XGYM CÁI BÈ

XGYM CÁI BÈ

Sức khỏe là vàng Giá tháng
220k

19/11/2022
25/02/2021

Nhìn thôi đã nóng người rồi 😁

Photos from XGYM CÁI BÈ's post 25/02/2021

Chương trình khai Xuân: "TẶNG ngay cho khách hàng li xi 50k khi đăng ký mua full set."
Quần đạp gót siêu hiếm: 295k
Áo Bra: 160k
Size: M,L
Một màu vàng rực
Chương trình được áp dụng khi hết sản phẩm này

27/10/2020

"MỠ" có thật sự là kẻ thù của ta????
“Đại dịch” thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2 đã làm cho chúng ta và ngay cả giới khoa học nói riêng có cái nhìn không tốt về tế bào mỡ. Các từ như “mỡ”, “chất béo”, “mập”,… làm con người ám ảnh tới mức mặc định đó là kẻ thù của sức khỏe mặc dù trước đây vài chục năm thì mỡ và một cơ thể hơi mũm mĩm lại là một niềm mơ ước của bao người vì đó là dấu hiệu của giàu sang, sung túc.
Vai trò: ngoài vai trò dự trữ năng lượng, giữ ấm, bảo vệ cơ thể, mô mỡ còn hoạt động như là một cơ quan miễn dịch và nội tiết qua việc tiết ra một số enzyme, các yếu tố tăng trưởng, hormone và cytokine… giúp cơ thể duy trì ổn định năng lượng.
Một cách ngắn gọn chúng ta có thể hiểu đơn giản:
💥Hãy tưởng tượng tế bào mỡ là quả b**g bóng bên trong chứa mỡ.
💥Khi bạn tăng cân, quả b**g bóng được bơm thêm nhiều mỡ hơn sẽ phình to lên (tăng kích thước). Nếu chế độ ăn của bạn vẫn tiếp tục dư thừa năng lượng thì khi tăng kích thước đến một mức độ nhất định các quả bóng sẽ diễn ra quá trình tăng số lượng (nghĩa là số lượng tế bào mỡ tăng lên –).
💥Ngược lại khi bạn giảm cân, mỡ sẽ được rút ra ngoài tế bào mỡ NHƯNG số lượng tế bào mỡ thì không giảm. Bạn giảm mỡ nhưng không giảm tế bào mỡ.
💥Phẫu thuật giảm béo (bariatric surgery, ví dụ cắt một phần dạ dày với mục tiêu làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể): cơ chế tương tự như trên quả bóng xẹp nhưng không giảm số lượng.
💥Phẫu thuật hút mỡ có thể giúp giảm tế bào mỡ nhưng đây là phẫu thuật đắt tiền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng! Bên cạnh đó thật không may các tế bào mỡ thường sẽ khôi phục lại trong vòng 1 năm.
💥Có lẽ vì tế bào mỡ có nhiều vai trò quan trọng như vậy mà tạo hóa trao cho tế bào mỡ khả năng phát triển nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Nếu nhìn lại dòng lịch sử của từ xa xưa đến cách đây vài chục năm chiến lược sinh tồn của con người đó chính là năng lượng. Chỉ vài chục năm gần đây phần lớn nhân loại mới tiếp cận được nguồn thức ăn dồi dào, khi đó thừa cân béo phì mới trở thành vấn đề thời sự còn hàng ngàn năm trước con người luôn vật lộn mới có thực phẩm để sinh tồn. Do đó mặc dù đã qua thời kỳ đói ăn nhưng cơ thể con người được thiết kế để tận dụng tối đa năng lượng và tích trữ nguồn sống ngay khi có điều kiện với mục tiêu là tồn tại.
Mong các bạn đọc xong sẽ bớt ác cảm với các tế bào mỡ vì không có chúng cơ thể con người không thể tồn tại. Bạn thừa cân, béo phì chỉ một số ít thật sự là do bệnh lý di truyền, nội tiết còn phần lớn là do thói quen ăn uống dư thừa năng lượng đi kèm cuộc sống quá ít vận động.
=>>>Vậy tại sao không đi tập thể dục để tăng cường sức khỏe, vừa ăn ngon lại có một cơ thể săn chắc, khi bạn tăng cường tập thể dục là đã làm giảm đi khối lượng của tế bào mỡ rồi đấy

19/10/2020

🏃 5 LỢI ÍCH CỦA HÍT ⁉️

Bạn hẳn đang tự hỏi, “HÍT” là gì, có phải là đang nói về việc “HÍT THỞ” hàng ngày? Mặc dù việc hít thở đúng cũng sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời, nhưng hôm nay HT muốn chia sẻ về một “HÍT” khác, đó là “HIIT” – viết tắt của “High Intensity Interval Training”, dịch ra là tập luyện ngắt quãng cường độ cao. Đây là một hình thức cardio hiệu quả, đem lại nhiều tác dụng lớn cho người tập luyện. Hôm nay,xin giới thiệu 5 lợi ích vượt trội của HIIT mà nhiều bạn có thể chưa biết 😄

👍 NHIỀU CALORIES HƠN TRONG THỜI GIAN NGẮN HƠN

Bằng việc tập luyện với cường độ cao hơn, HIIT cho phép bạn đốt nhiều calories hơn trong cùng một khoảng thời gian, hay đốt cùng một lượng calo trong thời gian ngắn hơn khi so sánh với các hình thức tập luyện khác.

Một nghiên cứu năm 2015 so sánh giữa tập luyện kháng lực, đạp xe, chạy bộ và tập luyện ngắt quãng cường độ cao ở nam giới trong thời gian 30 phút. Các chỉ số được đo bao gồm tổng lượng calo tiêu thụ, nhịp tim và RPE. Kết quả cho thấy sự vượt trội của HIIT ở tất cả các chỉ số, trong đó lượng calo sử dụng cao hơn 25 - 30% so với các hình thức tập luyện khác.

Trong nghiên cứu, HIIT được thực hiện với 20s tập hết sức, sau đó là 40s nghỉ. Điều này phản ánh rằng thời gian tập luyện của HIIT chỉ bằng 1/3 so với đi bộ hay đạp xe.

Trên thực tế, một lần tập HIIT sẽ chỉ kéo dài khoảng 10 – 20’. Ngoài sự thật bạn đã tiêu thụ một lượng calo tương đối trong thời gian đó, và trừ khi bạn là một người tập với trình độ cao, bạn khó mà “sống sót” sau 20’ dốc hết sức mình.

🔥 HIIT CHO PHÉP BẠN ĐỐT MỠ TỐT HƠN

Với tập luyện gián đoạn, bạn sẽ không chỉ đốt mỡ trong thời gian tập luyện, do hiện tượng EPOC (excess post exercise oxygen consumption), trao đổi chất của bạn sẽ được đẩy cao một thời gian dài sau khi kết thúc tập luyện, có thể lên đến 38 giờ (Schuenke et al., 2002). EPOC cũng sẽ làm tăng hormone tăng trưởng và noradrenaline, cả hai đều phá vỡ chất béo dự trữ trong cơ thể và sử dụng nó làm nhiên liệu, giúp bạn loại bỏ lớp mỡ cứng đầu.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học so sánh 2 nhóm: nhóm nam giới quá cân tập luyện HIIT 3 lần một tuần, mỗi lần 20’, trong 12 tuần và nhóm không tập luyện. Kết quả cho thấy nhóm tập luyện giảm nhiều hơn 1.5kg so với nhóm không tập, đặc biệt giảm 2kg tổng trọng lượng mỡ dù chưa có sự thay đổi nào về chế độ ăn. Đặc biệt hơn, nhóm tập luyện giảm được 17% lượng mỡ nội tạng, loại mỡ gây nhiều nguy hiểm đối với cơ thể.

💪 BẠN CÓ THỂ TĂNG CƠ KHI TẬP HIIT

Trái ngược với cường độ tập luyện thấp trong thời gian dài, điều mà không có nhiều tác dụng trong việc tăng cơ, HIIT với cường độ cao, lực kháng lớn còn có thể đóng góp vào quá trình phát triển cơ bắp của bạn.

Bạn có thể tùy chọn các động tác để phát triển nhóm cơ mà bạn mong muốn. Trong khi các bài tập như chạy nước rút, jump squat, glute bridge giúp bạn phát triển phần thân dưới, phần thân trên sẽ được hưởng lợi từ việc tập burpee, chống đẩy hay thruster.

Cần chú ý rằng việc phát triển cơ bắp này chỉ xảy ra chủ yếu ở các bạn mới bắt đầu tập luyện. Với những người tập lâu năm, tập luyện kháng lực vẫn là “tiêu chuẩn vàng” cho việc phát triển cơ bắp.

💗 GIẢM NHỊP TIM VÀ HUYẾT ÁP

HIIT còn đem đến nhiều tác dụng to lớn cho sức khỏe tổng thể. Tập HIIT có thể giúp bạn giảm nhịp tim lúc nghỉ cũng như huyết áp, đặc biệt đối với các bạn đang quá cân - những người thường có huyết áp cao

Một số nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng HIIT giúp giảm huyết áp nhiều hơn các bài tập với cường độ trung bình thường được áp dụng.

🔶 GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT

Một báo cáo tổng hợp 50 nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng HIIT không chỉ giúp giảm lượng đường huyết mà còn cải thiện tình trạng kháng insulin tốt hơn việc tập luyện liên tục thông thường (Jelleyman et al., 2015).

Dựa trên thông tin này, ta có thể rút ra rằng tập luyện HIIT có thể đặc biệt có lợi đối với các bạn có nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

Thực tế, đã có một số thí nghiệm ở những người bị tiểu đường loại 2 cho thấy hiệu quả của HIIT trong việc cải thiện tình trạng đường huyết (Shaban et al., 2014).

🔶 KẾT LUẬN

Trên đây là 5 lợi ích tuyệt vời của HIIT đối với người tập luyện. Nếu như bạn đang muốn giảm mỡ, hay bạn chán việc phải dành quá nhiều thời gian trên chiếc máy đi bộ, hãy thử tập HIIT, mình tin bạn sẽ bất ngờ với kết quả nhận được.

13/10/2020

HÃY BIẾT YÊU THƯƠNG BẢN THÂN NHIỀU HƠN KHI CÒN CÓ THỂ❤️❤️❤️
😵 STRESS - THỦ PHẠM TIỀM ẨN GÂY BÉO ⁉️

Stress là 1 điều tự nhiên không thể tránh khỏi của cuộc sống, gây áp lực cho chúng ta về mặt tinh thần hay thể chất. Bị chó đuổi, sắp trễ deadline, sếp hối công việc mỗi ngày, cãi nhau với người yêu, tăng tạ hay thậm chí ăn kiêng đều làm tăng các hormone stress. Việc để cơ thể bị stress lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng, chức năng miễn dịch và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Về cơ bản, các hormone stress không có lỗi, chúng bảo vệ cơ thể trước thử thách và nguy hiểm. Adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng cung cấp năng lượng. Cortisol tăng giải phóng glucose vào máu, tăng cường khả năng sử dụng glucose của não và làm chậm lại các chức năng không cấp bách như tiêu hóa, sinh sản. Những hoạt động này có ích đối với trường hợp khẩn cấp, stress ngắn hạn. Nhưng khi tác nhân gây stress không được điều hòa, ức chế (giảm bớt công việc, thâm hụt năng lượng ít lại, deload có kế hoạch v.v) thì chúng ta sẽ phải đối mặt với những hệ quả của stress mãn tính dưới đây:

🔶 Stress gây tăng cân, béo phì

Trong khi một số người lo âu, áp lực đến sút cân thì có những người tăng cân không kiểm soát vì stress. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhạy cảm với stress (cortisol tăng dễ dàng) có xu hướng ăn để giảm stress nhiều hơn những người ít đáp ứng với stress. Thực phẩm được chọn thường là đồ ngọt. Cortisol có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác thèm ăn và gián tiếp bằng cách điều chỉnh các hormone khác và các yếu tố phản ứng với căng thẳng được biết là kích thích sự thèm ăn. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tăng cân béo phì nếu stress không được kiểm soát, từ đó tăng nguy cơ các bệnh mãn tính do béo phì.

Cortisol cũng được cho là có liên quan đến các rối loạn ăn uống. Gluck et al., (2004) tìm thấy nồng độ cortisol nền ở nhóm phụ nữ béo phì mắc hội chứng ăn vô độ cao hơn so với nhóm béo phì nhưng không mắc hội chứng này.

🔶 Stress làm kháng insulin, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch

Để tăng năng lượng cho cơ thể khi stress, cortisol ức chế insulin và tăng sản xuất glucose tại gan. Khi cortisol tăng kéo dài, việc ức chế này sẽ khiến tế bào giảm độ nhạy của tế bào với insulin. Trong nghiên cứu trên 211 trẻ 11-13 tuổi béo phì (có nguy cơ tiểu đường) trong 2 năm (Adam et al., 2010), độ nhạy insulin giảm đáng kể tỉ lệ nghịch với nồng độ cortisol cũng như giảm các cơ chế bù trừ cho việc kháng insulin như tăng hoạt động của tế bào Beta tụy hay tăng tiết insulin.

Trong nghiên cứu của Epel et al., (2000), nhóm phụ nữ có nồng độ cortisol cao tập trung mỡ ở bụng nhiều hơn. Cortisol có thể huy động chất béo từ nơi dự trữ và tái phân bổ đến các tế bào mỡ nội tạng. Ngoài ra, các tế bào mỡ nội tạng có nhiều thụ thể cortisol hơn mỡ dưới da. Mỡ nội tạng đã được chứng minh tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường.

🔶 Stress ức chế hệ thống miễn dịch

Cortisol có chức năng giảm viêm trong cơ thể đối với stress cấp tính, nhưng về lâu dài, những nỗ lực giảm viêm này khiến hệ miễn dịch bị "lờn", làm giảm số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch . Một hệ thống miễn dịch không được kiểm soát với tình trạng viêm không suy giảm có thể dẫn đến vô số vấn đề: tăng nhạy cảm với cảm lạnh và các bệnh khác, tăng nguy cơ ung thư, xu hướng phát triển dị ứng thực phẩm, tăng nguy cơ mắc các loại vấn đề về đường tiêu hóa và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn.

🔶 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TĂNG HORMONE STRESS MÃN TÍNH

Như vậy, chúng ta không chỉ cần deload trong tập luyện mà cũng cần deload trong cuộc sống.

Một số cách kiểm soát stress lành mạnh bao gồm:

🔹 Xác định các tác nhân gây stress và tìm cách hạn chế hoặc giảm tiếp xúc

🔹 Tập luyện
Làm tăng hormone endorphins giúp bạn thấy tích cực hơn
Cải thiện độ nhạy insulin giúp giảm các tác động tiêu cực của stress
Giúp kiểm soát cân nặng

🔹 Xây dựng 1 chế độ ăn giảm viêm
Giảm các thực phẩm có GI cao
Hạn chế mỡ động vật
Tăng cường chất béo tốt (omega-3, quả bơ, hạt, cá hồi v.v)
Đảm bảo đủ chất xơ từ rau củ
Hạn chế bia rượu

🔹 Tăng chất lượng giấc ngủ
🔹 Tập thư giãn với yoga, thiền, viết nhật kí
🔹 Củng cố các mối quan hệ bạn bè
🔹 Xây dựng thái độ sống tích cực

10/10/2020

Mỗi ngày thức dậy được làm công việc mình thích, đó mới là cuộc sống
1:1

CÁI BÈ

Photos from XGYM CÁI BÈ's post 12/02/2019

Khai tạ đầu năm
Clb xgym chính thức đi vào hoạt động sau cuộc vui tết nguyên đán
Đề nghị các ace hội viên trở lại phòng tập để tránh tình trạng mỡ lên.

Telephone

Website

Address

398 Khu 3 Thị Trấn Cái Bè
My Tho