Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/

Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/

Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/. Cung cấp sỉ lẻ các đồ thờ đồn

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 18/11/2022

Đồ thờ đồng đẹp

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 13/07/2021

Triều đại nhà Lê Sơ
Nhà Lê Sơ được mở đầu sau khi Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, đánh nhà Minh của Trung Quốc sau 20 bắc thuộc. Nhà Lê Sơ bắt đầu năm 1428 kết thúc vào năm 1527 kéo dài 100 năm với 10 vị vua, nhưng chỉ có 3 vị vua trong số đó lên ngôi khi ở tuổi trưởng thành, các vị vua khác lên ngôi khi quá nhỏ tuổi, không gánh vác được triều chính, cùng với đó là những cám dỗ khi mà vua quá nhỏ tuổi không thể làm chủ giang sơn dẫn đến đất nước rơi vào tay triều đại khác.
Trong phần trước ta đã đề cập tới việc nhà Hồ quá non trẻ không thể trị vì đất nước, những cải tiến nhà Hồ đưa ra không mang lại lợi ích cho dân, dẫn đến kết quả là rơi vào tay nhà Minh, đây chính là lần bắc thuộc thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, nhưng chỉ trong vòng 20 năm.
Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, quốc hiệu là Đại Việt, dưới thời đại Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt của đời sống kinh tế chính trị xã hội văn hóa,… các nước láng giềng đều phải dè chừng, đặc biệt là nước Minh lúc đó là một nước lớn cũng đã phải kiêng nể Đại Việt mà không dám mang quân sang thôn tính.
Trong thời kỳ nhà Lê Sơ, các vị vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, đây là các vị vua được nhân dân hết mực ủng hộ. Các vị vua giữ được đạo làm vua làm cho các quần thần luôn giữ một lòng trung thành, dân chúng được ấm no hạnh phúc, đời sống nhân dân được đảm bảo lòng dân được yên sẽ không có bạo loạn.
Trong dân gian có câu ca dao ca ngợi các đời vua nhà Lê
« Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng thèm ăn »
Đây là minh chứng cho thấy sự phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến dưới thời nhà Lê Sơ.
Năm 1527 trong nước đang rối ren hỗn loạn, giặc ngoài xâm chiếm, Mạc Đăng Dung nhân cơ hội này cướp ngôi, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm mua bán đồ thờ giá rẻ: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 30/06/2021

Triều Đại Nhà Trần
Triều đại nhà Trần được bắt đầu từ năm 1225 khi Lý Chiêu Hoàn nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ và kết thúc vào năm 1400 dưới bàn tay của Lê Quý Ly, trong suốt 175 năm tồn tại nhà Trần có 13 đời vua. Nhà Trần giữ nguyên Kinh Thành ở sử dụng chữ Nôm, tôn giáo chính là .
Có thể nói rặng nhà Trần được thành lập dưới bàn tay của Trần Thủ Độ, do những chiến lược chính trị nhà Lý đã sụp đổ mà nhà Trần không mất 1 binh 1 tốt. Sau khi nhà Trần lên cầm quyền, Trần Thủ Độ bắt họ Lý và một số họ khác đổi tên sang họ Nguyễn để tránh gây ra những hậu quả về sau với chính sách diệt cỏ phải diệt tận gốc.
Nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Mông-Nguyên vào các năm 1258, 1285, 1287-128. Lần đầu tiên quân Mông – Nguyên xâm lược bị vua Trần Thái Tông chỉ hy đội quân đánh tan. Lần thứ 2 và 3 dưới sự chỉ huy tài tình của Quốc Công Tiết Chế, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan quân Mông – Nguyên. Sở dĩ gọi là quân Mông Nguyên vì ban đầu quân Mông xâm chiếm nước ta, sau khi Hốt Tất Liệt xâm chiếm lập ra nhà Nguyên và tiếp tục xâm chiếm nước ta.
Nhà Trần tiếp tục duy trì cho thực hiện chế độ khoa cử, nhà Trần cho cả những người không thuộc hoàng tộc giữ những chức vị cao trong triều. Đặt ra lệ thi lấy là 3 người có điểm cao nhất của kỳ thi theo thứ tự là: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Năm 1272 Lê Văn Hưu cho ra đời bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đây được xem là bộ Sử đầu tiên của nước ta.
Thời Trần cũng cho ra bộ Quốc Triều Hình Luật hay bộ Hình Thư thời Trần do và biên soạn. Như vậy là luật pháp thời Trần đã có sự chuyển biến rõ rệt hơn, phân chia rõ hơn những quy định và những hình phạt.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 28/06/2021

Văn Hóa Đông Sơn - Trống Đồng Đông Sơn
Nền văn hóa Đông Sơn hay nền văn minh Đông Sơn, là một nền văn minh của người Việt cổ, xuất hiện vào những năm 800 trước công nguyên. Nền văn minh này bao trùm khu vực đồng bằng bắc bộ ngày nay.
Trong nền văn hóa con người có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần dựa vào thiên nhiên để trồng cây cối, lấy lương thực, nên nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Các sản phẩm làm từ gạo nếp gạo tẻ đã có từ hàng ngàn năm nay, được kể lại trong sự tích bánh trưng bánh dày.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, so với phần còn lại thì việc luyện kim đồng sắt phát triển để loại bỏ đồ đá. Các công cụ bằng kim loại như cuốc, búa, rìu làm tăng năng suất lao động. Khi đó cũng đã hình thành sự phân hóa giàu nghèo, tạo ra một xã hôi phức tạp hơn.
Đông Sơn là một hiện vật mà khắc họa trên đó là những sinh hoạt văn hóa của người Việt cổ. Những chi tiết lịch sử trên trống đồng Đông Sơn được khắc họa rất rõ nét và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đây chính là những minh chứng, chứng minh cho sự tồn tại của nền văn hóa này.
Các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, bao quanh các ngôi sao có hình người, động vật và hình học như đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm, chữ Viết người Việt cổ, hình ảnh về con người, giã gạo, múa hát, chiến binh. Thân trống thường có hình vũ sĩ, chim. Quai trống được làm theo hình dây thừng bện.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

20/06/2021

Lê Hoàn - Nhà Tiền Lê được thành lập
Nhà Tiền Lê tồn tại trong 29 năm (980 - 1009), đóng đô ở , tiếp nối nhà Đinh, giữ tên nước là Đại Cồ Việt, trải qua 3 đời vua, vị vua đầu tiên là , đây cũng là vị vua gây nhiều tranh cãi, với những câu chuyện xung quanh ông. Vào năm 980 khi mà nhà Đinh suy yếu vua còn nhỏ không thể đảm đương triều chính, và thế lực thái hậu Dương Vân Nga suy yếu nên đã chấp nhận rời ngôi để Lê Hoàn chính thức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lê Đại Hành, ông trị vì trong 25 năm từ 980 – 1005.
Dưới triều đại nhà Tiền Lê, nước ta có cuộc chiến tranh với nước Tống vào năm 981, trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh giữa 2 nước, lịch sử Trung Quốc ghi rõ các thắng lợi, nhưng các thất bại ghi rất sơ lược. Trong sách sử của Trung Quốc cũng ghi rõ lại các tướng của Trung Quốc khi sang đánh là Tiền Lê bị thua về đều bị trừng trị khi đã thất bại trước quân ta.
Sau đó vào năm 986 nhà Đại Tống chính thức thừa nhận sự độc lập của nhà Tiền Lê, 2 quốc gia giữ mối hòa hảo. Mỗi 2 năm 1 lần nhà Lê sang tiến cống cho Đại Tống, và nhà Tống sắc phong cho nhà Lê.
Năm 1005 Lê Hoàn bệnh mà mất, sau đó cuộc chiến ngôi vị nảy sinh giữa các con của ông, tranh nhau lên làm thái tử. Cuộc chiến đẫm máu, các cong vì ngôi báu mà chém giết lẫn nhau. Đến đời vua Lê Ngọa Triều thì triều chính rơi vào tay Lý Công Uẩn kết thúc triều đại nhà vào năm 1009.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 11/06/2021

Thành Cổ Loa và một số nét văn hóa nhà Ngô
Thành Cổ Loa hay còn được biết với tên gọi khác là thành ốc, là cái tên không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Lịch sử ghi lại rằng, thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời vua Thục Phán An Dương Vương – vua nước Âu Lạc và nổi tiếng với câu truyện .
Vào năm 208 TCN nước Âu Lạc được thành lập tiếp nối sự phát triển của nước Văn lang dưới thời các vua Hùng, An Dương Vương đã chọn vùng đồng bằng để làm đóng đô, quyết định lập nên thành theo hình xoắn ốc, một trong những kiến trúc độc đáo, thành cao, hào sâu ở những vị trí đắc địa, dễ dàng phòng thủ phản công.
Trải qua những biến cố lịch sử to lớn, trải qua 1000 năm Bắc thuộc, sau khi Ngô Quyền đánh thắng Nam Hán và lên ngôi vua, ông quyết định không đóng đô ở Đại La như khi còn mà chuyển lên Cổ Loa, thể hiện sự tự tôn dân tộc, của một quốc gia độc lập và cũng để dựa vào địa hình của thành Cổ Loa để chấn giữ muôn đời.
Sau khi Ngô Quyền mất vào năm 944 các hậu duệ của Ngô Quyền làm không tốt việc cai quản đất nước, dưới triều đại nhà Ngô, một chính quyền non trẻ ra đời, không đảm đương được chức trách lớn lao xây dựng đất nước. Các thế lực tranh giành nhau, đấu đá nhau để giành chính quyền. Đỉnh điểm vào năm 965 Ngô Xương Văn chết, đất nước trở lên loạn lạc chia thành 12 sứ quân.
Trong thời kỳ nhà Ngô từ 938 đến 965 là một thời kỳ ngắn, mở đầu cho thời kỳ quân chủ, chính quyền non trẻ, kinh tế, văn hóa, xã hội chưa được chú trọng phát triển, nên không có sự nổi bật, chỉ tiếp thu lại từ các thế hệ đi trước.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Đồng Mỹ Nghệ Dũng Thư, Đồng Mỹ Nghệ Nguyệt Long - Xưởng đúc đồng lớn nhất miền Bắc 09/06/2021

Thời Kỳ Phong Kiến Của Việt Nam
Sau một thời gian vắng bóng khá lâu vì chưa tìm được những ý tưởng mới cho bài viết của mình, chúng tôi cũng đã tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra những chủ đề mới, phù hợp với những nét văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc. Những tài liệu chúng tôi đưa tới quý bạn đọc là những tài liệu được nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi sai sót, kính mong quý bạn đọc đồng hành cùng chúng tôi để cho ra những bài viết chất lượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng tôi sẽ đi tiếp vào phần lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.
Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, từ xưa đến nay chúng ta trải qua 5 thời kỳ. Thời kỳ tiền sử, thời kỳ cổ đại (2879 TCN – 111 TCN), thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN - 938), thời kỳ quân chủ (938 - 1945), thời kỳ hiện đại (1858 - nay).
Như vậy trong phạm vi của những bài viết của chúng tôi sẽ tập trung vào thời kỳ quân chủ. Quân chủ có nghĩa là vua làm chủ, vua là người đứng đầu một quốc gia độc lập có quyền lực cao nhất cao nhất.
Trong thời kỳ phong kiến các triều đại được thành lập
Nhà Ngô (939 - 965)
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý ( 1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1440)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Nhà Hậu Lê – Lê Sơ (1428 - 1527)
Nhà Hậu Lê / Nam - Bắc Triều (1527 -1592)
Nhà Hậu Lê/ Đàng Trong - Đàng Ngoài (1593 - 1778)
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 -1945)
Các triều đại phong kiến ở Việt Nam ở trên được bắt đầu vào năm 939 sau khi khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc ngàn bắc thuộc và được kết thúc vào năm 1945 sau khi Bảo Đại thoái ngôi là vị vua cuối cùng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Đồng Mỹ Nghệ Dũng Thư, Đồng Mỹ Nghệ Nguyệt Long - Xưởng đúc đồng lớn nhất miền Bắc Chúng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ các đồ thờ cúng bằng đồng. Các sản phẩm của chúng tôi có mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Mọi thông tin chi t...

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 16/04/2021

Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm, là ngày mà các cán bộ, công nhân viên chức, học sinh sinh viên toàn quốc được nghỉ, mà vẫn hưởng lương và các chế độ. Bác Hồ đã dạy chúng ta “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau dữ lấy nước”. Trong dân gian cũng lan truyền câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Theo lịch sử ghi chép lại, vua Hùng gồm có 18 đời, thay nhau trị vì trong 2622 năm, mỗi đời trong số đó lại gồm nhiều vị vua khác nhau. Thủy tổ của Việt Nam là ông nội vua Hùng đầu tiên – Kinh Dương Vương, con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng và từ đó ta có sự tích “Con Rồng Cháu Tiên”.
Giỗ tổ Hùng Vương đã được truyền qua nhiều thế hệ từ thời phong kiến xa xưa, và đến ngày nay tục lệ này vẫn còn. Ở khu di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ là nơi diễn ra hoạt động kỷ niệm ngày giỗ tổ diễn ra to và hoành tránh nhất.
Ngày nay không chỉ dừng lại ở việc nhớ ơn cội nguồn, Việt Nam còn muốn đưa những lễ hội của chúng ta ra khắp năm châu để giới thiệu với bạn bè quốc tế những bản sắc dân tộc của chúng ta. Đưa những nét đẹp về văn hóa, tín ngưỡng ra toàn thế giới, góp phần xây dựng bản sắc dân tộc quê hương đẹp giàu.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 30/03/2021

Cây Đa - Bến Nước - Sân Đình
Hình ảnh Cây đa – Bến Nước – Sân Đình là bộ ba luôn đi với nhau không tách rời, một hình ảnh luôn hiện hữu từ xưa đến nay ở mỗi ngôi làng ở vùng quê của Việt Nam ta. Ngay cả trong thơ ca cũng có các câu ca dao.
Cây đa trốc gốc trôi rồi,
Đò đưa bến khác em ngồi đợi ai?
Hay trong những câu ca dao về tình yêu như.
Dời chân bước xuống lễ đình,
Họa may có gặp bạn tình hay không?
Thuở xa xưa, từ thời các cụ, bến nước hay giếng nước, được các cụ vào mỗi buổi sáng, chiều, đều ra gánh nước ở giếng đình về để làm nước sinh hoạt, ăn uống. Nguồn nước ở giếng đình thường được đào sâu, nước rất trong sạch và vệ sinh, nên các cụ thường lấy nước ở giếng đình để sinh hoạt. Sau này khi có điều kiện, mỗi gia đình có một giếng khơi nên không phải đi lại, tiết kiệm được thời gian và công sức và cũng bảo quản nguồn nước tốt hơn.
Cây đa là nơi tạo ra bóng mát, che trở cho sân đình, nơi đây cũng là nơi sinh hoạt chung của cả làng, nơi tổ chức văn hóa văn nghệ, mỗi khi có các dịp lễ hội, các cụ ông sẽ tập trung trung ở đây và làm lễ để cúng bái các vị thần thánh, hay là nơi biểu diễn, tuồng, chèo, quan họ,… Vào các dịp tết, tôi còn nhớ các anh chị em nhà tôi vào đêm giao thừa vẫn hay đi bẻ các cành đa, mang về cắm trên bàn thờ, và gọi đó là cành lộc, thật là một kỷ niệm khó quên.
Ngày nay hình ảnh cây đa – giếng nước – sân đình đã dần bị mai một, nhà nước đang có những chương trình, cải tạo lại mái đình, sân đình, làm lại giếng nước, chăm sóc cây đa. Những hành động này nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa, giúp cho những nét văn hóa xưa của người Việt Nam được trở lại, mang lại những giá trị văn hóa thiêng liêng cho các con cháu thấu hiểu.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 24/03/2021

Ý Nghĩa Đôi Lục Bình Cạnh Bàn Thờ Gia Tiên
Ở phía bên trên bàn thờ, ta thường đặt 2 lọ hoa và ta cũng có thể gọi là lộc bình hay lục bình, sở dĩ tên gọi là lục bình vì hình dáng của lọ hoa này giống với cây bèo tây phình ra ở giữa, ở cổ được thắt gọn lại và miệng loe. Một số gia đình chơi thêm 2 lọ lục bình to, có khi chiều cao tới 2m, hai lọ lục bình này có những ý nghĩa riêng mà không phải ai cũng biết. Trong kỳ này, đồng mỹ nghệ nguyệt long sẽ cùng với quý độc giả tìm hiểu về đôi lục bình và ý nghĩa của nó.
với chiếc bụng phình to ra, để hút tài lộc, tài lộc khi được hút vào trong bình sẽ được tích tụ trong bụng. Với cách hiểu như trên thì đôi lộc bình càng to thì càng hút được nhiều tài lộc, cái bụng càng to thì càng chứa được nhiều tài lộc. Tuy nhiên, đôi lộc bình to nhưng cần phải phù hợp với không gian của phòng thờ, không nên đặt 2 chiếc lộc bình quá to, trong khi bàn thờ quá nhỏ, và ngược lại.
Khi đã lựa chọn được kích thước của đôi lục bình ta có thể cắm thêm cành trúc với ý nghĩa mong muốn gặp nhiều may mắn, tài lộc. Nếu muốn gặp sự may mắn trong tình duyên, số đào hoa thì cắm thêm cành đào. Nếu muốn thăng quan tiến chức, công danh thì cắm thêm đao kiếm. Và nếu như không cắm bất kỳ thứ gì, lộc bình vẫn có nhiều ý nghĩa về tiền tài, hút lộc, may mắn, công danh.
Những đôi lục bình to, hoa văn họa tiết được khắc họa một cách chi tiết trên đôi lục bình. Những hoa văn này kết hợp với ý nghĩa của đôi lục bình càng tạo nên sự thiêng liêng và ý nghĩa sâu sắc cho đôi lục bình. Do đó khi chúng ta chọn lục bình ngoài việc chọn kiểu dáng, kích thước ta cũng nên quan tâm đến hoa văn có trên bộ lục bình, ta có thể chọn hoa văn rồng phượng, hoa văn rơi, các cành trúc, cành mai mây, tứ linh,….

Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 19/03/2021

Nguồn Gốc Đỉnh Đồng Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Trên bàn thờ của mỗi gia đình Việt Nam, luôn luôn có những đồ thờ cúng như bát hương, đỉnh đồng, con hạc, ngai,…. Mỗi một đồ thờ đều có những ý nghĩa riêng, ngày hôm nay Đồng Mỹ Nghệ Nguyệt Long sẽ cùng với quý độc giả tìm hiểu về đỉnh đồng và ý nghĩa của đỉnh đồng trên bàn thờ cúng gia tiên.
Trải qua một nghìn năm bắc thuộc, nền văn hóa của chúng ta cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Đỉnh đồng bắt nguồn từ văn hóa thờ cúng của người Việt Nam và người Trung Quốc, đều có những nét tương đồng về văn hóa thờ cúng tổ tiên, những người đã khuất.
Đỉnh đồng Việt Nam và Trung Quốc có hình dáng tương đồng, điểm khác biệt nằm ở chỗ nắp đỉnh đồng của người Việt là con Nghê, còn nắp đỉnh đồng của người Hán là con Lân. Về cấu tạo đỉnh đồng có 3 phần, phần nắp đỉnh, thân đỉnh và chân đế.
Phần chân đế ở phía dưới, thường thiết kế 3 chân vững chãi, nâng đỡ sức nặng của toàn bộ quả đỉnh. Phần thân đỉnh bao gồm 2 tai để ta có thể nâng nên đặt xuống dễ dàng, thân đỉnh cũng được thiết kế cầu kì với các hoa văn họa tiết trên đó, thông thường sẽ là hoạt tiết, rồng, phượng, rơi, hoa sòi. Đây cũng chính là nơi chứa trầm khi được đốt. Phần trên cùng là nắp đỉnh, thông thường nắp đỉnh sẽ được thiết kế có khe, lỗ để cho hương trầm được thoát ra khi được đốt, làm cho hương thơm lan tỏa khắp phòng thờ.
Ý nghĩa của đỉnh đồng mang lại luồng khí dương, khi đốt trầm, khí dương cũng theo đó mà lan tỏa ra. Đỉnh đồng thường được dùng để thờ phật, thờ thánh, trong hộ gia đình thì được dùng để thờ gia tiên. Đỉnh đồng khi đưa lên bàn thờ, cần phải làm lễ, để báo cáo với thần linh, phật hay trong hộ gia đình là báo cáo với tổ tiên. Kích thước của đỉnh thờ phải phù hợp với bàn thờ và không gian bàn thờ, nếu chọn đỉnh thờ quá to hoặc quá nhỏ , sẽ làm bàn thờ trở lên mất đi vẻ trang nghiêm, linh thiêng.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 13/03/2021

Bàn Thờ Vọng - Nỗi Lòng Người Tha Hương
Thời xa xưa, các phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt của ông bà tổ tiên như giỗ lễ, cúng bái, mọi việc đều xảy ra tại ngôi nhà chính, là nơi mà cụ ông cụ bà ở, là những người lớn tuổi nhất trong nhà. Do đó, bàn thờ cũng phải được đặt ở gian giữa của ngôi nhà chính, ngôi nhà chính thường là 3 gian hoặc 5 gian, số gian nhà luôn là số lẻ.
Bàn thờ càng to, càng rực rỡ, uy nghiêm, càng thể hiện sự nhắc nhở nâng cao ý thức của con cháu đối với gia tiên, đối với dòng họ. Đến những ngày giỗ, lễ tết, các con cháu sẽ làm mâm cơm, nếu như gia đình có nhiều con cháu, bề thế thì sẽ làm cỗ, cả gia đình từ lớn tới bé quây quần bên nhau ăn bữa cơm. Những lễ vật dùng để cúng chỉ là những sản phẩm nông nghiệp gắn liền với đời sống thường ngày, gắn liền với nền văn hóa lúa nước, các gia súc, gia cầm tự chăn nuôi được, nhưng khi cả gia đình cùng ngồi với nhau ăn cơm tạo nên sự ấm cúng, sự vui vẻ, sự đoàn viên.
Ngày nay, do phương thức sản xuất thay đổi, các con cháu không thể dùng nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình, nên phải đi làm ăn xa. Ở các vùng quê có khi chỉ còn những cụ già, những ông bố bà mẹ hết tuổi lao động, và những đứa con chưa đến tuổi đi làm. Còn lại những người trong độ tuổi lao động đổ xô lên trung tâm thành phố, lên Hà Nội, hoặc TP Hồ Chí Minh để tìm một công việc kiếm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
Khi con cháu làm ăn ở xa, có nhiều khi đến ngày mồng một, hay hôm rằm, không thể về quê thường xuyên, thắp nén nhang trên bàn thờ, thể hiện lòng thành kính. Nỗi lòng người tha hương được thể hiện thông qua bàn thờ vọng. Bàn thờ vọng không cần quá to, chỉ cần vừa đủ, có thể chỉ làm bàn thờ treo tường để tiết kiệm không gian trong thời đại đô thị hóa ngày nay.
Gia chủ khi làm bàn thờ vọng cần chú ý, nên hướng bàn thờ vọng này về bàn thờ quê hương, nơi mà có bàn thờ chính, nơi ông cha ta đang ở. Khi gia chủ làm lễ, cúng bái, cũng sẽ bái vọng về bàn thờ quê hương. Gia chủ cũng cần phải chú ý rằng, việc lập bàn thờ vọng này phải xin phép báo cáo tổ tiên, làm một cái lễ, xin một nén nhang đang cháy dở cắm vào bát hương của bàn thờ vọng.
Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Nhóm chia sẻ thông tin: https://www.facebook.com/groups/934194413656021
Youtube: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 05/03/2021

Nguồn Gốc Tín Ngưỡng Thờ Cúng Gia Tiên

Theo quan niệm của người Việt Nam con người gồm có 2 phần, phần hồn và phần xác. Khi con người sống, phần hồn và phần xác là một thể thống nhất, tồn tại bên trong 1 cơ thể duy nhất. Nhưng khi con người chết đi, phần xác sẽ tách riêng khỏi phần hồn, phần xác sẽ được đem đi mai táng. Phần hồn sau khi được tách khỏi phần xác sẽ vẫn còn tồn tại, luôn ở bên cạnh con cháu của mình, giúp đỡ, trở che cho những thành viên còn sống trong gia đình.

Quan niệm người chết đi sẽ sang một thế giới khác, một thế giới mới, thế giới này cũng gần tương tự với thế giới của người đó lúc sống, cũng phải có nhà ở, cũng phải có xe để đi, phải có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, có đồ ăn đồ uống. Vì vậy mà người Việt chúng ta vào các ngày mồng một, hôm rằm, các dịp lễ, sẽ mua , có cơm, có rượu, có thịt, … có hoa quả thắp hương, và có thể sẽ đôt tiền vàng, đốt nhà đốt xe,… cho những người đã khuất.

Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách giải thích sự tồn tại của phần hồn khi tách khỏi thể xác, nhưng điều này là rất khó, đến nay câu trả lời vẫn chưa được tìm ra. Nhưng trong tâm thức của người Việt Nam ta, người chết đi phần hồn vẫn sẽ ở lại, luôn ở quanh người thân trong gia đình, che chở và giúp đỡ những người còn sống, phù hộ độ trì.
Nhờ có những niềm tin này mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người đã khuất của tồn tại, trở thành một nét văn hóa truyền thống, in sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam ta. Những niềm tin này tồn tại bên trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, giúp cho mọi người vững tin hơn, tin vào một cuộc sống mới sau khi chết đi sẽ tươi đẹp, và sẽ giúp được những người còn trong mình.

Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Youtobe: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Nguyệt Long – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Photos from Đồ Thờ Đồng Ý Yên https://dongnguyetlong.vn/'s post 20/02/2021

BÁT HƯƠNG TRÊN BÀN THỜ CÚNG GIA TIÊN

Bát hương được coi là một phần quan trọng bậc nhất trên bàn thờ, là nơi hút khí trên bàn thờ, là một phần cực kỳ quan trọng kết nối giữa con cháu với ông bà tổ tiên, những người đã khuất.

Số lượng bát hương trên bàn thờ có những ý nghĩa riêng:
+ Trên bàn thờ có 1 bát hương có nghĩa là gia chủ đang thờ chung thần linh, thổ địa và gia tiên cùng nhau
+ Trên bàn thờ có 2 bát hương có nghĩa là gia chủ đang thờ thần linh và phật một bát hương bát hương còn lại là thờ gia tiên
+ Trên bàn thờ có 3 bát hương có nghĩa là gia chủ đang thờ thần linh ở giữa, bát hương bên phải thờ gia tiên, bát hương bên trái thờ ông Mãnh bà Cô. Khi thắp hương gia chủ cần chú ý thắp hương cho thần tiên là bát hương ở giữa trước, sau đó thắp hương trên bát hương bên phải cho ông bà tổ tiên và cuối cùng là bát hương bên trái cho ông Mãnh bà Cô.
+ Trên bàn thờ có 4 có nghĩa là gia chủ thờ thêm Phật, bát hương sẽ được thờ vị trí cao hơn và khi gia chủ thắp hương, cần chú ý thắp hương vào bát của trước, rồi sau đó đến thứ tự của 3 bắt hương còn lại.
+ Trên bàn thờ có 5 bát hương xuất hiện ít vì khi đó cả chồng và vợ gia chủ đều là con trưởng, có vai trò lớn trong việc thờ cúng tổ tiên , việc thờ 5 bát hương có ý nghĩa, thờ ở chính giữa, bên phải có 2 bát hương là thờ bên nội, còn bên trái có 2 bát hương là thờ bên ngoại
Đồng Mỹ Nghệ Nguyệt Long chuyên cung cấp các đồ thờ cúng gia tiên bằng đồng cao cấp, sản phẩm bát hương đồng của Nguyệt Long được làm hoa văn 3D đúc nổi, tinh xảo đến từng chi tiết, đạt đến độ chỉnh chu, hoàn mỹ. Với kinh nghiệm thời xa xưa từ các cụ để lại chúng tôi cam kết, đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, với những bộ đồ thờ trường tồn theo thời gian.

Chất Lượng số 1, hàng chuẩn đẹp qua các khâu kiểm tra kiểm định kỹ lưỡng, chạm khắc hoa văn tinh xảo tỉ mỷ.

Miễn Phí Vận Chuyển quanh khu vực xã , Văn Lâm, Hưng Yên 10km

Tư Vấn Tận Tâm để quý khách ngồi ở nhà vẫn có thể lựa chọn được bộ sản phẩm ưng ý nhất.

Giá Cả Hợp Lý, niêm yết rõ ràng trên từng sản phẩm tại các showroom.
Hiện tại tình hình covid diễn ra hết sức phức tạp, chúng tôi khuyến khích các khách hàng đặt hàng và chúng tôi sẽ có thêm phần quà gia lộc cho quý khách.

Liên hệ:
ĐỒNG MỸ NGHỆ NGUYỆT LONG
Hotline: 0328203283 (Mr. Chương)
Website: http://dongnguyetlong.vn/
Youtobe: https://youtu.be/8tJX7PH2lgw
Địa chỉ: Xưởng Đúc Đồng Dũng Thư – làng Rồng, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

Videos (show all)

Telephone