ThS.Bs Thu Hương - Tư vấn và khám, chữa bệnh online

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from ThS.Bs Thu Hương - Tư vấn và khám, chữa bệnh online, Doctor, Thái Bình.

ThS.Bs Thu Hương đã có kinh nghiệm 20 năm khám và điều trị các bệnh nội khoa (tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, v.v) cho người lớn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.

06/03/2022

Hiện nay 80 % người bệnh nhiễm covid 19 triệu chứng rất nhẹ nhàng ,tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn mắc phải sai lầm hay gặp trong khi theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho các F0 tại nhà. Mời các bạn tham gia buổi livetream trực tiếp của bs Hương về chủ đề này vào 20h tối thứ ba ngày 08 - 03 -2022 trên group Bác sỹ của bạn.
Link group https://www.facebook.com/groups/543812850135075/

16/02/2022

Dịch bệnh covid 19 hiện đang lan rộng, tuy nhiên chúng ta đã tiêm đủ liều vaccin cơ bản và mũi tăng cường nên hầu như người bệnh nhiễm covid triệu chứng rất nhẹ nhàng, tuy nhiên nhiều bạn rất lo lắng không biết làm gì khi mình và người thân nhiễm covid, mời các bạn tham gia buổi livetream trực tiếp của bs Hương về chủ đề này .

15/02/2022

Ai không được sử dụng thuốc Molnupiravir khi mắc covid 19 ?
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir 400 mg được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ

Trả lời: Theo tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19" mới nhất được ban hành ngày 6/10, Bộ Y tế cho biết ngoài Remdesivir và Favipiravir, Molnupiravir chính thức được đưa vào phác đồ điều trị F0. Bộ Y tế cũng đưa ra những khuyến cáo người được chỉ định và chống chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Theo đó, Molnupiravir 400 mg được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ. Tuy nhiên, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai chống chỉ định với loại thuốc này.

Ngoài Molnupiravir 400 mg, Bộ Y tế cũng khuyến cáo phụ nữ có thai; đang muốn có thai; đang cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc kháng virus Favipiravir 200 mg. Người dưới 18 tuổi; bị suy gan nặng, suy thận nặng mắc Covid-19 cũng không nên sử dụng thuốc này.

Trong khi đó, thuốc Remdesivir được khuyến
Trong khi đó, thuốc Remdesivir được khuyến cáo chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc; suy giảm chức năng thận; tăng enzyme ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường.

Hiện chưa có dữ liệu đầy đủ về thuốc Remdesivir cho phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Bộ Y tế cũng lưu ý không nên sử dụng Remdesivir cho phụ nữ có thai trong trường hợp cho chỉ định khác.

03/01/2022

BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

==================================

📌 Triệu chứng bệnh?
📌 Chẩn đoán Như thế nào?
📌 Cách phòng bệnh?
📌 Phương pháp điều trị?
📌 Khi nào cần phẫu thuật?

1. Trào ngược dạ dày- thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản(GERD), hay còn gọi là bệnh viêm thực quản trào ngược là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự trào ngược dịch axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng cho người bệnh, thường gặp nhất là: ợ nóng, ợ trớ, viêm họng kéo dài. Trào ngược có thể là sinh lý nếu sảy ra sau bữa ăn no, không gây triệu chứng và với tần suất thấp(dưới 2 lần/tuần). Tuy nhiên trào ngược sẽ trở thành bệnh lý khi các triệu chứng sảy ra thường xuyên(≥ 2 lần/tuần)hoặc làm tổn thương thực quản.

2. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày- thực quản
👉 Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi lúc đói thường xuyên là triệu chứng cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên ngực dọc phía sau xương ức, đôi khi có thể lan lên đến vùng hạ họng
Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.
Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
👉 Buồn nôn, nôn
Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.
👉 Đau, tức ngực
Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch.
👉 Khó nuốt
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản, vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
👉Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho. Nhiều trường hợp dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm vùng mũi họng.
👉 Miệng tiết ra nhiều nước bọt
Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit.
Đắng miệng
Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng.
👉 Mòn men răng
Men răng được hình thành từ những tinh thể canxi photphat, rất bền và cứng. Khi có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản acid sẽ thẩm thấu sâu vào răng, ăn mòn và làm mềm men răng, làm răng bị xỉn màu.

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Có các nguyên nhân từ thực quản, từ dạ dày, ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh
👉 Nguyên nhân do thực quản

⚡️Giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản dưới:Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

⚡Thoát vị hoành: Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng.Trên cơ hoành có khe cho thực quản đi qua(ngang mức cơ thắt thực quản dưới). Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày trượt qua khe cơ hoành lên tầng ngực. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược

👉 Nguyên nhân tại dạ dày

⚡️ Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày : Viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị... làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.
⚡️ Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể gây trào ngược dạ dày thực quản

👉 Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Stress làm tăng tiết cortisol: Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit ( cam, chanh...) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán...
Những yếu tố bẩm sinh: Cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay có thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn...
Béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

4. Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản gây nên những biến chứng gì?

👉 Biến chứng tại thực quản

⚡Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, nuốt đau , đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
⚡️ Hẹp thực quản : Xơ hóa thực quản do viêm sẽ làm co rút thực quản, hẹp thực quản gây nên tình trạng khoa nuốt, nuốt nghẹn, nuốt đau
⚡️ Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, hình thái do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ những người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phát triển thành Barrett thực quản.
⚡️ Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày dẫn đến Barrett thực quản và gây ra ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nhưng rất nghiêm trọng, iên lượng xấu. Bệnh nhân thường có biểu hiện nuốt nghẹn liên tục, gầy sút nhanh chongs, chẩn đoán xác đihnj dựa vào nội soi thực quản và sinh thiết.

👉 Biến chứng ngoài thực quản

Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp...

5. Điều trị trào ngược dạ dày- thực quản

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện (bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress...). Một số trường hợp cần kết hợp với điều trị bằng thuốc.Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nếu bệnh kéo dài.

👉 Chế độ thuốc:
Những nhóm thuốc chính bác sĩ thương kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: PPI làm giảm axit trong dạ dày(omeprazol, pantoprazol, Nexium…); thuốc bảo vệ niêm mạc thực quản(Gaviscon), thuốc làm tăng quá trình làm rỗng dạ dày(Motilium)

👉 Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15cm so với chân.
Ăn chậm, nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác. Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Tránh, hạn chế Stress trong đời sống

6. Khi nào cần phẫu thuật? phẫu thuật như thế nào?

👉 Ưu tiên đầu tiên trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản là chế độ ăn uống, sinh hoạt.

👉 Chỉ định phẫu thuật chỉ được đưa ra trong một số trường hợp sau:
1. Bệnh nhân có thuyên giảm triệu chứng trào ngược khi dùng thuốc, nhưng triệu chứng lại quay trở lại khi kết thúc điều trị
2. Bệnh nhân phụ thuộc thuốc( triệu chứng trào ngược chỉ thuyên giảm khi bệnh nhân dùng thuốc), tuy nhiên không thể điều trị keó dài do: chi phí thuốc cao, phiền toái do điều trị kéo dài, tác dụng phụ của thuốc sau một thời gian điều trị kéo dài, bệnh nhân trẻ…

👉 Phẫu thuật điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

⚡️Mục tiêu của phẫu thuật nhằm khôi phục lại chức năng của cơ thắt thực quản qua đó hạn chế tình trạng trào ngược dịch axit từ dạ dày lên thực quản
⚡️ Phẫu thuật thường sử dụng là phẫu thuật tạo van chống trào ngược kiểu Nissen hoặc Toupet, hiện nay các phẫu thuật này thường được thực hiện qua mổ nội
====================

29/12/2021

Mời các bạn đón xem buổi livetream trả lời trực tiếp chủ đề: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch covid 19 lúc 20h ngày 30-12-2021 trên Careum TV.

Photos from ThS.Bs Thu Hương - Tư vấn và khám, chữa bệnh online's post 27/12/2021

Thông báo của bộ y tế về việc tiêm nhắc lại vaccin phòng covid 19 mũi 3.

08/12/2021

Sau 3 năm xuất hiện đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã tác động sâu sắc tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.Virus corona là gì, vì sao chúng gây nguy hiểm như vậy ?
Trân trọng kính mời quý khán giả theo dõi buổi chia sẻ trực tuyến của bs Thu Hương tại group: Bác sĩ của bạn, chủ đề:
Covid 19- một số điều bạn cần biết.
Thời gian : 20h - 21h ngày 12-12-2021(Chủ nhật ) trên nhóm
BÁC SĨ CỦA BẠN - Link group:
https://www.facebook.com/groups/543812850135075/

04/12/2021

👉Kháng thể trung hòa là gì?
👉Bão cytokine là gì?
👉Tại sao đã tiêm đủ vắc xin mà vẫn nhiễm?
👉Tại sao vẫn có trường hợp nặng hoặc tử vong?..
Hôm nay xin chia sẻ cùng anh chị:

1. Kháng thể trung hòa: Là những chất (protein) được hệ thống miễn dịch tạo ra sau khi cơ thể nhiễm một mầm bệnh (hoặc sau tiêm vắc xin), để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, tiêu diệt mầm bệnh hoặc chống lại hoạt động tàn phá của mầm bệnh đó.

Trong bệnh cảnh Covid-19, Sars-Cov-2 (SCV2) mang 4 protein cấu trúc chính, đây là các protein spike (S - gọi dễ hiểu là protein g*i), màng (M), vỏ (E) và nucleocapsid (N).
Virus từ vật chủ khác, từ môi trường bám dính vào cơ thể người, xâm nhập vùng hầu họng... Nhưng để gây bệnh, gây tổn thương hệ hô hấp, gây viêm phổi, gây bão cytokine... thì chúng phải xâm nhập được và phá hủy tế bào.

Con đường để virus xâm nhập tế bào là qua sự gắn kết giữa Protein S (g*i) và các thụ thể ACE2 có trên bề mặt tế bào (tập trung nhiều nhất tại niêm mạc đường hô hấp khu vực hầu họng và ĐẶC BIỆT là hệ thống PHẾ NANG - tế bào trao đổi khí của phổi). Việc này giống như virus "vô tình" có được chìa khóa mở cánh cổng ACE2 để xâm nhập tế bào.

Có nhiều cách để ngăn virus gây bệnh, nhưng cách tốt nhất, hiệu quả nhất là ngăn chặn chúng ngay từ cửa ngõ, không cho virus tiếp cận với ổ khóa ACE2. Đây chính là lý do tất cả các vắc xin hiện nay đều nhắm vào việc khóa chặt Protein S (g*i) của virus bằng cách tạo ra một Ổ KHÓA GIẢ (kháng thể đặc hiệu), ổ khóa này được "đúc" ra sau một lần nhiễm bệnh hoặc sau khi nhận được "thông tin virus" truyền tải bởi vắc xin.

Sau khi đã có kháng thể đặc hiệu, thì khi virus tiếp cận tế bào, hệ thống miễn dịch được kích hoạt sẽ huy động các ổ khóa giả ra khống chế và tiêu diệt virus. Virus không tiếp cận được ACE2, không xâm nhập được tế bào, chúng sẽ không thể gây bệnh, và nhanh chóng bị các thành phần miễn dịch có trong dịch tiết cùng với cơ chế đào thải tự nhiên tiêu diệt hoặc tống ra ngoài.

Đó là cách hoạt động của kháng thể chống lại Sars-CoV-2. Tất cả vắc xin hiện nay, công nghệ vector, truyền tin (mRNA) hay... luộc virus (vero cell) đều nhằm ngăn chặn quá trình này.

2. Vấn đề là: Không có vaccine nào mang lại hiệu quả bảo vệ 100%.
Trích & lược dịch:
"Từ 14/12/2020 đến 08/8/2021, trong số 4.920.549 cá nhân được đánh giá.
Đối với những người được tiêm chủng đầy đủ, hiệu quả chống lại nhiễm trùng SARS-CoV-2 là 73%. Chống lại những lần nhập viện liên quan đến COVID-19 (diễn biến nặng) là 90%.
Hiệu quả chống nhiễm trùng giảm từ 88% trong tháng đầu tiên (sau khi tiêm chủng đầy đủ) xuống 47% sau 5 tháng.
Trong số các ca nhiễm theo trình tự, hiệu quả của vắc-xin chống lại các nhiễm trùng của biến thể DELTA cao trong tháng đầu tiên sau khi tiêm chủng đầy đủ: 93%, nhưng giảm xuống còn 53% sau 4 tháng.
Hiệu quả chống lại các biến thể khác (không phải DELTA) trong tháng đầu tiên sau khi tiêm chủng đầy đủ cũng cao ở mức 97%, nhưng giảm xuống 67% sau 4–5 tháng.
Hiệu quả của vắc-xin chống nhập viện đối với các bệnh nhiễm trùng với biến thể DELTA cho mọi lứa tuổi nói chung là cao: 93%, cho đến 6 tháng."
https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)02183-8/fulltext

Một cách dễ hiểu hơn, anh chị có thể hình dung:
Trong đại dịch, virus có ở khắp nơi, mật độ virus trong một lần xâm nhập có thể rất lớn.
GIẢ SỬ cùng một lúc có lượng virus với 1 tỉ spike xâm nhập đường hô hấp, thì cơ thể chúng ta phải có đủ 1 tỉ đơn vị kháng thể để bịt hết spike (chìa khóa) của chúng. Đây là chính là ý nghĩa của "KHÁNG THỂ TRUNG HÒA".

Nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể sản xuất đủ 1 tỉ kháng thể, thì người nhiễm virus sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, hoàn toàn không có triệu chứng.

Nếu chưa đủ THỜI GIAN, hoặc hệ miễn dịch của người bệnh SUY YẾU, KHIẾM KHUYẾT (do tuổi cao, ung thư, xơ gan, suy thận, đái tháo đường, HIV-AIDS, các bệnh lý bẩm sinh...), mới sản xuất được 800 triệu kháng thể, thì 200 triệu spike không bị khóa sẽ xâm nhập tế bào và GÂY BỆNH.
Đó chính là một trong những lý do: ĐÃ TIÊM NGỪA MÀ VẪN NHIỄM.

200 triệu spike còn lại xâm nhập, nhân lên, phá hủy tế bào, và bắt đầu gây bệnh.
Nhưng 200 triệu tất nhiên không thể gây tổn thương nghiêm trọng bằng 1 tỉ spike, cộng với việc chúng ta đã có kháng thể (có sẵn nhà máy, dây truyền sản xuất), bởi vậy: "NẾU NHIỄM THÌ THƯỜNG BIỂU HIỆN NHẸ HƠN".

3. Nhưng tại sao vẫn có trường hợp tử vong?
Thường liên quan 3 nguyên nhân chính:

3.1. Chưa đủ thời gian đáp ứng miễn dịch.
Với một vắc xin bất kỳ, hệ miễn dịch cần thời gian trung bình 2-3 tuần để sản xuất được kháng thể đặc hiệu.
Nếu chúng ta nhiễm bệnh ngay sau khi tiêm, cơ thể sẽ chưa có kháng thể bảo vệ.

3.2. Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể không sản xuất đủ kháng thể bảo vệ, virus dần dần chiếm ưu thế gây ra tình trạng viêm nhiễm mất kiểm soát, một mặt gây tổn thương phổi nặng, một mặt kích thích hệ thống miễn dịch đáp ứng quá mức và lan rộng tạo thành CƠN BÃO CYTOKINE, gây nhiều hậu quả: Rối loạn huyết động, thay đổi tính thấm thành mạch, suy đa tạng và hình thành cục máu đông...
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và tích cực thì nguy cơ tử vong là khó tránh.

Các bệnh cảnh vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của suy giảm miễn dịch: Ung thư, tổn thương gan cấp và mãn tính, suy thận, đái tháo đường, HIV-AIDS, người cao tuổi hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài... Hiệu quả phòng bệnh khi tiêm vắc xin bất kỳ ở những người có bệnh cảnh này đều không đầy đủ như những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

3.3. BIẾN CHỦNG
Đây là lý do cực kỳ quan trọng.
Sau gần 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, các nhà khoa học đã phân lập được 5 biến chủng gây bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là biến chủng Delta, cùng khoảng 10 biến chủng khác đang được theo dõi.
[Các biến chủng Sars-Cov-2]
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/variants/variant-info.html

Đó không phải là đặc điểm riêng biệt của Sars-Cov-2, đó là đặc điểm chung của nhiều loại virus gây bệnh mà chúng ta đã gặp.
Virus có cấu tạo thô sơ: Một chuỗi gen (ARN), một lớp vỏ protein, một lớp protein (g*i) trên bề mặt.

Không giống vi khuẩn, virus muốn nhân lên (sinh sản) thì phải xâm nhập được vào tế bào vật chủ, chúng chiếm đoạt các thành phần của tế bào vật chủ (bảo gồm cả các chuỗi gen) làm nguyên liệu để nhân lên và phá vỡ tế bào. Vì mỗi cơ thể vật chủ (mỗi loài) có một đặc điểm khác nhau, nên virus sau khi nhân lên sẽ biến đổi thành những biến chủng khác nhau.

Ví dụ: Virus Cúm có hàng trăm biến chủng cũng do khả năng biến đổi này. Các đột biến điểm nhỏ hoặc một chuỗi lớn trong vật chất di truyền, tạo ra Cúm A H1N1, H3N2, H5N1, H7N7, H9N2, H7N3, H7N9… Những biến đổi lớn thường tạo thành đại dịch do virus có thể thay đổi toàn bộ kháng nguyên, dẫn đến kháng thể tự nhiên (do nhiễm bệnh) hoặc kháng thể thụ động (do tiêm ngừa) không còn tác dụng.
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi%E1%BB%85m/virus/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-virus

Một số anh chị hỏi: Tại sao trí nhớ miễn dịch thường tồn tại rất lâu bền, mà kháng thể tạo thành sau tiêm vắc xin Covid-19 lại chỉ tồn tại 6-7 tháng? Thực ra không phải vậy, kháng thể phòng bệnh cho chủng virus đó vẫn tồn tại, nhưng nó không còn giá trị vì virus đã biến đổi đi.
"Khả năng trung hòa và liên kết kháng thể Spike IgG phụ thuộc vào đột biến Spike trong các biến thể mới xuất hiện"
https://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.1003656

Có anh chị cho rằng các hãng vắc xin chưa thử nghiệm đầy đủ, tạo dữ liệu không trung thực, sản xuất vắc xin nguy hiểm để trục lợi... Vậy xin hỏi anh chị: Tại sao virus HIV đã được phát hiện 40 năm, hiện tại vẫn đang là nỗi kinh hoàng cho toàn nhân loại vì những hậu quả thảm khốc nó gây ra... mà vẫn chưa hãng vắc xin nào nhảy vào trục lợi bằng những thủ đoạn nêu trên?
"Đó là bởi vì virus tạo ra các bản sao mới vật chất di truyền của nó với tốc độ nhanh chóng mặt, tạo ra hàng chục nghìn bản sao mới mỗi ngày ở một người. Mỗi bản sao mới đó mang trung bình ít nhất một đột biến duy nhất. Trong suốt nhiều năm, một người có thể mang vô số biến thể trong cơ thể của họ, mặc dù chỉ một số biến thể được chọn có thể được truyền sang người khác."
https://www.sciencenews.org/article/aids-hiv-vaccine-anniversary-immunity-antibodies

Một số anh chị nêu các phản ứng nghiêm trọng "do vắc xin" mà không có dẫn chứng, hoặc dẫn chứng từ các website không đáng tin cậy, từ các block hay trang cá nhân thuộc các mạng xã hội, các video hoặc báo cáo được cắt ghép... đó là những cách làm không minh bạch mà chúng tôi sẽ không mất thời gian tranh luận.

Cuối cùng, vẫn phải nhắc lại với anh chị rằng: Không có vaccine nào là hoàn hảo, nó có thể gây ra phản ứng sau tiêm, kể cả một tỉ lệ rất nhỏ phản ứng nghiêm trọng. Nhưng so sánh lợi ích với nguy cơ, thì các hội đồng khoa học và đạo đức, các cơ quan quản lý và chính phủ vẫn phê duyệt sử dụng.
[Tỉ lệ nhiễm trùng, nhập viện và tử vong được ngăn chặn thông qua chiến dịch tiêm chủng toàn quốc sử dụng vắc xin Pfizer & BioNTech BNT162b2 mRNA COVID-19 ở Israel]
https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(21)00566-1/fulltext
https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/wr/mm7018e1.htm

Một câu hỏi cũng rất hay gặp trong mùa dịch vừa rồi và hiện tại: Làm thế nào để bảo vệ những người yếu thế? Những người bệnh liệt giường? Người bị từ chối tiêm chủng? Người không trong độ tuổi tiêm chủng?
Thưa anh chị: Hãy tạo VÀNH ĐAI BẢO VỆ họ bằng cách đưa cánh tay của chúng ta ra, đó là cách chúng ta thực hiện trách nhiệm của những người trưởng thành.
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4315177268525300&id=100000992096344
Copy từ fb Nguyễn Dũng.

21/11/2021

Mời quý khán giả tham gia livestream, chia sẻ và đặt câu hỏi cho bác sĩ.

12/10/2021

4 ĐIỀU CẦN BIẾT CHO PHỤ NỮ MANG THAI TIÊM VACCIN COVID - 19

18:21. 18/09/2021

WHO khuyến cáo không trì hoãn mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm vaccine COVID-19. Trừ Sputnik V vì theo hướng dẫn vaccine này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

1. Phụ nữ trước và trong thai kỳ nên tiêm vaccine COVID-19

Theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Bộ Y tế cũng đã ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vaccin phòng COVID-19. Bộ Y tế xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm vaccine, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

2. Mang thai ngay sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho biết, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả trong quá trình mang thai.

Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng cùng một nền tảng vaccine. Các vaccine sử dụng cùng một vectơ virus đã được tiêm cho những người mang thai trong các ba tháng thai kỳ: Ba tháng thai thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ), Ba tháng thai thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), Ba tháng thai thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Và cũng không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén, bao gồm cả những kết quả bất lợi ảnh hưởng đến thai nhi, liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này.

Vaccine COVID-19 không gây nhiễm trùng, kể cả ở người mang thai hoặc thai nhi: Không có vaccine phòng COVID-19 nào chứa virus sống gây ra COVID-19 nên vaccine COVID-19 không thể làm cho bất kỳ ai bị bệnh với COVID-19, kể cả phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh.


3. Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho người mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ thai nhi

Khi người mang thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai, cơ thể của họ sẽ tạo ra kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như những người không mang thai.

Các kháng thể được tạo ra sau khi một người mang thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

4. Phụ nữ mang thai sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Nếu phụ nữ có thai sau khi tiêm mũi đầu tiên của vaccine COVID-19, nên tiêm tiếp mũi thứ hai để được bảo vệ nhiều nhất có thể. Nếu bị sốt sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, có thể dùng acetaminophen (Tylenol®) để hạ sốt để giảm các ảnh hưởng bất lợi của sốt trong thời gian thai nghén.

Tất nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định và kê đơn. Khi uống thuốc cần chú ý theo dõi, nếu có triệu chứng hoặc chuyển biến xấu, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Bộ y tế

25/09/2021

⭐⭐Trân trọng mời quý khán giả theo dõi livestream chia sẻ khám chữa bệnh chủ đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
⭐Chẩn đoán
⭐⭐Điều trị
⭐⭐⭐Phòng bệnh
Thời gian: 20h - 21h30 ngày 26/09/2021 (Chủ nhật)
Livestream tại nhóm Bác sĩ của bạn, link nhóm: :https://www.facebook.com/groups/543812850135075/

20/09/2021

TIÊM CÁC LOẠI VACCINE MŨI 2 CÁCH MŨI 1 BAO NHIÊU NGÀY?

1. Pfizer (Mỹ): 21 ngày
2. Modernna (Mỹ): 28 ngày
3. Jonson&Jonson (Mỹ): 1 mũi duy nhất
4. Astrazeneca (Anh) 8- 12 tuần
5. Sputnick V (Nga): 3 tuần
6.Sinopharm (Trung quốc): 3-4 tuần.

TS Đặng Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) - cho hay, những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine. "Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine" - TS Huyền khẳng định và cho biết đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.

Tổng hợp

Ts.Bs.Dương Văn Trung
Trưởng khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Bưu Điện.

19/09/2021

Dựa theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y tế New England
Mức độ hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 đối với biến thể Delta
Nghiên cứu áp dụng cho hai loại vaccine là BNT162b2 (BioTech Pfizer) và ChAdOx1 nCoV-19 (AstraZeneca)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ hiệu quả sau khi tiêm một mũi vaccine ( BioTech Pfizer hoặc AstraZeneca) ở các bệnh nhân mắc biến thể Delta đều thấp hơn so với các bệnh nhân mắc biến thể Alpha, kết quả này là tương tự khi tiêm một trong hai loại vaccin trên cùng một biến thể Delta hoặc anpha.
Với những người mắc biến thể Anpha, sau khi tiêm 2 mũi vaxcin BioTech Pfizer, mức độ hiệu quả đạt được là 93.7%, với nhữngngười mắc biến thể Delta thì hiệu quả này là 88% .
Cũng tương tự, với những người mắc biến thể Anpha, sau khi tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca, mức độ hiệu quả đạt được là 74.5%, với những người mắc biến thể Delta thì hiệu quả này là 67.0%
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong trường hợp được tiêm hai mũi, có sự khác biệt không đáng kể giữa mức độ hiệu quả vaccine đối với biến thể Delta và biến thể Alpha.
Trong trường hợp được tiêm một mũi, có ghi nhận sự khác biệt đáng kể giữa mức độ hiệu quả vaccine đối với biến thể Delta và biến thể Alpha.
Vì vậy các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo việc triển khai tiêm đủ hai mũi vaccine trên diện rộng, nhất là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương.
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2108891⭐⭐⭐

19/09/2021

💥CẦN LÀM GÌ KHI NHIỄM HOẶC NGHI NHIỄM COVID 19 ?
WHAT SHOULD YOU DO IF YOU'RE INFECTED OR POTENTIALLY INFECTED WITH COVID-19? ( BELOW ENGLISH) 💥
Mình là bs chuyên hô hấp xin tư vấn các bạn :
Trước hết virus covid 19 sẽ tấn công và bệnh trở nặng ở những cơ thể : bệnh nền mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch, béo phì....Vì thế khi bạn có nguy cơ cao nhiễm covid 19 hoặc dương tính với covid 19 ( Có hoặc không xuất hiện triệu chứng: sốt, ho, đau họng, đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác....)
💥1, điều đầu tiên bạn phải làm là khai báo với y tế địa phương, tự cách ly tại nhà với các thành viên khác trong gia đình trong 21 ngày.
💥2, Nằm phòng thoáng có không khí lưu thông, dùng quạt,không dùng điều hòa,
💥3, tập thể dục các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ sáng và chiều mỗi lần tập 30 phút.
💥4,Tập thở: ngồi thẳng lưng, hơi ưỡn ngực, hoặc nằm ngửa và hít vào hết cỡ qua mũi, nín thở tới khi nào không nín được nữa thì chụm môi như thổi lửa rồi thở phù cho đến khi thở hết không khí ra. Ngày làm 3-4 lần, mỗi lần 15 phút.
💥5, Đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng, bổ xung vitamin nhóm B, C, uống nhiều nước ấm 1,5-2 lít/ ngày, ngủ theo giờ sinh học, đảm bảo 7-8h / ngày.
💥6, đeo khẩu trang cả ngày để hạn chế tối đa sự phát tán virus ra môi trường xung quanh, cần thay khẩu trang để đảm bảo vệ sinh.
💥7,các thành viên trong gia đình tích cực lau bề mặt vật dụng: mặt bàn, giường, tủ, tay nắm cánh cửa...bằng khăn lau bình thường 3 lần/24h, xúc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn dùng cho họng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
💥8, Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, điều này quan trọng nhất quyết định sức khỏe của các bạn.
💥9, Nếu các bạn có các triệu chứng nhiễm covid 19, có thể liên hệ với các cơ sở y tế hoặc liên hệ với tôi để được tư vấn qua sdt, zalo 0973215303.
💥10, Thực hiện tốt khuyến cáo 5K + Vacxin , chúc các bạn có đầy đủ sức khỏe và sự tự tin để nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
WHAT SHOULD YOU DO IF YOU'RE INFECTED OR POTENTIALLY INFECTED WITH COVID-19? Hi everyone, I'm a respiratory doctor. Here are some advices for you to protect yourself and recover from covid-19. After entering the body, covid-19 will strike and it is even more dangerous with patients that have a weak immune system, especially those have co-morbidities, chronic diseases, HIV, etc.
💥(1) If someone near you is infected, the first thing you have to do is to self-quarantine, you must keep your distance with others in 21 days.
💥(2) Self-quarantine in a well-articulated room, you may turn on electric fans and should avoid using air-con .
💥(3) Do excersises or light workout for 30 minutes in the moring or aftenoon
💥(4) Practice breathing: sit straight with your chest lightly push forward, take a deep breath in through the nose, hold the breath until you cannot take it, then exhale through you mouth until all the air has exit your body. Practice 3-4 times in a day, each time do 15 minutes .
💥(5) Make sure you have healthy meals: sufficient intake of essential nutrients, supplement vitamins B complex and C. Drink a lot of lukewarm water, from 1.5 to 2 liters a day. Comply your sleep routine to the human biological clock, and you should sleep for 7-8 hours a day!
💥(6) Wear a mask all day to avoid spreading the virus💥 (7) You and your family members should regularly clean furniture's surfaces (3 times a day)
💥(😎 Keep yourself in a good mood, this is crucial for your mental and physical health.
💥(9) If you are already infected or potentially infected, you can leave comments to get my consultations
💥(10) Strictly comply to the 5K regulation and vaccination, wish you all health and confidence to overcome this tough time!💥

Want your practice to be the top-listed Clinic in Thái Bình?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address

Thai Binh

Opening Hours

Monday 08:00 - 20:00
Tuesday 08:00 - 20:00
Wednesday 08:00 - 20:00
Thursday 08:00 - 20:00
Friday 08:00 - 20:00
Saturday 08:00 - 20:00
Sunday 08:00 - 20:00

Other Doctors in Thai Binh (show all)
Phòng khám Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng 290 Phan Bá Vành Phòng khám Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng 290 Phan Bá Vành
290 Phan Bá Vành, Ngã Tư Phan Bá Vành/Hoàng Công Chất, Đối Diện Công Viên 379
Thai Binh

Chúng tôi chuyên khám và điều trị chuyên sâu các bệnh lý thuộc chuyên ngành y h?

Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental
Đường 10
Thai Binh, 413860

nha khoa răng hàng mặt ,tư vẫn giải đáp thắc mắc về răng miệng

PEART PEART
TRÁI Diêm
Thai Binh, 10000

Luffy Cao Su Luffy Cao Su
Thái Bình
Thai Binh, 06223

Trang Trang
Thai Binh

Bác sĩ Tiến Bác sĩ Tiến
Thái Bình

Tốt nghiệp Bác sĩ tại ĐH Y Dược TpHCM. Điều trị bệnh cơ xương khớp kết hợp Đông Y và Tây Y

Bác sĩ Ngô Hoài Bác sĩ Ngô Hoài
Số 615 O, Đường Lý Bôn, Trần Lãm, Thái Bình
Thai Binh, 51000

Bác sĩ Hoài, là Bác sĩ CKII, Bác sĩ nội trú Nội Từng học Đại học Y Hà Nội, BV Bạch Mai

Thiết Bị  Vật Tư Y Tế Đại Việt Thiết Bị Vật Tư Y Tế Đại Việt
Số 591 Lý Bôn Phường Kỳ Bá TP Thái Bình
Thai Binh, 06000

Chuyên cung cấp thiết bị vật tư y tế Sỉ Lẻ Giá Tốt

Nha Khoa Dr.Nhung Nha Khoa Dr.Nhung
Chợ Mới . Văn Cẩm . Hưng Hà . Thái Bình
Thái Bình

Đức Tuấn Bóng Đá Đức Tuấn Bóng Đá
đông động
Thai Binh, 83000

Nha Khoa Phạm Đình Trang Nha Khoa Phạm Đình Trang
Đường 10/Đông Hợp/Đông Hưng/Thái Bình
Thai Binh

Nha khoa thẩm mỹ