Bảo Liên Đăng

Bảo Liên Đăng

Một cửa tiệm nhỏ có bán vật phẩm dâng lễ

19/05/2023

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

15/05/2023

Ngày hôm nay con nguyện giữ tâm thanh tịnh, không buông lời nói làm cho bất kỳ ai phải đau khổ, nguyện tâm con vui sướng khi thấy người thành công, hoặc gây tạo phước lành như chính con làm được!

10/05/2023

[Quy luật Niềm tin] “Những gì bạn thực sự tin tưởng bằng tất cả cảm xúc sẽ trở thành hiện thực.”

Quy luật Niềm tin phát biểu rằng, bất cứ điều gì bạn tin tưởng chân thành, nó sẽ trở thành hiện thực. Bạn càng có niềm tin mãnh liệt là một điều gì đó sẽ trở thành hiện thực thì điều đó càng dễ trở thành hiện thực. Thật sự tin tưởng vào một điều gì đó nghĩa là bạn không thể tưởng tượng được nó sẽ trở thành một cái gì đó khác.

Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.

Ví dụ, nếu bạn tin tưởng tuyệt đối rằng bạn sẽ đạt được thành công lớn trong cuộc sống, sau đó dù điều gì xảy ra cũng không quan trọng, bạn sẽ tiếp tục tập trung vào mục tiêu của bạn. Không gì có thể ngăn cản bạn được.

Mặt khác, nếu bạn tin tưởng rằng thành công là do may mắn hay tình cờ, thì bạn sẽ dễ dàng trở nên chán nản và thất vọng khi mọi việc không diễn ra như bạn mong muốn. Niềm tin của bạn sẽ quyết định việc bạn thành công hay thất bại.

Nhìn chung, mọi người có một trong hai thế giới quan. Một là thế giới quan tích cực. nếu bạn có quan điểm thế giới nhân đạo thì nói chung, bạn tin tưởng rằng thế giới là một nơi tốt đẹp hiền hòa. Bạn có xu hướng quan sát những điều tốt đẹp trong mỗi con người, mỗi hoàn cảnh và tin tưởng rằng có rất nhiều cơ hội xung quanh bạn. Bạn tin tưởng vào tương lai, vào bản thân và người khác. Về cơ bản, bạn có thái độ lạc quan.

Hai là thế giới quan tiêu cực. Một người có thế giới quan tiêu cực về cơ bản là bị động và có thái độ bi quan đối với chính bản thân họ và cuộc sống. Người đó tin rằng: “Những người giàu sẽ ngày càng giàu hơn, những người nghèo sẽ ngày càng nghèo đi” và, cho dù bạn có làm việc chăm chỉ như thế nào thì bạn cũng vẫn không thể phát triển.

Kiểu người này chỉ nhìn thấy sự bất công, áp bức và bất hạnh ở khắp nơi. Khi những điều không hay xảy ra với họ, như vẫn thường thế, họ đổ lỗi cho sự kém may mắn và cho người khác. Họ nghĩ mình là nạn nhân. Vì thái độ này mà họ không thật sự yêu quý hay tôn trọng bản thân họ.

Những người có thái độ lạc quan thường hoạt bát, vui vẻ. Với họ, thế giới là một vùng đất tốt đẹp, tươi sáng.

Tuy nhiên, chướng ngại tinh thần lớn nhất mà bạn phải vượt qua là những thứ còn chứa trong niềm tin của bạn. Chúng hạn chế bạn trên một số mặt. Chúng kéo bạn trở lại bằng cách ngăn chặn sự cố gắng của bạn. Chúng thường xuyên làm bạn chứng kiến những điều không có thật.

Thành kiến nghĩa là vội vàng đánh giá, đi đến kết luận trái ngược với bất kỳ thông tin nào, hoặc thậm chí bất chấp thông tin. Để thành công, bạn cần thiết biết kiềm chế việc đánh giá con người hay hoàn cảnh cho đến khi có đầy đủ thông tin. Quan trọng hơn hết, bạn phải kiềm chế vội vàng xét đoán bản thân cũng như những suy nghĩ có tính chất “thu hẹp”. Điều này thường xảy ra khi bạn nghĩ rằng mình kém cỏi, không có năng lực, không giỏi giang như những người khác cũng chính là lúc bạn đang để bản thân rơi vào cái bẫy thông thường là tự chấp nhận những mục tiêu thấp hơn rất nhiều so với khả năng thực tế của mình.

Bạn có thể cảm nhận rằng mình không thông minh lắm bởi lực học ở trường của bạn chỉ đạt mức trung bình. Bạn tin rằng bạn thiếu khả năng sáng tạo, hoặc trong khả năng học và ghi nhớ. Bạn cảm thấy mình chưa thật sự thân thiện, luôn lo lắng về tiền bạc. Một số người cảm thấy không thể giảm cân, bỏ thuốc hay thích người khác giới.

Việc “thu hẹp bản thân” này cũng giống như những chiếc phanh kìm hãm tiềm năng và tạo ra hai kẻ thù lớn nhất cho sự thành công: sự hoài nghi và sợ hãi. Chúng làm bạn ngại đón nhận sự mạo hiểm có tính thử thách, vốn rất cần thiết để bạn thể hiện đúng năng lực của mình. Vì vậy, bạn cần phải kiên quyết loại bỏ bất kỳ suy nghĩ hay ý kiến “thu hẹp” nào và trong mọi trường hợp, hãy tin rằng những gì người khác làm được thì bạn cũng làm được.

Sự thật là không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn. Nếu có, phần lớn đó là những người biết cách phát triển khả năng và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ đã tìm hiểu Quy luật Nhân quả và sớm áp dụng vào cuộc sống cũng như công việc. Trong phạm vi nhất định, bạn cũng có thể làm được bất kỳ điều gì mà những người đó đã làm, chỉ cần bạn có lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi.

Nhưng dù bạn tin vào điều gì, nếu niềm tin đó mãnh liệt, nó sẽ trở thành hiện thực. Thậm chí, nếu niềm tin của bạn là sai, nhưng nếu bạn tin tưởng vào những điều đó thì chúng cũng có thể trở thành hiện thực.

Đa số niềm tin tự giới hạn của bạn hoàn toàn không đúng. Chúng dựa trên cơ sở thông tin bị động mà bạn đã tin và chấp nhận như là sự thật. Và khi bạn chấp nhận, niềm tin của bạn sẽ biến nó trở thành hiện thực. Giống như Henry Ford đã nói: “Dù bạn tin rằng bạn có thể, hoặc bạn tin bằng bạn không thể, thì bạn vẫn luôn đúng”.

09/05/2023

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy tu thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

A di đà Phật

08/05/2023

"Thực hành là học cách xả bỏ chứ không phải để gia tăng sự dính mắc. Giác ngộ sẽ đến khi bạn chấm dứt ham muốn."

- Ajahn Chah

07/05/2023

Khi biết tôn trọng và yêu thương, thì bạn sẽ biết tin cậy. Sự tin cậy giúp bạn can đảm đối mặt với những tình huống trái ngang và thất bại. Vậy nên, chớ trì hoãn sự yêu thương, xem nhẹ sự tôn trọng và đánh mất niềm tin.

06/05/2023

Hãy dùng tâm để nghe giáo pháp, đừng dùng tai.

05/05/2023

"Điều căn bản trước tiên trong việc hành thiền là phải thành thật và nghiêm túc. Thứ hai là thận trọng đề phòng các hành động sai. Thứ ba là phải ít mong cầu và biết đủ. Nếu biết tri túc trong lời nói và trong mọi chuyện thì sẽ thấy được chính mình; tâm sẽ không còn lang thang vô định mà có căn bản giới, định và huệ."

- Chẳng có ai cả,

04/05/2023

Ngày mới nguyện tâm con khởi lòng biết ơn và trân trọng tất cả mọi nhân duyên trong đời..

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐞̂́𝐭
𝐂𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐞𝐧
𝐓𝐫𝐞̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 đ𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐞𝐧
𝐆𝐚̣̆𝐩 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐦𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭

𝐗𝐢𝐧 𝐭𝐚̂𝐦 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐡𝐞̂́𝐭
𝐂𝐚̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐡𝐞́𝐭 𝐜𝐨𝐧
𝐓𝐡𝐚̣̂𝐦 𝐜𝐡𝐢́ đ𝐚̃ đ𝐮̛𝐚 𝐜𝐨𝐧
𝐕𝐚̀𝐨 𝐤𝐡𝐨̂́𝐧 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 đ𝐚𝐮 𝐤𝐡𝐨̂̉

𝐗𝐢𝐧 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐓𝐮̛̀ 𝐠𝐢𝐚 𝐡𝐨̣̂
𝐋𝐨̀𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠
Đ𝐚̂̀𝐲 𝐚̆́𝐩 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠
𝐕𝐨̂ 𝐛𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭...

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Bảo Liên Đăng Một cửa tiệm nhỏ có bán vật phẩm dâng lễ

Want your business to be the top-listed Shop in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address

Hanoi
100000

Other Religious Bookstores in Hanoi (show all)
Trọn Bộ Văn Khấn - Tặng 2 xu âm dương Trọn Bộ Văn Khấn - Tặng 2 xu âm dương
Hà Nội
Hanoi, 000084

Trọn bộ 52 bài văn khấn -tặng 2 xu âm dương

Duyên Phật Duyên Phật
Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm
Hanoi, 100000

Vạn sự tùy duyên

Chép Kinh Phật - Hoá Giải Nghiệp Chướng Chép Kinh Phật - Hoá Giải Nghiệp Chướng
Hanoi

Sổ Tay Chép Kinh, Ấn phẩm phật giáo

Trọn Bộ 52 Bài Văn Khấn - Tuyển Chọn.1 Trọn Bộ 52 Bài Văn Khấn - Tuyển Chọn.1
168 P. Hoàng Đạo Thúy, Nhân Chính, Thanh Xuân
Hanoi, 100000

Văn Khấn 52 Bài - Mua 1 Lần Dùng Lâu Dài MIỄN PHÍ SHIP - TẶNG 2 ĐỒNG XU để XIN ĐÀI

Nhà Sách Bồ Đề. Nhà Sách Bồ Đề.
43 Ngõ 88/61 Giáp Nhị/Thịnh Liệt/HOàng Mai
Hanoi, 100000

Cung cấp các loại sách,, sớ,nến, thờ cúng

Nhà Sách Hy Vọng Nhà Sách Hy Vọng
Nhà Thờ Giang Xá/số 116, Khu 2, Thị Trấn Trạm Trôi, Hoài Đức
Hanoi, 100000

Nhà Sách Hy Vọng - Giáo xứ Giang Xá - TGP Hà Nội

Sổ tay chép kinh Phật Giáo Sổ tay chép kinh Phật Giáo
53 E. Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm
Hanoi, 100000

chia sẻ điều hay

Sổ Tay Chép Kinh - Tổng Kho Sỉ Sổ Tay Chép Kinh Sổ Tay Chép Kinh - Tổng Kho Sỉ Sổ Tay Chép Kinh
Thanh Xuân/Hanoi
Hanoi, 100000

Tuyển sỉ sổ tay chép kinh

Dhamma Kusala Dhamma Kusala
Mê Linh
Hanoi, 100000

Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa

Gieo duyên Phật Pháp Gieo duyên Phật Pháp
Ngõ 156/41 Tứ Liên Tây Hồ Hanoi
Hanoi, 10000

[NHÀ - TIẾNG GỌI CỦA SỰ BÌNH YÊN] Cảm giác bình yên trong chính ngôi nhà của mình - giúp bạn cảm thấy thoải mái, thư thái, sau những giờ làm việc căng thẳng hay lo toan bộn bề tron...

Nến Bơ Cúng Phật Tụê Đăng Nến Bơ Cúng Phật Tụê Đăng
Phú Xuyên HN
Hanoi, 100000

Nến bơ Tuệ Đăng chuyên sỉ và lẻ các mẫu mã nến bơ thực vật tự nhiên đa dạng