Phế quản SKV hắc tinh của ho hen

Phế quản SKV hắc tinh của ho hen

Dạng cốm nguyên chất không có tá dược

02/01/2022

Ai đang ho khan, ho lâu ngày uống tiêm kháng sinh không khỏi thì ib e nhé, cam kết khỏi chỉ với PHẾ QUẢN THẢO DƯỢC! ĐẦU NĂM MỚI TẶNG 2 XUẤT GIÁ SỐC, nhanh tay!

20/09/2021

KHÔNG TIN NỔI

Bé bị viêm tiểu phế quản, uống ksinh liên tục, tiêm mỗi tháng. Từ khi mẹ cho dùng Phế quản bé đã cai được kháng sinh luôn.

?

Photos from Phế quản SKV hắc tinh của ho hen's post 26/08/2021

Nhiễm khuẩn dây thanh quản thường xuyên mất tiếng đã ổn sau khi dùng phế quản SKV!

10/08/2021

Phế quản SKV!

08/08/2021
Photos from Phế quản SKV hắc tinh của ho hen's post 30/06/2021

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ, bao lâu thì khỏi

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ
Viêm phế quản là tình trạng tổn thương ở vùng niêm mạc của phế quản với những triệu chứng đặc trưng như:

– Niêm mạc phế quản phù nề, có các vùng tấy đỏ.

– Gây ra cảm giác ngứa, đau rát và thường kéo theo những cơn ho liên tục. Các cơn ho có xu hướng nhiều hơn khi người bệnh chuyển tư thế nằm.

– Gây ra tình trạng tức ngực, khó thở cho trẻ.

– Một số trẻ có biểu hiện sốt nhẹ đến sốt cao.

– Xuất hiện tình trạng mủ khi viêm tiến triển nặng.

Viêm phế quản gây không ít phiền toái cho người bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ, viêm phế quản khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và bỏ bú mẹ, bỏ ăn.

Ở trẻ em, bệnh lý viêm phế quản thường xuất hiện nhất là khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Với trẻ dưới 24 tháng tuổi, hệ thống miễn dịch yếu là đối tượng trẻ em dễ mắc viêm phế quản nhất. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị mắc viêm phế quản khi:

– Sử dụng thường xuyên các đồ uống lạnh, nhất là vào thời điểm mùa hè.

– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: bụi bặm, khí thải độc hại,…

-Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá từ những người xung quanh.

2. Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, đề kháng và nhiều yếu tố khác
Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, đề kháng và nhiều yếu tố khác
Viêm phế quản ở trẻ kéo dài bao lâu là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm khi trẻ không may mắc phải bệnh lý này. Thời gian điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng viêm phế quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, cơ địa của trẻ và số lần tái mắc của trẻ.

Về cơ bản, có hai dạng viêm phế quản là viêm mạn tính và viêm cấp tính.

2.1. Viêm phế quản cấp tính

Tình trạng viêm cấp tính thường xảy ra nhanh, thường do sự tấn công trực tiếp của các loại virus, vi khuẩn mà trước đó trẻ chưa bao giờ mắc phải. Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em phần lớn là hệ quả sau khi trẻ bị cảm lạnh, viêm họng thông thường, điển hình với các triệu chứng ho khan, mũi có dịch nhầy, xuất hiện đờm ở cổ.

Viêm phế quản cấp ở trẻ thường diễn ra từ 7 – 10 ngày nếu được điều trị tích cực và đúng cách.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và vì lý do nào đó làm gia tăng các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây hại thì hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tấn công nghiêm trọng, gây ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu,…

2.2. Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính nói chung là hệ quả của các đợt viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm gây tái phát nhiều lần.

Ở trẻ em Việt Nam hiện nay, một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng viêm phế quản mạn tính ở trẻ chính là từ thói quen tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ. Cha mẹ khi thấy con bị ốm thường tự điều trị bằng các đơn thuốc tự kê mà không qua thăm khám vô hình chung khiến trẻ bị quá liều gây nên tình trạng kháng thuốc hoặc điều trị chưa triệt để, chỉ dừng lại ở tình trạng giảm triệu chứng và để tự khỏi gây nên thương tổn kéo dài.

Viêm phế quản mạn tính ở trẻ khiến cho phế quản có những tổn thương niêm mạc nghiêm trọng. Quá trình điều trị cũng kéo dài và khó khăn hơn rất nhiều. Các cơn viêm phế quản cấp tái phát trong từng đợt có xu hướng nặng hơn nếu tiếp tục không được điều trị dứt điểm.

Viêm phế quản mạn tính ngoài những biến chứng như các đợt viêm phế quản cấp, về lâu dài còn chuyển biến những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn phổi mạn tính, đe dọa tính mạng của trẻ.

Viêm phế quản không được điều trị kịp thời đều đe dọa trực tiếp tính mạng của trẻ
Viêm phế quản không được điều trị kịp thời đều đe dọa trực tiếp tính mạng của trẻ
3. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách

Chăm sóc trẻ viêm phế quản cần đặc biệt chú ý tới các triệu chứng của trẻ. Cách tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám sớm ngay từ khi có các dấu hiệu ban đầu để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Trong trường hợp trẻ được chỉ định điều trị bằng thuốc tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

– Các cơn ho kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

– Trẻ bị sốt cao hơn 39 độ C và không có dấu hiệu giảm bớt cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.

– Trẻ khó thở, xuất hiện các cơn thở rít hoặc có dấu hiệu ho ra máu.

– Trẻ mệt mỏi quá mức hoặc có biểu hiện lo lắng hay kích động.

– Quan sát mũi, miệng, móng tay có tình trạng chuyển xanh xao hoặc xám.

– Khô môi, mất nước kéo dài.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ, ba mẹ cần lưu ý:

– Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ. Luôn cung cấp đủ nước cho trẻ. Việc cho trẻ uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ. Ngoài ra, điều này còn giúp cho phế quản được giãn ra, giảm tình trạng tắc nghẽn ở phế quản, đồng thời giúp đờm long khỏi phế quản và bị đẩy ra ngoài dễ hơn.

– Giúp trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn bằng cách tạo môi trường ẩm bằng các thiết bị tạo ẩm hợp vệ sinh để giúp trẻ dễ thở hơn, phòng nghỉ thông thoáng và có nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, ba mẹ có thể kê đầu của bé bằng một gối vừa phải để trẻ thở dễ hơn.

– Luôn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp sức để kháng tự nhiên của trẻ được tăng thêm. Khi trẻ khó chịu, bỏ ăn, hãy tìm cách để duy trì lượng ăn uống bình thường của trẻ bằng các thức ăn trẻ yêu thích,…. với trẻ sơ sinh cần duy trì cho trẻ bú đầy đủ.

– Hướng dẫn trẻ súc miệng và vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý (nếu có thể).

Ngoài ra, hãy ghi nhớ luôn tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ và hãy cập nhật tình hình của bé liên tục tới bác sĩ nhé!

21/03/2021
05/03/2021

❤Ho, hen, phế quản, phổi... uống nhiều thuốc Tây ko khỏi!!! Hãy nghe anh chia sẻ nhé mọi người!
❤️Ai đang mắc các bệnh hô hấp muốn dc điều trị bệnh bằng thảo dược thì để lại thông tin nhé!

04/03/2021

Thành phần chính tạo lên sự khác biệt của sp Phế Quản SKV

HỖ TRỢ CHỮA BỆNH HEN SUYỄN TẠI NHÀ VỚI CÂY LÁ HEN.

Cây lá hen (Cây bồng bồng) điều trị hen suyễn rất hiệu quả nhé bà con.

Cây lá hen với những công dụng vô cùng đặc biệt, được dân gian mệnh danh là:
"Khắc tinh của bệnh hen suyễn".

Cây thường mọc ở Miền Xuôi đặc biệt là Miền Biển, Miền núi ít có cây này.

Vì sao loài cây này lại có tác dụng ấy, ở bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Cây lá hen còn có tên gọi khác là cây bồng bồng, nam tỳ bà, cây bàng biển…
Đây là một trong số rất ít những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn.
Vì tác dụng tuyệt vời này nên dân gian đã đặt cho loài cây với cái tên cây lá hen.

* Công dụng của cây Lá Hen.

Dựa theo kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Ta thống kê được một số tác dụng của cây lá hen như sau:
⛔Điều trị bệnh hen suyễn
⛔Điều trị hen phế quản
⛔Điều trị viêm phế quản mãn tính
⛔️Điều trị Phổi tắc ngẽn
⛔Giảm triệu chứng khó thở do bệnh gây nên.

‼Cách dùng, liều dùng

Liều dùng: 8 lá đến 10 lá/ngày.
Cách dùng: Đun lá với 1,5 lít nước sạch. Đụn cạn còn khoảng 1 lít chia 3-4 lần uống trong ngày (Uống vào lúc đói).

Hiệu quả: Thuốc có công dụng sau từ 2 đến 3 ngày sử dụng cách trên.
Thậm chí đã ghi nhận có những trường hợp bệnh nhân có hiệu quả chỉ 10 phút sau khi dùng thuốc.

Nếu bạn thấy ai đang khổ sở với bệnh Hen suyễn, Phổi tắc ngẽn, Phế quản tắc ngẽn hãy chia sẻ bài thuốc này tới họ nhé!
Hoặc Ib Mình chia sẻ nhé

27/02/2021

Hãy nghe ô cụ chia sẻ về sản phẩm Phế quản DKV sau khi cụ đã sử dụng nhé

25/02/2021

Ho-VPQ-VPQ co thắt. Để lại tin nhắn hoặc SĐT mình tư vấn trực tiếp nhé

Photos from Phế quản SKV hắc tinh của ho hen's post 27/04/2020

Viêm phế quản mới hay mãn đều rất hiệu quả luôn ạ!

25/04/2020

Ho khan là tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho nhiều người. Ngoài thuốc, bạn có thể áp dụng những cách trị ho khan tại nhà như sau.

Trong mùa lạnh hoặc khi bị cảm cúm, chúng ta dễ bị ho và thường kèm theo đờm vì lúc này phổi chứa đầy chất nhầy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị ho khan. Hello Bacsi sẽ “bật mí” những cách trị ho khan tại nhà nhanh nhất để giảm ngay cảm giác khó chịu vốn có thể trở thành mạn tính này.

Ho khan dù nhiều hay ít cũng đều gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các cơn ho này có thể điều trị bằng thuốc hoặc bằng những biện pháp tự nhiên mà bạn dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu đã được chỉ định thuốc từ bác sĩ, bạn hãy tuân thủ sử dụng đúng theo liều lượng. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm những phương pháp sau đây để làm thuyên giảm triệu chứng ho khan. Trong trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Tinh dầu trị ho

Một loại tinh dầu thông dụng được nhiều người biết đến với khả năng trị ho khan là tinh dầu bạc hà. Bạn có thể tìm mua những viên ngậm có chứa các tinh chất từ ​​họ cây bạc hà. Chúng có tác dụng làm mát, làm dịu các mô bị kích thích và giảm phản xạ ho.

Súp loãng, trà hoặc các loại đồ uống nóng

Những loại thực phẩm hoặc thức uống lỏng, ấm như súp và trà giúp bổ sung độ ẩm đồng thời giảm đau họng tức thì. Khi cổ họng bớt kích ứng, các cơn ho khan cũng giảm dần.

Mật ong

Zalo
Cách trị ho khan tại nhà nhanh nhất
Mật ong có đặc tính chống viêm do đó giúp giảm viêm ở cổ họng. Mật ong cũng là “trợ thủ đắc lực” trong việc làm long đờm và dịu các cơn đau họng. Chỉ cần thêm một chút mật ong vào tách trà ấm hoặc pha với nước ấm và chanh, bạn đã có ngay một loại thức uống để nhâm nhi trong khi mật ong và chanh làm “nhiệm vụ” của mình. Đây là một trong những cách trị ho khan nhanh nhất và đơn giản nhất tại nhà.

Bạn có thể xem thêm: Mật ong rừng có an toàn để dùng cho trẻ con không?

Nước lọc

Nếu có biện pháp nào đơn giản hơn việc pha mật ong làm thức uống để trị ho khan thì đó chính là uống nhiều nước. Khi cổ họng không đủ độ ẩm, bạn rất dễ bị kích ứng dẫn đến ho khan.

Hãy bổ sung nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày. Bạn có thể uống khoảng 8 ly nước lọc không lạnh, uống từ từ để thấm ướt và giữ ẩm cho vùng hầu họng.

Các loại thảo mộc

Nhiều loại thảo mộc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm tình trạng sưng cổ họng. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Bạn có thể dùng các loại thảo mộc như gia vị để nêm nếm trong bữa ăn hàng ngày hoặc dùng pha trà. Các loại thảo mộc thông dụng thường được dùng để điều trị ho khan tại nhà bao gồm:

Xạ hương (húng tây)

Bạc hà

Rễ cây cam thảo

Nghệ

Tỏi

Rễ cây thục quỳ

Vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu cơ mà cơ thể cần để duy trì ổn định các hoạt động chức năng. Các vitamin khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau, chẳng hạn như vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Ngoài nguồn thực phẩm, bạn có thể tìm mua các viên uống bổ sung vitamin tại nhà thuốc. Bổ sung vitamin là một phần quan trọng trong điều trị ho khan. Hãy tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ.

Cách trị ho khan tại nhà nhanh nhất
Bromelain là một enzyme được tìm thấy trong quả dứa (thơm, khóm). Bromelain có đặc tính chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm sưng các mô ở cổ họng và làm loãng chất nhầy, từ đó giảm ho. Bạn có thể uống nước ép dứa nhưng hàm lượng bromelain sẽ không nhiều bằng viên uống bổ sung. Hãy tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ.

Probiotic

Probiotic là những vi khuẩn thân thiện có khả năng cải thiện hệ vi sinh đường ruột của bạn. Việc cân bằng hệ vi sinh này không chỉ giúp đường ruột khỏe mạnh mà còn tăng cường hệ thống dịch để chống lại nhiễm trùng, tăng tốc quá trình trị ho khan. Bạn có thể tìm mua probiotic được bán như chế phẩm sinh học tại các nhà thuốc hoặc dễ dàng hơn là bổ sung bằng sữa chua chứa lactobacillus, tuy nhiên hãy để sữa chua bớt lạnh trước khi ăn.

Thay đổi lối sống

Ngoài sử dụng thuốc tây và áp dụng các biện pháp tại nhà thì thay đổi lối sống cũng là một cách hữu ích để trị ho khan tại nhà, đặc biệt nếu bạn là người ho khan mạn tính.

Bạn có thể thử những cách như

Nằm gối cao hơn. Khi bạn nằm nhưng phần đầu lại ngang bằng với cơ thể, chất nhầy dễ kích thích cổ họng và gây ho khan hơn. Hãy nâng cao đầu một chút khi ngủ.

Dùng máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm là máy có chức năng thêm độ ẩm vào không khí bằng cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí (hơi nước). Bầu không khí khô (nhất là ở những vùng nhiệt đới) càng làm nặng thêm tình trạng đau họng. Hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để cơ thể thoải mái hơn, giảm ho khan kéo dài. Lưu ý, đừng lạm dụng máy vì độ ẩm cao có thể khiến nấm mốc sinh sôi.

Giữ vệ sinh giường ngủ. Nếu bị ho do dị ứng, bạn phải thường xuyên dọn dẹp, giặt sấy chăn drap để loại trừ bụi và mạt giường.

Luôn đem theo bên người thuốc ho, viên ngậm, nước uống… khi đi ra ngoài hoặc ngay trên đầu giường của bạn.

Không hút thuốc. Bạn có thể xem thêm: 17 phương pháp tự nhiên giúp bạn cai thuốc lá

Tránh các tác nhân gây kích ứng. Khi những tác nhân gây kích ứng xâm nhập được vào hệ hô hấp, chúng có thể kích hoạt phản xạ ho và làm chậm quá trình tự hồi phục của cơ thể. Những tác nhân phổ biến có thể kể đến như khói, nước hoa, phấn hoa, sản phẩm tẩy rửa và lông thú cưng. Bạn nên tránh tiếp xúc với các tác nhân này cho đến khi tình trạng ho khan cải thiện. Đeo khẩu trang cũng là một biện pháp tốt nếu không thể tránh hoàn toàn.

Súc miệng bằng nước muối. Nước muối làm dịu các mô bị viêm và diệt khuẩn trong khoang họng. Bạn nên mua dung dịch nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để đảm bảo đúng nồng độ, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp gấp, bạn vẫn có thể pha nước muối tại nhà theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê muối và một cốc nước ấm (khoảng 230ml). Khi súc, nghiêng đầu ra sau và khọt nhẹ nhàng trong 30 giây rồi nhổ bỏ, không được nuốt. Để lượng nước muối có thể xuống sâu nhất trong vùng hầu họng, bạn hãy lấy 1 ngụm nhỏ vừa đủ. Hãy thực hiện đều đặn 1 ngày 2 lần hoặc ngay sau mỗi bữa ăn.

Photos from Phế quản SKV hắc tinh của ho hen's post 11/04/2020

Củ Bách Bộ – Tác dụng chữa ho, viêm phế quản lâu ngày

Cây Bách bộ là thảo dược quý mà dân gian lưu truyền là “Thần dược trị ho”, giúp trị dứt điểm các bệnh ho lâu ngày, viêm phế quản mãn tính. Đây là loại dược liệu lành tính, tốt cho sức khỏe.

Hiện tại, chúng tôi cung cấp sản phẩm củ Bách bộ ở vùng Yên Bái, thu hái và chế biến ở dạng sản phẩm củ khô. Sản phẩm sạch, chất lượng tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

MÔ TẢ
Cây Bách bộ là thảo dược quý mà dân gian lưu truyền là “Thần dược trị ho”, trị ho không cây nào bằng. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ,.. Loại dược liệu này rất lành tính, tốt cho sức khỏe con người. Từ củ của Bách bộ, các thầy thuốc Đông Y đã nghiên cứu và sử dụng giúp trị dứt điểm các bệnh gây ho lâu ngày, viêm phế quản mãn tính, bài trùng. Ngoài ra củ Bách bộ cũng giúp tăng cường các chức năng của phổi, củng cố thể lực.

Bách bộ
Hình ảnh lá cây bách bộ ngoài tự nhiên
Cây Bách Bộ là dây leo thân mảnh, nhẵn. Lá thường mọc đối, thường có hình trái tim, hoa mọc xen từ kẽ lá, màu vàng. Quả nang 4 hạt. Rễ mọc thành chùm, từ 10 đến 30 củ, có khi tới 100 củ có đường kính từ 1,5 – 2 cm. Mặt ngoài của củ có màu vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc. Vị đắng, hơi ngọt.

Thu hái bào chế
Cây bách bộ thường được thu hái vào cuối thu đầu đông, bộ phận thu hái là củ. Có hai cách bào chế:

Bách bộ thường được đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô
Củ bách bộ rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín)
Thành phần trong củ bách bộ

Trong rễ củ Bách bộ (Stemona tuberosa) có nhiều alcaloid khác nhau. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic…).
Các nhà khoa học đã xác định trong rễ Bách Bộ có các alcaloid như: Tuberostemonin, stenin , stemotinin , isostemotinin, tuberostemoninol…
Tác dụng của cây Bách Bộ

Trong Đông Y, rễ củ Bách Bộ được dùng để:

Phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về phổi, đường hô hấp như lao phổi, viêm phế quản mãn tính,…
Điều trị viêm da, nổi mề đay
Tẩy giun, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy, kí sinh trùng,…
Trong Y học hiện đại, cây Bách Bộ có nhiều tác dụng dược lý:

Rễ củ Bách bộ có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae, bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus.
Bách Bộ làm thành dịch chiết cồn hoặc tạo nước ngâm kiệt có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp…
Stemonin có trong bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho.
Củ bách bộ trị ho
Sản phẩm củ bách bộ phơi sấy khố giúp trị ho hiệu quả
Cách dùng củ bách bộ hiệu quả:

Viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày: Dùng 20g củ bách bộ khô, đun sắc với khoảng 100ml nước. Thêm một chút mật ong rừng chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị lao phổi: Bách bộ 20g, đơn bì, đào nhân, hoàng cầm mỗi vị 10g. Sắc với 1 lít nước, sau đó đun cạn còn khoảng 60ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 3 tháng.
Điều trị bệnh ngoài da, mề đay: Dùng củ bách bộ tươi cắt mỏng, xát vào chỗ ngứa.
Dùng để tẩy giun: Bách bộ 500g, Vaselin 200g, cô đặc thành dạng cao bôi hậu môn vào buổi tối.
Diệt ruồi: Nước bách bộ sắc đặc, thêm ít đường khuấy đều. Dùng bẫy ruồi, ruồi ăn vào sẽ chết tới 60%.
Diệt bọ gậy: Nước sắc bách bộ đặc đổ vào nơi có bọ gậy. Cách này diệt bọ gậy rất hiệu quả.
Diệt muỗi: Dùng củ khô đốt xông khói.

05/03/2020

Haha

Photos from Phế quản SKV hắc tinh của ho hen's post 23/02/2020

Lợi ích của tiêu chuẩn GMP với người tiêu dùng
Hiện nay, theo thống kê cả nước có nhiều loại thuốc đặc biệt là thực phẩm chức năng đang có nhiều bất cập như: Sản xuất thực phẩm chức năng bị thả nổi; Chưa có quy định cụ thể những thành phần được phép có trong sản phẩm thực phẩm chức năng và những thành phần phải cấm; Quảng cáo thái quá về công dụng của sản phẩm; Chưa có chế tài xử phạt thích đáng những sai phạm trong ngành.

Ngoài ra, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu… lưu hành tràn lan, không đảm bảo an toàn… gây thiệt hại cho kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng.

Một người tiêu dùng bình thường không thể phát hiện (thông qua khứu giác, xúc giác, hay cảnh báo) là một sản phẩm thuốc có an toàn hoặc hiệu quả hay không. Trong khi GMP yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm các yếu tố sản xuất đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của các sản phẩm thuốc được cung ứng ra thị trường. Các doanh đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP, không chỉ quy mô sản xuất mà còn là cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, con người và quy trình quản lý… người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm.

18/02/2020

HỖ TRỢ CHỮA BỆNH HEN SUYỄN TẠI NHÀ VỚI CÂY LÁ HEN.

Cây lá hen (Cây bồng bồng) điều trị hen suyễn rất hiệu quả nhé bà con.

Cây lá hen với những công dụng vô cùng đặc biệt, được dân gian mệnh danh là:
"Khắc tinh của bệnh hen suyễn".

Cây thường mọc ở Miền Xuôi đặc biệt là Miền Biển, Miền núi ít có cây này.

Vì sao loài cây này lại có tác dụng ấy, ở bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Cây lá hen còn có tên gọi khác là cây bồng bồng, nam tỳ bà, cây bàng biển…
Đây là một trong số rất ít những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn.
Vì tác dụng tuyệt vời này nên dân gian đã đặt cho loài cây với cái tên cây lá hen.

* Công dụng của cây Lá Hen.

Dựa theo kinh nghiệm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Ta thống kê được một số tác dụng của cây lá hen như sau:
⛔Điều trị bệnh hen suyễn
⛔Điều trị hen phế quản
⛔Điều trị viêm phế quản mãn tính
⛔️Điều trị Phổi tắc ngẽn
⛔Giảm triệu chứng khó thở do bệnh gây nên.

‼Cách dùng, liều dùng

Liều dùng: 8 lá đến 10 lá/ngày.
Cách dùng: Đun lá với 1,5 lít nước sạch. Đụn cạn còn khoảng 1 lít chia 3-4 lần uống trong ngày (Uống vào lúc đói).

Hiệu quả: Thuốc có công dụng sau từ 2 đến 3 ngày sử dụng cách trên.
Thậm chí đã ghi nhận có những trường hợp bệnh nhân có hiệu quả chỉ 10 phút sau khi dùng thuốc.

Nếu bạn thấy ai đang khổ sở với bệnh Hen suyễn, Phổi tắc ngẽn, Phế quản tắc ngẽn hãy chia sẻ bài thuốc này tới họ nhé!
Hoặc Ib Mình chia sẻ nhé

11/02/2020

CÂY LÁ HEN
Cây lá hen hay còn được gọi với cái tên thông thường khác là bồng bồng hay nam tì bà. Lá hen là tên gọi được đặt từ xa xưa bởi vốn công dụng chủ yếu để chữa hen chỉ sau 2 tuần. Và cũng là khắc tinh của một số bệnh về hô hấp mà ít người biết tới

Mô tả cây lá hen
Cây có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.) Dryand. Ex Ait. F. Cây cao phân nhiều cành có thể lên đến 3m. Lá có hình dạng khá lớn màu lục thẫm, mặt dưới có chứa lông phấn trắng. Toàn cây ở thân, lá và hoa đều rất nhiều mủ màu trắng sữa. Bề ngoài lá dạng như lá mít.

Hoa có từ 4-5 cánh như hình sao, màu sắc hơi xanh biếc tím và chắc chắn mọc trên đỉnh cành hoặc ngọn. Trông khá đẹp mắt và thường ra hoa rơi vào mùa hạ tháng 5 trở đi. Cây phân bố ở nhiều nơi và chủ yếu ở đất cát các vùng miền trung, ven biển.

Cây được nhân giống bằng cành già cắt vót nhọn cắm xuống đất, cây cũng khá ưa ẩm thấp sẽ phát triển mạnh hơn. Bộ phận sử dụng là vỏ và lá. Tuy nhiên các bộ phận khác vẫn được dùng làm thảo dược hỗ trợ chữa bệnh.

Thành phần dược tính có trong cây lá hen
Trong lá hen được nghiên cứu có chứa các hoạt chất như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol giúp kháng viêm, chống viêm hiệu quả.

β-amyrin
β-amyrin
Thành phần được cho là quan trọng nhất trong lá hen là α-và β-amyrin để kháng viêm, ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học của phản ứng viêm là Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase, từ đó làm .giảm phù nề nên thường được dùng làm thành phần trong thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.

Chính vì những hoạt chất trên đã làm nên công dụng chính ở lá hen là chất chống viêm, nhất là ức chết và tiêu diệt tác nhân gây hen xuyễn.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen xuyễn mà người bệnh cần lưu ý:

Hen suyễn là một trình trạng có vấn đề về đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc bị sưng lên cản trở đường thở khí chính là lúc lên cơn hen. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở gấp rút và cảm thấy đè nén không thở được

Nguyên nhân gây bệnh: thì phần đa do mắc các chứng bệnh về nhiễm trùng hô hấp, do gia đình có người đã bị hoặc do môi trường quá ô nhiễm. Việc trị dứt khỏi bệnh hoàn toàn vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra lời giải đáp thắc mắc mà chỉ làm thuyên giảm tình trạng lên cơn hen đáng kể nhất.

Nếu không chạy chữa kịp thời, việc phát cơn hen đã có rất nhiều người bị tử vong do không thể thở được. Nhất là ở môi trường lạnh, không khí ẩm thấp sẽ dễ bị lên cơn hen xuyễn hơn.

Biểu hiện thường thấy của bệnh:

Thở khò khè: nguyên nhân là do không khí khi đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề nên hơi thở sẽ bị đứt quảng, hẹp và trở nên khò khè, khó khăn.
Hơi thở nhanh và gấp: điều này xảy ra khi người bệnh phải lao động nặng, nhiều như tập thể dục hay ở môi trường không khí lạnh.
Đau thắt ngực: Khi lên cơn hen hoặc có dấu hiệu hen, người bệnh cảm thấy đau thắt vùng ngực như có đá tảng đè nặng.
Để phòng ngừa hèn xuyễn đối với người bệnh cần tránh tiếp xúc với thú vật như chó mèo… Tránh các tác nhân từ khói bụi, ô nhiễm. Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua. Cần sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Không để cơ thể dầm mưa, cảm lạnh…

Các tác dụng chính từ cây lá hen
Chống viêm: theo nghiên cứu các chiết xuất từ cây và lá hen có tác dụng hạn chế đáng kể đặc tính viêm đường hô hấp và thâm nhiễm bạch cầu. Thành phần hoạt chất là α-và β-amyrin có trong lá hen làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase.
Việc này rất hiệu quả trong việc chống viêm và giãn phế quản. Cơ chế này tương tự Dexamethasone – một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh. Là một trong những thành phần không thể thiếu ở lá hen mà các nhà thuốc đã tận dụng trong phác đồ điều trị bệnh hen xuyễn và các bệnh liên quan về viêm nhiễm, khí quản…

Tác dụng chống oxy hóa: Việc làm mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể gây tổn thương trực tiếp lên phổi là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về viêm phế quản mãn tính, hen xuyễn… Trong khi đó thành phần trong lá hen lại giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi.
Chính vì thế mà các hoạt chất trong lá hen đã được nghiên cứu là thành phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị các bệnh viêm mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn

Hiện nay có khá nhiều hãng thuốc đã đưa thành phần lá hen vào ứng dụng điều chế thuốc dạng viên hay thành cao dược liệu làm tăng khả năng hấp thu, tác dụng hiệp đồng của các thành phần trong lá hen có thể giúp cho người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn có thể giảm viêm, giãn phế quản, giảm tình trạng stress oxy hóa, làm giảm cơn ho, đè nén và tức ngực.

Tuy nhiên, việc thực hiện tự tại nhà sử dụng để điều trị bệnh từ lá hen cần được xin ý kiến bác sĩ. Bởi hen xuyễn và các bệnh viêm cấp cần được theo dõi theo tiến trình và liều lượng thuốc có chủ ý. Người bệnh không nên tự chữa tại nhà.

07/02/2020

Đố các bạn tìm được 1 sản phẩm THẢO DƯỢC HẠ SỐT nào trên thị trường hiện nay. Bây giờ mà có thì gọi là ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ được không nhỉ?????

Chi tiết văn bản ban hành 31/01/2020

Bộ Y tế
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới

Hãy share/chia sẻ thông tin đến cộng đồng và những người xung quanh để có đầy đủ thông tin hiểu biết và phòng ngừa dịch bệnh nhé.

💡Câu hỏi 1: Coronavirus 2019 LÀ GÌ?

Trả lời: Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

💡Câu hỏi 2: NGUỒN GỐC CỦA 2019-nCoV TỪ ĐÂU?

Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.

💡Câu hỏi 3: CƠ CHẾ 2019-nCoV LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Trả lời: Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

💡Câu hỏi 4: 2019-nCoV CÓ GIỐNG VỚI VI RÚT MERS-CoV HOẶC SARS KHÔNG?

Trả lời: Không. Coronavirus là một họ virus lớn, một số virus gây bệnh ở người và virus lây truyền giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH

💡Câu hỏi 5: LÀM THẾ NÀO GIÚP TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ BẢN THÂN?

Trả lời: Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

- Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.

- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.

- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

⭐ Những người từ Trung Quốc trở về

- Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

⭐ Những người đến Trung Quốc

- Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong dịp này.

- Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

💡Câu hỏi 6: TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ LỊCH TRÌNH ĐI LẠI, DU LỊCH?

Trả lời:

1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở

- Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng

3. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách

- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.

- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.

- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.

4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế

5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng

- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.

💡Câu hỏi 7: TÔI CÓ THỂ LIÊN HỆ THÔNG BÁO THÔNG TIN BẰNG CÁCH NÀO?

Trả lời: Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 19003228.

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

THÔNG TIN VỀ BỆNH

💡Câu hỏi 8: NHỮNG TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG 2019-nCoV CÓ THỂ GÂY RA LÀ GÌ?

Trả lời: Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

💡Câu hỏi 9: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM TRA MỘT NGƯỜI CÓ NHIỄM 2019-nCoV HAY KHÔNG?

Trả lời: Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Ngày 28/1/2020, Bộ Y tế đã có văn bản 362/BYT-KCB gửi Bệnh viện, Sở Y tế, y tế các bộ, ngành thực hiện việc tiếp nhận, thu dung, điều trị và quản lý người nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus Corona với phân tuyến khu vực cho các Bệnh viện, Viện cụ thể. Xem thêm chi tiết tại: http://soytecaobang.gov.vn/Default.aspx?sname=syt&sid=1317&pageid=32322&p_steering=95254&fbclid=IwAR21ZLDgzZPxV19zOrwECpYyY0xxVheteWsHF9sDtWEBpJB8Ir6HZoarMg8

💡Câu hỏi 10: CÁC CHUYÊN GIA Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ CÁC CƠ SỞ Y TẾ CẦN LÀM GÌ?

Trả lời: Về nguyên tắc điều trị bệnh, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).

Chi tiết văn bản ban hành

Videos (show all)

Sản phẩm thuần thiên nhiên cực kỳ tốt cho người sử du

Telephone

Website