Công an xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Công an xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Công an xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Legal, .

Photos from Công an huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La's post 20/01/2023
20/01/2023

THÔNG BÁO CẤP CCCD, ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

___________

Công an huyện Phù Yên tiếp tục cấp CCCD phục vụ công dân cả trong dịp tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023.

Công dân đi làm ăn xa chưa được cấp CCCD, bị mất CCCD, tích hợp thông tin vào CCCD gắn chíp hoàn toàn yên tâm, bớt chút thời gian đến Công an huyện Phù Yên để được phục vụ.
_________
Phù Yên, ngày 18/01/2023

Nguồn: Đội CS QLHC về TTXH

Sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị sử dụng từ 1/1/2023, dùng app VNEID thay thế ra sao? 20/01/2023

Sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị sử dụng từ 1/1/2023, dùng app VNEID thay thế ra sao? Bộ Công an đã đưa ra hướng dẫn về 7 phương thức sẽ thay thế sổ hộ khẩu giấy khi loại giấy tờ này sẽ chính thức hết giá trị sử dụng vào ngày 1/1/2023 tới đây. Trong đó có phương thức sử dụng ứng dụng VNEID.

05/01/2023
26/12/2022

🔴NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐỀ ÁN 06🔴

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (gọi tắt là Đề án 06)
—————————————————————
1. Khái niệm về tài khoản định danh điện tử và xác thực điện tử.
– Tài khoản định danh điện tử: Là tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu, gồm: số định danh cá nhân; họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; ảnh chân dung và dấu vân tay, số điện thoại, gmail.
– Xác thực điện tử: là việc xác minh xác nhận của cơ quan chức năng đối với người sử dụng định danh điện tử.

2. Về lợi ích và các tiện ích mang lại
– Đây là Đề án mang lại các quyền lợi, tiện ích nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, với các cơ quan tổ chức. Khi một cá nhân có tài khoản định danh điện tử và xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng định danh điện tử trong giao dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch, nhanh chóng, chính xác, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả (người dân thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch, hoàn toàn trên môi trường điện tử thông qua mạng Internet) chỉ cần ở nhà hoặc bất cứ đâu cũng có thể giải quyết được mà không cần phải đến cơ quan, tổ chức thực hiện như trước đây, do vậy sẽ giảm được thời gian, chi phí, đi lại tốn kém đặc biệt là tập trung đông người, chờ đợi…
– Người dân chỉ sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng tài khoản định danh điện tử (VNEID) đã được tích hợp với các loại giấy tờ cá nhân khác từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, trong giao dịch, đi lại mà không phải mang theo các loại giấy tờ như trước đây như: Giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế,… để thưc hiện các giao dịch tài chính như: Thanh toán hóa đơn điện nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…
– Công dân sẽ thực hiện được các thủ tục hành chính trên qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nhận kết quả điện tử hoặc tại địa chỉ yêu cầu (nếu có), không phải đi lại, không phải xuất trình giấy tờ, không cần đến trực tiếp trụ sở cơ quan nhà nước, không phải tiếp xúc với cán bộ và không sử dụng tiền mặt, không phải khai báo lại các thông tin đã có trong dữ liệu Quốc gia về dân cư để thực hiện các thủ tục hành chính.
– Mọi thông tin công dân được bảo mật, chính xác, không thể giả mạo do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc do Chính phủ giao Bộ Công an quản lý. Người dân, doanh nghiệp chỉ phải kê khai, cập nhật lại thông tin khi có thay đổi.

26/12/2022

🤩 KHOE ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ - NHẬN QUÀ CỰC CHILL
Các công dân số của Sơn La ơiii. Cả nhà đã kích hoạt định danh điện tử mức độ 2 chưa này? Nếu còn chưa kích hoạt thì hãy tham gia kích hoạt tại trụ sở phòng PC06 - Công an tỉnh Sơn La hoặc Công an phường gần nhất và tham gia chiến dịch "Công dân số Sơn La" của Công an tỉnh Sơn La để nhận được phần quà đó là 01 chiếc Laptop ASUS X415EA với cấu hình cực đỉnh trị giá 11.990.000 VNĐ nha 🥳🥳
💙Thể lệ tham gia cực kì đơn giản chỉ với 4 bước:
Bước 1: Tham gia group Công dân số Sơn La
https://www.facebook.com/groups/668766294973875

Bước 2: Vào like và chia sẻ fanpage của Nhà tài trợ vàng Hỷ Tước Yến - Yến Sào Thượng Hạng

Bước 3: Comment ảnh chụp màn hình đã like fanpage Hỷ Tước Yến + kèm theo dãy số từ 1 đến 999 vào bài đăng trên group "Công dân số Sơn La" để tham dự chương trình quay số.

Bước 4: Chia sẻ bài post ảnh chụp màn hình ứng dụng VNeID của bản thân đã định danh điện tử mức 2 của mình trên group về trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag
📍Cách thức tính giải:
⏰Trong ngày 10/01/2023 sẽ tiến hành quay số ngẫu nhiên trên ứng dụng Quay số VN 📬 (https://quayso.vn/index.aspx)
🌟*Lưu ý:
- Thời hạn tham gia đến hết ngày 09/01/2023.
- Bài post hợp lệ là bài post đã thực hiện đủ các bước và đúng cú pháp theo thể lệ chương trình.
- Tài khoản đăng bài phải là TÀI KHOẢN THẬT, không dùng acc clone để đăng bài bằng mọi hình thức. Các tài khoản được xem xét là chỉ dành cho mục đích săn minigame sẽ không được chấp thuận. BTC sẽ trực tiếp xác nhận tính hợp lệ của tài khoản tham gia. Quyết định cuối cùng thuộc về BTC.
Không chấp nhận chỉnh sửa bài viết (nếu cần, bạn vui lòng xóa và đăng lại bài viết).
- Mỗi người chơi được phép tham gia 01 bài đăng/ lần. Trường hợp người chơi tham dự nhiều lần, BTC sẽ ghi nhận bài đăng tham gia đầu tiên.
- Khi có nhiều hơn 01 người Comment trùng dãy số được quay trúng giải, BTC sẽ chọn người có Comment sớm nhất.
- Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

16/12/2022

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC "CHỐNG THAM NHŨNG LÀM ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM"
-------------
Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến lâu dài, gay go, quyết liệt. Chính vì sự quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã củng cố niềm tin trong nhân dân và đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự ủng hộ của nhân dân, cuộc chiến này đã có chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang lại những thành quả quan trọng. Đánh giá về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, trong cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh: “Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là "đấu đá nội bộ", "phe cánh", làm "nhụt chí" những người khác”.

Tham nhũng là tệ nạn kéo lùi sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hủy hoại uy tín, danh dự của lực lượng cầm quyền, lãnh đạo đất nước. Và chính tham nhũng hiện nay cũng đang trở thành hiểm họa, vấn nạn mà tất cả các quốc gia đều quan tâm. Trong đó, những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển thì vấn đề này như một căn bệnh mà nếu không ngăn chặn được sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

“Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” - đó là lập luận của những cá nhân, tổ chức, các trung tâm truyền thông chống Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tập trung tuyên truyền. Luận điệu này được Đài RFA đăng tải trên website ngày 28/11/2022, cho rằng “cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu”. Đài RFA dẫn lời của Reuters suy diễn rằng, việc chống tham nhũng về dài hạn được nhìn nhận là tích cực nhưng trong ngắn hạn có thể làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt “nếu việc thực thi pháp luật bị cho là không rõ ràng và có động cơ chính trị”… Đài VOA tiếng Việt hôm 29/11/2022 rêu rao, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư. Họ lập luận rằng, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Cùng phụ họa với RFA, VOA là các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam đã chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội, từ đó đi đến quy kết, xuyên tạc bản chất cuộc chiến chống tham nhũng, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tác động vào tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân, nhất là đối với các doanh nhân, cán bộ trong bộ máy Nhà nước.

Luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn không có cơ sở. Trước tiên, cần phải nhìn nhận, tham nhũng tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhất là đối với kinh tế, tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi cho một cá nhân, nhóm người tham nhũng. Tham nhũng còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý... Nếu không kịp thời ngăn chặn, tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đe dọa đến tồn vong của chế độ. Do đó, lập luận cho rằng chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế là sai trái.

Quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân. Như vậy, quan điểm rõ ràng “cây ngay không sợ chết đứng”, đã trong sạch, không tham ô, tham nhũng thì không phải e dè trong công việc của mình. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế.

Cần phải nhận thức rằng, tình trạng tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, gây ra sự cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ. Cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam tạo động lực không ngừng cho đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Cuộc chiến chống tham nhũng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Để đối phó với tình trạng này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ban hành Công ước về chống tham nhũng vào ngày 9/12/2003. Cuộc chiến chống tham nhũng cũng là một phần không thể thiếu đối với những quốc gia phát triển như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU). Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á... đều tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng để tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia tổ chức triển khai cuộc chiến chống tham nhũng tạo động lực to lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, một quốc gia trong khối ASEAN là Indonesia đã tổ chức cuộc chiến chống tham nhũng rất bài bản với việc công bố “đường dây nóng” để người dân có thể trực tiếp thông báo những vấn đề họ bức xúc; thành lập Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK); thành lập Tổ cố vấn của Tổng thống về chống tham nhũng... Những việc làm quyết liệt đó đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở đất nước này. Do đó, hoàn toàn không có lý lẽ nào để tô vẽ, nguỵ biện rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế.

Thời gian qua, các thế lực chống phá Việt Nam luôn viện dẫn nhiều lý do để chỉ trích Việt Nam, khi cuộc chiến chống tham nhũng đang cho thấy hiệu quả rất tích cực thì họ cũng không muốn điều đó xảy ra. Những thông tin sai trái từ các cá nhân, tổ chức, trung tâm chống phá Việt Nam về cuộc chiến chống tham nhũng đòi hỏi người dân cần cảnh giác, không phụ họa, chia sẻ trên mạng xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã khẳng định: “Công tác chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế không thể đảo ngược”; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm nản chí, chùn bước, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm chùn bước những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”.

Cuộc chiến chống tham nhũng đi vào thực chất, không còn vùng cấm và việc nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người dân chính là động lực để cuộc chiến này càng thêm vững vàng với mục tiêu xây dựng một xã hội thực sự trong sạch, vì quyền lợi của mọi người dân, vì lợi ích của quốc gia dân tộc.
-----------
Nguồn: Báo Công an nhân dân.

16/12/2022

THÔNG BÁO LỊCH CẤP CCCD, ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

16/12/2022

Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị "khai tử" từ 1/1/2023
-------------------------------
Tại khoản 3, Điều 38, Luật Cư trú năm 2020 nêu rõ, sổ hộ khẩu chỉ được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Như vậy, tháng 12/2022 sẽ là tháng cuối cùng người dân được sử dụng sổ hộ khẩu giấy. Kể từ ngày 1/1/2023 cuốn sổ này sẽ chính thức bị "khai tử".

Từ 1/1/2023, cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay còn gọi là sổ hộ khẩu điện tử. Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy tức là bỏ hình thức quản lý dữ liệu cư trú bằng sổ sách, giấy tờ. Nhà nước vẫn duy trì quản lý hộ khẩu, chỉ là thay thế hình thức quản lý thông tin sang phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả hơn. Người dân vẫn cần làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú như trước.

Trước ngày bị "khai tử", sổ hộ khẩu giấy vẫn có giá trị sử dụng bình thường. Người dân chỉ bị thu hồi sổ hộ khẩu nếu thực hiện một trong các thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA, gồm: Thủ tục đăng ký thường trú; thủ tục xóa đăng ký thường trú; thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; thủ tục tách hộ…

Được biết, từ đầu tháng 10/2022, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch mở "cao điểm 90 ngày, đêm" triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành những chỉ tiêu phục vụ triển khai quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022.
Người dân cần làm gì trước ngày sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử"?
Làm giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Sổ hộ khẩu thường được sử dụng trong các thủ tục, giao dịch cần chứng minh thông tin về cư trú. Khi sổ hộ khẩu giấy không còn giá trị sử dụng, công dân có thể sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế trong các trường hợp cần xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin cư trú. Nội dung của này bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.

Căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA, công dân có thể yêu cầu cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú theo 2 cách:

- Cách 1: Đến trực tiếp cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm: Công an xã, phường, thị trấn; công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

- Cách 2: Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Làm thẻ Căn cước công dân gắn chip
Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân nêu rõ, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã hướng dẫn các Bộ, ngành phương thức sử dụng thông tin công dân thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu. Người dân có thể sử dụng Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

Khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên Căn cước công dân khi yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân.
Trên mặt thẻ Căn cước công dân thể hiện các thông tin cơ bản về: Số Căn cước công dân (chính là số định danh cá nhân); Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ảnh chân dung; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú; ngày thẻ hết hạn; vân tay; ngày cấp thẻ; đặc điểm nhân dạng; …

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng còn có thể sử dụng thiết bị đọc chip để trích xuất thông tin. Con chip trên thẻ Căn cước công dân hiện nay có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, khóa bảo mật công khai, ứng dụng mật khẩu một lần…

Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Tại Nghị quyết 121/NQ-CP ban hành ngày 11/9/2022, Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, bãi bỏ các quy định yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu để sử dụng ứng dụng định danh điện tử, dữ liệu dân cư, thẻ Căn cước công dân khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cho công dân. Căn cứ nội dung chỉ đạo trên, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử cá nhân thay thế sổ hộ khẩu để chứng minh nhân thân, cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Theo Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh cá nhân của công dân Việt Nam có 2 mức độ với giá trị sử dụng như sau:
- Mức độ 1: Có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
- Mức độ 2:
+ Tương đương với sử dụng Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.
+ Cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.
Với tài khoản định danh cá nhân mức độ 1, người đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip tự đăng ký thông qua ứng dụng VNelD trên điện thoại.
Với tài khoản định danh mức độ 2, công dân phải trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để làm thủ tục đăng ký.
-------------------------------
Nguồn: Đội Cảnh sát QLHC về TTXH

07/12/2022

CÔNG AN HUYỆN PHÙ YÊN THÔNG BÁO
-----------------
Theo Luật Cư trú năm 2020, cơ quan Nhà nước sẽ quản lý cư trú bằng phương thức điện tử, hay còn gọi là sổ hộ khẩu điện tử. Như vậy, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy hiện tại công dân đang sử dụng sẽ không còn giá trị sử dụng sau ngày 31/12/2022, đây là điều rất quan trọng mà mỗi công dân cần phải nắm bắt.
Những trường hợp sau đây phải đi làm CCCD gắn chíp điện tử trong năm 2022:
- Công dân đang sử dụng CMND 9 số và 12 số;
- Công dân đang sử dụng thẻ CCCD có mã vạch;
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa làm CCCD gắn chíp điện tử...
Công dân chưa làm CCCD gắn chíp khẩn trương đến nơi hiện đang THƯỜNG TRÚ, nơi đang TẠM TRÚ để làm CCCD gắn chíp TRƯỚC ngày 31/12/2022.
----------------
Nguồn: Đội Cảnh sát QLHC về TTXH

07/12/2022

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
Ngày 29/11/2022, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Quàng Thị Chỉnh, SN 1986, trú tại bản Hài, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về tội “ Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự.
Trước khi bị bắt, Quàng Thị Chỉnh là lưu trữ viên Trường Cao đẳng Y tế Sơn La, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân Chỉnh đã đưa thông tin có nhiều mối quan hệ có thể xin việc làm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ năm 2018 đến nay, Quàng Thị Chỉnh đã nhận hồ sơ xin việc làm, xin chuyển công tác, xin đi học Trường Thiếu sinh quân của 28 người trú tại địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La để chiếm đoạt số tiền 5.763.000.000 đ.
Hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, nếu ai là nạn nhân của Quàng Thị Chỉnh thì liên hệ với điều tra viên Trương Bá Thi (SĐT: 0839.320.126 hoặc 069.2680.170) để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Minh Phượng

30/11/2022

GIÁ ĐẮT PHẢI TRẢ CHO NHỮNG KẺ ẢO TƯỞNG "SỨC MẠNH" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
---------------
“Ảo tưởng sức mạnh” trên không gian mạng, nhiều đối tượng đã lợi dụng quyền dân chủ và tự do ngôn luận có các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng; phát ngôn xâm phạm đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức… Thực chất, hoạt động của các đối tượng chỉ với mục đích “đánh bóng tên tuổi” và kiếm tiền.

Phan Sơn Tùng (SN 1984, ở tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một trong những trường hợp như vậy. Trước khi trở thành bị can trong vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, đối tượng từng theo học tại một trường đại học danh tiếng của Hà Nội và là giám đốc của 2 công ty có tiếng trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và hóa dược, dược liệu có trụ sở tại Vĩnh Phúc.

Bỏ qua tất cả, Tùng “bắt chước” số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước “tập tành” chém gió trên không gian mạng. Và càng nói càng cực đoan công khai, trực diện thì Tùng càng nổi, qua những video hàng triệu view. Những video của Tùng có ảnh hưởng xấu đến người dân.

Năm 2019, Phan Sơn Tùng tạo lập, quản trị hệ thống 3 kênh Youtube (“Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Phan Sơn Tùng”, “Diễn đàn cánh hữu Việt Nam”) và 2 trang Facebook (“David Pham”, “Vì Việt Nam thịnh vượng”) với hơn 500.000 lượt người đăng ký theo dõi; phát tán 3.652 video clip, thu hút hơn 250 triệu lượt xem trên không gian mạng.

Trên các kênh này, Tùng “lượm lặt” thông tin trên không gian mạng; tích cực khai thác thông tin từ các trang phản động nước ngoài, số đối tượng phản động, chống đối rồi biên tập, cắt ghép hình ảnh và phát trực tiếp lên không gian mạng nhiều nội dung bình luận xuyên tạc, nhận định thiếu căn cứ về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đất nước. Phán xét, phê phán sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, điều hành của Chính phủ, công kích, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao, mỗi ngày khoảng 3 video clip.

Xuyên tạc, bịa đặt vô căn cứ, tung tin sai sự thật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây dư luận xấu trên không gian mạng. Những hành xử này của Phan Sơn Tùng các cơ quan chức năng đã nhắc nhở, cảnh báo, răn đe nhiều lần; báo chí, công luận lên tiếng phê phán nhưng đối tượng vẫn lặp đi lặp lại, không chịu chấm dứt hoạt động.

Phan Sơn Tùng công khai thách thức dư luận như một cách gây dựng tên tuổi, chứng minh bản thân, thậm chí ảo tưởng rằng mình là "người hùng mạng", tha hồ thóa mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm... của người khác, cho mình cái quyền được phán xét lịch sử, chỉ trích sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước.

Sự ngông cuồng và ảo tưởng của Phan Sơn Tùng còn thể hiện rõ nét khi vào ngày 5/8/2022, Phan Sơn Tùng liên tục phát tán các video clip, công khai ý đồ thành lập tổ chức chính trị đối lập với tên gọi “Đảng Việt Nam thịnh vượng” nhằm cạnh tranh quyền lực chính trị, yêu sách đòi thay thế vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với các hoạt động này, đối tượng cũng đã kiếm được một khoản tiền không nhỏ. Từ năm 2019 đến thời điểm bị bắt, Phan Sơn Tùng đã thu lời trên 3 tỷ đồng từ hoạt động quảng cáo trực tuyến của Google, gắn trên kênh Youtube của Tùng. Vào lúc cao điểm có thể lên tới 12.000 USD/tháng. Lợi nhuận thu được khiến đối tượng càng điên cuồng có những phát ngôn chính thống.

Ngày 6/9/2022, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phối hợp Công an TP Hà Nội thi hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phan Sơn Tùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Quá trình bắt, khám xét, cơ quan Công an đã tạm giữ nhiều thiết bị điện tử, tài khoản trực tuyến và một số tài liệu khác được đối tượng sử dụng để tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Cộng đồng mạng có lẽ nhiều người biết đến kênh Youtube “Nói bằng thực TV”. Từ năm 2020 đến thời điểm bị bắt, kênh này phát tán hơn 700 video clip, thu hút 12 triệu lượt xem. Trên kênh này, đối tượng đưa rất nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt về về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; đả kích thể chế, chế độ XHCN tại Việt Nam, công kích, xúc phạm danh dự, uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây dư luận xấu trên không gian mạng.

Đối tượng quản trị, điều hành kênh này là Nguyễn Thái Hưng (SN 1970; HKTT: Kiến An, Hải Phòng; cư trú bất hợp pháp tại Phú Xuân, Tân Phú, Đồng Nai), từng có tiền án 3 tháng án treo về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tiếp đó, từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2013, đối tượng đã bị đưa đi tập trung cai nghiện bắt buộc tại Đại Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng. Sau đó, y bị bắt với hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhiều đối tượng đã bị xử lý. Trước đó, là các trường hợp như Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thị Bích Thuỷ (Bích Thuỷ TV), Đặng Như Quỳnh hay là Nguyễn Phương Hằng… Việc vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng đã có các dụng răn đe. Vậy nhưng, một số đối tượng vì lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, hay từ tâm lý “ảo tưởng sức mạnh” vẫn tiếp tục đưa ra các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, các thông tin ngụy tạo.
------------------
Nguồn: Báo điện tử Công an nhân dân.

Telephone

Website