Web Hosting Review

Web Hosting Review

Vcif Finance là quỹ đầu tư tài chính nội bộ. Những chia sẻ của chúng tôi không

08/07/2022

Nhóm lợi ích, được và mất từ sự ra đời của BtC

Thế giới này chưa bao giờ công bằng, và càng không nhất thiết công bằng. Kẻ mạnh hơn, giỏi hơn phải có được những điều tốt đẹp hơn. Đó chính là động lực cho xã hội phát triển hàng ngàn năm nay.
Ngay từ thời nguyên thủy, người nào có thể săn bắt khỏe mạnh hơn cũng có nhiều vợ hơn. Và tới thời nay, bất cứ 1 ưu điểm gì về: Trí tuệ, nhan sắc, giọng hát v.v đều có cơ hội vươn cao hơn người khác.
Sau những sự kiện càng lớn, lịch sẽ luôn dồn về 1 nhóm nhỏ. Có thể tất cả cùng có lợi ích, nhưng phần lợi nhiều nhất sẽ không bao giờ chia đều, đó là quy luật. Và Bitcoin, Blockchain cũng vậy.

Lợi ích của Bitcoin với cộng đồng hiện tại

Cùng nhìn lại hiện tại, sau cuộc “cách mạng” Bitcoin, phần lớn cộng đồng được gì?

Làm giàu từ hold Bitcoin nói riêng, coin nói chung (Số nhỏ)

Biết thêm 1 game giao dịch, mua bán mới. Từ đó trade sang Altcoin, Futures, rồi cả Forex, Chứng khoán. Phần lớn trong số họ không có nhiều kết quả tốt đẹp. Không mấy người đầu tư bitcoin như mục tiêu ngày ban đầu của họ. (Số đông)

Ít ai sử dụng các tính năng gốc của Bitcoin: Dùng làm phương tiện thanh toán. Nó được sử dụng, nhưng rất hạn chế.

Nhóm hưởng phần lớn lợi ích của Bitcoin

Như vậy Bitcoin với những lý tưởng mỹ miều của nó không hề đem lại lợi ích cho cộng đồng đáng kể. Phần lớn lợi ích có thể trông thấy hiện nay:

Các sàn giao dịch: Với mức phí cao và đòn bẩy lớn, chẳng mấy chốc sàn đã ăn hết tiền của trader.

Các chủ dự án coin: Được định giá trên trời với những “công nghệ” tuyệt vời và khiến những người cả tin mất tới 90 – 99% tài khoản.

Những chủ các nhóm “cộng đồng” chủ yếu kiếm tiền từ chính thành viên của họ.

Các quỹ đầu tư, các công ty bán máy đào, các công ty làm dịch vụ coin & trading nói chung

1 số nhỏ các nhà đầu tư chuyện nghiệp hoặc nhà giao dịch có trình độ cao.

Đó là bề nổi, là những thứ ai cũng có thể dễ dàng thấy. Chúng ta sẽ đi vào từng lớp sâu hơn chút nữa để thấy những kế hoạch rất lớn phía sau: Bitcoin & Blockchain.

Nhóm lợi ích sâu hơn từ sự phát triển của Bitcoin

Bitcoin có năm tăng năm giảm, ETH khi đi lên đi xuống. Chỉ có USDT là không năm nào không tăng trưởng, từ vốn hóa vài tỷ đô giờ đây nó đã đạt mức 73 tỷ đô. Bên cạnh USDT, còn có USDC lớn nhanh hơn rất nhiều. Nó đã đạt mức vốn hóa 53 tỷ. Nhỏ hơn 1 chút, chúng ta có BUSD với 18 tỷ đô. Cộng cả 3 stable coin lại, chúng ta đã có con số lên tới 144 tỷ đô.
Hãy nhìn vào Tether (USDT), sau khi đổi Token cho cộng đồng, họ đã dùng tiền để làm gì? Tether đã dùng phần lớn tiền thật (Fiat Money) để mua trái phiếu (Hạng A trở lên). Họ cũng đầu tư khá nhỏ vào cổ phiếu ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Với số tiền miễn phí lên tới 50 – 60 tỷ đô, Tether đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm nhờ lãi suất trái phiếu. Gần đây, khi lãi suất bắt đầu tăng cao, Tether thậm chí giảm tỉ lệ nắm giữ thương phiếu và tập trung vào mua trái phiếu Mỹ. Ở báo cáo kiểm toán gần nhất Tether công bố: Họ đang sở hữu tài sản 82.5 tỷ đô. Trong khi đó, khoản nợ là 73 tỷ (Số USDT đã in ra), như vậy Tether đã kiếm được 10 tỷ đô.
USDC sẽ trở thành stable coin lớn nhất, tất nhiên rồi. So với USDT được kiểm toán hàng năm và theo ý thích của lãnh đạo Tether thì USDC minh bạch hơn rất nhiều. Không phải là stable coin đầu tiên, nhưng USDC và BUSD dựa vào chính những lùm xùm của Tether để phát triển. Tài sản bảo chứng được công bố hàng ngày, báo cáo kiểm toán được đăng công khai mỗi tháng. Đó là lí do USDC ngày càng được tin tưởng. USDC chặt chẽ hơn so với USDT trong việc đem tiền bảo chứng đi đầu tư, có lẽ họ chỉ mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Do vậy việc kiểm toán có vẻ khá nhanh và dễ.
Bạn có biết rằng Tesla phải khá chật vật để làm ra khoản lãi vài tỷ đô mỗi năm, mà chúng phần lớn đến từ việc bán tín chỉ carbon (1 hình thức khai thác lợi nhuận từ chính sách môi trường). Nếu các stable coin tiếp tục phát triển mạnh, bằng lãi đầu tư trái phiếu lũy kế, lợi nhuận của nhóm stable coin có thể sớm đạt 20 – 50 tỷ đô mỗi năm, con số rất ấn tượng.
Không phải ETH, hay Binance coin hay Solana. Stable coin thậm chí đã thắng Bitcoin trong cuộc chiến trở thành phương tiện thanh toán. Các trang web chấp nhận thanh toán bằng crypto giờ đây nhiều nơi bắt đầu chỉ chấp nhận USDT USDC thay vì BTC.
Như vậy bạn đã thấy được phần sâu hơn 1 chút của nhóm lợi nhuận khi Bitcoin nói riêng và Cryptocurrency phát triển: Chủ các stablecoin. Nhưng đó vẫn lại chỉ là những thứ cũng không khó để thấy. Chúng ta sẽ đi tới 1 tầng sâu hơn chút nữa.

Quốc gia nào hưởng lợi nhiều nhất với sự phát triển của Bitcoin?

Sự phổ biến của Btc và các stable coin đã xóa nhòa đi biên giới địa lý. Chưa bao giờ chúng ta gửi 2 triệu đô sang Mỹ hay về Việt Nam dễ như hiện tại. Trước đây, dù chỉ gửi vài ngàn đô sang Mỹ, bạn cũng chỉ có thể gửi qua các phương thức như Paypal, và cũng đầy mệt mỏi với khiếu kiện, limit tài khoản. Còn gửi qua kênh ngân hàng thì độ phức tạp phải tăng gấp đôi lên. Từ đó 1 nguy cơ rửa tiền xuất hiện, và chắc chắn nó đã xảy ra. Quan trọng hơn, một số quốc gia có thể có lợi nhuận rất lớn khi việc chuyển tiền này được dễ dàng. Hàng trăm triệu đô tài sản tham nhũng có thể tẩu tán nhanh gọn. Điều quan trọng hơn, một chính phủ có thể mất đi vai trò kiểm soát nội tệ của họ. Đồng đô la dễ dàng tiếp cận từng công dân, người ta có thể sử dụng nó làm phương thức thanh toán thay vì nội tệ. Nguy cơ đô la hóa nền kinh tế sẽ xảy ra ở các quốc gia yếu kém.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng nước Mỹ thu lợi rất lớn từ bán vũ khí. Đó chỉ là con số lẻ, rất nhỏ và chẳng đáng gì so với nền kinh tế Mỹ, nó thậm chí thua xa Apple bán iPhone chứ chưa cần tứ đại gia công nghệ. Sản xuất vũ khí mạnh, xuất khẩu cả lúa mì và đậu tương, thậm chí nước Mỹ còn có dầu để bán. Nội lực mạnh mới đảm bảo được vị thế, từ đó làm chủ cuộc chơi và thu về lợi nhuận từ áp đặt luật. Nhắc lại, vũ khí được dùng để bảo vệ đồng USD và các lợi thế thương mại.
USD đã trở thành đồng tiền toàn cầu, Fed đã vượt ra khỏi đơn thuần nước Mỹ rất xa. Hãy xem khi Fed có chính sách tiền tệ nởi lỏng, bơm tiền rất mạnh vào dịp Covid, toàn cầu lập tức phải làm theo dẫn đến lạm phát bùng nổ. Gần đây, Fed bắt đầu thắt chặt tiền tệ, tất cả các tài sản toàn cầu ở mọi quốc gia đều lao dốc. Không một quốc gia nào không phải dự trữ USD, thứ mà người Mỹ dễ dàng in ra được.
BTC nói riêng, Coin nói chung đã làm rất tốt việc phát triển việc phổ cập và ứng dụng đồng USD điện tử. USD vốn đã phổ thông, Coin và BTC càng làm nó trở nên thông dụng hơn nữa. Fed nhiều lần nói bóng gió về việc ra mắt đồng USD kỹ thuật số của riêng họ. Không hề khó về công nghệ, nhưng họ chẳng vội vã, hãy cứ để những đồng khác làm nhiệm vụ để USD thịnh hành hơn. Và có thể 1 vụ scandal hoặc bắt bớ sẽ xảy ra, và 1 đồng chính chủ sẽ ra đời và chiếm trọn thị phần.
Nước Mỹ chính là quốc gia hiện tại có lợi nhất từ sự ra đời & phát triển của Bitcoin. Đơn giản thôi vì USD trước đó đang có vị thế tốt nhất trong việc làm trung gian thanh toán.

Nhóm lợi ích từ tận dụng tính phi tập trung và không biên giới của Bitcoin

Tiền tệ dễ dàng luân chuyển đồng nghĩa với thế giới phẳng hơn. Một sòng bạc nước ngoài dễ dàng hoạt động và lấy tiền của công dân các quốc gia khác dễ hơn rất nhiều. Các quốc gia yếu kém sẽ chịu thiệt thòi. Nhưng cũng phải nói lại rằng mọi thứ có 2 chiều. Ví dụ một người Việt Nam giờ cũng có thể kiếm lợi từ chính khách hàng quốc tế dễ hơn bao giờ hết. Từ nhiều ao nhỏ, giờ đây chúng ta có 1 biển rất lớn (thị trường). Việc gia tăng quy mô chưa bao giờ dễ dàng như hiện tại và càng mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tốc độ kiếm tiền của những người biết tận dụng sẽ càng nhanh so với truyền thống.
Các học thuyết kinh tế đều đồng tình rằng lấy tiền của người khác là con đường làm giàu nhanh nhất. Nó chỉ là những phương pháp, hình thức khác nhau mà thôi. Chúng có ở mọi nơi, nhiều cấp độ khác nhau: Thấp có thể kể tới cờ bạc, Cao hơn thì Coin, chứng khoán, Forex v.v. Số tiền mà bạn thua lỗ chính là số tiền người khác ăn được. Tiền không tự sinh ra, mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang người khác. Coin nói chung và stablecoin, BTC nói riêng đã góp phần làm sân chơi này rộng hơn bao giờ hết. Thời gian để có 1 tỷ phú USD từ coin cũng là nhanh nhất trong các lĩnh vực từ trước tới nay.
Ở góc độ cá nhân, bạn nếu không lùa được gà ít nhất cũng đừng làm gà cho người ta thịt. Ở góc độ quốc gia, nhận thức về nguy cơ đô la hoá và chảy máu tiền là rất quan trọng. Không thích ứng kịp thời, tiền sẽ chảy đi rất khủng khiếp.
Không tiện ví dụ, nhưng chúng ta có thể thấy nước ngoài (các sàn giao dịch FX, Coin) đang chăm sóc người Việt Nam kỹ như thế nào. Bởi đó chính là “khách hàng” tiềm năng của họ. Và chúng ta cũng thấy chính người Việt đã lấy tiền của người ngoại quốc 1 cách đàng hoàng, bài bản.

Lợi ích từ ý tưởng Blockchain

Bitcoin ngoài những lợi ích từ chính nó, ý tưởng Blockchain cũng chính là 1 loại lợi ích mà Bitcoin tạo ra. Chúng ta sẽ có rất nhiều ứng dụng từ Blockchain sau này: Số hoá cổ phiếu, quản trị điện tử, xác nhận tài sản sở hữu v.v. Đây chính là lợi ích thực nhất mà blockchain mang lại, và tất nhiên nó phải kể tới ý tưởng gốc Bitcoin.

Lời kết

Rất tiếc nếu phải nói rằng bạn hoặc số đông đang nằm trong nhóm “bị thiệt hại” vì bitcoin chứ chưa được hưởng chút ưu điểm hay lợi ích gì đáng kể. Nhưng tương lai, bạn sẽ được hưởng nhiều hơn lợi ích từ tính ứng dụng (Blockchain). Ngoài ra, nếu có bản lĩnh, hãy thử tìm kiếm cơ hội kiếm tiền từ môi trường không biên giới. Nhìn lại danh sách đã liệt kê, Bitcoin đã mang lại khá nhiều lợi ích riêng biệt, hãy tận dụng chúng khi cần hoặc ít nhất đừng để nó là “tai hoạ”. Tức đừng trở thành nhóm bị lợi dụng từ sự phát triển của coin.
Hoài Phong

30/06/2022

Thị trường có sự tham gia của các ông lớn ngành tài chính trong khi đó rất nhiều người vẫn còn hoài nghi về nó.
MicroStrategy là một trong những cá voi thực sự trong lĩnh vực này.
------------
VCIF - VERA CRYPTOCURRENCY INVESTMENT CLUB.
Https://vcif.finance
Twiste: Vcif_finance

Chi tiết hơn về việc Stake SB nhận 30% lợi nhuận - Lợi và Hại của dự án 24/05/2022

SB Group bắt đầu chương trình đốt token SB để thúc đẩy sự tăng giá SB bằng chương trình Buy & Burn. Lợi và hại của việc này như nào bạn có thế theo dõi Video dưới đây nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=uDe08uqs_q0

Chi tiết hơn về việc Stake SB nhận 30% lợi nhuận - Lợi và Hại của dự án 🔥Mục đích của chiến dịch:💸Chiến dịch Buy and Burn ra đời với mục đích giảm nguồn cung SB trên thị trường, từ đó tăng độ khan hiếm và thúc đẩy giá SB tăng đ...

22/05/2022

Đây là biểu đồ mức giá của SB (Sb Group) ngày 22.5.22
Cũng như lời nhắc của tôi khi Raca ở giá 0.0003x
Hãy để cuối năm nay xem lại xem sao nhé.
---------------
Vcif.finance
Tw/Tele: Vcif_finance

20/05/2022

Không ai có thể kiểm soát blockchain hoặc thay đổi nó theo bất kỳ cách nào. Điều này làm cho nó lý tưởng cho các giao dịch và thanh toán an toàn. Mọi khối và giao dịch được ghi lại trên một sổ cái phân tán, có nghĩa là mọi người đều có quyền truy cập vào thông tin giống nhau. Điều này làm cho rất khó cho bất kỳ ai thay đổi thông tin một cách gian lận. Hơn nữa, việc sử dụng các nút có nghĩa là không có một điểm nào bị lỗi. Nếu một nút gặp sự cố, mạng vẫn sẽ hoạt động. Điều này khiến blockchain trở nên linh hoạt và đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Còn đối với metaverse, các hoạt động trên internet sẽ được chuyển đổi từ 2D sang 3D như đọc văn bản, xem hình ảnh, video,… Thay vì sử dụng điện thoại để xem danh sách sản phẩm khi mua sắm, người dùng có thể dạo quanh một cửa hàng ảo và xem sản phẩm như đang ở tại cửa hàng. Một khái niệm khác về metaverse là công nghệ thực tế tăng cường (AR) sẽ đưa các vật phẩm kỹ thuật số và con người đến thế giới vật chất thông qua hình ảnh ba chiều. Con người sẽ di chuyển, cảm nhận và xuất hiện như ngoài thực tế, bằng cách kết nối thế giới vật lý và kỹ thuật số.

Photos from Web Hosting Review's post 17/05/2022

Đầu tư, không cần biết ít hay nhiều nhưng có lãi là thấy ấm áp rồi.
Mua lúc 0.3254
Giá hiện tại: 0.4620
Lãi: 0.1366
ROI: 42%
Vcif.finance

13/05/2022

GỬI CÁC CHỨNG SĨ VÀ COIN SĨ ĐANG CÓ Ý ĐỊNH....QUYÊN S.INH.
Nếu thực sự bạn đang bế tắc vì thua lỗ hay nợ nần, bạn hãy đọc bài viết này, và nếu bạn cần sự giúp đỡ - về liệu pháp tinh thần - để thoát ra khỏi vùng đen tăm tối, hãy gọi cho tôi, và tôi sẽ sẵn sàng để giúp bạn.
p/s: Tôi định làm một điều gì đó cho mọi người vì tôi biết ngoài kia đang có rất rất nhiều người đau khổ, nhưng khi đọc được bài viết này của anh Thuận (Thuận Capital) thì tôi nghĩ điều tốt nhất tôi có thể làm bây giờ là bê nguyên văn bài viết của anh ấy lên đây để các bạn đọc và trải nghiệm...sau đó ngồi đợi nếu các bạn cần sự giúp đỡ - một chương trình Thiền chẳng hạn 🙂
-------------
Hello. Tôi chỉ ghé qua diễn đàng này để xem mọi người đang nói gì ở đây vì những gì đã xảy ra với Terra vài ngày qua.
Tôi không đầu tư LUNA, nhưng sau khi nhìn thấy tâm lý trên reddit, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện của mình.
Một vài năm trước, tôi đã có một khoảng thời gian rất thành công với stocks. Ban đầu tôi bắt đầu với 25 nghìn đô la (12 nghìn đô la tôi vay từ một thành viên trong gia đình và 13 nghìn đô la tiền tiết kiệm của tôi.)
Sau một vài tháng đạt được lợi nhuận đều đặn hàng ngày, tôi quyết định phát triển lớn mạnh. Tôi đã chấp nhận một vài rủi ro lớn, và cũng đã được đền đáp xứng đáng. Nhiều đến mức tôi đã biến 25 nghìn đô la thành hơn 170 nghìn đô la trong khoảng thời gian vài tháng. Mặc dù điều này cảm thấy tuyệt vời, nhưng nó cũng khiến tôi tiêu hao hầu hết năng lượng và hạnh phúc. Mức độ căng thẳng mà tôi đã tự mình trải qua để đạt được thời điểm này đã đẩy tôi đến bờ vực của một vài lần suy sụp tinh thần.
Vào thời điểm đó, số tiền này là số nhiều nhất mà tôi từng có trong đời, đủ để đi du lịch khắp thế giới, đặt cọc mua bất động sản, mở một cơ sở kinh doanh mới, hoặc thậm chốt 120 nghìn đô la lợi nhuận và vẫn có gấp đôi khoản đầu tư ban đầu của tôi.
Nhưng tôi đã không làm bất kỳ điều nào trong số những điều nêu trên. Tôi quyết định tiếp tục để có hơn 1 triệu đô la trong vài tháng. Tôi không bằng lòng mặc dù tôi đã làm được điều mà hầu hết nhiều người trên hành tinh này chưa làm được, trong một khoảng thời gian rất ngắn, và hầu như không phải lao động chân tay. Không hiểu sao trong lòng, một phần nào đó tôi cảm thấy mình không xứng đáng với số tiền này.
Tôi bất đầu chấp nhận rủi ro lớn hơn những gì tôi đã từng chấp nhận trước đây, sự căng thẳng của tôi đã lên đến mức chưa từng có. Tôi đang ở trên một con tàu lượn siêu tốc hàng ngày của cảm xúc.
Vì nguy cơ gia tăng, căng thẳng và rất có thể là nồng độ cortisol rất cao trong não, tôi đã mất mát lớn. $20k là khoản lỗ lớn đầu tiên của tôi. Trong lần giao dịch tiếp theo, tôi đã mua vào rất nhiều một cổ phiếu giá thấp trông có vẻ như sắp bùng nổ. Tôi thức dậy vào sáng hôm sau và lời hơn $20k. “Chà” tôi tự nghĩ. Tôi đã kiếm lại được khoản lỗ lớn của mình chỉ sau một đêm. Nhưng, vì tôi cảm thấy tài sản cũng vậy vì tôi chỉ lấy lại những gì ‘đã là của tôi’, nên tôi quyết định giữ cổ phiếu đó không bán, ngày hôm sau khi thức dậy, số lãi chỉ còn $10k thay vì $20k. Sau đó vài ngày tôi, cổ phiếu này xuống rồi tôi lại bị thua lỗ. Tôi đã từ bỏ cơ hội bù lỗ qua đêm và giảm căng thẳng, khi tôi chứng kiến lợi nhuận của mình chuyển thành lỗ lớn hơn. Tôi đã cố chấp cho đến khi mất mát quá lớn, tôi không thể chịu đựng nổi. Nỗi đau quá sâu. Tôi mất thêm $40k. Chu kỳ này tiếp tục, cho đến khi 170 nghìn đô la của tôi đã biến thành 7 nghìn đô la, bạn có tin không. Số tiền này ít hơn số nợ tôi đã tích cóp để mua những thứ mới mà tôi không cần vì tôi cảm thấy 'giàu có' vào thời điểm tài khoản của tôi lãi lớn và là một màu “xanh”.
Không chỉ vậy, tôi đã bỏ bê công việc kinh doanh thực tế của mình, điều mà trước khi tôi chuyển hướng sang giao dịch stock đang đi đúng hướng để trở thành một thành công lớn.
Hơn hết, tôi đã xa lánh bạn bè và những người thân yêu của mình bởi vì căng thẳng mà tôi phải trải qua khiến tôi kiệt sức, tôi không cảm thấy muốn nói chuyện hay tương tác với bất kỳ ai. Đặc biệt là những người hiểu về tôi.
Tôi đã dành vài ngày tiếp theo để suy nghĩ về lý do tại sao tôi không chốt lời khoản lợi nhuận $20k đó mà cứ tiếp tục. Tại sao tôi không chốt lời và thực hiện chuyến đi ước mơ đến Tokyo, điều mà tôi đã tự hứa với bản thân mình tôi sẽ thực hiện nếu có bất kỳ thành công nào khi giao dịch cổ phiếu. Tại sao tôi lại để bản thân tiêu mất 170 nghìn đô la.
Tất cả thời gian, công sức và tiền bạc đã lãng phí. Cuộc xống của tôi sẽ ra sau nếu tôi kiên định với mục đích của mình. Tôi đã mất tất cả liên lạc với bạn bè và gia đình, công việc kinh doanh của tôi thất bại do bị bỏ bê, tôi mắc nợ nhiều hơn tiền mặt đang có và ý tưởng về việc tôi phải trải qua tất cả một lần nữa chỉ để trở lại điểm ban đầu làm tôi thấy thất bại.
Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm vô cùng. Một điều mà tôi chưa bao giờ trải nghiệm trước đây. Tôi không thấy ngày mai, không có đường quay trở lại những gì đã xảy ra. Tôi không thấy có cách nào để tìm lại hạnh phúc, khơi lại các mối quan hệ cá nhân, gây dựng lại sự giàu có và cứu vãn công việc kinh doanh của mình.
Tôi cảm thấy tuyệt vọng đến mức tôi quyết định sẽ tự sát. Tôi đã viết một ghi chú có nội dung "Tôi xin lỗi." Đặt nó trên tủ đầu giường bên cạnh giường của tôi. Sau đó tôi đếm số lượng thuốc Xanax mà tôi có. 18 viên. Tôi cho tất cả vào miệng cùng một lúc, có một lúc tự ngẫm lại nơi mà những kỷ niệm vui vẻ tuổi thơ cứ lởn vởn trong đầu, tôi cầm lấy một cốc nước và uống một hơi cạn sạch.
Tôi sẽ ra đi một cách thanh thản. Ngủ thiếp đi và không bao giờ thức dậy. Tạm biệt những đau thương, tiếc nuối. Những ước mơ.
Rất may, ông trời đã có một kế hoạch cho tôi. Tôi thức dậy 3 ngày sau trên chính chiếc giường đó. Tôi không biết đó là ngày gì, tôi ở đâu, hoặc đã ngủ bao lâu rồi. Khi tôi nhận ra mình đã ngủ trong 3 ngày, tôi đã rất sốc. Tôi đã gần như có thể không bao giờ tỉnh dậy, hoặc hôn mê, hoặc chỉ trở thành một người thực vật trong suốt phần đời còn lại của mình. Nhưng tôi đã tỉnh dậy.
Tôi cũng cảm thấy một sự bình yên sâu sắc, bởi vì tôi đã chạm đến mức thấp nhất của cuộc đời mình và đã cố gắng tự tử. Tuy nhiên, tôi vẫn sống, thức dậy trên giường của mình, trong một ngày mới và vì lý do nào đó, tôi cảm thấy như một cuộc sống được đổi mới. Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc khi coi việc kết thúc cuộc đời mình. Một cõi hư vô, vô tận đang chờ đợi tôi, và tôi thức dậy với bàn tay trắng và với tất cả cơ hội mà thế giới này đang chờ đợi tôi. Phải mất 2 ngày sau, tôi mới ngừng nói lảm nhảm và thuốc hết hiệu lực.
Tôi đã đến thăm bố mẹ và nói rõ về những gì đã xảy ra. Tôi đã nói với bạn bè, thậm chí cả đồng nghiệp trong doanh nghiệp của tôi. Tôi quyết định rằng từ bây giờ, tôi chỉ sống cho ngày hôm nay, không phải ngày mai, chỉ hôm nay. Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để tối đa hóa giá trị của ngày hôm nay và cúi đầu xuống và làm việc chăm chỉ nhất có thể hàng ngày, cho đến khi tôi cảm thấy hạnh phúc trở lại.
Vài tháng trôi qua, tôi đã biến công việc kinh doanh của mình thành công hơn bao giờ hết. Điều mà lẽ ra tôi phải làm từ trước. Thành công này đã mang lại cho tôi số tiền mặt, tôi đã trả hết nợ của mình. Điều này cũng giúp tôi nhẹ nhõm. Tôi bắt đầu chi tiền cho những trải nghiệm làm phong phú thêm cuộc sống của mình, chẳng hạn như đi du lịch và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Nghiệp tốt ắt hẳn đã được đền đáp, bởi vì sau khi giúp đỡ những người này, tôi không chỉ kiếm được nhiều tiền hơn mà còn nhận ra rằng hạnh phúc thực sự trong cuộc đời này nằm ở chỗ để lại dấu ấn cho người khác, nâng cao tinh thần cho họ, và từ đó nâng cao bản thân mình.
Một vài tháng nữa trôi qua, tôi đã có đủ tiền và can đảm dành dụm để tham gia thị trường thêm một lần nữa. Tôi đã quyết định sử dụng 15 nghìn đô la và đầu tư vào crypto. Ngay sau đó khoản đầu tư này đã biến thành 40 nghìn đô la, tôi đã đầu tư lại thêm 2 lần nữa và nó đã biến thành 340 nghìn đô la. Tất cả điều này xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi tôi mất 170 nghìn đô la.
Đây là lúc tôi nhận ra rằng $ 170k mất đi ban đầu không hề bị lãng phí hay mất mát. Đó là một khoản đầu tư cho bài học quý giá nhất mà tôi từng học được. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc cho đến khi tôi quyết định kết thúc. Nếu như tôi mất 340 nghìn đô la này, tôi biết điều đó sẽ không thành vấn đề, vì đó chỉ là tiền và một phần của trải nghiệm là cuộc sống, và luôn có một con đường quay trở lại.
Kể từ đó, tôi vẫn tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. Mặc dù, tôi đã phải trải qua những nỗi buồn và thất vọng cùng cực trong suốt chặng đường, nhưng tôi sẽ luôn biết rằng KHÔNG CÓ GÌ, đặc biệt là tiền bạc, sẽ khiến tôi phải kết thúc cuộc đời mình sớm. Tôi có được thêm 60-80 năm tồn tại đã là may mắn. Tôi đã có thể kiểm soát cuộc đời của mình. Tôi sẽ tận hưởng trải nghiệm đó bất kể tích cực hay tiêu cực bởi vì tự mình trải nghiệm nó đã là một điều kỳ diệu.
Nếu bạn đang cân nhắc việc kết liễu cuộc đời mình, tôi thực lòng mong bạn hãy xem xét lại cảm nhận của mình. Bất cứ điều gì bạn đang trải qua, giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, sẽ trôi qua. Một ngày tươi sáng hơn rồi sẽ đến, và bạn sẽ ngạc nhiên vì cuộc sống lại mở rộng cánh cửa cho bạn.
Souce:

12/05/2022

Thị trường sẽ ghi nhận ngày 11.5.2022 khi Terra (LUNA) bị sụt giảm hơn 50.000 lần từ giá ATH 119,55$ về 0,0057 thổi bay hàng chục tỷ $ trên thị trường Crypto.
Và cơ hội thường đến khi mọi người sợ hãi cùng cực, khi mà bóng đen bao trùm thì bình minh sẽ dần ló rạng.
Hãy kiên nhẫn và chờ đợi thời khắc của bạn :)

06/05/2022

Rất đẹp....!
Rồi sẽ có lúc bạn tự điều khiển phi thuyền của mình bay tới Sao Hỏa, tất nhiên là trong Metaverse rồi.
, ,

05/05/2022

Nếu đều đặn và kỷ luật mỗi tháng bạn bỏ ra 50$ mua BTC, 50$ mua ETH, 50$ mua BNB, 50$ mua XRP trong 5 năm tới, tôi tin rằng mục tiêu 1tr$ của bạn sẽ sớm thành hiện thực thôi.

05/05/2022

Nếu bạn không đầu tư vào học hỏi để hiểu biết về tài chính, bạn sẽ mãi là nô lệ cho những người nắm giữ tài chính.
Nếu bạn không đầu tư vào học hỏi Crypto năm nay, năm sau bạn sẽ bị bỏ xa cả một thế hệ.

21/04/2022

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao giá các tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản… tất cả mọi thứ lại tăng lên và giảm xuống?
Tại sao chỉ số ít người kiếm được tiền, còn lại trắng tay dẫn đến sạt nghiệp, mất nhà mất cửa…?
Và rất có thể bạn sẽ nghĩ ra đủ các lý do để giải thích như: Định giá, lợi nhuận, các yếu tố marketing, chiến lược, cung cầu…bla bla bla….
Dẹp hết đi!
Rất đơn giản:
Chúng ta không có thị trường tự do — Free Market, tất cả các thị trường đều được điều tiết, điều khiển bởi bàn tay của chính phủ, giới siêu giàu, giới ngân hàng ( giới tinh hoa 1%)
Họ tạo ra nhiều công cụ, nhiều hình thức, nhiều tầng tầng lớp lớp, họ vẽ ra đủ các thể loại cực kỳ khó hiểu đủ để khiến bạn nghĩ rằng bạn kém thông minh. “Bạn càng làm mọi thứ khó hiểu thì bạn càng dễ dàng kiếm được tiền từ khách hàng”. Mà nền giáo dục này, giới ngân hàng và Wall Street, môi giới, cò mồi… là những bậc thầy về phức tạp hóa vấn đề và bậc thầy về biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu.
Chúng ta có 2 yếu tố cơ bản chính để giúp giá tài sản tăng — giảm:
Ngân hàng trung ương — Nguồn dòng tiền (Đỉnh Kim tự tháp số 1) Tôi gọi nó là nguồn nước cho bạn dễ hình dung.
Lãi suất — Van điều chỉnh dòng nước, dòng tiền
Đây chính xác là mô hình của nền kinh tế thời điểm hiện tại.
Mô hình kinh tế ");
Và giờ hãy hình dung, tất cả 90% dân số chúng ta ở dưới đáy của Kim tự tháp (Số 13). Chúng ta như những chú cá trong một cái hồ rộng lớn, và nó cần phải có nước để những con cá sống, tôi gọi đó chính là tiền — money.
Vậy làm sao hồ có nước, rất đơn giản, nó bắt nguồn từ trên đỉnh kim tự tháp được bơm xuống vào hồ cho đàn cá thoải mái bơi lội.
Và nó cũng có thể hút nước ra khỏi hồ khiến đàn cá chết.
Và nó cũng có thể bơm tới mọi chỗ trong hồ, có chỗ nó sẽ bơm, có chỗ nó không bơm.
Tiền trong túi của bạn đến từ đâu, nó đến từ thu nhập, thu nhập từ công ty bạn làm, thu nhập từ Khách hàng của bạn. Công ty bạn hay khách hàng của bạn có được thu nhập từ đâu? Nó đến từ các tập đoàn lớn, các công ty lớn, đến từ chính phủ và cuối cùng ngân hàng TW là người trên cùng bơm tiền cho toàn bộ hệ thống này.
Cách bơm:
Sử dụng van nước (lãi suất + chính sách) để điều chỉnh lượng nước.
a, Hạ lãi suất — Lãi suất thấp (chính sách nới lỏng tiền tệ) nước sẽ được bơm vào theo mô hình từ trên đỉnh xuống.
Dòng nước chảy từ Ngân hàng TW (Leve 1) => Các tập đoàn lớn, chính phủ (hệ thống của chính phủ, truyền thông, trường học, quân đội, cảnh sát…) (Level 2,3,4…) => các công ty con, hệ thống kinh doanh… => người lao động, người dân (Đáy kim tự tháp).
Nó sẽ bơm chính cho các tập đoàn và hệ thống của nó, sau đó hệ thống này mới nhỏ giọt — tricke down dần qua các tâng rồi mới xuống tầng lớp dưới đáy. Đó là lý do người ta gọi đó là mô hình kinh tế nhỏ giọt.
Lúc này khi chúng ta đã có một cái hồ với lượng nước được bơm vào cực lớn. Các đàn cá to bé đủ thể loại tha hồ tung tăng làm ăn kinh doanh. Nhu cầu về nước tăng lên (do vay nợ với lãi suất thấp, gần như không cần trả lãi do lãi suất gần 0%). Lượng nước được bơm vào hồ cực lớn
Hãy hình dung khi hồ có quá nhiều nước, bạn sẽ phải cần thứ gì đó để hút bớt lượng nước đi. Đó chính là miếng bọt biển — Tôi gọi miếng bọt biển chính là “Price — Giá cả”. Khi lượng tiền trong thị trường nhiều giá cả buộc phải tăng để hút đi lượng tiền đó.
=> Giá tài sản tăng do lượng tiền nhiều (tính thanh khoản cao)
b, Nâng lãi suất — Lãi suất cao (chính sách thắt chặt tiền tệ) lượng nước sẽ không còn được bơm vào hồ nhiều, dòng chảy bị thắt lại, lúc này đàn cá sẽ cảm thấy khó thở vì không có nước, thậm chí chết.
Tất cả các nhà đầu tư, tổ chức tài chính lớn lẫn nhỏ lẻ đều đang vay nợ nhiều để làm ăn kinh doanh sẽ phải trả lãi suất cao với các khoản nợ.
Các khoản vay nợ này đều là cực lớn khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường vẫn còn đó. Nhưng tiêu dùng của người này là thu nhập của người kia, nợ của người này là tài sản của người kia. Và khi các khoản nợ xấu bắt đầu không thể trả được, do lãi suất cao hoặc do sự kiện thiên nga đen nào đó xảy ra… nó sẽ làm thu nhập hay đầu tư của người khác co lại, khi thu nhập từ kinh doanh đầu tư co lại hoặc không còn, tiêu dùng và đầu tư tiếp theo sẽ đi xuống, điều này dẫn tới toàn bộ hệ thống sập tiệm, phá sản.
=> Giá tài sản giảm do không còn lượng tiền trên thị trường (tính thanh khoản thấp)
Như vậy các bạn có thể thấy người chơi chính và là người bơm hút tính thanh khoản chính trong thị trường đó là Ngân hàng trung ương.
Làm thế nào để người khác đu đỉnh.?
Hãy bơm tiền (bơm tính thanh khoản) để thổi giá tài sản lên cực cao… đẩy lòng tham của nhà đầu tư lên cao. Họ sẽ thế chấp chính căn nhà họ đang ở đi vay tiền với lãi suất thấp để đầu tư, mua vào cực mạnh, đu đỉnh cực mạnh.
Làm thế nào để người khác bán đáy, mất nhà mất cửa, mất tiền và phải cày cuốc để trả nợ?
Hãy hút tiền ra (hút tính thanh khoản) để làm giá tài sản sấp mặt cực sâu… đẩy nỗi sợ hãi của nhà đầu tư lên cực điểm. Họ sẽ bán tháo, cắt lỗ với mức giá tận đáy… Nhưng các khoản nợ vẫn còn đó, họ sẽ không kịp trở tay.
Ai sẽ là người đến siết nợ, đuổi họ khỏi căn nhà họ đang ở, đẩy họ vào sự khốn cùng, phải lao động cả đời để trả các khoản nợ?
Và ai là người đẩy mọi thứ lên cao rồi làm nổ tung mọi thứ và rồi mua lại chính các tài sản đó, buyback lại cổ phiếu, tài sản của các cty lâm vào tình cảnh phá sản?
Đó chính là Giới ngân hàng! Giới 1%. Những người đứng đằng sau chính phủ.!
Họ đã giàu nay lại càng giàu. Đó là cuộc chơi của họ. Bằng cách bơm thổi tạo ra chu kỳ. Thứ họ thu về chính là nhà cửa, đất đai, thời gian và sức lao động của những người đứng dưới đáy kim tự tháp, những người không hiểu chuyện gì, những người bị nền giáo dục này lừa dối…. họ sẽ phải đi cày thuê cả đời để trả cục nợ đó vì không hiểu về cuộc chơi này.
Đó là trò chơi của họ. Công cụ lãi suất và dòng tiền chính là cái bẫy khiến đàn cá cắn câu.
Dòng tiền chính là công cụ, nó chưa bao giờ là mục đích. Đất đai, nhà cửa, sức lao động, thời gian sự tự do mới chính là tài sản thật của con người.
Hãy tỉnh táo!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài!
Nguồn: Traderviet

21/04/2022

THỊ TRƯỜNG ĐANG TRÊU NGƯƠI BẠN ?
Bởi vì sự giàu có thực sự là không giành cho số đông, khi đã lựa chọn được dự án tốt, việc của bạn là Hold và chờ đợi.... vậy thôi.\
Thị trường đang trong giai đoan lưỡng lự, nó chọc điên tất cả những người Holder, trader, invest...nó làm cho bạn chán chường và phải bán đi những tài sản của bạn - những đồng Token giá trị mà bạn đang nắm giữ - và đẩy bạn ra khỏi thị trường. Nhưng thường khi bạn ra khỏi thị trường thì là lúc nó lại tăng lên.
Lúc đó bạn như nào nhỉ, bạn cay cú, bạn sợ mất cơ hội, tiếc nuối và lại lao vào mua lại....đó là lúc bạn lại thua thiệt.
Nên trong thị trường này, nếu bạn KHÔNG THỰC SỰ GIỎI về phân tích, cách tốt nhất giúp bạn giàu là HOLD và HOLD mà thôi.

20/04/2022

NGUỒN GỐC CỦA WAR LÀ ĐÂY! LIỆU BLOCKCHAIN CÓ THỂ THAY THẾ ĐƯỢC ĐIỀU NÀY!
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, nợ công của chính phủ nước này đã phá vỡ kỷ lục, vượt quá 30.000 tỷ USD. Nếu không duy trì được cỗ máy chiến tranh (để ăn cướp) đế chế này sẽ kết thúc
Theo văn mẫu, thì dân Mỹ Tân sẽ phải hô hào thế này: "Vậy là mỗi người Mỹ từ khi sinh ra đã gánh trên người khoản nợ 58k USD không biết trả bao giờ mới hết. Đả đảo chính quyền tư bản Mỹ hèn với giặc ác với dân." Vậy bản chất của sự thật là gì? Tại sao Mỹ lại nợ nhiều thế, chủ nợ của Mỹ là ai và Mỹ sẽ làm gì để trả nợ.
1. GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG USD (ĐÔ LA MỸ) NẰM Ở ĐÂU?
Giá trị của tiền nó nằm ở giá trị bảo chứng của nó các bạn ạ. USD là một đồng tiền mạnh bởi vì nó gắn với giá trị bảo chứng.
Có thể nói, giá trị của đồng đô la Mỹ chính là một phần khiến Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Từ năm 1944 đến 1971, đồng Đô la Mỹ được đo bằng vàng (Bản vị vàng), và từ năm 1971 tới nay nó được định giá bởi dầu mỏ (Bản vị dầu mỏ - Petrodollar), hiểu đại khái trước kia dùng Đô la Mỹ có thể đổi lại vàng, và ngày nay hầu như chỉ được dùng Đô la Mỹ để mua dầu mỏ - chính bởi thế các quốc gia khác muốn mua dầu mỏ thì phải cần đô la.
Trong khi hàng triệu tờ đôla được in ra hàng ngày, chi phí in ra một tờ chỉ đáng vài xu nhưng giá trị lưu thông của nó thì lớn hơn thế hàng ngàn lần. Bình thường, khi cung vượt quá cầu đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, giá sẽ giảm xuống, song có khi nào bạn tự hỏi tại sao việc liên tục in đô la không làm đồng USD Mỹ mất giá nhiều chưa? Hiểu đơn giản thế này, bởi các nhà tài phiệt tài chính chi phối tỷ giá và bởi sự suy giảm giá trị của đô la Mỹ được hạn chế bởi nhu cầu của thế giới bắt buộc phải dùng đồng đôla. Tức là các nước khác trên thế giới liên tục có nhu cầu dùng USD để mua dầu.
Năm 1944, hội nghị Bretton Woods khét tiếng thiết lập đồng đôla là đồng tiền dự trữ thế giới, đồng tiền duy nhất gắn với vàng trong khi tất cả các đồng tiền khác gắn với đồng đôla, kiểu nó như một thước đo chuẩn. Do đó, đô la Mỹ trở thành đồng tiền sử dụng cho thương mại quốc tế, hay còn gọi là USD.
Hệ thống Bản vị vàng đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đôla. Người Mỹ gây sức ép cho 2 chư hầu của họ là Đức và Nhật Bản phải tăng giá trị các đồng tiền Mác Đức và Yên Nhật. Nhưng đây chỉ là biện pháp tình thế, các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu.
Dưới thời Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia của Mỹ là 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ, từ đó dẫn tới lạm phát. Rất nhiều quốc gia lo sợ và họ mang USD dự trữ để đổi lấy vàng từ Mỹ, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất mọi thời đại và có nguy cơ suy kiệt.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng. Theo đó, đồng đô la Mỹ chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Thỏa thuận Bretton Woods tan vỡ. Đó là một một nước cờ chơi xấu song là bước đi đúng đắn và khôn ngoan với nước Mỹ.
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó thì ngành công nghiệp và chế tạo, các loại động cơ không thể hoạt động. Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại. Vì thế, ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu.
Giới tinh hoa Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi, quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, Vậy là thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời.
Theo đó: Mỹ sẽ bảo kê cho Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản. Nhà nước Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng đô la Mỹ. Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Sau Arabia Saudi, lần lượt là toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ. Nếu bạn muốn mua một thùng dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy đôla Mỹ (còn được biết đến với cái tên đôla dầu mỏ) và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy, bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của đồng đôla bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đô la Mỹ để mua? Vậy là họ phải xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm dầu mỏ. Muốn có nhiều đô la Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải ưu tiên xuất sang Mỹ để thanh toán đổi lấy tiền đô la.
Hay như Trung Quốc, khi muốn bán sản phẩm mình cho một nước khác, tất cả được trả bằng đô la Mỹ. Do Trung Quốc xuất khẩu rất nhiều, họ có hàng tỷ đôla dự trữ. Thông qua việc buộc phải mua đôla Mỹ này, Trung Quốc đã giúp hạn chế sự sụt giảm giá trị của đồng đô la. Nhìn theo cách này, Trung Quốc và cả thế giới, thông qua việc mua đồng đôla, đã giúp tài trợ cho sự giàu có của giới đầu sỏ tài chính, những kẻ tạo ra hàng đống đôla mới hàng ngày từ việc in tiền.
2. VẬY CHỦ NỢ CỦA MỸ LÀ AI?
Tất nhiên, Mỹ có thể dùng đô la Mỹ, "bản chất là một tờ giấy" mà chỉ duy nhất Mỹ in ra được, để mua dầu. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào, ngoài Mỹ, có thể in tiền để mua dầu và sau đó các quốc gia sản xuất dầu lại giữ nợ cho tiền in đó?
Chính phủ Mỹ, trên danh nghĩa, hưởng lợi từ điều này. Đáng tiếc là chính phủ Mỹ "có tiếng nhưng không có miếng" khi quyền in tiền nằm trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trữ Liên Bang (FED).
Nói thêm cho những ai chưa biết, FED - Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) là ngân hàng trung ương của Mỹ, là cơ quan duy nhất có quyền in đô la. Tuy nhiên, đây là tổ chức tư nhân và không chịu quản lý của chính phủ Mỹ.
Chi tiêu thoải mái cho chiến tranh, đến nay nợ quốc gia của Mỹ đã có một con số khổng lồ là trên 23.000 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài "thao tác" của FED là chính phủ Mỹ hoạt động trở lại như đã thấy.
Trung Quốc, NHật Bản xuất khẩu vào Mỹ rất nhiều, Và hiện tại các chủ nợ nước ngoài của Mỹ dẫn đầu là Trung Quốc và Nhật Bản, nắm giữ 6.210 tỷ USD nợ công của Mỹ. Tuy nhiên, về bản chất chính phủ Mỹ vẫn là con nợ của FED. Để có thể hết nợ, biện pháp nhanh nhất đó là giành lại quyền in tiền về cho chính phủ Mỹ. Đáng tiếc, tất cả những ai bật lại tổ chức này đều đã bị ám sát, chẳng những vậy chết rồi vẫn bị hắt nước bẩn vào người. Kể cả nhiều đời Tổng thống Mỹ cũng vậy, cứ khi nào họ can thiệp vào quyền in tiền của FED thì sau đó bị ám sát.
Năm 1861 trở về trước, chính phủ Mỹ là con nợ của dòng tộc Rotschild, khi ấy nắm toàn quyền về việc in và phát hành tiền Dollar. Do sự áp đặt lãi xuất quá cao, Abraham Lincoln khi đó đã cho phép chính phủ Mỹ tự in tiền. Chỉ sau vài năm, năm 1865, Abraham Lincoln bị ám sát.
Số phận của John F. Kennedy sau này khi có ý định tước bỏ quyền lực của FED và lấy lại quyền tự in, phát hành đồng Dollar - cũng bi thảm tương tự. Ngày 4 tháng 6 năm 1963, ông ký quyết định "Executive Order Number 11110" xóa bỏ hiệu lực của bộ luật "Executive Order Number 10289", tức là việc in và phát hành tiền nằm trong tay chính phủ Mỹ, tước bỏ quyền lực của các ngân hàng lớn. Trong thời gian ngắn ngủi đó, tổng số tiền in ra ước tính khoảng 4 tỷ USD. Sự khác biệt của đồng USD dưới thời Kennedy được in ra và do FED nằm ở chỗ Phía trên của hàng chữ "THE UNITED STATES OF AMERICA". (Đây là các tờ 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được in ra)
Kennedy đã làm điều này đúng luật và nằm trong quyền hạn của mình, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED lại không thích điều này, huống chi chính họ là thế lực ủng hộ Kennedy lên ghế tổng thống. Họ lo sợ tương lai Kennedy sẽ đẩy FED ra khỏi quyền in tiền.
Thế là 4 tỷ USD các tờ 2$ và 5$ ấy chưa kịp đưa ra lưu hành thì John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Số tiền đó đã bị FED tiêu hủy và thay thế bằng tiền của FED in ra.
Tiếp theo F.Kennedy, Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Kể từ đó, chẳng còn Tổng thống Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang FED.
Khi chiến tranh Việt Nam làm tiêu tan vị thế của người kế nhiệm ông là Tổng thống Lyndon Johnson, em trai của JF.Kennedy - Bobby Kennedy chính là ứng viên sáng nhất cho cương vị Tổng thống kế tiếp của nước Mỹ. B.Kennedy đã tuyên bố sẽ kế tục những tâm nguyện còn dang dở của anh trai mình, đồng thời sẽ 'đập tan CIA thành hàng nghìn mảnh.'
Quá đáng buồn khi Bobby Kennedy tiếp tục bị ám sát ngay vào buổi tối khi ông ta thắng cử chính thức trở thành ứng viên tổng thống cho đảng Dân Chủ tại California.
Khi 2 người con trai ưu tú của gia đình Kennedy đã vĩnh viễn nằm xuống, nhiều người cho rằng hy vọng để nước Mỹ trở thành một nước thực sự của tự do, dân chủ trên thế giới đã chết. Và kể từ khi J.F.Kennedy chết đi, giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam đã diễn ra. Các đời tổng thống kế tiếp của Mỹ chưa bao giờ can thiệp vào câu chuyện in tiền của FED, cũng như chưa từng hạn chế việc buôn bán vũ khí của NRA. Theo thời gian, hàng chục cuộc chiến tranh khác với hàng chục đất nước tan hoang và hàng chục triệu người chết cùng với bom đạn và những tờ đô la xanh của đế quốc Mỹ.
Ai đó nắm được quyền in tiền, sẽ kiểm soát được nền kinh tế, mà kiểm soát được nền kinh tế hầu như có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Người ta hay nói "Tiền có thể mua được cả ma quỷ" chính là lí do/ý nghĩa như thế.
3. FED VÀ CHÍNH PHỦ MỸ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIỮ VỊ TRÍ ĐỘC TÔN CỦA ĐỒNG USD.
Có thể nói, để duy trì quyền lực của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã liên tục gây chiến tranh để cướp đoạt tài nguyên cũng như cách để "khẳng định vị thế anh cả" của mình với đám đàn em như Arabia Saudi, Isarel ... và thu tiền bảo kê từ những nước lệ thuộc/chư hầ như Nhật, Hàn ...
Và dĩ nhiên rồi, đích nhắm của Mỹ theo thứ tự ưu tiên là: Đầu tiền là những nước có dầu mỏ nhưng không chấp nhận làm tay sai. Và sau đó là những nước có toan tính phá vỡ hệ thống Petrodollar của Mỹ, hiểu nôm na là chấp nhận mua bán dầu bằng thứ ngoại tệ khác ngoài USD.
Hệ thống Petrodollar là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực, họ sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.
Iraq nhiều dầu mỏ thế, nhưng khi dám chống lại Mỹ, vậy là Iraq đã gần suy kiệt sau thất bại trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (bị tới 34 nước do Mỹ đứng đầu đánh cho “tơi tả”) và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc do Mỹ giật dây sau đó. Ngoài ra, trước sức ép của Mỹ và đồng minh, Iraq còn phá hủy dần kho tên lửa của mình trong nỗ lực tránh nguy cơ nổ ra chiến tranh - một điều Iraq không hề mong muốn trong bối cảnh đất nước đang hết sức kiệt quệ và bị cấm vận.
Đáng tiếc, năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ lấy USD. Và khi các kho tên lửa bị chính người Iraq phá hủy để tránh chiến tranh xảy ra. Trớ trêu thay, chiến tranh lập tức đã xẩy ra. Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh Mỹ để lật đổ chính quyền ông Hussein, đánh chiếm Iraq. Cái cớ thật sự là Mỹ muốn ngăn ngừa các nước thành viên OPEC bắt chước Iraq bán dầu lấy euro.
Sau bài học Iraq, chẳng một nước nào dám làm điều tương tự. Cho đến năm 2011, ông Gaddafi tổng thống của Lybia đề xuất về đồng Dinar vàng, đồng tiền chung của châu Phi. Ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Theo kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi – một tổ chức na ná như Liên hiệp châu Âu - sẽ chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng.
Nếu ý tưởng này thành sự thật, cán cân thương mại thế giới sẽ thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính thế giới, lúc đó châu Phi sẽ trở thành một thế lực tài chính đáng gờm. Lúc đó Anthony Wile, Tổng Biên tập tờ Daily Bell, khi trả lời phỏng vấn tờ Russia Today năm 2011 đã tiên đoán rằng ông Gaddafi sẽ sớm bị lật đổ vì dám động chạm tới lợi ích của “thế lực ưu tú” tự cho mình cái quyền kiểm soát các ngân hàng trung ương thế giới. Và mấy tháng sau, liên quân Anh, Pháp, Mỹ - và sau đó là tổ chức quân sự NATO - tấn công Libya, lật đổ cái gọi là chế độ độc tài khát máu Gaddafi.
Câu chuyện của Iraq, Libya có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar”, tức dùng USD để lượng giá dầu.
Venezuela là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Họ có ý muốn đưa quốc gia phát triển mà không dựa hơi Mỹ, thế là có ý chống đối, Mỹ đã ngứa mắt từ lâu và thế là cấm vận kinh tế. Do mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, Venezuela phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi giữ tiền mặt là đôla Mỹ (USD), hay các tài sản được định giá bằng USD. Bởi, chúng đều nằm dưới sự giám sát của hệ thống tài chính Mỹ. Nếu Mỹ muốn thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Venezuela bằng cách “đóng băng” tài sản của Caracas, thì quốc gia Nam Mỹ sẽ rất khó bảo vệ được tài sản của mình.
Và giọt nước tràn ly là khi Venezuela muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar” thông qua việc niêm yết giá dầu thô bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào ngày 15/09/2018. Và thế là tèn tén ten, Mỹ đã giật dây và chuẩn bị cho một cuộc đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này.
Câu chuyện của Iraq (chiến tranh vùng vịnh), Libya, Syria …(Mùa xuân Ả Rập) có lẽ là những minh chứng và trải nghiệm đau đớn nhất về cái giá phải trả khi muốn bãi bỏ hệ thống petrodollar, tức dùng USD để lượng giá dầu. Và sắp tới, có thể nạn nhân kế tiếp là Venezuela.
4. THẾ LỰC NÀO SẼ DÁM CHỐNG LẠI HỆ THỐNG PETRODOLLAR CỦA MỸ?
Đó là Nga, thưa các bạn. CHLB Nga (mà tiền thân là Soviet) là nước đã đi tiên phong trong công cuộc lật đổ sự thống trị của Petrodollar mà chưa bị dập tắt. Chính xác phải nói là nước Nga dưới thời TT V.Putin!
Petrodollar đã hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đôla Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng đôla dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.
Năm 2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên "Golden Tsar" nhằm vào "hệ thống Petrodollas" của Mỹ. Như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: "Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ... và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ."
Không chỉ có vậy, Nga cùng Ấn, Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đô la Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa. Cấm vận và gây khó dễ cho Nga, Mỹ đã làm từ lâu. Còn với Trung Quốc thì gây chiến tranh thương mại
Sưu tầm: