Cùng Hảo Hảo đem đến hạnh phúc

Cùng Hảo Hảo đem đến hạnh phúc

Lợi ích và hạnh phúc mà Hảo Hảo đem đến mọi người

Photos from Cùng Hảo Hảo đem đến hạnh phúc's post 12/04/2022

{ Lợi ích mà mì đã giúp người dân mùa covid 19 }

🧑‍ Năm 2020, khi đại dịch covid bùng phát, Acecook đã ủng hộ 15 tỷ đồng cho Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích hỗ trợ các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống và điều trị bệnh, đồng thời cũng tặng gần 1,500 thùng sản phẩm đến tay những người dân bị khó khăn trong mùa dịch Covid.

💁 Cũng trong năm 2020, khi người dân miền Tây đang vô cùng khó khăn bởi nạn ngập mặn, dẫn đến mùa màng bị thiệt hại, không có nước sạch để sinh hoạt. Acecook Việt Nam đã hỗ trợ 5 tỷ đồng cùng hàng trăm phần quà cho người dân miền Tây, cung cấp cho người dân nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

🧑‍ Năm 2020, Acecook tiếp tục thực hiện các hoạt động từ thiện, hỗ trợ 4000 thùng mì cho người dân các tỉnh miền Trung các vùng bị thiên tai, lũ lụt, giúp người dân vừa phòng chống dịch đồng thời có thể vượt qua khó khăn do bão lũ gây ra.

💁 từ năm 2019 đến nay, Acecook Việt Nam đồng hành cùng Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện các hoạt động từ thiện tặng 9,200 thùng sản phẩm với tổng kinh phí 948,879,000 VNĐ nhằm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, các y bác sĩ cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, các bệnh viện dã chiến …

12/04/2022

{ lợi ích mì đem đến cho mọi người }

🦹 Sự tiện lợi: đây cũng là lý do mà mì ăn liền được nghiên cứu và sản xuất. Với cách chế biến chưa đầy 5 phút, bạn đã có ngay một tô mì nóng hổi, thơm ngon và no lâu. Với sử cải tiến của mì ăn liền, ngày nay còn có thêm mì ly, mì tô, mì hộp được đóng gói kỹ càng, bạn có thể dễ dàng cho mì vào balo, túi xách khi nào sử dụng chỉ cần chuẩn bị thêm nước đun sôi là xong.


🦹Tiết kiệm thời gian: vì tiêu chí tiện lợi được đặt ra khi sản xuất mì ăn liền nên, giai đoạn chuẩn bị cũng như chế biến mì rất nhanh chóng. Đây là món ăn phù hợp với tiêu chí của những người làm việc bận rộn như dân văn phòng.


🦹 Giá thành rẻ: trên thị trường mì ăn liền ngày nay, có rất nhiều thương hiệu mì ra đời với giá thành chênh lệch ít cũng có mà nhiều cũng có. Tuy nhiên chỉ với 3,000 – 5,000 VND là bạn có ngay một gói mì ăn liền cho bữa ăn đạm bạc. Chính vì giá thành rẻ mà nó trở thành món ăn “thần thánh” đối với sinh viên và tầng lớp lao động nghèo.


🦹 Cung cấp năng lượng tức thời: với thành phần chính là bột lúa mì, được xếp vào nhóm lương thực, cho nên khi ăn mì ăn liền vẫn sẽ cung cấp được nguồn năng lượng nhất định đủ để cơ thể hoạt động trong một buổi.
​​​​​​​

🦹 Thời gian bảo quản lâu: vừa có ưu điểm “ăn liền” lại còn bảo quản được thời gian dài tầm 6 tháng đến 1 năm, mì ăn liền được xếp vào những món ăn mang tinh thần dự trữ, cứu trợ, đề phòng những thiên tai cho xã hội.

👨‍🎨Chúng Ta hãy thử ngay sự tiện lợi và độ ngon của mì.

.vn/

07/04/2022

Bạn đã hiểu gì về bão lũ ?

* Bão, áp thấp nhiệt đới:

Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thời tiết nguy hiểm, thường ảnh hưởng vào tháng 9, 10, 11, đặc biệt là tháng 9, 10. Khi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thường gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, có khả năng gây lũ lớn đều khắp ở các sông trong tỉnh
* Hội tụ nhiệt đới :

Thường hoạt động ở Thừa Thiên Huế vào các tháng 9, 10. Có năm hình thế thời tiết này hoạt động vào tháng 5, 6, có thể gây mưa sinh lũ tiểu mãn. Lượng mưa do loại hình này gây ra cũng rất lớn, nhất là khi kết hợp với loại hình thời tiết khác. Có năm lượng mưa ngày lớn nhất lại rơi vào thời kỳ tiểu mãn, tuy nhiên vào thời kỳ này đang là mùa cạn, mưa bị tổn thất lớn nên thường sinh lũ nhỏ .
* Gió mùa đông bắc (GMĐB)

Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 có năm kéo dài đến tháng 3 năm sau. Khi khối không khí lạnh trong gió mùa mùa đông phát triển mạnh tràn về phía nam, kết hợp với khối không khí nhiệt đới nóng ẩm, sẽ gây nên hiệu ứng Front gây mưa khá lớn.
🙋‍♂️ Hi vọng moi người luân để í và cẩn thận các thiên tai hiện nay.
Mọi người bảo vệ bản thận là trên hết.
.gov.vn .vn.

06/04/2022

giờ đây khi bão lũ đã qua đi thì cuộc sống của người dân đã dần dần ổn định lại, những cơn đói, những áp lực của lũ đã không còn nhiều như trước nữa thì chúng ta cùng nhìn lại những khoẳng khắc đẹp đẹp của tấm lòng người với người nhưng người con đất Việt với tình thương yêu nhau vô cùng.
trong đó có mì gói hảo hảo đã góp phần không nhỏ trong chiến dịch lần này của mọi người. Vẫn là những thùng mì gói tuy nhỏ nhưng không hề nhỏ.
Thông qua sản phẩm Hảo Hảo, Acecook Việt Nam mong muốn góp phần chia sẻ trong việc đem đến cho bà con ở các vùng bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua những bữa ăn ngon, chất lượng và an toàn. Mong bà con an tâm, tập trung tinh thần vượt khó khăn để sớm ổn định cuộc sống https://acecookvietnam.vn/2000-thung-mi-hao-hao-cua-acecook-viet-nam-da-den-voi-nguoi-dan-cac-tinh-mien-trung-bi-anh-huong-sau-con-bao-so-12/ #:~:text=2%2C000%20TH%C3%99NG%20M%C3%8C%20H%E1%BA%A2O%20H%E1%BA%A2O%20C%E1%BB%A6A%20ACECOOK%20VI%E1%BB%86T%20NAM%20%C4%90%C3%83%20%C4%90%E1%BA%BEN%20V%E1%BB%9AI%20NG%C6%AF%E1%BB%9CI%20D%C3%82N%20C%C3%81C%20T%E1%BB%88NH%20MI%E1%BB%80N%20TRUNG%20B%E1%BB%8A%20%E1%BA%A2NH%20H%C6%AF%E1%BB%9ENG%20SAU%20C%C6%A0N%20B%C3%83O%20S%E1%BB%90%2012
thực sự là trong khi bão lũ như vậy không có cơm thì mì gói là sưj lựa chọn tuyệt vời nhất sau những cơn đói. Điều đó tiếp thêm sức mạnh cho người dân vượt qua khó khăn cảu bão lũ để giờ đây mọi thứ đang quay về cuộc sống hằng ngày

06/04/2022

Đây là một câu chuyện vô cùng đẹp đẽ trong rất nhiều câu chuyện đẹp khác về tấm lòng đồng lòng vượt qua khó khăn của người dân Việt Nam chúng ta
Vào năm 2019 đến giờ đất nước chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất nhiều đến từ những thiên tai gây ra, đặc biệt là bão lũ triền miên. Lũ lụt miền Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ,[2] Lũ lịch sử) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07 tháng 10 năm 2020 đến đầu tháng 12 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới,[Ghi chú 1] gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng hai đợt áp thấp[3] và bão Linfa chỉ trong một tuần, đợt Lũ lịch sử 2020 diễn ra phức tạp với nhiều cơn áp thấp và bão lớn tháng 10 như bão Nangka, bão Saudel, bão Molave; rồi đến tháng 11 với bão Goni, bão Etau, bão Vamco, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn.[4 Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV,[Ghi chú 2][7] thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực,[8] phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, vốn trước đó không lâu những địa phương này là điểm nóng của đại dịch COVID-19 đợt hai tại Việt Nam.
Đứng trước những khó khăn đó khi mà bà con hầu như thiệt hại tất cả về mùa màng của cải thậm chí là nhà đất. mọi người phải đi sơ tán bỏ lại tất cả theo dòng lũ, những người thiếu những bữa cơm những người mệt mỏi về hoàn cảnh thì lúc này đã có những nhà hảo tâm đứng ra trợ giúp bà con, những thùng mì cứ thế liên tiếp được vận chuyển đến tay của bà con. đó như những năng lượng tiếp năng lượng cho bà con đứng lên để vượt qua khó khăn.
Mì Hảo Hảo cũng đã tài trợ rất nhiều cho chương trình này , qua đó ta có thể thấy được sự quan trọng của mì gói vào những thời điểm như vậy vô cùng quan trọng.
Có một điều chắc chắn rằng tuy là không đủ như những bữa cơm nhưng trong tình huống như vậy thì mì gói đang đem đến những niềm hạnh phúc cho mọi người.

03/04/2022

Ảnh hưởng của covid 19 đối với kinh tế Việt Nam.

* Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý 1, đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.

* Năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5% với giả định là đại dịch về cơ bản sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước. Kinh tế sẽ phục hồi một phần là nhờ chính sách tài khóa được nới lỏng hơn, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022.

- Trong trung hạn, nền kinh tế được dự báo chỉ bắt đầu quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID vào năm 2023, khi nhu cầu trong nước phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới.
Khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và khi chính quyền các cấp bắt tay vào triển khai Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2021 – 2030 hướng tới phát triển bền vững hơn, câu hỏi quan trọng được đặt ra là thương mại có vai trò gì trong quá trình chuyển đổi đó.

- Mặc dù thành công trong xuất khẩu hàng hóa đã và đang là lợi thế của quốc gia trong hai thập kỷ qua, nhưng cũng mang về không ít thách thức. Lĩnh vực xuất khẩu (nông nghiệp, sản xuất) có lượng phát thải lớn vì sử dụng các công nghệ sử dụng tốn năng lượng đồng thời sử dụng dịch vụ vận tải vốn cũng là ngành phát thải cao.

- Trong khi đó, các cam kết trong nước và toàn cầu về giảm khí thải nhà kính sẽ ảnh hưởng đến cả cung và cầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về cung, cơ cấu và giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều dễ tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu. Về cầu, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn và người tiêu dùng, với yêu cầu ngày càng cao về quy trình sản xuất, hàng hóa và dịch vụ, hướng tới xanh, sạch và thân thiện với môi trường hơn.

03/04/2022

Hiện nay covid 19 đang diễn ra ở khắp mọi nơi, việc người dân cần có ý thức là rất cần thiết đối với mọi người và xã hội hiện nay.
- Tính từ 16h ngày 01/4 đến 16h ngày 02/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 65.619 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 65.616 ca ghi nhận trong nước (giảm 6.939 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 42.193 ca trong cộng đồng).
- Việc người dân cần bảo vệ sức khỏe của mình là hết sức cần thiết, vừa đảm bảo cho mình, còn đảm bảo cho cộng động. Mọi người hãy chung tay bảo vệ để thoát khỏi dịch covid 19.

02/04/2022

Review mưa lớn lũ quét ở nước ta.
-Hiện Nay đang bắt đầu vào mùa mưa lũ Acecook luân mong muộn mọi người bình an và luân bảo vệ bản thân.
* Hôm nay Acecook muốn tuyên chuyền cho mọi người những biện pháp và bảo vệ.
* Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thời tiết nguy hiểm, thường ảnh hưởng vào tháng 9, 10, 11, đặc biệt là tháng 9, 10. Tuy nhiên, có năm bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng sớm hơn, có năm ảnh hưởng muộn và có năm không có cơn bão nào ảnh hưởng.

Khi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thường gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, có khả năng gây lũ lớn đều khắp ở các sông trong tỉnh. Đặc biệt, khi chúng đổ bộ trực tiếp vào địa phận của tỉnh, gió mạnh sẽ làm cho nước biển càng dâng cao, tăng mức độ lũ và ngập úng.

* Hội tụ nhiệt đới (HTNĐ)

Thường hoạt động ở Thừa Thiên Huế vào các tháng 9, 10. Có năm hình thế thời tiết này hoạt động vào tháng 5, 6, có thể gây mưa sinh lũ tiểu mãn. Lượng mưa do loại hình này gây ra cũng rất lớn, nhất là khi kết hợp với loại hình thời tiết khác. Có năm lượng mưa ngày lớn nhất lại rơi vào thời kỳ tiểu mãn, tuy nhiên vào thời kỳ này đang là mùa cạn, mưa bị tổn thất lớn nên thường sinh lũ nhỏ.

* Gió mùa đông bắc (GMĐB)

Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 có năm kéo dài đến tháng 3 năm sau. Khi khối không khí lạnh trong gió mùa mùa đông phát triển mạnh tràn về phía nam, kết hợp với khối không khí nhiệt đới nóng ẩm, sẽ gây nên hiệu ứng Front gây mưa khá lớn. Loại hình này khi hoạt động đơn lẻ thường cho mưa ít, nhưng khi kết hợp với loại hình thời tiết khác như HTNĐ, bão hoặc ATNĐ,... hoạt động ở phía nam sẽ gây mưa rất lớn.

Khi các hình thế thời tiết nguy hiểm kết hợp với nhau thường gây ra mưa rất lớn, diễn biến mưa lũ phức tạp, gây khó khăn cho công tác phòng chống.
Phân bố không đồng đều theo thời gian

Chỉ tính riêng 4 tháng mùa mưa (9-12) lượng mưa đạt từ 1800¬3200mm, chiếm 50-65% lượng mưa năm, trong đó 2 tháng mưa lớn nhất (10, 11) từ 1400-1900 mm chiếm tới 40-50% lượng mưa năm.

* Cường độ mưa

Mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 10, 11, tuy nhiên cũng có năm mưa lớn xuất hiện vào tháng 5, 6 nhưng tần suất xuất hiện rất nhỏ. Ở trong tỉnh mưa thường xảy ra trên diện rộng, mưa với cường độ lớn và tập trung trong một vài ngày nên rất dễ gây nên lũ quét và sạt lở đất vùng núi và xói lở bờ sông. Điển hình là đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999, mưa toàn tỉnh phổ biến 1500-2300mm, mưa tập trung chủ yếu vào ngày 02-04/11/1999, đặc biệt tại Huế mưa trong 1 giờ đạt 120mm, A Lưới là 96mm; trong 24 giờ lượng mưa tại Huế đạt 1422mm (từ 6h ngày 02 đến 6h ngày 3) và tại A Lưới là 891mm (từ 11h ngày 01 đến 11h ngày 02). Đợt mưa này đã gây nên lũ lịch sử cho vùng trung và hạ lưu các sông thuộc Thừa Thiên Huế.

* Mưa sớm và mưa muộn sinh lũ

Mùa lũ được xác định là từ tháng 10-12, mưa lũ lớn tập trung chủ yếu vào tháng 10, 11. Tuy nhiên, thực tế có năm mưa lũ xảy cả vào tháng 9 hoặc tháng 1. Vào tháng 9, lưu vực vừa mới trải qua mùa khô nên mưa bị tổn thất nhiều và lượng trữ nước trong sông nhỏ, do đó để sinh lũ được trong các tháng này cần có lượng mưa lớn. Qua số liệu mưa tại các trạm cho thấy, nhìn chung lượng mưa tháng 9 vùng núi phổ biến 400-500mm, thường lớn hơn vùng trung du và đồng bằng. Vào tháng 1, lưu vực đã bão hòa về độ ẩm, dòng chảy trên các sông còn ở mức cao, nên dễ sinh lũ khi có mưa. Tổng lượng mưa tháng 1 phổ biến 120-150mm.

31/03/2022

Thiên tai tập chung chủ yếu ở đâu và ảnh hưởng thế nào đến người dân
1. Hoạt động của bão:

Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, đôi khi có bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8-10 cơn.

-Hậu quả của bão và biện pháp phòng, chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300-400 mm, có khi tới trên 500-600 mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng 9-10 m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5-2 m, gây ngập mặn vùng ven biển. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng, chống bão là hết sức quan trọng. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

2. Ngập lụt:

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

3. Lũ quét:

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200 mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6 -10, tập trung ở vùng núi phía Bắc.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lý sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

4. Hạn hán:

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu hủy hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng, chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng, chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí.

Hậu quả ảnh hưởng đến người dân.
Chỉ riêng thiên tai năm 2021 đã làm hơn 16.000 người chết, thiệt hại hơn 105 tỷ USD trên toàn thế giới. “Ở trong nước, đã xảy ra tổng số 4.061 trận thiên tai, tai nạn, sự cố (chưa tính tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt), trong đó đã xảy ra 841 trận với 18/22 loại hình thiên tai”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói

31/03/2022

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu.
1. Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.

2. Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và các sông liên quốc gia liên quan; ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.

5. Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.

6. Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.

7. Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.

8. Động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.

9. Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.

10. Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Trong các loại thiên tai, bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão và tập trung chủ yếu ở Miền Trung.
Bão lũ đã quá nguy hiểm và đã cướp đi rất nhiều mạng người và của cải. Thật đau lòng khi nhìn thấy cảnh này

Videos (show all)

Hiện nay covid 19 đang diễn ra ở khắp mọi nơi, việc người dân cần có ý thức là rất cần thiết đối với mọi người và xã hội...
Cơn bão đang diễn ra

Telephone