Bé khỏe Mẹ vui - Nguyễn Sen
Chia sẻ kiến thức thực Tế và giải pháp tốt nhất chăm sóc sức khỏe cho Bé v?
Ôi, giá mà ngày trước sinh xong mình biết đến sữa này!
Hai lần sau sinh mình đều uống sữa nghệ, cứ pha sữa ông Thọ với tinh nghệ uống mấy tháng đầu trong cữ, sữa thơm, con lớn mà da mẹ trắng đẹp, nhưng phải cái uống sữa ông Thọ mẹ hơi mập!🤣🤣
Nay trên BCA có sữa nghệ dành cho mẹ sau sinh, lợi sữa, lại giúp mẹ đẹp da mau về dáng!
Không lẽ lại làm tập nữa nhỉ!??😛😛😛
ĂN GÌ ĐỂ ĐỦ SỮA CHO CON NHƯNG NHANH LẤY LẠI VÓC DÁNG ?
Đây có lẽ là trăn trở của tất cả các mẹ bỉm sữa sau sinh. Mẹ hãy thử ngay 2 ly mỗi ngày đển cảm nhận sự khác biệt chỉ sau 1 tuần.
có chứa tinh chất Curcumin giúp làm lành vết thương rất nhanh,đẩy sản dịch, ứ huyết, máu xấu còn đọng lại trong tử cung, nhanh chóng làm lành vết thương, hạn chế để lại sẹo sau sinh mổ
Sự kết hợp của Nano nghệ, phôi mầm đậu nành, Collagen giàu chất chống oxy hóa, phá hủy các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương và bảo vệ làn da khỏe mạnh. Đối với phụ nữ mắc bệnh chàm, da xỉn màu thì thói quen uống 2 ly sữa nghệ mỗi ngày sẽ giúp tái tạo làn da, làm mờ vết thâm nám
Cải thiện nội tiết tố, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da, giúp trẻ hóa làn da, chống chảy xệ, giúp da săn chắc, hồng hào, mịn màng, tươi trẻ
Củng cố hệ miễn dịch của bà mẹ bị tổn hại trong lúc sinh con, giúp hồi phục nhanh hơn, đồng thời nhanh chóng giảm phần trọng lượng cơ thể tăng trong thời gian mang thai. Giúp ngăn ngừa vàng da cho trẻ.
Phôi mầm đậu nành giúp kích thích sản sinh sữa và tăng dưỡng chất trong sữa mẹ cho mẹ sau sinh.
Mẹ KHỎE ĐẸP – con LỚN KHÔN cùng 2 ly mỗi ngày
Sản phẩm với nguyên liệu nhập khẩu từ ĐỨC
Được các các sĩ Sản Nhi tại các bệnh viện lớn khuyên dùng!
Món cháo giúp bé yêu tăng miễn dịch, tốt tiêu hóa, chắc xương
Trộm vía, con biếng ăn khủng khiếp khiến mẹ stress nặng, uống nhiều loại siro lắm rồi mà không ăn thua, may sao gặp siro ăn ngon Baby plus nhà em, bé tăng hẳn 1kg!
Ngày 3 bữa ăn 3 chén, vui vui còn oánh thêm 220ml sữa!
Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 tháng
Mẹ bổ sung thêm để con tăng cân tự nhiên nha
Dấu hiệu, Nguyên nhân và giải pháp cho trẻ biếng ăn, các mẹ cùng xem nhé
trên sóng đài Truyền hình Vĩnh Long
Con biếng ăn vì thiếu các vi chất cần thiết như Lysin, Taurin, Kẽm, các axitamin, khiến cho vị giác của con kg cảm nhận được vị ngon của thức ăn, dẫn đến tiêu hóa kém, không hấp thụ đc thức ăn! Vậy nên mẹ cần bổ sung ngay các vi chất còn thiếu cho con để bé hết biếng ăn, tăng cân tự nhiên nha mẹ!
Mẹ cứ đau đầu nấu món ăn cho con, đây là gợi ý nha, con ăn hao cơm lắm đấy!
Những dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu kẽm nghiêm trọng, mẹ cần bổ sung ngay!
Vì sao con biếng ăn? Ba mẹ cùng xem nguyên nhân bé biếng ăn từ đâu nhé!
Mẹ bỏ túi top 15 thực phẩm cực tốt cho tiêu hóa và giúp con nhanh tăng cân này nha!
3 thời điểm vàng trong ngày mẹ cho con uống sữa để bé nhanh tăng cân, mẹ đã biết chưa?
Bé không muốn ăn cơm, tại sao mẹ không thử món này cho bé nhỉ? Đảm bảo bé mê tít cho xem
THỰC ĐƠN CƠM NÁT DINH DƯỠNG CHO BÉ 9- 14 THÁNG 🍌🥕🥦
Các mẹ có con trong độ tuổi tập ăn cơm nát lưu về nhé, thực đơn không những đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải bày trí bắt mắt mới kích thích trẻ ăn ngon nè!
Đẹp xuất sắc, từ trong ra ngoài. Từ ngoại hình đến chất lượng. Bé nào cũng bị MÊ ngay từ lần đầu tiên. Có Siro ăn ngon mẹ không sợ bé BIẾNG ĂN, gầy nhom, đề kháng kém, hay ốm vặt. Hấp thụ kém rồi nha❤️
Con các mẹ có bao giờ vét cơm ăn thế này chưa?
NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY BÉ ĐANG THIẾU KẼM
Nếu bé nhà bạn đang có những biểu hiện như chán ăn, chậm phát triển về trí não cũng như thể lực, suy dinh dưỡng, có các bệnh về da, niêm mạc… thì đã đến lúc bạn nên xem lại khẩu phần ăn của bé rồi đấy! Bạn nên tăng cường thêm những món như sữa, thịt bò, trứng, cá, đậu nành, tôm đồng… vào thực đơn hàng ngày của con. Đối với những bé nhỏ thì bạn nên duy trì việc cho con bú vì hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ dễ hấp thu hơn trong sữa bò. Ngoài ra, để tăng cường hấp thu kẽm, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho bé.
Dưới đây là bảng tham khảo thành phần kẽm có trong một số loại thực phẩm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chế biến thức ăn cho bé!
4 MẸO NHỎ NUÔI CON KHỎE MẠNH MẸ NÊN BIẾT
Cho một ít muối magiê vào chậu tắm của con yêu
Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ thường bị thiếu hụt magiê – nguyên tố có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ. Hơn thế nữa, nguyên tố này còn giúp bé giữ nhịp tim ổn định, khỏe mạnh và củng cố hệ miễn dịch. Vì thế, cách nuôi con khỏe lúc này là mẹ có thể bổ sung magiê cho bé thông qua các món ăn hằng ngày như đậu hũ, ngao, sò, bông cải tươi, rau chân vịt, bánh mì nguyên cám… Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là cho một ít muối biển vào chậu tắm của bé. Lý giải cho điều này là do nguyên tố magiê có thể được hấp thụ qua da một cách dễ dàng, đồng thời khi tắm với một ít muối sẽ giúp thiên thần nhỏ của mẹ thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều muối hoặc tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước pha muối thường xuyên vì có thể làm da bé bị khô.
Cách nuôi con khỏe
Chăm sóc trẻ sơ sinh cần rất nhiều sự kiên nhẫn, tỉ mỉ
Tránh tiếp xúc với ánh sáng khi cho bé ngủ
Những vật dụng nhỏ và lặt vặt khi chăm sóc trẻ sơ sinh thường là lý do cho thói quen bật đèn khi con ngủ của các mẹ. Thêm vào đó, một số chị em lại cho rằng đèn sáng sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý được các tình huống xấu có thể xảy ra khi bé ngủ. Tuy nhiên, đó lại là thói quen xấu và gây nhiều tác hại đến sức khỏe của thiên thần nhỏ đấy, các mẹ ạ! Việc sử dụng đèn khi con ngủ, thậm chí là đèn ngủ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của bé. Vì khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại để đôi mắt bên trong có thể hoàn toàn nghỉ ngơi và thư giãn. Ánh sáng nhân tạo sẽ làm đôi mắt của con tiếp tục hoạt động dẫn đến tình trạng cơ mi không được nghỉ ngơi đúng cách. Điều này sẽ gây thiệt hại về lâu dài cho võng mạc và sự phát triển tầm nhìn của các thiên thần nhỏ.
Bên cạnh đó, thói quen xấu này của mẹ còn gây ra những tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của bé yêu. Một quan niệm sai lầm mà nhiều mẹ thường mắc phải là quá chú tâm chế độ ăn uống mà đã vô tình “ngó lơ” tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé. Mẹ có biết rằng sự tăng trưởng của con cưng vẫn tiếp diễn trong khi bé ngủ? Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ sự phát triển của não bộ cho trẻ. Việc bật đèn khi con ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ của con không được sâu, đồng thời cản trở các hormone tăng trưởng tiết ra trong quá trình ngủ. Điều này sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của các thiên thần nhỏ.
Vì thế, ngoài việc tắt hết đèn khi con ngủ, các mẹ cũng nên ngưng sử dụng laptop và những thiết bị phát ra ánh sáng xanh hay đỏ để quá trình sản xuất hormone tăng trưởng diễn ra bình thường.
Khuyến khích bé vui chơi với thế giới bên ngoài
Hiện nay, với nhịp sống bận rộn, một số gia đình thường thích để con chơi trong nhà với những bộ đồ chơi đã được kiểm duyệt vệ sinh. Việc khuyến khích con ra ngoài tiếp xúc với môi trường tự nhiên thường không được nhiều mẹ ủng hộ vì sợ con dễ nhiễm khuẩn hay bị côn trùng cắn.
Hiện nay, cách nuôi con khỏe mạnh được các chuyên gia khuyến khích là hãy cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài như đi chân trần hay nghịch bùn đất. Điều này sẽ rất tốt cho quá trình nâng cao nhận thức của não bộ ở trẻ, đồng thời có hiệu quả trong việc cải thiện tâm trạng cho con yêu. Theo một số nghiên cứu cho thấy những hợp chất tự nhiên có trong đất sẽ làm gia tăng mức độ serotonin – giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bé sơ sinh. Ngoài ra, khi được khuyến khích ra ngoài chơi, các thiên thần nhỏ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn tự nhiên có tác dụng tăng sức đề kháng với bệnh tật và giúp giảm nguy cơ mắc các chứng dị ứng hay hen suyễn.
Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo như các mẹ đã biết, việc tắm nắng đúng cách rất tốt cho con yêu vì sẽ giúp da bé tổng hợp vitamin D. Loại vitamin này sẽ được tổng hợp 80% nhờ việc tắm nắng và 20% là do chế độ ăn uống hằng ngày của các thiên thần nhỏ. Nếu bị thiếu vitamin D, trẻ thường dễ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, đa sơ cứng hay sẽ xuất hiện các triệu chứng biếng ăn, chậm mọc răng, rụng tóc, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm…
Khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mẹ cũng cần chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát và tuyệt đối tránh những nơi nhiều gió lùa hay ánh sáng mặt trời quá gay gắt. Cách nuôi con khỏe mạnh này không chỉ giúp các thiên thần nhỏ của mẹ được cung cấp lượng vitamin D cần thiết mà còn nối gần khoảng cách giữa bé và các thành viên trong gia đình.
VÌ SAO TRẺ BIẾNG ĂN??
Biếng ăn có nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:
1 Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,...
2. Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh
Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,... đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,... sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),... thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.
Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.
3 Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,... trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.
4 Yếu tố tâm lý
Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,... sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.
Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài
Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.
Biếng ăn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên xác định và khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Các mom có con từ 1-3 tuổi xem con mình đã đủ chiều cao và cân nặng chưa này
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA BA MẸ KHI CHO CON 'ĂN DẶM'
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, từ khi bắt đầu ăn dặm đến lúc cai sữa là giai đoạn trẻ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nhất. Do đó thời điểm ''ăn dặm'' là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ăn dặm không đúng cách sẽ dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn.
Tại sao tôi cho con 'ăn dặm' rất nhiều và thay đổi các món liên tục mà con vẫn không tăng cân?
!? Tôi có nên nêm gia vị khi chế biến các món ăn dặm cho con, vì không nêm gia vị nhạt nhách sao con ăn?
!? Mỗi ngày tôi chỉ nấu 1 món rồi khi nào cho con ăn thì lấy ra hâm lại.
...
Rất nhiều sai lầm của ba mẹ trong việc chế biến các món ăn dặm cho con đã vô tình khiến trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn, chậm lớn hay thậm chí là suy dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, từ khi bắt đầu ăn dặm đến lúc cai sữa là giai đoạn trẻ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nhất. Do đó thời điểm ''ăn dặm'' là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi ăn dặm hãy cùng xem đoạn phỏng sự dưới đây để kịp thời tránh ngay những sai lầm phổ biến và lắng nghe những lời khuyên hữu ích của Thạc sĩ. Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus, để việc ăn dặm của con không là nỗi ám ảnh của gia đình và con cũng đồng thời được 'enjoy' với việc ăn dặm của chính mình ba mẹ nhé.
THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP BÉ TĂNG CÂN
Mẹ sẽ không cần “vắt óc nghĩ món ăn” để con “bớt còi” nữa vì đã có thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân siêu đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đủ 4 chất vitamin - tinh bột - đạm - béo dưới đây cứu cánh mỗi ngày!
Nguyên nhân và cách phát hiện trẻ chậm tăng cân ở giai đoạn vàng 1-3 tuổi
Cách phát hiện trẻ chậm tăng cân
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng chọn giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm vàng quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện các chỉ số thể chất như chiều cao, trí tuệ và cân nặng. Dưới đây là bảng chuẩn tăng trưởng của WHO cho trẻ từ 1-3 tuổi bố mẹ có thể tham khảo và lấy đó làm mốc để biết con có chậm tăng cân hay không.
Ngoài ra, một số kinh nghiệm dân gian hữu ích dưới đây cũng được nhiều cha mẹ áp dụng để sớm phát hiện và cải thiện ngay khi trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, biếng ăn, biếng bú.
- Ăn nhiều nhưng cơ thể không thay đổi (không hấp thu) hoặc ăn quá ít (biếng ăn).
- Không đạt các mốc phát triển ngồi - nói - lật - lăn như các bé khác.
- Tránh nhìn trực diện vào người bên cạnh.
- Thờ ơ với xung quanh, không chú ý.
- Hay cáu kỉnh, khóc lóc.
Nguyên nhân tại sao trẻ lại không tăng cân
Điểm danh lý do thường gặp khiến trẻ tăng cân chậm liên quan đến 4 yếu tố sau:
Chế độ dinh dưỡng
- Trẻ thiếu 1 trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng (đạm - tinh bột - chất béo - vitamin và khoáng chất).
- Không nạp đủ lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày.
- Chế biến và chọn thực phẩm theo tuổi sai cách.
- Bữa ăn phân bổ không đều về thời gian.
Yếu tố thuộc về cơ địa
- Hấp thu kém một số chất: Lactose, đạm.
- Bé không muốn ăn, ham chơi.
- Thói quen ăn uống xấu.
Yếu tố xã hội
- Mẹ chưa tìm hiểu đầy đủ kiến thức dinh dưỡng hoặc gia cảnh không đủ điều kiện.
- Mẹ ăn kiêng ảnh hưởng đến cho con bú.
Yếu tố về bệnh lý
- Rối loạn và các bệnh về tiêu hóa.
- Nhiễm trùng.+ Giun ký sinh.
Trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân - Mối nguy dài hạn mẹ cần cảnh giác
Suy giảm miễn dịch
Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Bệnh thường kéo dài chậm khỏi, cơ thể suy nhược khiến hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn tới tình trạng sụt cân, gầy yếu.
Đối với việc phát triển trí não, các dưỡng chất cần thiết như chất béo, sắt, Iốt, DHA, Taurine không được cung cấp đủ làm cản trở quá trình hoàn thiện của bộ não. Những biểu hiện mẹ cần biết như lờ đờ, chậm hiểu, phản xạ kém, sợ giao tiếp xã hội thường kéo theo nhiều hệ lụy sau này.
Nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng
Cân nặng không đổi, thiếu hụt chất, miễn dịch kém là những lý do khiến con bị còi xương (do thiếu canxi) và bệnh suy dinh dưỡng (thiếu chất toàn diện).
TRẺ BIẾNG ĂN PHẢI LÀM SAO? MÁCH MẸ 6 CÁCH GIÚP TRẺ HẾT BIẾNG ĂN
Bé biếng ăn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ biếng ăn phải làm sao vì tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân.
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi… Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng tránh những hậu quả trên? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng.
1. Biếng ăn là gì?
Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung (Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus), biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.
Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:
- Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…
- Tâm lý:
Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.
Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.
- Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…
- Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.
Thiếu vận động.
Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
2. Bé biếng ăn phải làm sao?
Rất nhiều bố mẹ băn khoăn nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi khi tình trạng này kéo dài, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Dưới đây là một số cách giúp trẻ hết biếng ăn đến từ ThS. BS. Lê Thị Kim Dung:
Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ
Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Không nên làm bé bị căng thẳng
Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
Khoảng cách giữa các bữa ăn
Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 - 5 tiếng bởi:
Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.
Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.
Không dùng đồ ăn làm phần thưởng
Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…
Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới
Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mê ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Bên cạnh thiết kế khẩu phần ăn của bé dựa theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết “Biếng ăn của bé xuất phát từ nguyên nhân nào?” và “nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của bé ra sao?”. Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn.
Chào mừng bạn đến với fanspage chính thức Bé Khỏe Mẹ Vui - Nguyễn Sen.
Trang chia sẻ những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho con yêu và chăm sóc sắc đẹp cho mẹ!
Nhấn theo dõi và like page để không bỏ sót thông tin và nhận được nhiều bất ngờ hấp dẫn nhé!
Videos (show all)
Contact the business
Telephone
Website
Address
Phuoc Binh