Home Grown

Home Grown

Nơi chia sẻ cho bạn kiến thức trồng trọt,thu hoạch và công thức các món ăn !!!

Photos from Home Grown's post 28/03/2022

💥THU HOẠCH DÂU TÂY VÀ LÀM SỐT DÂU / SYRUP💥

SỐT DÂU TÂY 🍓🍓🍓

* Nguyên liệu *

- 110gr đường trắng
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- 370gr dâu tây
- 2 muỗng canh bột bắp
- 1/2 muỗng cà phê tinh chất vani
- 1/4 muỗng cà phê muối
- 60ml nước lọc

* Cách làm *

- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, cho vào nồi cùng đường, nước, nước cốt chanh. Đun dâu tây với lửa vừa khoảng 12-15 phút cho đến khi đâu tây mềm và vỡ ra, khuấy đều.
- Dùng muỗng gỗ dầm nát dâu tây. Pha bột bắp cùng một ít nước rồi cho vào nồi, tiếp tục khuấy đều để tránh đế nồi bị cháy khét. Khi dâu tây đặc sánh lại thì bạn có thể tắt bếp rồi nhé.

SYRUP DÂU TÂY 🍓🍓🍓

* Nguyên liệu *

- 2kg dâu tươi
- 1kg đường
- 1 muỗng cà phê muối hạt

* Cách làm *

- Dâu tây tươi rửa sạch, bạn dùng dao tách bỏ phần cuống dâu. Sau đó, ngâm dâu tây trong nước muối pha loãng 20 phút. Giúp đảm bảo an toàn, lại giúp siro dâu tây có vị đậm đà hơn. Sau đó, vớt ra để ráo nước, cắt dâu tây làm đôi hoặc làm bốn với quả to.
- Cho dâu tây vào nồi cùng 2 lít nước, vặn lửa to vừa, đun sôi. Khi nồi nước dâu tây sôi, bạn vặn lửa nhỏ liu riu để dâu tây tươi ra hết nước cốt, đun sôi trong khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng bạn dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên, để món siro dâu tây được trong hơn, ngon và đẹp mắt hơn.
- Sau đó, bạn lấy rây lọc nước dâu tây vừa đun. Tuy nhiên, không nên ấn mạnh tay trong quá trình lọc. Bởi lúc này xác dâu tây rất mềm, dễ bị nhũn ra, khiến cho siro dâu tây bị lợn cợn. Bạn cho nước dâu tây vừa lọc vào nồi đun cùng đường trắng. Sau đó, bạn tiếp tục đun sôi, khuấy đều tay để đường tan hết.
- Có thể cho thêm đường nếu bạn yêu thích vị ngọt đậm, rồi tắt bếp để nguội. Đợi siro nguội bạn cho vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng dần. Tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, để chất lượng siro dâu tây luôn được đảm bảo.

Photos from Home Grown's post 28/03/2022

Glass Gem Corn

Bội thu cùng Ngô 🌈🌈🌈

26/08/2021

SÚP HẢI SẢN CIOPPINO

Súp hải sản Cioppino là món súp hải sản đặc trưng của San Francisco, bang California, Mỹ. Thế nhưng, món ăn này có nguồn gốc từ Ý, xuất phát từ cái tên “ciuppin” xứ Liguria của Ý – một loại súp cổ điển với nguyên liệu chính là các loại hải sản được đánh bắt trong chuyến đi biển.

Món Cioppino được biết đến nhiều vào cuối thế kỷ 19 do cộng đồng người Ý di cư tới San Francisco giới thiệu. Hiện nay, món súp Cioppino là sự kết hợp của các loại hải sản như cua, sò, tôm, mực, cá được đánh bắt trong ngày nấu cùng cà chua, nước sốt rượu và ăn kèm với bánh mì.

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của hải sản xen lẫn vị mằn mặn của biển, chút cay nhè nhẹ của gia vị thảo mộc hòa quyện tinh tế với rượu vang trắng không thể nào cưỡng lại.

NGUYÊN LIỆU :

- 220gr tôm tươi
- 220gr sò điệp
- 100gr sò nhỏ
- 100gr trai ( hoặc vẹm xanh )
- 50gr thịt cua tươi
- 100gr cá phi lê
- 175gr bơ lạt
- 2 củ hành tây
- 2 tép tỏi
- 1 bó rau mùi tây
- 2 lon (14,5 oz) cà chua hầm
- 2 lon (14,5 oz) nước dùng gà
- 2 lá nguyệt quế
- 1 muỗng canh húng quế khô
- 1/2 muỗng cà phê khô thyme
- 1/2 muỗng cà phê khô oregano
- 50 ml rượu vang trắng

CÁCH LÀM :
1/Sơ chế nguyên liệu :
- Tôm tươi, bóc vỏ.
- Sò điệp, ngâm và rửa sạch cát.
- Sò nhỏ, rửa sạch.
- Trai, làm sạch, lấy thịt.
- Cá phi lê, cắt miếng vừa ăn.
- Hành tây xắt nhỏ, tỏi băm nhỏ, rau mùi tây tươi xắt nhỏ
2/Nấu Súp :
Bước 1: Đặt một chảo không dính, sâu lòng lên bếp. Bật lửa nhỏ, cho bơ vào để bơ tan ra. Sau đó cho thêm hành tây, tỏi, mùi tây vào. Đảo từ từ cho tới khi hành tây mềm.

Bước 2: Cho sốt cà chua vào, thêm nước dùng gà, lá húng quế, lá nguyệt quế, thyme, oregano, nước, rượu vào. Trộn đều và đun lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Bỏ tôm, sò điệp, sò, hến, thịt cua vào. Khuấy đều. Cho cá vào. Đun sôi với nhiệt độ thấp từ 7 -10 phút cho tới khi sò mở nắp hết thì tắt bếp.

Bước 4: Múc súp ra tô, trang trí thêm hành ngò xắt nhuyễn. Ăn nóng kèm với bánh mì giòn.

26/08/2021

Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi !!!

Photos from Home Grown's post 16/08/2021

Bài viết dưới đây Home Grown sẽ chia sẽ cho mọi người biết về thời vụ gieo trồng (TVGT) !!!

Vậy TVGT có nghĩa là gì ?

TVGT là do con người đặt ra căn cứ theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại. Người xưa căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý.

Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng,phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó.

Mặt khác,trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khỏe,tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng ( còn với trồng tại nhà phố,thùng xốp,ban công do điều kiện chăm sóc che chắn tốt có thể trồng nhiều loại cây quanh năm ).

Ở nước ta có 3 TVGT chính trong năm là Vụ Đông Xuân,Vụ Hè Thu và Vụ Mùa ( Miền Bắc có thêm Vụ Đông )

Photos from Home Grown's post 16/08/2021

CÁCH TRỒNG CẢI CẦU VỒNG ( SWISS CHARD )

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống

Cải cầu vồng được trồng hoàn toàn bằng hạt giống. Tuy nhiên, đây là loại giống nhập ngoại nên bạn hãy tìm mua tại những cửa hàng phân phối hạt giống uy tín để cho chất lượng tốt.

Bước 2: Xử lý đất trồng cải cầu vồng

Cải cầu vồng không thích hợp trồng trong đất chua, nên trồng rau này trong loại đất giàu dinh dưỡng và có độ ẩm cao, khả năng thoát nước tốt. Bón lót cho đất một lượng nhỏ phân hữu cơ trước khi trồng cây con để cây nhanh bén rẽ. Trộn đều hỗn hợp đất với phân.

Bước 3: Tiến hành gieo hạt trồng cải cầu vồng

Cải cầu vồng rất dễ sống nên bạn có thể gieo trực tiếp hạt giống vào chậu, thùng xốp. Thậm chí là trồng ngay trong vườn hoặc chuẩn bị giá để trồng gieo hạt cho đến khi thành cây con rồi đem ra ngoài vườn trồng.

Tuy nhiên để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, bạn nên gieo hạt vào khay theo từng ô. Sau đó tách cây đã lên mầm rồi tiến hành ra trồng chậu. Gieo hạt giống vào từng ô, mỗi ô một hạt, chú ý gieo sâu khoảng 1,5cm.

Bước 4: Duy trì độ ẩm đến khi nảy mầm

Gieo xong bạn phun nước làm ẩm bề mặt giá thể trồng và để chúng ở nơi thoáng mát. Nếu thời tiết thuận lợi chỉ khoảng 1 tuần để số hạt giống nảy mầm hết.

Bước 5: Chuyển chậu

Khi cây con cao khoảng 10cm và ra nhiều lá, hãy di chuyển chúng tới nơi có diện tích rộng hơn để phát triển tốt nhất

Cách chăm sóc :

Cải cầu vồng ưa độ ẩm nên bạn cần thường xuyên tưới nước khoảng 2 lần/ngày vào sáng sớm và buổi tối.
Cải cầu vồng rất ưa sáng. Bạn nên chọn nơi đón nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt nhất.
Khi cây đạt kích thước chiều cao khoảng 20cm bạn nên tiến hành tỉa thưa cho chúng. Lưu ý, khi trồng nên đặt các cây cách nhau khoảng 20 -30cm để tán lá có thể phát triển tốt nhất.

Thu hoạch

Sau 65-70 ngày gieo hạt là bạn đã có thể thu hoạch những cây cải cầu vồng đầu tiên. Cải trưởng thành có tán lá to rộng, thân mập và to. Khi thu hoạch có thể hái cả cây hoặc hái lá từ ngoài vào trong để lại những lá non để cây tiếp tục lớn.

Photos from Home Grown's post 16/08/2021

Dưới đây là một số món Âu được làm từ Cải Cầu Vồng,mình sẽ chú thích từng món ăn trong hình cho mọi người tham khảo,còn công thức để chế biến bạn inbox riêng cho Home Grown nhé !!!

Một số món thông dụng để nấu món Việt từ Cải Cầu Vồng là :
• Cải cầu vồng xào tỏi
• Canh Cải cầu vồng
• Salad cải cầu vồng

Photos from Home Grown's post 15/08/2021

CẢI CẦU VỒNG

1. Cải cầu vồng là cải gì?

Cải cầu vồng là một loại rau, thuộc nhóm Flavescens, có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Ngoài ra, người ta cũng gọi cải cầu vồng là cải Thụy Sĩ, thậm chí còn gọi là củ cải seakale, củ cải lá hoặc củ cải bạc vì có tên khoa học là Beta vulgaris subsp.

Cải cầu vồng có tên gọi tiếng Anh là Swiss chard và thường xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày ở các nước phương Tây vì giá trị dinh dưỡng của loại rau này khá cao.

Cải cầu vồng thuộc cây thân thảo, lá mọc so le và phiến lá có nhiều vết nhăn nhưng bề mặt lá khi sờ bạn sẽ cảm thấy khá mịn. Đường gân lá có màu sắc sặc sỡ, như màu vàng, trắng, đỏ và màu cam. Phần cuống lá thường có màu trắng, nhưng các nhà nông có vẻ ưa chuộng và trồng nhiều loại giống cải cầu vồng có phần cuống màu vàng và màu đỏ hơn.

Cải cầu vồng rất được ưa chuộng để chế biến món salad, nấu súp, món xào và làm trứng rán. Hơn nữa, người ta còn dùng lá già để gói bánh tortilla, hay dùng lá và thân để luộc hoặc áp chảo.

2. Giá trị dinh dưỡng của cải cầu vồng

Cải cầu vồng không chỉ có màu sắc ấn tượng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Vì nó được xếp vào trong danh sách các loại thực phẩm siêu dinh dưỡng cho người ăn vì mỗi loại màu sắc của cải sẽ mang đến một loại khoáng chất đặc trưng kèm với các vitamin khác nhau.

Cụ thể, với mỗi 100g cải cầu vồng gồm các chất dinh dưỡng như sau:

Năng lượng: 18kcal
Carbohydrate: 3.53g
Chất đạm: 2.35g
Chất xơ: 1.2g
Vitamin C: 31.8mg
Vitamin A: 5882 IU
Vitamin K: 828.2 microgram
Và giàu các khoáng chất như: 47mg canxi, 1.69mg sắt, 212mg natri,…

3. Tác dụng của cải cầu vồng

Trước khi sử dụng cải cầu vồng, bạn nên biết một số tác dụng nổi bật của loại cải này để có chế độ ăn sao cho hợp lý nhé!

Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa
Cải cầu vồng chứa nhiều chất chống oxy hóa như nhóm polyphenol và flavonoid, có khả năng chống lại sự hoạt động gây hại của các gốc tự do, nhờ đó mà phòng tránh được một số bệnh cho cơ thể.

Cụ thể, chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenol, kể cả hàm lượng vitamin C và E cùng với các sắc tố thực vật carotenoid (như beta-carotene), đều là dưỡng chất giúp tế bào tránh khỏi sự gây hại của các gốc tự do, góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính:

Theo kết quả phân tích từ 18 cuộc nghiên cứu cho thấy: những người hấp thụ beta-carotene nhiều sẽ giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi so với những người tiêu thụ ít.

Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa nhóm flavonoid trong cải cầu vồng, gồm có rutin, quercetin, vitexin và kaempferol, đều có đặc tính chống ung thư.

Cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào
Cải cầu vồng cũng chứa lượng chất xơ đáng kể, đây là dưỡng chất hỗ trợ cơ thể duy trì được cân nặng lý tưởng cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Chất xơ trở thành nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi - sống trong đường ruột, nhờ đó mà thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa để duy trì và ổn định hàm lượng đường và cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy: chất xơ còn giúp cơ thể giảm cân hiệu quả và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ruột kết và bệnh tim.

Cung cấp vitamin K cho cơ thể
Cải cầu vồng còn chứa lượng lớn vitamin K, đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu và có lợi cho sức khỏe của hệ xương.

Vitamin K thuộc nhóm chất hòa tan trong chất béo, gồm có vitamin K1 (còn gọi phylloquinone) và vitamin K2 (còn gọi là menaquinone). Trong đó, vitamin K1 được tìm thấy nhiều trong cải cầu vồng vì trong mỗi cốc (175g) cải cầu vồng cung cấp đến 716% RDI vitamin K1, nó cần thiết cho quá trình đông máu và thực hiện các chức năng của nhiều tế bào khác.

Vitamin K cần thiết cho sức khỏe của xương, vì nó tạo ra osteocalcin - đây là một loại protein tham gia vào quá trình hình thành và duy trì sức khỏe của xương. Do đó, nếu tiêu thụ ít vitamin K, đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ bị loãng xương và gãy xương.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Cải cầu vồng được chứng minh là có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh nhờ hàm lượng kali, magie và canxi. Ngoài ra, chất xơ trong cải cầu vồng còn làm giảm hàm lượng cholesterol bằng cách làm giảm việc sản xuất cholesterol của gan, đồng thời giúp cơ thể bài tiết thêm cholesterol trước khi được hấp thụ vào máu, nhờ đó cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu diễn ra trên 173.000 người cho thấy: việc bổ sung một khẩu phần rau xanh mỗi ngày đều góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim 11%. Trong đó, nếu tiêu thụ 1.5 khẩu phần cải cầu vồng mỗi ngày sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh tim là 17% so với người ít ăn rau.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Nhờ chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, cải cầu vồng có thể hỗ trợ và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, từ đó giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chẳng hạn, chất xơ trong cải cầu vồng giúp duy trì mức đường huyết trong máu khi có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, làm giảm tốc độ đường hấp thụ vào máu và ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu cao đột ngột.

Không những thế, chất xơ còn giúp giảm kháng insulin, đây là hiện tượng tế bào ngừng phản ứng với insulin. Insulin có liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch.

Ngoài chất xơ, cải cầu vồng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như axit alpha-lipoic (ALA) cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm kháng insulin và cải thiện một số biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và tổn thương thần kinh.

Duy trì cân nặng lý tưởng
Cải cầu vồng chứa ít calo nhưng lại nhiều chất xơ, nên đã trở thành thực phẩm có lợi để bạn duy trì cân nặng lý tưởng. Thực tế cho thấy, việc bổ sung các loại rau nhiều chất xơ, gồm có cải cầu vồng đều làm tăng cảm giác no sau bữa ăn, nhờ đó giúp bạn tránh ăn vặt và tiêu thụ các loại thực phẩm khác.

Một nghiên cứu trên 120 người lớn thừa cân cho thấy: những người ăn với số lượng rau gấp đôi so với nhóm người đối chứng mang lại hiệu quả giảm cân nhiều hơn và thỏa mãn ăn no trong bữa ăn.

Và đó là một số kiến thức về Cải Cầu Vồng mà Home Grown đã sưu tầm về cho mọi người tham khảo !!! Chúng ta sẽ có thêm 2 bài viết nữa về kĩ thuật trồng cải cầu vồng và những món ăn từ nó nhé.

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 12 ( Dương Lịch )

Đây có lẽ là thời điểm thích hợp cho các vụ gieo trồng nhất...Sau đây là danh sách nhưng loại rau củ gieo vào tháng 12 :

• Bầu
• Bắp cải F1 (vụ muộn)
• Cải thảo (vụ muộn)
• Cà chua (vụ muộn)
• Cải xoong
• Cải bó xôi
• Củ cải
• Cải ngọt
• Cải mơ
• Cải bẹ mào gà
• Đậu cove
• Đậu Hà Lan
• Đậu trạch lai
• Bông cải xanh/trắng
• Su hào
• Các loại xà lách
• Cải mèo
• Cải làn
• Cải cúc (rau tần ô)
• Cải bẹ xanh mỡ
• Cải bẹ dún
• Cải cầu vồng
• Cải chip (cải thìa)
• Cải hoa hồng
• Bắp cải tí hon
• Diếp thơm
• Cà rốt
• Bắp
• Củ cải đường
• Bí
• Đậu bắp
• Ớt
• Củ dền đỏ
• Củ cải đỏ
• Diếp Tây
• Thyme
• Húng tây (basil
• Oregano
• Ngò
• Rau càng cua

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 11 ( Dương Lịch )

Tháng 11 thời tiết bắt đầu se lạnh và kèm theo gió mùa, sau đây là một số loại rau thích hợp gieo trồng trong tháng này :

• Bầu
• Bắp cải F1 (vụ chính)
• Cà chua (vụ muộn)
• Cải xoong
• Củ cải
• Cải bó xôi
• Cải thảo (vụ chính)
• Cải ngọt
• Cải bẹ mào gà
• Cải mơ
• Đậu cove
• Đậu Hà Lan
• Đậu trạch lai
• Bông cải trắng/xanh
• Su hào
• Các loại xà lách
• Cải làn
• Cải mèo
• Cải cúc (rau tần ô)
• Cải bẹ xanh mỡ
• Cải bẹ dún
• Cải cầu vồng
• Cải hoa hồng
• Cải chip (cải thìa)
• Bắp cải tí hon
• Diếp thơm
• Cà rốt
• Bắp
• Củ cải đường
• Bí
• Đậu bắp
• Ớt
• Củ cải đỏ
• Củ dền đỏ
• Diếp Tây
• Thyme
• Oregano
• Húng tây (basil)
• Ngò
• Rau càng cua

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 10 ( Dương Lịch )

Tháng 9 kết thúc cũng chính là lúc thời điểm bắt đầu chuyển mùa,thời tiết trở nên mát mẻ và ít nắng hơn. Sau đây mình sẽ giới thiệu với mọi người một số loại rau thích hợp trồng vào tháng 10 :

• Bắp cải F1 (vụ chính)
• Cải thảo (vụ chính)
• Cà chua
• Củ Cải
• Cải bó xôi
• Cải ngọt
• Cải bẹ mào gà
• Cải mơ
• Đậu cove
• Đậu Hà Lan
• Đậu trạch lai
• Bông cải xanh/trắng
• Su hào
• Các loại xà lách
• Cải làn
• Cải bẹ xanh mỡ
• Cải mèo
• Cải cúc (rau tần ô)
• Cải cầu vồng
• Cải bẹ dún
• Cải hoa hồng
• Bắp cải tí hon
• Cải chip (cải thìa)
• Cà rốt
• Diếp thơm
• Bắp
• Củ cải đường
• Bí
• Đậu bắp
• Củ cải đỏ
• Củ dền đỏ
• Ớt
• Diếp Tây
• Thyme
• Oregano
• Húng Tây (basil)
• Ngò
• Rau càng cua

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 9 ( Dương Lịch )

Tháng 9 tiết trời dễ chịu,thích hợp cho rau ăn lá dễ trồng và chăm sóc. Các loại rau trồng vào thời điểm này khi ăn sẽ có vị thanh mát hơn,cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Dưới đây mình sẽ giới thiệu cho mọi người một số loại rau trồng vào tháng 9 như :

• Su hào
• Bắp cải
• Cải ngồng
• Cải bẹ xanh
• Cải ngọt
• Cải chip (cải thìa)
• Đậu rồng
• Bí xanh/bí đỏ
• Cải cầu vồng
• Đậu cove leo
• Đậu Hà Lan
• Rau ngót
• Xà lách đăm
• Xà lách xoăn
• Các loại rau gia vị

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 8 ( Dương Lịch )

Đây là thời điểm khi trời bắt đầu vào thu. Thời tiết dần trở nên mát mẻ và dễ chịu. Các giống rau cho mùa này rất đa dạng,thích hợp trồng các giống có mùa vụ ngắn,sinh trưởng nhanh. Đây cũng là thời điểm chính để trồng bắp cải xanh. Sau đây mình sẽ giới thiệu với mọi người một số giống rau trồng cho tháng 8 :

• Cải xoăn kale
• Cải bó xôi
• Bắp cải F1 (vụ chính)
• Mồng tơi
• Bí đỏ/bí xanh/bí ngòi
• Cà chua
• Đậu cove bụi
• Cải thảo (vụ chính)
• Cải ngọt
• Cải mơ
• Cải bẹ mào gà
• Cải cúc (rau tần ô)
• Củ cải
• Dưa hấu Thái
• Dưa chuột
• Đậu đũa
• Đậu bắp
• Đậu rồng
• Đậu trạch lai
• Bông cải xanh/trắng (vụ sớm)
• Su hào (vụ sớm)
• Mướp
• Xà lách cuộn (giữa tháng)
• Rau muống
• Rau ngót
• Hành tây (gieo hạt từ 25/8 tới 15/9)
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)
• Rau đay (vụ muộn)
• Rau dền đỏ
• Rau dền xanh
• Ngò
• Thì là
• Tỏi
• Cần Tây

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 7 ( Dương Lịch )

Tháng 7 thời tiết còn nắng nóng nhưng vẫn sẽ có líc mưa giông,vì thế chuang ta sẽ chọn một số loại cây rau có thể phù hợp sinh trưởng tốt như :

• Bắp cải F1 (vụ sớm giữa tháng)
• Bí đỏ/bí xanh
• Cải thảo (vụ sớm giữa tháng)
• Cải ngọt
• Cải mơ
• Cải xoăn kale
• Cải bó xôi
• Cải bẹ mào gà
• Củ cải
• Dưa hấu Thái
• Dưa chuột
• Đậu bắp (cuối tháng)
• Đậu trạch lai
• Mướp
• Rau dền
• Rau đay
• Rau muống
• Su hào (vụ sớm)
• Xà lách
• Ngò rí
• Ớt
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 6 ( Dương Lịch )

Là mùa vụ nắng nóng nhất trong mùa hè. Với thời tiết này không phải loại rau nào cũng có thể sinh trưởng tốt,chúng ta phải tìm hiểu rõ về cách trồng và khả năng giữ ẩm tốt của từng loại cây,sau đây là những giống cây rau thích hợp gieo trồng cho tháng 6 :

• Bí xanh
• Cải ngọt
• Cải ngồng
• Cải chip (cải thìa)
• Cải bẹ xanh
• Củ cải (trái vụ)
• Đậu đũa
• Đậu cove
• Đậu Hà Lan
• Mướp
• Rau dền
• Rau đay
• Rau muống
• Húng quế
• Ớt

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 5 ( Dương Lịch )

Tháng 5,thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè. Trời nắng nóng và nhiệt độ bắt đầu cao dần,nên lựa chọn các loại rau ưa nắng,chịu nhiệt tốt như :

• Cà chua
• Cải bẹ xanh
• Cải ngồng
• Cải ngọt
• Cải chip (cải thìa)
• Củ cải (trái vụ)
• Đậu cove
• Đậu đũa
• Mồng tơi
• Mướp
• Rau dền
• Rau đay
• Rau muống
• Diếp cá
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 4 ( Dương Lịch )

Thời tiết tháng 4 tương đồng với tháng 3 nên có thể trồng các loại rau củ như :

• Cà chua
• Cà tím dài
• Cải ngọt
• Cải bẹ xanh
• Cải ngồng
• Cải chip (cải thìa)
• Củ cải (trái vụ)
• Rau dền
• Rau ngót
• Rau muống
• Rau đay
• Mướp
• Xà lạch không cuộn
• Diếp cá
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 3 ( Dương Lịch )

Tháng 3 vẫn là kiểu thời tiết mùa xuân,với những cơn mưa phùn bất chợt làm cho không khí ẩm rất dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh. Thế nên phải chọn ra những loại cây rau chịu được lạnh và chống chịu sâu hạt tốt như :

• Bí đỏ
• Bí xanh/bí ngòi
• Mướp
• Cải ngồng
• Cải ngọt
• Cải cúc (rau tần ô)
• Cải chip (cải thìa)
• Đậu bắp
• Đậu cove leo
• Đậu đũa
• Cà tím dài
• Rau dền
• Rau đay
• Rau muống
• Rau ngót
• Xà lách không cuộn
• Ớt
• Diếp cá
• Tỏi tây
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 2 ( Dương Lịch )

Tiết Lập xuân,thời tiết bắt đầu ấm dần lên,rất thích hợp để trồng các loại rau củ như :

• Súp lơ xanh
• Cà rốt
• Cà chua
• Cà tím dài
• Bắp cải
• Rau diếp (xà lách)
• Đậu Hà Lan
• Củ cải
• Xà lách trứng
• Bầu
• Bí xanh/Bí ngòi
• Bí đỏ (giữa tháng)
• Mồng tơi
• Rau dền
• Mướp
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)
• Cải ngọt
• Cải cúc (rau tần ô)
• Cải bẹ xanh
• Cải chip (cải thìa)
• Dưa hấu
• Dưa chuột
• Đậu bắp (cuối tháng)
• Rau ngót
• Diếp cá
• Ớt

15/08/2021

MÙA VỤ THÁNG 1 ( Dương Lịch )

Tháng 1 thời tiết khá là mát mẻ và dễ chịu,có gió nhẹ rất thích hợp để trồng các loại rau củ như :

• Bầu
• Cà pháo/cà dĩa
• Cà tím dài
• Đậu cove leo
• Rau tần ô (cải cúc)
• Húng quế (có thể trồng quanh năm)
• Xà lách xoăn tím

Telephone

Website