bộ.
-> Trẻ tự kỷ chỉ nhìn được các chi tiết gây chú ý, ẩn tương nhất trong một bức ảnh, một khung nhìn. Trong khi trẻ em khác nhìn được toàn bộ từ chi tiết đến bao quát.

3) Trẻ tự kỷ ít tập trung và thu hút hơn vào các khuôn mặt khi nhìn.
-> Trẻ thích nhìn các gương mặt méo mó hơn là hoàn chỉnh. Và khả năng giao tiếp, trao đổi bằng mắt của trẻ cũng rất kém.

4) Khả năng tập trung cao hơn trẻ bình thường khi nhìn.
-> Khi trẻ nhìn và bị thu hút bởi vật nào đó, trẻ sẽ chỉ tập trung vào vật đó và không thay đổi hướng nhìn. Trong khi trẻ bình có thể nhìn thấy nhiều vật khác hơn, giảm thời gian tập trung vào một vật đi.

5) Trẻ tự kỷ nghe thấy nhiều âm thanh cùng một lúc hơn hơn trẻ bình thường.
-> Tức là trẻ bình thường có thể chọn lọc âm thanh khi nghe, lượt bỏ các âm thanh không cần thiết. Trong khi trẻ tự kỷ lại luôn nghe thấy tất cả âm thanh cùng lúc. Đó là lý do khiến trẻ tự kỷ luôn cảm thấy quá tải, ám ảnh, hoản loạn.

Chỉ với 5 yếu tố trên đây về cách nhìn và lắng nghe thế giới của trẻ tự kỷ, ta đã thấy chúng khó khăn đến thế nào. Đang buồn là chứng tự kỷ này có thể thuyên giảm nếu được can thiệp, giáo dục đúng cách, nhưng không thể khỏi mà vẫn luôn đeo bám theo đứa trẻ ấy đến tuổi trưởng thành.

Hãy cố gắng cảm nhận, hiểu về những đứa trẻ đáng thương ấy và hết mình giúp đỡ chúng để chúng có nhiều cơ hội hoà nhập hơn, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn các bạn nhé !!!

03/07/2022

/ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TỰ KỶ /

Khi một trẻ em được chẩn đoán “Tự Kỷ” thì chứng này sẽ theo trẻ đó suốt cả cuộc đời. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động… tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo quan niệm trước đây, trẻ tự kỷ chỉ được can thiệp một phương pháp hay một số phương pháp theo quan điểm của những người trị liệu trực tiếp trên trẻ (người theo một phương pháp nào đó) hay cha mẹ chúng. Ngày nay, do có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng quan tâm đến chứng tự kỷ nên đã xuất hiện nhiều phương pháp trong việc điều trị. Với quan điểm hiện tại, trị liệu trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo khả năng, mức độ và giai đoạn tiến triển của hội chứng trên từng trẻ. Mục đích bài tổng hợ này cung cấp một cách toàn diện hệ thống các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ hiện hành, giúp mọi người có cách nhìn khái quát phương pháp cũng như cách thức tiến hành.

I. Các phương pháp y – sinh học

1. Sử dụng hóa dược
-> Điều đầu tiên muốn nói là thuốc không nhằm chữa hết chứng tự kỷ vì chưa có thuốc đặc trị, thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Hội chứng tự kỷ gồm nhiều triệu chứng khác nhau và các triệu chứng này thay đổi ở mỗi trẻ. Khi trẻ được cho uống thuốc thì mục đích là chữa một hay nhiều triệu chứng có liên quan. Trong khi sử dụng thuốc các bác sĩ nhắm tới trị liệu làm giảm các triệu chứng: tính hiếu động, kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi tự hủy hoại, hung hăng, lo lắng quá độ, lầm lì, khó ngủ. Tuy nhiên hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị cho trẻ tự kỷ. Các thuốc trên chỉ để hỗ trợ trị liệu những triệu chứng đơn lẻ, riêng biệt trong hội chứng tự kỷ.

2. Giải độc hệ thống
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do nhiễm đọc thủy ngân và bằng phương pháp loại trừ hệ thống để thải chất thủy ngân ra ngoài. Phương pháp này được coi là có hiệu quả trên cơ sở thực nghiệm chữa trị của một số nhóm bác sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này vẫn chưa được coi là phương pháp chính thống, do chưa chứng minh được cơ chế gây bệnh cũng như cơ chế khỏi bệnh bằng phương pháp giải đọc thủy ngân.

3. Ăn kiêng
-> Có giả thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ là do trẻ bị rối loạn một số tuyến nội tiết trong cơ thể, thiếu sinh tố, và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Theo một số tác giả của giả thuyết này trẻ tự kỷ cần được kiểm soát chặt chẽ những thành phần hóa học của những chất cung cấp cho cơ thể. Do đó, ăn kiêng là biện pháp đưa lên hàng đầu của phương pháp này. Các chất mà các tác giả đưa ra là: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, đường, bột mì…
Đây vẫn được coi là giả thuyết vì chưa có một công trình khoa học nào được khẳng định chắc chắn về vấn đề này.

4. Vật lý trị liệu
-> Phương pháp này nhằm giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Trong sinh hoặt hằng ngày, có nhiều cơ quan vận động của trẻ hoạt động bình thường, nhưng trẻ tự kỷ không muốn vận động cơ quan đó do tính tự kỷ quy định; vật lý trị liệu là cách tốt nhất giúp trẻ hoạt hóa các cơ quan này. Các hoạt động vận động của trẻ thường gặp khó khăn là: vận động chéo của chân và tay, vận động của cơ quan phát âm, các vận động tinh của đôi bàn tay và có những trẻ gặp khó khăn cả trong vận động thị giác khi tri giác các sự vật và hiện tượng trong thế giới.

5) Bấm huyệt
-> Theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản, bấm huyệt là thủ thuật dùng ngón tay cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ (cơ học hay loại khác) để tạo áp lực trên da bệnh nhân. Mục đích là điều chỉnh các rối loạn chức năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe và điều trị một số bệnh đặc thù.
-> Phương pháp được áp dụng nhiều cho những trẻ tự kỷ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam. Có phụ huynh cho rằng khi trẻ tự kỷ được kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp châm cứu, bấm huyệt thì trẻ có tiến bộ rõ ràng, trẻ có thể nói được một số từ và hợp tác hơn với người lớn, chịu chơi với trẻ em khác hơn. Đây là phương pháp khó chứng minh về mặt khoa học nhất trong nhóm các phương pháp y – sinh học. Do vậy mà phương pháp này cũng chưa được kiểm chứng thuyết phục về mặt khoa học.

6) Hoạt động trị liệu
-> Là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng hoạt hoá các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn cần thiết để trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt.
-> Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Massage, châm cứu…cũng được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ.

II. Các phương pháp tâm lý – giáo dục

1) Kích thích sự vận động của trẻ
-> Trẻ em tự kỷ thường có triệu chứng lười vận động và ngồi một mình. Kích thích sự vận động của trẻ sẽ giúp cơ thể trẻ có được sự nhanh nhạy của hệ thần kinh. Từ đó sẽ phát triển về tâm lý, và tâm lý sẽ kéo theo những hoạt động năng nổ của trẻ em.
-> Chơi với trẻ thôi vẫn chưa đủ. Hãy giúp trẻ vận động thêm ở những hoạt động khác. Không chỉ là sự vận động về tay, chân, cơ thể. Mà ở đây còn là sự vận động về tâm lý, hệ thần kinh. Những vận động này sẽ giúp cho trẻ linh hoạt và kiểm soát được hành vi của mình hơn. Tập dần cho trẻ mắc bệnh tự kỷ thói quen hợp tác vận động trong mọi hoạt động của gia đình.

2) Giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, xã hội
-> Trẻ mắc chứng tự kỷ thường chỉ muốn một mình và không muốn đi ra ngoài nhiều. Có nhiều đứa trẻ sẽ mắc chứng sợ ánh sáng và những hoạt động bên ngoài xã hội. Ở những trường hợp này, các bậc phụ huynh nên tập dần cho trẻ quen với cuộc sống và những hoạt động thường ngày.

3) Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật
-> Hãy phát triển cho trẻ một môn nghệ thuật nào đó. Có thể là vẽ, hát hay đàn chẳng hạn. Phương pháp này sẽ giúp trẻ có thích thú với điều đó. Những cái mới lạ và hấp dẫn sẽ thu hút được trẻ hơn. Trong suốt thời gian trẻ làm quen với điều mới và phụ huynh nên là người bạn đồng hành cùng trẻ. Hãy dành cho trẻ những lời động việc nhiệt tình và tích cực để trẻ có thể phát triển hơn nữa khả năng của chính mình.

4) Hạn chế tình trạng tức giận
-> Trẻ mắc chứng tự kỷ hay có tình trạng nổi giận. Để trẻ có thể hòa nhập lại với cuộc sống và giảm đi chứng tự kỷ thì phụ huynh nên tránh những điều làm cho trẻ nổi giận. Hãy nói chuyện nhỏ nhẹ với trẻ. Nếu như trẻ có làm những điều gì không phải thì cũng không nên lớn tiếng với trẻ, mà hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ điều đó là sai. Nếu như có tiếp tục gây cho trẻ những tình huống nổi giận thì việc điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là phương pháp giúp trẻ tự kỷ tự kiểm soát được cảm xúc của mình.

29/06/2022

/ BÀI TEST TRẺ TỰ KỶ /

_ Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thần kinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát từ rất sớm với đa dạng các triệu chứng khác nhau. Nếu những biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng thì các bậc phụ huynh cũng có thể cho con thử thực hiện bài test kiểm tra trẻ tự kỷ tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ.

_ Vật lúc nào cần thực hiện bài quiz test kiểm tra tự kỷ?
-> Cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cụ thể và nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Tuy nhiên, họ cũng đã tìm ra một số yếu tố liên quan như tình trạng di truyền, yếu tố sinh học khác. Nếu tình trạng tự kỷ không sớm được phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ.
-> Để có thể giảm bớt những tác động tiêu cực kể trên thì gia đình cần phải chú ý quan tâm và phát hiện các triệu chứng bất thường ngay từ giai đoạn sớm. Nếu nhận thấy các biểu hiện khác thường của trẻ nhỏ nhưng vẫn chưa quá rõ ràng thì các bậc phụ huynh cũng nên thử cho trẻ thực hiện bài test kiểm tra tự kỷ tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ. Nếu chú ý quan sát thì gia đình hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường của trẻ nhỏ. Từ đó sớm thực hiện bài test nhanh tại nhà để biết rõ được tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ để có biện pháp cải thiện phù hợp.

_ Sau đây là một số bài quiz test online tại nhà giúp trẻ kiểm tra được nguy cơ mắc bệnh tự kỷ:
-> Bài Test CARS đánh trẻ giá tự kỷ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi: https://huyhoanglimousine.net/bai-test-danh-tre-gia-tu-ky-ap-dung-cho-tre-tren-2-tuoi-cars-2/
-> Bảng tầm soát, sàng lọc M – CHAT: https://tapchitamlyhoc.com/bai-test-tre-tu-ky-5567.html
-> Bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ M-Chat-R/F: https://tapchitamlyhoc.com/bai-test-tre-tu-ky-5567.html

_ Sau khi thực hiện các bài test nhanh kiểm tra tự kỷ của trẻ tại nhà nếu kết quả dự đoán nguy cơ cao thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lúc này hãy đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa chất lượng và uy tín. Việc có thể can thiệp từ giai đoạn sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được nhiều thành công hơn, trẻ cũng dễ dàng phục hồi được sức khỏe và hòa nhập tốt với cuộc sống.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về một số bài quiz test kiểm tra trẻ tự kỷ nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, đây chỉ là công cụ giúp bạn đánh giá được nguy cơ mắc bệnh chứ không thay thế được cho các phương pháp chẩn đoán chuyên khoa. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc đưa con đến thăm khám tại cơ sở uy tín để được hỗ trợ tốt hơn nhé!!

28/06/2022

/ NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG BỆNH TỰ KỶ /

💁 Theo chuyên trang của Liên hiệp quốc về tự kỷ thì Tự kỷ là: một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời.Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân của căn bệnh cũng như dấu hiệu khi trẻ bị tự kỉ nhé! 😉

_ Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
+ Di truyền: sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ
+ Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
+ Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …

_ Nhiều người chẩn đoán trẻ bị tự kỷ chỉ dựa vào một số triệu chứng như trẻ thích ngồi một mình, trẻ không thích tiếp xúc với người lạ hoặc trẻ 2 tuổi mà chưa biết nói. Tuy nhiên, đây chỉ là các dấu hiệu cơ bản trong rất nhiều triệu chứng của bệnh này. Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng này một cách đơn lẻ thì rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như trầm cảm hoặc chậm nói đơn thuần. Vậy triệu chứng cụ thể của bệnh tự kỷ gồm những gì??? 🤔
_ Thực tế, dấu hiệu của tự kỷ rất đa dạng nhưng cha mẹ cần lưu tâm 3 nhóm dấu hiệu chính sau:
+ Nhóm dấu hiệu chỉ sự khiếm khuyết trong quan hệ xã hội:
-> Không phản ứng khi ba mẹ gọi dù đã được 1 tuổi
-> Kém tiếp xúc bằng mắt, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện
-> Trẻ không thích được bồng bế, vuốt ve mà chỉ thích chơi một mình
-> Không giao lưu với người khác, ngay cả với ba mẹ, người thân
-> Không biết thể hiện sự quan tâm của mình với người khác, chẳng hạn như không biết dùng tay chỉ vào vật mình thích.

+ Nhóm dấu hiệu chỉ các khiếm khuyết trong giao tiếp:
40% số trẻ bị tự kỷ hoàn toàn không biết nói, 25 – 30% trẻ phát triển một số kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn sơ sinh nhưng lại dần biến mất. Nhìn chung, trẻ bị tự kỷ sẽ có các triệu chứng sau:
-> Chậm nói, không biết nói, biết gọi ba mẹ
-> Giọng nói không có ngữ điệu
-> Chỉ lặp đi lặp lại một cụm từ
-> Sử dụng các đại từ nhân xưng một cách lộn xộn
-> Không có các cử chỉ thông thường như chỉ, vẫy tay
-> Nhại lại lời người khác một cách máy móc mà không hiểu ý nghĩa

+ Nhóm dấu hiệu bất thường về hành vi:
-> Có các hành vi lặp đi lặp lại như vỗ tay, lắc lư, nhảy hoặc xoay tròn
-> Chỉ chơi vài trò chơi đơn điệu như xoay bánh xe, quăng ném đồ chơi…
-> Có một số thói quen cứng nhắc như thích xem tivi, thích đọc một cuốn sách nào đó, ăn một món ăn…
-> Chỉ quan tâm đến một chi tiết trên đồ vật
-> Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
->Không biết chơi các trò chơi cần trí tưởng tượng như đóng vai hoặc đánh trận giả
-> Có hành vi hung hăng với bản thân và cả người khác
-> Thời gian tập trung chú ý ngắn

* ☝️Nếu trẻ có các dấu hiệu thuộc cả 3 nhóm trên, tốt nhất bạn nên sớm đưa trẻ đến nơi chuyên khoa để khám và có cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. 🗣️

Want your organization to be the top-listed Non Profit Organization in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Address

Ngách 199/3 Trần Quốc Hoàn
Hanoi
100000

Other Charity Organizations in Hanoi (show all)
Humanitarian Services for Children of Vietnam Humanitarian Services for Children of Vietnam
Room 417-418, Block E1, Trung Tu Diplomatic Compound, Trung Tu Ward
Hanoi, 10000

HSCV is dedicated to investing in and providing opportunity and knowledge to the children and their families of Vietnam with the belief that education and wellness are fundamental ...

Quỹ từ thiện Việt Nam Yêu Thương Quỹ từ thiện Việt Nam Yêu Thương
Hanoi, 100000

Quỹ Việt Nam Yêu Thương được lập ra với mục đích trao gửi yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn

Biệt Đội An Sinh The Hero - Câu Lạc Bộ Thiện Nguyện Hero Biệt Đội An Sinh The Hero - Câu Lạc Bộ Thiện Nguyện Hero
Ha Noi
Hanoi, 10000

Biệt Đội An Sinh The Hero - Nơi kết nối các tấm lòng, các trái tim vì người yếu thế trong xã hội.

Thiện Nguyện TUỆ MINH Thiện Nguyện TUỆ MINH
54 Ngõ Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội
Hanoi, 10000

Vũ Trụ Nhỏ Vũ Trụ Nhỏ
91 Chùa Láng
Hanoi

“Vũ Trụ Nhỏ” là chương trình thiện nguyện được tổ chức bởi sinh viên trường đại học Ngoại Thương

Ươm Mầm Ươm Mầm
Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa
Hanoi

"Ươm Mầm" là một dự án thiện nguyện nhằm quyên góp sách để xây dựng không

GIEO MẦM THIỆN LÀNH GIEO MẦM THIỆN LÀNH
Hanoi

Hạnh phúc là sẻ chia � #gieomamthienlanh #bieton

Chạm Chạm
Hanoi

Chạm - Chiến dịch gây quỹ từ thiện dành cho các em nhỏ tại cô nhi viện Thánh An Bùi Chu (Nam Định)

Chạy thiện nguyện - Nâng bước chân em Chạy thiện nguyện - Nâng bước chân em
Leparc Gamude City/Công Viên Yên Sở
Hanoi, 10000

Là giải chạy thiện nguyện thường niên được tổ chức 1 năm một lần nhằm g?

Nắng Yêu Thương Nắng Yêu Thương
Hanoi, 100000

Nắng Yêu Thương - Chia sẻ không giới hạn

Về Bờ TV Về Bờ TV
Hanoi, 100000

Kết Nối Tình Nguyện Toàn Quốc Kết Nối Tình Nguyện Toàn Quốc
98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông
Hanoi, 100000

Kết nối các MTQ và Thủ lĩnh Tình nguyện Toàn Quốc. Cùng chung sức thực hiện các dự án Thiện Nguyện