Aurora Hotel

Aurora Hotel

Khách sạn Aurora 193A/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 7 Quận 3. Phòng rộng, thoáng, s?

Photos from Aurora Hotel's post 02/02/2023

Tại Aurora chúng tôi có cho thuê xe máy.
Xe dòng Honda được sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ 6-12 tháng/lần.
Quý khách có nhu cầu thuê xe xin liên hệ với lễ tân làm thủ tục.
Giá thuê xe hỗ trợ khách lưu trú tại khách sạn từ 100-150k tuỳ tình trạng xăng xe còn trong bình xăng và loại xe.
Mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại 028 39325136 - Lễ tân khách sạn trực 24/7.
Cảm ơn Quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi suốt 4 năm qua.
Aurora khách sạn giữa trung tâm hành chính Sài Gòn.

Photos from Aurora Hotel's post 25/04/2022

Khách sạn Aurora địa chỉ 193A.7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3.
Số điện thoại đặt phòng 028 39325136 tổng đài trực 24/7.
Khách sạn sạch sẽ, yên tĩnh, đầy đủ tiện nghi.
Các loại phòng:
Double room
Twin room
Family room
Các công ty đặt phòng số lượng lớn vui lòng liên hệ trực tiếp để có giá tốt.
Trân trọng!!!

Photos from Aurora Hotel's post 19/04/2022

Khách sạn Aurora tiêu chuẩn 1 sao nằm ngay trung tâm hành chính Quận 3 có vị trí rất thuận lợi để Quý khách lựa chọn làm nơi lưu trú khi đi du lịch, công tác, khám chữa bệnh.

Nằm trên trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Aurora hotel gần ngay các địa điểm nổi tiếng như: Viện Pasteur, chùa Vĩnh Nghiêm, Hồ Con Rùa, Bưu điện Thành Phố, bệnh viện Y Học Cổ Truyền, bệnh viện mắt, các trụ sở ngân hàng lớn, các trường Đại học, sân bay, ga tàu…

Địa chỉ khách sạn: 193A.7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3.

Mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại 028 39325136 để được hỗ trợ. Khách sạn luôn có lễ tân trực 24/7 với mong muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho quý khách.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua và sắp tới.

Trân trọng.

27/07/2020

Khi tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với số ca mắc và số ca tử vong cao ở nhiều nước.

Vì vậy, tiếp tục thực hiện mang khẩu trang và thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, là để bảo vệ bạn - gia đình - cộng đồng.

24/12/2019

Thay cho một món quà tặng có giá trị, xin gửi những lời chúc tốt đẹp, hạnh phúc tới tất cả quý khách hàng. Chúng tôi xin chúc quý khách một mùa Giáng sinh an lành, một năm mới nhiều may mắn, một mùa đông thật ấm áp bên gia đình và người thương yêu. Merry Christmas!❄️☃️❄️ and Happy New Year🍾🥂

Photos from Aurora Hotel's post 19/10/2019

😍🥰 Aurora Hotel sẵn sàng chào đón quý khách.

Photos from Aurora Hotel's post 03/09/2019

Comming soon!!!

02/09/2019

Gia đình🌞

Photos from Aurora Hotel's post 19/08/2019

“Welcome to Viet Nam”, “Welcome to Ho Chi Minh city”, “Welcome to Aurora Hotel”🌂🎒🧢👓👟 👩🏻‍💼

Address: 193A/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3

19/08/2019

Đừng sợ áp lực bởi vì🥰

Photos from Aurora Hotel's post 19/08/2019

Aurora Hotel 193A/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 địa điểm lưu trú có giao thông vô cùng thuận lợi:

1. Aurora cách ga xe lửa Sài Gòn chỉ 1,7km.

2. Aurora hotel cách cảng hàng không Tân Sơn Nhất 4,9km.

3. Có trên 10 tuyến xe buýt đi qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến các điểm du lịch nổi tiếng ở Sài Gòn và vùng ven ngoại ô giãn cách 5-10 phút/ chuyến.

4. Dịch vụ taxi, grab car, grab bike, Go Việt uy tín, tận tâm 24/24h.

5. Khách sạn có dịch vụ cho thuê xe máy theo ngày giúp quý khách tự khám phá các điểm du lịch nổi tiếng ngay trung tâm Sài Gòn trong bán kính 2-3km: chùa Vĩnh Nghiêm, Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Khu Phố Tây Bùi Viện... với giá 100.000VND/ ngày

Photos from Aurora Hotel's post 17/08/2019

Chợ Bến Thành!!!

Ai đến Sài Gòn cũng không thể không ghé qua chợ Bến Thành – một trong những biểu tượng du lịch và thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh, để thưởng thức những món ăn truyền thống và mua những món đồ lưu niệm đậm chất văn hóa Việt Nam.

Lịch sử hình thành

Chợ Bến Thành là một trong những chợ lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, chợ được hình thành từ trước khi Pháp đặt chân đến Việt Nam và được xây mới lại từ những năm 1912 và đến năm 1914 mới hoàn tất và hoạt động kể từ đó đến nay.

Vị trí địa lý

Cổng chính Chợ Bến Thành với biểu tượng Tháp Đồng Hồ nổi bậtCổng chính Chợ Bến Thành với biểu tượng Tháp Đồng Hồ nổi bật
Chợ Bến Thành nằm ở Quận 1 – trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Hình dáng tháp đồng hồ đã trở thành biểu tượng của chợ và giúp cho du khách có thể dễ dàng nhận biết chợ khi nhìn từ xa.

Kiến trúc độc đáo

Chợ Bến Thành được xây theo kiến trúc nhà lồng có 4 cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra 4 hướng xung quanh chợ. Lần đầu tiên đến tham quan chợ Bến Thành, du khách sẽ không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ khi không thể xác định được vị trí của những quầy hàng bởi sự đa dạng về màu sắc cũng như sự đa dạng về các mặt hàng được bày bán.

Chợ Bến Thành giáp với 4 con đường lớn của thành phốChợ Bến Thành giáp với bốn con đường lớn của thành phố
Khu vực các gian hàng

Cửa Nam nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang là cổng chính với biểu tượng tháp đồng hồ, bên trong là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô.

Cửa Bắc hướng ra đường Lê Thánh Tôn tập trung những gian hàng hoa và trái cây tươi. Cửa Ðông hướng ra đường Phan Bội Châu bày bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc.

Cửa Tây hướng ra đường Phan Chu Trinh lại là nơi thu hút khách du lịch vì sự đa dạng của các sạp hàng bán giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, đồ thổ cẩm, đồ lưu niệm với nhiều sự lựa chọn về màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau.

Đồ thủ công mỹ nghệ với nhiều màu sắc và chủng loạiĐồ thủ công mỹ nghệ với nhiều màu sắc và chủng loại
Khu vực ăn uống

Đặc biệt cổng Tây còn là nơi tập trung khu vực ăn uống với các món ăn truyền thống của Việt Nam như Bánh bèo Huế, Bún riêu gánh, Bánh canh cua, Gỏi cuốn, Xôi 7 màu, các loại chè v.v..

Ẩm thực ở chợ Bến Thành có đủ các món ngon 3 miền Việt Nam không chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài mà còn cả khách bản địa đến Chợ Bến Thành để thưởng thức.

Khu ăn uống là nơi thu hút nhiều du khách đến với chợ Bến ThànhKhu ăn uống là nơi thu hút nhiều du khách đến với chợ Bến Thành
Chợ Đêm Bến Thành

Khi trời chập tối là thời điểm mọi quầy hàng bên trong chợ bắt đầu dọn hàng và đóng cửa thì ở bên ngoài cửa Đông, Tây và Bắc, chợ đêm Bến Thành bắt đầu lên đèn và hoạt động chào đón khách hàng với những sạp quần áo, đồ lưu niệm san sát nhau và khu vực ẩm thực đa dạng các món ăn từ những món dân giã cho đến những món đồ nướng, hải sản tươi sống … và đây luôn là điểm nổi bật thu hút du khách khi đến với chợ đêm.

Chợ Đêm Bến Thành tấp nập du kháchChợ Đêm Bến Thành tấp nập du khách
Chợ Bến Thành trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các tour tham quan thành phố Hồ Chí Minh và với những lợi thế như chợ nằm vị trí trung tâm thành phố, tập trung đa dạng các loại hàng hóa, ẩm thực … không chỉ thu hút dân địa phương đến mua sắm mà còn thu hút cả khách vãn lai, khách du lịch trong và ngoài nước và nhất là Việt Kiều. Tham quan, mua sắm tại chợ Bến Thành dần trở thành hoạt động mà du khách khi đến Sài Gòn không thể bỏ qua.
St

Photos from Aurora Hotel's post 17/08/2019

Chùa Vĩnh Nghiêm

Vĩnh Nghiêm tự là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đó không chỉ là một trung tâm Phật giáo của phái Thiền Trúc Lâm, mà còn là một danh thắng với một công trình Kiến trúc khá đồ sộ, pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, qua bàn tay tài khéo của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cùng cộng sự của ông là Lê Tấn Chuyên và Cồ Văn Hậu thiết kế vào những thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Hiện nay, chùa tọa lạc tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh - một địa chỉ vô cùng quen thuộc, không chỉ với đệ tử sùng đạo Phật, mà của hầu hết người dân thành phố, cùng các du khách thập phương đến đây chiêm bái và vãn cảnh.
Chuyện kể lại rằng, Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm từ Miền Bắc xa xôi, vào đây truyền bá đạo Phật, sau đó, xây dựng ngôi chùa này với nguyên mẫu lấy từ một ngôi chùa kiến trúc gỗ, cùng tên tại xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay. Đây là ngôi chùa được kiến lập từ thời Vua Lý Thái Tổ, trở thành một trung tâm Phật của Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng ở thời Trần và cho đến nay, ngôi chùa này vẫn uy nghi và thanh tịnh với rất nhiều di vật cổ kính, vô cùng có giá trị, mà gần đây, một trong số ấy, đã được Unesco vinh danh là Di sản ký ức của nhân loại: Ván kinh chùa Vĩnh Nghiêm. Như vậy, Vĩnh Nghiêm tự ở thành phố Hồ Chí Minh và chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang có mối quan hệ rất đặc biệt từ trong sâu thẳm của lịch sử và ký ức của những người trong cuộc.

Lịch sử chùa ghi lại rằng, năm 1964, Vĩnh Nghiêm tự được khởi dựng trên một khu đất trống của rạch Thị Nghè, theo đó, khoảng 40.000m3 đất phải chuyển từ xa lộ Hà Nội về đây để san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng vô cùng lớn, khoảng 98 triệu đồng lúc bấy giờ, nhưng hoàn toàn do các phật tử đóng góp. Bẩy năm sau, năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản được hoàn thành với các hạng mục: Tòa tháp trung tâm, Phật điện, Bảo tháp Quán thế âm, cùng các cơ sở giành cho những hoạt động xã hội. Về sau, chùa được lần lượt xây thêm các công trình nữa, đó là Bảo tháp Xá lợi cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương Trượng đường và Khách đường v.v.

Với kiến trúc nhiều đơn nguyên, lại được sử dụng vật liệu hiện đại, nhưng Vĩnh Nghiêm tự vẫn cho người viếng thăm một cảm giác thâm nghiêm, tĩnh lặng và cổ kính với đầy hoài niệm về một ngôi chùa truyền thống, chính là vì, kiến trúc sư đã tài hoa kết hợp được những nét xưa cũ, hòa quyện trong cảnh quan và những mái cong duyên dáng của chùa chiền không bị vật liệu bê tông thô cứng bài xích. Chính vì lẽ đó, cho đến nay, Vĩnh Nghiêm tự vẫn được coi là một trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.

Dẫu có nhiều đơn nguyên, nhưng chùa Vĩnh Nghiêm vẫn nổi lên ba kiến trúc chính:

Tam quan chùa khá đồ sộ, nhưng năm 2005 đã bị lùi vào đáng kể phục vụ cho dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy nhiên, kích thước và hồn cốt của kiến trúc tam quan vẫn được giữ nguyên, sau di dời, cho thấy một hình ảnh vừa truyền thống, vừa hiện đại, hòa nhập được với toàn bộ các đơn nguyên hiện có.

Tòa nhà trung tâm là một công trình kiên cố, với hai tầng. Tầng dưới có hai phần: Phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,2m, phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,2m. Ở tầng này, được chia làm nhà thờ Tổ (bên trong có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học.

Từ dưới sân, có ba cầu thang, cao 23 bậc, khá rộng rãi, dẫn lên tầng trên, bao gồm sân thượng với Phật điện và tháp Quán thế âm. Sân thượng rộng, phía phải có tháp chuông, treo Đại hồng chung, đường kính 1,8m, được đúc năm 1971, do Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng, cầu nguyện cho một nước Việt Nam sớm hòa bình và thống nhất.

Phật điện vẫn giữ được mặt bằng kiến trúc chữ “I”. Các góc mái được uốn cong theo kiểu chùa Miền Bắc. Chính giữa bờ nóc là bánh xe Luân hồi. Các góc mái là đầu phượng. Phật điện có ba phần: Bái điện, Bàn điện và Địa tạng đường.

Bái điện dài 35m, rộng 22m, cao 15m. Chính giữa là ban thờ Phật Thích Ca, hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Dọc theo tường là các tranh La Hán, các tác phẩm điêu khắc gỗ là Tứ linh, Cửu Long và các hình ảnh chùa chiền nổi tiếng ở Việt Nam và một số nước trong khu vực. Hai bên lối vào là hai pho tượng Kim cương hoành tráng.

Bàn điện có kiến trúc tương tự Bái điện, thờ Phật A Di đà và Địa tạng Bồ tát.

Có thể nói, tòa nhà trung tâm, với sự tài khéo của kiến trúc sư, đã tôn vinh được Phật điện, thành điểm nhấn, để gửi gắm những nét kiến trúc truyền thống trong đó, rồi, biến tầng dưới với nhiều không gian chức năng như giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học… thành một Thiền viện, theo đó, Vĩnh Nghiêm tự vừa đảm trách chức năng của ngôi chùa, vừa là một Thiền viện, với các không gian chức năng vô cùng hợp lý và quy củ.

Các bảo tháp gồm, Quán Thế âm, Xá lợi cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, có phong cách kiến trúc khác nhau, nhưng ăn nhập trong một không gian chung. Quán thế âm là ngôi tháp lớn nhất, cao 40m, 7 tầng. Đỉnh tháp có Luân xa, Long xa và Quy châu. Đây là một trong những ngôi tháp đồ sộ vào bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam. Xá lợi cộng đồng chỉ có 4 tầng, cao 25m, là nơi lưu giữ các di hài người quá cố đã hỏa thiêu, do cộng đồng gửi vào, thể hiện tinh thần nhập thế của Trúc Lâm buổi khởi đầu. Vĩnh Nghiêm bảo tháp, được xây cất hoàn toàn bằng đá, cao 14m. Đây là tháp thờ của Đại Lão Hòa thượng Thích Thanh Kiếm - một trong hai vị cao tăng có công sáng lập Vĩnh Nghiêm tự.

Ngoài những kiến trúc nêu trên, chùa Vĩnh Nghiêm còn có khu Phương trượng - dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi, khu Tăng xá và Trai đường, được phân bố ở không gian tĩnh lặng với cảnh quan đẹp của hồ sen tỏa hương thơm ngát.

Vĩnh Nghiêm tự là một ngôi chùa, một thiền viện mới được xây dựng. Tuy nhiên, với kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, lại ở vị trí đắc địa của trung tâm Thành phố, nên nơi đây, trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn của khách du lịch và hành hương.

TS Phạm Quốc Quân

15/08/2019

Coming soon🥰😍❤️!!!

Want your hotel to be the top-listed Hotel in Ho Chi Minh City?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address

193A/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3
Ho Chi Minh City
700901