TS.Nguyễn Thị Út - Điều trị táo bón ở trẻ nhỏ

TS.Nguyễn Thị Út - Điều trị táo bón ở trẻ nhỏ

18/05/2022

🎁CHO NHAU BẠC TRIỆU KHÔNG BẰNG GIỚI THIỆU тн.υỐc HAY
- Phụ huynh có con gặp bị Táo Bón chữa mãi không khỏi gặp tình trạng như:
👉Nhiều ngày không đi vệ sinh, phải bơm th.ụt
👉Tình trạng phân khô cứng , són từng cục phân dê
👉Đi ngoài phân dính ma'u, rặn đỏ mặt không ra
👉Bụng căng ch.ướng, đau bụng hay ôm bụng
👉B.iếng ăn , hấp thu chậm, ch.ững cân
--------------------
-Tâm lý chủ quan của bậc phụ huynh nghĩ rằng Táo bón thì tự khỏi nên để tình trạng táo bón dai dẳng lâu ngày dễ dẫn tới bênh tri~ , sa trực tr.àng, tắc r.uột, gây ảnh hưởng rất nhiều tới đường ruột của trẻ, gây bất hòa stress cho các thành viên trong gia đình về việc nuôi con
Thực sự mong muốn giải quyết tình trạng trên vĩnh viễn không tái lại, giúp con Dư't Điểm tình trạng táo bón, ăn ngon , ngủ ngoan.
Nhận tư vấn trực tiếp từ bs chuyên khoa nhi phương pháp giải quyết tận g.ốc tình trạng trên với thuô'c đăc. trị Momby fib nhập khẩu Âu Châu bào chế dạng cốm vi sinh siêu nano giúp ...
+Làm mềm p.hân trong 24 - 48h sử dụng
+Tăng hấp thu dinh dưỡng gấp 10 lần
+Bổ sung chất xơ gấp 20 lần rau củ
+Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
+Nhẹ thì ngày 2 gói , Nặng thì ngày 3 gói
VĨNH BIỆT
--------------------
✅Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên
-Chứng nhận Bộ y Tế
-An toàn lành tính cho trẻ từ 0 tháng tuổi
-Vị sữa non ngọt thanh rất dễ uống
-Pha trực tiếp với cháo , sữa , nước ấm sử dụng cho bé
------------------------------------
👉Nhắn tin trực tiếp bs tư vấn miễn phí
👉Ba mẹ nhắn tin hoặc để lại SĐT và tình trạng của con

03/12/2021

Trẻ ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hầu như các bậc phụ huynh đều bổ sung men vi sinh hoặc men tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn sẽ hấp thu chậm, tích tụ trong dạ dày của trẻ nếu thiếu ….Acid amin.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn không tiêu
Thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Khi thức ăn đi vào cơ thể qua đường miệng sẽ được nhai, nghiền nát sơ bộ, sau đó được men Amylase trong nước bọt phân giải và chuyển xuống dạ dày. Khi thức ăn xuống dạ dày, các Acid amin sẽ kích thích dạ dày tiết ra Enzym để phá vỡ cấu trúc thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, từ đó dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được hấp thụ tối đa tại ruột non. Những loại thực phẩm mà cơ thể không thể hấp thu, sẽ được chuyển xuống đại tràng và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.
Thức ăn sẽ hấp thu chậm, tích tụ trong dạ dày của trẻ nếu thiếu ….Acid amin
Khi thiếu đi các Acid amin, dạ dày sẽ hạn chế tiết ra các enzym tiêu hóa để phá vỡ cấu trúc thức ăn, dẫn đến hiện tượng trẻ ăn không tiêu, dạ dày phải co bóp nhiều. Đồng thời, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu nhiều tại ruột non và sẽ đào thải ra ngoài. Bởi vậy trẻ thiếu Acid amin sẽ hay có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn hoặc trẻ ăn vào nhưng không thể hấp thụ được. Từ đó dẫn tới chậm tăng cân, còi cọc hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng.
Cách bổ sung axit amin cho trẻ?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều loại Acid amin. Trong số đó, 20 loại Acid amin đóng vai trò quan trọng hơn cả. Tuy nhiên trong số 20 loại Acid amin ấy, cơ thể trẻ nhỏ tự tổng hợp được 12 loại, 8 loại còn lại không thể tạo ra mà phải bổ sung từ bên ngoài bao gồm leucin, isoleucin, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionine.
Công dụng của axit amin với trẻ ăn không tiêu:
– Tạo kháng thể miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh (thời tiết, vi khuẩn, virus…)​
– Tham gia vào các hoạt động chuyển hóa và giúp cơ thể phát triển bình thường: Axit amin tham gia vào toàn bộ phản ứng chuyển hóa của cơ thể: glucid, chất đường, đạm, nước và muối khoáng… Khi cơ thể bị thiếu hụt, sẽ làm mất cơ khiến thể chất yếu ớt, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung…
– Hình thành protein và nuôi dưỡng cơ thể: Một số axit amin tham gia vào cấu trúc của sợi tóc, giúp chúng mọc lại sau khi cắt tỉa. Thiếu các axit amin này tóc trở nên yếu và chậm phát triển, da khô, nhiều nếp nhăn.
– Đối với trẻ nhỏ, khi đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển, việc bổ sung đầy đủ các axit amin rất cần thiết. Bởi khi cơ thể thiếu một trong bất kỳ axit amin nào đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bé có thể bị suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung, đầy bụng khó tiêu, táo bón, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm.

03/12/2021

TRẺ BỊ VIÊM HỌNG CẤP GÂY SỐT CAO - CHA MẸ PHẢI LÀM GÌ?
Triệu chứng của viêm họng cấp gây sốt cao ở trẻ
Trẻ bị viêm họng cấp gây sốt thường có các triệu chứng như:
- Đau rát họng và sốt cao trên 38 độ C
- Ho liên tục, sụt sịt và tắc mũi
- Amidan bị viêm, sưng to
- Với trẻ sơ sinh có thể sẽ bú ít, bỏ ăn và quấy khóc về đêm
- Với trẻ lớn hơn có thể có các triệu chứ như chóng mặt, ù tai, đau đầu, chán ăn…
- Ở một số trẻ sẽ nổi hạch ở hai bên hàm dưới, ấn vào sẽ gây đau.
Cách xử lý khi trẻ bị viêm họng cấp gây sốt cao
Nếu trẻ bị viêm họng gây sốt cao do các yếu tố nguy cơ như tìm hiểu ở trên, cha mẹ có thể thực hiện như sau:
- Dùng khăn ấm vắt khô để lau người cho trẻ liên tục, đặc biệt là vùng cổ, nách và bẹn.
- Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước đặc biệt là nước muối loãng và nước hoa quả để bù đắp lượng nước đã mất.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể sử dụng một số thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
- Giữ ấm cổ họng cho trẻ
- Có thể bù đắp điện giải cho trẻ bằng cách cho trẻ uống dung dịch oresol
Khi nào cần đưa trẻ tới bác sĩ
Nếu cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện sau thì cách xử lý tốt nhất là đưa trẻ tới bệnh viện.
- Trẻ sốt cao liên tục mặc dù đã chườm ấm và sử dụng thuốc hạ sốt.
- Trẻ ho nhiều, thở gấp và đôi khi co rút lồng ngực
- Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

03/12/2021

Vệ sinh bình sữa bằng nước sôi tưởng đã sát khuẩn nhưng lại đang hại con
Với các bà mẹ có con nhỏ, việc rửa bình sữa tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không đúng cách thì sẽ gây nguy hiểm cho bé
Rõ ràng rất đơn giản nhưng vệ sinh bình sữa đúng cách thì không phải ai cũng biết rõ. Gần đây có một người mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện nuôi con của mình. Sau khi sinh con, mọi kinh nghiệm chăm sóc bé cô đều dựa vào mẹ chồng mình. Nhưng khi đầy tháng thì bé hay sốt, tiêu chảy, quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Đi khám mới biết bé bị viêm đường tiêu hóa. Kiểm tra lại việc vệ sinh hàng ngày mới biết rằng do em bé bú ngoài nên bà nội khi rửa bình đều cẩn thận nấu nước sôi, tắt bếp rồi tráng qua bình bằng nước nóng.
Tuy nhiên, bác sĩ đã chỉ ra rằng việc tráng bình sữa bằng nước sôi không thể rửa sạch bình sữa cũng như tiêu diệt các vi khuẩn thông thường. Chính vì bình sữa không sạch nên hệ tiêu hóa của bé bị vi khuẩn tấn công, ngày càng yếu đi, dễ bị bệnh.
Chỉ tráng qua nước sôi là một trong những sai lầm thường gặp khi vệ sinh bình sữa bé bú, bao gồm:
1. Không vệ sinh ngay
Một số mẹ bận quá không rửa bình sữa cho con ngay, gom 1 lần để rửa. Sữa bột đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, là nơi sinh sôi của vi khuẩn, lâu ngày không được vệ sinh vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bình sữa của bé. Việc vệ sinh kỹ càng không dễ và sẽ gây ảnh hưởng đến bé. Nếu quá muộn để vệ sinh, bạn hãy ngâm bình với nước, tránh đóng cặn trong quá trình sử dụng.
2. Chỉ vệ sinh bình sữa
Một số mẹ chỉ vệ sinh thân bình sữa khi vệ sinh bình sữa cho con vì nghĩ rằng sữa chủ yếu tập trung ở thân bình sữa, không cần vệ sinh phần nắp và núm vú. Cấu tạo của bình phức tạp hơn và dễ bị đọng sữa, chất bẩn. Núm vú là bộ phận mà trẻ ngậm trong miệng, và núm vú silicone dễ bị vi khuẩn bám vào.
3. Rửa sạch bằng nước tùy ý
Một số bà mẹ dùng vòi nước để rửa bình sữa. Bạn không biết rằng sữa bột có chứa các chất béo, các chất dầu này sẽ bám vào thành bình, không dễ bị nước rửa trôi, chất béo vẫn đóng lại trong thành bình sữa, dễ sinh ra vi khuẩn
4. Rửa bình bằng nước sạch và tráng qua bằng nước sôi
Nhiều mẹ tráng bình bằng nước sôi một lần nữa sau khi rửa bình bằng nước và nghĩ rằng làm như vậy là ổn. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng chất béo trong sữa bột không thể bị rửa trôi chỉ bằng nước. Nó dễ dàng còn dính lại trong bình sữa và núm vú của em bé, để lâu dễ sôi vi khuẩn. Ngoài ra phần lớn các bình sữa đều làm bằng nhựa Polycarbonate. Kết quả là, nếu đun sôi trong một thời gian dài, có khả năng loại nhựa này sẽ giải phóng dư lượng của một hợp chất hóa học nguy hiểm có tên gọi là bisphenol-A (BPA). Tiếp xúc với BPA thường xuyên trong suốt những năm đầu đời có thể làm rối loạn hệ thống nội tiết tố của cơ thể, khiến trẻ dễ béo phì hoặc hen suyễn.
Khuyến cáo các mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh bình sữa dành riêng cho trẻ nhỏ và vệ sinh cẩn thận bằng bàn chải bình sữa, đặc biệt là vị trí rãnh và đảm bảo vệ sinh đúng vị trí.
Làm thế nào để làm sạch và khử trùng bình sữa trẻ em?
Vệ sinh: Chuẩn bị nước rửa chuyên dụng và cây súc bình sữa. Bàn chải lớn được sử dụng cho phần thân của bình sữa và bàn chải nhỏ được sử dụng cho núm vú. Bạn có thể chuẩn bị chất tẩy rửa có nguồn gốc từ thực vật
Khử trùng: Bạn có thể sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng, lò vi sóng, tủ hấp gia đình, máy tiệt trùng, vv để làm sạch. Hãy quyết định theo tình hình kinh tế của riêng bạn. Nếu sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng thì rất đơn giản và tiện lợi. Bạn có thể tiệt trùng nhiều bình sữa cùng một lúc. Đặt nhiệt độ 90 độ và tiệt trùng trong 10 - 20 phút.
Nếu có nước còn sót lại trong bình sau khi rửa, vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển. Sau khi rửa bình sữa, việc phơi bình sữa khô ráo có thể ức chế vi khuẩn hiệu quả. Việc vệ sinh bình sữa đúng cách cũng góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe em bé, thế nên đừng làm qua quýt nha các mẹ.

03/12/2021

Cách trị cảm cúm cho trẻ
Dù mùa lạnh hay mùa nóng thì bệnh cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp nhất. Nhưng mùa lạnh thì hay bị hơn, vậy nên đây là một kiến thức cơ bản để giúp bạn có thể chữa chăm sóc bé khi bị cảm. Hãy cùng mecuti.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh cảm cúm ở trẻ nhé.
Bệnh cảm cúm ở trẻ
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút cúm gây ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và phổi, nó có thể liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh cúm có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn ở trẻ em và những người có bệnh mãn tính.
Dịch cúm xảy ra mỗi năm vì virus cúm thay đổi từ năm này sang năm khác. Cúm chủ yếu xảy ra trong những tháng mùa đông.
Cảm cúm thường bắt đầu bằng sốt đột ngột và ít nhất 2 hoặc 3 triệu chứng sau đây:
Đau và nhức mỏi
Đau đầu
Ho, khó thở
Đau họng, chảy nước mũi
Buồn nôn, tiêu chảy.
Trẻ em có nguy cơ bị bệnh nặng và nghiêm trọng hơn ở trẻ em có bệnh mãn tính như:
Bệnh hô hấp mãn tính (bao gồm suyễn)
Bệnh tim mãn tính
Bệnh về thần kinh hoặc trao đổi chất mãn tính
Vấn đề về thận hoặc gan mãn tính
Tiểu đường
Hệ thống miễn dịch giảm do thuốc hoặc bệnh tật.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng bao gồm bú kém, mất nước và khó thở.
Cách chữa cảm cúm cho trẻ
Hầu hết trẻ em phục hồi trong vòng 7 ngày mà không cần bất kỳ điều trị. Bạn nên cho con nghỉ ngơi và khuyến khích con uống nhiều nước và sử dụng paracetamol để giảm đau hoặc khó chịu. Không nên dùng aspirin để trị cảm cúm cho trẻ vì điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng.
Giữ con bạn thoải mái dễ chịu nhất có thể. Cung cấp cho con nhiều nước và các bữa ăn nhỏ giàu dinh dưỡng.
Nếu trẻ bị sốt, bạn nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ và giữ nhiệt độ mát mẻ.
Để giảm đau hoặc sốt với nhiệt độ lớn hơn 38,5 ° C sử dụng acetaminophen. Ibuprofen có thể được sử dụng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Súc miệng cho trẻ với nước ấm sẽ làm dịu cổ họng bị đau. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể ngậm kẹo cứng không đường hoặc ngậm mật ong, các loại thảo mộc.
Kháng sinh không hữu ích với cúm và sẽ không được sử dụng trừ khi con bị nhiễm vi khuẩn.
Nếu con có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo của bệnh nặng hoặc có nguy cơ bị bệnh nặng, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất.
Phòng ngừa cảm cúm cho trẻ
Bệnh cúm là một loại bệnh rất dễ lây nhiễm. Nó có thể lây qua không khí khi ho, hắt hơi và bằng cách chạm vào các đối tượng đã tiếp xúc với miệng hoặc mũi của người bị nhiễm. Người bị cúm có thể lây từ trước khi các triệu chứng bắt đầu cho đến một vài ngày sau đó.
Thói quen vệ sinh tốt có thể làm giảm nguy cơ bị cúm bao gồm:
Rửa tay thường xuyên
Không ăn hay uống chung
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Thuốc chủng ngừa cúm
Thuốc chủng ngừa cúm có thể được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi để làm giảm nguy cơ bị bệnh cúm. Tiêm chủng là tự nguyện, nhưng tiêm chủng được khuyến khích cho tất cả mọi người.
Nếu con của bạn có một tình trạng bệnh mãn tính, trẻ nên được chủng ngừa cúm hàng năm. Tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên được tiêm chủng để làm giảm cơ hội con bạn tiếp xúc với cúm.
Những thay đổi vi rút cúm (hay đột biến) từ năm này sang năm khác, con bạn sẽ cần một loại vắc xin cúm mới và cập nhật vào đầu mỗi mùa cúm.
Tác dụng phụ của thuốc chủng gồm đau và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Ít gặp hơn, trẻ có thể bị sốt hoặc đau nhức kéo dài 1-2 ngày.
Những điểm chính cần nhớ khi điều trị cảm cúm cho trẻ:
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa cúm.
Bệnh cúm là rất dễ lây nhiễm vệ sinh tốt là rất quan trọng.
Bệnh cúm gây ra bởi một loại virus nên kháng sinh không thể được sử dụng để điều trị nó.
Cúm có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ em có bệnh mãn tính.
Liên lạc với bác sĩ gia đình của bạn nếu con bạn bị cúm và có một tình trạng bệnh mãn tính, hoặc có dấu hiệu của bệnh nặng.

03/12/2021

TOP 10 CÁCH CHĂM TRẺ SƠ SINH DƯỚI 1 THÁNG TUỔI
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất, luôn là thách thức đặc biệt với các mẹ mới sinh con lần đầu, vì chưa có kinh nghiệm cham soc tre so sinh tot nhat.
Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, hãy cùng mecuti tham khảo những bước chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt nhất dưới đây nhé.
Tổng hợp các cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng và chỉ thức dậy khi bú hoặc tiểu tiện. Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, đặc biệt là giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ, nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu ngủ.
Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, êm ái và thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm tránh để tình trạng “quá tải” làm trẻ bứt rứt khó chịu. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi lúc này bé còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. Để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn mẹ có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.
Trong tháng đầu, trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến cha mẹ mệt mỏi khi liên tục phải thức dậy chăm bé. Đôi khi vì muốn con ngủ ngoan hơn vào ban đêm nên mẹ cố gắng giữ bé thức vào ban ngày. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của bé cũng như không thể cải thiện được tình hình.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Bế ẵm con đúng cách
Bé sơ sinh xương còn mềm, yếu nên mẹ cần rất cẩn thận khi bế ẵm con. Hãy ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con; mẹ cũng nên vuốt ve, âu yếm bé để tạo sự gắn kết với bé. Dần dần, mẹ nên nhìn bé, cười, trò chuyện hay hát cho bé nghe,… để kích thích giác quan của con phát triển.
Khi đặt bé nằm, mẹ lưu ý giường phải phẳng và nệm không quá mềm sẽ ảnh hưởng tới xương của con, không kê gối cao (tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ sơ sinh, hoặc chỉ nên dùng vài lớp khăn xô lót dưới đầu con là đủ).
Mẹ có thể học cách quấn tã cho bé để con ngủ ngon, ngủ yên và bớt giật mình vì khi được quấn trong tã, bé sẽ có cảm giác giống với trong tử cung của mẹ hơn.
Lưu ý: Tuyệt đối không bế xốc con, không rung lắc hoặc đưa nôi, đưa võng quá mạnh, đột ngột vì dễ khiến trẻ sơ sinh bị dập não, chảy máu não do màng não bé còn mỏng, khoảng trống giữa xương sọ và não chưa được lấp đầy. Ngoài ra, khi bế ẵm mẹ cũng lưu ý đỡ đầu và cổ con vì bé sơ sinh vẫn “nặng đầu” – trọng lượng đầu chiếm tới 25% so với cơ thể, trong khi cổ bé còn rất yếu nên rất dễ tổn thương.
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Vệ sinh bé đúng cách đặc biệt là rốn
Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là vệ sinh rốn cho con. Thông thường, phải mất cả tuần, thậm chí đến gần cả tháng rốn của bé mới khô và rụng, do đó mẹ cần vệ sinh cẩn thận đề phòng nhiễm trùng, viêm rốn sẽ rất nguy hiểm.
Khi vệ sinh rốn cho con, mẹ lưu ý:
– Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).
– Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu,…).
– Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch.
– Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên
Ở trong bụng mẹ, bé có một môi trường rất ổn định về nhiệt độ nhưng khi ra ngoài thì khác, thời tiết, nhiệt độ thay đổi liên tục mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có quá nóng/lạnh không. Mẹo cho mẹ là hãy chạm tay vào bụng bé, nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.
Việc đội mũ, quàng khăn kín đáo cho con khi ra ngoài, nhất là trong thời tiết lạnh là vô cùng cần thiết; nhưng khi bé ngủ mẹ nhớ bỏ mũ cho con vì trẻ sơ sinh giải phóng nhiệt rất lớn ở vùng đầu, nếu đội mũ kín dễ khiến thân nhiệt con tăng cao và có thể gây hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Ngoài ra, quần áo của bé nên mềm, thoáng, mỏng để có thể mặc nhiều lớp khi trời lạnh hoặc dễ dàng cởi bớt khi trời nóng.
4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Cho bé ăn đúng cách
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé lúc này, mẹ không cần phải cho con ăn/uống thêm gì khác kể cả nước lọc. Mẹ chỉ cần nhớ cho con bú đúng cách, sao cho bé ngậm đúng khớp ngậm, tránh để bé chỉ ngậm đầu vú sẽ khiến mẹ dễ bị nứt cổ gà, sưng đau. Bé bú đúng là khi:
– Cằm con cắm sâu vào bầu ngực, đầu ngửa ra sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 1400.
– Miệng bé mở rộng và ngậm sâu vào quầng vú (ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú phía trên), lưỡi con đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới.
Khi để bé ngậm đúng cách như vậy mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu khi con bú và bé cũng bám khớp rất chắc.
Một lưu ý quan trọng nữa là mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi bé bú, nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ.
Đối với mẹ cho con bú sữa công thức sẽ vất vả hơn một chút vì công đoạn pha sữa, vệ sinh bình sữa,… sẽ “lách cách” và tốn thời gian hơn vì bé sơ sinh cần được bú nhiều lần cả ngày lẫn đêm (thông thường khoảng 2 tiếng/cữ). Điều quan trọng nhất là mẹ cần pha sữa đúng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không pha thêm nước hoặc pha sữa quá đặc với mong muốn con nhận được nhiều dinh dưỡng hơn – tất cả những điều này đều gây hại không nhỏ cho trẻ. Nhiệt độ pha sữa cũng cần được đảm bảo, không pha sữa bằng nước quá nóng/quá nguội sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.
– Mẹ không nhất thiết phải căn đúng giờ cho mỗi cữ bú, tốt nhất nên cho bé bú theo nhu cầu; cho bú khi con có biểu hiện đói (ngọ nguậy người, vươn chân tay, khi chạm vào môi thấy con mở miệng,…) và ngừng khi bé không muốn bú nữa.
5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Giúp bé phát triển ngay từ sớm
Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển sớm một số các kỹ năng bằng cách:
– Thời điểm này bé đã có thể nghe khá rõ, đặc biệt rất thích nghe giọng nói của mẹ và sẽ thể hiện niềm vui mừng khi được mẹ trò truyện cùng. Mặc dù chưa thể hiểu nhưng việc làm này giúp bé phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.
– Bé có thể nhìn rõ với khoảng cách khoảng 20cm và biết phân biệt các màu sắc có độ tương phản cao như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.
– Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì bé còn quá nhỏ nên chỉ tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.
6. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Đảm bảo an toàn cho con
Đặt nôi hoặc giường ngủ của con cách xa cửa sổ để tránh mưa, bụi và các yếu tố khác xuất hiện làm hại con. Ngoài ra, tránh đặt đồ chơi và bất kỳ vật gì khác trong nôi con.
Khi con nằm trên ghế sofa, giường hoặc bàn thay quần áo, hãy đảm bảo rằng mẹ luôn luôn có mặt để ý đến con vì trẻ sơ sinh có thể vặn vẹo và lắc người gây nguy hiểm.
Bất cứ khi nào cho con vào trong xe đẩy, hãy sử dụng dây an toàn để đảm bảo an toàn cho bé.
Ngoài ra, tránh việc bế hoặc giữ con sơ sinh bằng một tay vì bé còn quá nhỏ, cổ còn mềm không thể giữ vững nếu không có sự hỗ trợ từ mẹ.
7. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Đảm bảo chăm sóc con về mặt y tế
Con của bạn sẽ được tiêm chủng lần đầu tiên một tháng sau khi sinh. Vì vậy, mẹ cần phải kiểm tra những loại vắc xin nào mà bé cần và phòng khám nào tốt nhất cho con.
Cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc của con với bất cứ ai, nhất là những người có bệnh tật. Điều đó sẽ giúp bé tránh được các căn bệnh thông thường.
Rửa tay là phương pháp số một kiểm soát nhiễm trùng và giảm thiểu bệnh tật. Sau khi thay tã cho con và trước khi cho con bú, mẹ hãy rửa tay sạch sẽ. Có thể thoa một chút kem dưỡng da (an toàn với trẻ sơ sinh) để hạn chế sự khô ráp của tay mẹ sẽ làm hại con.
8. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Chơi và tương tác với con
Bất cứ khi nào con thức, mẹ hoặc những người thân yêu có thể chơi hoặc tương tác với con bằng cách gọi tên, bật nhạc hoặc thu hút sự chú ý của con.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể giới thiệu một số đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh hay để bé vừa giải trí và phát triển khả năng nghe, nhìn của mình.
Những trải nghiệm tương tác sớm với bạn và người khác sẽ giúp não của bé phát triển và học hỏi về thế giới. Mặc dù bé cực kỳ dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào mẹ để đáp ứng mọi nhu cầu nhưng chúng cũng tự tìm ra được những cách kích thích hay hơn.
Trên đây là những kiến thức căn bản giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách. Mời mẹ theo dõi những bài tiếp theo trên Emdep.vn để có thêm kinh nghiệm, kiến thức chăm con thật tốt, cũng như biết cách xử lý khi bé ốm sốt, quấy khóc hay gặp những vấn đề khác nhé!
Những trải nghiệm tương tác sớm với bạn và người khác sẽ giúp não của bé phát triển và học hỏi về thế giới. Mặc dù bé cực kỳ dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào mẹ để đáp ứng mọi nhu cầu nhưng chúng cũng tự tìm ra được những cách kích thích hay hơn.
Trên đây là những kiến thức căn bản giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách. Mời mẹ theo dõi những bài tiếp theo trên Emdep.vn để có thêm kinh nghiệm, kiến thức chăm con thật tốt, cũng như biết cách xử lý khi bé ốm sốt, quấy khóc hay gặp những vấn đề khác nhé!

03/12/2021

Top 5 loại thực phẩm tuyệt đối cần tránh cho trẻ bị táo bón
1.Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Trẻ bị táo bón nên “tránh xa” đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Vì những loại thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản khiến táo bón càng trầm trọng.
2. Trẻ bị táo bón nên kiêng ngũ cốc đã qua chế biến
Ngũ cốc đã qua chế biến đã mất đi một lượng lớn chất xơ. Lượng tinh bột trong loại thực phẩm này sẽ làm bé khó tiêu. Thay vào đó mẹ hãy cho bé sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.
3. “Nói không” với thịt đỏ
Thịt bò, thịt dê… là loại thịt chứa nhiều chất đạm, chất béo, khó tiêu hóa. Việc tích tụ thức ăn lâu trong ruột sẽ khiến phân khô, gây khó khăn cho việc đào thải ra ngoài. Do đó, mẹ có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng dễ tiêu hóa hơn.
4. Không ăn rau quả có vị chát
Chuối xanh, ổi, hồng xiêm xanh chứa pectin, tanin có tác dụng hút nước từ phân khiến phân càng khô cứng hơn. Do đó, mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn những loại quả này.
5. Tuyệt đối kiêng bánh kẹo, nước ngọt có gas
Việc nạp quá nhiều đường tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, socola làm chậm nhu động ruột. Nước ngọt có gas không những không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng.

29/11/2021

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân luôn khiến các bà mẹ đau đầu. Vừa lo ảnh hưởng đến sức khỏe các bé, vừa lo cho sự phát triển về chiều cao và cả cân nặng của trẻ. Vậy, giải pháp nào cho trẻ lúc này? Cùng chuyên mục Cẩm nang sức khỏe tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Lý do trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Có rất nhiều những lý do khác nhau khiến trẻ biếng ăn và chậm tăng cân. Khách quan có, chủ quan cũng có. Nhưng, dù là nguyên nhân nào thì các bà mẹ cũng chắc chắn sẽ “đứng ngồi không yên” do lo ngại sức khỏe và cân nặng của trẻ.
Tuy nhiên, nhìn chung nguyên nhân trẻ biếng ăn gây chậm tăng cân vẫn phần lớn là do:
Biếng ăn do tâm lý
Tâm lý trẻ nhỏ tác động một phần rất lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển và khả năng ăn uống của chúng.
Cụ thể, các bé thường có xu hướng ăn ít hơn hay chán ăn, bỏ bữa nếu như bữa ăn của các bé diễn ra trong không khí ngột ngạt, căng thẳng.
Hoặc trong một vài trường hợp, trẻ quá ham chơi. Mải miết chạy theo đám bạn hoặc vui thích quá với món đồ chơi mới… cũng có thể khiến trẻ thờ ơ với thức ăn của mình.
Có khá nhiều trường hợp trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Do chế độ dinh dưỡng không khoa học
Chế độ ăn uống cũng như cách ăn uống hàng ngày của trẻ cũng có thể quyết định đến khả năng ăn uống của chúng. Điển hình như:
– Bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt… cũng khiến cho bữa ăn chính bị bé xao nhãng.
– Thức ăn không hợp khẩu vị, hay thực đơn ăn uống hàng ngày lặp đi lặp lại… cũng có thể khiến bé biếng ăn chậm tăng cân.
– Hoặc các bữa ăn quá gần nhau, không có sự cân bằng hợp lý, ép bé ăn khi bé còn quá no… cũng là một trong những thói quen về dinh dưỡng khiến các bé sợ bữa ăn.
Biếng ăn do bệnh lý
Ngoài ra, tình trạng biếng ăn ở trẻ, đặc biệt là ở những trẻ 2 tuổi biếng ăn chậm tăng cân. Còn có thể là do các nguyên nhân sau:
– Trẻ mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hóa. Gây ra tình trạng chướng bụng , đầy hơi, trẻ ăn không tiêu, biếng ăn…
– Quá trình mọc răng cũng là một lý do thường gặp khiến trẻ biếng ăn. Vì lợi và nướu bị sưng đau.
– Một số bệnh lý khác ở trẻ như: bệnh về viêm gan, suy thận, sốt, tiêu chảy… cũng thường kèm theo triệu chứng biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ.
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao?
Đây có lẽ là câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ quý phụ huynh. Tuy nhiên, thay vì lo lắng thái quá, quý phụ huynh có thể tham khảo các giải pháp sau đây:
Chuẩn bị những món ăn đa dạng, đẹp mắt, để kích thích sự tò mò, thèm ăn ở trẻ
– Xây dựng cho con trẻ một chế độ ăn uống khoa học nhất. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng cũng đừng quá khắt khe.
– Chuẩn bị những món ăn đa dạng, đẹp mắt, để kích thích sự tò mò, thèm ăn ở trẻ. Đồng thời, nên thay đổi thực đơn hấp dẫn hơn cho trẻ, phù hợp với khẩu vị của trẻ, kích thích trẻ ăn ngon hơn.
– Hãy thư giãn cho cả mẹ và bé. Đừng ép thúc bé ăn quá nhiều hoặc khi bé vẫn còn đang no. Tập cho bé thói quen ăn uống tự giác cho trẻ.
– Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ nhỏ trong các trường hợp: bé biếng ăn, chán ăn, quấy khóc khi ăn, chướng bụng đầy hơi… Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn cho cơ thể trẻ. Giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ cải thiện cân nặng.

29/11/2021

Trẻ ăn không tiêu mẹ phải làm sao?
Trẻ ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hầu như các bậc phụ huynh đều bổ sung men vi sinh hoặc men tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn sẽ hấp thu chậm, tích tụ trong dạ dày của trẻ nếu thiếu ….Acid amin.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn không tiêu
Thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Khi thức ăn đi vào cơ thể qua đường miệng sẽ được nhai, nghiền nát sơ bộ, sau đó được men Amylase trong nước bọt phân giải và chuyển xuống dạ dày. Khi thức ăn xuống dạ dày, các Acid amin sẽ kích thích dạ dày tiết ra Enzym để phá vỡ cấu trúc thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, từ đó dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được hấp thụ tối đa tại ruột non. Những loại thực phẩm mà cơ thể không thể hấp thu, sẽ được chuyển xuống đại tràng và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.
Thức ăn sẽ hấp thu chậm, tích tụ trong dạ dày của trẻ nếu thiếu ….Acid amin
Khi thiếu đi các Acid amin, dạ dày sẽ hạn chế tiết ra các enzym tiêu hóa để phá vỡ cấu trúc thức ăn, dẫn đến hiện tượng trẻ ăn không tiêu, dạ dày phải co bóp nhiều. Đồng thời, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu nhiều tại ruột non và sẽ đào thải ra ngoài. Bởi vậy trẻ thiếu Acid amin sẽ hay có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn hoặc trẻ ăn vào nhưng không thể hấp thụ được. Từ đó dẫn tới chậm tăng cân, còi cọc hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng.
Cách bổ sung axit amin cho trẻ?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều loại Acid amin. Trong số đó, 20 loại Acid amin đóng vai trò quan trọng hơn cả. Tuy nhiên trong số 20 loại Acid amin ấy, cơ thể trẻ nhỏ tự tổng hợp được 12 loại, 8 loại còn lại không thể tạo ra mà phải bổ sung từ bên ngoài bao gồm leucin, isoleucin, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionine.
Công dụng của axit amin với trẻ ăn không tiêu:
– Tạo kháng thể miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh (thời tiết, vi khuẩn, virus…)​
– Tham gia vào các hoạt động chuyển hóa và giúp cơ thể phát triển bình thường: Axit amin tham gia vào toàn bộ phản ứng chuyển hóa của cơ thể: glucid, chất đường, đạm, nước và muối khoáng… Khi cơ thể bị thiếu hụt, sẽ làm mất cơ khiến thể chất yếu ớt, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung…
– Hình thành protein và nuôi dưỡng cơ thể: Một số axit amin tham gia vào cấu trúc của sợi tóc, giúp chúng mọc lại sau khi cắt tỉa. Thiếu các axit amin này tóc trở nên yếu và chậm phát triển, da khô, nhiều nếp nhăn.
– Đối với trẻ nhỏ, khi đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển, việc bổ sung đầy đủ các axit amin rất cần thiết. Bởi khi cơ thể thiếu một trong bất kỳ axit amin nào đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bé có thể bị suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung, đầy bụng khó tiêu, táo bón, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Want your organization to be the top-listed Non Profit Organization in TP. HCM?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Address


85 Vũ Trọng Phụng/Thanh Xuân/Hanoi
Tp. Hcm
100000

Other Community Centers in Tp. Hcm (show all)
Nâng Mũi Siêu Sợi Sinh Học PDO - Viện Thẩm Mỹ ChangWon Hàn Quốc Nâng Mũi Siêu Sợi Sinh Học PDO - Viện Thẩm Mỹ ChangWon Hàn Quốc
Số 10 Phố Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân
Tp. Hcm

Trung Tâm  Điều Trị Viêm Xoang - Viêm Mũi Dị Ứng Oga Max 0865.560.253 Trung Tâm Điều Trị Viêm Xoang - Viêm Mũi Dị Ứng Oga Max 0865.560.253
Tp. Hcm

Trung Tâm Điều Trị Viêm Xoang - Viêm Mũi Dị Ứng Oga Max 0865.560.253

Tư Vấn Sức Khỏe Nam Khoa Tư Vấn Sức Khỏe Nam Khoa
Tp. Hcm

Uy Tín - Chất Lượng - Hỗ Trợ Kiều Bào

Chùa Dược Sư - Quận Bình Thạnh Chùa Dược Sư - Quận Bình Thạnh
464 Lê Quang Định, P. 11, Quận Bình Thạnh
Tp. Hcm

Nơi chia sẻ thông tin những buổi giảng pháp và các sự kiện tổ chức tại chùa Dược Sư, Tp.HCM

Hội Thích Ngắm Girl Xinh 24h Hội Thích Ngắm Girl Xinh 24h
QUẬN BÌNH THẠNH
Tp. Hcm

Tổng hợp hình ảnh Girl Xinh khắp nơi.