Mong Muốn Có Con

Mong Muốn Có Con

vui ve
de gan, de men

Trang tư vấn về y học và sức khoẻ sinh sản của công ty Tây Âu
+ Công ty CP Công nghệ Hóa dược quốc tế TÂY ÂU là doanh nghiệp được thành lập năm 2013 tại Hà Nội với sứ mệnh nghiên cứu và phát triển các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn cho cả phụ nữ và nam giới.
+ Đội ngũ các dược sĩ, bác sĩ, cử nhân y khoa, trình dược viên của Công ty TÂY ÂU luô

28/04/2022

Test

05/11/2021

Demo moi

Timeline photos 16/09/2016

➡ Công dụng và bài thuốc cổ truyền từ cây dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… Tên khoa học: Epimedium sp, họ Hoàng liên g*i (Berberidaceae). Dâm dương hoắc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của hai loài dâm dương hoắc: dâm dương hoắc lá to và dâm dương hoắc lá mác. Hai loài này có ở vùng núi cao ở Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.
➡ Thành phần trong dâm dương hoắc có flavonoid, phytosterol, tinh dầu, acid palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Dịch chiết từ dâm dương hoắc có tác dụng tương tự oestrogen, có tác dụng hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch; hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu.
➡ Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, sợ lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tê bại tay chân, liệt dương di tinh, phụ nữ cao huyết áp ở thời kỳ mãn kinh, người cao tuổi xuyễn khái. Liều dùng: 8 – 20g có thể dùng.

➡ Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:

– Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, không nhịn được:

– Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại.

– Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.

– Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.

– Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.

– Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.

Timeline photos 16/09/2016

➡ Cây dâm dương hoắc từ góc nhìn của y học hiện đại

Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa.

➡ Công dụng thường dùng của cây Dâm dương hoắc:

Tiếp thêm sinh lực thận và tăng cường dương đồng thời thúc đẩy khí . Phù hợp sử dụng cho những người dương suy, thận yếu, biểu hiện như bất lực, xơ gan, khí thải , đái dầm , bịnh đi đái rắt thường xuyên, đau nhức của thắt lưng và đầu gối, vô sinh.

👉 Mạnh gân và xương, và trục hàn : hội chứng đau khớp, tê chân tay , co thắt cơ bắp và tê tứ chi, tê liệt trẻ con, và đau khớp.

👉 Loại bỏ đờm và giảm ho và hen suyễn mãn tính đặc biệt là các triệu chứng ho và bệnh suyễn (bao gồm cả bệnh hen suyễn lão khoa).

Timeline photos 16/09/2016

❤ Những bài thuốc hay từ cây cỏ mực ít người biết đến
Cỏ nhọ nồi còn có nhiều tên gọi khác như cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… Đây là loại cây nhỏ sống vài năm, thường mọc hoang ở nhiều nơi, dân gian thường dùng toàn cây làm vị thuốc cầm máu.
❤ Một số bài thuốc:

– Chữa mề đay: Cỏ nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.

– Chữa mộng tinh: Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc 30 g sắc uống.

– Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10 – 15 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-4 lần uống trong ngày.

– Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi 20 g, sài đất 20 g, củ sắn dây 20 g, cây cối xay 16 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa khạc ra máu: Cỏ nhọ nồi 60 g, rễ cỏ tranh 40 g, thêm ít thịt lợn nạc, ninh lấy nước uống.

– Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hòe sao đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

– Chữa tiêu chảy ra máu: Cỏ nhọ nồi đem sấy khô trên miếng ngói, tán bột, uống mỗi lần 6 g với nước cháo.

– Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20 g, bồ công anh 20 g, củ rẻ quạt 12 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Timeline photos 16/09/2016

CỎ MỰC – MỘT LOẠI CÂY HOANG DẠI NHƯNG CÓ DƯỢC TÍNH BẤT NGỜ
Cỏ Nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực, Hạn liên thảo) vị chua, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, thận; có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết. Gần đây, Y học cổ truyền đã có nhiều ứng dụng mới về cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng, đạt hiệu quả tốt.

➡ Cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 – 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 – 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.

➡ Cỏ nhọ nồi chữa bạch biến

Bệnh này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái 6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.

Trong bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.

➡ Cỏ nhọ nồi trị eczema trẻ em

Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, cho vào nồi hấp 15 – 20 phút (tiệt trùng), để nguội, bôi chỗ đau, ngày vài ba lần, hoặc 50g Cỏ nhọ nồi khô (nếu không có tươi) sắc lấy nước rồi cô đặc, bôi chỗ đau; thường 2 – 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.

Theo Y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng Cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.

Timeline photos 12/09/2016

➡ LINH CHI và CỔ LINH CHI, loại nào tốt hơn?
Linh chi là vị thuốc quý của y học Phương Đông, cách đây hơn 2000 năm, đã được ghi trong Thần nông bản thảo của Trung Quốc. Linh chi có nhiều tên khác như nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh…

Là nấm mọc hoang trong thiên nhiên, linh chi có hàng trăm loài khác nhau, tất cả đều thuộc họ nấm gỗ (ganodermatraceac). Các nhà khoa học phân linh chi làm hai nhóm: Cổ linh chi và linh chi…

➡ Đặc điểm phân biệt cổ linh chi và linh chi:

Cổ linh chi: Có hàng chục loại, là loại nấm gỗ mọc hoang khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi khắp nơi trên thế giới. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ nhiều năm (đến khi cây chết). Nấm không cuống hoặc cuống rất ngắn, có nhiều tầng (mỗi năm là một tầng). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên xù xì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim). Trong rừng rậm, cây to độ ẩm cao, nấm phát triển mạnh nên có tán lớn (ở nước ngoài có cây nấm tán rộng tới hơn 1 mét, nặng trên 40kg). Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về tác dụng lâm sàng chữa bệnh cho người của cổ linh chi.

Linh chi: có đến 45 loài, là loài nấm gỗ được chọn lọc dùng làm thuốc từ lâu đời. Nhờ công nghệ sinh học nên đã chọn giống để trồng làm thuốc từ năm 1972 đến nay. Đầu tiên ở Nhật Bản, sau đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Đặc điểm chung là: Nấm có cuống, cuống nấm có màu, mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam… Mũ nấm hình quạt, hình tròn hoặc hình thận, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai.Linh chi trồng: Đã được khoa học nghiên cứu kỹ về tác dụng dược lý, thành phần hoá học, tác dụng lâm sàng; xác định các loài linh chi trồng không độc, có nhiều tác dụng chữa các bệnh hiểm nghèo và chống lão hoá.

➡ Công dụng, cách dùng linh chi:

Công dụng: Bổ dưỡng, chống lão hoá, chống ung thư, chống nhược cơ, chống tác hại của các tia xạ (vì vậy người chữa ung thư bằng xạ trị , dùng linh chi sẽ giảm tác hại của tia xạ, đồng thời linh chi cũng chống cả ung thư), chống độc (giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, các kim loại nặng), chống vi rút (kể cả vi rút viêm gan B và HIV), chống suy nhược thần kinh, chống stress, giảm cholesterol trong máu, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng, điều hoà và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.Cách dùng, liều dùng: Có nhiều cách như sắc nước, hầm với thuốc hoặc thịt lợn, thịt gà, uống thuốc bào chế sẵn có linh chi nhưng cách tốt nhất là nghiền linh chi thành bột mịn (rất khó nghiền vì dai). Mỗi ngày dùng 5-10g bột linh chi sắc với nước rồi ăn bã,uống nước (vì hoạt chất chính ở bã).

Timeline photos 12/09/2016

⛔ BẠN CÓ BIẾT "CÂY CHÌA VÔI"? TÁC DỤNG THẦN KỲ
Cây chìa vôi còn gọi là cây đau xương, bạch phấn đằng. Theo từ Hán, bạch là trắng, liễm là thu, nên có tên vị thuốc bạch liễm. Chìa vôi là một loại cây nhỏ, mọc leo, dài chừng 2 – 4m, toàn thân nhẵn, có tua cuốn đơn hình sợi. Lá đơn xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng từ 6 – 8cm; những lá phía gốc hình mác, lá phía trên chia 5 – 7 thùy, dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc đối diện với lá nhưng ngắn hơn, có cuống. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ (củ).

➡ Theo Đông y, bạch liễm tính đắng, bình, không độc. Công dụng: tả hỏa, tán kết, dùng làm thuốc sưng đau lở loét.

Chủ trị: mụn nhọt lở loét, thu khí kết, giảm đau, trừ nóng, trừ mắt đỏ, trẻ con kinh sợ, động kinh, sốt rét, nữ âm hành sưng, khí hư màu trắng đỏ. Trừ độc của lửa. Nhân dân ta dùng dây chìa vôi chữa đau đầu, nhức xương, tê thấp. Trong Đông y, thầy thuốc dùng bạch liễm chữa u hạch mọc ở lưng, trường phong, trĩ lậu, lỵ ra máu, trên mặt có nốt phồng, chữa vết loét do đâm chém, đánh đập, làm sinh cơ, giảm đau.

Một số bài thuốc có dùng bạch liễm:

– Trị lưng mới mọc ung nhọt: dùng nước trộn bột bạch liễm (chìa vôi) đắp lên nhọt.

– Trị các loại ung thũng: bạch liễm 50g, lê lô 25g, nghiền nhỏ hòa rượu dán, ngày thay 3 lần.

– Trị vết loét không liền miệng: bạch liễm, xích liễm, hoàng bá lượng bằng nhau đều 12g, sao, nghiền; kinh phân 4g trộn đều. Nấu nước hành rửa vết loét rồi rắc, đắp thuốc bột này lên.

– Chữa phong thấp đau nhức xương: bạch liễm (chìa vôi) 20g, dây đau xương 16g, rễ lá lốt 16g. Đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Trong kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam thì củ chìa vôi thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức các xương. Thân chìa vôi hơ hay xào nóng dùng đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ để chữa đau bụng.

Timeline photos 09/09/2016

➡ SỬ DỤNG CAM THẢO MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Các kết qủa nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, cam thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng và sức dẻo dai của cơ thể, giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giải độc, bảo vệ gan, giảm đau, chống vi rút, chống viêm, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể…
🌱 🌱 🌱 🌱
➡ Cam thảo là vị thuốc được Đại danh y Trung Quốc Lý Thời Trân tôn vinh là “Quốc lão”, nghĩa là vị thuốc có công lao rất lớn.Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ trung ích khí (xúc tiến tiêu hóa), hóa đàm chỉ khái (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc.
Tính năng của cam thảo biến đổi tuỳ theo cách sao chế:

– Nướng lên thì tính ấm; dùng chữa Tỳ Vị hư nhược, kém ăn, bụng đau tiêu chảy, người phát sốt do mệt mỏi, ho do yếu phổi (phế nuy khái thấu), trống ngực…

– Dùng sống thì tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa; dùng chữa yết hầu sưng đau, viêm loét đường tiêu hóa, ung nhọt lở loét, giải độc thuốc và thực phẩm…

➡ Cam thảo được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y, do có tác dụng điều hòa các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và làm giảm bớt độ độc của các vị thuốc khác. Cam thảo dùng cùng với thuốc ấm thì bớt nóng, dùng với thuốc mát sẽ bớt lạnh; “bổ” không đột ngột, “tả” không qúa mãnh liệt.

➡ Khi muốn cho thuốc có tác dụng nhanh, mạnh, đánh trúng ngay ổ bệnh, … thì không được cho thêm cam thảo vào thang thuốc. Thí dụ trong các bài thuốc mạnh, dùng để cấp cứu, hoặc khi bệnh đang phát tác mạnh, như “Sâm phụ thang”, “Đại thừa khí thang”, “Thập táo thang”… không có cam thảo.

➡ Khi muốn làm giảm bớt sự mãnh liệt và kéo dài tác dụng của thuốc, cần cho thêm cam thảo. Thí dụ, trong các bài thuốc như “Tứ nghịch thang”, “Điều vị thừa khí thang”… lại có thêm cam thảo, để tống “tà độc” đi dần dần, đỡ làm “chính khí” bị tổn thương.

➡ Tóm lại, tác dụng của cam thảo tựa như “cái nắp” úp ở trên bếp lò, khiến cho sức nóng của ngọn lửa đỡ mãnh liệt nhưng lại duy trì được lâu hơn.Kiêng kỵ: Cam thảo có độ độc rất thấp, nhưng dùng lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây đầy bụng, nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng. Sách “Bản thảo kinh tập chú” viết: Cam thảo “phản” đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo, không được dùng chung.

➡ Liều lượng: thông thường dùng 3-6g; dùng làm chủ dược (vị thuốc chính trong thang thuốc) 10-30g.

Timeline photos 09/09/2016

➡ Bạch Quả – Vị thuốc quý dành cho người cao tuổi
👉 Kết quả nghiên cứu cho biết, lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người. Cao ginkgo biloba có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, giúp bồi bổ trí nhớ. Ginkgo biloba được dùng để điều trị giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, ù tai do mạch máu não gây nên. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm ginkgo để điều trị bệnh mạch máu não và sa sút trí tuệ đã cho biết sản phẫm làm từ ginkgo có thể làm khả quan hơn những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Y học cổ truyền phương Đông còn dùng quả bạch quả làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, tiêu độc, sát trùng.

👉 Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, tăng sức chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn bớt mật độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.

👉 Ngoài công dụng trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ, ginkgo còn được dùng trong chỉ định chống ù tai và có hiệu nghiệm cho bệnh rối loạn tình dục vì dùng thuốc, trị khó chịu khi leo núi cao, giảm phản ứng dễ bị lạnh, giúp khá hơn bệnh thoái hóa điểm vàng trong mắt, suyễn và thiếu giảm oxy trong máu, trong mô.

👉 Với số dân đến tuổi già mỗi lúc một nhiều hơn, số người bị sa sút trí tuệ và có vấn đề với đi lại ngày càng nhiều, ginkgo biloba được coi là một dược thảo khá an toàn, rẻ tiền. Thuốc này có thể hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh Alzheimer, các rối loạn tâm thần tập tính của người cao tuổi như: Rối loạn trí nhớ, giảm khả năng trí tuệ, lú lẫn và rối loạn trong hành vi cư xử. Ginkgo biloba là thuốc được lựa chọn để điều trị chóng mặt và ù tai, tổn thương võng mạc do căn nguyên thiếu máu, tắc nghẽn động mạch chi dưới mạn tính. Nó làm chậm tiến triển của bệnh và nhẹ bớt triệu chứng để giảm bớt tình trạng sa sút trí tuệ. Điều quan trọng là người bệnh phải chọn lựa kỹ lưỡng loại ginkgo muốn dùng, sản phẩm cần hội đủ tiêu chuẩn an toàn của terpene lactone và ginkgolic acid.

➡ Lưu ý: Cao ginkgo biloba không phải là thuốc hạ áp, không dùng để thay thế cho các thuốc hạ áp. Chưa rõ tác dụng trên phụ nữ có thai, do vậy không nên dùng cho phụ nữ có thai. Không dùng dạng thuốc chích quá 25mg cho những trường hợp say rượu, nhiễm toan hay kém dung nạp fructose sorbitol, hoặc người thiếu men fructose 1,6 – diphosphatase. Cũng đừng pha loãng với các dung dịch khác. Tác dụng phụ hiếm có như rối loạn tiêu hóa, nổi mụn, nhức đầu. Ginkgo thường được dung nạp tốt, nhưng có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng chung với warfarin, thuốc chống tiểu cầu và khi dùng chung với một số dược thảo khác.

Timeline photos 09/09/2016

➡ Giới thiệt công dụng và dược tính của cây bạch quả

👉 Bạch quả là cây to, cao 20-30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, cuống lá dài hơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Quả hạch hình trứng, thịt màu vàng.

👉 107 tq70 Giới thiệt công dụng và thành phần dược tính chữa bệnh của cây bạch quả
Bạch quả đã được trồng ở Trung Quốc từ cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá phơi hay sấy khô.

➡ Thành phần dược lý:

👉 Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên

👉 Cao bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu.

👉 Cao bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci, đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao bạch quả trong 4-8 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.

➡ Tác dụng trên tiền đình và thính giác

👉 Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

👉 Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)

👉 Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở chuột lang.

➡ Công dụng điều trị:

Não suy

👉 Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

👉 Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.

Bệnh tắc động mạch ngoại biên

👉 Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng 120-160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8 tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

– Chóng mặt và ù tai

👉 Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng 120-160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.

– Dạng thuốc dùng

👉 Cao tiêu chuẩn hóa (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỷ lệ dược liệu/cao là 35-67/1), chứa 22-27% flavon glycosid và 5-7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,8-3,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6-3,2% là bilobalid.

➡ Công dụng:

👉 Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

➡ Liều dùng: Cao khô, ngày dùng 120-240mg, chia 2-3 lần; 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá. Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.

Timeline photos 09/09/2016

➡ Khả năng chữa bệnh của cây Ba Kích Tím
👉 Y học cổ truyền có rất nhiều cây thuốc, vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe tình dục của nam giới. Ba kích (ba kích thiên) là một trong những cây thuốc mà nếu bạn biết kết hợp với các vị thuốc, bảo đảm quý ông sẽ sung mãn mỗi khi “gặp gỡ”.

👉 Tác dụng chủ yếu của ba kích là cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu. Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp đối với những người yếu và sinh hoạt tình dục ít.

👉 Ba kích nấu thịt trai: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận tráng dương.

👉 Rượu ba kích: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào 1 lít rượu trắng ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng được. Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này.

👉 Ba kích hầm ngưu tiên (dương vật bò): Ngưu tiên 1 cái, ba kích 10g, gia vị, nước đủ dùng. Ba kích cho vào túi vải, buộc kín cho vào nồi cùng với ngưu tiên, đổ nước hầm tới khi ngưu tiên chín nhừ, nêm gia vị là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng. Món ăn có công dụng bổ thận tráng dương.

Timeline photos 01/09/2016

🔔 Bông Atiso giúp giảm lượng mỡ trong máu
Nếu tìm một loại thuốc có tác dụng kép, vừa công phá bệnh nguyên vừa bảo vệ tế bào trên cùng cơ quan nội tạng thì atisô là thí dụ điển hình.Trước hết là tác dụng lợi mật. Nhờ atisô, mật chẳng những được bài tiết nhiều hơn trong gan mà đồng thời còn thoát xuống túi mật mau hơn bình thường. Chất độc trong gan, nhờ đó, qua túi mật rồi xuống ruột non nên không kịp phá hoại lá gan. Nhờ vậy mà gan hóa giải đủ loại độc tố, từ phụ gia trong thực phẩm công nghệ cho đến hóa chất trong nông nghiệp hay cồn trong rượu, bia.
➡ Người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, kẻ khó từ chối ly rượu vì chuyện làm ăn, vẫn có thể góp phần bảo vệ lá gan nếu biết cách kết hợp atisô thường xuyên trong bữa cơm hằng ngày.

Hơn thế nữa, tình trạng ứ mật trong gan là đòn bẩy cho sỏi túi mật. Đã vậy, mật ứ trong gan nào chịu nằm yên! Dưới tác dụng phân hủy của mật, tế bào gan khó mà giữ nguyên cấu trúc. Viêm gan do ứ mật đúng là điều đáng tiếc khi biện pháp phòng ngừa có khó gì đâu với những chén trà atisô sau bữa cơm nhiều thịt mỡ.

Nhiều người ắt hẳn sẽ để ý nhiều hơn đến atisô khi đi chợ, nếu được thông tin rõ hơn về các nhân tố có thể gây ứ mật như bệnh túi mật, viêm gan, nghiện rượu, bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường…), thai kỳ, cũng như do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, giảm đau, trị thấp khớp, ngừa thai, nội tiết tố, an thần, kháng sinh…

Không chỉ có thế, atisô còn là phương tiện hiệu quả để cải thiện tiêu hóa, chống biếng ăn và điều trị đau bụng trong “hội chứng đường ruột quá nhạy cảm”. Người càng căng thẳng vì công việc càng nên nhớ đến atisô, nếu muốn tránh cảnh ngồi không yên. Với người cao tuổi, atisô là vị thuốc nhuận trường lý tưởng vì không chỉ hòa hoãn về tác dụng mà quan trọng hơn nữa là còn an toàn khi dùng lâu dài.

Không dừng lại trên đường tiêu hóa, atisô giúp hạ mỡ trong máu thông qua cơ chế tác dụng kép. Một mặt, atisô ức chế tiến trình tổng hợp cholesterol, mặt khác, atisô thúc đẩy phản ứng phân hủy cholesterol. Kiểm soát đầu vào, đẩy mạnh đầu ra, đâu còn biện pháp nào khéo hơn để chống tình trạng tồn kho?

Thêm một điểm nhiều người hay quên là đừng dùng atisô theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” mà phải dùng nhiều ngày liên tục, mỗi ngày ít nhất hai lần, tối thiểu một tuần. Với người muốn phòng bệnh gan, không thể chỉ chọn hoặc công hay thủ mà phải hai mặt giáp công.

Đó là lý do dễ hiểu tại sao atisô có mặt trong y học dân gian trên khắp địa cầu chứ không riêng gì ở Việt Nam ta.

Timeline photos 01/09/2016

➡ CÂY ATISÔ CÓ NHIỀU BỘ PHẬN LÀM THUÔC
Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có g*i. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

➡ Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

➡ Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.

➡ Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

➡ Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

➡ Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

– Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

– Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

– Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

– Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

– Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.

Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.

Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atisô như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atisô là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?

Atisô có nhiều tác dụng như vậy sao chúng ta không thử cùng nhâm nhi 1 tách trà atisô ấm trong không khí lạnh của mùa đông này hay nấu 1 bát canh hoa atisô nhỉ!

MONG MUỐN CÓ CON

Bộ đôi sản phẩm cải tiến OvaQ Plus và SpermQ Plus dành cho cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh hiếm muộn.

Vợ buồng trứng đa nang, kinh nguyệt không đều - rối loạn kinh nguyệt, niêm mạc kém.

Chồng tinh trùng yếu, tinh dịch ít, dị dạng.

http://mongmuoncocon.vn

Videos (show all)

Demo moi

Telephone