CLB Tư vấn Tâm lý học đường - We can help you

Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về tâm lý cho các bạn đoàn viên thanh niên Trường THPT Vinh Lộc

29/02/2024

HÃY SỐNG HẾT MÌNH CHO HIỆN TẠI 💞

“Bạn luôn hoài niệm cấp hai khi học cấp ba, hoài niệm thời cấp ba lúc học đại học, đến khi đi làm lại nhớ về những năm tháng đại học, thời thiếu niên thì muốn thành người lớn, lúc già rồi lại hoài niệm thanh xuân. Rất lâu sau này bạn sẽ nhận ra, mỗi thời kỳ bạn từng đi qua đều là đẹp nhất, nếu nói thực sự có điều gì hối tiếc, thì chính là khi đó đã không sống hết mình, không sống trong quá khứ, cũng không sống ở tương lai, sống cho hiện tại mới là quan trọng nhất.”
(Trích sách: Dám mơ lớn, đừng hoài phí tuổi trẻ - Lư Tư Hạo)

20/02/2024

Đến một ngày, bạn sẽ hiểu ra rằng

Đọc sách không phải để dành cho một khoảnh khắc rực rỡ nào đó, mà là để mỗi khoảnh khắc của cuộc đời đều có sự tự tin của riêng mình. Dù kết quả có ra sao thì tuổi trẻ đã dốc hết sức và nỗ lực sẽ không hối hận. Không ai có thể quay ngược thời gian, hai chữ "hối hận" chưa bao giờ là vui vẻ.

Làm đẹp, chăm sóc bản thân không phải để dành được cái nhìn công nhận, khen ngợi hay rũ bỏ lời đàm tiếu, mà là vì dỗ dành trái tim khát khao cái đẹp, để tự mình công nhận một bản thân hoàn thiện

Nếu không có nền tảng tốt thì sẽ cật lực học ngay từ đầu, không đủ thời gian thì tranh thủ dậy sớm. Hiệu quả không cao thì đặt xuống điện thoại di động của bạn và bỏ qua những phiền nhiễu.

Làm gì có thành công nào mà không có đau khổ. Chịu đựng được thì đứng lên, không nhịn được thì chấp nhận gục ngã, chỉ có nghiến răng nghiến lợi, ngã vô số lần, mới có thể cưỡi gió đạp sóng 💙

------------
Cre: Học bá tập sự

30/01/2024

💎 TÔI NÊN LÀM GÌ NẾU CẢM THẤY MÌNH KHÔNG CÒN NĂNG LƯỢNG?

1. Rất đơn giản, tắt điện thoại, quấn chăn và đi ngủ. Ngủ bao lâu cũng được, 3 ngày 3 đêm rồi cũng sẽ ổn thôi.

2. Tránh tiếp xúc với những người Toxic
Nhứng người đàn áp, chế diễu, tiêu cực,... bất kể đó là ai. Mối quan hệ này cần được cân nhắc

3. Đắm mình trong ánh mặt trời

4. Loại bỏ những thứ vô dụng trong phòng: hộp chuyển phát, những thứ không thoải mái khi sử dụng, những bộ quần áo bạn thấy không thích nữa... Đừng do dự, chúng ta có khả năng sở hữu và sử dụng những thứ tốt hơn.

5. Khi có chuyện không hay, đừng phàn nàn, bởi khi điều xấu diễn ra chúng ta có thể gây ra hàng loạt điều xấu khác. Cách giải quyết là xử lý để vấn đề này qua đi càng sớm càng tốt.

6. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có năng lượng mạnh mẽ

7. Bước đầu tiên để nuôi dưỡng năng lượng và tinh thần là tập trung điều hòa năm nơi bạn tiêu thụ nhiều năng lượng nhất.

8. Nói ít hơn, nói ít hơn, nói ít hơn. Mỗi khi nói nhảm, năng lượng trong cơ thể bị cạn kiệt, trong lòng thì ngày càng mệt.

9. Nằm và không làm gì cả. Hoàn toàn chấp nhận sự thật rằng năng lượng của bạn hiện tại đang rất thấp, nghỉ 1 hôm cũng không thành vấn đề. Hãy chấp nhận điều đó trước rồi giải độc sau.

10. Đối xử cơ thể của mình như một ngôi đền, cung cấp thực phẩm lành mạnh, tắm rửa sạch sẽ, thoa kem dưỡng thể thơm thơm và mặc quần áo có chất liệu tốt.

11. Tôi trường đặt một tờ tiền mệnh giá to đăng sau để cảm nhận sức mạnh của đồng tiền.

12. Tắt điện thoại, tắm rửa, thay quần áo, cắt tỉa tóc và móng tay, chăm sóc bản thân.

Ăn món mà mình thích, từ từ thưởng thức hương vị của món ăn, tránh xa thiết bị điện tử.

13. Tắt điện thoại và dọn dẹp nhà cửa.

14. Kết nối với những người có năng lượng tích cực, nói chuyện và làm việc với họ.

15. Xem nhiều phim, chương trình truyền hình và những câu chuyện thể hiện vẻ đẹp của thế giới, nghe bài hát tích cực, tập thể dục, tắm nắng, ... nghe nhiều lời khen hơn và khen ngợi bản thân nhiều hơn.

_____💗_____
Cre: Hyystudies

18/01/2024

🍀 GIẢI PHÓNG NHỮNG KÝ ỨC TỔN THƯƠNG VÀ UẨN ỨC TRONG LÒNG
“Phương thuốc chữa trị vốn sẵn có nơi nỗi đ.au.” –Rumi

Mọi trải nghiệm của chúng ta đều được lưu trữ trong tâm trí.

Kỉ niệm được cất giấu trong não bộ để có thể được ‘lưu xuất’ bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể nhớ những cái tên, gương mặt, một địa điểm hay một mùi hương nào đó. Nhưng những ký ức cũng phai mờ theo thời gian và đổi thay cùng sự trưởng thành của mỗi người. Mặc dù vậy, đôi khi những kí ức phai mờ đó không hoàn toàn mất đi mà vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hình thức những phản ứng, rung động vật lý và khuôn mẫu ứng xử.

Thực ra cơ thể chúng ta không hề quên.

Nhiều sự kiện diễn ra trong đời sống để lại những dấu hằn sinh lí trong cơ thể, đặc biệt là khi chúng ta bị tổn thương nặng nề hay phải trải qua những sang chấn tâm lý nghiêm trọng, căng thẳng tột độ, khiến cơ thể phải đấu tranh, trốn chạy hay gồng cứng để đương đầu với chúng.

Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể xả bỏ mọi tổn thương hay làm dịu bớt căng thẳng sau khi chúng phát khởi. Nhưng thực tế không như vậy, và chúng ta luôn phải sống chung với những ‘khối nội kết’ tích tụ trong tâm trí, bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ (dù tốt hay xấu). Hầu hết mọi người không biết làm cách nào để tháo gỡ những ‘nút thắt’ này bởi chúng ta thậm chí không nhận thức được sự tồn tại của chúng.

Chúng ta có thể cảm thấy căng thẳng khi phải nhờ vả hay vay tiền ai đó; hoặc nóng bừng mặt khi được yêu cầu phát biểu trước đám đông. Đó là một phản ứng đã được cơ thể ghi nhớ.

Bộ não đã ghi nhớ một sự việc trong quá khứ khi chúng ta cầu xin sự trợ giúp đỡ mà không được đáp ứng. Có thể ai đó đã khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ vì thẳng thừng từ chối: “anh nên biết cách tự lo liệu cho bản thân”. Có thể cảm giác bị bẽ mặt đã in hằn trong tâm trí bạn từ thời học phổ thông, khi không thể trả lời câu hỏi của giáo viên trước cả lớp.

Những gì không thể hiện được bằng lời sẽ được biểu hiện qua những phản ứng, rung động của cơ thể.

Chúng ta có thể cố quên, ngăn cản, hoặc dùng lý trí đè nén những kí ức được lưu trữ trong bộ não, nhưng khi những kí ức sâu dày ấy đã trở thành những phản ứng tự động của cơ thể thì chúng ta phải làm như thế nào?

Động vật thường giãy giụa khi bị đau đớn hoặc run rẩy lúc sợ hãi. Hãy để ý 2 con chó đánh nhau: Một khi trận đánh kết thúc, cả hai sẽ lắc mạnh cơ thể để làm dịu lại hệ thần kinh và giảm bớt căng thẳng. Nhờ vậy mà kí ức vật lý về tình huống đó không bị lưu lại.

Tuy nhiên, con người thường lại không làm như vậy. Thay vào đó, hàng ngày chúng ta cứ vác trên vai những căng thẳng, lo lắng hay những tổn thương trong quá khứ, để rồi phải tìm đến ăn nhậu, hoặc những thú vui chóng vánh để giải khuây.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, cảm giác bất an sẽ quay lại chừng nào chúng ta chưa giải phóng được những cảm xúc ách tắc ấy ra khỏi cơ thể.

Tôi từng nghiện đồ ngọt. Tôi thường ăn nhiều bánh ngọt, kem bất cứ khi nào cảm thấy buồn chán, tức giận hoặc cô đơn. Đồ ngọt giúp tôi đối phó với những cảm xúc phiền não và làm dịu nỗi đau tuổi thơ từng bị lạm dụng.

Nhưng chính thói quen ấy đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tôi. Tôi bị bệnh ngoài da, đau nửa đầu và hay mệt mỏi suốt 10 năm trước khi tôi phát hiện ra rằng chính đồ ngọt là nguyên nhân. Tôi loại bỏ đồ ngọt ra khỏi chế độ ăn nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không được cải thiện bao nhiêu.

Để thực sự chữa lành bệnh, tôi phải truy tìm gốc rễ của vấn đề - đó chính là những ‘nút thắt’ cảm xúc chưa được gỡ bỏ. Và ‘bộ công cụ’ dưới đây đã giúp tôi làm được điều đó.

Để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén và lấy lại sự bình yên cho tâm hồn, mỗi người cần tạo cho mình một ‘bộ công cụ cảm xúc’. Nó giúp chúng ta điều hòa hệ thần kinh và cảm thấy thanh thản hơn.

🍀 CÔNG CỤ ĐẦU TIÊN: ĐỪNG PHÁN XÉT

Khi bạn bị một cảm xúc tiêu cực chi phối và mong muốn ‘tìm quên’ bằng những món ăn không có lợi cho sức khỏe hay những thú vui không lành mạnh, hãy cố gắng đừng phê phán hay tự trách mình. Cơ thể chúng ta được lập trình sẵn để tìm kiếm sự thoải mái, vì vậy việc nó luôn cố gắng chạy theo một điều gì đó nhằm làm dịu nỗi đau và để ta cảm thấy tốt hơn cũng là phản ứng tự nhiên.

Điều đó không có nghĩa là bạn là một con người tồi tệ.

🍀 CÔNG CỤ THỨ HAI: HÃY CẢM NHẬN

Hãy cho phép bản thân được cảm nhận – chúng ta cần phải cảm nhận để có thể chuyển hóa và chữa lành cảm xúc đó.

Thông thường, lý do khiến chúng ta cảm thấy cần kìm nén cảm xúc là niềm tin cho rằng cảm xúc ấy không nên có và không được phép có. Chúng ta cho rằng mình không được phép tức giận, hay phải mạnh mẽ và không được khóc.

Nhận biết và chấp nhận cảm xúc của mình giúp bạn có sức mạnh để vượt qua chúng. Chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc thay vì bị chúng chi phối, và trong quá trình ấy, vết thương sẽ được chữa lành.

Quá trình ‘chữa lành vết thương’chắc chắn sẽ gợi lại rất nhiều cảm xúc khác nhau, kể cả những nỗi đau. Khi những cảm xúc ấy phát khởi, hãy cứ để chúng đến nhưng đừng bám chấp; nhận biết rõ ràng sự hiện diện của chúng và hiểu rằng chúng trào dâng rồi sẽ tan biến như những cơn sóng vậy.

Ban đầu, chúng ta có thể cảm thấy vô cùng khó chịu, nhưng hãy cứ quán sát mà không cần phán xét hay phản ứng lại. Nhờ vậy chúng ta mới có tự tỉnh táo cần thiết. Cảm xúc không kéo dài mãi mãi. Chúng đến và đi – nếu chúng ta cho phép.

🍀 CÔNG CỤ THỨ BA: GIẢI PHÓNG

Sau khi cho phép mình nhận diện cảm xúc, đây là lúc chúng ta giải phóng những cảm xúc tiêu cực ấy khỏi cơ thể.

Chúng ta có thể lắc nhẹ cơ thể, bắt đầu từ đôi chân rồi đi lên từng phần của cơ thể. Hoặc chúng ta có thể mở một bản nhạc phù hợp với tâm trạng và hát theo, nhún nhảy, thậm chí có thể khóc cho đến khi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Cách làm này giúp cảm xúc phiền não lên tiếng và giải phóng khỏi cơ thể chúng ta.

Nếu bạn chưa quen cách làm này thì hãy cầm bút lên và viết. Chẳng cần trau chuốt, chỉnh sửa; hãy đặt cơn giận, sự uất ức, nỗi buồn bực hay bất kì cảm xúc phiền muộn nào của bạn lên trang giấy. Sau đó, hãy xé trang giấy ấy hoặc đốt nó đi, như một cách đoạn tuyệt với những ký ức tổn thương.

Tất nhiên, không có một giải pháp duy nhất cho mọi trường hợp. Có những lúc chúng ta cần vận động cơ thể, có khi hát lên hay viết ra cảm xúc của mình giúp chúng ta xả bỏ được những uẩn ức trong lòng. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.

🍀 CÔNG CỤ THỨ TƯ: THA THỨ

Đây là công cụ quan trọng nhất trong‘bộ công cụ cảm xúc’ này. Để thực sự chữa lành được những vết thương lòng, chúng ta phải học cách tự tha thứ cho bản thân mình.

Dằn vặt bản thân vì những lỗi lầm trong quá khứ không giải quyết được vấn đề gì, và chắc chắn cũn gkhông giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Cho dù bạn đã từng bị sa đà vào thói quen xấu hay có những lúc ‘đánh mất mình’ nhằm trốn chạy một nỗi đau nào đó. Hãy hiểu rằng, thật ra chúng ta đã cố gắng hết sức nhưng sức mạnh nội tâm của mình vào thời điểm đó chỉ có vậy.

Khi sự việc đã xảy ra rồi, thật dễ dàng phán xét và mắc kẹt trong cái vòng xoáy của sự dằn vặt, trách cứ. Thật ra, chúng ta khó có thể suy nghĩ sáng suốt khi đang ở trong trạng thái bất an. Não bộ và cơ thể phản ứng với sự khó chịu dựa trên những suy diễn về một sự lựa chọn mà nó cho là an toàn nhất ngay tại thời điểm đó, và đôi khi điều đó có nghĩa là chúng ta quay trở lại với thói quen hoặc những hành vi tiêu cực.

Nhận thức được điều này, chúng ta sẽ biết tha thứ cho bản thân và tiếp tục tiến bước. Chúng ta đã có những công cụ cần thiết để thay đổi suy nghĩ và không lặp lại sai lầm.

🍀 VÀ CUỐI CÙNG LÀ: THỜI GIAN

Con người thường có xu hướng tìm kiếm giải pháp ‘mỳ ăn liền’, nhưng chẳng có một liều thuốc tiên có khả năng chữa lành vết thương ngay tức thì.Quá trình chữa lành cần có thời gian.

Hãy kiên nhẫn bởi sự hàn gắn là một hành trình đời người.

Tất nhiên, luyện tập sẽ giúp cho hành trình ấy trở nên dễ dàng hơn, nhưng sẽ không có sự hoàn hảo. Có những lúc chúng ta lại bị rơi vào bẫy của những thói quen cũ, nhưng một khi điều đó xảy ra, hãy nắm chắc những công cụ này và áp dụng những gì hữu ích. Chắc chắn chúng ta sẽ làm được và sống hạnh phúc.

Theo songhanhphuc.net
Nguồn: tinybuddha

17/01/2024

7 CẤP ĐỘ YÊU THƯƠNG BẢN THÂN, BẠN ĐANG Ở CẤP ĐỘ NÀO?

💕 Cấp 1: Ăn ngon, uống ngon, chăm sóc bản thân thật tốt, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh

💕 Cấp 2: Làm đẹp bản thân, bổ sung kiến thức, tiếp nhận văn hóa, nghệ thuật, giữ gìn vệ sinh chung, đứng đắn, lịch sự, có thẩm mỹ riêng và yêu đời

💕 Cấp 3: Chấp nhận và biết ơn cội nguồn bản thân, ngoại hình và hoàn cảnh hiện tại của chính mình

💕 Cấp 4: Đối xử đúng với cảm xúc của bản thân, cho phép cảm xúc tồn tại, coi trọng và chấp nhận sự bộc phát thất thường rồi dần dần học cách hòa hợp. Không kháng cự, không phán xét, dần dần làm quen, điều chỉnh và thư giãn.

💕 Cấp 5: Thiền định và nhận thức được nguyên nhân đằng sau cảm xúc, nỗi đau, nhìn thẳng vào nỗi đau và tự ôm lấy mình.

💕 Cấp 6: Mỗi tế bào của chúng ta đều có ký ứng và dấu ấn của cảm xúc từ trước đến nay. Nếu có thể dung hòa được mọi cảm nhận và yêu thương bản thân thì chúng ta sẽ tự nhiên mà yêu thương gia đình, người xung quanh và thế giới. Chấp nhận bản thân mới có thể chấp nhận được người khác. Yêu bản thân mới có thể yêu người khác. Bỏ qua cho chính mình cũng là bỏ qua cho người khác.

💕 Cấp 7: Yêu thương cuộc sống, yêu thế giới, luôn tìm thấy sự lạc quan, tích cực trong cuộc đời.

Chấp nhận khuyết điểm, khen ngợi và khẳng định bản thân.

_____💗______
Cre: Hyystudies

24/11/2023

🌸 6 CÁCH ĐỂ LẤY LẠI NIỀM TIN SAU KHI BỊ PHẢN BỘI
Trải nghiệm suýt ch.ết đuối đã cứu vớt cuộc đời tôi như thế nào.

NHỮNG Ý CHÍNH
- Những ai có niềm tin vào người khác sẽ có những mối quan hệ lành mạnh hơn, có lòng tự trọng cao hơn, và có hiệu suất công việc tốt hơn.
- Những ai thiếu niềm tin vào người khác sẽ có xu hướng xem người khác là mối đe dọa, coi cả thế giới là kẻ th.ù.
- Con đường giúp ta chữa lành bắt đầu từ lòng trắc ẩn, từ việc chăm sóc bản thân, từ thói quen viết nhật ký, đọc để tìm động lực, và từ việc gìn giữ tình bạn.

Tôi đã không chú ý đến chiếc biển báo đặt ở một góc xa ngoài bãi biển cảnh báo rằng: “Dòng chảy xa bờ. Bạn có thể bị cuốn trôi và ch.ết đ.uối. Nếu thấy nghi ngờ, đừng lại gần.”

Tháng 3 vừa rồi, khi ở Hawaii, tôi đã tự tin chèo thuyền vào vùng nước lặng của Vịnh Hanalei trên bờ biển phía Bắc của Kauai mà không hay biết rằng, đối với người dân bản địa thì đây được biết đến là khu vực có những dòng chảy nguy hiểm và không thể đoán trước.

Nó thật tráng lệ. Được bao bọc bởi làn nước trong xanh như pha lê, tôi có thể nhìn thấy bờ biển và khung cảnh đằng sau nó, nơi những thung lũng màu ngọc lục bảo tươi tốt của hòn đảo đang ẩn mình giữa những vách biển hùng vĩ. Trong lúc đang lênh đênh, tôi thấy những người tắm nắng bắt đầu thưa thớt đi khi chiều tàn dần. Điều mà tôi không thấy đó chính là những nhân viên bảo hộ cũng đã thu dọn đồ đạc, kết thúc một ngày làm việc.

Tony, người bạn đời đã 3 năm của tôi, đã ngủ thiếp đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy, anh nhận thấy tôi đã biết mất và đã lội xuống nước để tìm tôi. Nếu anh vẫn tiếp tục ngủ thì có lẽ câu chuyện đã đi theo một hướng rất khác, sẽ có một bản cáo phó thay vì một bài học đáng suy ngẫm.

Chúng tôi bơi một chút, sau đó nhận ra mình đã trôi xa bờ, nên cả hai quyết định bơi trở lại. Nếu bấy giờ có một bản nhạc nền thì chính tại lúc này, nó sẽ chuyển từ giai điệu du dương sang nhịp điệu dồn dập nhanh chóng.

Ngay lập tức, chúng tôi nhận thức rõ có một dòng chảy di chuyển cực nhanh đang đẩy chúng ta ra xa, hút chúng tôi vào vùng nước sâu hơn và đưa chúng tôi ra khỏi vùng biển an toàn gần bãi cát. Tôi cật lực bơi nhưng sớm nhận ra việc này không mảy may có tác dụng.

Tony và tôi bắt đầu dùng hết sức bình sinh để bơi, nhưng dần bị nhấn chìm bởi những con sóng bao quanh hai người. Do uống phải nước biển quá nhiều, cơ thể rã rời của tôi bắt đầu hoảng loạn. Trong thời khắc đó, tôi nhớ rằng cứ hoảng loạn dưới biển là sẽ ch.ết đuối. Tôi nói với giọng hoảng sợ: “Em không làm được.”

Chúng tôi có hai lựa chọn. Hoặc là Tony, người bơi giỏi hơn tôi rất nhiều, lấy hết sức lực của anh để bơi vào bờ, tự cứu lấy anh, hoặc cả hai chúng tôi tiếp tục chật vật cùng nhau.

Quyết định ở lại cùng với tôi của anh thực sự đã cứu được tôi. Tony bắt đầu ước lượng thời gian những đợt sóng đến và cố đẩy mạnh vào ngực tôi nhằm đưa tôi vào bờ. Anh ấy cứ đẩy. Tôi cứ được đẩy vào gần bờ 3 feet (gần 1 mét) thì lại bị kéo lại 2 feet do những con sóng dội. Cứ đẩy rồi kéo, lặp đi lặp lại. Khi những con sóng vẫn cố cuốn chúng tôi đi, bằng sự liều lĩnh của mình, Tony đã sử dụng nguồn lực duy nhất mà chúng tôi có, là sức mạnh và sự quyết tâm của anh.

Cuối cùng, ngón chân tôi cũng chạm đến cát. Tôi kiệt quệ vì phải vật lộn trong từng ấy thời gian, tưởng chừng như dài vô tận nhưng thực chất chỉ khoảng 30 phút. Chúng tôi loạng choạng đi vào bờ và ôm chầm lấy nhau. Tôi gục ngã, nước mắt đầm đìa, cảm thấy tràn đầy nhẹ nhõm và biết ơn.

Sau đó, tại một quán Tiki Bar với cốc Mai Tai ăn mừng, Tony thừa nhận rằng có một thời điểm anh ấy nghĩ chúng tôi không thể sống sót vào bờ. Tôi hỏi tại sao anh ấy không bỏ tôi lại và tự cứu lấy mình. Nếu tôi không sống sót, sẽ không ai trách anh vì đã đi tìm người giúp cả. Anh ấy đáp: “Anh sẽ không bao giờ bỏ lại em. Hoặc là cả hai cùng thoát, hoặc là không ai trở về.”

Trải nghiệm cận kề cái ch.ết này đã tặng tôi một món quà, đó là việc lấy lại được lòng tin. Lòng tin của tôi đã khô héo vào 7 năm trước sau khi tôi chấm dứt cuộc hôn nhân 28 năm của mình; một loạt những sự thật tàn khốc đã đập vỡ niềm tin của tôi đối với người từng hứa sẽ yêu tôi hơn bất cứ ai, người mà tôi tin tưởng giao cả đời mình cho họ. Không có gì ngạc nhiên khi tôi khép lòng và thận trọng hơn với bất cứ ai muốn tìm kiếm tình yêu nơi tôi.

Như Maria Popova đã viết, “Một điều nghiệt ngã của cuộc sống đó là, trên chặng đường đời, những người một thời tưởng như phù hợp với nhiệm vụ nào đó, lại dần “biến chất” về mặt tính cách khi khó khăn ập đến theo cách rất đỗi tự nhiên, như việc gian khổ ghé thăm cuộc sống của tất cả mọi người trên đời.”

Tony không “biến chất”, và kết quả là sự biến chuyển tích cực trong tôi. Anh ấy làm sống lại những bài học mà tôi được nuôi dạy từ nhỏ: “Con người luôn đáng tin và thế giới phần lớn đều an toàn.”

Ở vùng biển Kauai, tôi thấy được tính cách con người của anh qua hành động chứ không phải qua lời nói. Sự quên mình của anh dành cho tôi còn lớn lao hơn cả việc tôi được anh cứu mạng. Điều này thật sự có sức mạnh giúp phục hồi niềm tin.

🌸 TIN TƯỞNG LÀ GÌ?

Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Bạn không thể mua niềm tin trong siêu thị.”

Tin tưởng là chắc chắn - chắc chắn về sự an toàn cả về mặt tình cảm, tâm lý và thể chất. Niềm tin trở thành lăng kính mà qua đó chúng ta nhìn nhận người khác. Nó là chất keo gắn kết các mối quan hệ và truyền cho ta khả năng tự tin vững bước trên đường đời. Niềm tin mang đến những mối quan hệ lành mạnh hơn, lòng tự trọng cao hơn và hiệu suất công việc tốt hơn. Nó thúc đẩy hạnh phúc bằng cách gia tăng oxytocin, một loại hormone mang lại cho ta cảm giác hài lòng.

Khi chúng ta thiếu mất niềm tin thì cái giá phải trả rất đắt. Những người không có niềm tin có xu hướng xem người khác là mối đe dọa và coi cả thế giới là kẻ th.ù. Họ tự ngẫm: Liệu mình có thể mở lòng mà không sợ bị tổn thương hay không? Không có niềm tin, chúng ta bất an khi thấy những dấu hiệu bất nhất báo trước sự phản bội. Thiếu tin tưởng làm gia tăng cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có liên quan đến việc tăng cân, mệt mỏi, sương mù não và các b.ệnh nhiễm trùng.

Bị ai đó phản bội thật đau lòng, nhưng bị phản bội bởi những người mình yêu sẽ gây ra tổn thương tinh thần, một vết thương tâm lý sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm, đau buồn nghiêm trọng và đánh mất niềm tin với người khác. Các nhà tâm lý học đã đặt tên cho hiện tượng này là betrayal trauma (chấn thương tâm lý do bị phản bội). Chấn thương tâm lý này xảy ra khi những người mà ta phụ thuộc vào để tồn tại, những người mà ta gắn bó thân thiết lại phụ lòng tin của ta một cách nghiêm trọng.

🌸 NHỮNG BƯỚC ĐỂ KHÔI PHỤC LÒNG TIN

Lòng tin có thể được khôi phục hay không? Và làm thế nào để một người có thể chữa lành vết thương tâm lý do bị phản bội? Mặc dù bạn có thể tìm sự trợ giúp từ chuyên gia để có một cái nhìn khách quan và tránh phải vật lộn một mình, nhưng vẫn còn những cách khác giúp bạn phục hồi niềm tin.

🌸 Bắt tay vào việc tự chăm sóc bản thân

“Chăm sóc bản thân không đồng nghĩa với ‘tôi là trên hết’. Chăm sóc bản thân nghĩa là ‘tôi cũng như bạn’.” – L.R. Knost

Tìm cách chăm sóc bản thân để lấy lại cân bằng. Việc quan tâm tốt đến bản thân sẽ giúp khôi phục lòng tự trọng, sự tự tin và tính kiên cường. Hãy học cách thiền. Tập thể dục bằng cách đi bộ đường dài, luyện tập yoga hoặc đăng ký tập gym. Hãy tìm tòi niềm vui trong việc làm vườn. Thưởng cho bản thân một bộ váy mới hay một cây son mới. Xem bộ phim When Harry Met Sally (Khi Harry Gặp Sally) hay bất cứ chương trình nào khác khiến bạn hạnh phúc. Tận hưởng những giấc ngủ dù ngắn hay dài. Hãy nhớ rằng, biết tự chăm sóc bản thân khẳng định giá trị của bạn và giúp giảm bớt lo âu.

🌸 Đầu tư vào cộng đồng của riêng bạn

“Tình bạn là thứ xi măng duy nhất giữ cả thế giới lại với nhau.”
– Woodrow Wilson

Việc dành thời gian cho gia đình và bạn bè sẽ nhắc bạn nhớ rằng người phá vỡ lòng tin của bạn chỉ là một trường hợp ngoại lệ, đồng thời cũng giúp bạn tăng cảm giác mình có nơi thuộc về và mình có giá trị. Không thể phủ nhận rằng, những người có những mối quan hệ xã hội bền vững thường khoẻ mạnh hơn và có ít nguy cơ bị trầm cảm, huyết áp cao hay có chỉ số khối cơ thể (BMI) không bình thường. Những người có các mối quan hệ bạn bè lành mạnh có nhiều khả năng sống lâu hơn. Hãy nhớ rằng, mạng lưới xã hội của bạn phản ánh sự tốt đẹp vốn có của con người.

🌸 Đi tìm lòng trắc ẩn

“Nỗi buồn và vết thương của chúng ta chỉ có thể được chữa lành khi ta chạm vào chúng với lòng trắc ẩn.”
– Đức Phật

Cố gắng hiểu người làm tổn thương bạn và động cơ của họ là gì. Có phải họ hành động do thiếu cẩn trọng, do sự yếu đuối của họ, hay do cơn nghiện khó kiểm soát? Không ai là hoàn hảo và ai cũng đang cố gắng làm tốt nhất có thể. Sống với lòng trắc ẩn đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những tổn thương trong khi nhận ra những thương tổn của người khác. Hiểu được tính hai mặt của vấn đề là con đường nhanh nhất để loại bỏ tâm lý mình là nạn nhân. Lựa chọn trở thành nạn nhân khiến bạn suy yếu, không khác gì việc bạn buộc sau lưng một hành lý nặng nề đầy ắp cảm xúc và khư khư mang theo nó suốt chặng đường. Cuối cùng, tặng cho bản thân mình món quà tuyệt vời nhất — luyện tập tha thứ.

🌸 Đọc và học

“Bất cứ khi nào bạn đọc được một cuốn sách hay thì ở nơi nào đó trên thế giới này, một cánh cửa sẽ mở ra để đón nhận thêm nhiều ánh sáng.”
– Vera Nazarian

Những cuốn sách dẫn ta đến cánh cửa chữa lành. Có vô số tài liệu giúp nâng cao hiểu biết; đọc và học giúp loại bỏ những cảm xúc khiến bạn làm việc không năng suất. Sau đây là một vài cuốn sách được đề xuất cho bạn đọc: When Bad Things Happen to Good People (Khi điều xấu xảy ra với người tốt) của Harold Kushner; A Beautiful, Terrible Thing (Điều đẹp đẽ mà tồi tệ) của Jen Waite; Mindful Moments (Những phút chánh niệm) của Deepak Chopra – Bác sĩ y khoa; Between the Dark and the Daylight (Giữa đêm tối và ánh sáng ban ngày) của Joan Chittister; Wintering, the Power to Rest and Retreat in Difficult Times (Trú đông, sức mạnh để nghỉ ngơi và rút lui trong những lúc khó khăn) của Katherine May; Your True Home (Ngôi nhà đích thực) của Thích Nhất Hạnh; và When Things Fall Apart (Khi mọi thứ sụp đổ) của Pema Chodron. Ngoài ra, rất khuyến khích mọi người đọc thơ của Mary Oliver.

🌸 Viết nhật ký, lưu giữ câu chuyện

“Viết nhật ký tựa như đồng thời thì thầm và lắng nghe bản thể của chính mình.”
– Mina Murray

Viết nhật ký là một phương pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề, mang đến cho bạn một không gian an toàn để vượt qua nỗi đau của chính mình. Viết ra câu chuyện của bạn là để bạn hiểu rõ nó hơn và chắc chắn rằng bạn sẽ hành xử khôn ngoan hơn trong tương lai. Viết nhật ký giúp giảm căng thẳng và tách bạn ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Viết cho chính mình giúp ta xác thực kinh nghiệm của chúng ta trong một diễn đàn thúc đẩy sự chữa lành.

🌸 Cho tình yêu cơ hội

“Cuộc sống hoặc là một chuyến phiêu lưu táo bạo, hoặc chẳng là gì cả.”
– Helen Keller

Đừng dừng việc nắm bắt cơ hội. Bước vào thế giới với vòng tay rộng mở, đón nhận mọi cơ hội mới. Đừng để quá khứ định nghĩa tương lai. Thay vào đó, hãy để quá khứ là bệ phóng đưa bạn đến những cuộc phiêu lưu mới. Nếu một trong những chuyến đi đó dẫn bạn đến một mối quan hệ mới, lời khuyên tốt nhất đó chính là, hãy từ từ, tin tưởng nhưng phải xác minh, và hãy cẩn thận lắng nghe trực giác của mình, những điều này sẽ không bao giờ khiến bạn đi lầm đường.

Tóm lại, tôi không khuyên người khác khôi phục niềm tin đã vỡ của họ như cách tôi đã làm – vùng vẫy trong những cơn sóng thô bạo của Thái Bình Dương – nhưng tôi sẽ khuyên bạn như cách nhà thơ Maya Angelou khuyên bạn: “Hãy có đủ can đảm để tin tưởng vào tình yêu thêm lần nữa, và luôn tin tưởng vào nó thêm lần nữa.”

Dịch giả: Dương Hy - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ
Bài gốc: psychologytoday

10/11/2023

Đối mặt với vấn đề sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn về tâm lý, tránh né vấn đề chỉ khiến nỗi đau còn âm ỉ mãi không thoát ra được. Thay vì chạy trốn hãy chọn chữa lành.

29/10/2023

[CÁCH GIẢM HỒI HỘP, LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG TRƯỚC KHI THI]

🍀 Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng là những vấn đề tâm lý thường gặp ở các sĩ tử. Các trạng thái cảm xúc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm bài cũng như kết quả thi của chúng ta. Vậy làm thế nào để giảm hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi?

1. Thực trạng về trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng, căng thẳng trước khi thi:

✏Thi cử là sự kiện quan trọng mà các học tử phải trải qua trong quá trình học tập. Thực tế, có rất nhiều người bị rơi vào trạng thái tâm lý này. Trước ngày, giờ thi, sĩ tử thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Biểu hiện rõ ràng nhất của trạng thái tâm lý này là ta thường thấy run, tim đập nhanh, căng thẳng. Ở một số người, khi căng thẳng, lo lắng thường toát mồ hôi trán và lòng bàn tay. Có những trường hợp, vì hồi hộp, lo lắng, căng thẳng quá mức mà nhiều người đã ngất trước khi vào thi, thậm chí trong giờ thi.

2. Nguyên nhân dẫn đến hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:
✏Hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

– Do người học không tự tin vào bản thân: Rất nhiều sĩ tử bị căng thẳng, lo lắng khi thi do không tin tưởng vào bản thân. Họ sợ bản thân làm sai, sợ khi nhận bài thi họ sẽ trả lời không đúng, sợ bị điểm kém… Chính sự tự ti này hình thành nên những nỗi sợ. Đây được xem là nguyên nhân chính của trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.

– Do học và chuẩn bị cho kì thi không được nghiêm túc và chỉn chu: Nhiều người đến đến buổi thi khi không học kĩ nội dung ôn tập. Nhiều bạn học sinh, sinh viên thậm chí không nắm chắc kiến thức. Có những người khi thi đến muộn. Theo nghiên cứu, người học nên đến trước giờ thi khoảng 15 phút để chuẩn bị tinh thần và làm quen với môi trường. Việc đến muộn khiến ta rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh. Điều này dẫn đến việc mất tự tin, khiến ta rơi vào tình trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng.

– Do bị tác động từ đám đông: Có người đến buổi thi với tâm lý hết sức thoải mái và phong thái đĩnh đạc, tự tin. Họ chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng cho buổi thi của mình. Tuy nhiên, khi đứng gần những người lo lắng, căng thẳng, họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ thấy áp lực về kỳ thi, làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng. Trạng thái cảm xúc thoải mái không còn. Điều này rất dễ gây nên sự hồi hợp, căng thẳng và lo lắng trước khi thi. Nhiều bạn trẻ chia sẻ: Họ rất tự tin vào việc học của mình nên thường không bị hồi hộp. Họ đến phòng thi với tâm trạng hết sức thoải mái. Tuy nhiên, nhìn mọi người xung quanh áp lực, căng thẳng khiến họ bị ảnh hưởng. Tính chất của kỳ thi bị nghiêm trọng hóa lên, điều này dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực.

– Do tính chất quan trọng của kì thi: Các sĩ tử thường bị lo lắng do buổi thị họ tham gia có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng. Ví dụ như vào các kỳ thi tuyển sinh, hay kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia- đây là những kỳ thi đặc biệt quan trọng, nên nhiều người dễ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi. Có học sinh chia sẻ rằng: “đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, bạn áp lực vô cùng. Đến phòng thi, đợi vào thi mà vô cùng lo sợ. Cảm giác như gánh cả tương lai trên vai”. Tâm lý không vững vàng, cộng hưởng với tính chất nghiêm trọng của kỳ thi, khiến ta bị rơi vào trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.

– Do áp lực từ gia đình và nhà trường: Phụ huynh và thầy cô thường đặt nhiều kỳ vọng lên con em của mình. Đặc biệt, ở Việt Nam, thi cử được xem là thước đo để đánh giá năng lực của người học. Vậy nên, gia đình và nhà trường luôn muốn con em mình phải nỗ lực hết mình, muốn họ đạt được kết quả cao. Mục đích của sự kỳ vọng, thúc ép học hành từ phía cha mẹ và thầy cô, là muốn ta cố gắng, đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Song vô hình chung, điều này gây ra áp lực cho người học, khiến họ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng và trước khi thi.

3. Tác hại của hộ hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:
✏️Hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi mang đến những tác hại cụ thể như sau:

– Khiến người học không hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Hồi hộp, lo lắng khiến tinh thần của con người ta không thoải mái, đầu óc không đủ thư thái, minh mẫn để đưa ra kết quả đúng nhất cho từng bài thi. Thực tế cho thấy, những người này có xu hướng coi các kỳ thi là đe dọa và phản ứng với những phản ứng cảm xúc mãnh liệt, khiến việc tập trung trở nên khó khăn.

– Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người học: Thi cử là thước đo đánh giá năng lực của người học. Ngoài những cuộc thi có tính chất đặc biệt quan trọng (thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia), thì những kì thi đánh giá năng lực của người học diễn ra hết sức thường xuyên. Vì vậy, việc căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến sức khỏe của người học bị ảnh hưởng. Người học sẽ mắc phải những căn bệnh xuất phát từ việc hồi hộp, căng thẳng như: Viêm loét dạ dày, đau mắt, các bệnh liên quan đến tim…Hiện nay, số lượng học sinh, sinh viên nhập viện do áp lực mệt mỏi ngày càng tăng cao. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng sức khỏe của giới trẻ hiện nay. Mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do áp lực học tập, sự căng thẳng, hồi hộp, lo lắng tại các kỳ thi.

– Như đã phân tích ở trên, thi cử là thước đo đánh giá năng lực của người học. Việc người học bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi khiến kết quả của họ không đạt được như mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước nhà. Ví dụ: Một học sinh học rất giỏi, rất có năng lực nhưng thường bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi. Gia đình học sinh này không có điều kiện. Bạn muốn thi vào trường an ninh để gia đình không phải lo chi phí học tập cho mình. Vào đợt thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, do áp lực, căng thẳng, học sinh này không đạt được kết quả tốt nên không đỗ vào trường đại học như ý (do vậy không bố mẹ được tạo điều kiện cho học tiếp). Như vậy, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp trước khi thi đã gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nhân lực của nước nhà.

4. Cách giảm hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:

– Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức. Khi kiến thức được nạp đầy đủ, khi vào thi, ta sẽ có cảm giác tự tin. Từ đó, tâm lý căng thẳng, lo lắng sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

– Tin vào năng lực của bản thân. Như đã phân tích ở trên, tự ti là nguyên nhân chính dẫn tình trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi. Vì vậy, ta phải tin vào năng lực của chính mình, tự tin. Chỉ khi tự tin thì dù trong bất kỳ tình huống nào, người học vẫn bình tĩnh, đối mặt với kỳ thi một cách ung dung và nhẹ nhàng nhất.

– Thư giãn, bình ổn cảm xúc bằng cách làm những việc mình thích. Nếu lo lắng, người học có thể trấn an bản thân bằng những suy nghĩ tích cực, làm một số công việc để quên đi căng thẳng: Nghe nhạc, xem phim, đọc chuyện, nói chuyện với bạn bè,…Cách để quên đi việc mà mình lo lắng là làm một công việc khác. Nếu chỉ mải mê chạy theo những suy nghĩ tiêu cực thì trạng thái căng thẳng hồi hộp, lo lắng sẽ ngày càng lớn. Vậy nên, khi lo lắng, ta hãy tìm cho mình những hoạt động thực tế khác để xoa dịu cảm xúc và tâm trạng của chính mình.

– Không được tự tạo áp lực cho mình. Mỗi kỳ thi là quan trọng. Tuy nhiên, người học không nên tạo áp lực cho bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực, nghiêm trọng hóa mọi vấn đề lên. Chỉ cần suy nghĩ đơn giản, nhẹ nhàng tiếp nhận thì tinh thần sẽ thoải mái. Chỉ khi thoải mái thì cảm xúc mới ổn định, tinh thần minh mẫn để nhìn nhận mọi việc. Lúc đó, những hồi hộp, lo lắng cũng sẽ được giảm bớt.

– Chăm sóc, nâng cao sức khỏe của bản thân. Ta cần nâng cao sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ. Bên cạnh đó, cần ăn ngủ đúng giờ. Sức khỏe dẻo dai, ổn định, thì tinh thần sẽ thoải mái. Từ đó, căng thẳng, hồi hộp, lo lắng sẽ được giảm thiểu.

- - - - - - - - - - - - - - -
Nguồn: luatduonggia.vn

Want your school to be the top-listed School/college in Hue?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Website

Address

Hue

Other Educational Consultants in Hue (show all)
Luyện thi Đại học Tiếng Anh - Huế Luyện thi Đại học Tiếng Anh - Huế
Kiệt 11 Lê Hữu Trác, Huế
Hue

Với giáo viên: Thạc sĩ phương pháp giảng dạy tiếng Anh hơn 10 năm dạy luyện thi tại Huế.

Ms Yen English since 2010 Ms Yen English since 2010
12 Nguyễn Văn Tuyết, Phường Thuận An, Thành Phố Huế
Hue, 53000

🌈 FLY HIGH WITH ENGLISH 🌈

JURA Kindergarten JURA Kindergarten
48 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh
Hue, 530000

JURA kindergarten

Cô Tuyết - Du học & XKLĐ ICO Huế Cô Tuyết - Du học & XKLĐ ICO Huế
CM1-12A Khu đô Thị Eco Garden, P. Thuỷ Vân, Tp. Huế
Hue

Miễn học, quy đổi NNKC B1 cho SV ĐH Huế Miễn học, quy đổi NNKC B1 cho SV ĐH Huế
116 Trường Chinh
Hue

Chuyền đào tạo, giảng dạy, luyện thi NNKC Tiếng Trung B1, B2 tại Huế

Du học Anh Minh - Tư vấn Du học Nhật Bản tự túc tại Huế Du học Anh Minh - Tư vấn Du học Nhật Bản tự túc tại Huế
103 Chi Lăng, Huế, Thừa Thiên Huế
Hue, 49000

Chuyên du học Nhật Bản Dạy tiếng Nhật du học, tiếng Nhật đi làm Làm hồ sơ visa du lịch, thăm thân, công việc tại Nhật Bản

Superbrain VN - Nhượng quyền kinh doanh toán trí tuệ mầm non Thừa Thiên Huế Superbrain VN - Nhượng quyền kinh doanh toán trí tuệ mầm non Thừa Thiên Huế
Đường Hà Nội, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Hue, 530000

Superbrain VN - Nhượng quyền kinh doanh toán trí tuệ mầm non Thừa Thiên Huế đem đ?

Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học Huế ICP Trung Tâm Ngoại Ngữ -Tin Học Huế ICP
2/54 An Dương Vương
Hue

HUE ICP- ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ NĂNG LỰC 6 BẬC/ CHỨNG CHỈ CNTT

Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin Học -Cam Kết Đầu Ra Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin Học -Cam Kết Đầu Ra
2/54 An Dương Vương, TP Huế
Hue, 53000

TRUNG TÂM TIN HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC HUẾ ICP

Trung tâm Đào tạo Ngoại ngữ và Kỹ năng Tin học Huế ICP Trung tâm Đào tạo Ngoại ngữ và Kỹ năng Tin học Huế ICP
2 Kiệt 54 An Dương Vương, An Cựu, Thành Phố Huế
Hue

HỖ TRỢ ÔN TẬP-LUYỆN THI TIẾNG ANH, TIẾNG PHÁP A2,B1,B2 VÀ TIN CHUẨN CNTT Liên Hệ:0373680113(C. Quỳnh)

Huế - Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin Học ICP Huế - Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin Học ICP
54 An Dương Vương, Phường An Cựu, Thành Phố Huế
Hue, 52000

Ôn Tập - Luyện Thi Ngoại Ngữ Năng Lực 6 Bậc Thi & Cấp Chứng Chỉ Ứng Dụng Chu

Ngoại ngữ We Share - Trung tâm đào tạo Tiếng Nhật Ngoại ngữ We Share - Trung tâm đào tạo Tiếng Nhật
Lô B41, Đường Số 10, Khu Đông Nam Thủy An
Hue, 49000