GreenFree - Thức Ăn Vỗ Béo Vật Nuôi
Liên hệ: 0972319532 để được tư vấn.
Green Free mở chương trình khuyến mãi.Mua 2 tặng 1.
----------------------------------------------------------
Vỗ béo vật nuôi an toàn, hiệu quả nhanh
Sản phẩm vỗ béo vật nuôi số 1 Việt Nam
----------------------------------------------------------
💥Giúp gia xúc: Nở mông - B**g đùi - Nhiều nạc - Tăng chất lượng thịt.
💥Giúp gia cầm: Mượt lông - Giảm lượng cám.
💥Thủy cầm: Tăng trưởng nhanh - Tăng kháng thể.
----------------------------------------------------------
☎ Liên hệ: 0972.319.532 để được tư vấn và đặt hàng.
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
Vận chuyển miễn phí , nhận hàng, kiểm tra rồi mới thanh toán
🔥MUA LIỀN TAY NHẬN NGAY KHUYẾN MÃI: Mua 2 tặng 1.
Vỗ béo vật nuôi an toàn, hiệu quả nhanh, hướng đi mới cho bà con nông dân.
🛑 Giúp gia xúc: Nở mông - B**g đùi - Nhiều nạc - Tăng chất lượng thịt.
🛑 Giúp gia cầm: Mượt lông - Giảm lượng cám.
🛑 Thủy cầm: Tăng trưởng nhanh - Tăng kháng thể.
☎ Liên hệ: 0972.319.532 để được tư vấn và đặt hàng.
Địa chỉ: Nhà máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
Vận chuyển miễn phí , nhận hàng, kiểm tra rồi mới thanh toán.
Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 2: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà con)
Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.
2.1. Chọn con giống
Chọn những con gà lông bông, bụng thon nhẹ rốn kín, mắt to tròn sáng và nhanh nhẹn, chân bóng cứng cáp không dị tật, đi lại bình thường, mỏ khép kín.
2.2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà con
2.2.1. Chuẩn bị úm
* Quây úm
Quây úm được sử dụng các tấm cót quây với chiều cao 50cm, mỗi quây có đường kính 2 – 3m nuôi úm 200 – 300 con, để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa. Từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây để gà có thể hoạt động di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống.
Mùa nóng từ ngày 14 có thể bỏ quây để gà con tự do chạy khắp chuồng úm, được ăn tự do.
Gà con cần được thả vào từng quây nuôi úm ngay sau khi nhận gà về và số lượng gà cần phân bổ vào các quây úm một cách đồng đều.
Gà con phải được uống nước và ăn thức ăn sạch. Những con được cho ăn và uống sớm thường cho thấy có tốc độ sinh trưởng và độ đồng đều cao hơn so với những con được ăn uống muộn.
Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn thắp sáng, bếp than, lò ủ trấu ở vùng sâu vùng xa. Vị trí đặt thiết bị sưởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu về nhiệt độ ở từng giai đoạn.
Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ:
+ Nếu gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ gà bị lạnh.
+ Nếu gà tản xa nguồn nhiệt nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
+ Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm cần phải che kín hướng gió thổi.
+ Khi đủ nhiệt gà vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều.
Cần phải quan sát một cách thận trọng và liên tục diễn biến của đàn gà trong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý.
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, phải lưu ý đến mật độ đàn, độ thông thoáng và ẩm độ không khí. Chúng ta có thể sử dụng tấm làm mát cho bay hơi nước, dùng quạt hút hoặc đẩy không khí nóng làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
2.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng
* Mật độ
Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.
Mật độ nuôi: 10-15 con/m2
Trong giai đoạn này đối với phương thức nuôi gà bán chăn thả và chăn thả: 4 tuần đầu nuôi nhốt trong chuồng. Cuối tuần 4-5 vào những ngày nắng ấm mỗi ngày gà được thả gà ra 1-2 giờ để gà làm quen dần với môi trường chăn thả. Sau một thời gian quen dần thì chúng ta mới thả gà thường xuyên.
* Chiếu sáng
Giai đoạn gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ để gà được ăn cả ngày lẫn đêm và phát phát huy được hết khả năng sinh trưởng.
* Nước uống
Nước uống cho gà cần sạch và phải được cấp thường xuyên. Bồn chứa và ống dẫn phải vệ sinh hoặc thực hiện rửa sát trùng đúng thời hạn.
Nước là nhu cầu đầu tiên của gà khi mới xuống chuồng. Nước cung cấp cho gà uống không được lạnh, tốt nhất là hơi ấm (khoảng 18-210C) trong 2 ngày đầu. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu có thể pha vào nước 5g đường Glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.
Sử dụng chụp nước uống bằng nhựa 3,5 – 4 lít cho 50-100 gà con. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất. Tốt nhất nên sử dụng máng uống bằng vật liệu có độ sáng bóng để hấp dẫn gà tới máng. Tuân thủ cho gà uống nước trước, sau 2 giờ mới cho thức ăn.
* Chế độ dinh dưỡng nuôi gà con
Để đạt được năng suất tăng trọng tốt nhất cần phải cho gà ăn theo khẩu phần có chất lượng tốt với mức protein và mức năng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng nuôi gà giai đoạn 0 – 4 tuần
– Máng ăn: 1 -3 ngày đầu có thể dùng giấy xi măng, giấy báo cũ trải lên chất độn chuồng để gà dễ ăn và phòng nhiễm trùng rốn. Trong 1 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn, nhựa với kích thước 3 x 50 x 80cm cho 100 gà con. Sau 3 tuần nên thay máng ăn dài hoặc máng P50 cho hợp vệ sinh. Chiều dài máng ăn bình quân/gà cần phải đảm bảo:
Tuần tuổi Khoảng cách
1-2 3 – 4 cm/con
3-6 4 – 5 cm/con
Khi dùng máng treo cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao ngang vai gà để gà ăn một cách thoải mái và tránh bị rơi vãi thức ăn.
– Kỹ thuật cho ăn
Gà được ăn sau khi đã được uống nước.
Đối với gà thịt: Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ.
Chỉ nên cung cấp một lượng thức ăn nhỏ và sẽ cấp bổ sung khi gà ăn hết thức ăn. Tránh cấp lượng thức ăn lớn gà không ăn hết dẫn đến ôi thiu làm mất tính thèm ăn của gà. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn chuồng, gây xuất hiện nấm mốc hậu quả gà ăn vào sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng.
HỖ TRỢ NÁI CAO SẢN TỪ GIAI ĐOẠN MANG THAI ĐẾN GIAI NUÔI CON
Đầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và trong suốt giai đoạn nuôi con. Sự phát triển này không thực sự giống nhau giữa những con nái khác nhau, nhưng chưa có giải thích nào rõ ràng về vấn đề này; ngay cả khi có sự không đồng nhất về kích thước nang trứng – một phần là từ di truyền trên nái cao sản. Tuy nhiên, những con nái có nang trứng phát triển tốt trong giai đoạn nuôi con thì khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục tiếp theo ngắn hơn và cho lứa đẻ lớn hơn ở lần đẻ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là việc chăm sóc tốt nái nuôi con là rất quan trọng để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.
Tiếp theo, thời điểm cai sữa là bắt đầu giai đoạn phát triển và hình thành nang trứng. Nang trứng phát triển tốt sẽ rút ngắn giai đoạn cai sữa đến động dục và đảm bảo quá trình rụng trứng tốt, đồng nghĩa với việc tối đa số trứng rụng trong cùng 1 thời gian. Tiếp đó, thời gian thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ trong tử cung heo nái cũng rất quan trọng. Trên thực tế, trong trường hợp quản lý không tốt ở khâu này (nhu cầu dinh dưỡng, phúc lợi, sinh lý,…) phôi có thể dễ bị chết vì mức độ nhạy cảm cao -đặc biệt trong mùa nắng nóng liên quan đến stress nhiệt. Hơn cả việc giảm khả năng sinh sản, nguy cơ mất phôi trước khi làm tổ dẫn đến việc không phát hiện nái có chửa, từ đó tạo nên thời kỳ đình dục trên nái. Nếu phôi làm tổ trong nội mạc tử cung thành công sẽ hình thành sự phát triển của nhau thai – liên kết giữa nái và phôi (khoảng 3 tuần sau khi động dục), khi đó việc quản lý thai nghén sẽ dễ dàng hơn.
Cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con
Vào 1/3 thời gian cuối mang thai (từ ngày 80 trở đi) rất quan trọng chủ yếu dựa vào nhu cầu dinh dưỡng. Bào thai bắt đầu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn cuối cùng này cho đến khi đẻ (7g / ngày vào khoảng ngày thứ 40 mang thai so với 36 gr/ ngày vào khoảng ngày thứ 100 thai kỳ). Sự cân bằng dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để bảo vệ heo nái cũng như bào thai. Trong trường hợp đó, điều quan trọng hơn là phải quản lý tốt heo nái cao sản và các chất dinh dưỡng được cung cấp trong khẩu phần. Đảm bảo trạng thái cơ thể heo nái cân bằng tốt trước khi vào chuồng đẻ là điều cần thiết để bắt đầu giai đoạn nuôi con.
Sau cùng, giai đoạn nuôi con là rất cần thiết để quản lý tốt heo nái. Heo con 1 ngày tuổi phụ thuộc nhiều vào sữa đầu; Và đối với lứa đẻ có số lượng heo con lớn thì chất lượng sữa đầu là điều rất cần thiết vì lượng sữa không tăng luỹ tiến với số lượng heo con. Năng suất tăng trưởng của heo ảnh hưởng lớn bởi những ngày đầu tiên của vòng đời do vậy heo nái phải cung cấp sữa đầu có chất lượng cao hơn (protein, chất béo, khả năng miễn dịch, hàm lượng chất chống oxy hóa…).
II. TÁC ĐỘNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ STRESS OXY HOÁ
Các giải pháp để kiểm soát các giai đoạn này rất đa dạng và cần phải có một cách tiếp cận tổng thể. Di truyền, cân bằng năng lượng, thao tác kỹ thuật ở trang trại, chất lượng thức ăn, quản lý stress, … tất cả mọi thứ đều phải được xem xét. Nhưng hãy cùng tập trung vào việc chống oxy hóa – một trạng thái trao đổi chất tương ứng với khả năng của cơ thể đối mặt với các gốc tự do, chất thải tự nhiên của các phản ứng sinh học và trao đổi chất (ví dụ: hô hấp tế bào).
Các gốc tự do này bình thường được tạo ra bởi các tế bào nhưng trong trường hợp có yếu tố stress (nội sinh hoặc ngoại sinh), nồng độ của chúng tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra sự mất cân bằng dẫn đến các tế bào bị tổn thương. Trong quá trình động dục và làm tổ, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng còn sống và làm rối loạn quá trình cấy ghép phôi. Trong quá trình đẻ, nó có thể làm giảm chất lượng sữa đầu từ đó ảnh hưởng đến việc truyền khả năng phòng vệ từ nái sang heo con.
Như đã đề cập trước đó, giai đoạn nuôi con rất quan trọng tương tự như giai đoạn tiền mang thai và giai đoạn cai sữa nhạy cảm. Nor-Grape đã chứng minh hiệu quả thực sự của nó trên tất cả các giai đoạn này.
1. Có nên chọn những giống heo nhập ngoại
Những giống heo thịt cao sản, hướng nạc được nhập ngoại về chọn nuôi làm giống trước đây, và heo lai của chúng đều nuôi cho thịt rất tốt. Đó là các giống Yorkshire large white, Yorkshire middle white, Berkshire, Duroc, Landrace, Hampshire … Vì ở vào giai đoạn này tỉ lệ nạc khá cao, nếu nuôi tiếp từ 100kg trở lên heo lại cho nhiều mỡ, bán không được giá. Thế nhưng có điều những giống heo này chỉ nên nuôi đến 6 hay 7 tháng tuổi, khi chúng đạt được trọng lượng từ 80 kg đến 100 kg thì nên xuất chuồng.
2. Tại sao phải thiến heo từ nhỏ?
Ngày nay, không ai thiến heo cái, vì giống heo ngoại nhập lớn con lại mau tăng trọng, chỉ nuôi đến 6 tháng tuổi (trước thời kỳ động dục) đã có trọng lượng khoảng 80kg đúng lứa để xuất chuồng rồi. Riêng heo cái lai (giữa giống heo ngoại với heo nội địa) chậm lớn, nếu nuôi đến 10 hay 12 tháng tuổi mới bán thịt được thì mức lời không nhiều, vì vậy cần phải thiến để chúng mau tăng trọng và cho nhiều lời. Heo con thiến vào giai đoạn năm sáu tuần tuổi, vết thương mau lành, lại cho phẩm chất thịt vừa mềm vừa ngon. Heo đã bị thiến thì tính tình trở nên hiền, không phá phách, chạy nhảy mà thụ động, chỉ biết ăn no rồi nằm ngủ nghỉ, nhờ đó mà mau tăng trọng, chóng đem lại mối lợi cho người nuôi.
3. Phương pháp nuôi heo thịt
Một chuồng nuôi từ năm bảy con đến năm bảy chục con, tuỳ theo diện tích rộng hẹp, miễn sao mỗi con chiếm khoảng 2 mét vuông là vừa. Nuôi heo thịt phải nuôi tập thể mới có lợi. Nhờ nuôi chung như vậy chúng mới tranh nhau ăn, mau tăng trọng và lớn đồng đều. Dù trong chuồng các heo thịt đã thiến, nhưng tính sân si của chúng vẫn còn, cắn tai nhau, vẫn cắn đuôi, rượt đuổi nhau gây nhiều thương tích. Có điều phải nuôi heo cùng lứa để con lớn không ăn hiếp con bé, con mạnh không tranh hết phần ăn của con yếu.
Thức ăn phù hợp cho lợn con tập ăn là sản phẩm HF – cám đỏ, trong giai đoạn 7-15kg là sản phẩm H-10S với các công thức giúp lợn thèm ăn, khỏe đường ruột để không bị tiêu chảy. Với giai đoạn lớn hơn thì sử dụng cám H-12S là sản phẩm phù hợp vì có những công dụng như: phát triển mông vai, thịt nạc đỏ đẹp, thành phần bổ sung Probiotic và Enzyme giúp tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Đến giai đoạn lợn ngoài 30kg thì có thể sử dụng sản phẩm H-15S cho đến khi xuất chuồng.
CHƯƠNG TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP
1. Những công việc chuẩn bị trước khi nhập gà
Chuẩn bị chuồng trại
– Vệ sinh sạch và sát trùng kỹ máng ăn máng uống trước khi sử dụng
– Vệ sinh tẩy uế và sát trùng chuồng trại
– Kiểm tra các thiết bị chăn nuôi để đảm bảo chúng hoạt động tốt trong quá trình nuôi.
Chuẩn bị quây úm
– Quây úm phải được chuẩn bị kỹ, mỗi quây úm có đường kính 2m cho 500 con gà, độ cao của quay úm khoảng 45-50 cm.
– Đèn úm : có thể úm bằng bóng đèn tròn hoặc chụp úm ga .
+ Một bóng 75w có thể úm được từ 100-110 con.
+ Nếu úm bằng chụp úm gas thì một chụp úm cho 500-510 con .
– Chất độn chuồng : có thể dùng trấu đã được phơi khô và xịt sát trùng.
Máng ăn và máng uống
– Máng uống : dùng 1 bình 4l cho 80-100 gàcon. Gà lớn dùng máng uống hình chuông 100-120 con /máng.
– Máng ăn : dùng một khay thức ăn tròn cho khoảng 80-100 gà con, gà lớn thì dùng máng treo khoảng 40 con/ cái.
– Máng ăn và máng uống phải được phân bố đều để đảm bảo gà có thể ăn và uống nước.
2. Chất lượng gà con giống
– Chỉ nên mua gà con từ các nguồn tin cậy, gà bố mẹ đã được kiểm tra không mắc các bệnh bạch lỵ, thương hàn ,Mycoplasma….
+ Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn.
+ Gà con không được dị tật về mắt, mỏ, chân,bề mặt chân sáng, bóng và tròn trịa
+ Gà con phải khỏe, bụng gà không bự và cứng.
Phương pháp úm gà
– Ngay khi gà về đến trại, phải nhanh chóng cho gà vào quây úm. Cho gà uống đầy đủ nước có hoà vitamin C và đường glucose( thường 2g vitC +50 g glucose trong 1 lít nước cho 80-100 con gà)
– Cho gà uống nước trong vòng 2-4 giờ đầu sau đó mới đổ cám cho gà con tập ăn
Nhiệt độ úm:
Rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gà.Nhiệt độ thích hợp cho gà trong tuần đầu là 32-34 oC,và cứ sau một tuần nhiệt độ sẽ giảm xuống 2oC .
– Quan sát gà con trong quây úm, ta có thể xác định nhiệt độ úm có thích hợp hay không:
+ Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ quá thấp ta phải tăng nhiệt độ lên
+ Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là nhiệt độ úm quá cao, cần phải giảm nhiệt độ xuống
+ Nếu gà con phân bố đều trong quây úm có nghĩa là nhiệt độ đã thích hợp.
Thời gian úm:
Tuỳ theo người chăn nuôi, thường là từ 10-14 ngày
Mật độ nuôi
Gà tăng trọng rất nhanh trong vài ngày đầu ,do đó ta phải theo dõi và nới rộng quây úm để đảm bảo đủ chỗ cho gà .
– Khi gà được 15 ngày trở lên ,mật độ nuôi khoảng 8-10 con/ m2
Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn:
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, ngày nay có nhiều loại thức ăn và chương trình cho ăn, đối với công ty Cargill, thức ăn cho gà công nghịêp có 3 loại khẩu phần :
– Thức ăn cho gà con từ 1-21 ngày ( Mã số 2101 có 21% đạm)
– Thức ăn cho gà choai từ 22-42 ngày (MS 2202 có 19% đạm)
– Thức ăn cho gà nuôi vỗ béo từ 43 ngày trở lên (MS 2302 có 17% đạm)
Cách cho ăn:
Khi gà còn nhỏ cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần bỏ một ít thức ăn, thức ăn phải luôn luôn mới
– Trước khi đỗ thức ăn mới, phải làm sạch khay đựng thức ăn
– Sau 2 tuần số lần cho ăn trong ngày sẽ giảm dần. Gà càng lớn thời gian ăn càng nhanh hơn, nên chỉ cho gà ăn vào buổi sáng và buổi chiều mát để tránh hiện tượng gà bị chết nóng
3. Phòng bệnh
– Nếu việc phòng bệnh tốt sẽ hạn chế được khả năng bệnh tật của gà, giảm tỉ lệ loại thải và giúp gà tăng trọng nhanh.Việc phòng bệnh bao gồm qui trình vệ sinh chuồng trại, việc làm vaccine và uống thuốc phòng .
Vệ sinh chuồng trại
– Chuồng trại và các dụng cụ, máng ăn ,máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
– Phải luôn giữ cho nền chuồng khô ráo
– Hạn chế cho người lạ vào trại, các xe ra vào trại phải được xịt thuốc sát trùng
– Khi ra vào trại phải giậm chân vào nước sát trùng
– Tắm rửa sạch sẽ và thay đồ mới khi vào trại
– Hạn chế nguồn lan truyền bệnh như chuột, chim…….
– Thực hiện nuôi gà “cùng vào cùng ra”
Phòng bằng vaccine
– Tuỳ từng vùng và tình hình dịch bệnh của vùng mà có chương trình vaccine khác nhau,và nên thực hiện theo sự chỉ dẫn của các hãng vaccine. Sau đây là chương trình thường được áp dụng trong chăn nuôi gà thịt:
+ 3 ngày ngừa viêm phế quản truyền nhiễm(IB) và dịch tả(ND) bằng cách nhỏ mắt nhỏ mũi
+ 12-14 ngày ngừa Gumboro : cho uống
+ 21 ngày ngừa dịch tả lần 2 : pha nước cho uống
Vaccine cúm đã được chủng tại nhà máy ấp
– Những vấn đề cần lưu ý khi làm vaccine :
+ Phải đảm bảo chắc chắn là đàn gà khoẻ mạnh trước khi làm vaccine
+ Nước pha phải là nước tinh khiết
+ vaccine phải được bảo quản tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất
+ Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào lọ vaccine
+ Cho gà nhịn khát khoảng 1-2 giờ trước khi làm vaccine
+ Khi cho gà uống vaccine, nên xua nhẹ các con gà đi rãi rác bên ngoài vào uống vaccine ,có như vậy mới đảm bảo tất cả gà đều được nhận vaccine
+ Thời gian uống hết vaccine tốt nhất trong vòng 20-30 phút
+ Nên làm vaccine vào buổi sáng
4. Chương trình phòng thuốc cho gà thịt
– Ngày 1: dùng đường glucose, vit C, vit AD
– Ngày 2-3-4 ( không dùng cũng được) : Có thể dùng các loại kháng sinh sau để phòng bệnh: Enrofloxacine, Ampicillin, Gentamycine, Flumequine, Apralan
– Ngày 5-6-7 : Dùng các vitamine tổng hợp
– Ngày 12-13-14 : Phòng cầu trùng : dùng Amprolium, Anticox, Baycox….
– Ngày 18-19-20-28-29-30 : phòng E-coli bằng Gentatylo,Ampicoli,Oxamid…..
Trong những điều kiện thời tiết thay đổi, hay trước khi làm vaccine nên cung cấp Vit C và các vitamine tổng hợp để tăng sức đề kháng cho gà.
Thu nhập ổn định trong đại dịch nhờ chăn nuôi bò sữa
Trong khi canh tác rau, hoa của nhiều người dân trong tỉnh Lâm Đồng thời gian qua lao đao vì tác động của dịch bệnh thì nghề chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương lại đang cho thu nhập rất ổn định, trong đó không ít các gia đình người dân tộc thiểu số ăn nên làm ra…
“Bò sữa khó nuôi hơn bò vàng, cứ nuôi bò sữa như bò vàng thì không được đâu. Người nuôi cần phải biết cách chăm sóc, chuồng trại phải thông thoáng, ngày vệ sinh 2 lần sáng, chiều khi vắt sữa, thức ăn phải chất lượng thì sữa mới bán được giá cao. Trong đợt dịch này các công ty thu mua sữa vẫn thu mua đều nên thu nhập gia đình rất ổn định” – K’Út tươi cười.
Không chỉ là người làm ăn giỏi, K’Út còn là một trưởng thôn gương mẫu của xã Đạ Ròn. Bằng những kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa có được, ông K’Út luôn sẵn sàng chia sẻ, vận động, hướng dẫn bà con trong thôn cùng nhau chăn nuôi bò sữa, phát triển kinh tế, xây dựng thôn Ròn ngày một ấm no, hạnh phúc.
Nối bước theo K’Út có rất nhiều gia đình người dân tộc thiểu số trong thôn Ròn cũng theo nghề nuôi bò sữa và dần ăn nên làm ra. Như gia đình bà Ka Wét, 46 tuổi, chẳng hạn. 3 năm trước bà vẫn còn làm vườn, thấy cực quá bà thử chuyển qua nuôi bò sữa và sau đó chuyển hẳn sang nghề này. Đến nay đàn bò gia đình bà trên 10 con, trong đó có 2 con đang cho sữa. “Nuôi bò sữa chắc ăn hơn làm vườn, nhất là trong đại dịch Covid này. Làm rau như vừa rồi xe đi không được, rau hạ giá mà giá phân bón lại cao. Bò sữa thì chỉ cần 4, 5 con vắt có sữa là dư ăn rồi” – bà Ka Wét nói.
Một gia đình trong thôn mới nuôi bò gần đây nhưng cũng đầu tư rất bài bản, đó là gia đình ông Ya Nơi, 40 tuổi. Ông mới chỉ bắt đầu nuôi khoảng hơn nửa năm nay, gia đình đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua 2 con bò sữa và dành hơn 1 sào đất để trồng cỏ, trồng bắp cho bò. “Người ta làm được mình cũng làm được, khó nhất là vốn nên phải có đủ vốn mới làm, vì mỗi con bò giống này khá đắt, trên 50 triệu, rồi mua máy móc, mua máy vắt sữa nên cũng tốn kém lắm” – ông Ya Nơi cho biết.