Tiệm Nhà Ri
Nearby shops
Hanoi
Xóm Pho 100000
Ha Tri 100000
Đống Đa, Hanoi
Hanoi 10000
Cầu Giấy, Hanoi
Ngõ 3 Đường Cầu Giấy/Láng Thượng/Đống Đa/Hanoi, Hanoi
Cầu Giấy, Hanoi
Cầu Giấy, Hanoi
Hanoi
Dcihj Vọng Cầu Giấy/Hanoi, Hanoi
Cầu Giấy, Hanoi
Cầu Giấy, Hanoi
Hanoi
Hanoi 1
Thiết kế, in ấn theo yêu cầu
Fan siêu nhân nhà chúng mình đây.
Mỗi ngày nhận được những yêu cầu thiết kế theo sở thích của từng bé, mình lại có thêm cơ hội để sống lại tuổi thơ và hiểu thêm các nhân vật mà mình đã từng yêu thích! Hi vọng những thứ bé xinh này sẽ giúp các con thêm niềm vui khi đến lớp nhé
💥BỐ MẸ ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ CHO CON YÊU KHI ĐẾN NĂM HỌC MỚI??💥
Sớm hay muộn cũng cần chuẩn bị cho con, sao mình ko chuẩn bị sớm hơn nè
Đảm bảo các con sẽ reo lên sung sướng khi hình bé và các nhân vật bé yêu thích được in trên nhãn vở
Nhãn có lớp decal sẵn chỉ việc bóc dán sạch sẽ, nhanh, đẹp
Không mất thời gian viết tên trường, tên bé,tiết kiệm thời gian khi cha mẹ bận rộn
Nhãn có thể dán lên sách dánh dấu chủ sở hữu (hạn chế cầm nhầm)
- Nhãn in rõ, đẹp, bền màu theo thời gian, thiết kế theo sở thích của bé.
Để mua hàng ba mẹ nhắn tin trực tiếp shop tư vấn cho nhé
💥 loa..loa...loa mẫu mới ra lò💥
Mẫu nhãn vở dành cho các bạn nhỏ FAN BLACKNK đây ạ
Một năm học mới lại sắp bắt đầu rùi, hãy để mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui với những món quà nhỏ thật dễ thương dành tặng con ba mẹ nhé
9 CÁCH GIÚP CON NHÚT NHÁT TRỞ NÊN TỰ TIN 💕💕💕
Những đứa trẻ nhút nhát thường tinh tế, tình cảm và sâu sắc. Hãy giúp các con thích nghi với những nơi mới, vượt qua những nỗi sợ hãi và các con sẽ khiến bố mẹ bất ngờ!
Tất cả các bé đều thích được cha mẹ ở bên cạnh cổ vũ tinh thần, cho dù đó là lúc bé đang học bò, mới biết đá một quả bóng, bé vừa hoàn thành một bức tranh hoặc lúc bé mới đạp được vòng xe đầu tiên.
Cùng xem ngay 9 cách giúp con từ nhút nhát trở nên tự tin nhé cha mẹ!
Một bài văn miêu tả ông bố thật là " cảm lạnh "😁😁😁😁
Các bài thơ tự vệ ba mẹ lưu lại để đọc cho con hàng ngày nhé!
🔥TÂM LÝ CỦA TRẺ 1-3 TUỔI KHI BỊ QUÁT MẮNG VÀ
CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP BÉ THAY ĐỔI HÀNH VI?
Khi bạn quát mắng, thậm chí đánh khẽ tay 1 đứa bé tầm dưới 3 tuổi vì một hành động thái quá nào đó của bé, bạn có nghĩ “Liệu sau đó bé có thực sự thay đổi hành vi tốt hơn không?”. Thực sự, các bé dưới 3 tuổi không thể hiểu điều bạn đang “dạy dỗ” là như thế nào. Khi bị quát mắng, bé chỉ đang đọc được 1 điều là “Không biết tại sao tự nhiên bạn lại hành động như vậy”. Để ứng phó với điều này, bé sẽ cố gào thét và khóc nhiều hơn nữa với mục đích dành lại tình yêu thương của bạn.
Nếu nhìn về khía cạnh tâm lý trẻ con, trẻ đang cố níu kéo lại cảm xúc yêu thương của bố mẹ trước khi người lớn hành động và lo sợ không được yêu thương nữa, chứ không phải bé lo sợ hay hiểu ra mình đang làm sai chuyện gì. Do đó, việc gào thét và phản ứng của bé càng mạnh mẽ hơn.
Để ứng xử với hành vi tâm lý này, cha mẹ cần bình tĩnh và có 3 cách để có thể giúp bé chịu lắng nghe. Mỗi độ tuổi cần có 1 cách xử lý khác nhau. Tại sao? Tại vì ở mỗi độ tuổi lớn hơn, não bộ của bé sẽ phát triển 1 phần, trong đó quá trình nhận ra vấn đề là lặp lại cách ứng xử của cha mẹ đến khi bé học được kỹ năng tự xử lý. Một đứa trẻ học được tốt kỹ năng này từ cách dạy tốt và kiên nhẫn của cha mẹ sẽ giúp bé tự điều chỉnh hành vi tốt và phát huy được tính chất lãnh đạo trong mỗi bé khi lớn hơn.
👉3 ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM GIÚP CON THAY ĐỔI HÀNH VI
👉1. Chuyển chú ý của bé sang một điều khác
Độ tuổi thích hợp: Có thể áp dụng hiệu quả cho các bé từ 3-15 tháng tuổi
Tại sao nó hiệu quả? Độ tuổi này não bé sẽ bắt đầu chia những vùng xử lý ngắn hạn. Điều này có nghĩa 1 hành động chỉ có thể lưu lại trong não bé 1 thời gian rất ngắn, có thể chỉ vài giây. Bé không thể nhớ việc bị chuyển chú ý sang 1 việc khác khi bé đang vòi vĩnh hay tỏ vẻ bực tức việc gì.
Tuy nhiên, bạn không nên gây chú ý bé bằng thiết bị điện tử (ipad/điện thoại/TV) bởi vì việc này sẽ lưu lại đủ lâu để tạo “1 thói quen".
Hãy chuyển sự chú ý của trẻ sang đối tượng khác
Khi nào phương pháp này không hiệu quả? Khi trẻ quá đói hoặc quá mệt vì lúc này trẻ không phân bố đủ năng lượng để duy trì hoạt động phân tích não bộ. Trẻ chủ yếu dùng năng lượng ít ỏi cho việc duy trì thể chất trước.
👉2. Làm mẫu cho bé xem
Độ tuổi thích hợp: Từ 12 tháng tuổi
Tại sao nó hiệu quả? Giai đoạn này là lúc bé bắt chước những điều bé nhìn thấy như 1 bản năng. Lúc này, bé thực sự không biết hành động như thế nào là đúng. Đừng xem việc bé cầm món đồ chơi quăng đi và tỏ vẻ thích thú là 1 hành động sai trái. Bởi vì, trước khi có hành động này, bé có thể trải qua 1 trong 2 điều sau:
Bé đã từng vô tình làm vậy và được cha mẹ khuyến khích. Lúc đó, có thể là ném 1 trái banh.
Bé nghĩ rằng thả rơi 1 vật thể thú vị hơn việc cầm nó.
Điều bạn cần làm là làm mẫu cho bé xem để bé biết là những vật dụng nào cần để lên bàn, những đồ chơi nào có thể ném.
Khi nào là tồi tệ? Khi bé lỡ ném vỡ /làm bể 1 món đồ nào đó bằng thủy tinh/sứ, bạn liền la bé và “dồn” hết sức lo lắng bé có sao không, nhưng miệng luôn quát mắng bé. Khi đó, bé không biết cách ứng xử đúng và sẽ phải làm gì. Cảm giác đó làm bé rất sợ và phản ứng lại bằng cách khóc quấy nhiều. Nếu điều này xảy ra ở bé lớn thì bé sẽ “học cách nói dối” cho lần sau. bé lớn thì bé sẽ “học cách nói dối” cho lần sau.
Bé sẽ sợ hãi và khóc lóc rất nhiều khi bị quát mắng
Điều bạn cần làm đơn giản là hành động như sau: Chạy lại bên bé và nói: “Cốc/bình đã vỡ rồi, con đưa cho mẹ xem tay nào!”. Lúc này khuôn mặt bạn nghiêm túc. Nếu không có mãnh vỡ nào, bạn bế bé sang 1 bên và nói: “Con đứng đây đợi mẹ và mẹ sẽ dọn dẹp”.
Hành động cho bé đứng một bên, mẹ không tỏ ra quan tâm nhiều tới bé, nhưng cũng không dọa nạt bé, bé sẽ học cách tự điều chỉnh cảm xúc và hiểu rằng “mình đang làm mẹ lo lắng”. Đây là cái mà bé cần phải được dạy.
👉3. Dành cho trẻ thời gian để suy nghĩ với số phút bằng chính số tuổi của bé
Độ tuổi thích hợp: Từ 1 tuổi trở lên
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu được cách nhận ra vấn đề. Do đó, khi trẻ bướng bỉnh, hãy hành động dứt khoát và cho trẻ thời gian tự suy ngẫm. Sau đó, bạn mô tả lại hành vi của bé cho bé nghe.
Các chuyên gia cho rằng việc để trẻ có thời gian suy ngẫm là phương pháp giáo dục hiện đại, không chỉ thể hiện sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ, mà còn giúp trẻ trải nghiệm vấn đề. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều phản kháng, nhưng việc xử lý bình tĩnh, cứng rắn và lặp lại sẽ giúp bạn thành công, đồng thời giúp bé học được cách hành động đúng.
-suutam-
🔥SỐC VỚI “HỘI NHỮNG NGƯỜI GH.ÉT CHA MẸ” THU HÚT HÀNG NGÀN THÀNH VIÊN TUỔI TEEN
Một cái tên mới nghe qua thấy thật khó chấp nhận, nhưng khi vào đọc tâm sự của những cô cậu tuổi teen (thiếu niên) mới thấy giật mình. Nhiều tâm sự thấm đẫm nước mắt.
Những 'lời kể tội' đau lòng
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các hội nhóm có tên "Hội những người gh.ét cha mẹ". Trong đó, một số nhóm kín có sự tham gia của ngàn thành viên tuổi teen. Mỗi ngày, các nhóm này có từ 4 - 8 bài viết mới, đa số cùng nội dung "kể tội" ba mẹ. Có không ít những tâm sự thấm đẫm nước mắt.
Một thành viên có tên 😭.H.M đã viết: "Các bạn có biết rằng cảm xúc của mình bị ch.èn ép đến nỗi khóc đỏ mắt, tối ngủ phải có thuốc a.n thần, mỗi ngày đều cơm chan nước mắt, bị cầm b.át n.ém thẳng vào mặt, lấy v.ung nồi cơm n.ém vào đầu. Mình bị đ.ánh đến nỗi b.ầm d.ập, ch.ệch khớp tay khớp chân chưa hết còn lôi d.ao ra định ch.ém. Nhớ những buổi sáng bị đ.ánh đến nỗi không dám đi học... Bố mẹ mình tức giận cái gì là trút gi.ận lên mình ch.ửi rủa nói là tao nuôi mày cho có trách nhiệm. Nhưng bố mẹ đâu biết là mình t.ổn thương đến nỗi có nhiều lần mình nghĩ đến t.ự t.ử".
Thành viên này tiếp tục: "Nếu được một lời cảm ơn mình cảm ơn đến ông bà nội của mình đã bênh vực mình, đỡ đần cho mình sống đến ngày hôm nay".
Một thành viên lấy tên Chấm Chấm Chấm đang học lớp 8 cũng nghẹn ngào kể trong nhóm: "Em phải học từ 7 giờ sáng đến 11 giờ hoặc có hôm tới 3 giờ chiều cùng với những cái t.át. Em cũng cố nhịn rồi học tiếp nhưng... Dạo này phải học trực tuyến nhiều, thời gian em chơi được rất ít. Hôm qua vì em không nhớ bài mà ba em kêu là "mày nghỉ học đi, thà mày đi ăn tr.ộm, ăn c.ướp còn hơn" rồi cầm chổi q.uýnh em, lúc sau thì kêu là sẽ dùng d.ao g.iết em. Từ lúc đó trong đầu em luôn nghĩ là tại sao mình lại được sinh ra. Từ hồi tiểu học đến giờ em phải học ngày học đêm cùng với những đòn roi, những cái t.át...".
Học sinh này tâm sự mình không cần sinh ra trong một gia đình giàu có mà chỉ cần ba mẹ yêu thương mình hơn.
Thành viên Khoa Nguyen thì gh.ét cha mẹ vì lý do "Mỗi lần ăn cơm, tôi toàn trốn trong phòng. Mỗi lần giải thích toàn để lại thẹo. Có lần tôi giả vờ bỏ nhà ba mẹ tôi nói "nó muốn đi đâu thì đi dù sao tao cũng không ưa nó". Nghe xong tôi đã nói "thế sao khi sinh con ra lại không b.óp c.ổ con ch.ết đi".
Còn rất nhiều tâm sự đau lòng khác và những chia sẻ này được người cùng cảnh vào an ủi. Tuy nhiên, cũng không ít người vào ng.uyền r.ủa "đồ bất hiếu", "cha mẹ sinh mình ra sao lại gh.ét", "toàn những kẻ hư đốn"...
Một thành viên lấy tên Đơn Cô đã vào đáp lại: "Ai mà không mong muốn có một gia đình hạnh phúc chứ. Không ai có thể chọn nơi mình sinh ra. Mình cũng bất hạnh như các bạn trong nhóm này. Các bạn ch.ửi tụi mình được lớn lên trong gia đình có thể không giàu có nhưng đầy ắp tình yêu thương của cha mẹ. Còn bọn mình, người thì mồ côi, người thì có bố mẹ ly hôn, có người thì có bố mẹ ngh.iện ngập. Các bạn cứ phải ở trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha mẹ áp đặt bạn, cha mẹ không lắng nghe, cha mẹ không bao giờ nhận sai, cha mẹ chấp nhặt lỗi vặt, cha mẹ ưa dùng b.ạo l.ực... Lúc đó, các bạn sẽ thấy gừng cay muối mặn là có thật".
Thành viên Con Cú Phèn cũng cho biết mình vào nhóm này tâm sự chỉ để giải tỏa cảm xúc t.iêu cực. "Hôm nay tôi pha đường vào ly nước cam quên khuấy, cũng đủ để mẹ tôi r.ủa tôi "mày tính g.iết tao hay gì con ch.ó" "sao mày không ch.ết đi, sống mà vô dụng". Tôi biết mấy việc này không đáng là gì hết, vẫn có hoàn cảnh khổ sở, tội nghiệp hơn tôi. Nhưng hôm nay tôi uất quá mà không biết nói với ai, nói với anh thì anh mách mẹ. Còn bố thì tôi không thân đến mức mở lòng do bố mẹ tôi gần như ly dị rồi. Tôi vào đây nói ra để giải tỏa chứ thực ra tôi vẫn thương mẹ tôi", Con Cú Phèn viết.
Cha mẹ cũng nên nhìn lại mình
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, nhà giáo ưu tú, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, cho biết ông thấy giật mình với các hội nhóm có tên "Hội những người gh.ét cha mẹ".
Tiến sĩ Tùng Lâm nhận định: "Đọc qua những tâm sự đó, tôi cảm thấy hết sức đau lòng. Các em ở độ tuổi mới lớn đã không thể chia sẻ với ai khi mình chịu những uất ức, á.p lực do cha mẹ gây ra, nên chỉ còn cách dùng mạng xã hội để giải tỏa. Điều này rất nguy hiểm vì dễ tạo ra những suy nghĩ, cảm nhận lệch lạc cho chính các em và cho nhiều bạn trẻ khác".
Theo tiến sĩ Lâm, hầu hết những thành viên vào nhóm chia sẻ, đều đang là nạn nhân của b.ạo hành thân thể lẫn tinh thần. Có em bị cha mẹ đ.ánh, lại có em bị cha mẹ ch.ửi bới ng.uyền rủa dẫn đến có những lời nói, phát ngôn "gh.ét cha gh.ét mẹ" trên mạng.
"Các em đáng thương hơn là đáng trách. Có những chuyện như vậy vì không ít cha mẹ chưa nhận thức được con cái là tài sản quý giá nhất, khi sinh con ra phải có nghĩa vụ, trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc, yêu thương. Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm tới suy nghĩ, hành động của con, không theo sát, đồng hành với con, chưa kể là có cách ứng xử không phù hợp với đạo đức của bậc làm cha mẹ. Họ cũng không hề biết rằng b.ạo hành con là vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật", tiến sĩ Lâm nói.
Bà Nguyễn Thanh Tình, chuyên gia tư vấn tâm lý (Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục Ước mơ Xanh), cũng cho rằng nhiều trẻ có những ức chế chất chứa trong lòng do ba mẹ ứng xử chưa phù hợp, do không có nơi chia sẻ nên tạo ra hội nhóm để cùng đồng cảm với nhau.
"Do cùng tâm trạng nên dễ có sự bùng nổ. Tuổi còn nhỏ, các em chưa thể có suy nghĩ và nhìn nhận thấu đáo, nên còn thiếu sự kiềm chế, nghĩ trong lòng thế nào thì viết ra như vậy. Việc lập nhóm này rất nguy hiểm vì khi các em không có điểm tựa, đăng tải xong hoặc là nhận được sự k.ích động, hoặc là nhận được sự ch.ửi bới, các em sẽ càng rơi vào trạng thái ức chế, có thể sẽ dẫn đến tr.ầm c.ảm, nảy sinh hành vi t.iêu cực", bà Tình nhìn nhận.
Cũng theo bà Tình, có những phụ huynh không phải là không quan tâm yêu thương con cái, chỉ là sự quan tâm yêu thương chưa đúng cách. "Nuông chiều con từ bé, đến khi con lớn không theo ý muốn của mình thì lại ch.ửi bới con. Những áp lực trong cuộc sống ngày nay cũng khiến cha mẹ, con cái khó gần gũi chia sẻ với nhau. Dù bận rộn cỡ nào, cha mẹ cũng nên dành thời gian lắng nghe, chia sẻ với con, đồng cảm với con trước. Tuy nhiên, con cái cũng nên chia sẻ suy nghĩ của mình với cha mẹ, nếu không nói được thì viết thư bày tỏ cảm xúc, mạnh dạn nói ra mong muốn của mình. Hãy chia sẻ để cha mẹ hiểu lòng mình hơn chứ không phải để phán xét hay kết tội", bà Tình đưa ra lời khuyên.
Tiến sĩ Tùng Lâm cũng cho rằng người lớn nên giáo dục trẻ trân trọng ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. "Trong số những thành viên tuổi teen giận cha mẹ vì bị đ.ánh ch.ửi, cũng có một số em vì lý do rất đơn giản như cha mẹ không làm theo ý mình cũng nảy sinh tư tưởng "gh.ét cha gh.ét mẹ". Đây là tư tưởng lệch lạc, sai trái. Dù có giận cha mẹ thế nào cũng không nên c.ăm hận hay là dùng lời lẽ xúc phạm cha mẹ trên mạng như một số thành viên trong nhóm. Với các em bị cha mẹ b.ạo h.ành thì hãy tìm người thân giúp đỡ, không nên giấu kín chịu đựng một mình", tiến sĩ Lâm cho hay.
Theo: Thanh niên
(1 bài viết đã lâu nhưng mình vẫn muốn chia sẻ lại để những ai đang làm cha, làm mẹ ý thức trong việc giao tiếp với con, hiểu con và giáo dục con)
Cuộc sống hiện đại đang đặt ra nhiều thách thức trong việc nuôi dạy con trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể trở nên thông thái hơn trong việc dạy con bằng cách thực hiện đúng những thói quen chính xác. Những thói quen này có thể giúp các cha mẹ nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc và thành công.
Thứ nhất, cha mẹ nên tập trung vào việc dạy con đúng cách, thay vì cố gắng kiểm soát chúng. Những trẻ em mới học điều gì đó sẽ có thể làm sai trong lần đầu tiên của họ. Cha mẹ thông thái sẽ tập trung vào việc đảm bảo rằng con trẻ đã hiểu quy tắc và cách áp dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Bằng cách đó, chúng ta đang giúp con trẻ phát triển khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ, cùng với việc tôn trọng sự tự chủ của chúng.
Thứ hai, cha mẹ cần thường xuyên tạo ra những trải nghiệm tích cực cho con trẻ. Có thể nói, quá trình học tập không chỉ xảy ra tại trường học, mà còn xảy ra ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Các cha mẹ thông thái sẽ dùng những bài học từ trải nghiệm hàng ngày của con để giúp chúng phát triển tư duy và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
Thứ ba, cha mẹ cần thay đổi bản thân để trở thành người mẹ hoặc người cha tốt hơn. Bằng cách học hỏi từ các nguồn đáng tin cậy, tìm hiểu cách thức nuôi dạy con trẻ, các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn cách mà chúng có thể tiếp cận với trẻ em của mình một cách tốt nhất. Bằng cách chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu giai đoạn dạy con, các cha mẹ có thể tránh tình trạng bị "đánh bại" bởi những tháng ngày vất vả này.
Tóm lại, việc nuôi dạy con trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự phấn đấu liên tục. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ có thể thay đổi, học hỏi, và tập trung vào việc giúp con trẻ phát triển một cách bền vững, thì đó sẽ là chìa khóa của một gia đình hạnh phúc và thành công. Chỉ cần áp dụng những thói quen chính xác, các cha mẹ sẽ trở thành những người cha mẹ thông thái và mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con trẻ của mình.
-ST-
💥Tiệm Nhà Ri - có những sản phẩm gì?
1. Nhãn vở, thời khóa biểu thiết kế theo yêu cầu
2. cây cảm xúc
3. cây ý tưởng
4. cây giải quyết vấn đề
5. Sổ tay -nhật ký cảm xúc..
Các sản phẩm tiệm nhà ri đang đưa ra ngoài thị trường sẽ tập trung vào đối tượng nhất định, là các em có độ tuổi từ 4-15 tuổi, là độ tuổi các em cần được phát triển không chỉ về tri thức mà còn cần được vun bồi về mặt cảm xúc.
Bởi ngay từ những ngày đầu thành lập mình đã đưa ra kim chỉ nan hoạt động của tiệm là Mong muốn các em nhỏ thêm niềm vui trong học tập, tạo ra những sản phẩm giúp các em thể hiện cảm xúc cá nhân nhiều hơn,nuôi dưỡng cảm xúc, hướng các em trở thành những đứa trẻ đầy yêu thương, tự lập và tử tế .
Đây chỉ là số ít trong số rất nhiều những sản phẩm mà mình đã lên ý tưởng thiết kế và hoàn thiện, Tiệm nhà Ri hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu thương, tin tưởng của phụ huynh và các bạn nhỏ trong thời gian tới.
💥Tập thơ giúp các con nhận biết các cảm xúc cơ bản . ba mẹ tham khảo nhé
💥 BA MẸ CHÍNH LÀ BỘ GIÁO DỤC CỦA CON
🌱Khi con làm bể cái ly, con sợ hãi, sợ vì vừa làm bể đồ, vừa sợ mẹ la, nghị lực rớt xuống 2 lần.
🌱Khi con làm bể ly, mẹ chạy xuống bếp la con, con sợ hãi, nghị lực rớt xuống một lần nữa.
🌱Khi mẹ la con, con sợ quá, con nói dối: không phải con, thằng tèo đó (em con): đạo đức rớt xuống một lần. Mẹ dồn con vào đường cùng buộc con phải nói dối.
🌱Khi con sợ hãi, con quên cách xử lý tình huống, lúng túng không biết phải làm gì: trí tuệ rớt xuống một cấp. Từ đó con nhút nhát hẳn đi.
Khi mẹ gửi con cho cô giáo, mẹ quăng theo một câu: nhờ cô cho cháu hoạt động nhiều, cháu nhát quá...
Sự việc tiếp tục diễn ra trong vòng 15 năm, 20 năm. Con học xong đại học, ra trường không thể đi làm ở đâu được: thiếu nghị lực, thiếu trí tuệ, thiếu trách nhiệm. Mẹ đổ lỗi cho bộ giáo dục: Bộ giáo dục đưa ra chương trình không quy chuẩn, dạy con tôi 22 năm mà con tôi không làm được gì, ngược lại nhút nhát quá...
❓Hỏi: 15 năm mỗi ngày rớt 1 bậc đạo đức - trí tuệ và nghị lực vậy gốc rễ của vấn đề do đâu?
👉Có đứa trẻ nào không làm bể ly, có đứa trẻ nào học bơi mà không uống nước, có đứa trẻ nào sinh ra ngủ mà không tè dầm, ...
🔑Khi con làm bể cái ly. Mẹ bình tĩnh 10 giây, nghe tiếng động gì. Rồi đi xuống bếp: "à, con làm bể cái ly à, con lấy dép đeo vô đi, cẩn thận đứt chân đấy. Rồi con lấy chổi con hốt lại nha, nếu không cả nhà mình sẽ đứt chân đấy...
Con không biết làm mẹ hướng dẫn con làm nha. Lần sau mẹ bận con tự biết xử lý nhé.
👉Con tự nhận lỗi: đạo đức tăng lên 1 bậc.
👉Con bình tĩnh trước nghịch cảnh: nghị lực tăng lên 1 bậc.
👉Con xử lý tốt vấn đề: trí tuệ tăng lên 1 bậc.
🔑Lớn lên, va vấp ở đâu tự con đứng lên ở đó. Con không đổ lỗi cho xã hội.
Shared by Daungot.vn
Nguồn: Sưu tầm
💥Khi ba mẹ thay đổi cách giao tiếp với con thì hành vi, thói quen, nhân cách của con cũng thay đổi theo.
👉 "Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình" ba mẹ nhé!
Nguồn: sưu tầm
💥TRẺ NHÚT NHÁT THIẾU TỰ TIN? BIỂU HIỆN VÀ GIẢI PHÁP...
Một số biểu hiện của trẻ nhút nhát có thể bao gồm:
1. Tránh xa những tình huống mới:
Trẻ nhút nhát có thể không thích tham gia vào những tình huống mới, những địa điểm xa lạ, hoặc những hoạt động ngoài trời.
2. Khó khăn trong việc giao tiếp:
Trẻ nhút nhát thường có khó khăn trong việc giao tiếp, thể hiện qua việc trả lời nhúng nhắn hoặc tránh mắt khi nói chuyện với người khác.
3. Ít bạn bè:
Trẻ nhút nhát có thể ít bạn bè hơn so với trẻ khác, do họ khó khăn trong việc tiếp cận và kết bạn với những người mới.
4. Thấy khó chịu khi được chú ý:
Trẻ nhút nhát thường thấy khó chịu khi được chú ý quá nhiều và có xu hướng tránh xa những tình huống này.
5. Thích ở một mình:
Trẻ nhút nhát thường thích ở một mình và không thích tham gia vào những hoạt động nhóm.
Để giúp trẻ nhút nhát vượt qua khó khăn và phát triển tốt hơn, có thể áp dụng các giải pháp sau đây:
1. Khuyến khích trẻ tiếp cận những tình huống mới:
Hãy khuyến khích trẻ tiếp cận những tình huống mới và cung cấp cho trẻ cơ hội để thử nghiệm những điều mới mẻ. Bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng và dần dần đi đến những hoạt động phức tạp hơn.
2. Đưa ra phản hồi tích cực:
Hãy đưa ra phản hồi tích cực khi trẻ tiến bộ và hoàn thành một tình huống mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong việc thử nghiệm những tình huống mới.
3. Tạo ra một môi trường an toàn:
Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ để trẻ có thể thoải mái thể hiện bản thân và không sợ bị đánh giá hoặc chê bai.
4. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm:
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm và giúp trẻ hình thành các mối quan hệ xã hội với những người khác. Bạn có thể đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học ngoại ngữ, thể thao, hoặc các câu lạc bộ sở thích khác để trẻ có cơ hội giao tiếp và kết bạn với những người mới.
5. Hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp:
Hãy hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp bằng cách đặt câu hỏi và lắng nghe trẻ khi trẻ nói chuyện. Bạn cũng có thể cho trẻ đọc sách về các chủ đề trẻ quan tâm để trẻ mở rộng kiến thức và vốn từ vựng của mình.
6. Không ép buộc trẻ:
Hãy tránh ép buộc trẻ tham gia những hoạt động mà trẻ không thích. Thay vào đó, hãy tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cơ hội để trẻ phát triển các kỹ năng trong lĩnh vực đó.
7. Tạo ra sự cân bằng giữa thời gian ở nhà và thời gian ngoài trời:
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, hãy tạo ra sự cân bằng giữa thời gian ở nhà và thời gian ngoài trời. Hãy đảm bảo rằng trẻ được vận động và có thời gian để thư giãn cũng như học tập và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Những giải pháp trên sẽ giúp trẻ nhút nhát vượt qua khó khăn và phát triển tốt hơn. Hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và hỗ trợ trẻ để trẻ có thể tự tin và phát triển toàn diện.
Nguông: sưu tầm
THÓI QUEN TỐT TẠO NÊN GIÁ TRỊ VÀNG
Muốn con thành công trong tương lai, ba mẹ hãy rèn cho con từ sớm nhé ❤
Nguồn: Sưu tầm
💥3 THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG KẾT NỐI VỚI CON TỐT TRONG NGÀY
Cả ngày con yêu của chúng ta sẽ dành 8 tiếng ở trường lớp với thầy cô và các bạn rồi. Bố mẹ thì cũng đi làm trong khoảng thời gian ấy. Vậy mình sẽ kết nối tình cảm bố mẹ và con như nào nhỉ?
Bản thân mình trải qua 10 năm bỉm sữa làm mẹ của 3 con nhỏ mình nghĩ trong một ngày có ít nhất 3 thời điểm cha mẹ và con cái có thể kết nối tốt với nhau. Ba mẹ hãy tận dụng những thời điểm này để kết nối với con nhỏ nhất là giai đoạn các con học mầm non và tiểu học, thậm trí là cấp 2, cấp 3 nhé. Bởi vì nêu ta không duy trì sự gắn kết với con từ nhỏ thì đến khi các con lớn lên cấp 2-3, đại học là chúng ta càng ngày bị xa dần con.
Khi con lớn con có nhiều mối quan tâm từ bạn bè, từ các lĩnh vực giải trí khác. Đó là điều mà các bậc cha mẹ chúng ta ngày nay đang cảm thấy đang dần mất kết nối với con đặc biệt giai đoạn tuổi teen. Con không còn cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ với mình nên đã không còn muốn chia sẻ với cha mẹ. Trong một ngày làm gì thì làm, tối là cả giai đình, bố mẹ và con cái cần chuyện trò, tâm sự, trao đổi, học tập, đọc sách, thảo luận, vui chơi cùng nhau. VÀ CHA MẸ HÃY BỎ ĐIỆN THOẠI XUỐNG ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI CON KHI CON CÒN NHỎ THÌ KHI CHA MẸ VỀ GIÀ, CON CÁI CHÚNG TA SẼ BỎ ĐIỆN THOẠI XUỐNG ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI CHA MẸ
1. Lúc con mới ngủ dậy:
+ Buổi sáng bắt đầu cho một ngày làm việc mới nếu chúng ta gọi con cái mà trong tình trạng giục giã, vội vàng không thì mẹ muộn giờ đi đến công ty, con muộn giờ tới trường , thì bản thân chúng ta sẽ sinh ra cáu gắt và con thì lèo nhèo ỉ eo, nói tới đi học thiếu cái A cái B nên để một buổi sáng chất lượng cha mẹ cần rèn dạy con từ sớm thành thói quen, tốt nhất rèn khi con đi học mẫu giáo. Ví dụ buổi tối trước khi đi học con cần chuẩn bị soạn sách vở - bơm mực - chọn sẵn một bộ quần áo cho ngày hôm sau, và rèn con để chuông báo thức để sáng chuông kêu con chủ động bật dạy nữa thì càng tốt. Bởi vì chúng ta không thể chạy theo con cả đời để gọi con dạy buổi sáng được. Con cần chủ động tự lập ý thức điều đó.
+ Cha mẹ và con cái cùng nói nới chào - lời chúc nhau một ngày mới dành tặng cho nhau những cái ôm:
Ví dụ:
"Con chúc bố, mẹ ngày mới vui vẻ và làm việc hiệu quả"
"Mẹ/ Bố chúc con một ngay mới đi học vui và làm được nhiều việc ý nghĩa. Tối về kể lại cho bố mẹ nghe nhé"
2. Lúc đón con trên đường đi học về nhà:
+ Khoảng thời gian này mình thấy rất hợp lý để gợi mở cho con chia sẻ về một ngày ở trường của con. Khi đợi đón con ở cổng trường, nhìn thấy con chạy ra cổng cha mẹ dành tặng cho con cái ôm và nụ cười tươi vui, hỏi han con một số câu hỏi:
- Hôm nay con học tập ở trường, lớp có vui không?
- Hôm nay con học được điều gì hãy nói cho mẹ nghe nhé?
- Hôm nay con có giúp được bạn hay thầy cô giáo điều gì không hãy kể cho mẹ nghe với nào?
- Hôm nay con có đặt câu hỏi gì cho cô giáo và các bạn của con không?
- Điều gì con cảm thấy vui nhất trong ngày hôm nay là gì, kể cho mẹ nghe với?
3. Trước khi đi ngủ:
+ Khoảng thời gian này thì quan trọng rồi đúng không mọi người? Mình hay đọc sách cho các con nghe nên đây là phần quan trọng không thể thiếu được buổi tối của mấy mẹ con.
+ Đọc sách giúp con thêm vốn từ vựng, hấp thu kiến thức khoa học dễ dàng, mẹ cũng thông qua sách hướng dẫn được con một cách gián tiếp nhiều kỹ năng cũng như kiến thức hay mà không cần phải đặt nặng phải ngồi vào bàn học.
Tóm lại trong ba thời điểm kết nối với con trong ngày như trên thì cha mẹ nên dành tặng con những cái ôm - kèm lời khen ngợi theo độ tuổi của con. Từ đó giúp con cái và cha mẹ gắn kết hiểu nhau hơn. Con cái tin tưởng cha mẹ và từ đó tạo nên những chất xúc tác tốt để giúp con phát triển toàn diện.
----------
Nguồn: Sưu tầm
Cứ mỗi lần có đồ chơi mới là kiểu gì cũng đòi mang lên giường ngủ cùng. 😅
Nguồn: Sưu tầm
Một cuốn sách tuy không có viết nội dung nhưng hình ảnh lại thể hiện được hết ý nghĩa về cuộc sống
Ba mẹ hiểu thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh này? Hãy bình luận ở phía dưới để chúng mình cùng biết nhé ❤
Ảnh: Minh Thư
Sách: Les petits, vẽ bởi họa sĩ người Pháp Marion Fayolle.
HÃY TRÂN TRỌNG SỞ THÍCH RIÊNG CỦA TRẺ BA MẸ NHÉ...
Vốn là một người yêu thích vẽ và đặc biệt hứng thú với phong cách doodle (vẽ ng.uệch ng.oạc ngẫu hứng), Joe đã dành cả tuổi thơ của mình để… "vẽ b.ậ.y" vào sách giáo khoa.
Đa phần các giáo viên không hề ủng hộ hành động này của Joe. Rất may là bố mẹ cậu bé đã cực kỳ tâm lý và luôn khuyến khích niềm đam mê của con trai mình. Khi nghe con than phiền rằng ở trường chỉ có học và học, chẳng được vẽ vời gì cả, họ đã tức tốc đăng ký cho con tham gia một lớp vẽ bên ngoài.
Và giờ đây, với tài năng và trí tưởng tượng tuyệt vời của mình, cậu bé đã đạt được một hợp đồng siêu to với "gã khổng lồ" Nike. Đúng là đam mê mà được phát huy đúng hướng là tới công chuyện liền.
Nguồn: Có thể bạn chưa biết
🔥 4 biểu hiện của trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên chú ý
Chỉ số cảm xúc (EQ) đang được đánh giá là thước đo của thành công một con người thay vì IQ như một số người vẫn lầm tưởng. EQ càng cao thì khả năng thành công càng lớn và ngược lại.
Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp phát triển IQ. Trẻ em có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người không biết vượt qua thất bại
Dưới đây là 4 biểu hiện cho thấy trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên chú ý để can thiệp kịp thời.
👉Cáu giận, la hét thường xuyên
Ăn vạ là cảm xúc phổ biến ở trẻ em. Khi ngôn ngữ chưa phát triển, trẻ có hành động biểu hiện bằng các trạng thái cảm xúc. Tuy nhiên, nếu việc cáu giận và la hét, ăn vạ xảy ra thường xuyên thì đó là biểu hiện của một đứa trẻ có EQ thấp.
👉Hay đổ lỗi cho người khác, sự vật
Những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp còn hay trút bỏ sự bất bình, tức giận của chúng lên người khác, những người vô tội. Khi còn nhỏ, những biểu hiện này chỉ dừng lại ở tật chê bai, nói xấu, khi lớn lên nó sẽ phát triển thành tính ghen tỵ, đố kỵ, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc nhất là khi thấy người khác thành công hơn mình.
Đây là một thói xấu được hình thành từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ nên hạn chế việc "đánh chừa" người khác khi con mình mắc lỗi, đó là một trong những biểu hiện dung túng đầu tiên để trẻ hình thành phản xạ đổ lỗi cho người khác, sự vật khác khi chính bản thân mình mắc lỗi.
👉Ích kỷ
Vì ích kỷ nên những đứa trẻ có EQ thấp sẽ không hiểu cảm xúc của người khác, dễ dàng làm người khác tổn thương bằng những hành vi bừa bãi của mình. Hành vi, lời nói,... luôn luôn cho mình là trung tâm của sự chú ý.
👉Phản ứng mạnh với những lời phê bình
Ai cũng thích được khen, nhất là những đứa trẻ. Tuy nhiên việc một đứa trẻ chỉ thích được khen và phản ứng mạnh với những lời phê bình thì đó là dấu hiệu của một đứa trẻ có EQ thấp, không biết tự đánh giá bản thân.
-ST-
⚡️5 bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ sớm
Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) ngày càng được quan tâm nhiều hơn bên cạnh IQ. EQ được chứng minh là góp phần vào thành công của trẻ sau này. Vì vậy ba mẹ cần khơi dậy trí thông minh cảm xúc và nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ từ bé. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc, mời ba mẹ tham khảo
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy, mẹ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tình huống dở khóc dở cười. Một phút trước trẻ còn đang cười vui vẻ thì đột nhiên lại lăn ra và la hét cáu gắt. Chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy thật đau đầu và mệt mỏi! Đây chính là thế giới cảm xúc của bé. Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ cảm thấy choáng ngợp khi bắt đầu học những nhiệm vụ phức tạp hơn như nhận biết, thấu hiểu và điều khiển cảm xúc của bản thân. Việc giải mã trí tuệ cảm xúc và hiểu vai trò của trí tuệ cảm xúc với một em bé sẽ giúp mẹ có cách giáo dục con tốt hơn. Việc có thể nhận biết, thấu hiểu và kiểm soát được cảm xúc của bản thân và người khác tạo nên chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ) của chúng ta. Những người có EQ cao thường có các mối quan hệ tốt hơn, thành công ở trường và nơi làm việc, có một tâm lý tốt.
EQ được cho là kết quả của cả yếu tố di truyền và trải nghiệm cuộc sống. Những đặc điểm tính cách có thể chỉ phản ánh một phần con người của bé nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những trải nghiệm trực tiếp giữa bé và bố mẹ sẽ tác động đến đến EQ của bé. Vì vậy, ngay từ khi con còn bé bố mẹ hãy chú ý rèn luyện trí thông minh cảm xúc của con. Bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) từ bé? Việc nuôi dưỡng kỹ năng liên quan đến cảm xúc ở trẻ sẽ trở nên phức tạp dần khi trẻ lớn lên. Nhưng mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển cảm xúc lành mạnh cho bé 6 bước sau:
1. Giúp bé tìm hiểu về cảm xúc. Việc có thể nhận biết và gọi tên cảm xúc là bước đầu tiên trong việc học cách đối mặt với cảm xúc của bản thân. Từ 1-2 tuổi, mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về cách thể hiện cảm xúc của bé. Do đó mà cách mẹ hỗ trợ cũng cần thay đổi thích hợp. Mẹ cần đặc biệt lưu ý giai đoạn này không làm tổn thương cảm xúc của bé dù vô tình hay cố ý.
2. Giúp bé hiểu cảm xúc. Làm mẫu và nói về cảm xúc là những cách đơn giản để mẹ giúp con hiểu được lý do tại sao bé lại cảm thấy như vậy. Nếu như bé bắt đầu khóc khi bà ngoại rời đi, mẹ hãy nhíu mày nhìn con và nói: “Bà phải rời đi rồi. Mẹ cũng như con đều cảm thấy buồn lắm.” để trẻ hiểu được cảm xúc “buồn”
3. Dạy bé rằng cảm xúc không hề xấu, và bé chỉ cần cố gắng vượt qua. Các nhà tâm lý học đã liên kết việc bé cảm thấy xấu hổ về cảm xúc với các vấn đề như các hành động bạo lực (bắt nạt hoặc bị bắt nạt), lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Trong những ngày đầu tiên, mẹ hãy bế và ôm bé khi bé đang khóc, nhẹ nhàng thì thầm vào tai bé rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi và con sẽ không sao. Tương tự như vậy, khi bé ném bát xuống đất sau khi mẹ nói không được ăn bánh quy, mẹ hãy nói với bé rằng: “Con có thể cảm thấy tức giận nhưng không có nghĩa là con có thể ném đồ vật như vậy”. Mẹ nên cho bé biết rằng bé có thể bộc lộ cảm xúc của mình nhưng hành vi của bé là sai. Trong tương lai, điều này sẽ dạy cho bé biết rằng chúng ta không thể kiểm soát những cảm xúc bất chợt nhưng chúng ta có thể kiềm chế cách thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài.
4. Hướng dẫn bé cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Trong những năm đầu đời, phản ứng của bé với những cảm xúc tiêu cực có thể rất dữ dội. Ví dụ, khi tức giận, bé sẽ đánh hoặc cắn. Mẹ hãy dạy con một số cách để bé đối phó với sự tức giận một cách tử tế như hít thở sâu và nói: “Mẹ ơi, con đang rất tức giận!”. Bố mẹ cũng nên nhớ rằng bé luôn quan sát đến cách bố mẹ kiểm soát cảm xúc. Nếu mẹ la hét khi bực mình, bé cũng học cách la hét. Thay vào đó, mẹ đi sang một căn phòng khác để lấy lại sự bình tĩnh khi mẹ đang giận dữ, và cho bé biết rằng đây là cách mẹ điều chỉnh cảm xúc. Thực hiện cách này thường xuyên mẹ sẽ thành công trong việc giúp con điều hướng cảm xúc. Việc nuôi con đã khó dạy con còn khó hơn, đặc biệt là lúc bé làm ra những hành vi không đúng. Tuy nhiên, việc bé nhận thức được cách mẹ đối phó với cảm xúc và những nỗ lực để mô hình hoá những gì mẹ muốn bé học là một bài học hiệu quả trong việc dạy bé điều tiết cảm xúc. Bố mẹ cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình trước vì bé sẽ học tập theo bố mẹ .
5. Hướng dẫn bé thể hiện cảm xúc tích cực. Cũng như cách mẹ dạy bé phản ứng như thế nào khi bé cảm thấy buồn, mẹ cũng có thể chỉ cho bé phải làm gì với những cảm xúc tích cực như tự hào hay phấn khích. Lần đầu tiên bé đặt mảnh ghép thành công vào bộ xếp hình, bé quay nhìn sang mẹ với sự ngạc nhiên trên khuôn mặt. Nếu mẹ cười và vỗ tay, bé học được rằng nếu bé cảm thấy tự hào, bé có thể ăn mừng. Nếu bé cảm thấy phấn khích khi bà sắp đến chơi, mẹ có thể nói với bé: “Bà sắp đến chơi rồi, con vui lắm đúng không? mẹ con mình bật nhạc để hát cùng nhau trong lúc đợi bà nhé!”
6. Làm mẫu và khuyến khích trẻ đồng cảm. Khả năng tưởng tượng những gì người khác cảm nhận và đáp lại một cách cẩn trọng là một kỹ năng phát triển theo thời gian, nhưng quá trình này bắt đầu từ khi mẹ thể hiện sự đồng cảm khi bé buồn. Mẹ có thể làm mẫu sự đồng cảm thông qua những tương tác ở ngoài đời thực như khi chơi cùng với bé (“Chú chó nhỏ kia vẫn ở đó một mình. Con có nghĩ rằng bạn cún thấy cô đơn không? Hãy chơi cùng với bạn cún nếu bạn Cún ấy muốn.”). Cảm xúc của bé phát triển rất nhanh, đặc biệt là khi bé ở tuổi dậy thì con có thể không kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bố mẹ nỗ lực hướng dẫn cho bé về những cảm xúc đó, đặc biệt ở trong những năm đầu tiên, thì trí tuệ cảm xúc của bé sẽ phát triển khỏe mạnh và con sẽ ít gặp những rắc rối với cảm xúc của mình hơn khi lớn lên.
_st_
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Contact the business
Telephone
Website
Address
Lieu Giai
Số 3 Ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hanoi
Lieu Giai
Bắc Từ Liêm Hanoi
Lieu Giai
Chuyên cung cấp thính dụ cá hiệu quả cho các cần thủ.
Phố Đốc Ngữ, Ba Đình
Lieu Giai, 100000
Vòng hoa đám tang nhà tang lễ bệnh viện 354 Hà Nội - giao hoa viếng tận tâm, uy tín, nhanh chóng
Lieu Giai
Công Ty CP TM Toàn Cầu MST: 0107249898 Công Ty chúng tôi chuyên bán sỉ, lẻ đồ chơi
48 Đào Tấn Ba Đình Hanoi
Lieu Giai, 11100
Shop hoa khai Trương - Hoa Sinh Nhật quận Ba Đình.. Giao hoa toàn Hà Nội
Đào Tấn, Ba Đình, Hanoi
Lieu Giai, 100000
- Suhi's shop chuyên hàng Pháp - Cam kết 100% hàng Pháp, hoàn tiền x2 nếu phát hiện fake, kém chất lượng - Nhận sỉ giá yêu thương zalo: 0943488699 (Mr.Hiệp)
Trân Duy Hưng
Lieu Giai
Simoo MART – SIÊU THỊ HÀN QUỐC HÀNG ĐẦU- TUYỂN CTV BAN HÀNG ONLINE TẠI NHÀ 💁?
Số 207 Thạch Bàn, P. Thạch Bàn, Long Biên, Hanoi
Lieu Giai, 11800
Số 8 Ngõ 118 Đào Tấn, Ba Đình
Lieu Giai, 100000
Cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ: - Sản phẩm chính hãng - Giá cả phù