Khoa Tham Vấn Và Hỗ Trợ Cộng Đồng Quận Phú Nhuận- 0283443779

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Khoa Tham Vấn Và Hỗ Trợ Cộng Đồng Quận Phú Nhuận- 0283443779, Medical and health, 72/6 Huỳnh Văn Bánh Phường 15 Quận Phú Nhuận, TP. HCM.

24/10/2023

[CÁCH XỬ TRÍ SAU PHƠI NHIỄM HIV Ở CÁC VỊ TRÍ VẾT THƯƠNG TẠI CHỖ]
1️⃣ Tổn thương da chảy máu (🩸): Rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
2️⃣ Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt (👀): Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp (nếu có).
3️⃣ Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi (👄👃🏼): Rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
Cuối cùng hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kịp thời.
Nguồn: Bộ Y Tế
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

24/10/2023

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV 🦠
👉🏻 Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…
👉🏻 Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
👉🏻 Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
👉🏻 Phụ nữ mang thai.
👉🏻 Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
👉🏻 Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
👉🏻 Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).
👉🏻 Các trường hợp khác có nhu cầu.
Nguồn: Bộ Y Tế
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

23/10/2023

TÔI NÊN LÀM GÌ KHI MẮC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ (MPOX)?
▶️ Cách ly 21 ngày VÀ không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48h và các sang thương đã đóng vẩy khô.
▶️ Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em, người suy giảm miễn dịch cho đến khi khỏi bệnh.
▶️ Tạm thời không quan hệ tình dục cho đến khi lớp vảy cuối cùng b**g ra.
▶️ Hiện tại vẫn chưa chắc chắn về khả năng lây truyền của mpox, vì vậy hãy dùng bao cao su trong 12 tuần ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh.

TÔI CÓ NGHI NGỜ BẠN TÌNH CỦA TÔI BỊ MẮC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ, VẬY TÔI NÊN LÀM GÌ?
▶️ Không tiếp xúc gần gủi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khi, bao gồm cả quan hệ tình dục.
▶️ Không tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn, và các vật dụng, đồ dùng nghi bị nhiễm mầm bệnh.
Nguồn: HCDC
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

23/10/2023

TÔI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ (MPOX) HAY KHÔNG?
✳️ Bất cứ ai tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh mpox đều có nguy cơ mắc bệnh.
✳️ Nhiều trường hợp mắc bệnh được báo cáo trong dịch bùng phát lần này được xác định ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Với thực tế virus đang lây lan từ người này qua người khác qua các mối quan hệ xã hội, nam quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ bị phơi nhiễm cao hơn nếu họ tiếp xúc với người mắc bệnh.
—————————
TÔI CẦN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ MÌNH MẮC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ?
1️⃣ Liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
2️⃣ Tự cách ly và tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch.
3️⃣ Không tiếp xúc gần bao gồm cả quan hệ tình dục trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.
Nguồn: HCDC
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

13/10/2023

TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ 🐒🦠
❇️ Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

❇️ Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

❇️ Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

❇️ Tại Việt Nam thời gian qua cũng đã ghi nhận 1 số ca mắc đậu mùa khỉ, tuy nhiên các ngành chức năng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp phòng chống dịch, không để dịch lây lan. Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe
Nguồn: Bộ Y Tế
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

11/10/2023

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ở người nhiễm HIV

Những người sống chung với HIV biết được tình trạng của mình và được tiếp cận và sử dụng phương pháp điều trị đúng cách có thể đạt đến mức ức chế virus. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của họ ít bị tổn thương hơn trước các bệnh nhiễm trùng khác so với khi không được điều trị. Tại Hoa Kỳ, một số người trong đợt bùng phát hiện nay đã dương tính với HIV, nhưng có rất ít trường hợp nặng, có thể là do tình trạng nhiễm HIV của họ đã được kiểm soát tốt.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh đậu mùa khỉ, những người có trên một bạn tình, bao gồm cả những người nhiễm HIV, được khuyến khích thực hiện các bước để giảm nguy cơ tiếp xúc với bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng.

Phòng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người đã mắc bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là ở các khu vực có xuất hiện bệnh (kể cả động vật sống lẫn chết).

Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn, nhất là khi tiếp xúc các bề mặt nơi công cộng. Làm sạch và khử trùng môi trường xung quanh, tránh tiếp xúc với các vật dụng hằng ngày của người bị nhiễm bệnh.

Giảm số lượng bạn tình có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, thực hành tình dục an toàn.
Vaccine đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc các bệnh mạn tính như HIV. HIV cũng có thể khiến người bệnh dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng do những căn bệnh dù là thông thường. Đó là lý do tại sao việc tiêm vaccine được khuyến nghị là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc y tế tổng thể đối với người nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV thuộc nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao có thể tiêm vaccine phòng đậu mùa để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Theo nghiên cứu, vaccine đậu mùa có thể hạn chế 85% mắc bệnh đậu mùa khỉ và làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Nếu lỡ tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh hoặc môi trường có thể đã bị nhiễm virus, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng trong 21 ngày kể từ lần cuối tiếp xúc.

Khi phát hiện có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc. Cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm, tốt nhất là hãy chủ động cách ly bản thân khỏi những người khác.

————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

11/10/2023

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng sớm phổ biến nhất của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, năng lượng thấp và sưng hạch

Trong khi một số người mắc đậu mùa khỉ có các triệu chứng nhẹ, những người khác có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc biến chứng cao hơn bao gồm những người đang mang thai, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch.

Tiếp theo hoặc kèm theo là sự phát triển của phát ban kéo dài từ 2-3 tuần. Phát ban có thể xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt, miệng, cổ họng, háng và vùng sinh dục và/hoặc hậu môn của cơ thể. Số lượng tổn thương có thể dao động từ vài chục nốt đến vài nghìn nốt ban.

Bệnh đậu mùa khỉ tiến triển ban theo tính chất tuần tự từ rát (tổn thương có nền phẳng); sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao); mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong); mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng); đóng vảy khô và b**g ra, có thể để lại sẹo.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong. Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn và các vấn đề về mắt. Trẻ sơ sinh, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch tiềm ẩn có thể có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh.

Những năm trước đây, khoảng 1-10% số người mắc bệnh đậu mùa khỉ đã tử vong. Nhưng con số này có thể là ước tính quá cao vì trước đây việc giám sát bệnh đậu khỉ thường bị hạn chế. Tại các quốc gia mới bị ảnh hưởng, nơi đợt bùng phát hiện nay đang diễn ra, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp tử vong nào. Điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ tử vong ở các khu vực khác nhau có thể khác nhau do một số yếu tố, chẳng hạn như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

11/10/2023

Người nhiễm HIV có nguy cơ đồng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi, thường xuyên da kề da với người mắc bệnh. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy khoảng 40% số người được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ cũng nhiễm HIV.

Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng miễn dịch như những người nhiễm HIV không được điều trị có thể mắc bệnh nặng hơn hoặc thậm chí tử vong.

Trên thực tế, một nghiên cứu của CDC cho thấy có 38 trường hợp tử vong liên quan đến đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/2022 đến ngày 7/3/2023 đều dương tính với HIV. Trong số đó có 24 người nhiễm HIV ở giai đoạn nặng.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra.

Hầu hết những người có HIV nếu không được điều trị sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Có một số bằng chứng cho thấy ở những người nhiễm HIV, tình trạng suy giảm miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc và khi mắc bệnh các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, cần nhiều dữ liệu hơn để hiểu điều này một cách đầy đủ.

20/09/2023

🔅🔅LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC LƯỢNG VI RÚT HIV TRONG MÁU Ở MỨC “KHÔNG PHÁT HIỆN”?🔅🔅
🪷 Hàng ngày,bạn cần uông thuốc ARV đúng giờ,đủ liều lượng thuốc(tuân thủ điều trị tốt) sẽ làm giảm số lượng vi rút HIV trong máu tới mức “không phát hiện được”.
🪷 Tuân thủ điều trị tốt sẽ duy trì được vi rút ở mức không phát hiện được trong thời gian dài, hạn chế vi rút HIV gây kháng thuốc.
🪷 Không phát hiện vi rút trong máu giúp người nhiễm HIV có sức khỏe bình thường, hạn chế lây truyền HIV cho người khác( Điều trị ARV cho mình cũng chính là dự phòng cho người khác).
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

19/09/2023

ĐỂ LÀM CHẬM TIẾN TRIỂN HIV GIAI ĐOẠN CUỐI, BẠN CẦN PHẢI:
✅ Phương pháp điều trị chính ở người nhiễm HIV là dùng thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn virus HIV sinh sản.
- Điều này giúp bảo vệ các tế bào CD4, giữ cho hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
✅ Một số cách khác có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh HIV đến giai đoạn cuối bao gồm:
- Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên Và điều độ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, duy trì tinh thần ổn định.
- Tránh thuốc lá và các chất kích thích.
- Báo cáo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng HIV bất thường.

✅Quan hệ tình dục an toàn điều trị dự phòng:
- Với những người không nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.
- Ngoài ra hãy chia sẻ với người thân, trao đổi tình trạng bệnh với người thân để nhận được sự chăm sóc sức khỏe và tâm lý từ họ.
- Hãy tham gia vào các nhóm hỗ trợ HIV, trực tiếp hoặc trực tuyến, vì đó là nơi có thể gặp gỡ những người khác cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này. Từ đó có thể hỗ trợ và động viên những người cùng cảnh ngộ trong các hoạt động đời sống và các vấn đề bệnh tật.
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

18/09/2023

🧬🧬🧬HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào? 🧬🧬🧬
🫥 Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
🫥 Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.
🫥 Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…
🫥 Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ số báo động quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

14/09/2023

❄️❄️CÓ CẦN PHẢI UỐNG PREP SUỐT ĐỜI???❄️❄️
💚 Mặc dù thuốc dùng trong liệu pháp PrEP là thuốc kháng virus HIV, xong điều trị PrEP không đồng nghĩa là điều trị người nhiễm HIV. Đây là biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với các đối tượng nguy cơ cao (gái mại dâm,người quan hệ tình dục đồng giới nam, người quan hệ với nhiều bạn tình,…).
💚 Khác với điều trị HIV, PrEP không cần sử dụng suốt đời, và bạn hoàn toàn có thể ngừng khi không còn nguy cơ lây nhiễm với HIV.
Ngược lại, bạn cũng có thể quay lại sử dụng PrEP khi cảm thấy mình lại bắt đầu có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.
🆘Nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm với HIV, hãy đến Khoa TV, ĐTNC & HIV/AIDS Quận Phú Nhuận để được kiểm tra và tư vấn sử dụng thuốc nếu có chỉ định, giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm HIV và giảm thiểu nguy cơ lây lan HIV trong cộng đồng nhé!!! ❤️❤️❤️
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h00-11h30
Chiều: 13h00-16h30

11/09/2023

Trước tình trạng đối tượng nhiễm HIV đang có sự trẻ hóa, HCDC tổ chức tọa đàm trực tuyến về "Các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV" hướng đến đối tượng thanh thiếu niên.
Chương trình được phát sóng lúc 15g chiều nay 11/9 trên kênh Fanpage, Youtube, Tiktok HCDC.
Rất mong các đơn vị hỗ trợ chia sẻ thông tin để tiếp cận đến đối tượng thanh thiếu niên, cũng như các bậc phụ huynh.
link phát sóng lúc 15 giờ hôm nay : Fanpage (hcdc.vn/live-hiv-f) - Youtube (hcdc.vn/live-hiv-y) - Tiktok (hcdc.vn/live-hiv-t)

09/09/2023

Bạn có thể tránh được tình trạng kháng HIV bằng cách thực hiện các bước sau để ngăn ngừa tình trạng này:
- Dùng thuốc mỗi ngày: Điều này giúp ngăn chặn sự sao chép của HIV. Sử dụng báo thức trên điện thoại, đồng hồ hoặc thiết bị khác để đảm bảo bạn tuân theo đúng lịch biểu định lượng theo quy định của mình. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ thuốc theo mỗi đợt để không có nguy cơ hết thuốc men.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn: Một số loại thuốc HIV phải dùng cùng với thức ăn để đảm bảo rằng thuốc được hấp thụ đúng cách vào cơ thể. Hãy chắc chắn bạn biết thuốc của bạn nên được thực hiện như thế nào.
- Cho bác sĩ của bạn biết về các phản ứng phụ hoặc những thách thức điều trị khác. Điều quan trọng là bạn nên nói với bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào - chẳng hạn như buồn nôn, tiêu chảy, tâm trạng chán nản, hoặc thèm ăn kém - làm cho bạn khó tuân thủ chế độ điều trị HIV của mình. Những phản ứng phụ này thường có thể được kiểm soát, và nếu không, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau cho bạn.
- Hỏi bác sĩ về xét nghiệm kháng thuốc HIV: Loại xét nghiệm này tìm kiếm những đột biến kháng thuốc trong chủng HIV cụ thể và thường được thực hiện khi bạn được chẩn đoán lần đầu. Điều này giúp xác định loại thuốc hiệu quả nhất cho bạn. Thử nghiệm kháng thuốc cần được thực hiện lại bất cứ khi nào tải lượng virus tăng lên để đảm bảo các đột biến kháng thuốc mới không phát triển.
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

04/09/2023

Tỷ lệ đồng nhiễm HIV / HCV được báo cáo có xu hướng thay đổi theo nghiên cứu, nhưng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HCV ở những người nhiễm HIV cao tới 30% ở Mỹ và Châu Âu. Trên toàn cầu, gánh nặng HIV / HCV nói chung là khoảng 4-5 triệu người, tương đương khoảng 10-15% dân số HIV.
Những người sử dụng ma túy tiêm (IDU) có nguy cơ nhiễm vi rút HIV / HCV cao nhất, với tỷ lệ lưu hành từ 82% đến 93%. Ngược lại, đồng nhiễm bằng cách lây truyền qua đường tình dục là khoảng 9 phần trăm.
Trong khi những người đàn ông quan hệ tình dục với nam giới (MSM) vốn không có nguy cơ nhiễm HCV, thì nguy cơ có thể tăng lên tới 23% ở MSM với các hành vi nguy cơ cao như nhiều bạn tình, quan hệ tình dục theo nhóm, hoặc thậm chí dùng chung thuốc uống qua đường mũi hoặc đường uống.
Những người bị nhiễm vi rút thường có tải lượng virus HCV cao hơn so với những người bị nhiễm vi rút đơn nhân của họ, dẫn đến sự tiến triển nhanh chóng đến xơ hóa , xơ gan và ung thư tế bào gan (loại ung thư gan phổ biến nhất). Hơn nữa, những người đồng nhiễm có nguy cơ nhiễm độc gan liên quan đến kháng retrovirus (độc tính gan) cao gấp ba lần so với những người nhiễm HIV đơn độc.
Những số liệu này cho thấy sự cần thiết phải xác định HCV nhiều
hơn ở những người nhiễm HIV, cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả hơn để loại bỏ nhiễm HCV hoặc, ít nhất là, tiến triển bệnh chậm nhất.
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

02/09/2023

Prep KHÔNG phải là gì?
🔅 Prep KHÔNG phải là PEP
PEP điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được sử dụng trong vòng 72h sau khi phơi nhiễm với HIV, tốt nhất trong 2-6h sau khi phơi nhiễm.
🔅 Prep KHÔNG là điều trị HIV
Prep chỉ dành cho những người không có HIV
Người có HIV phải sử dụng các thuốc khác
🔅 Prep KHÔNG phải K=K
K=K là những người nhiễm Hiv điều trị bằng thuốc mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng virus và không lây truyền Hiv sang cho bạn tình của họ
🔅 Prep KHÔNG phải là vaccine phòng bệnh HIV
Prep là một loại thuốc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm Hiv, thuốc này sẽ hết tác dụng thì ngừng uống.
————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

30/08/2023

Thuốc tiêm điều trị Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tác dụng kéo dài.
Các thuốc kháng virut tác dụng kéo dài là những sáng kiến gần đây nhất trong điều trị và dự phòng HIV. Để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), trên thế giới có thuốc cabotegravir dạng tiêm tác dụng kéo dài (CAB-LA). Các thử nghiệm lâm sàng lớn trên thế giới đã chứng minh được hiệu quả của loại thuốc này. CAB-LA được khuyến cáo sử dụng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như những chiến lược dự phòng HIV lấy con người làm trung tâm.
Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài là gì?
Trả lời: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là việc sử dụng thuốc kháng virut HIV (ARV) dành cho người có HIV âm tính để bảo vệ họ khỏi lây nhiễm HIV. PrEP tiêm có tác dụng kéo dài phòng ngừa HIV được thực hiện bằng cách tiêm 2 tháng một lần.

Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm có tác dụng kéo dài hiện có tại Việt Nam không?
Trả lời: Chưa có. Thuốc PrEP tiêm tác dụng kéo dài đầu tiên gần đây đã được phê duyệt sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 2021, nhưng hiện tại thuốc này chưa có mặt tại Việt Nam.

Hỏi: Thành phần thuốc tiêm PrEP tác dụng kéo dài có những gì?
Trả lời: Thuốc PrEP tiêm có tác dụng kéo dài bao gồm thuốc cabotegravir. Phác đồ có thể được viết tắt là “CAB-LA”. Cabotegravir (CAB) là thuốc điều trị HIV thuộc nhóm ức chế men tích hợp, cùng nhóm với dolutegravir (DTG) và đã được sử dụng để điều trị HIV từ năm 2021.

Hỏi: Thuốc CAB-LA (PrEP dạng tiêm có tác dụng kéo dài) có lợi ích gì so với thuốc uống PrEP?
Trả lời: CAB-LA có thể giúp một số người dùng vượt qua những thách thức về tuân thủ điều trị do uống PrEP, chẳng hạn như mệt mỏi do uống thuốc. Ngoài ra, PrEP tiêm có tác dụng kéo dài có thể có lợi cho những người muốn bảo mật thông tin (ví dụ: không muốn bị nhìn thấy khi dùng thuốc) và những người lo ngại về sự kỳ thị của cộng đồng do sử dụng PrEP.

Hỏi: Ai có thể dùng thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài?
Trả lời: CAB-LA được FDA Hoa Kỳ khuyến nghị cho người lớn và thanh thiếu niên có nguy cơ lây nhiễm HIV - bao gồm cả nam, nữ và chuyển giới - cân nặng ít nhất 35 kg.

Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài được dùng như thế nào?
Trả lời: CAB-LA được tiêm một mũi tiêm duy nhất vào cơ mông (mông). Hai liều đầu tiên được tiêm cách nhau một tháng trong hai tháng liên tục. Sau khi tiêm 2 lần đầu, liều tiếp theo được tiêm mỗi hai tháng một lần. Thuốc tiêm phải được tiêm bởi nhân viên y tế.

Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài có hiệu quả phòng ngừa HIV như thế nào?
Trả lời: CAB-LA đã được thử nghiệm trong 2 nghiên cứu lâm sàng lớn. Một nghiên cứu bao gồm những người đồng tính nam hợp giới khác có quan hệ tình dục với người nam khác, cũng như những người chuyển giới nữ; nghiên cứu khác bao gồm phụ nữ hợp giới. Cả hai nghiên cứu đều chứng minh rằng CAB-LA hiệu quả hơn PrEP uống hàng ngày trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Hỏi: Tác dụng phụ phổ biến của thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài là gì?
Trả lời: Các tác dụng phụ nghiêm trọng với CAB-LA là không phổ biến. Đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm thường gặp sau mỗi lần tiêm nhưng giảm dần theo thời gian. Đa số không ngừng thuốc do tác dụng phụ. Trước khi bắt đầu sử dụng CAB-LA, người dùng có thể lựa chọn dùng phác đồ tương tự ở dạng viên uống hàng ngày trong 4 tuần để đảm bảo không có phản ứng dị ứng hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài có phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tránh thai không?
Trả lời: Không, giống như thuốc PrEP dạng uống, thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài không bảo vệ khỏi việc mang thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hỏi: Thuốc PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài có dùng được cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú không?
Trả lời: Dữ liệu về việc sử dụng PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú còn hạn chế. Có thể bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng PrEP tiêm cho những phụ nữ có thể mang thai trong khi tiêm khi xác định lợi ích lớn hơn nguy cơ. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để đánh giá mức độ an toàn và việc sử dụng PrEP dạng tiêm tác dụng kéo dài trên các nhóm này.

————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

29/08/2023

Những lưu ý khi sử dụng PrEP
- Đối với người có nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng đủ 21 ngày thuốc ARV liên tục.
- Đối với nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn: hiệu quả tối đa sau 7 ngày uống liên tục hoặc uống 2 viên TDF/FTC trước khi quan hệ tình dục 2 -24 giờ. Thời gian bảo vệ sau lần phơi nhiễm cuối cùng:
- Đối với người quan hệ tình dục qua đường âm đạo và nguy cơ lây nhiễm qua đường máu: PrEP cần được tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
- Đối với người nam quan hệ tình dục đồng giới qua hậu môn: cần tiếp tục sử dụng thuốc PrEP 2 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.
Ngoài ra, người dùng PrEP cũng cần lưu ý:
- PrEP chỉ là một phần trong chiến lược dự phòng tổng thể HIV, PrEP cần có thời gian để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa vì vậy cần sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục:
- PrEP cần uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Phản ứng phụ khi dùng PrEP đó là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần. Nếu kéo dài, nên gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn.
- PrEP không dự phòng được các nhiễm trùng lây qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, C v.v… do vậy vẫn cần sử dụng bao cao su thường xuyên đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

26/08/2023

Cách sử dụng PrEP
Hiện nay những người có chỉ định của bác sĩ cho dùng PrEP thường sử dụng một trong hai cách sau:
Uống PrEP mỗi ngày: Dùng cho tất cả những người có hành vi nguy cơ. PrEP uống hàng ngày đã chứng minh hiệu lực >95% với nhóm MSM trong một sổ thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của vài nghìn người. Hiện nay hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đều khuyến cáo sử dụng PrEP hàng ngày như một chương trình dự phòng tổng hợp cho những nhóm nguy cơ cao.
Uống theo tình huống (ED-PrEP): Được chỉ định cho nam quan hệ tình dục đồng giới có chỉ định dùng PrEP và có tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần và cần đảm bảo được việc dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục. Thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống về bản chất cũng là thuốc kháng vi rút có thành phần là TDF/FTC hoặc TDF/3TC như PrEP hàng ngày. Tuy nhiên uống liền 2 viên cho liều đầu tiên trong vòng từ 2-24h trước khi quan hệ tình dục và uống viên thứ 3 sau liều đầu 24h và uống viên thứ 4 sau liều đầu 48h.

————————————
KHOA TV, ĐTNC & HIV/AIDS QUẬN PHÚ NHUẬN
🏥: 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P15, Q.Phú Nhuận
☎️: 02838443779
🗓: T2-T6. Sáng: 7h-11h30
Chiều: 13h-16h30

25/08/2023

Lưu ý gì khi sử dụng PrEP?
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV mà chúng ta quen gọi là PrEP là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. Hiện nay tại Việt Nam có hàng chục ngàn người đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số người sử dụng PrEP chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Vậy người sử dụng PrEP cần phải lưu ý những gì?
PrEP là gì?
PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis – có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới.
PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.
Người sử dụng PrEP
PrEP được chứng minh rất hiệu quả với các nhóm đối tượng sau:
- Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM);
- Người chuyển giới nữ (TGW);
- Phụ nữ bán dâm;
- Các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in TP. HCM?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Website

Address

72/6 Huỳnh Văn Bánh Phường 15 Quận Phú Nhuận
Tp. Hcm

Other Medical & Health in Tp. Hcm (show all)
Trạm Y Tế Xã Bình Chánh Trạm Y Tế Xã Bình Chánh
C17/5A ấp 3, Xã Bình Chánh, Huyện Bình Chánh
Tp. Hcm

Hello mọi người đây là trang fanpage theo dõi hoạt động, thông báo của Trạm Y Tế xã Bình Chánh

SpinalBelt - ThaiLand SpinalBelt - ThaiLand
Tp. Hcm

An Cốt Nam - Xua Tan Bệnh Cột Sống. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp bài thu

BÀN CHÂN TIỂU ĐƯỜNG BÀN CHÂN TIỂU ĐƯỜNG
51 Đường Số 5, Kdc đại Phúc, Bình Hưng, Bình Chánh
Tp. Hcm

Loét chân ở người Đái Tháo đường là một biến chứng mà chúng ta có thể phòng ngừa.

VNVC Quận 7- TP.HCM VNVC Quận 7- TP.HCM
152 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Q. 7
Tp. Hcm

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC mang tới cơ hội trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng cao cấp

Điều trị hạt Fordyce - VTM Harin Điều trị hạt Fordyce - VTM Harin
90 Nguyễn Tuân
Tp. Hcm

VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ HARIN Hotline: 0943538000

Cốm Vi Sinh Momby Fib Công nghệ Châu Âu Cốm Vi Sinh Momby Fib Công nghệ Châu Âu
85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân
Tp. Hcm, 100000

Sữa Hạt Tiểu Đường NutriZabet - CEO Nguyễn Tâm Sữa Hạt Tiểu Đường NutriZabet - CEO Nguyễn Tâm
Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội , Hanoi
Tp. Hcm

SỮA HẠT TIỂU ĐỪỜNG NUTRIZABET - ĐƯỜNG HUYẾT CÂN BẰNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

Nhà thuốc Phan Khang Nhà thuốc Phan Khang
F7/54 Quách Điêu, ấp 5, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh
Tp. Hcm

Chuyên khoa xương khớp quốc tế - Phó Đức Chính Chuyên khoa xương khớp quốc tế - Phó Đức Chính
12 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM ( Toà Nhà Kính 8 Lầu Trục Đường Phó Đức Chính đối Diện Chợ Bến Thành )
Tp. Hcm, 100000

🏥 CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP QUỐC TẾ 🚑 Địa chỉ: 12 Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, T

Nippon Mart-Hàng Nhật Nội Địa Nippon Mart-Hàng Nhật Nội Địa
C8/13 Lê Lợi, Hocmon
Tp. Hcm

Hàng chính hãng-Uy tính-chất lượng

Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em Đại học Y Hà Nội TS.BS. Đoàn Thị Mai Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em Đại học Y Hà Nội TS.BS. Đoàn Thị Mai
35 Lê Văn Thiêm
Tp. Hcm

TS. BS. Đoàn Thị Mai – Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em

Y - Võ Trật Đả Xuân Nghĩa Đường Y - Võ Trật Đả Xuân Nghĩa Đường
108 Lê Hoàng Phái, Phường 17, Quận Gò Vấp
Tp. Hcm, 700000

► Lương Y - Đại Võ sư Nguyễn Tấn Xuân ► Chủ tịch Hội Đông y Quận Gò Vấp, TP.HCM ► Chưởng môn phái Xuân Nghĩa Đường Y – Võ Đạo ► Giảng viên Y – Võ Cổ truyền