Ryki authentic

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Ryki authentic, Cosmetics Store, Trưng nữ vương, .

15/12/2022

‼️ VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thông báo Việt - Hàn nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sau cuộc hội đàm với Tổng thống Yoon Suk-yeol.

"Hướng về tương lai tươi sáng, chúng tôi thay mặt cho lãnh đạo hai nước quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đó là niềm vui mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói trong họp báo sau hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chiều nay tại Seoul.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết hai bên nhất trí hợp tác Việt - Hàn đã đạt những bước phát triển nhanh chóng, toàn diện và thực chất sau 30 năm thiết lập quan hệ. Hai nước đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau kể từ năm 2012, thời điểm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Nhấn mạnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc "là quốc khách đầu tiên của tôi", Tổng thống Yoon cho hay hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước đã phát triển vượt bậc trong 30 năm qua, người dân hai nước đã là "anh em, hàng xóm thân thiết với nhau". Theo ông, nâng cấp quan hệ Việt - Hàn lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ mở ra chương mới trong hợp tác song phương.
Trong cuộc họp báo, hai lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và hướng tới mức 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng.

Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ và hướng vào các lĩnh vực điện tử, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các Khu tổ hợp công nghệ chuyên sâu, khu công nghiệp xanh, đô thị thông minh...

Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lao động, tiếp tục hỗ trợ để người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc tại Việt Nam làm việc an toàn, thuận lợi, tuân thủ luật pháp của hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Hai lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy đối thoại, hợp tác và thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp nhà nước đến Hàn Quốc từ ngày 4-6/12 theo lời mời của Tổng thống Yoon Suk-yeol. Đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Chủ tịch nước và là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Hàn Quốc từ khi nước này có Tổng thống mới.
Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được tổ chức theo nghi thức cao nhất tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ở thủ đô Seoul chiều nay. Khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, 21 phát đại bác chào mừng vang lên.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng nay tiếp nhiều tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam, như CJ, Lotte, LG, Daewoo E&C, Hyundai Motor...

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam cam kết tạo môi trường, hạ tầng đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện để các công ty Hàn Quốc hiện diện ngày càng nhiều và tiếp tục thành công ở Việt Nam.

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ năm 1992 và được nâng cấp lên "Đối tác hợp tác chiến lược" từ tháng 10/2009.

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA (sau Nhật Bản) và thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Mỹ). Hàn Quốc cũng là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam, sau Đài Loan, với khoảng 48.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này.

Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, hiện cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc có hơn 216.000 người, trong đó có hơn 37.000 lao động phổ thông theo chương trình cấp phép lao động. Hàn Quốc cũng có cộng đồng hơn 180.000 kiều dân tại Việt Nam, phần lớn là doanh nhân.

Hai bên đang duy trì nhiều cơ chế đối thoại an ninh, quốc phòng. Hàn Quốc đã chuyển giao 4 tàu đã qua sử dụng cho Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam, theo Bộ Ngoại giao.

Photos from Ryki authentic's post 15/12/2022

‼️ SỰ NỒNG ẤM, CHÂN TÌNH TRONG CHUYẾN THĂM HÀN QUỐC CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Đất nước Hàn Quốc đã dành cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam sự đón tiếp trang trọng, nồng ấm, chân tình. Kết quả chuyến thăm của Chủ tịch nước thành công trên mọi phương diện.

Rạng sáng 7/12, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Chuyến thăm diễn ra vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta tới Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên Tổng thống Yoon Seok Yeol đón tiếp theo nghi lễ cấp Nhà nước.

Đất nước Hàn Quốc, nhất là Tổng thống Yoon Seok Yeol đã dành cho Chủ tịch nước và đoàn sự đón tiếp trang trọng nhưng cũng rất nồng ấm, chân tình. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng thống Yoon Seok rất coi trọng chuyến thăm, nhiều lần nhấn mạnh “Chủ tịch nước là quốc khách đầu tiên”.

Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đều đánh giá chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề triển khai sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trên cả bình diện song phương và đa phương.

Kết quả nổi bật nhất của chuyến thăm là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Hàn Quốc. Việc nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện là dấu mốc lịch sử, mở ra một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và thực chất hơn nữa cho quan hệ hai nước.

Bên cạnh đó, trong chuyến thăm, hai bên cũng đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể để đưa quan hệ phát triển theo đúng tinh thần của khuôn khổ quan hệ mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc với sự tham dự của hơn 500 đại diện từ các doanh nghiệp hai nước; tiếp gần 30 lãnh đạo các tập đoàn, các ngân hàng và tổ chức tài chính, nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã có các cuộc gặp, tiếp xúc với các đối tác, trao đổi về các lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Trong chuyến thăm, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Yoon Suk Yeol và lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành hai bên, các cơ quan, doanh nghiệp hai bên đã ký kết 24 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước, trong đó có 16 thỏa thuận hợp tác, cam kết giao ước, đề xuất đầu tư mới và mở rộng với giá trị ước tính khoảng 15 tỷ USD.

Nói về nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trải qua chặng đường 30 năm, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã có những tiến triển vượt bậc, tin cậy chính trị ngày càng được tăng cường, hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu và hiểu biết, giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc.

Những thành tựu to lớn đó cũng như quyết tâm làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác là cơ sở quan trọng để hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ hai nước lên mức “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện có thể hiểu là hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được tăng cường, mở rộng toàn diện tất cả các lĩnh vực.

Đặc biệt, các mặt hợp tác đó sẽ đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Bộ trưởng nhấn mạnh, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tiếp tục là nền tảng và động lực của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc. Hai bên quyết tâm mở rộng và làm sâu sắc hợp tác kinh tế thương mại. Trước mắt, thực hiện các biện pháp nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030…

Việc nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện sẽ là động lực giúp củng cố hơn nữa tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở và môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế.

"Với những thành tựu quan trọng đạt được trong 30 năm qua, sự quan tâm, nỗ lực của cả hai dân tộc, tôi tin tưởng rằng quan hệ, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng phát triển rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước; góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng của khu vực và toàn cầu", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Dấu mốc và là động lực quan trọng

Nội dung nổi bật của chuyến thăm là thúc đẩy giao lưu nhân dân - xã hội, Bộ trưởng Ngoại giao nhận định, đây là nội dung trọng tâm và cũng là quan tâm và ưu tiên của lãnh đạo hai nước.

Quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước bắt nguồn từ hàng trăm năm trước, khi dòng họ Lý Việt Nam sang định cư tại Hàn Quốc, hay những giao lưu thân tình giữa phái đoàn sứ thần Phùng Khắc Khoan của Đại Việt và đoàn sứ thần Lý Túy Quang của Triều Tiên và đặc biệt được thúc đẩy nhộn nhịp từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.

Sau 30 năm, sự gắn kết giữa nhân dân hai nước chặt chẽ hơn bao giờ hết. Hai nước có hơn 1.000 chuyến bay qua lại trong một tháng, gần 5 triệu người dân qua lại thăm nhau, hơn 70 cặp địa phương thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác, khoảng 250 nghìn người dân hai nước ở tại đất nước của nhau, đặc biệt là có 6 vạn cặp dâu rể Việt Nam và Hàn Quốc.

Những nét văn hóa đặc trưng của nước này như nem, áo dài, phở của Việt Nam, kim chi, Kpop, Hanbok của Hàn Quốc đã trở thành điều thân quen với người dân của nước kia. Giao lưu nhân dân không chỉ tăng cường hiểu biết giữa cá nhân từng người dân mà còn giúp tăng cường hiểu biết giữa hai dân tộc về mọi mặt.

Lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh cần thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa hai nước, coi đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ, tình hữu nghị Việt - Hàn.

Ngay khi đặt chân đến Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và các tổ chức hữu nghị như Hội Hữu nghị Hàn Quốc – Việt Nam, Hội giao lưu văn hóa Hàn – Việt, dòng họ Lý Hoa Sơn của Việt Nam tại Hàn Quốc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc nêu cao truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết yêu thương hỗ trợ nhau, phát huy vai trò gắn kết hai dân tộc. Các hội đoàn hữu nghị cần tăng cường hơn nữa sứ mệnh làm cầu nối, hỗ trợ giao lưu giữa tổ chức đoàn thể, địa phương, nhân dân hai nước nhộn nhịp hơn, thực chất hơn, tương xứng với khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Các doanh nghiệp hai nước cũng không chỉ là những hạt nhân tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, mà còn góp phần tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp, đoàn thể, địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Họ chính là những đối tượng quan trọng mà Chính phủ hai nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn thời gian tới.

"Chuyến thăm không chỉ thành công về mặt chính trị mà có ý nghĩa rất sâu sắc về nhân văn - xã hội, đáp ứng được mong mỏi của người dân và doanh nghiệp hai nước. Đây cũng là dấu mốc và là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững", Bộ trưởng khẳng định./.

01/12/2022

"Thuốc đắng dã tật"!
================

Thẳng thắn, thành khẩn nhận rõ khuyết điểm thì mới quyết tâm và biết cách sửa chữa hiệu quả... Đó là ý nghĩa sâu xa và cũng là mục tiêu của việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình.

Cổ nhân đã đúc rút "Nhân vô thập toàn"! Con người không ai là hoàn hảo, không thể tránh được hết những thiếu sót, khuyết điểm. Đối với tập thể cũng vậy! Khó tập thể nào chỉ có những ưu điểm, thành tích mà không có tồn tại, hạn chế. Vì vậy kiểm điểm để nhận rõ khuyết điểm thì mới quyết tâm và biết cách sửa chữa hiệu quả...

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi". Và Người cũng căn dặn: “Người phạm sai lầm phải dũng cảm nhận lỗi nhưng đi kèm với đó phải quyết tâm sửa chữa, khắc phục”.

Thực tế cho thấy, nếu các tập thể, cá nhân chỉ “khoe” những điều tốt đẹp, cố gắng che giấu những điều chưa tốt, vì sợ cấp trên biết khuyết điểm, hạn chế của mình nên không dám báo cáo thật thì chắc chắn sẽ dẫn đến không sửa được thiếu sót, khuyết điểm để trưởng thành, tiến bộ. Nguy hiểm hơn, "bệnh" giấu khuyết điểm sẽ dần lan truyền và ngày càng nguy hiểm.

"Thuốc đắng dã tật"! Có thẳng thắn, thành khẩn nhận rõ khuyết điểm thì mới quyết tâm và biết cách sửa chữa hiệu quả. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quy định, chỉ thị yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện đúng quy định báo cáo trung thực, chống "bệnh" giấu khuyết điểm, nghiêm túc tự phê bình và phê bình...

Yếu tố quyết định là lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nhận thức đúng và gương mẫu, đi đầu trong thực hiện thì mới có thể lãnh đạo, chỉ đạo, nêu gương cho cấp dưới. Nếu người đứng đầu đơn vị nghiêm túc tự nhận khuyết điểm thì không khí dân chủ sẽ được phát huy cao độ, cán bộ, đảng viên sẽ mạnh dạn, thẳng thắn tự phê bình và phê bình, phát huy tinh thần trách nhiệm, tự hoàn thiện bản thân, xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh. Khi đó, sẽ không có môi trường cho “bệnh” giấu khuyết điểm tồn tại. Trái lại, lãnh đạo, người đứng đầu chỉ xem trọng thành tích, không thẳng thắn nhìn nhận và quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, hạn chế thì sẽ tạo ra căn "bệnh thành tích" nguy hại khôn lường.

Photos from Ryki authentic's post 15/11/2022

AI CẤP PHÉP CHO NHỮNG CON NGƯỜI NÀY BIỂU DIỄN TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA?
-----------------
Con gái Mác đã có lần hỏi cha: "Cha hiểu hạnh phúc là gì?". Các Mác vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, suốt đời mình đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, đã trả lời con gái: "Hạnh phúc là đấu tranh". Câu trả lời của Mác vô cùng giản dị nhưng đó là một chân lý. Đúng vậy, những người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Với họ: Hạnh phúc của một người là làm cho nhiều người hạnh phúc, họ tìm thấy hạnh phúc trong đấu tranh, đấu tranh gạt bỏ những trở ngại để con người thực hiện ý nghĩa cao đẹp của đời mình. Đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội, với chính bản thân để loại bỏ cái ác, cái xấu, cái lạc hậu phát triển cái tốt, cái tiến bộ. Đấu tranh với kẻ thù dù rất khó khăn, gian khổ nhưng thực chất không khó bằng đấu tranh với chính mình. Nhà triết học cổ đại Platon nói: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” vì kẻ thù trong lòng ta mới là kẻ thù nguy hiểm nhất! Vậy nên đấu tranh với chính mình là cuộc đấu tranh gay go nhất, phức tạp nhất.

Mới đây, người ta nghĩ ra cái gọi là “Tết Vạn lộc 2023” với chủ đề "Xuân hạ thu đông" sẽ quy tụ dàn nghệ sĩ: Chế Linh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Trường Vũ…và điều đáng nói ở đây là chương trình do Nguyễn Công Vượng (Vượng Râu) làm tổng đạo diễn. Chế Linh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Trường Vũ là những kẻ chống phá đất nước ở hải ngoại; họ tôn thời dẻ vàng ba sọc đỏ và thường xuyên khoác áo ngụy quân để biểu diễn ở hải ngoại. Kể từ ngày vượt biên, chối bỏ tổ quốc đến nay, họ không hề có ý định quay đầu là bờ, xin lỗi tổ quốc, nhân dân. Vậy lý do nào để cơ quan chức năng cấp phép cho họ biểu diễn ngay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia? Phải chăng vì nhãn quan chính trị của một số người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng hay vì lý do gì để dễ dàng cho phép những kẻ chống phá, bôi nhọ tổ quốc được đứng trên sân khấu. Trung tâm Hội nghị Quốc gia không phải là nơi dành cho những kẻ phản bội tổ quốc.

Đối với nhân vật Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), con người này sinh ra, lớn lên và phát triển sự nghiệp ngay tại Việt Nam nhưng thường xuyên có những phát ngôn lệch lạc, bôi nhọ Đảng và nhà nước. Lý do nào để cơ quan chức năng tạo điều kiện cho con người làm tổng đạo diễn của chương trình? Không lý các người ưu tiên cho những kẻ chống phá đất nước được phép đứng cao ngất ngưỡng ngay giữa quê hương Việt Nam. Chúng ta ngày càng thất trận ngay trên chính sân nhà của mình. Hết Khánh Ly được phép biểu diễn và bây giờ lại đến những kẻ chống phá tổ quốc khác được trọng vọng. Không thể chấp nhận được. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị mang ý nghĩa chiến lược, khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ và kết nối những “khúc ruột vạn dặm” ở hải ngoại. Nhưng đó là kiều bào ta ở nước ngoài, những người Mỹ gốc Việt nhưng hướng về tổ quốc, quay đầu là bờ chứ nhất định không phải là Chế Linh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Trường Vũ. Bằng chứng là họ chưa hề có ý định xin lỗi tổ quốc, nhân dân.

Ngày xưa đất nước nghèo vì chiến tranh, cấm vận; họ vượt biên đến miền đất hứa và không quên ngày đêm bôi nhọ đất nước, chế độ kiểu “cộng sản độc tài, đói nghèo” hay “còn cộng sản thì không bao giờ về Việt Nam”…Giờ đây khi đất nước đổi thay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần thì họ lại quay về kiếm ăn; thế nhưng khi sang Mỹ thì đâu lại vào đó, vẫn giọng điệu chống cộng đã thấm vào xương tủy suốt 47 năm qua. Những kẻ phản bội tổ quốc, nếu còn chút liêm sỉ thì đừng về Việt Nam khi còn cộng sản như các người rêu rao. Cơ quan nào cấp phép cho họ biểu diễn thì cần xem lại tư duy và nhãn quan chính trị của mình. Nhân dân Việt Nam không thiếu ca sỹ, nghệ sĩ. Không cần những người như thế./.
---------------
Lão chăn bò.

14/11/2022

‼Quy định pháp luật về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

1. Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Điều 61 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất vỉ mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
2. Người bị thu hồi đất được bồi thường nếu đáp ứng một số điều kiện như sau
Căn cứ khoản 1 Điều 75 và khoản 2 điều 77 Luật Đất đai năm 2013, điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là sổ đỏ) hoặc có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ mà chưa được cấp.
Thứ hai, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01.07.2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có sổ đỏ hoặc không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai năm 2013.
Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có sổ đỏ hoặc có đủ điều kiện được cấp sổ đỏ mà chưa được cấp.

14/11/2022

‼️ Nhận thức đúng về tự do ngôn luận trong thời đại số
🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”.

Tự do ngôn luận và những hành vi lợi dụng trên không gian mạng

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội.

Chỉ cần sở hữu phương tiện điện tử (điện thoại thông minh, laptop) có kết nối Internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi nơi, mọi lúc. Tình trạng các hội, nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung.

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo".

Thông qua các hội, nhóm tiêu cực, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Điển hình như các trường hợp: Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nhã, Lê Thế Thắng, Trương Châu Hữu Danh (trú tại Long An), Nguyễn Phương Hằng, Lê Anh Dũng (trú tại TP Hồ Chí Minh), Lê Chí Thành (trú tại Bình Thuận), Nguyễn Huy (trú tại Quảng Trị)... Những trường hợp trên đều bị truy cứu theo Điều 331, BLHS 2015 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, cụ thể là lạm dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Sự lợi dụng các quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng. Theo dữ liệu thống kê từ We are Social, tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số. Từ năm 2021 đến 2022, số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã tăng 5 triệu người (6,9%). Với độ phủ sóng rộng cùng một lượng lớn thời gian hoạt động và tương tác trên các nền tảng xã hội, những gì người sử dụng thu nhận được sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là ở nhóm đối tượng vị thành niên - lứa tuổi dễ đi theo những luồng tư tưởng mới, dễ bị tổn thương và kích động tâm lý.

Tự do ngôn luận trên không gian mạng phải tuân thủ pháp luật

Theo quy định tại Điều 19, Công ước ICCPR năm 1966: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, theo quy định của pháp luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận không phải là tuyệt đối.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mạng xã hội xuyên quốc gia như Facebook, Twitter, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Nhưng chưa bao giờ môi trường ảo lại nhiều tác động tiêu cực như hiện nay. Tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận phát tán tin giả, tin sai sự thật, các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, kích động bạo lực trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp.

Nhận thức rõ những nguy cơ lợi dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng đe dọa đối với an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát tốt hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội và hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại. Tại Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn mà không bị xem là vi hiến.

Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù (Luật Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Luật Hình sự)… Việc bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng Internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Tự do báo chí.

Ngoài ra, nhiều nước châu Âu khác cũng đưa ra các quy định với hình phạt cụ thể trong vấn đề này nhằm chống lại mọi hình thức tuyên truyền kích động, tiến hành xử lý hình sự đối với những phát ngôn thù ghét và kích động. Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ cũng hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự của tổng thống hay các thành viên hoàng gia. Bên cạnh đó, trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù địch, tiêu cực trên Internet, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên Internet với sự cam kết hành động của bốn doanh nghiệp mạng lớn nhất thế giới bao gồm Facebook, Twitter, Youtube và Microsoft.

Những động thái này nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận đúng nghĩa của người dân và tạo cơ sở để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, văn minh. Rõ ràng, trong bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều có quy định xử lý hành vi lợi dụng tự do ngôn luận; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp.

Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10).

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Khung pháp lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, lợi ích cũng như những hiểm họa từ mặt trái của Internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển Internet và mạng xã hội; đồng thời bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc, chống phá chính quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đáng chú ý là Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”; Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới”.

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/1/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động lợi dụng Internet chống phá Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng lợi dụng Internet để vi phạm pháp luật. Cùng với đó là việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng) theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 đều quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…

Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết.

Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng Internet. Nâng cao nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và cộng đồng.

Cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của không gian mạng…

Bình Nguyên - Hoàng Ly

Telephone

Website

Address

Trưng Nữ Vương
Tam Ky