Sữa Tiểu Đường Gluzabet Chính hãng

Sữa Tiểu Đường Gluzabet Chính hãng

Sữa non tiểu đường Gluzabet hỗ trợ hạ đường huyết, giúp người tiểu đườ

19/04/2022

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm là tăng đường huyết kéo dài. Tăng đường huyết mạn tính sẽ gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, thần kinh…
Một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường
Một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường
Phân loại đái tháo đường:
Đái tháo đường type 1: do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt insulin. Quá trình chuyển hóa đường không thể diễn ra, lượng đường trong máu tích tụ nhiều, ngày càng cao. Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được biết chính xác, một số giả thiết cho rằng đái tháo đường type 1 có thể liên quan đến di truyền hoặc phơi nhiễm với virus.
Đái tháo đường type 2: do chức năng của tế bào beta tuyến tụy bị suy giảm trên nền tảng đề kháng insulin. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 chưa rõ ràng nhưng có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ như béo phì, ít vận động, mắc tiểu đường thai kỳ ở nữ giới, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai và không có bằng chứng về việc mắc đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon như estrogen, progesterone, prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin làm tăng đường máu.

19/04/2022

🌈 GLUZABET - Tri Ân Khách hàng DUY NHẤT hôm nay với giá dùng thử chỉ từ 190.000Đ
💥Mua 2 Được 3 - Mua 4 Được 6 - Mua 5 Được 8
👉 TẶNG máy đo ĐƯỜNG HUYẾT trị giá 1.200.000Đ cho 33 Khách hàng đầu tiên khi đặt hàng.
✔ Giải pháp tối ưu tự kiểm soát ĐƯỜNG HUYẾT, điều hòa huyết áp.
✔ Bổ sung dinh dưỡng tại nhà, ăn ngon, ngủ sâu.
▶️ Sử Dụng Đơn Giản chỉ cần 2 ly sữa/ngày :
👉Tiểu đường lâu năm, 10 năm, 20 năm cũng giảm - Tiểu đường tuýt 1, tuýt 2 cũng ổn định về mức 6 chấm.
☎ Tổng Đài Tư Vấn Miễn Phí : 0369.780.987

13/04/2022

06 cách giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn
👉Nhiều người bị đái tháo đường chỉ quan tâm đến chỉ số HbA1c, đường huyết khi đói mà ít quan tâm đến chỉ số đường huyết sau ăn, một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
👉Nếu mức glucose máu sau ăn tăng cao kéo dài mà không có biện pháp can thiệp, người bị đái tháo đường type 2 rất dễ có nguy cơ gặp các biến chứng khôn lường. Hãy tham khảo ngay 06 cách giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn dưới đây bạn nhé!
🔰Uống nhiều nước để tránh ảnh hưởng đường huyết sau ăn
Khi bị mất nước, cơ thể sẽ sản sinh một hormone gọi là vasopressin có tác dụng kích thích thận giữ nước và thúc đẩy gan phóng thích đường dự trữ vào máu. Để ngăn tình trạng này xảy ra, hãy bổ sung nhiều nước trong ngày, nhất là khi thời tiết oi bức hoặc sau khi tập luyện mệt mỏi. Hãy ưu tiên nước lọc hoặc trà thảo mộc không đường để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.
🔰Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Không ít người vì sợ đường huyết sau ăn tăng vọt nên đã kiêng khem, thậm chí loại bỏ hẳn thực phẩm chứa tinh bột đường ra khỏi thực đơn. Điều này hết sức sai lầm, bởi nguyên tắc chung là một khẩu phần ăn dinh dưỡng phải luôn bao gồm đầy đủ 4 yếu tố: đường – đạm – béo – chất xơ.
🔰Đừng bỏ qua bữa sáng
Với vòng xoáy công việc và cuộc sống như hiện nay, không ít người bệnh đã quên mất bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và chọn cách ăn bù vào bữa trưa. Điều này rất dễ gây biến động lớn về lượng đường huyết, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng insulin trong ngày.
Theo đó, người bị tiểu đường type 2 nên chọn loại sữa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt một số ít loại trên thị trường hiện nay có hệ đường bột phóng thích chậm giúp hạn chế sự gia tăng quá mức đường huyết sau khi ăn trong 4 giờ.
🔰Vận động nhẹ để kiểm soát đường huyết sau ăn
Ngoài kế hoạch tập luyện 30 phút mỗi ngày, người bị tiểu đường type 2 hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn khoảng 15 phút. Việc tăng cường hoạt động thể chất sẽ giúp giảm tưới máu đến ruột, tăng tuần hoàn đến các cơ quan, từ đó giúp quá trình hấp thụ đường vào máu diễn ra chậm hơn. Thêm vào đó, đường trong máu cũng được các cơ vận động “tiêu thụ” bớt.
🔰Sinh hoạt điều độ
Để ổn định chỉ số đường huyết sau ăn, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu sau:
- Uống rượu, bia: Việc dùng rượu, bia trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng insulin – một vấn đề rất lớn với người bệnh tiểu đường type 2
- Ngủ ít, ngủ không sâu giấc: Nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 4 giờ/ngày có nguy cơ cao bị đề kháng insulin và tăng đường huyết.
🔰Sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết sau ăn
Trường hợp việc luyện tập, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng vẫn không thể ổn định đường huyết sau ăn, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi thuốc điều trị cho bạn. Quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

12/04/2022

06 thực phẩm vàng dành cho người bị bệnh tiểu đường
Trứng, cá hồi, giấm táo,… là những thực phẩm cực tốt trong việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường. Hãy cùng Kiến thức Tiểu Đường lưu lại ngay 06 thực phẩm vàng dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường bạn nhé!
🔰Trứng
Trứng đã được chứng minh là có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Thực tế, chúng là một trong những món ăn có thể làm bạn no lâu hơn. Thường xuyên ăn trứng có thể giúp bạn hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy in-su-lin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
🔰Giấm táo
Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy in-su-lin và làm đường huyết tăng chậm hơn. Đồng thời, giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột đường trong bữa ăn lên mức đường huyết. Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: những người không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sau một thời gian thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết.
🔰Bông cải xanh
Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, súp lơ và cải bruxen…đều chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Hợp chất chống viêm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên. Bông cải xanh không chỉ chứa ít calo và carbohydates, mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt.
🔰Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất có rất nhiều tác động tốt lên sức khỏe tim mạch. Nó có chứa axit oleic – một loại chất béo đơn không bão hòa đã được chứng minh là cải thiện mức triglyceride và cholesterol tốt HDL, rất tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu ô liu cũng có thể làm đầy lượng hormone GLP-1. Theo kết quả phân tích 32 nghiên cứu về nhiều loại chất béo, chỉ có dầu ô liu được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dầu ô liu còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol – giúp giảm viêm tấy, bảo vệ tế bào mạch máu, giữ cho cholesterol LDL tránh bị oxy hóa và hạ huyết áp.
🔰Cá hồi
Không chỉ giàu protein, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol. Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.
🔰Cà rốt
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

09/04/2022

Ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường đúng không?
Việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường.
Đường là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống thường ngày:
– Mọi người thường thêm đường vào đồ uống và ngũ cốc ăn sáng
– Đường bổ sung thường có trong nhiều trong đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống.
Khi ăn đồ ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu ta ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy. Do đó việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Thực tế, nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng đồ ngọt như thế nào.
Chúng ta cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động sống. Não bộ hoạt động tốt cũng dựa vào đường glucose mà chúng ta hấp thu hàng ngày. Người bị mắc tiểu đường là do cơ thể sử dụng một phần hoặc không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu.
Do đó, nếu chúng ta hấp thu đường đúng cách và hoạt chất được nạp vào cơ thể thì chúng ta hoàn toàn không mắc bệnh tiểu đường.

09/04/2022

Tiểu đường thai kỳ
Khi một thai phụ được xác nhận có bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là người phụ nữ đó không bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai mà bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đang mang thai. Một số phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ nhiều lần. Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sĩ thường kiểm tra bệnh tiểu đường cho thai phụ vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ.
Thông thường, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi thai phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ phải dùng hóc môn tuyến tụy để trị bệnh.
Những vấn đề của tiểu đường thai kỳ
Không kiểm soát tốt lượng đường trong máu của người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho người mẹ và cả thai nhi:
Em bé quá lớn
Không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể khiến cho lượng đường trong máu của em bé cao. Các em bé được “cho ăn quá nhiều” và phát triển quá lớn. Bên cạnh việc gây ra những khó chịu cho người mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, một em bé quá lớn có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho cả người mẹ và em bé khi sinh. Người mẹ cần phải sinh mổ để đưa em bé ra ngoài. Em bé được sinh ra có thể bị tổn thương thần kinh do áp lực khi sinh.
C-Section (sinh mổ)
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Thai phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ phải sinh mổ cao hơn nếu không kiểm soát tốt bệnh tình của mình. Người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn nếu sinh mổ.
Huyết áp cao (tiền sản giật)
Khi người phụ nữ mang thai có huyết áp cao, có lượng protein trong nước tiểu cao và thường xuyên bị phù nề ngón chân và ngón tay, họ có thể bị tiền sản giật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần đến sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Huyết áp cao có thể gây hại cho cả người mẹ và thai nhi. Huyết áp cao có thể dẫn đến sinh non và cũng có thể gây co giật hoặc đột quỵ (cục máu đông hoặc chảy máu não có thể dẫn đến tổn thương não) ở phụ nữ khi chuyển dạ và sinh nở. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị huyết áp cao thường xuyên hơn phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết thấp (chứng hạ đường huyết)
Những người bị tiểu đường phải sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác để có thể tăng lượng đường trong máu khi nó hạ quá thấp. Hạ đường huyết có thể trở nên rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Hạ đường huyết có thể tránh được nếu người phụ nữ theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ và điều trị hạ đường huyết sớm.
Nếu một người phụ nữ bị tiểu đường mà không kiểm soát tốt trong thai kỳ, thì em bé có thể rất nhanh chóng bị hạ đường huyết sau khi sinh. Lượng đường huyết của em bé phải được theo dõi trong vài giờ sau khi sinh.

06/04/2022

10 lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
1. Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực
Hoạt động thể chất và tăng cường sức mạnh của các bộ phận của cơ thể để kiểm soát đường huyết là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, càng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Kiểm soát cân nặng
Cân nặng quá mức khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể và tập thể dục thường xuyên, theo Doctor NDTV.
3. Hạn chế chất béo chuyển hóa
Dầu thực vật hydro hóa và chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là góp phần vào bệnh tim và cũng có thể góp phần vào bệnh tiểu đường loại 2.
Chất béo chuyển hóa được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật để biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn và hương vị thơm ngon hơn. Bơ thực vật là một chất béo chuyển hóa điển hình, thực phẩm chiên, rán quá kỹ, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa, theo Doctor NDTV.
Ngược lại, chất béo trong cá hồi và các loại hạt và trái bơ lại rất tốt cho sức khỏe.
4. Tránh thực phẩm chế biến
Tránh ăn các loại thực phẩm như gạo trắng và ngũ cốc khô vì chúng có nhiều carbohydrate tinh chế. Thực phẩm chế biến và chiên cũng không lành mạnh với chất béo và carbohydrate làm suy yếu sức khỏe.
Thay vào đó, nên ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
5. Ăn nhiều chất xơ
Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Khi ăn carbohydrate giàu chất xơ, glucose sẽ được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu, giúp ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh bệnh tiểu đường, theo Doctor NDTV.
6. Không hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường mà còn góp phần gây ra bệnh tim và gây ung thư phổi.
7. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Thêm nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trái cây và rau quả tươi có nhiều chất xơ.
Nên chọn các loại rau và trái cây có nhiều màu sắc, màu đậm hơn thường bổ dưỡng hơn như súp lơ xanh, xà lách và rau mầm Brussels, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài và trái thơm.
Nếu ăn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tránh những loại được thêm đường hoặc các chất phụ gia khác. Nếu ăn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy cố gắng sử dụng các loại ít muối hoặc không muối, theo Doctor NDTV.
8. Hạn chế nước ngọt
Soda, nước ngọt, nước trái cây, rượu, si rô, nước tăng lực là những nguồn đường mà cơ thể không cần, vì vậy nên hạn chế. Chỉ nên uống nước và sữa.
Cà phê và trà không đường có thể uống ở mức độ vừa phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều trà và cà phê - hơn 4 tách mỗi ngày, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Doctor NDTV.
9. Chia nhỏ bữa ăn
Cần ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu và tránh việc tăng lượng đường trong máu đột ngột, làm cho tuyến tụy sản xuất insulin.
Không ăn quá nhiều hoặc quá ít trong mỗi bữa ăn, cũng không ăn quá no hoặc để quá đói, để giúp duy trì mức đường huyết luôn ổn định, theo Doctor NDTV.
10. Kiểm soát tốt tim mạch
Ở người bị tiền tiểu đường, cần nhất là đảm bảo sức khỏe tim mạch được kiểm soát. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo huyết áp nằm trong phạm vi bình thường, tức là dưới 120/80 mmHg đối với người dưới 65 tuổi, theo Doctor NDTV.

06/04/2022

Bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng nhiều
Theo BS. Trần Xuân Lam – Khoa huyết học thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết đái tháo đường là một rối loạn nội tiết khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay tại Đồng Nai chưa có một khảo sát nào được tiến hành về tiểu đường ở trẻ em. Nhưng theo ước tính có khoảng 1% trẻ em trong dân số (khoảng 1000 trẻ) bị bệnh lý này. Bệnh tiểu đường type 1 gặp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi trẻ em hay gặp nhất là lứa tuổi mẫu giáo 4-6 tuổi và 10-14 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang theo dõi và điều trị ngoại trú cho 40 bệnh nhi.
Điển hình em L.G.H. (16 tuổi, ngụ xã An Phước, Long Thành) được gia đình phát hiện những biểu hiện lạ vào đầu năm 2019 như tiểu đêm nhiều, xuống cân, hốc hác mặc dù ăn rất nhiều, ngất xỉu nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học y dược Shingmark cấp cứu, sau đó bé H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị. Qua những triệu chứng và các xét nghiệm, kết quả bé H. bị tiểu đường type 1. Nguyên nhân bé H. bị ngất xỉu là do ngộ độc ceton (nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA) là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng và chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1). Từ đó đến nay, 4 tuần/1 lần người nhà đưa bé lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm xét nghiệm và nhận thuốc. Hàng ngày, bé phải tiêm 2 mũi Insullin.
Hay vào tháng 6-2019 gia đình em T.M.T. (15 tuổi, ngụ ở xã An Phước, Long Thành) phát hiện em T. bị sút cân nhanh chóng, nên đã đưa em T. đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và kết quả cho thấy em T. bị tiểu đường type 1.
Cần phát hiện sớm bệnh
Theo BS. Trần Xuân Lam, nguyên nhân ban đầu khiến trẻ mắc đái tháo đường type 1 là do thiếu hụt hoặc tắc Insulin gây ra việc đường không đi tới tế bào và tăng đường huyết lên. Phần nữa là do cơ chế miễn dịch của trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất và cuối cùng là tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, trong khi các hoạt động thể lực ngày càng giảm.
Biến chứng đái tháo đường dễ gặp nhất là trẻ bị nhiễm toan ceton (là một trạng thái thiếu hụt Insulin tương đối hoặc tuyệt đối bị trầm trọng thêm sau sự tăng đường huyết, mất nước và sự rối loạn gây toan hóa trong chuyển hóa trung gian). Khi nhiễm toan ceton, bé thường bị mất nước, người mệt mỏi lừ đừ và nặng nhất là hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trước thực trạng bệnh tiểu đường đang gia tăng ở bệnh nhân trẻ tuổi, BS. Lam khuyến cáo cần cân đối chế độ ăn uống cho trẻ lành mạnh hợp lý, hạn chế thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế nước uống có ga. Những thức ăn này chuyển hóa từ đường thành mỡ, tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ và nó là yếu tố nguy cơ cao tăng bệnh tiểu đường ở trẻ. Tăng cường các hoạt động thể lực như đi bộ, bơi lội…; hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.
Một số em bé có nguy cơ cao: tiền sử gia đình có tiểu đường type II, trẻ em béo phì, trẻ có những rối loạn huyết áp (tăng huyết áp), rối loạn mỡ máu cần đi tầm soát tiểu đường. Hai thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát là 10 tuổi và tuổi dậy thì lúc 14 tuổi.
“Khi thấy trẻ có các biểu hiện như tiểu nhiều, ăn uống nhiều và sút cân nhanh, mệt mỏi thì gia đình nên cho bé đi tầm soát tiểu đường. Những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và chậm điều trị có thể gây ra phù não ở bệnh nhân”, bác sĩ Lam cho biết thêm.

05/04/2022

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường và triệu chứng bệnh
1. Tiểu đường tuýp 1: Phần lớn nguyên nhân gây nên loại này là nguyên nhân tự miễn, đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone isulin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Triệu chứng Tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.
Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.
2. Tiểu đường tuýp 2: thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ gần 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…
Loại này thường xuất hiện ở người cao tuổi, những người trong tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết
Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân, đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.
3. Tiểu đường thai kỳ: được xem là tiểu đường xuất hiện sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Nguyên nhân thường do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kì. Bệnh có thể được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị cụ thể nếu thai phụ thường xuyên đi khám thai định kì. Bệnh tiểu đường thai kì khiến thai nhi có thể bị dị tật, thai to, dễ sẩy thai, khó sinh…
Tầm soát tiểu đường thai kỳ rất cần thiết cho tất cả các phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở đi.
4. Tiểu đường thứ phát: thường xảy ra do các khiếm khuyến về gen, tiểu đường do các bệnh lý nội khoa, do việc sử dụng thuốc. Việc phát hiện bệnh qua kiểm tra đường huyết và có phác đồ điều trị phù hợp có thể giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng.
Nhìn chung, việc phát hiện bệnh lý tiểu đường có thể dựa vào các triệu chứng một phần nhỏ. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải thực hiện kiểm tra đường trong máu, hoặc nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c. Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ phác đồ điều trị và nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.

04/04/2022

03 nguyên tắc ăn uống quan trọng cho người tiểu đường biến chứng tim mạch
Đối với người bệnh tiểu đường đã biến chứng tim mạch, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết, huyết áp, giảm viêm, giảm cholesterol và phòng chống xơ vữa động mạch. Vậy làm sao để có một chế độ ăn đủ cả về lượng và chất để phòng ngừa hoặc giữ cho biến chứng không nặng thêm, hãy ghi nhớ ngay 03 nguyên tắc quan trọng dưới đây bạn nhé!
🔰Tăng cường các thực phẩm chống viêm, chống oxy hóa
- Nguyên nhân gây ra biến chứng tim mạch ở người tiểu đường là do quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính xảy ra khi đường huyết tăng cao hoặc không ổn định. Các chuyên gia khuyến cáo người tiểu đường cho dù đã biến chứng tim mạch hay chưa cũng nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ để tránh tổn hại lớp lót trong thành mạch
- Nếu thấy khó khăn trong việc lên thực đơn, bạn có thể tham khảo theo chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn DAS (ngăn ngừa cao huyết áp). Chế độ ăn này bao gồm: Các loại ngũ cốc nguyên hạt; Rau quả, trái cây; Sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo; Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, cùng với các loại hạt, đậu đỗ; Dầu thực vật.
🔰Kiểm soát khẩu phần ăn trong mỗi bữa ăn
- Kiểm soát lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn sẽ giúp người tiểu đường có biến chứng tim không ăn quá nhiều tinh bột, muối, chất béo xấu mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng cân đo được lượng thực phẩm chính xác. Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn dễ dàng hơn:
- Kiểm soát bằng đĩa thức ăn
Cách này rất phù hợp để kiểm soát lượng thức ăn trong các bữa chính. Bạn chỉ cần sử dụng một đĩa thức ăn tròn, đường kính 25cm sau đó chia thành 4 phần.
- Kiểm soát bằng bàn tay
Đây cũng là một cách giúp người bệnh tiểu đường đong đếm số lượng thực phẩm tốt hơn, đặc biệt khi chế biến thức ăn.
- Kiểm soát lượng muối
Người bệnh tiểu đường đã biến chứng tim mạch thường được khuyên ăn nhạt, lượng muối natri tối đa chỉ nên là 1,5g mỗi ngày. Bởi ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim khiến biến chứng tim mạch trở nặng.
🔰Không cần kiêng quá mức nhưng cần ăn uống khoa học
Hiện nay rất nhiều người bệnh tiểu đường ăn kiêng quá mức và trở nên stress vì việc ăn uống. Trong khi, một thực phẩm tốt cho người tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, thời điểm ăn và cơ địa từng người.
Tốt nhất, nên theo dõi đường huyết sau ăn bằng máy đo đường huyết cá nhân. Nếu thấy đường huyết sau ăn 1 - 2h không vượt quá 10mmol/L thì chế độ ăn đó đã phù hợp. Bạn nên theo chế độ ăn chống viêm để ngăn ngừa các bệnh cơ hội của tiểu đường như tăng huyết áp, mỡ máu, gout…

31/03/2022

Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống ngoài hàng thường chứa nhiều rủi ro và khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên nếu bạn biết cách chọn lựa các món ăn của từng quốc gia phù hợp, việc đi ăn ngoài hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngay cả khi bạn bị tiểu đường, bạn cũng có thể thưởng thức ăn tại hầu hết các nhà hàng. Bạn chỉ cần tìm những món ăn phù hợp với danh sách với chế độ ăn của bạn. Hãy tham khảo ngay danh sách các món ăn mà người bị tiểu đường có thể lựa chọn ở nhà hàng.
🔰Pizza
Mọi người thường lo sợ pizza vì nó có nhiều chất béo và một số vị không thích hợp. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy chọn chiếc bánh pizza đế mỏng, vì lượng carbohydrate sẽ chỉ bằng 2/3 so với một chiếc pizza bình thường. Nếu ăn một miếng không đủ no, hãy thêm nhiều rau và tăng lượng và chất xơ thực vật. Để giảm cảm giác thèm ăn, nên ăn nhiều salad trước khi ăn pizza.
🔰Món Ý
Trong mì Ý có chứa nhiều carbohydrate nên bạn không nên ăn nó như món chính của bữa ăn. Chẳng hạn như món mì Ý thịt viên chứa tới 150g carbohydrate. Nói vậy không có nghĩa là bạn không thể ăn món này mà chỉ nên ăn nó như món phụ và với một lượng nhỏ, có thể kết hợp với hến, thịt gà nấu với sốt cà chua cay hoặc mực nướng.
🔰Món Trung
Nhắc đến món Trung, chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến những món ăn cùng kèm cơm. Hãy chú ý bởi nếu đó là cơm gạo trắng thì có khả năng sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng. Cơm từ gạo trắng không tốt với người bị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày bạn ăn tăng thêm 1 khẩu phần cơm, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng 11%.
Tuy nhiên, nếu thích ăn món ăn Trung Quốc, hãy thay thế ½ lượng cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt. Gạo lứt rất giàu magie, khoáng chất giúp cải thiện chức năng của insulin. Các nhà khoa học cũng đề xuất chọn món súp hoặc bánh bao nóng và cay như một món khai vị, thịt gà và rau, nấm xào kiểu Quảng Đông hoặc cá và rau hấp làm món ăn chính.
🔰Món Nhật
Sushi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đừng quên rằng nó cũng chứa nhiều cơm. Vì vậy hãy nghĩ đến phương án thay thế cơm trong sushi bằng cơm từ gạo lứt. Sushi gạo lứt cũng tốt, nhưng hãy chú ý về lượng carbohydrate. Điều chắc chắn nhất là hãy chọn một nhà hàng có bán loại sushi này. Nếu không thể tìm được nhà hàng nào như vậy, bạn chỉ nên ăn tối đa 6 chiếc sushi. Có một cách tốt hơn là hãy chỉ yêu cầu sashimi và món ăn phụ với đậu nành xanh giàu protein để ổn định lượng đường trong máu.
🔰Món Mexico
Trong các nhà hàng Mexico, bạn sẽ ăn những bánh tortillas lớn trong vỏ burrito. Tuy nhiên một vỏ burrito đã có đến 50 gram carbs, thêm 40 gram carbs từ cơm bên trong sẽ khiến đường huyết tăng. Vì vậy hãy gọi bát burrito vì đậu có chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) thấp. Nói cách khác, đậu tiêu hóa trong dạ dày chậm nên sẽ không làm đường huyết của bạn tăng.
Tác dụng của đậu đã được các nhà khoa học tiến hành khảo sát và đưa ra kết luận. Nếu mỗi ngày ăn 1 chút hạt đậu (~150g) và ăn như vậy trong vòng 3 tháng có mức HbA1c (huyết sắc tố A1C, một chỉ số về mức đường huyết trung bình dài hạn) đã giảm.
Nếu bạn muốn một bát burrito nhỏ, hãy gọi taco cá nướng hoặc gà fajitas và bánh tortillas ngô cỡ nhỏ. Những lựa chọn này có carbohydrate ít hơn 28% so với bánh tortilla có vỏ làm từ lúa mì.
🔰Bít tết
Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo bão hòa như bít tết, bánh mì kẹp thịt và sườn cừu. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 4 lần so với những người có lượng đường trong máu bình thường.
Tuy nhiên ở nhiều nhà hàng bít tết cũng được ăn kèm với các món ăn tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều. Thậm chí còn có cocktail tôm, gà nướng, cá hồi nướng và tôm hùm (không kèm bơ). Hãy thử gọi những món như này kèm salad, và món ăn phụ với măng tây, bông cải xanh hoặc mầm brussels.
🔰Món Hy Lạp
Nếu bạn đang lo lắng về lượng đường trong máu, thực phẩm Hy Lạp có thể sẽ là lựa chọn tốt nhất. Món gà souvlaki (xiên) với ít chất béo và carbohydrate, salad Hy Lạp, Gigandes (hầm đậu kiểu Hy Lạp ngon) và Abgoremono (còn gọi là súp gà orzo) là những gợi ý khuyến khích nên ăn. Các món ăn Hy Lạp nên tránh là giros béo ngậy (thịt nướng), moussaka (thịt sốt gratin), spanakopita (rau bina và bánh phô mai) và mực chiên.
🔰Món Ấn Độ
Món ăn Ấn Độ thường chưa nhiều nguy cơ tăng cân và tiểu đường, từ món samosa béo ngậy (bánh chiên) đến món khai vị làm từ gạo. Vì vậy hãy chọn những món ít chất béo giàu protein như súp đậu lăng, dal (đậu lăng hầm) và cà ri đậu xanh. Nếu bạn thực sự muốn một món thịt, hãy thử gà tandoori, bởi vì nó được nướng trong nước sốt sữa chua cay và nhẹ và rất cơ lợi cho sức khỏe.

27/03/2022

Các biến chứng liên quan đến tất cả các loại bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết (còn được gọi là 'giảm') là khi mức đường huyết của bạn giảm xuống quá thấp. Mặc dù hạ đường huyết có thể gặp ở những người dùng một số loại thuốc viên trị bệnh tiểu đường, nhưng tình trạng này lại phổ biến hơn ở những người tiêm insulin cho bệnh tiểu đường loại 1. Nói chung không phải là vấn đề đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường của họ thông qua một kế hoạch ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Tăng đường huyết
Tăng đường huyết (còn được gọi là 'tăng') có nghĩa là mức đường huyết cao. Có thể mức đường huyết của bạn cao và bạn không thể nhận biết được, bởi vì nhiều người không gặp phải các triệu chứng của tăng đường huyết.
Bệnh thận
Thận của bạn giúp làm sạch máu của bạn. Họ loại bỏ chất thải từ máu và đưa nó ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho thận của bạn (một tình trạng gọi là bệnh thận đái tháo đường). Bạn sẽ không nhận thấy tổn thương cho thận của mình cho đến khi nó khá tiến triển, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thực hiện các xét nghiệm được đề xuất để sớm phát hiện bất kỳ vấn đề nào. Nguy cơ phát triển các vấn đề về thận được giảm bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm tra huyết áp và thận thường xuyên và có lối sống lành mạnh. Tìm hiểu về tổn thương thận sớm là đơn giản và không đau. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa tổn thương thận và các biến chứng nghiêm trọng.
Tổn thương thần kinh và biến chứng chi dưới
Tổn thương tiến triển đến hệ thần kinh của bạn do bệnh tiểu đường gây ra được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Nó có thể dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân của bạn. Giảm lưu thông từ đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến sự chữa lành vết thương bình thường ở tứ chi của bạn. Điều đó có nghĩa là thiệt hại nhỏ có thể kéo dài và phát triển thành chấn thương vĩnh viễn. Kiểm tra bàn chân cá nhân hàng ngày và kiểm tra chân kỹ lưỡng hàng năm được thực hiện bởi bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng chi dưới.
Bệnh tim và đột quỵ

Videos (show all)

Vui Lòng Để Lại " Số Điện Thoại " Để Nhận Ưu Đãi 190.000Đ/1 Hộp và Máy Đo ĐƯỜNG HUYẾT
NHẬN ƯU ĐÃI VỚI GIÁ 190K/1 HỘP VÀ MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT 👉👉👉
NHẬN ƯU ĐÃI CHỈ VỚI 190.000 VNĐ/1 HỘP VÀ MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT 👉 👉 👉
NHẬN ƯU ĐÃI CHỈ VỚI 190.000 VNĐ/1 HỘP VÀ MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT 👉👉👉
NHẬN ƯU ĐÃI CHỈ 190K/1 HỘP + MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT NGAY HÔM NAY 👉👉
💥TIN NÓNG - HỖ TRỢ 100 SUẤT SỮA TIỂU ĐƯỜNG VỚI GIÁ 190.000Đ/ HỘP✅ Hỗ Trợ Ổn Định Đường Huyết & Xua Tan Biến Chứng *BỆNH ...

Telephone

Website