Cao Lá Hen - Hỗ Trợ Đường Hô hấp

Cao Lá Hen - Hỗ Trợ Đường Hô hấp

chuyên điều trị các bệnh đường hô hấp
Viêm phổi -viêm phế quản-hen suyễn -copd

22/06/2022

bình minh

10/05/2022

1. Cách trị ho bằng quả quất
Theo kinh nghiệm dân gian, quất là một thảo dược trị ho cho người lớn cũng như trẻ em vô cùng hiệu quả. Đó là bởi quất có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị ho cảm, giải uất, giải rượu, có thể chế biến thành nước giải khát. Loại quả này chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm. Tinh dầu trong quất sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài.

Cách trị ho gió, ho khan từ quả quất

Thành phần: 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g

Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.

2. Cách trị ho bằng cam nướng
Cam nướng là một trong những bài thuốc dân gian chữa ho hiệu quả. Nên chọn mua cam tươi, không chứa thuốc, mọng nước rồi nướng trên bếp. Lưu ý là để nướng trên lửa nhỏ và lật để hai bên để vỏ cam không bị cháy. Nướng khoảng 10 phút là được. Quả cam khi nóng dễ bóc vỏ, ăn 2-3 múi cam lúc còn ấm sẽ giúp chữa ho hiệu quả.4. Cách trị ho bằng cây xương sông
Xương sông hay tên Đông y gọi là hoạt lộc thảo có thể được sử dụng để làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh ho cho người lớn và trẻ em rất hiệu quả.

Cách làm như sau: Chỉ ngắt những lá búp non của cây xương sông. Lá non của xương sông không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội là có thể uống 3 lần/1 ngày, mỗi lần uống khoảng 1 chén 100ml.

10/05/2022

1. Lá diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả.

- Nguyên liệu: 1 nắm rau diếp cá; 1 bát nước vo gạo đặc, mới.

- Cách làm: Rửa sạch từng lá diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn. Cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun sôi lên, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho lá diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước uống. Uống từ 2-3 lần một ngày.

- Lưu ý: Trong thời gian uống loại nước này nên hạn chế ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà.

2. Lá hẹ

Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho rất hiệu quả.

- Nguyên liệu: 5 - 10 lá hẹ; lượng đường phèn vừa đủ.

- Cách làm: Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước uống. Mỗi lần uống khoảng 2 - 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

3. Lá húng chanh

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng.

- Nguyên liệu: 15 - 16 lá húng chanh; 4 -5 quả quất xanh; đường phèn.

- Cách làm:

+ Cách thứ nhất: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

+ Cách thứ hai: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 1 - 2 lần/ngày đến khi hết ho.

4. Cải cúc

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát...

Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Cách thực hiện như sau:

- Nguyên liệu: Lá cải cúc; mật ong.

- Cách làm: Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi uống. Nên uống khoảng từ 3 - 5 ngày.

5. Tía tô

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc, trị ho rất tốt.

- Nguyên liệu: Lá tía tô; hoa khế; hoa đu đủ đực; đường phèn.

- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu đã rửa sạch vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Telephone

Website