HTsoft - Phần mềm quản lý bán hàng thông minh, chuyên nghiệp và hiệu quả

HTsoft - Phần mềm quản lý bán hàng thông minh, chuyên nghiệp và hiệu quả

HTsoft cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, tư vấn về giải pháp quản tr

HTsoft cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, tư vấn về giải pháp quản trị doanh nghiệp.

18/05/2023

👉Bài học kinh doanh từ câu chuyện bán chuối của người Do Thái
Người Do Thái có một câu chuyện bán chuối như thế này…

Nhân vật chính trong câu chuyện bán chuối nổi tiếng của người Do Thái là Yamer – nhân viên bán hàng ở một cửa hàng hoa quả. Vì rất nghiêm túc trong công việc và thông minh nhanh nhẹn nên anh được ông chủ yêu quý, vừa vào làm không lâu đã được làm quản lý.

Nhờ những phương pháp tiếp thị tuyệt vời, thường xuyên phát triển nhiều hoạt động ưu đãi khác nhau để thu hút khách hàng, nên dưới sự quản lý của Yamer, công việc kinh doanh của cửa hàng trái cây ngày càng phát đạt, tiếng tăm lan rộng, những người dân lân cận trở thành khách hàng thường xuyên.

Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi cửa hàng kinh doanh trái cây đang rất phát triển, một nhân viên vì bất cẩn nên đã để xảy ra hỏa hoạn tại kho chứa trái cây. Ngọn lửa thiêu rụi nhiều hàng hóa, nhờ cứu hỏa kịp thời nên 15 thùng chuối trong kho hàng mới được giữ lại.

Tuy nhiên, do bị lửa hun nên vỏ các quả chuối thành ra có nhiều vết đen nhỏ trông rất xấu xí. Yamer không còn cách nào khác là bán chuối với giá thấp hơn so với giá ban đầu.

Giá ban đầu 5$/0,5kg chuối đã giảm xuống còn 3$, nhưng khi nhìn thấy quả chuối, khách hàng không hề muốn mua. Thấy vậy, Yamer tiếp tục giảm giá, nhưng vẫn không có ai chịu mua.

Để bán được chuối càng sớm càng tốt, Yamer nghĩ ra phương pháp khác, nhận thấy chuối có mùi vị bình thường ngoại trừ phần vỏ xấu xí, nên anh quyết định cắt chuối thành từng miếng, cho vào các khay cùng nhiều loại trái cây khác và bán theo khay.

Dần dần, một số khách hàng cũng để ý tới, một vài hộp chuối cũng đã được bán thành công. Nhưng đáng tiếc là doanh số vẫn không đủ, Yamer cảm thấy tốc độ bán chuối có thể không theo kịp tốc độ chuối hư hỏng.

Trong lúc cấp bách, Yamer nghĩ ra một kế hoạch khác, anh nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu nướng chuối bởi vì sau khi chuối được nướng lên, mọi người sẽ chỉ tập trung vào việc chuối nướng có ngon hay không, không còn để ý tới vỏ chuối xấu xí nữa. Yamer ngay lập tức bắt tay vào làm.

Bằng cách này, trong mùa đông khắc nghiệt, mặt hàng chuối nướng của Yamer đã thu hút rất nhiều khách và ai cũng thấy nó rất ngon, giá chuối nướng cũng từ từ tăng lên 6$ so với giá ban đầu là 1$ một miếng. Sau cùng, Yamer đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ món chuối nướng.

Vậy bài học kinh doanh rút ra từ câu chuyện bán chuối này của người Do Thái là gì?
👏Dám đổi mới, phá bỏ tư duy cố hữu
Đa số chúng ta quen dùng tư duy cố hữu để nhìn nhận và giải quyết vấn đề, ngay cả khi gặp vấn đề không giải quyết được, chúng ta thường không chịu học cách linh hoạt, không thể phá vỡ những suy nghĩ vốn có.

“Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”, nếu con đường này không dễ đi, hãy chọn một con đường khác. Đừng giới hạn suy nghĩ của bạn.
Thực tế, chìa khóa để trở nên giàu có không phải là chăm chỉ mà là sự linh hoạt của bộ não.

Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên giàu có, phải dám đổi mới và cố gắng phá bỏ lối suy nghĩ cố hữu, học cách linh hoạt trong ý tưởng, chỉ có như vậy bạn mới có thể đặt ra được nền móng cho thành công.

👏Chuyển bị động thành chủ động
Trong quá trình theo đuổi sự giàu có, vô thức, nhiều người sẽ chọn cách trốn tránh khi gặp trở ngại, khó khăn, hoặc thụ động chờ đợi cơ hội xuất hiện. Tuy nhiên, làm thế nào để chắc chắn rằng đó có phải là cơ hội hay không?

Cơ hội thường dành cho những người chuẩn bị sẵn sàng, nếu bạn muốn kiếm tiền, thay vì thụ động chờ đợi thì tốt hơn nên chủ động. Chỉ bằng cách đá phăng sự thụ động, biến cơ hội kinh doanh và khách hàng thành thứ mà bạn có thể chủ động, bạn mới có thể kiếm tiền hiệu quả hơn.

🍀Vì vậy, học cách biến bị động thành chủ động, biến bất lợi thành lợi thế là một tư duy có lợi đáng để học hỏi.
Hãy học hỏi người Do Thái: dám đổi mới, phá bỏ lối suy nghĩ cố hữu, biết cách chuyển bị động thành chủ động, tự tạo cơ hội làm giàu phù hợp với mình và cuối cùng bạn sẽ gặt hái được thành quả.
------
Nguồn: ST

11/11/2022

NHỮNG CHIÊU MARKETING BẬC THẦY TỪ CHIẾC BÁNH PIZZA
Những người thợ làm bánh đã sử dụng những chiêu thức rất khéo léo, đầy sáng tạo để Pizza trở thành món ăn được yêu thích trên cả thế giới. Ngày nay, những “m.á.nh kh.ó.e” đó được gọi là những chiêu marketing bậc thầy.
1. MARKETING TỐT LÀ PHẢI CÓ CÂU CHUYỆN HAY
Sử dụng người nổi tiếng là một trong những phương thức marketing khá phổ biến hiện nay. Nhưng ngay từ thế kỷ 19, lịch sử bánh pizza đã cho thấy cách sử dụng người nổi tiếng một cách khôn ngoan.
Ban đầu, pizza là món ăn bình dân và giới quý tộc hầu như không biết gì về món ăn này. Tuy nhiên, nhận thức đó thay đổi sau một sự kiện. Năm 1889, Hoàng hậu Margherita đến thăm Naples. Người thợ bánh Raffaele Esposito đã dâng lên cho bà một chiếc bánh pizza.
Sau khi thưởng thức, Hoàng hậu vô cùng thích thú. Raffaele Esposito đã có một quyết định khôn ngoan, đặt tên loại bánh pizza đó theo tên của hoàng hậu, đó là Pizza Margherita, loại bánh pizza đầu tiên có tên riêng. Pizza đã chính thức trở thành món ăn của cả giới thượng lưu.
Chưa dừng lại đó, Raffaele còn đưa ý nghĩa văn hóa vào khi giải thích ba nguyên liệu chính Sốt cà chua, Phô mai mozzarella và Lá thơm basil với ba màu đỏ, trắng, xanh chính là 3 màu tượng trưng cho màu cờ nước Ý.
Marketing guru danh tiếng Jack Trout nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những cuốn sách của mình: “Chiến dịch marketing tốt cần phải gắn với những câu chuyện hay”. Và người thợ làm bánh Raffaele Esposito rõ ràng là một marketer tài hoa.
2. LÀ NGƯỜI Đ.Ầ.U TIÊN TRONG TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG
Cuốn sách “22 quy luật marketing bất biến” của Al Ries và Jack Trout dĩ nhiên còn có nhiều điểm khiến giới marketing tr.a.nh c.ã.i, tuy nhiên, một trong những quy luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh doanh hiện đại, đó là quy luật số 2: “Là kẻ đ.ầ.u tiên trong tâm trí khách hàng tốt hơn là kẻ đ.ầ.u tiên trên thị trường”.
Minh chứng: Người đầu tiên thực sự tìm ra châu Mỹ là Chritopher Columbus. Nhưng trong tâm trí người dân khi đó, người tìm ra châu Mỹ “thực sự” là Amerigo Vespucci. Kết quả: Châu Mỹ - America được đặt theo tên của Amerigo còn Columbus ch*t trong ngh.è.o khó và t..ù t.ộ.i.
Đầu thế kỷ 20, làn sóng di dân của người Ý đến Mỹ ngày càng đông. Món pizza của Ý cũng từ đó được đưa đến Mỹ. Lịch sử ghi danh Gennaro Lombardi, người sau này được mệnh danh là người mang pizza đến Mỹ.
Trên thực tế có nhiều người đã mở của hàng pizza trước cả Lombardi, tuy nhiên, Lombardi là cửa hàng pizza đầu tiên được chính quyền Mỹ cấp phép. Từ đó, ông thỏa sức qu..ả.ng c..á.o cho sự “đ.ầ.u tiên” của mình và được người tiêu dùng ghi nhận. Tên tuổi của Lombardi từ đó đã gắn mãi với lịch sử bánh pizza và ngày nay, quán pizza đầu tiên của Lombardi’s vẫn hoạt động ở New York.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến một chiến dịch marketing đặc biệt của Sony Walkman khi người ta tò mò cao độ bởi hàng loạt thanh niên đi trên phố với đôi t.a.i nghe nhỏ bé cắm vào t.a.i gật gù theo tiếng nhạc. Người nọ truyền tại người kia và tạo thành một chiến dịch viral marketing thành công bậc nhất.
Tuy nhiên trước đó, một thợ làm bánh pizza đã thực hiện một chiến lược gần như y hệt với hiệu ứng không kém, đó là Patsy Lancieri. Trước đó, pizza là món ăn tại chỗ, mọi người đến ăn với d..a.o, nĩa và hầu như chỉ thu gọn trong giới di dân Ý nhỏ hẹp. Patsy muốn mở rộng nhận thức của mọi người về món bánh pizza.
Ông nảy ra ý tưởng c.ắ.t bánh pizza thành từng miếng nhỏ, để người tiêu dùng vừa đi vừa ăn và bán như một món ăn mang đi - take away. Patsy cho rằng việc những người khác nhìn thấy một người vừa đi đường vừa ăn nhồm nhoàm những miếng bánh pizza sẽ tạo thành hiệu ứng tò mò về món ăn này. Kết quả đúng như Patsy dự đoán và đưa thương hiệu Pizzaria Patsy’s trở nên nổi tiếng.
3. THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN
Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, một sản phẩm không có sự cải tiến sẽ sớm l.ụ.i t.à.n. Và những chiến dịch marketing dựa trên những sản phẩm thiếu cải tiến sẽ khó có được thành công bền vững. Món pizza đã liên tục trải qua những thử nghiệm và cải tiến để tạo nên những hương vị mới lạ, cách làm mới lạ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Vùng đất New Haven là nơi một thương hiệu pizza nữa được tạo lập dựa trên một câu chuyện đ.ộ.c đáo. Frank Pepe là thợ làm bánh pizza nhưng bị d.ị ứ.ng với 2 nguyên liệu chính yếu làm thành món pizza truyền thống là Cà chua và Phô mai Moza. Đó là lý do ông đã bỏ hẳn 2 nguyên liệu này khỏi những món ăn ông làm và cho vào chiếc bánh pizza của ông những nguyên liệu hoàn toàn mới mẻ như sò huyết, tỏi, phô mai làm từ sữa cừu bào mảnh.
Những chiếc pizza của Frank Pepe được khách hàng vô cùng yêu thích và ông đã nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng của mình. Còn bản thân ông thì được ví như một Beethoveen (đ.i.ế.c mà vẫn viết nhạc) trong lĩnh vực pizza.
Ngày nay, những ngôi sao đ.ầ.u bếp như Ed LaDou đã cải tiến vào đưa vào bánh pizza những nguyên liệu không tưởng như trứng cá tầm hay gan ngỗng để tạo thành những chiếc bánh pizza đ.ắt nhất thế giới.
4. MỞ RỘNG KÊNH PHÂN PHỐI
Nhận thấy món pizza ngày càng được người dân Mỹ ưa chuộng, năm 1958, hai chàng sinh viên trường đại học Wichita là Frank và Dan Carney mở một cửa hàng pizza. Họ không có kinh nghiệm làm nhà hàng, chưa học làm bánh pizza và chỉ khởi nghiệp với 600 đô la v.a.y mượn.
Với quyết tâm kinh doanh cùng một tư duy tươi mới hoàn toàn, họ đã tạo ra bước ngoặt khiến lịch sử pizza thay đổi mãi mãi. Dan Carney kể lại: “Sau khi đề trên biển chữ pizza, tôi thấy chỉ còn lại chỗ trống đủ cho 3 chữ và tôi quyết định lấy cái tên Hut viết nốt vào chỗ trống mặc cho những người khác ngăn cản”.
Sau khi cửa hàng đ.ầ.u tiên thành công, Pizza Hut phát triển vũ bão. Với tiềm lực t.à.i ch.í.nh và tầm nhìn của người điều hành, Pizza Hut đã liên tục mở rộng các địa điểm b.á.n l.ẻ của mình và kích thích nhu cầu đối với món pizza qua những chiến dịch qu.ả.ng c.á.o TV rầm rộ. Khi công cụ nhượng quyền kinh doanh ra đời và được McDonald’s áp dụng rất thành công, Pizza Hut cũng lập tức sử dụng công cụ franchise để làm đòn bẩy và mở rộng đế chế của mình.
Ngày nay, Pizza Hut đã mở rộng ra tới gần 13.000 cửa tại hơn 100 quốc gia và là thương hiệu chuỗi của hàng pizza lớn nhất thế giới.
5. TÌM LỐI ĐI RIÊNG
“Hãy tìm ra lãnh địa mà bạn có thể trở thành người dẫn đầu”, đó là cách thức Tom Monaghan đối đ.ầ.u với Pizza Hut và tạo nên thương hiệu Domino’s. Năm 1960, Tom Monaghan m.u.a lại quán pizza có tên DomiNick's với 500 USD tiền mặt và 900 USD làm vốn lưu động.
Năm 1965, Tom Monaghan mua thêm 2 cửa hàng pizza nữa và muốn cả ba quán của mình có chung một thương hiệu. Tuy nhiên, chủ cũ của quán không cho Tom sử dụng cái tên DomiNick’s. Tom Monaghan sau đó đã quyết định đổi tên thành Domino, thiết kế logo mới như hình một viên xúc xắc và đó là khởi đ.ầ.u của một đế chế pizza mới mẻ.
Nhận thấy mình không đủ khả năng để mở rộng chuỗi cửa hàng như Pizza Hut, Tom đã chọn cho mình một hướng đi khôn ngoan. Ông phát hiện phần lớn các quán pizza tại Mỹ khi đó qu..ả.ng c..á.o rằng mình vừa có chỗ ngồi ăn tại quán và vừa có dịch vụ giao tận nhà, chứng tỏ nhu cầu gọi bánh giao tận nhà rất cao.
Tom Monaghan đã nhanh chóng xây dựng những cửa hàng mới gần các KTX đại học, đông sinh viên. Đó là những đối tượng rất thích gọi bánh về nhà ăn. Đồng thời, Tom đã giới thiệu tới các khách hàng rằng Domino’s là thương hiệu chuyên giao tận nhà.
Tuy nhiên, chiến lược tốt không biến chuyển thành thắng lợi sau một đêm. Ban đ.ầ.u, Tom Monaghan đã phải đối diện với khoản n.ợ lên tới hàng triệu đô la, vướng vào những cuộc k.iệ.n t.ụ.ng liên miên do mải mê mở rộng đế chế của mình nhằm phục vụ cho dịch vụ giao đến tận nhà.
Điểm đột ph.á của Domino’s là đã có một qu.ả.ng c.á.o được cho là thành công bậc nhất trong lịch sử marketing ẩm thực hiện đại. Đó là chương trình: “30 phút hoặc miễn phí - 30 minutes or free”. Bằng cách đó, Domino’s cam kết giao bánh đến cho khách hàng trong vòng 30 phút hoặc khách hàng có thể tận hưởng bánh hoàn toàn miễn phí.
Chiến dịch đầy rủi ro này đã thành công rực rỡ và đưa tên tuổi của Domino’s gắn chặt vào trong tâm trí người tiêu dùng. Và cho dù sau này chiến dịch bị c..ấ.m do quá nhiều TNGT xảy đến với người giao bánh của Domino’s nhưng “30 phút hoặc miễn phí” vẫn là chiến dịch gắn chặt với thương hiệu Domino’s.
Giờ đây, Domino’s đã trở thành thương hiệu chuỗi pizza lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau ông lớn Pizza Hut.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

10/11/2022

VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM - CÁCH ĐỂ KÉO DÀI VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
(Học kinh doanh “bền” theo mì Hảo Hảo)
Product Life Cycle – Vòng đời sản phẩm là một khái niệm vô cùng quan trọng trong Marketing. Thuật ngữ này miêu tả quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ thời điểm mới thai nghén ý tưởng cho tới khi nó rời khỏi kệ hàng. Và không phải sản phẩm nào cũng đi đến giai đoạn lụi tàn cuối cùng.
Hiểu đơn giản là một quy trình mà doanh nghiệp quản lý sản phẩm của họ, từ thời điểm sản phẩm ra đời, cho tới khi nó bị đào thải khỏi thị trường.
VÒNG ĐỜI CỦA MỘT SẢN PHẨM BAO GỒM 4 GIAI ĐOẠN CHÍNH:
- Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển, đã đến lúc doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu.
+ Giá thành sản phẩm: Vì phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm), giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.
+ Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu, nhưng số tiền thu về chưa đủ bù chi phí bỏ ra ban đầu.
Về cơ bản, doanh nghiệp phải chịu lỗ trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển (Growth Stage)
Sau giai đoạn ban đầu, khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm. Lượng doanh thu vì thế bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh vào sản phẩm, dù chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn 2.
+ Giá thành sản phẩm: Nhờ và việc sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể so với giai đoạn mới tung ra thị trường.
+ Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Doanh nghiệp bắt đầu hòa vốn và thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên.
+ Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh dần xuất hiện.
Trong giai đoạn này, sản phẩm đem lại cho doanh nghiệp lượng doanh thu lớn. Vì vậy, công ty bắt đầu hòa vốn và thu lợi nhuận từ chính sản phẩm.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn “trưởng thành” (Maturity Stage)
Sản phẩm đã trải qua giai đoạn phát triển nóng nhất. Giờ nó đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.
+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương đương với giai đoạn trước.
+ Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại giảm so với giai đoạn trước.
+ Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt đầu tăng dần. Doanh nghiệp đã nghĩ đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để nâng cao vị thế cạnh tranh.
Tổng thể, đây là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm. Tăng trưởng dù không quá nóng, nhưng vẫn đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu lớn từ sản phẩm. Nhưng sự cạnh tranh ngày một gay gắt, doanh nghiệp cần có phương án phòng thủ nhất định.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn thoái trào (Decline Stage)
Đây là giai đoạn cuối của sản phẩm, trước khi nó chính thức rời hẳn kệ hàng.
+ Chi phí đầu tư: Để duy trì sức nóng, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
+ Doanh thu: Doanh thu sản phẩm giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.
+ Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ đạt ở mức cao nhất. Thị trường đạt đến mức bão hòa.
Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có chiến lược sáng suốt nhằm vực dậy sản phẩm, một là sản phẩm sẽ chết, hai là sản phẩm sẽ sống vật vờ chờ đợi một tương lai không rõ ràng ở phía trước.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược quảng bá đúng đắn, rất có thể, một vòng đời mới của sản phẩm lại bắt đầu.
LÀM SAO ĐỂ XÁC ĐỊNH VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM ĐANG NẰM Ở ĐÂU?
Phương thức để xác định Product Life Cycle hiện tại khá đơn giản. Bạn có thể dựa trên một số những yếu tố như:
- Yếu tố nội tại
Doanh nghiệp cần thu thập những thông tin định lượng, bao gồm: chi phí đầu tư, mức độ tăng trưởng, doanh số bán hàng và giá thành sản phẩm.
- Yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài rõ ràng nhất để xác định giai đoạn hiện tại của một sản phẩm, đó chính là đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần xác định xem trên thị trường hiện tại có bao nhiêu đối thủ đang trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm của bạn. Họ có đang phát triển các sản phẩm có tính năng giống hệt “đứa con cưng” của bạn hay không?
Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng đóng góp một phần không nhỏ. Liệu thị trường bạn đang tiếp cận liệu có bão hòa? Số lượng khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bạn có nhiều hay không? Bạn có cần giảm giá sản phẩm để kích cầu?
VÀ 5 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ KÉO DÀI PRODUCT LIFE CYCLE:
Để có được một sản phẩm thành công, doanh nghiệp cần biết cách kéo dài giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của sản phẩm, cũng như đẩy lùi giai đoạn thoái trào.
Vậy làm thế nào để kéo dài vòng đời sản phẩm? Có 5 giải pháp hữu hiệu dành cho bạn:
1. Quảng cáo và truyền thông
Cách làm đơn giản nhất để kéo dài Product Life Cycle, đó chính là quảng cáo và truyền thông.
Cách làm này vừa thu hút lượng khách hàng tiềm năng mới, lại là một phương thức hiệu quả để remarketing tới đối tượng khách hàng cũ.
Đây là cách làm thường thấy của các hãng phim lớn khi bộ phim của họ bước tới cuối giai đoạn trưởng thành, đầu giai đoạn thoái trào.
Một hai bài post trên mạng xã hội nhắc người xem hôm nay là ngày kỷ niệm bộ phim ra mắt đầu tiên ngoài rạp chiếu phim, post lên YouTube một vài trích đoạn nổi bật của bộ phim là một trong những cách quảng bá đặc trưng.
2. Giảm giá sản phẩm
Nếu cách marketing truyền thông lại sản phẩm không hiệu quả? Đã đến lúc doanh nghiệp nghĩ tới việc giảm giá cho sản phẩm để kích cầu.
Chúng ta thường thấy phương thức này ở các hãng sản xuất điện thoại lớn, mỗi khi sản phẩm của họ lỗi mốt, hoặc đã trải qua thời kỳ tăng trưởng doanh thu nóng nhất.
Đặc thù của ngành này là các sản phẩm có vòng đời tương đối ngắn, nên ta có thể dễ dàng bắt gặp chiến thuật này ở bất kỳ sản phẩm nào của Apple hay Samsung.
3. Thêm tính năng mới
Đây cũng là một giải pháp khác để kéo dài Product Life Cycle.
Kiểu như sản phẩm sữa A nay đã “bổ sung thêm Canxi, thêm dưỡng chất, thêm bổ dưỡng” chẳng hạn.
Khách hàng khi nhận thấy sản phẩm trước đây mình từng sử dụng có bổ sung thêm tính năng mới bên cạnh những tính năng họ từng rất yêu thích, có thể sẽ cân nhắc việc mua trở lại sản phẩm.
Những sản phẩm hay áp dụng phương thức này bao gồm: các loại sản phẩm thuộc ngành FMCG (mặt hàng tiêu dùng nhanh) hay smartphone (kiểu iPhone 6 với iPhone 6s).
4. Tìm kiếm thị trường mới
Khi thị trường cũ đã bão hòa, đã đến lúc sản phẩm của bạn nên tiếp cận thị trường mới tiềm năng hơn.
Ví dụ:
Thị trường thuê bao di động tại Việt Nam đã bão hòa với “khoảng 51,1 triệu thuê bao tính tới tháng 6/2019” (theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông), các hãng viễn thông lớn như Viettel hay Mobifone bắt đầu tìm kiếm thị trường mới nhiều cơ hội hơn, như Myanmar hay Cambodia để duy trì mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, và mở ra vòng đời sản phẩm mới.
5. Bao bì sản phẩm mới
Khi khách hàng đã quá quen thuộc với bao bì cũ, họ bắt đầu cảm thấy chán và không muốn mua sản phẩm đó nữa.
Một cách làm hay để kích cầu, đó là thổi một “làn gió mới” vào sản phẩm cũ: Bình mới rượu cũ. Doanh nghiệp bạn chỉ cần bỏ một khoản chi phí cho hoạt động thiết kế bao bì và quảng bá truyền thông. Hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều việc phải phát triển lại từ đầu một dòng sản phẩm hoàn toàn mới.
VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM CỦA MÌ HẢO HẢO
Mì Hảo Hảo là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mì ăn liền hàng đầu Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Acecook. Tính đến năm 2018, sản phẩm tự hào là một trong những thương hiệu mì bán chạy tại Việt Nam trong 18 năm.
Ra mắt đầu những năm 2000, Hảo Hảo thâm nhập thị trường mì ăn liền đầy tiềm năng tại Việt Nam. Hãng đã có những bước nghiên cứu thị trường thận trọng.
Thời điểm đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng các thương hiệu mì truyền thống, giá rẻ, như mỳ Miliket, mì Vifon, mì bán theo cân,… Tuy vậy, bao bì của những thương hiệu mỳ này lại chưa bắt mắt, , mẫu mã chưa đa dạng.
Đó là lúc Acecook tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm Hảo Hảo với bao bì bắt mắt, nhiều hương vị mới lạ (như lẩu Thái, tôm chua cay, mì gà,…), ngon miệng và an toàn, tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản.
- Giai đoạn 1: Tung ra thị trường
Đây là thời điểm Hảo Hảo triển khai chiến dịch quảng bá truyền thông mạnh mẽ nhất. Dày đặc các chiến dịch quảng cáo mì Hảo Hảo tôm chua cay, mì Hảo Hảo lẩu Thái xuất hiện trên kênh sóng VTV3 hay HTV7.
Spot quảng cáo với sự xuất hiện của các danh hài nổi tiếng thời đó đã ngay lập tức chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
Ngoài ra, để đảm bảo đáp ứng lượng cầu khổng lồ từ người tiêu dùng, trong năm 2003, Acecook tiến hành hoàn thiện hệ thống nhà máy sản xuất mì từ Hưng Yên đến TP. HCM.
- Giai đoạn 2: Tăng trưởng mạnh mẽ
Đến giai đoạn này, mì Hảo Hảo bắt đầu chiếm dần thị phần mì ăn liền tại Việt Nam. Hãng vẫn tiếp tục các chương trình truyền thông của mình để duy trì tốc độ tăng trưởng, gồm: tham gia tài trợ một số chương trình truyền hình lớn, tiếp tục mua spot quảng cáo trên VTV3 hoặc HTV7 để tối đa hóa lượng khách hàng mới,…
- Giai đoạn 3: Phát triển bền vững
Tới khoảng năm 2005 trở đi, mì Hảo Hảo chính thức chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm cũng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bền vững trong chu kỳ sống của mình.
Hãng bắt đầu giảm ngân sách truyền thông, tập trung quảng bá khía cạnh chiều sâu (như nhấn mạnh yếu tố đã phục vụ hơn 2 tỷ lượt bữa ăn tại Việt Nam, là mì chiếm thị phần số 1 nhiều năm liền,…).
Tuy vậy, hãng cũng bắt đầu gặp phải nhiều thách thức, như thương hiệu mì Omachi của Masan ra đời (với câu slogan nổi tiếng: Rất ngon mà không sợ nóng), hay các hãng mì cùng phân khúc cạnh tranh trực tiếp như mì Gấu đỏ, mì Cung đình,…
- Giai đoạn 4: Cải tiến để kéo dài Product Life Cycle
Nhận thấy thị trường mì ăn liền Việt Nam có dấu hiệu bão hòa với quá nhiều thương hiệu khác nhau, Acecook quyết định cải tiến sản phẩm của mình.
Đầu tiên là sự ra mắt của dòng sản phẩm Handy Hảo Hảo dưới dạng cốc nhựa tiện dụng (ra mắt song song với mì gói truyền thống). Đồng hành cùng sản phẩm là việc lựa chọn 2 KOL hết sức nổi tiếng thời điểm này là Hoài Linh và Tóc Tiên.
Đồng thời, Acecook cũng tính đến phương án thay thế bằng các sản phẩm khác Hảo Hảo, như việc cho ra mắt mì phở Đệ nhất, các loại mì ăn liền khác như hủ tiếu, bún bò,…
Những cải tiến và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đã giúp mì Hảo Hảo tiếp tục duy trì thị phần số 1 của mình trên thị trường.
Việc duy trì vòng đời sản phẩm là một việc làm không đơn giản. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng nhiều kỹ năng, thấu hiểu kỹ lưỡng yếu tố nội tại và bên ngoài thị trường để có những nước đi đúng đắn nhất.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đem lại cho bạn những hình dung rõ hơn về khái niệm Product Life Cycle, và những phương cách giúp đánh giá và kéo dài vòng đời của một sản phẩm.

10/11/2022

Các tool mình giới thiệu dưới đây có thể chưa phải tool mạnh mẽ nhất, nhưng đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: không mất phí, không cần biết code, không phải cài cắm. => Nôm na là phù hợp cho người mới nhập môn.
1. NHÓM FB MARKETING:
• Tool tìm FB bằng SĐT, lấy SĐT từ UID: có nhiều tool giúp làm việc này. Tool miễn phí thì mình dùng vltoolkit https://vltoolkit.com vì ưu điểm nhanh, dễ sử dụng mà không cần đăng nhập.
Tỷ lệ quét được ra FB / SĐT là khoảng 80%. Lưu ý: hiện FB đang thắt chặt 1 số tính năng liên quan đến quét UID trang cá nhân, nên để lấy UID thì cần thủ thuật 1 chút (nói bên dưới)
• Tool tìm UID: tool miễn phí tìm UID trước mình hay dùng https://findmyfbid.com/ . Hiện do FB tăng cường bảo mật, tool này chủ yếu chỉ quét được UID của fanpage.
Còn để quét UID của trang FB cá nhân thì có 1 cách thủ công như sau: mở trang FB cá nhân cần quét > Ctrl + U (View Page Source) > Ctrl + F (tìm kiếm) > Tìm cụm từ “profile_id” > Dãy số ở sau profile_id chính là UID của trang FB cá nhân.
• Chatbot:
Ahachat: https://ahachat.com/
Sau khi thử nghiệm gần chục loại chatbot trên thị trường, từ nước ngoài đến trong nước, mình thấy con Ahachat đáp ứng các tiêu chí ngon, bổ, rẻ.
Đặc biệt, bản miễn phí của Ahachat thừa sức đáp ứng các nhu cầu cơ bản: tự động ẩn comment tiêu cực, comment SĐT, trả lời inbox tự động, trả lời comment tự động, tự động inbox…
2. NHÓM CÔNG CỤ PHÂN TÍCH:
• Công cụ phân tích khách hàng tiềm năng:
FB Audience Insights: https://www.FB.com/ads/audience-insights
Công cụ cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn chân dung khách hàng tiềm năng trên FB (sở thích, độ tuổi, giới tính, thiết bị, vị trí địa lý,...).
Bạn cũng có thể sử dụng FB Audience Insights để nghiên cứu các danh mục và trang mà đối tượng nhắm đến thích, từ đó tìm hiểu chiến lược nội dung / tiếp cận khách hàng của đối thủ.
• Công cụ theo dõi quảng cáo của đối thủ:
FB Ads Library: https://www.FB.com/ads/library
Công cụ cực hay của FB cho phép bạn theo dõi các quảng cáo đang chạy của đối thủ, từ đó nắm rõ định hướng kinh doanh, và tha hồ tham khảo nội dung đối thủ sử dụng.
Thông thường việc này sẽ khó khăn nếu như bạn không nằm trong tập đối tượng quảng cáo mà đối thủ nhắm đến.
• Công cụ phân tích fanpage đối thủ:
Fanpage Karma: https://www.fanpagekarma.com/
Metricool: https://metricool.com/
2 công cụ giúp bạn phân tích các chỉ số, lượng tương tác và bài đăng của các fanpage đối thủ. Trên thực tế, 2 công cụ này sẽ hữu ích hơn cho các thương hiệu lớn trong khâu phân tích đối thủ, lên kế hoạch chiến lược. Đây là 2 tool trả phí, nhưng có thể dùng thử miễn phí 14 ngày.
• Công cụ tìm trend thị trường:
Google Trend: https://trends.google.com/trends/trendingsearches/daily...
Sử dụng Google Trend để biết các xu hướng tìm kiếm trên Google. Để ứng dụng vào bán hàng trên FB, đơn giản là công cụ này sẽ giúp bạn đu trend nhanh chóng.
Nội dung đu trend bao giờ cũng cho tương tác tốt và chuyển đổi cao hơn các nội dung lỗi thời phải không.
3. NHÓM WEBSITE:
• Làm landing page chạy quảng cáo, thu lead:
Ladipage: https://ladipage.vn
Dễ dàng tạo landing page thu lead, không cần biết gì về code và kỹ thuật. Bạn có thể sử dụng landing page để thu lead từ FB. Bản miễn phí của Ladipage đủ đáp ứng nhu cầu cho người mới tập kinh doanh, quảng cáo.
• Website giới thiệu doanh nghiệp / cá nhân:
Wix: https://www.wix.com/
Nếu Ladipage là nền tảng tạo website chạy quảng cáo, thu thập Lead, Wix là nền tảng giúp tạo website dạng giới thiệu doanh nghiệp, profile cá nhân trông pro và nuột nà mà không cần biết chút code nào.
4. NHÓM CONTENT:
Hiện có rất nhiều tool, app hỗ trợ làm nội dung, video, ảnh cho FB. Điểm danh vài tool cơ bản, dễ dùng:
• Làm ảnh quảng cáo FB, banner, story: https://www.canva.com/
• Làm video bán hàng, video giới thiệu doanh nghiệp: Quik Video Editor
• Làm ảnh gif, kho ảnh gif: https://giphy.com/
• Công cụ viết chữ in đậm, chữ nghiêng, font chữ đặc biệt trên FB: https://yaytext.com/
Ai có tool gì hay, miễn phí chia sẻ thêm nhé!

08/11/2022

KHỞI NGHIỆP, NÊN "LÀM" HAY "BÁN"?
“Làm” hay “bán” là hai hướng đi mà các bạn trẻ khởi nghiệp thường băn khoăn.
Nhưng nhiều người không biết rằng trong 4 ngành kinh doanh cơ bản: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư thì sản xuất hay làm ra sản phẩm là ngành luôn bị cho là rủi ro cao nhất.
Quay lại lịch sử những doanh nghiệp sản xuất và thương mại hàng đầu Việt Nam (VNR500) ta sẽ thấy.
Nhóm sản xuất thường có 3 dạng doanh nghiệp: Từ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá; từ cơ sở gia đình có nhiều năm kinh nghiệm đi lên hoặc từ các doanh nghiệp đã làm thương mại có tiền muốn kiểm soát đầu vào bằng các chiến lược hội nhập ngược.
Những mô hình điển hình theo cách 3 là:
Hòa Phát khởi đầu là Cty chuyên buôn bán máy xây dựng. Rồi kinh doanh nội thất, tới ống thép
Cafe Trung Nguyên cũng là một ví dụ. Hoạt động thu mua, bán cafe - mở chuỗi để bán lẻ sau đó là sản xuất cà phê...
Tại sao các doanh nhân lại ưu tiên loại hình Thương mại?
- Thứ nhất chi phí vốn thấp: Việc hoạt động thương mại (mua đi bán lại) sẽ cần lượng vốn ban đầu ít hơn nhiều so với hoạt động sản xuất vì đầu tư tài sản lớn.
Điều này sẽ làm giảm rủi ro vay nợ và thất bại do hoạt động quản lý thời gian đầu chưa hiệu quả.
Các doanh nghiệp sản xuất thường bỏ vốn ban đầu khá lớn và để có vốn họ thường sử dụng đòn bẩy tài chính (vay nợ) nếu không hiệu quả thì có thể dẫn tới một số rủi ro: Bị siết nợ, mất vốn, mất luôn cơ sở kinh doanh...
- Thứ hai: chi phí cố định doanh nghiệp thương mại thấp: Do tài sản ít nên chi phí khấu hao cũng thấp, chi phí chủ yếu trong hoạt động thương mại là giá vốn, mà giá vốn nếu xét ở góc độ mua theo khách hàng và loại bỏ khấu hao có thể coi như biến phí.
Nhớ anh Vũ Trung Nguyên kể, hồi mới kinh doanh không còn tiền mua cà phê bán thế là kéo nhau đi vay cà phê về rang, bán xong mới trả tiền. Thương mại đôi khi có sự linh hoạt như vậy.
Với tất cả doanh nghiệp thì chi phí cố định là kẻ thù của lợi nhuận. Giảm chi phí cố định luôn là một ưu tiên trong chiến lược năng suất của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thương mại chi phí cố định chủ yếu nằm ở chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Các chính sách trả lương tốt sẽ giúp quản lý tốt chi phí. Từ đó mà tính hiệu quả sẽ cao hơn.
- Thứ ba: Quay vòng vốn lưu động doanh nghiệp thương mại nhanh: Bản chất hoạt động kinh doanh là công thức: Tiền - Hàng - Tiền. Tốc độ luân chuyển này càng nhanh, doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển.
Thông thường vòng quay vốn của các Công ty sản xuất rất nhiều thời gian có Công ty cả năm trời như Đạm Cà Mau, Bút bi Thiên Long mất gần 200 ngày, nông nghiệp như HAGL (HNG) mất 800 ngày,...
Vốn sẽ bị đọng từ: thời gian giao nhận nguyên vật liệu, tồn kho, hàng hoá đi trên đường, kỳ sản xuất và một khoản lớn nằm ở phần phải thu (công nợ từ khách hàng).
Trong khi đó một doanh nghiệp thương mại phần tài sản chủ yếu nằm ở phần vốn lưu động là: tồn kho và phải thu, nếu doanh nghiệp bán hàng tốt thì số này sẽ thấp dẫn tới xoay vòng nhanh.
Kế đến là vòng quay tiền mặt: tính từ lúc tiền ra khỏi doanh nghiệp tới lúc doanh nghiệp thu được tiền. Một doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng nhanh khi vong quay tiền mặt của họ nhanh.
Việc sẵn tiền từ chính hoạt động kinh doanh giúp họ chử động những cơ hội để phát triển: MWG (TGDĐ), VJC (Vietjet Air) là những doanh nghiệp có vòng quay tiền mặt từ 90 ngày. Tức mỗi 3 tháng dòng tiền lại quay về doanh nghiệp giúp họ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.
Trên đây là vài ý để mọi người có thể tham khảo khi lựa chọn hướng đi khởi nghiệp.

Want your business to be the top-listed Computer & Electronics Service in Bach Mai?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Our Story

TẦM NHÌN

"Trở thành nhà sản xuất phần mềm quản lý bán hàng thông minh, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất"

SỨ MỆNH

"Cam kết mang đến cho cộng đồng công cụ quản lý tốt nhất, tối ưu nhất bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm cao của mình với doanh nghiệp và xã hội"

Videos (show all)

HTsoft đồng hành cùng KIds plaza trên chặng đường dài

Telephone

Address


Bach Mai
100000