Quỹ Hỗ Trợ Xương Khơp 108

Quỹ Hỗ Trợ Xương Khơp 108

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Quỹ Hỗ Trợ Xương Khơp 108, Hospital, Tay Ho.

02/12/2021

Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam
Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là top
7 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...
Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm:
Đau nhức quanh khớp: ở những vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm nhưng khi bệnh trở nặng thì cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.
Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy, khó cử động các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.
Khớp bị biến dạng: có thể vùng khớp thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.
Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như:
Điều trị không dùng thuốc: bệnh nhân được hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.
Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,...).
Điều trị phẫu thuật: Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs).
3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
4. Bệnh g*i cột sống
G*i cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và g*i mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.
Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, g*i cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.
Một số triệu chứng của g*i cột sống là:
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
g*i cột sống
Khi bệnh bắt đầu trở nặng, g*i cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện
5. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra g*i xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, g*i xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm...
6. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:
Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt...
Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp là đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.
7. Loãng xương
Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc... Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.

01/12/2021

KHỚP XƯƠNG KÊU LỤC CỤC CẢNH BÁO BỆNH XƯƠNG KHỚP!
Xương khớp của bạn thường phát ra tiếng kêu lục cục khi leo cầu thang, đi bộ, đứng lên ngồi xuống đột ngột, ngồi lâu một chỗ, vận động mạnh,....
Có những tiếng kêu là vô hại nhưng khi tiếng kêu kèm đau nhức thì có thể bạn đang bị khô khớp, sụn khớp đã bị viêm hoặc thoái hóa. Trong đó, 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp: tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp.
Khi tuổi càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm khiến khớp xương hoạt động không “trơn tru” và phát ra tiếng kêu.
Để các khớp hoạt động tốt, cần phải có một chất hoạt dịch có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn.
Vì vậy, để giảm tình trạng khô khớp, phòng ngừa các bệnh thoái hóa khớp, cần chăm sóc phần sụn khớp và xương dưới sụn.

30/11/2021

Cách chữa viêm khớp tại nhà bằng mẹo dân gian
Viêm khớp và các bệnh xương khớp nói chung nếu phát hiện sớm và điều trị bài bản sẽ chóng loại bỏ bệnh, phục hồi tổn thương tại xương khớp. Ở giai đoạn nhẹ của bệnh, mọi người cũng có thể thực hiện các mẹo trị viêm khớp từ dân gian với các cây thảo dược.
Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm, ít tốn chi phí, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên hiện nay có vô số cách được lưu truyền, cách nào mang lại tác dụng tốt nhất hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Rau ngổ chữa viêm khớp
Dược lý hiện đại ghi nhận trong thành phần của rau ngổ có chứa rất nhiều hoạt chất như glucid, protid, các loại vitamin B, C, carotene giúp khu khu trừ phong thấp điều trị bệnh viêm khớp rất tốt. Bên cạnh đó, rau ngổ còn chứa một hàm lượng tương đối flavonoid và coumarin, giúp nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt.
Thực hiện:
- Rau ngổ tươi mua về đem rửa sạch, ngâm với muối để loại bỏ tạp chất.
- Vớt rau ngổ ra để ráo nước rồi giá nát cùng vài hạt muối.
- Lấy phần rau đã được giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm dùng miếng vải mỏng cố định lại khoảng 45 phút.
- Rửa lại vùng da đắp bã rau ngổ sau khi đắp.
- Thực hiện vào buổi sáng hàng ngày.

29/11/2021

7 triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ cần hết sức lưu tâm
Triệu chứng 1: Đau cột sống cổ cấp tính
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu khởi phát đột ngột bằng những cơn đau nhói cổ, xoay cổ nghe tiếng “khục” buốt rát khiến người bệnh ngại xoay chuyển.
● Đau cột sống cổ khi trời lạnh, nằm gối đầu quá cao.
● Đau tăng khi gắng sức, khi ho, giảm hoặc mất hẳn khi nghỉ ngơi.
● Ngước đầu lên trần nhà, xoay trái phải thấy cứng và đau.
Triệu chứng 2: Đau cột sống cổ mãn tính
Sau lần đau cột sống cổ cấp tính đầu tiên thì sau đó, cơn đau sẽ chuyển dần sang dạng mãn tính do sự thoái hóa mạnh mẽ, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện:
● Tiếp tục các cơn đau như cấp tính nhưng với tần suất nhiều và mạnh hơn. Đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do.
● Khi ngủ dễ dàng bị tuột khỏi gối, tỉnh dậy khó chịu, đau cổ.
Triệu chứng 3: Hạn chế vận động
Người bệnh khó vận động cổ trong việc cúi ngửa xoay chuyển. Căn cứ vào tầm vận động bình thường để xác định những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ.
● Cúi cổ:

27/11/2021

Thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì.
Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….
Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.
Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy…).
Triệu chứng bệnh Thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thẻ bao gồm:
Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.
Đường lây truyền bệnh Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối không bị lây truyền từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa khớp gối
Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:
Tuổi tác: những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.
Những người béo phì.
Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi...
Phòng ngừa bệnh Thoái hóa khớp gối
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối có các biệu pháp sau:
Chế độ dinh dưỡng: nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...
Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, có thể sử dụng các biện pháp sau:
Căn cứ diễn biến của bệnh để thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân.
Sau đó, trên cơ sở tình trạng bệnh để chỉ định một số xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ siêu âm khớp; nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò…
Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa khớp gối
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất.
Trong trường hợp người bệnh thừa cân - béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp gối không dùng thuốc như: châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ.
Phẫu thuật/thay khớp gối

23/11/2021

Đau nhức xương khớp 10 năm cũng hết bệnh với bài thuốc cực hay này
Cách làm
* 2 trái thơm,gọt sạch vỏ, cắt sạch mắt thơm, rửa sạch để ráo nước, thái lát mỏng vừa.
* 3 trứng gà ta ( trứng gà sống )rửa sạch, ráo nước.
* 200 - 250gr đường phèn
* 1 hủ thủy tinh
* cho 3 trứng gà ta xuống dưới lọ, cho 1 lớp thơm 1 lớp đường cứ thế cho hết thơm và đường vào đậy kín để 10 - 12 ngày là dùng thôi.
👉 Đến ngày thứ 10 chưa thấy trứng vỡ thì lấy cây đủa đâm cho thủng trứng, đậy nắp lại và tới ngày thứ 12 là dùng được .
- Uống nước nhé mọi người.1 ngày 3 lần mỗi lần 10ml uống trước hoặc sau khi ăn nếu ai bị đau bao tử thì uống sau khi ăn.
✅ Lưu ý: uống liên tục nhé , chứ thấy đỡ rồi lại không uống nó lại bị đau á, mẹ mình uống 5 hủ rùi, nhớ làm để gối đầu nhé, uống được 1 nữa hủ rồi thì làm tiếp hủ sau nhé.
👉 Lúc ngâm để ngoài nơi thoáng mát và bắt đầu uống chắt lấy nước , bảo quản trong tủ lạnh và uống dần
---
Và mình cũng xin chia sẽ lại về bài thuốc mà mẹ và chú mình đang sử dụng, thực ra theo cách dân gian thì có nhiều bài thuốc đông y rất hay, nhưng lại tùy vào cơ địa của mỗi người , nếu người hợp thì khỏi nhanh, người không hợp thì nghĩa là không tác dụng. Và rất may mắn bài thuốc này do chú mình hướng dẫn để làm cho mẹ , vì chú mình uống vài tháng thấy đỡ nên bày cho chị em mình làm và tới giờ cũng được hơn năm tháng và mẹ mình đã giảm đau rất nhiều và dễ chịu hơn, trước khi chưa uống thì các khớp tay và bàn tay cứ bị co rút các ngón, tê cứng và rất đau, cứ phải mát xa xoa bóp để duỗi các ngón tay ra , chân thì đau nhức đến mức đêm không thể ngủ được, cho đến khi uống bài thuốc này tầm khoản hơn 2 tháng mẹ mình đã giảm rất rõ rết và tới giờ này khỏi được 70% và vẫn đang duy trì uống. Và mình cũng nói thêm là mẹ mình bị đau dạ dày nên mỗi ngày đều uống 10ml sau khi ăn cơm , mỗi ngày uống 2 lần nên nói về ảnh hưởng tới dạ dày là của mẹ thì mình chưa thấy. Vì thế mình mới quyết định chia sẻ bài lên cho mọi người kham khảo, và mình cũng xin nói rõ là bài thuốc này cũng tùy vào cơ địa của mỗi người, vì thế ai có những bệnh nền khác thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ 🙂
Nói thật giờ thấy mẹ không còn than đau nữa mừng lắm luôn. Dễ uống và dễ làm lắm nhé mọi người😊

23/11/2021

Thuốc xông tắm chữa viêm khớp từ cây trinh nữ
Cây xấu hổ, lá lốt khoảng 40-50g, lá cây long não 20g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi vị 30-40g, quế chi 15g.
Cho tất cả các vị thuốc vào nồi, thêm nước xâm xấp mặt và đun sôi đến khi mùi hương tỏa ra. Sau đó trùm vải kín để hơi thuốc thấm vào cơ thể. Xông thuốc khoảng 10-15 phút mỗi ngày tới khi mồ hôi toát ra thì ngừng lại.
Sử dụng mỗi liệu trình khoảng 2 tuần, nghỉ 1 tuần rồi tiếp tục sử dụng liệu trình khác

16/11/2021

Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, ở độ tuổi trung niên và có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng rõ rệt.
Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Triệu chứng cơ năng:
- Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau. khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưn
- Tình trạng cứng khớp buổi sáng: thường kéo dài trên 1 giờ
- Mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh.
Triệu chứng thực thể tại khớp:
- Sưng, đau, nóng tại các khớp, ít khi tấy đỏ. Sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp. Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm hay gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ.
Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ, người bệnh sẽ bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng thường gặp gồm có: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay...
Triệu chứng ngoài khớp:
- Hạt thấp dưới da: Tỉ lệ gặp là 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam ít có hạt thấp dưới da. Đặc điểm những hạt này có mật độ chắc, thường gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2 cm, đứng thành từng đám.
- Tổn thương mắt: Thường viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng
- Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp
- Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
- Hội chứng Felty: Giảm bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren, thường là biểu hiện toàn thân, đang tiến triển.
- Hiếm gặp tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.
Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng nói trên, người bệnh có thể nhận định chính xác tình trạng bệnh của bản thân nhờ các dấu hiệu cận lâm sàng như:
- Thiếu máu: Khi bị viêm khớp dạng thấp kéo dài, mãn tính, người bệnh có thể bị tăng tiểu cầu, số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Tăng tốc độ máu lắng và CRP: Dấu hiệu này có giá trị để đánh giá tình trạng viêm và dùng trong theo dõi đáp ứng điều trị, tuy nhiên đây là xét nghiệm không đặc hiệu.
- Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor – RF): Là các globulin miễn dịch kháng lại đoạn Fc của phân tử Globulin IgE. 50-75% người VKDT có RF dương tính thường là ở những bệnh nhân có HLA-DR4 và thể bệnh nặng, tiến triển nhanh… Hiệu giá kháng thể RF cao được xem là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.
- Kháng thể kháng CCP (anti-cyclic citrulinated peptide antibodies – antiCCP) rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp do xét nghiệm có độ đặc hiệu cao (98%). Có tới 93% người viêm khớp sớm chưa xác định rõ ràng loại bệnh nếu có anti-CCP dương tính thì sẽ tiến triển thành viêm khớp dạng thấp trong vòng 3 năm sau đó. Anti-CCP tăng cao cũng được xem là một yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.
- Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh.
Đối với viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường chủ quan không kiểm tra thường xuyên và điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng khi đến Bệnh viện thì bệnh đã chuyển nặng. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tàn phế cao do tình trạng phá hủy khớp gây nên nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Do đó, việc nhận biết bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng, người bệnh hãy chú ý theo dõi cơ thể của mình và chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám thường xuyên và được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

15/11/2021
10/11/2021

MẸO CHỮA VIÊM KHỚP BẰNG TRÀ XANH ÍT NGƯỜI BIẾT
Trà xanh đã được chứng minh có nhiều tác dụng trong việc giảm sưng, kháng viêm, chống lại sự lão hóa của tế bảo, tốt cho hệ xương khớp. Việc thường xuyên sử dụng lá trà xanh trong việc cải thiện sức khỏe đã được người dân áp dụng từ lâu.
Bạn cần chuẩn bị
- 15g lá chè tươi
- 3 lát gừng tươi
- Cách thực hiện
Bạn rửa sạch lá trà xanh, cho vào ấm, kèm 3 lát gừng tươi mỏng. Đổ 1,5 lít nước đun sôi và cho vào ấm ủ. Sau 30 phút bạn có thể sử dụng.
Trà xanh được đánh giá rất tốt cho cơ thể, nên bạn có thể dùng một cách thường xuyên liên tục. Không chỉ tốt cho xương khớp mà còn cho cả hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch của bạn.
Lưu ý: Không nên sử dụng vào buổi tối, tránh trường hợp gây mất ngủ cho bệnh nhân. Đồng thời gừng dùng cho buổi tối cũng không tốt cho sức khỏe.

10/11/2021

5 ĐIỀU CẦN LÀM NGAY ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

09/11/2021

NHỮNG NGƯỜI CÓ ACID URIC MÁU CAO NÊN ĂN GÌ?
Trong mươi năm gần đây , cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu và bệnh tiểu đường , số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng , chủ yếu ở nam giới . Một bộ phận đã có những biểu hiện của bệnh gút thực sự với những triệu chứng đau khớp cấp hoặc mạn tính , nhưng phần đông hầu như chưa có chứng trạng gì đặc biệt .
Có thể nói , nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric . Trong cơ thể , acid uric được tạo thành từ ba nguồn : thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào , thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh . Để giữ cân bằng , hàng ngày acid uric phải được thải trừ ra ngoài , chủ yếu theo nước tiểu , một phần qua phân và các con đường khác . Vì lý do nào đó lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể , đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh gút . Bởi vậy , một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống acid uric trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu .
1.Rau cần : Cần trồng dưới nước tính mát , vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ . Cần trồng trên cạn tính mát , vị đắng ngọt , có công dụng thanh nhiệt , khu phong và lợi thấp . Cả hai loại đều có thể dùng , đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính . Rau cần rất giàu các sinh tố , khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin . Có thể ăn sống , ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày .
2.Xúp lơ : Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin ( mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg ) . Theo dinh dưỡng học cổ truyền , xúp lơ tính mát , vị ngọt , có công dụng thanh nhiệt , lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm rất thích hợp cho người có acid uric máu cao .
3.Dưa chuột : Là loại rau kiềm tính , giàu sinh tố C , muối kali và nhiều nước . Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột .
Theo dinh dưỡng học cổ truyền , dưa chuột tính mát , vị ngọt , có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ , sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu
4.Cải xanh : Cũng là loại rau kiềm tính , giàu sinh tố C , muối kali và hầu như không chứa nhân purin .
Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền , thông lợi tràng vị . Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng " lợi tiểu tiện , rất thũng , thích hợp với người bị thống phong ( bệnh gút ) .
5.Cà : Cà pháo , cà bát , cà tím ... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu khứ phong thông lạc , thanh nhiệt chỉ thống .
Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin . Nghiên cứu hiện đại cho thấy , cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định .
6.Cải bắp : Là loại rau hầu như không có nhân purin , rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu .
Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng " bộ tinh tuỷ , lợi ngũ tạng lục phủ , lợi quan tiết ( có ích cho khớp ) , thông kinh hoạt lạc ” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao .
7.Củ cải : Tính mát , vị ngọt , có công dụng " lợi quan tiết ” , “ hành phong khí , trừ tà nhiệt ” ( Thực tính bản thảo ) , “ trừ phong thấp ” ( Tuỳ tức cư ẩm thực phổ) , rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng .
Đây cũng là loại rau kiềm tính , giàu sinh tố , nhiều nước và hầu như không có nhân purin . 8.Khoai tây : Là một thực phẩm kiềm tính , giàu sinh tố C và muối kali . Trong thành phần hoá học hầu như không có nhân purin . Theo dinh dưỡng học cổ truyền , khoai tây tính bình , vị ngọt , có công dụng bổ khí , kiện tỳ , là thực phẩm thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược , mắc các chứng bệnh ung thư , viêm loét đường tiêu hoá , cao huyết áp và thống phong ( gút ) .
8.Bí đỏ : Tính ấm , vị ngọt , có công dụng bổ trung ích khí , giảm mỡ máu và hạ đường huyết . Sách Trấn nam bản thảo cho rằng nam qua ( bí đỏ ) có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện .
Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin,là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp,rối loạn pipid máu,béo phì và tăng acid uric trong máu.
9.Sữa bò:Là loại thực phẩm bổ dưỡng rất giàu chất đạm,nhiều nước và chứa rất ít nhân purin
Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mạn tính
10.Đậu tương : Có thể là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương , là các thực phẩm kiềm tính , có chứa ít nhân purin , giàu chất đạm , nhiều sinh tố và khoáng chất , có khả năng tăng cường bài xuất acid uric qua đường tiết niệu .
Ngoài ra , người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt , cà chua , măng , mướp , dưa gang , cải trắng , mã thầy , hành tây , mía , chuối , cam , quýt , đào , anh đào , mơ , hạt dẻ ... Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài . Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật ( gan , thận , não , tuy ... ) , thịt lợn , thịt dê , thịt bò , thịt cừu , thịt gà , thịt vịt , thịt ngan , thịt ngỗng , thịt hun khói , chim cút , cá chép , cá chạch , cá thờn bơn , cá hồi , lươn , nghêu , sò , cua , rau chân vịt , rau câu , đậu hà lan , nấm , biển đậu ... và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc , cà phê , rượu trắng , hạt tiêu , hồi , quế , ớt ... Người bị gút nặng , acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo , ngày ăn dưa chuột , ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh . Nếu ăn táo hoặc dưa chuột , mỗi ngày ăn 1,5 kg chia 3 - 4 bữa ; nếu ăn rau xanh , mỗi ngày 1,5 kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu , xào hoặc làm nộm .

Want your practice to be the top-listed Clinic in Tay Ho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Website

Address

Tay Ho
100000