Sở Hữu Trí Tuệ Kenfox

Được thành lập vào năm 2010, KENFOX đã phát triển trở thành một trong những công ty sở hữu trí tuệ (S

10 điểm quan trọng về các thủ tục liên quan đến quyền Sở hữu Công nghiệp theo Nghị định mới 65/2023/NĐ-CP - KENFOX IP & Law Office 28/08/2023

10 điểm quan trọng về các thủ tục liên quan đến quyền Sở hữu Công nghiệp theo Nghị định mới 65/2023/NĐ-CP

Để phù hợp với các quy định mới theo Luật Sở hữu Trí tuệ (Luật S*TT) sửa đổi năm 2022, ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (Nghị định) nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật S*TT về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2006/NĐ-CP và một phần của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).

KENFOX cung cấp 10 điểm nổi bật nhất của Nghị định, làm sáng tỏ những thay đổi, các cơ chế mới để chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nắm bắt, điều chỉnh nhằm bảo hộ tài sản trí tuệ của họ tại Việt Nam một cách hiệu quả và đúng luật.

Xem thêm:

10 điểm quan trọng về các thủ tục liên quan đến quyền Sở hữu Công nghiệp theo Nghị định mới 65/2023/NĐ-CP - KENFOX IP & Law Office Tải về Để phù hợp với các quy định mới theo Luật Sở hữu Trí tuệ (Luật S*TT) sửa đổi năm 2022, ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP (Nghị định) nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hàn...

Bắt nạt nhãn hiệu: Hợp pháp trở thành phạm pháp - KENFOX IP & Law Office 21/08/2023

Bắt nạt nhãn hiệu: Hợp pháp trở thành phạm pháp

Luật Nhãn hiệu được xây dựng nhằm trao cho chủ nhãn hiệu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của họ và cũng để bảo vệ danh tiếng thương mại trên thị thường. Nói một cách ngắn gọn, bảo hộ nhãn hiệu bắt nguồn từ việc hạn chế bán các sản phẩm làm giả nhãn hiệu có uy tín, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chính chủ sở hữu được bảo hộ sử những những biện pháp vượt quá giới hạn pháp lý để bảo vệ nhãn hiệu của mình? Thuật ngữ chính xác cho hành động này là “Bắt nạt nhãn hiệu” (Trademark bullying).

Thời gian gần đây, bắt nạt nhãn hiệu đã trở thành vấn nạn dai dẳng khi các công ty lớn tìm cách áp đảo các doanh nghiệp nhỏ để đạt được lợi ích kinh doanh. Các chủ sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng cố gắng bảo vệ những thương hiệu của họ bằng mọi cách, ngay cả khi các thực thể mục tiêu không sử dụng những nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của họ. Khi chủ nhãn hiệu trở thành kẻ hiếu chiến bảo vệ cho nhãn hiệu của mình, ranh giới giữa vi phạm thực sự và các tranh chấp vô lý bắt đầu mờ đi. Để tìm hiểu điều này có phải là hành vi bắt nạt, hay vi phạm nhãn hiệu thực sự, rõ ràng, cần nắm được điều gì tạo nên hành vi bắt nạt và sự khác biệt nhỏ giữa vi phạm và bắt nạt thương hiệu.

Xem thêm tại:

Bắt nạt nhãn hiệu: Hợp pháp trở thành phạm pháp - KENFOX IP & Law Office Download Luật Nhãn hiệu được xây dựng nhằm trao cho chủ nhãn hiệu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của họ và cũng để bảo vệ danh tiếng thương mại trên thị thường. Nói một cách ngắn gọn, bảo hộ nhãn hiệu bắt nguồn từ việc ...

Xung đột tên thương mại – nhãn hiệu tại Việt Nam: Giải quyết thế nào? - KENFOX IP & Law Office 15/08/2023

Xung đột tên thương mại – nhãn hiệu tại Việt Nam: Giải quyết thế nào?

Tranh chấp giữa nhãn hiệu với tên thương mại rất dễ xảy ra, đặt ra các thách thức đáng kể cho doanh nghiệp. Quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc xác lập quyền của tên thương mại khá đơn giản. Nếu tên thương mại được chứng minh là đã được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và không xung đột với nhãn hiệu, tên doanh nghiệp hay chỉ dẫn địa lý có trước, quyền đối với tên thương mại đó được xác lập. Trong khi đó, cơ chế thu hồi quyền đối với tên thương mại hiện nay rất khó để có thể thực hiện được. Vụ tranh chấp dưới đây là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp nước ngoài khi triển khai các hoạt động thương mại tại Việt Nam thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại.

Bối cảnh

YiFT, một công ty Đài Loan, tự hào là chủ sở hữu của thương hiệu “YiFT” nổi tiếng, thương hiệu đã gắn liền với một chuỗi các cửa hàng cung cấp nhiều loại đồ uống, bao gồm trà trái cây và trà sữa nổi tiếng. Với sự hiện diện ấn tượng trên toàn cầu, công ty YiFT đã thiết lập hơn 1000 cửa hàng trà mang thương hiệu “YiFT”.

Xem thêm:

Xung đột tên thương mại – nhãn hiệu tại Việt Nam: Giải quyết thế nào? - KENFOX IP & Law Office Tải về Tranh chấp giữa nhãn hiệu với tên thương mại rất dễ xảy ra, đặt ra các thách thức đáng kể cho doanh nghiệp. Quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc xác lập quyền của tên thương mại khá đơn giản. Nếu tên thương m....

Đầu cơ nhãn hiệu – xu hướng báo động cho các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam - KENFOX IP & Law Office 07/07/2023

Đầu cơ nhãn hiệu – xu hướng báo động cho các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam

Mất nhãn hiệu là mất quyền tiếp cận thị trường. Sản phẩm chính hãng được sản xuất bởi chủ nhãn hiệu đích thực lại có thể trở thành “hàng giả” nếu nhãn hiệu bị đối thủ cạnh tranh đăng ký chiếm giữ. Các chủ thể đầu cơ nhãn hiệu trái phép thậm chí còn sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký làm công cụ pháp lý để tấn công lại chủ nhãn hiệu đích thực. Vụ việc dưới đây là ví dụ điển hình, dù đã xảy ra khá lâu, nhưng còn nguyên giá trị thực tiễn và là bài học đắt giá cho mọi doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam khi nạn đánh cắp tài sản trí tuệ và đầu cơ nhãn hiệu ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.

Bối cảnh

HWASUNG là tên thương mại và nhãn hiệu của công ty HWASUNG sử dụng cho các sản phẩm dây điện. HWASUNG, một công ty Hàn Quốc cùng với 2 công ty Hàn Quốc khác là SEOUL và SIMEX đã góp vốn thành lập Công ty cáp điện SH-VINA, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc, tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem thêm tại:

Đầu cơ nhãn hiệu – xu hướng báo động cho các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam - KENFOX IP & Law Office Tải về Mất nhãn hiệu là mất quyền tiếp cận thị trường. Sản phẩm chính hãng được sản xuất bởi chủ nhãn hiệu đích thực lại có thể trở thành “hàng giả” nếu nhãn hiệu bị đối thủ cạnh tranh đăng ký chiếm giữ. Các chủ t...

06/07/2023

Bồi thường gần 5 tỷ đồng do xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam: Những bài học cần rút ra?

Vụ án đòi bổi thường số tiền khá lớn, gần 5 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả là một trong những vụ án nổi bật thu hút sự chú ý của công chúng và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được xét xử bởi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương vào tháng 8 năm 2022. Theo phán quyết sơ thẩm của Tòa án, bị đơn phải bồi thường gần 5 tỷ đồng cho nguyên đơn do hành vi để cho nhân viên tự ý cài đặt phần mềm thiết kế mà chưa được sự cho phép và không trả tiền bản quyền cho nguyên đơn - là chủ sở hữu quyền tác giả. Bài viết này cung cấp một số diễn biến chính của vụ án, cách mà các bên lập luận, các cơ sở pháp luật được áp dụng, vận dụng trong quá trình lập luận và các nhận định xung quanh vụ án.

Bối cảnh

Nguyên đơn là Công ty P. có trụ sở tại Hoa Kỳ sở hữu phần mềm PTC1 với nhiều phiên bản khác nhau đã được đăng ký quyền tác giả tại Hoa Kỳ vào 27/8/2012 và 06/02/2015. Phát hiện Công ty khóa kéo H sử dụng trái phép phần mềm của mình, Công ty P. đã đã khởi kiện Công ty khóa kéo H (Bị đơn) lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương với yêu cầu chính là đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của bị đơn gây ra dựa trên các bằng chứng

Xem thêm tại: https://kenfoxlaw.com/vi/boi-thuong-gan-5-ty-dong-do-xam-pham-quyen-tac-gia-tai-viet-nam-nhung-bai-hoc-can-rut-ra

26/06/2023

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hải quan tại Campuchia: Những điều bạn cần biết

Campuchia hiện chưa thiết lập hệ thống giám sát hải quan, điều này có nghĩa là cơ quan hải quan vẫn chưa thể nhận được bất kỳ yêu cầu giám sát hải quan nào liên quan đến các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (S*TT). Nhưng điều này có nghĩa gì đối với những chủ thể quyền S*TT đã và đang tìm cách bảo vệ quyền và lợi ích của họ tại Campuchia? Có bất kỳ biện pháp pháp lý nào có sẵn cho họ không? Trên thực tế, vẫn có nhiều cách để hải quan Campuchia tham gia vào việc thực thi chống xâm phạm quyền S*TT và một trong những cách thức này là nộp đơn yêu cầu ghi nhận quyền phân phối độc quyền. Bài viết này sẽ khám phá tùy chọn này dưới góc nhìn chi tiết hơn và thảo luận về tác động đối với chủ thể quyền S*TT đang hoạt động tại Campuchia.

Nhập khẩu song song tại Campuchia – Được phép hay xâm phạm nhãn hiệu?

Theo Điều 11 của Luật liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Vương quốc Campuchia (2002) quy định về “Đăng ký và các quyền phát sinh từ việc đăng ký”, chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có độc quyền sử dụng, nghĩa là việc bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của chủ thể quyền mà không có sự đồng ý trước sẽ cấu thành hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Trong trường hợp đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra tòa đối với bất kỳ người nào xâm phạm nhãn hiệu khi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho hàng hóa/dịch vụ tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ.

Xem thêm tại: https://kenfoxlaw.com/vi/thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue-va-hai-quan-tai-campuchia-nhung-dieu-ban-can-biet

16/06/2023

Quyền tạm thời đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
- Những điều bạn cần biết?

Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới, một điểm đến an toàn và tiềm năng cho đổi mới sáng tạo và đầu tư nhờ lợi thế về vị trí chiến lược, vận chuyển, chi phí sản xuất hợp lý, nguồn nhân lực dồi dào và năng động cũng như các chính sách đầu tư thông thoáng. Dấu hiệu tích cực này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng đơn đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp (KDCN) tại Việt Nam trong những năm gần đây. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam là thiết lập các quy định về “quyền tạm thời” đối với sáng chế và KDCN. Quyền tạm thời có thể mang lại cho chủ đơn sáng chế hoặc KDCN những lợi ích đáng kể ngay cả trước khi đơn đăng ký của họ được thẩm định nội dung và cấp bằng độc quyền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu quyền tạm thời là gì, cách thức hoạt động, một số yêu cầu và giới hạn đối với quyền tạm thời, những điều chủ sở hữu bằng sáng chế và KDCN cần biết để tối đa hóa lợi ích, cũng như phòng tránh rủi ro pháp lý khi sử dụng các quyền đó tại Việt Nam.

Quyền tạm thời đối với bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp: Là gì & tại sao

Quyền tạm thời đối với bằng sáng chế và KDCN là một chế định pháp lý được thiết lập nhằm cung cấp một số biện pháp bảo vệ nhất định cho các chủ đơn sáng chế và KDCN trong khi họ đang chờ cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc KDCN cho mình. Quyền tạm thời cung cấp cho chủ đơn một công cụ pháp lý để chống lại việc sử dụng trái phép sáng chế hoặc KDCN của họ trong giai đoạn chờ cấp bằng.

Xem thêm tại: https://kenfoxlaw.com/vi/quyen-tam-thoi-doi-voi-sang-che-va-kieu-dang-cong-nghiep-tai-viet-nam-nhung-dieu-ban-can-biet

Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam: Những Điều Bạn Cần Biết - KENFOX IP & Law Office 05/06/2023

Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam: Những Điều Bạn Cần Biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là một bước quan trọng đối với bất kỳ cá nhân và/hoặc tổ chức nào muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình và ngăn chặn việc người khác sử dụng nhãn hiệu trái phép. Tuy nhiên, quy trình đăng ký nhãn hiệu khá phức tạp và bao gồm nhiều bước và công đoạn khác nhau, do vậy, cần được tiến hành một cách thận trọng. Để đăng ký thành công nhãn hiệu tại Việt Nam, điều quan trọng là phải nắm rõ cách tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiêu, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để nộp đơn,và thuân thủ các bước cũng như thông lệ của quy trình thẩm định nhãn hiệu. Ngoài ra, cần phải biết cách phản hồi các công văn, thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống hiện nay, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi vị. Hiểu rõ ý nghĩa của phạm vi bảo hộ và phần loại trừ trong phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng rất quan trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu những khía cạnh quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để giúp bạn tự tin hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu và đảm bảo thương hiệu của bạn được bảo hộ tốt nhất.
Xem thêm tại:

Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam: Những Điều Bạn Cần Biết - KENFOX IP & Law Office Tải về Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là một bước quan trọng đối với bất kỳ cá nhân và/hoặc tổ chức nào muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình và ngăn chặn việc người khác sử dụng nhãn hiệu trái phép. Tuy nhiên, quy trình đăng ký n...

Ứng phó với cáo buộc xâm phạm sáng chế tại Việt Nam như thế nào? - KENFOX IP & Law Office 24/05/2023

Ứng phó với cáo buộc xâm phạm sáng chế tại Việt Nam như thế nào?
Khả năng bị cáo buộc xâm phạm sáng chế luôn là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Việc cáo buộc thuần túy cũng có thể gây hoang mang, lo lắng cho người bị cáo buộc vi phạm, những người có thể phải đối mặt với một loạt các hậu quả tiêu cực như bị tịch thu sản phẩm, kiện cáo, bồi thường thiệt hại hay sự tấn công của truyền thông. Để giảm thiểu những rủi ro này, bên bị cáo buộc vi phạm thường áp dụng nhiều hành động khác nhau, chẳng hạn như chấp nhận cáo buộc, ký vào thư cam kết, loại bỏ các sản phẩm vi phạm hoặc đàm phán để xin giấy phép chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Tuy nhiên, việc vội vàng chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (S*TT) sau khi bị cáo buộc vi phạm có thể dẫn đến rủi ro pháp lý lớn hơn. Bất kỳ ai, dù là nguyên đơn hay bị đơn, thì quyền và lợi ích của họ đều phải được bảo vệ miễn rằng các quyền ấy là chính đáng và hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, bị đơn hoặc cá nhân bị cáo buộc không hẳn đã là người vi phạm. Khi bị cáo buộc xâm phạm sáng chế, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh. Cần nhớ rằng, pháp luật về S*TT của Việt Nam trao cho chủ thể quyền sáng chế độc quyền khai thác, sử dụng sáng chế, tiến hành các hành động pháp lý chống lại các hành vi xâm phạm, nhưng không vì thế làm mất đi quyền tự bảo vệ, quyền được biện hộ của tổ chức, cá nhân bị cáo buộc. Bài viết này sẽ cung cấp một số khuyến nghị cho người bị cáo buộc xâm phạm sáng chế tại Việt Nam để họ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Xem thêm tại:

Ứng phó với cáo buộc xâm phạm sáng chế tại Việt Nam như thế nào? - KENFOX IP & Law Office Tải về Khả năng bị cáo buộc xâm phạm sáng chế luôn là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Việc cáo buộc thuần túy cũng có thể gây hoang mang, lo lắng cho người bị cáo buộc vi phạm, những người có thể phải đ....

Giám sát hải quan để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào – Những điều cần biết? - KENFOX IP & Law Office 19/05/2023

Giám sát hải quan để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào – Những điều cần biết?

Giám sát hải quan, còn được gọi là đăng ký hải quan hoặc theo dõi hải quan hoặc giám sát hải quan, là một thủ tục cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu cơ quan hải quan giám sát hàng nhập khẩu mang nhãn hiệu vi phạm hoặc giả mạo được nhập khẩu vào một quốc gia. Giám sát hải quan nhằm mục đích ngăn chặn hàng giả xâm nhập thị trường và bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Giám sát hải quan tại Lào có thể là một công cụ hiệu quả để chủ sở hữu nhãn hiệu phát hiện và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa có chứa nhãn hiệu giả mạo. Tuy nhiên, pháp luật Lào không quy định cụ thể về việc hàng hóa “xuất khẩu” vi phạm có bị cơ quan chức năng Lào áp dụng chế tài nào hay không.

Bằng cách ghi nhận nhãn hiệu đã đăng ký với Cục Hải quan Lào, chủ sở hữu có thể cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin về nhãn hiệu đã đăng ký của mình, giúp họ xác định và thu giữ hàng giả có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu.

Để đăng ký ghi nhận nhãn hiệu với Cục Hải quan Lào, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn đăng ký cùng với các tài liệu và lệ phí cần thiết. Đơn đăng ký phải chứa thông tin về nhãn hiệu, chẳng hạn như chủ sở hữu, số đăng ký và mô tả chi tiết về hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng.
Xem thêm tại:

Giám sát hải quan để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào – Những điều cần biết? - KENFOX IP & Law Office Tải về 1. Tổng quan Giám sát hải quan, còn được gọi là đăng ký hải quan hoặc theo dõi hải quan hoặc giám sát hải quan, là một thủ tục cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu cơ quan hải quan giám sát hàng nhập khẩu mang nhãn hiệu vi ph...

Tính liên quan của hàng hóa/dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam? - KENFOX IP & Law Office 12/05/2023

Tính liên quan của hàng hóa/dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ là một trong hai yếu tố tiên quyết (cùng với mẫu nhãn hiệu) trong việc xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Việt Nam. Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, việc xem xét các hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng có ý nghĩa quan trọng. Thông qua một trường hợp thực tế mà KENFOX IP & Law Office đã thành công trong việc đảo ngược thông báo từ chối đăng ký nhãn hiệu, bài viết này cung cấp cách hiểu về tính liên quan của hàng hóa/dịch vụ và tầm quan trọng của nó trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các yếu tố quyết định liệu hai hàng hóa hoặc dịch vụ có được coi là liên quan với nhau hay không và cách thức áp dụng các yếu tố này trong thực tế cũng sẽ được bàn luận chi tiết.

Bối cảnh

Nhiều nhãn hiệu xin đăng ký tại Việt Nam đã bị từ chối bảo hộ do bị cho là tương tự nhau xét về nhãn hiệu và hàng hóa/dịch vụ đi kèm. Mặc dù không quá phức tạp để xác định liệu nhãn hiệu nộp sau có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước hay không, nhưng việc phân tích tính tương tự của hàng hóa/dịch vụ đi kèm với các nhãn hiệu này đòi hỏi cách đánh giá cẩn trọng. Vì vậy, các luật sư nhãn hiệu có kinh nghiệm sẽ ưu tiên chứng minh tính liên quan của hàng hóa/dịch vụ mang các nhãn hiệu được xem xét để vượt qua các từ chối tạm thời đối với nhãn hiệu xin đăng ký mà thoạt đầu nhìn có vẻ khá tương tự với nhãn hiệu có trước. Để minh họa cho điều này, vui lòng xem vụ việc liên quan đến nhãn hiệu bị Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục S*T) từ chối với các chi tiết cụ thể dưới đây:

Xem thêm tại:

Tính liên quan của hàng hóa/dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam? - KENFOX IP & Law Office Tải về Bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ là một trong hai yếu tố tiên quyết (cùng với mẫu nhãn hiệu) trong việc xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Việt Nam. Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, việc xem xét các hàng...

Photos from Sở Hữu Trí Tuệ Kenfox's post 10/05/2023

Thành lập Văn phòng đại diện, đăng ký lưu hành thuốc và bảo hộ quyền S*TT tại Việt Nam: Chuyến thăm và làm việc của Công ty dược phẩm CSPC của Trung Quốc tại văn phòng KENFOX

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2023, chúng tôi, KENFOX IP & Law Office rất hân hạnh được đón tiếp Công ty TNHH xuất nhập khẩu dược phẩm CSPC (CSPC Pharmaceutical Imp. & Exp. Co., Ltd ) đến thăm và làm việc tại văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội để được tư vấn và thảo luận về việc thành lập văn phòng đại diện, đăng ký lưu hành thuốc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (S*TT) tại Việt Nam. CSPC là một công ty phát triển dược phẩm hàng đầu tại Trung Quốc với dây chuyền sản xuất hiện đại và đội ngũ R&D chuyên nghiệp trong các lĩnh vực từ nghiên cứu chế tạo thuốc đến phát triển lâm sàng cũng như bảo vệ quyền S*TT.

Công ty CSPC nhận thấy tiềm năng phát triển thị trường và đề cao việc xuất nhập khẩu sản phẩm dược phẩm gắn liền với bảo vệ quyền S*TT của họ tại Việt Nam. Trong buổi làm việc, đội ngũ của KENFOX đã cung cấp cho đại diện công ty CSPC bức tranh tổng quan về các yêu cầu pháp lý cũng như quy trình đối với việc đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Đây được cho là một trong các giấy tờ pháp lý quan trọng và cấp thiết để sản phẩm dược phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc có được Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam chưa bao giờ là dễ dàng, bởi lẽ pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ trong việc cấp phép lưu hành thuốc, đặc biệt là các loại thuốc nhập khẩu. Trong chuyến thăm và làm việc này, chúng tôi đã thảo luận về các chiến lược khác nhau để việc đăng ký lưu hành thuốc được thuận lợi, đúng pháp luật và bảo vệ được quyền S*TT. Ông Nguyễn Vũ Quân, luật sư S*TT của KENFOX IP & Law Office với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực S*TT cũng đã chia sẻ cho đại diện của Công ty CSPC những lưu ý quan trọng trước vấn đề pháp lý phức tạp và rào cản có thể xảy ra.

Xem thêm tại: https://kenfoxlaw.com/vi/thanh-lap-van-phong-dai-dien-dang-ky-luu-hanh-thuoc-va-bao-ho-quyen-shtt-tai-viet-nam-chuyen-tham-va-lam-viec-cua-cong-ty-duoc-pham-cspc-cua-trung-quoc-tai-van-phong-kenfox

Chiến lược sử dụng chứng cứ trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - KENFOX IP & Law Office 08/05/2023

Chiến lược sử dụng chứng cứ trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Nguyên tắc “nghĩa vụ chứng minh” là điều cần thiết đối với bất kỳ tranh chấp pháp lý nào và các vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (S*TT) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, các vụ việc gần đây ở Việt Nam cho thấy nguyên đơn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đáp ứng nguyên tắc này, đặc biệt là khi đưa ra bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu của họ.

Trong một số lượng lớn các vụ kiện về S*TT, yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn bị tòa án bác bỏ vì bằng chứng xác định thiệt hại bị xem là không hợp pháp. Điển hình, có vụ án, tòa án cấp sơ thẩm không công nhận tài liệu do nguyên đơn cung cấp là chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, trong khi ở cấp phúc thẩm, các tài liệu đó được coi là chứng cứ hợp pháp. Trong một vụ án khác, tài liệu do nguyên đơn cung cấp được xem là chứng cứ tại cấp sơ thẩm, nhưng ở cấp xét xử cao hơn, tài liệu đó bị xem là không có căn cứ.

Xem thêm:

Chiến lược sử dụng chứng cứ trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - KENFOX IP & Law Office Tải về Giới thiệu Nguyên tắc “nghĩa vụ chứng minh” là điều cần thiết đối với bất kỳ tranh chấp pháp lý nào và các vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (S*TT) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, các vụ việc gần đây ở Việt Nam ...

05/05/2023

Xử lý xâm phạm quyền S*TT bằng biện pháp hình sự tại Việt Nam: Những điều cần lưu ý

Hàng giả là một trong những ngành công nghiệp bất hợp pháp giúp sinh lợi nhanh chóng và đang diễn biến phức tạp về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ trên thế giới. Phương thức và thủ đoạn của những kẻ làm hàng giả ngày càng trở nên tinh vi, với các công nghệ hiện tiên tiến, hiện đại khiến cho hàng giả tràn lan, phổ biến trên thị trường và rất khó phân biệt với hàng thật. Ở Việt Nam, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo các chế tài hình sự, bao gồm cả những hành vi liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, các chế tài hình sự hiếm khi được áp dụng. Tuy nhiên, một vụ án hình sự gần đây liên quan đến xử lý hàng giả ghi nhận nỗ lực đáng khen ngợi của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra hiệu quả trong việc răn đe các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bối cảnh

Trước đó, ngày 26/12/2022, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đối với 02 cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại thôn Huỳnh Cung (Km số 2 Phan Trọng Tuệ) và Khu công nghiệp Lai Xá - Hà Nội. Trong quá trình kiểm tra, Đội quản lý thị trường số 14 đã phát hiện sản phẩm keo silicone Apollo có dấu hiệu giả mạo, bao gồm 250 chai silicone Apollo mã hàng A500 màu đen (Black) có dung tích 300ml/chai và 4.164 chai keo silicone Apollo các màu, với bao bì khác nhau.

Xem thêm tại: https://kenfoxlaw.com/vi/xu-ly-xam-pham-quyen-shtt-bang-bien-phap-hinh-su-tai-viet-nam-nhung-dieu-can-luu-y

Giám định sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam: Vai trò và số liệu thống kê của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ - KENFOX IP & Law Office 21/04/2023

Giám định sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam: Vai trò và số liệu thống kê của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ

Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (Viện KHS*TT) là cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện KHS*TT là cung cấp ý kiến và đánh giá chuyên môn liên quan đến các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đặc biệt, các ý kiến chuyên môn/giám định của Viện KHS*TT tập trung vào các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế mạch kín bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệ u, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

Là một tổ chức nghiên cứu chuyên ngành tại Việt Nam, Viện KHS*TT cung cấp ý kiến chuyên môn, kết luận giám định cho các bên liên quan như Cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam, chủ sở hữu quyền S*TT, và người bị cáo buộc vi phạm.

Tính đến tháng 4 năm 2023, Viện KHS*TT mới chỉ tiếp nhận yêu cầu giám định xâm phạm quyền S*TT liên quan đến 04 đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu và Chỉ dẫn địa lý.

KENFOX IP & Law Office cung cấp số liệu thống kê chi tiết về ý kiến chuyên môn/kết luận giám định S*TT của Viện KHS*TT theo bảng dưới đây. Số liệu này cho thấy tầm quan trọng của Viện KHS*TT trong việc thực thi quyền S*TT và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Bằng cách cung cấp hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ cho cả chủ sở hữu quyền S*TT và người bị cáo buộc vi phạm, Viện KHS*TT giúp cho việc thực thi quyền S*TT được thực hiện một cách công bằng và hiệu quả.
Xem thêm tại:

Giám định sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam: Vai trò và số liệu thống kê của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ - KENFOX IP & Law Office Tải về Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (Viện KHS*TT) là cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện KHS*TT là cung cấp ý kiến và đánh giá chuyên môn ...

Các hướng dẫn xử lý đơn đăng ký SHCN trong giai đoạn chuyển tiếp theo Luật S*TT sửa đổi năm 2022 - KENFOX IP & Law Office 17/04/2023

Các hướng dẫn xử lý đơn đăng ký SHCN trong giai đoạn chuyển tiếp theo Luật S*TT sửa đổi năm 2022

Đồng bộ hơn, toàn diện hơn, hệ thống hóa hơn là những ưu điểm được trông đợi và kỳ vọng khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 (“Luật S*TT sửa đổi 2022” hoặc “Luật S*TT hiện hành”) có hiệu lực từ 1/1/2023 với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung trải rộng các đối tượng Sở hữu trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, và quyền tác giả. Trên thực tế, sau khi sửa đổi luật ở Việt Nam, các văn bản dưới luật có liên quan như Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ ban ngành cần phải được sửa đổi hoặc thay thế tương ứng nhằm cung cấp đầy đủ các quy định và các hướng dẫn để thực hiện hiệu quả các sửa đổi của luật.
Trong khi đợi các văn bản dưới luật được sửa đổi và ban hành, để cung cấp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (“S*TT”) cách hiểu rõ ràng đối với các đơn và yêu cầu liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp, Cục S*TT Việt Nam đã ra Thông báo số 1029/TB-S*TT ngày 14/03/2023 hướng dẫn chi tiết việc xử lý các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp khi Luật S*TT sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. KENFOX IP & Law Office cung cấp các điểm quan trọng trong Thông báo số 1029/TB-S*TT dưới đây.
Xem thêm tại:

Các hướng dẫn xử lý đơn đăng ký SHCN trong giai đoạn chuyển tiếp theo Luật S*TT sửa đổi năm 2022 - KENFOX IP & Law Office Tải về Đồng bộ hơn, toàn diện hơn, hệ thống hóa hơn là những ưu điểm được trông đợi và kỳ vọng khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 (“Luật S*TT sửa đổi 2022” hoặc “Luật S*TT hiện ...

Tranh chấp về đồng sở hữu sáng chế: Phải làm gì? - KENFOX IP & Law Office 06/04/2023

Tranh chấp về đồng sở hữu sáng chế: Phải làm gì?

Sáng chế đồng sở hữu phát sinh khi hai hoặc nhiều bên cùng nhau tạo ra một sáng chế và thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo hộ sáng chế đó. Sẽ thế nào nếu một sáng chế được tạo ra bởi hai bên, nhưng chỉ một bên đứng tên là “tác giả sáng chế” kiêm “chủ sở hữu sáng chế”, còn bên kia chỉ đứng tên là “tác giả sáng chế”? Điều này có gây ra hậu quả pháp lý nào không? Tác giả sáng chế có thể làm gì trong trường hợp như vậy nếu tác giả sáng chế kia đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế mà chưa đạt được thỏa thuận về việc đồng sở hữu sáng chế? Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục S*TT) đã giải quyết một vụ việc liên quan đến “quyền nộp đơn đăng ký sáng chế” trong trường hợp đồng sở hữu sáng chế.

Bối cảnh

Mới đây, Cục S*TT đã đưa ra một quyết định có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về “quyền nộp đơn sáng chế” trong trường hợp một sáng chế được nhiều tác giả cùng nhau tạo ra. Tại Quyết định 3612w/QĐ-S*TT ban hành ngày 24/02/2023, Bằng độc quyền sáng chế số 21899 cho sáng chế “Nhà quay 360 độ trong bể nước và phương pháp thi công nhà quay 360 độ trong bể nước” đã bị hủy bỏ hiệu lực. Việc hủy bỏ hiệu lực được thực hiện theo yêu cầu của một tác giả cùng tạo ra sáng chế khi thấy rằng mình không được ghi nhận là người đồng sở hữu bằng sáng chế.

Xem thêm tại:

Tranh chấp về đồng sở hữu sáng chế: Phải làm gì? - KENFOX IP & Law Office Tải về Sáng chế đồng sở hữu phát sinh khi hai hoặc nhiều bên cùng nhau tạo ra một sáng chế và thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo hộ sáng chế đó. Sẽ thế nào nếu một sáng chế được tạo ra bởi hai bên, nhưng chỉ một bên đ....

Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh? - KENFOX IP & Law Office 03/04/2023

Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh?

Gần đây, trong một Báo cáo trước Quốc hội về các chiến thuật tố tụng nhãn hiệu, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa kỳ (USPTO) đã định nghĩa thuật ngữ “Trademark Bullying” hay “Trademark Trolling” (“Bắt nạt nhãn hiệu” hay “Quấy rối nhãn hiệu”) là hành vi gây phiền phức của “chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu của mình để quấy rối và đe dọa một doanh nghiệp khác vượt quá những gì luật pháp cho phép”. Bắt chước phương thức hoạt động của các thực thể đe dọa yêu cầu thực thi quyền sáng chế và những kẻ bắt nạt bản quyền, một số chủ sở hữu nhãn hiệu đã áp dụng cách thức tố tụng này. Nói tóm lại, những kẻ bắt nạt nhãn hiệu – cả doanh nghiệp lớn và nhỏ – đều đòi quyền lợi vượt quá phạm vi bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Đạo luật Lanham thông qua việc gửi các Thư Khuyến Cáo nhằm mục đích đe dọa.

Khi gửi Thư Khuyến Cáo, các thực thể trơ trẽn này thường diễn giải sai lệch Đạo luật Lanham thông qua việc không đánh giá khách quan toàn diện về nhãn hiệu của bên thứ ba liên quan đến hàng hóa và dịch vụ được mô tả của họ. Ngoài ra, những diễn giải không hợp lý này cũng có thể bao gồm việc phóng đại sai lệch sức mạnh nhãn hiệu của chủ sở hữu, hoặc phân tích sai lệch khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trên thị trường.

Xem thêm tại:

Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh? - KENFOX IP & Law Office Tải về Gần đây, trong một Báo cáo trước Quốc hội về các chiến thuật tố tụng nhãn hiệu, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa kỳ (USPTO) đã định nghĩa thuật ngữ “Trademark Bullying” hay “Trademark Trolling” (“Bắt nạt nhãn hiệu” ha...

Phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu tại Việt Nam dựa trên bằng chứng về sử dụng rộng rãi - Những lưu ý để giành thắng lợi trong các tranh chấp nhãn hiệu - KENFOX IP & Law Office 27/03/2023

Phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu tại Việt Nam dựa trên bằng chứng về sử dụng rộng rãi - Những lưu ý để giành thắng lợi trong các tranh chấp nhãn hiệu

Phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu được xem như biện pháp quan trọng cho chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (S*TT) của họ. Tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có quyền sử dụng các bằng chứng về việc sử dụng rộng rãi nhãn hiệu của họ để phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đăng ký của người khác. Thực tế cho thấy việc hiểu và nắm rõ cách Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục S*TT) đánh giá bằng chứng về việc sử dụng trước nhãn hiệu trong các vụ phản đối, hủy bỏ nhãn hiệu trên thực tế tại Việt Nam như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thiết lập các lập luận, chứng cứ thuyết phục để giành thắng lợi trong các tranh chấp nhãn hiệu tại Việt Nam.

Bối cảnh

Vụ việc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Đăng ký số 123570 cho nhãn hiệu “MAINETTI” thuộc nhóm 20 và 35 của Công ty TNHH Suntex (Suntex) sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về nguyên tắc nêu trên. Vụ việc liên quan đến đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu “MAINETTI” được đệ trình bởi Mainetti (UK) Limited. Theo đó, Mainetti (UK) Limited đã cung cấp tài liệu chứng minh rằng nhãn hiệu “MAINETTI” đã được công ty này sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trước ngày nộp đơn của Suntex (ngày 24/12/2007).

Xem thêm tại:

Phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu tại Việt Nam dựa trên bằng chứng về sử dụng rộng rãi - Những lưu ý để giành thắng lợi trong các tranh chấp nhãn hiệu - KENFOX IP & Law Office Tải về Phản đối và hủy bỏ nhãn hiệu được xem như biện pháp quan trọng cho chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (S*TT) của họ. Tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có quyền sử dụng các bằng chứng v.....

Want your practice to be the top-listed Law Practice in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Address

Nhà Số 6, Ngách 12/93 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hanoi
10000

Other Hanoi law practices (show all)
ASL LAW - Legal advice on Doing business in Vietnam, ASEAN and 22 countries ASL LAW - Legal advice on Doing business in Vietnam, ASEAN and 22 countries
12th Floor, 319 Tower, 63 Le Van Luong, Cau Giay
Hanoi, 100000

ASL Law, a full-service Vietnam law firm, includes Associates of Successful Lawyers from Vietnam and

Luật Nguyên Vũ Luật Nguyên Vũ
CT9 Định Công
Hanoi, 100000

Nói chuyện trường hợp của bạn chúng tôi có thể giúp bạn.

Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài Uy Tín - Chuyên Nghiệp Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài Uy Tín - Chuyên Nghiệp
63D/18 Định Công Thượng, Hoàng Mai
Hanoi, 100000

Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài Nhanh Gọn - Uy Tín - Chuyên Nghiệp trên toàn quốc.

Dịch vụ hành chính Công Phúc Dịch vụ hành chính Công Phúc
Số Nhà 23 Ngõ 9, Phố Vương Thừa Vũ, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân
Hanoi

Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện để giải quyết thủ tục hành chính

Luật sư về tranh chấp đất đai Quận Hai Bà Trưng Luật sư về tranh chấp đất đai Quận Hai Bà Trưng
344 Phố Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng
Hanoi, 100000

Luật sư về quy hoạch đất đai sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng https://zalo.me/0909279066

Luật sư tư vấn Luật miễn phí Luật sư tư vấn Luật miễn phí
299 Cầu Giấy
Hanoi, 100000

Công ty Luật The Light không ngừng nâng cao, phát triển đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý cả về c

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giá rẻ toàn quốc Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giá rẻ toàn quốc
Số 10 Hẻm 99 Ngách 50 Ngõ 310 Đường Nghi Tàm, Phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Hanoi, 100000

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giá rẻ toàn quốc. Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn trong 3 - 5 ngày

Công ty luật ThinkSmart - ThinkSmart Law Firm Công ty luật ThinkSmart - ThinkSmart Law Firm
Thành Công
Hanoi

Công ty luật ThinkSmart - Luật sư và Tư vấn pháp luật

Dịch Vụ BC Chuyên Nghiệp Dịch Vụ BC Chuyên Nghiệp
19 Lưu Quang Vũ
Hanoi

Công Ty Luật Mai Sơn - Hỗ Trợ Thu Hồi Tiền Vốn Bị Treo 19 Lưu Quang Vũ - Hà Nội - Việt Nam UY TÍN - TRÁCH NHIỆM - BẢO MẬT

KVI Legal KVI Legal
113 Phố Vọng
Hanoi, 100000

Với tinh thần Tận tâm - Chính trực - Chuyên nghiệp, KVI mang tới cho Quý khách hàn

LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI- Tư vấn, giải quyết tranh chấp LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI- Tư vấn, giải quyết tranh chấp
Tầng 15 Tòa Nhà đa Năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy
Hanoi, 100000

Fanpage này được Công ty Luật HTC Việt Nam (Đoàn Ls Tp Hà Nội) lập để tư vấn pháp luật đất đai cho mọi người. Tùy theo vấn đề được hỏi để tính phí hoặc miễn phí.

Luật sư về tranh chấp đất đai Quận Ba Đình TP. Hà Nội Luật sư về tranh chấp đất đai Quận Ba Đình TP. Hà Nội
285 Phố Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình
Hanoi, 100000

Luật sư về quy hoạch đất đai sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng https://zalo.me/0909279066