Kế Toán Dịch Vụ Quảng Ngãi
Kế Toán Dịch Vụ Quảng Ngãi đêm đến cộng đồng những chính sách thuế mới n
Nguyên tắc xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78 và Nghị định 123
5 TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN KHÔNG CẦN ĐƠN VỊ TÍNH, SỐ LƯỢNG , ĐƠN GIÁ
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123 năm 2020, hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng,
✍TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KÊ KHAI THUẾ TẠI DOANH NGHIỆP👇
✍ Bảng kê mua vào bán ra được tập hợp theo trình tự thời gian của hóa đơn theo mẫu Excel, tổng hợp kết quả (cộng) giá trị hàng hóa dịch vụ và tiền thuế của từng kỳ kê khai >> lập tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
✍ Ký điện tử, nộp tờ khai thuế xong, đợi phản hồi thư chính thức từ Tổng cục Thuế thì tiến hành in thư thông báo và bản tờ khai vừa nộp trên hệ thống (download) để lưu trữ dạng file in, đồng thời lưu trữ file mềm.
✍ Kỳ khai thuế TNCN được xác định tại tháng đầu tiên phát sinh tiền thuế TNCN phải khấu trừ và nộp, bao gồm cả thuế TNCN cho lao động có hợp đồng và không có hợp đồng.
✍Các giao dịch hành chính với cơ quan thuế bằng văn bản phải in ít nhất 2 bản. Nếu văn bản gửi nhiều bộ phận thì đảm bảo đủ số bản cho các bộ phận như “kính gửi” và 1 bản lưu tại công ty.
👏👉 Dịch vụ kế toán là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới nhằm tối ưu về nhân sự, chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó giúp công ty có thể tập trung tốt hơn vào phát triển chiến lược kinh tế
⛳️⛳️⛳️KẾ TOÁN DỊCH VỤ QUẢNG NGÃI
📞Hotline: 07 08 90 5555 - 097 179 1111
📲Link: https://ketoandichvuquangngai.com
#
Dịch vụ kế toán Quảng Ngãi – Kế toán Quảng Ngãi Tiếp nhận, xử lý thông tin, số liệu, hồ sơ sổ sách nhanh chóng, gọn lẹ, tối ưu thời gian của khách hàng.
Mọi người thắc mắc hóa đơn điện, nước, xăng dầu không tra được trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn, hôm nay mình chia sẻ cách tra cứu đối với hóa đơn không cấp mã của TCT.
B1: Đăng nhập
B2: Tra cứu/Tra cứu hóa đơn/Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào.
B3: Kết quả kiểm tra chọn "Tổng cục thuế đã nhận không cấp mã"
Đó là cách tra cứu đối với hóa đơn k cấp mã các bác nhé.
⚡️⚡️⚡️HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KẾ TOÁN VÀ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHẢI THU LÂU NĂM KHÔNG PHẢI TRẢ
Khi xuất hiện các khoản công nợ phải trả như 331, 131 dư có hoặc 3388 nếu Công ty xác định không phải trả thì Kế toán sẽ xử lý Kế toán và Thuế trong tình huống này như thế nào, tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Về xử lý Kế toán
Kế toán thu thập các bằng chứng chính mình khoản phải trả này Công ty không phải trả như Công ty nhà cung cấp đã giải thể và tập hợp toàn bộ hồ sơ gốc ban đầu chứng minh quyền sở hữu với khoản công nợ phải trả này như hợp đồng, biên bản bàn giao, hóa đơn gốc, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán… để ghi nhận vào thu nhập khác.
Bút toán hạch toán Nợ 331/Có 711. Tất nhiên ở phần thu nhập này phải đóng thuế TNDN, lưu ý không phải xuất hóa đơn GTGT và nộp thuế GTGT đầu ra. Ít người để ý, hóa đơn GTGT chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, còn những thứ khác không áp dụng.
2. Về xử lý Thuế
- Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản tương ứng với giá trị tiền hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp đã sử dụng để sản xuất thành phẩm, Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
- Về khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp khoản phải trả nhà cung cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, không thanh toán thì Công ty thực hiện kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ theo quy định. Lý do của việc này là do việc ghi nhận vào thu nhập khác không phải là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật thuế GTGT.
Xử lý sai sót hóa đơn điện tử thì bên bán và bên mua có phải bắt buộc lập văn bản thỏa thuận, ký tên, đóng dấu kèm hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế?
Câu trả lời là: Tại điểm b1 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:
“b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.”
Theo đó, việc lập Biên bản điều chỉnh là do người mua và người bán tự thỏa thuận. Trường hợp người bán đã thực hiện điều chỉnh hóa đơn thì không cần gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT.
✍TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KÊ KHAI THUẾ TẠI DOANH NGHIỆP👇
✍ Bảng kê mua vào bán ra được tập hợp theo trình tự thời gian của hóa đơn theo mẫu Excel, tổng hợp kết quả (cộng) giá trị hàng hóa dịch vụ và tiền thuế của từng kỳ kê khai >> lập tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
✍ Ký điện tử, nộp tờ khai thuế xong, đợi phản hồi thư chính thức từ Tổng cục Thuế thì tiến hành in thư thông báo và bản tờ khai vừa nộp trên hệ thống (download) để lưu trữ dạng file in, đồng thời lưu trữ file mềm.
✍ Kỳ khai thuế TNCN được xác định tại tháng đầu tiên phát sinh tiền thuế TNCN phải khấu trừ và nộp, bao gồm cả thuế TNCN cho lao động có hợp đồng và không có hợp đồng.
✍Các giao dịch hành chính với cơ quan thuế bằng văn bản phải in ít nhất 2 bản. Nếu văn bản gửi nhiều bộ phận thì đảm bảo đủ số bản cho các bộ phận như “kính gửi” và 1 bản lưu tại công ty.
👏👉 Dịch vụ kế toán là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới nhằm tối ưu về nhân sự, chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó giúp công ty có thể tập trung tốt hơn vào phát triển chiến lược kinh doanh
Tổng cục thuế có Công văn số 4905/TCT-QLN, "V/v Cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh" ngày 03/11/2023 theo đó:
Trong trường hợp công ty đang bị cưỡng chế hóa đơn (Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) có thể gửi đơn xin cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh đến cục thuế/chi cục thuế quản lý để xin xuất hóa đơn, hồ sơ gồm có:
1. Hợp đồng nguyên tắc (phái có đơn hàng)/ hợp đồng kinh tế (photo mang bản gốc đối chiếu).
2. Biên bản giao nhận/nghiệm thu bàn giao (photo, mang bản gốc đối chiếu).
3. Đơn xin cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh (có mẫu của cơ quan thuế).
4. Giấy nộp tiền thuế (tối thiếu 18% giá trị tiền hàng chưa thuế GTGT), trong trường hợp bị cưỡng chế tài khoản có thể nộp trực tiếp tại ngân hàng.
5. Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật (phô tô)
=> Sau khi gửi hồ sơ, thuế check ok thì mình sẽ xuất hóa đơn trực tiếp trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn.
=> Thuế cấp mã hóa đơn
=> Xuất hóa đơn gửi khách hàng (hóa đơn trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn này nhé)
𝑮𝙞𝒂̉ 𝒎𝙖̣𝒐 𝒕𝙧𝒂𝙣𝒈 𝒕𝙝𝒐̂𝙣𝒈 𝒕𝙞𝒏 đ𝙞𝒆̣̂𝙣 𝙩𝒖̛̉, 𝙚𝒎𝙖𝒊𝙡 𝘾𝒐̛ 𝒒𝙪𝒂𝙣 𝙏𝒉𝙪𝒆̂́
• Dấu hiệu nhận biết:
Các đối tượng lừa đảo có thể tạo trang web, email có giao diện, hình ảnh, nội dung gần giống của Cơ quan Thuế để người dùng nhầm tưởng là trang web, email do Cơ quan Thuế cung cấp. Sau đó, các đối tượng đính kèm nội dung yêu cầu người dùng phải truy cập vào liên kết giả mạo, khai báo thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và từ đó thực hiện hành vi đánh cắp, chiếm đoạt thông tin dữ liệu người dùng, lừa đảo.
* Dấu hiệu nhận biết website, email không an toàn
- Đường dẫn URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt không kết thúc bằng đuôi “gdt.gov.vn”. VD như: “gdtgov.cfd”
- Những website không đáng tin cậy và kém an toàn thông thường không được chú trọng nhiều về nội dung, thông tin đăng tải cẩu thả, sai lỗi chính tả,… do các website lừa đảo thường không có thời gian kỹ càng để kiểm duyệt và chỉnh sửa các nội dung.
- Các website lừa đảo thường sẽ xuất hiện những cảnh báo, đe dọa hoặc nhắc hạn (khai nộp thuế, quyết toán thuế,…) ngay khi người dùng truy cập trang, mục đích là để đánh lừa và dụ dỗ người dùng điền các thông tin quan trọng nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân, hoặc điều hướng truy cập đến những website không an toàn khác có chứa mã độc hại. Do đó, người nộp thuế cần bình tĩnh, cảnh giác và không thực hiện theo yêu cầu.
* Biện pháp phòng tránh
- Kiểm tra địa chỉ URL: Luôn kiểm tra URL của trang web trước khi cung cấp thông tin cá nhân.
+ Địa chỉ URL của Tổng cục Thuế: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal
+ Địa chỉ URL của Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn
+ Địa chỉ URL của Cục Thuế TP Hà Nội: https://hanoi.gdt.gov.vn/wps/portal
- Sử dụng trình duyệt an toàn: Sử dụng trình duyệt web có tính năng bảo mật cao và cập nhật phiên bản mới nhất như: Google Chrome, Mozilla Firefox và Safari thường có các cơ chế bảo mật tích hợp giúp ngăn chặn truy cập vào trang web độc hại.
- Cẩn thận với email và liên kết: Người nộp thuế tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của Cơ quan thuế cho máy tính qua các đường dẫn không phải do Tổng cục Thuế , Cục Thuế cung cấp.
- Không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế,... Tránh nhấp vào liên kết trong email không xác định, kiểm tra nguồn gốc của email (đuôi email là .gov.vn) và đảm bảo rằng nó là đáng tin cậy trước khi tiếp tục.
- Không cung cấp tên, số điện thoại, email, mã số thuế, tài khoản giao dịch điện tử,…qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web khác. Chỉ sử dụng dịch vụ thuế điện tử thông qua website chính thức của cơ quan thuế. Các website chính thức của cơ quan thuế thường sử dụng giao thức https và kết thúc bằng đuôi gdt.gov.vn.
- Sử dụng phần mềm bảo mật: Cài đặt và duy trì phần mềm diệt virus, phần mềm chống độc, tường lửa và các công cụ bảo mật khác trên thiết bị máy tính/di động. Cập nhật thường xuyên để bảo vệ chống lại các mối đe dọa mới nhất.
- Giữ tỉnh táo và cảnh giác: Luôn truy cập vào trang web chính thức của Cơ quan Thuế và thực hiện các thay đổi thông qua đó, thay vì truy cập qua liên kết trong email hoặc thông báo không xác định.
- Đừng dễ tin vào thông báo đột xuất: Cẩn thận với các thông báo đột xuất yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân hoặc yêu cầu thay đổi mật khẩu, hay các thông báo nộp thuế.
- Báo cáo các trang web phishing: Nếu phát hiện một trang web phishing, hãy báo cáo, phản ánh kịp thời cho Cơ quan Thuế theo số điện thoại đường dây nóng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để họ có thể đối phó với tình huống đó và ngăn chặn người khác trở thành nạn nhân tiếp
KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA CẦN CHUẨN BỊ VÀ KIỂM TRA GÌ TRƯỚC KHI CƠ QUAN THUẾ KIỂM TRA:
1. Danh mục hồ sơ pháp lý :
- Đăng ký kinh doanh tất cả các lần thay đổi.
- Điều lệ công ty
- Quy chế tiền lương
- Quy chế tài chính
- Đang ký tài khoản ngân hàng
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên ( Cty CP hoặc TNHH 2 TV)
- Đăng ký hình thức kế toán
- Đăng ký phương pháp khấu hao với cơ quan thuế.
2. Danh mục hồ sơ chi tiết và cách kiểm tra cụ thể:
2.1 Hồ sơ khai thuế:
- Tờ khai thuế GTGT theo tháng (Quý) và Bảng kê đầu ra, đầu vào tương ứng( Bảng kê không cần nộp cho cơ quan thuế nữa nhưng trong kỳ sau khi nộp tờ khai xong, các bạn nên in ra kẹp cùng tờ khai và sắp theo thứ tự nhé, vì cơ quan thuế đến thanh tra bao giờ cũng sẽ hỏi cái đó.
- Giấy nộp tiền ngân sách của các loại thuế: Thuế GTGT, thuế môn bài, thuế TNDN, (sắp xếp vào từng quý theo tờ khai thuế luôn.)
- Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn( HĐ giấy, Hợp đồng mua hoá+ quý định sử dụng hoá đơn điện tử đối với HĐ điện tử ;+ Mẫu hoá đơn.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
- Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN các năm quyết toán;
- Bảng tính giá thành + Bảng đăng ký định mức từng thời điểm của từng loại hàng sản xuất nhé.
2.2 Cách kiểm tra hồ sơ thuế
- Kiểm tra lại số trên bảng kê đã khớp với số trên tờ khai thuế GTGT theo tháng (Quý) chưa? kiểm tra doanh thu đã khớp với các chỉ tiêu bán ra chưa? Chưa thì kiểm tra lại,
- Hóa đơn đã sắp xếp theo bảng kê chưa? Hóa đơn đã đầy đủ theo bảng kê chưa? Thiếu hoặc sai thì Ghi chú lại để kiểm tra
Kiểm tra Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giữa các Quý xem đã khớp nhau chưa? Các hóa đơn “Xóa bỏ” có đầy đủ các liên chưa?
- Xem lại tờ khai Quyết toán thuế TNDN điều chỉnh tăng, giảm chi phí doanh thu gì không? Ghi chú lại từng năm nếu có phát sinh để giải trình
ki
- Kiểm tra số dư TK 133 trên CĐKT có khớp với số dư thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau trên tờ khai thuế GTGT tháng hoặc quý cuối cùng của nămchưa. Nếu có chênh lệch thì tìm nguyên nhân và ghi chú lại để giải trình.
3. Hồ sơ lương
3.1- Danh mục hồ sơ lương
- Tờ khai khấu trừ thuế tncn
- Tờ khai Quyết toán thuế TNCN các năm quyết toán
- Cam kết 02 - uỷ quyền quyết toán ( nếu có)
- Hợp đồng lao động.
- Chứng từ khấu trừ thuế tncn cấp cho người lao động(nếu có)
- Bảng lương từng tháng, bảng chấm công
- Quyết định tăng lương, quyết định thưởng
3.2 Cách kiểm tra hồ sơ lương
- Kiểm tra xem các hợp đồng lao động đã đầy đủ hay chưa? Thiếu hợp đồng lao động của những ai thì ghi chú lại để bổ sung.
- Các khoản lương, thưởng, phụ cấp... đã thể hiện rõ trong Hợp đồng lao động, Quy chế của công ty hay chưa?
- Những khoản chi trả lương bằng tiền mặt có đầy đủ chữ ký của người lao động hay chưa?
Các Quyết định tăng lương, thưởng trong năm đã đầy đủ chưa? Ghi chú lại nếu thiếu thì bổ sung.
4 Hồ sơ của khoản vay
4.1 Danh mục hồ sơ vay
- Hợp đồng vay
- Khế ước nhận nợ (kèm các hoá đơn photo của nhà cung cấp mà công ty vay để trả, hợp đồng mua bán hàng hoá.)
4.2 Cách kiểm tra hồ sơ khoản vay
- Kiểm tra các khoản vay phát sinh trong năm có đầy đủ hợp đồng không, đủ khế ước nhận nợ không;
- Chi phí lãi vay có phải vốn hóa hay tính được tính chi phí được trừ hết không?( lưu ý xem lại phần tiền mặt và vốn điều lệ nhé)
- Các khoản lãi vay cho các hợp đồng trả lãi cuối kỳ có được trích trước chi phí lãi vay vào chi phí trong kỳ chưa?
5- Hồ sơ các khoản công nợ
5.1 Danh mục hồ sơ
- Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra
- Phụ lục hợp đồng kinh tế
- Biên bản đối chiếu công nợ.
5.2 Cách kiểm tra hồ sơ các khoản công nợ
- Kiểm tra xem đã có đủ hợp đồng kinh tế hay chưa? Không yêu cầu có hết nhưng phải có của những khách hàng, nhà cung cấp lớn hoặc số dư lớn?
- Những khách hàng ứng trước tiền hàng kiểm tra xem hợp đồng có điều khoản ứng trước hay không?
- Những khách hàng có biên bản đối chiếu công nợ đã khớp với số dư trên sổ kế toán hay chưa?
5.3 Sổ sách kế toán cần in và cách kiểm tra
- In đầy đủ sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản: Trước khi in cần đối chiếu sổ cái, số chi tiết các tài khoản với BCTC đã nộp cho cơ quan thuế. Nếu có chênh lệch cần kiểm tra lại và sửa lại cho đúng rồi mới in;
5.4- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Hồ sơ gồm: Số quỹ; Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng; Phiếu thu, chi, chứng từ ngân hàng;
- Kiểm tra xem sổ quỹ có bị âm thời điểm hay không?
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng đã khớp với sao kê ngân hàng chưa?
- Phiếu thu , chi tiền mặt đã hợp lý, hợp lệ chưa?
6 Hàng tồn kho
6.1 - Danh mục hàng tồn kho
Hồ sơ gồm: Tổng hợp nhập xuất tồn; Phiếu nhập kho, xuất kho; Sổ chi tiết vật tư.
6.2 Cách kiểm tra
Số liệu trên bảng NXT có khớp với trên bảng CĐPS hay không?
Kiểm tra toàn bộ phiếu nhập, xuất kho đã có đầy đủ chữ ký hay chưa?( Chứng từ kèm theo gồm : 1- Yêu cầu mua hàng, Phiếu nhập, hoá đơn, Phiếu xuất kho hoặc biên bản bàn giao của bên bán, biên nghiệm thu chất lượng vật tư, yêu cầu mua hàng, chứng từ thanh toán).
7 Tài sản cố định
Hồ sơ gồm: Bảng tính khấu hao TSCĐ; Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản nghiệm thu tài sản cố định, biên bản nghiệm thu đánh giá chất lượng ts. Hoá đơn.
Cách kiểm tra:
Kiểm tra lại số phân bổ trong năm trên sổ kế toán (PS Có TK 214) và trên bảng tính khấu hao đã khớp nhau hay chưa?
Các TSCĐ phát sinh tăng đã đầy đủ hồ sơ, hóa đơn chứng từ hợp lệ chưa?
TSCĐ giảm trong kỳ đã có biên bản thanh lý chưa?( hồ sơ thanh lý gồm. biên bản họp - quyết định- biên bản đánh giá lại tài sản, biên bản thanh lý ts.
8 Công cụ dụng cụ
Hồ sơ gồm: Bảng tính phân bổ công cụ, dụng cụ, hoá đơn chứng từ.
Cách kiểm tra:
Kiểm tra xem Phát sinh bên Nợ đã khớp với giá trị những tài sản tăng trong năm trên bảng tính phân bổ hay chưa?
Phát sinh Có TK 242 đã khớp với bảng tính phân bổ hay chưa?
9- Các khoản thanh toán trên 20tr
Hóa đơn và thanh toán: Hóa đơn có giá trị trên 20 triệu và thanh toán tiền mặt trên 20 triệu;
Cách kiểm tra:
Photo các hóa đơn trên 20 triệu kẹp cùng UNC để giải trình với cơ quan thuế nếu được hỏi.
Kiểm tra xem TK 111 có những nghiệp vụ chi trả cho nhà cung cấp hoặc đối ứng với TK Chi phí, Hàng tồn kho có vượt quá 20 triệu không?
LƯU Ý KHI XỬ LÝ NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN TỶ GIÁ
TK 1122 NGOẠI TỆ
1 Ps nợ: TG giao dịch thực tế tại thời điểm PS NV
2 Ps có: TG BQ tức thời (TG BQ di động/TG BQ sau mỗi nhập)
3 ĐG CLTG CK: TG mua của chính Bank mở TK
4 CLTG CK(LÚC LẬP BCTC): KHI ĐG LAI CÁC KHOẢN TG (TM) GỐC NGOẠI TỆ
,=> CL TẠM THỜI GIỮA THUẾ VÀ KẾ TOÁN
,=> KT THUẾ: CÓ THỂ KO CẦN ĐG LCTG CK CÁC KHOẢN TG (TM) GỐC NGOẠI TỆ
,=> NỘI BỘ: NẾU CTY KO YÊU CẦU THÌ CK KO CẦN ĐG CLTG CK CÁC KHOẢN TG ™
TK 131 NGOẠI TỆ
1 Ps nợ: TG mua của NH mà DN giao dịch với Khách hàng
2 Ps có: TG ghi sổ (TG lúc nghi nhận NỢ)
3 ĐG CLTG CK: TG mua của NH nào mà DN giao dịch nhiều nhất (trong năm)
4 CK: KO ĐGCLTG đối với các khoản Dư Có
5 CLTG CK(LÚC LẬP BCTC): KHI ĐG LAI CÁC KHOẢN PHẢI THU GỐC NGOẠI TỆ
,=> CL TẠM THỜI GIỮA THUẾ VÀ KẾ TOÁN
,=> KT THUẾ: CÓ THỂ KO CẦN ĐG LCTG CK CÁC KHOẢN PHẢI THU GỐC NGOẠI TỆ
,=> NỘI BỘ: NẾU CTY KO YÊU CẦU THÌ CK KO CẦN ĐG CLTG CK CÁC KHOẢN PHẢI THU
TK 331 NGOẠI TỆ
1 Ps có: TG Bán ra của NH mà DN giao dịch với NCC
2 Ps nợ TG ghi sổ (TG lúc nghi nhận phải trả )
3 ĐG CLTG CK: TG bán của NH nào mà DN giao dịch nhiều nhất (trong năm)
4 CK: KO ĐGCLTG đối với các khoản Dư Nợ
5 CK: KO ĐGCLTG đối với các khoản Dư Có
=> LỖ : được tính vào CP đc trừ, Lãi thì chịu thuế
(KO ps CLTT giữa thuế và kế toán)
DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP CẦN LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ TRÁNH BỊ PHẠT?
🌻9 Việc cần làm cho Doanh nghiệp vừa thành lập:
1️. Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở công ty
2. Khắc dấu tròn công ty
3. Mua chữ ký số
4. Khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử
5. Đăng ký tài khoản thuế ban đầu
6. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu: Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải làm hồ sơ khai thuế ban đầu, với mục hồ sơ sau:
• Tờ khai đăng ký hình thức kế toán;
• Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
• Quyết định bổ nhiệm kế toán;
• Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
• Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
🌻Lưu ý: Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài
❌ MỨC PHẠT CỤ THỂ ĐƯỢC ĐÍNH KÈM HÌNH ẢNH.
7. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
8. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần có các giấy phép, chứng chỉ, vốn điều lệ theo quy định.
9.Thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm:
- Kê khai và nộp thuế GTGT
- Kê khai và nộp thuế TNCN
- Kê khai và nộp thuế TNDN
- Báo cáo quyết toán thuế
❌❌❌Lưu ý: Các loại thuế như: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh), thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.
Những nội dung liên quan đến "Chi phí học phí cho người lao động nước ngoài".
cụ thể:
- Có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?
- Có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?
Nội dung trên được trả lời trong Thông báo số 78137/CT-TTHT ngày 14/10/2019 của Cục thuế Hà Nội.
: 5 chế độ bảo hiểm xã hội mới
-Cùng “bỏ túi” ngay 5 quyền lợi mới trong năm 2023 của Luật Bảo hiểm xã hội nhé.
1️⃣ Cập nhật mẫu tờ khai bảo hiểm xã hội (TK1-TS)
Hiện nay, khi có nhu cầu kê khai thông tin BHXH, bạn sẽ dùng mẫu TK1-TS ban hành kèm Quyết định 490/QĐ-BHXH.
Mẫu mới này đã điều chỉnh thông tin cần cung cấp trên phụ lục thành viên hộ gia đình, cụ thể thay vì điền số sổ hộ khẩu thì các bạn điền số CCCD hoặc mã định danh cá nhân.
2️⃣ Bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp
Bệnh Covid-19 đã chính thức có trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01/04/2023.
3️⃣ Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội
Nếu so sánh bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2023 so với năm 2022 thì hệ số tăng dao động từ 0,03 đến 0,16.
4️⃣ Tăng 20.8% lương cơ sở
Từ 01/07/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng thành 1.800.000 đồng.
5️⃣ Tăng trợ cấp lương hưu
Một số điểm chính đáng lưu ý liên quan đến trợ cấp hưu trí như là:
- Tăng 12.5% lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng nhận lương từ ngân sách nhà nước;
- Đối với những ai nghỉ hưu trước 01/01/1995 thì:
+ Tăng thêm 200.000 đồng nếu đang nhận lương hưu dưới 2.300.000 đồng/tháng;
+ Tăng lên thành 2.500.000 đồng nếu đang nhận lương hưu trong khoảng 2.300.000 đồng - 2.500.000 đồng.
- Tăng tuổi nghỉ hưu trong năm 2023, cụ thể:
+ Với nữ thì nghỉ hưu khi đủ 56 tuổi;
+ Với nam thì nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 9 tháng.
H𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒉𝒂̣𝒄𝒉 𝒕𝒐𝒂́𝒏 𝒉𝒂̀𝒏𝒈 𝒃𝒊𝒆̂́𝒖 𝒕𝒂̣̆𝒏𝒈:
HẠCH TOÁN HÀNG BIẾU TẶNG MỚI NHẤT & CHI PHÍ THUẾ GTGT ĐẦU RA KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN:
* 𝕋𝕣𝕦̛𝕠̛̀𝕟𝕘 𝕙𝕠̛̣𝕡 𝟙: Hàng hóa nhập về kho sau đó mới dùng để biếu, tặng
Khi mua hàng về, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa mua về để biếu tặng
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: Thanh toán tiền
Khi xuất kho hàng hóa để cho biếu tặng, kế toán hạch toán
Nợ TK 641: Chi phí cho hàng hóa cho, biếu tặng
Có TK 156: Giá vốn hàng mua
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
* 𝕋𝕣𝕦̛𝕠̛̀𝕟𝕘 𝕙𝕠̛̣𝕡 𝟚: mua về biếu, tặng luôn
Nợ TK 641: Chi phí để mua hàng biếu, tặng.
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT đầu vào (nếu có).
Có TK 331, 111, 112: Thanh toán tiền
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Lưu ý phần thuế GTGT đầu ra đối ứng với chi phí không được tính vào chi phí được trừ tương ứng bút toán Nợ TK 641/Có TK 3331; phần này đã được Bộ tài chính trả lời trên website và nhiều Cục Thuế tỉnh địa phương ban hành công văn.
𝑳𝒖̛𝒖 𝒚́ 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒐̣𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒐𝒂́𝒏 𝒒𝒖𝒂 𝒕𝒂̀𝒊 𝒌𝒉𝒐𝒂̉𝒏 𝒄𝒂́ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 đ𝒐̂́𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒂́𝒄 𝒌𝒉𝒐𝒂̉𝒏 𝒄𝒉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒕𝒖̛̀ 20 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒍𝒆̂𝒏.
📍Công văn số 62652/CTHN-TTHT ngày 25/08/2023 của Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn chính sách thuế khi thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân
📍Trường hợp Công ty uỷ quyền cho cá nhân là người lao động của Công ty thanh toán tiền mua tài sản cố định sử dụng cho hoạt động SXKD của Công ty có giá trị từ hai mươi (20) triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) cho bên bán bằng hình thức thanh toán thẻ tín dụng của cá nhân đó sang tài khoản của bên bán, sau đó Công ty thanh toán cho cá nhân thông qua hình thức chuyển khoản từ tài khoản của Công ty đã đăng ký của Cơ quan thuế vào tài khoản cá nhân.
📍Công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, nếu thoả mãn đồng thời:
• Hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại quy chế quản lý tài chính hoặc quy chế quản trị của Công ty:
• Các khoản chi nêu trên có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh tài sản được sử dụng cho hoạt động SXKD của Công ty;
• Có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mang tên và MST Công ty;
• Có hồ sơ liên quan đến việc uỷ quyền của Công ty cho cá nhân thanh toán với người bán và thanh toán lại với Công ty;
• Chứng từ sao kê tín dụng của cá nhân cho người bán.
• Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Công ty cho cá nhân.
👉👉👉Lưu ý rất quan trọng đó là toàn bộ phải sử dụng chuyển khoản qua ngân hàng và phải có chứng từ chuyển tiền từ cá nhân đi cho người bán và từ Công ty cho nhân đó trả lại.
1. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu:
- Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu
- Chứng từ hải quan nhập khẩu (Invoice, bill of lading, packing list, invoice,…), hợp đồng.
2. Căn cứ để kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu:
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Hoặc biên lai nộp tiền thuế tại cảng)
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
3. Cách kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu:
- Căn cứ vào giấy nộp tiền NSNN (hoặc Biên lai nộp thuế tại cảng) và tờ khai hải quan, kê khai vào chỉ tiêu [23a], [24a], [25] trên tờ khai thuế 01/GTGT:
+ Chỉ tiêu [23a]: GT của HHDV mua vào: là GT tính thuế GTGT ghi trên tờ khai Hải quan.
+ Chỉ tiêu [24a]: thuế GTGT của HHDV mua vào: là số tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên GNT vào NSNN
+ Chỉ tiêu [25]: Tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ: là số thuế GTGT đã nộp ghi trên GNT vào NSNN
Cách xử lý hóa đơn doanh nghiệp bỏ trốn.
Trường hợp 1: Chưa khai thuế => thì loại ra ngay
Trường hợp 2: Đã kê khai và hạch toán trên sổ thì cần phải làm điều chỉnh giảm các hóa đơn thuộc hóa đơn bỏ trốn, tính số thuế phải nộp và số tiền chậm nộp và nộp vào ngân sách nhà nước ngay
- Điều chỉnh giảm phí, điều chỉnh giảm thuế GTGT trên sổ sách kế toán và nộp lại báo cáo tài chính.
Chia sẻ vài kinh nghiệm về quyết toán thuế công ty Sản xuất:
Thuế sẽ yêu cầu giải trình những chỉ tiêu sau:
1, Giải trình chênh lệch số dư TK 133 không khớp với tờ khai thuế GTGT
2, Giải trình chênh lệch số phát sinh TK 511 không khớp với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT
3, Giải trình chênh lệch số dư TK 3331 không khớp với tờ khai thuế GTGT
4, Giải trình chênh lệch tại QTT TNCN và chỉ tiêu 03 trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp
5, Giải trình Ghi nhận doanh thu, không có giá vốn
6, Giải trình giá vốn cao hơn giá bán
7, Giải trình tình hình bán phế liệu thu hồi
8, Giải trình dư có TK 331
9, Giải trình dư có TK 13110, Giải trình HTK dư giá trị lớn
11, Giải trình số dư tài khoản HTK không khớp với tổng hợp Nhập xuất tồn
12, Giải trình số dư tài khoản 242 không khớp với sổ theo dõi CCDC
13, Giải trình số dư tài khoản 211, 214 không khớp với sổ TSCĐ
Nhân ngày 20.10 Kế toán Dịch Vụ Quảng Ngãi kính chúc Các cô, chị ,em có 1 ngày thật vui vẻ và hạnh phúc.
Công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, vậy trên hóa đơn chỉ cần ghi là dịch vụ đặt cơm tiếp khách hay là phải chi tiết từng món ăn?
Trả lời: Tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:
“6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia...)...”
Người bán xác định hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định nội dung trên hóa đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,...). Nghĩa là chi tiết các món ăn cùng loại thì không cần ghi chi tiết từng món ăn, nếu có bao gồm rượu, bia,... hoặc loại dịch vụ có thuế suất khác và chịu thuế TTĐB thì cần ghi chi tiết.
XÂY DỰNG BẢNG LƯƠNG ĐỂ BẢO VỆ CHI PHÍ
+ Thứ 1: Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
+ Thứ 2: Các khoản phụ cấp không đóng BHXH gồm:
- Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến
- Tiền ăn giữa ca
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị..., người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
+ Thứ 3: Trong các khoản hỗ trợ không phải đóng BHXH nêu trên thì có:
+) Các khoản sau được miễn thuế TNCN:
- Tiền ăn ca, ăn giữa trưa.
- Tiền điện thoại.
- Tiền công tác phí.
- Tiền trang phục.
- Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc vào ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.
- Tiền đám hiếu, đám hỷ.
+) Các khoản hỗ trợ, phụ cấp KHÔNG được miễn thuế TNCN:
- Tiền thưởng.
- Tiền xăng xe, đi lại
- Tiền nuôi con nhỏ...
- Tiền phụ cấp ...
-> Khoản tiền thuê nhà mà DN trả thay cho nhân viên thì tính vào Thu nhập chịu thuế KHÔNG vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
+ Thứ 4: Theo Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các khoản phụ cấp phải đóng BHXH bạn nên biết đó là:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ HÓA ĐƠN
1. Đối với hóa đơn đầu vào
- Các quy định về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ
Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Cần lưu ý:
+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày:
Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.
+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:
Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
+ Chuyển tiền qua ngân hàng:
Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
+ Thời điểm thanh toán:
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.
+ Phương thức thanh toán bù trừ:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
- Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định
Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
- Hóa đơn đối với dự án
Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
2. Đối với hóa đơn đầu ra
- Viết nội dung trên hóa đơn
Cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.
- Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không
Phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.
- Các sản phẩm sử dụng nội bộ phải xuất hóa đơn
Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Đăc biệt cần thống kê khoản này và xuất hóa đơn bổ sung nếu chưa xuất tránh bị phát hiện lúc quyết toán sẽ bị phạt và cộng lãi phạt.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Telephone
Address
Quảng Ngãi
Quang Ngai
Công ty TNHH Quảng Cáo và Tổ Chức Sự Kiện Thời Nay với hơn 30 năm xây dựng và phát triển chuyên ngành quảng cáo & Tổ chức sự kiện, Media, sản xuất phim quảng cáo, hình ảnh quảng cá...
Thị Trấn Châu Ổ/Bình Sơn
Quang Ngai, 53300
Chuyên chạy quảng cáo facebook, in bạt decal, làm bảng hiệu
Quang Ngai
𝐐𝐮𝐚𝐲 𝐩𝐡𝐢𝐦 / 𝐂𝐡𝐮̣𝐩 𝐚̉𝐧𝐡 𝐯𝐞̂̀ 𝐐𝐮𝐚̉𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐚̃𝐢 𝐋𝐇 𝐙𝐚𝐥𝐨 𝟎𝟑𝟑𝟔𝟑𝟗𝟗𝟕𝟐𝟔
35 Phạm Văn Đồng
Quang Ngai
Sân chơi khoa học về chế tạo và lắp ráp robot cơ bản dành cho học sinh THPT Quảng Ngãi hàng năm.
Quang Ngai, 57000
Cuộc sống người dân quê hương xã Đức Lợi Chia sẻ văn hóa ẩm thực nhiều v