NUTRIBENTO

NUTRIBENTO

Giúp mọi người có thêm kiến thức về Sức Khỏe của bản bằng các món ăn heal

23/10/2022

Những tiết lộ đáng sợ về tác hại của xúc xích với sức khỏe
Việc cho trẻ ăn nhiều xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn là nguyên nhân dẫn đến thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp, ung thư.
Xúc xích hay những món ăn từ thịt đỏ rất được ưa chuộng. Nhưng theo các chuyên gia, việc ăn một cái xúc xích mỗi ngày vô cùng gây hại cho trẻ. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, và các loại ung thư…

Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh vẫn coi xúc xích là món ăn nhẹ, tiện lợi. Vì món này được nhiều trẻ yêu thích, không cần phải ép ăn, cha mẹ vẫn thường dùng để thay thế bữa ăn chơi, ăn nhanh, hoặc ăn thêm ngoài bữa ăn chính.

Theo các chuyên gia, xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.

Xúc xích là món ăn nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều xúc xích (cũng như các thực phẩm chế biến sẵn), sẽ dẫn đến tình trạng thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư... hay rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Trong các thành phần của xúc xích có thịt tự nhiên, mỡ động vật, da và thịt gia cầm. Phần còn lại là nhũ của chất đạm và chất béo, các chất ổn định đạm cũng cũng như dầu thực vật và nước và một phần là tinh bột và bột mì.

Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Dưới đây là những lý do bạn nên ngừng ăn xúc xích.

Chứa nhiều chất béo
Nhiều người thích ăn xúc xích trong những bữa ăn hàng ngày để bổ sung protein, nhưng thực tế hàm lượng protein trong xúc xích rất thấp, lại chứa nhiều các chất béo bão hòa. 100 g xúc xích tương đương 290 calo và chứa đến 26 g chất béo.

Lượng chất béo này chiếm đến 40% nhu cầu chất béo của cơ thể trong 1 ngày. Nếu ăn nhiều xúc xích, bạn sẽ bị thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp...

Chứa nhiều muối
Một cây xúc xích chứa 600 mg natri, bằng gần một nửa lượng muối khuyến cáo ăn hàng ngày. Lượng muối quá nhiều kết hợp với sự mất cân đối giữa muối natri và muối kali khiến có thể gây ra những tác hại tới sức khỏe nhưhuyết áp cao, bệnh tim mạch, thừa muối dẫn đến bị phù, trữ nước trong cơ thể.

Gây ung thư
Trong xúc xích còn có chứa muối nitrate dùng để bảo quản thực phẩm. Muối này khi vào cơ thể, dưới tác dụng của các men tiêu hóa, tham gia phản ứng ôxy hóa khử ở dạ dày và đường ruột, sinh ra chất nitrite.

Nitrite có tác dụng ôxy hóa hemoglobin của hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, thiếu máu, ung thư, thậm chí gây tử vong cho người dùng. Trẻ em, nếu ăn nhiều thực phẩm có chứa nitrate dễ bị nhiễm độc dẫn đến cơ thể xanh xao, ốm yếu, khó thở.

Làm từ thịt công nghiệp
Để giảm giá thành sản phẩm, nhà sản xuất phải sử dụng động vật nuôi công nghiệp, thậm chí là thịt bẩn để làm xúc xích. Loại thịt này có chứa cả kháng sinh, hormone kích thích tăng trưởng, hóa chất có thể gây hậu quả rất lớn cho sức khỏe như làm cơ thể kháng kháng sinh, dậy thì sớm...

23/10/2022

Theo dõi page để biết thêm thông tin về các loại sản phẩm ăn thường ngày có tốt cho sức khỏe?
---------------------------------------------------
Tư vấn xây dựng menu
Tặng ngay công thức 3 tuần thực dưỡng để bào vệ sức khỏe
Liên hệ page.

09/10/2022

Nước mắm: Loại gia vị không phải ai cũng có thể sử dụng
Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nước mắm nếu mắc phải một số vấn đề sức khỏe.
Nếu đang mắc phải một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây, bạn nên loại bỏ ngay nước mắm ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.

Bệnh tiểu đường
Nước mắm và các gia vị mặn có thể làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng vào cơ thể, đi kèm với đó là việc tăng cholesterol, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch. Điều này có thể khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cho người bị tiểu đường.

Cao huyết áp
Lý do không nên dùng nhiều nước mắm khi bị bệnh này là trong nước mắm có hàm lượng muối rất lớn, gây tình trạng co thắt động mạch, tăng huyết áp, gây xơ cứng động mạch, khiến người bệnh bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và có thể gây ra những tai biến như đột quỵ, suy tim...

Bệnh suy thận và suy thận mãn tính
Những người mắc bệnh này không nên sử dụng nước mắm vì nước mắm là gia vị chứa hàm lượng muối rất lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hơn nữa việc sử dụng nhiều nước mắm còn dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác, như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.

Bệnh tim mạch
Lượng muối cao trong nước mắm sẽ làm tăng cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều hơn. Trong khi đây lại là điều bất lợi cho bệnh nhân tim mạch vì khiến hệ tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn. Và hậu quả là tim phải làm việc nhiều hơn nên nếu thường xuyên diễn ra tình trạng này tim thất trái to lên, có thể dẫn đến suy tim, ảnh hưởng đến tuần hoàn và tim mạch.

Bệnh xương khớp
Độ mặn của nước mắm sẽ khiến cơ thể nhanh có cảm giác khát, khiến chúng ta phải uống nước nhiều nước hơn bình thường. Lượng nước này được bài tiết qua mồ hôi và nước, tiểu dẫn đến việc sẽ thải ra nhiều canxi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp và loãng xương.

06/10/2022

Có nên duy trì ăn kiêng trong thời gian dài?
Dù mang lại hiệu quả về mặt cân nặng cũng như vóc dáng, các chế độ ăn kiêng đặc biệt đều chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau 4 tuần áp dụng chế độ ăn Low Carb, chị P.T.Q.T. (30 tuổi, nhân viên ngân hàng, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) giảm được 7 kg.

Hài lòng về mức cân nặng sau khi ăn kiêng thành công, chị quyết định trở lại với cuộc sống trước đó. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần, cân nặng của chị T. có dấu hiệu tăng nhanh trở lại.

“Tôi đã có suy nghĩ hối hận vì bản thân dừng ăn kiêng quá sớm. Nhưng ngược lại, việc theo đuổi chế độ ăn này khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi không nghĩ mình có thể ăn như vậy đến cuối đời”, chị T. tâm sự.

Hiệu quả của những chế độ ăn kiêng
Nhận định cùng Zing, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng để quá trình giảm cân bền vững và an toàn nhất, việc cân bằng các chất dinh dưỡng vẫn là phương án tối ưu.

“Xét về dinh dưỡng, chúng ta có 3 nhóm chất sinh năng lượng là carbohydrate (tinh bột, đường), protein (đạm) và chất béo. Ngoài ra còn nhóm thứ 4 là vitamin, khoáng chất. Để giảm cân hiệu quả và an toàn, nguyên lý cơ bản là giảm tổng năng lượng nạp vào trong khi tỷ lệ các nhóm chất được giữ nguyên ở trạng thái cân bằng”, vị chuyên gia nói.

Thạc sĩ Hải khẳng định đây là phương pháp tốt nhất chúng ta cần hướng tới. Tuy nhiên, một số chế độ ăn kiêng đặc biệt cũng giúp cơ thể giảm cân, đốt mỡ nhanh hơn.

Hiện nay, một số chế độ ăn phổ biến và được nhiều người áp dụng có thể kể tới Low Carb, Keto hay Intermittent Fasting (IF).

Trong khi Low Carb đơn thuần là giảm tỷ lệ carbohydrate trong chế độ ăn, Keto lại trở thành một phiên bản khác khắc nghiệt hơn với việc loại bỏ gần như hoàn toàn các thực phẩm cung cấp tinh bột. Mặt khác, người thực hiện Keto được phép ăn thoải mái chất béo cùng một lượng protein vừa đủ.

Khác với 2 chế độ trên, IF giúp người áp dụng giảm năng lượng nạp vào bằng cách cắt bớt bữa ăn trong ngày tùy công thức. Ví dụ một người áp dụng công thức 16:8 sẽ để bụng đói trong vòng 16 tiếng và chỉ ăn 8 tiếng mỗi ngày. Điều này đồng nghĩa họ chỉ ăn bữa sáng và trưa, bỏ bữa tối.

Thạc sĩ Hải cho hay những chế độ ăn này được khá nhiều người áp dụng. Ưu điểm của chúng là có hiệu quả giảm cân, mỡ rất nhanh. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhấn mạnh những chế độ này không thể sử dụng lâu dài.

Tác hại khi áp dụng kéo dài
“Trong thực tế tư vấn và điều trị, tôi chỉ cho phép bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ với Low Carb, thời gian tối đa tôi cho người bệnh sử dụng là 2-3 tháng”, thạc sĩ Lê Thị Hải nói.

Theo vị chuyên gia, nguyên nhân là việc duy trì kéo dài các chế độ ăn kiêng đặc biệt buộc chúng ta đi ngược với sinh lý của cơ thể, từ đó gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Với Low Carb hay Keto, các chế độ ăn này gây thiếu hụt nguồn năng lượng từ carbohydrate. Đây là thành phần chính mang lại năng lượng cho não bộ hoạt động.

Đây cũng là nguyên nhân khiến người áp dụng Keto trong tuần đầu tiên thường xuất hiện hội chứng cúm Keto, gây khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.

“Người áp dụng Keto còn có tình trạng Ketosis, tức khi cơ thể thay thế toàn bộ năng lượng từ tinh bột bằng chất béo, chúng có thể xuất hiện tình trạng đi tiểu ra ceton, rối loạn chuyển hóa, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt”, thạc sĩ Hải cho hay.

Người áp dụng Low Carb thường nạp một lượng lớn protein trong ngày. Việc ăn đạm nhiều, kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận, gây táo bón cùng các tác dụng phụ khác.

Trong khi đó, IF an toàn và thuận tiện hơn cho người sử dụng nhưng không phù hợp với mọi đối tượng. Cụ thể, việc phải trải qua thời gian không ăn dài khiến nhiều người có thể lực yếu không chịu được, dẫn tới hạ đường huyết, thậm chí ngất xỉu.

“Nhìn chung, những phương pháp này đều có thể áp dụng để phục vụ mục tiêu giảm cân do hiệu quả chúng mang lại. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, mọi người nên nhờ sự trợ giúp, thăm khám từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn”, thạc sĩ Hải khuyến cáo.

Tránh tăng cân trở lại như thế nào?
Bác sĩ Lê Thị Hải khẳng định nguy cơ tăng cân trở lại sau khi ăn kiêng là điều chắc chắn và đã xảy ra với rất nhiều người.

“Rất nhiều trường hợp đã ăn kiêng và thành công trong việc đạt cân nặng mong muốn. Tuy nhiên, sau khi bỏ chế độ ăn kiêng đó và trở về thói quen ăn uống bình thường, một số người còn có tâm lý ‘ăn bù’ để giải tỏa quãng thời gian kiêng khem, đã tăng cân trở lại, thậm chí cao hơn mức cũ”, thạc sĩ Hải cho hay.

Theo vị chuyên gia, ngay cả trong trường hợp giảm cân bằng phẫu thuật hay dùng thuốc, sau khi ngừng liệu trình, nếu không kết hợp chế độ ăn phù hợp cũng sẽ tăng cân trở lại.

Do đó, bà nhấn mạnh sau khi áp dụng một chế độ ăn kiêng và đạt được những kết quả mong muốn, chúng ta vẫn phải duy trì mức năng lượng nạp vào phù hợp tới hết cuộc đời.

“Những người thừa cân, béo phì gần như phải ăn kiêng cả đời. Có điều chúng ta sẽ không phải áp dụng những phương pháp đặc biệt nữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ ăn theo chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý hơn. Phải làm sao để năng lượng nạp vào cân bằng với năng lượng tiêu hao, tránh dư thừa, đồng thời kết hợp hoạt động thể lực”, vị chuyên gia kết luận.

30/09/2022

20 thực phẩm 'sinh ra để dành cho nhau'
Nếu bạn kết hợp thực phẩm thông minh, chúng sẽ đem lại hiệu quả gấp bội, giúp bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn và tránh một số bệnh tật.
Những thực phẩm 'ăn gì bổ nấy' Nhiều thực phẩm không chỉ giống về hình dạng mà còn rất có lợi cho các bộ phận trên cơ thể người.

Táo và chocolate: Trong táo có chứa enzyme catechin, chất này kết hợp cùng quercetin chống oxy hóa có trong chocolate giúp tăng cường miễn dịch, kích thích hoạt động của não, cải thiện hoạt động của tim và mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bột yến mạch và nước cam: Hai loại đồ ăn này là nguồn tuyệt vời cung cấp phenolics. Cách kết hợp này giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và làm sạch cơ thể, loại bớt các chất độc.

Thịt lợn và bắp cải mầm: Thịt lợn có chứa chất selen hỗ trợ ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Thịt lợn ăn kèm với bắp cải mầm giàu chất hữu cơ sulforaphane, chất này làm tăng gấp 13 lần hiệu quả của chất selen có trong thịt lợn.

Cà chua và gan: Việc thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi triền miên, tốc độ trao đổi chất giảm, các vấn đề với tim và mạch máu. Tuy nhiên, sắt chứa trong gan không thể được hấp thụ tốt mà không có vitamin C, chất mà cà chua sở hữu rất nhiều.

Mùi tây và chanh: Mùi tây phát huy tác dụng tốt hơn nhiều nếu kết hợp với họ cam quýt. Sắt chứa trong rau mùi tây cải thiện sự hấp thụ vitamin C vào máu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sự trao đổi chất. Ảnh: ©Depositphotos.

Rau quả và sữa chua: Sữa chua tự nhiên không chứa phẩm, ít đường là tốt nhất. Vitamin trong rau xanh giúp quá trình hấp thụ canxi trong sữa chua tốt hơn. Sự kết hợp này giúp cải thiện chức năng dạ dày và bình thường hóa vi sinh đường ruột.

Quả bơ và rau bina (rau chân vịt): Đây có thể coi là sự kết hợp tạo ra "vàng mười". Rau bina chứa nhiều vitamin A và lutein, những chất này sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe khi kết hợp với các chất béo thực vật hữu ích có trong quả bơ. Hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ cải thiện đáng kể nếu bạn kết hợp hai món này thường xuyên.

Chanh và trà xanh: Uống trà xanh với chanh là một cách tuyệt vời để làm dịu cơn khát và bổ sung năng lượng. Trà xanh có chứa catechin, ảnh hưởng đến tuổi thọ và hệ thống miễn dịch. Vitamin C có trong chanh sẽ làm tăng tác dụng của trà lên nhiều lần.

Cà chua và dầu olive: Người Italy ít khi mắc các bệnh tim mạch vì thường xuyên kết hợp cặp thực phẩm này. Chất lycopene có trong cà chua, cải thiện tim và mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và sự hình thành các khối u ác tính. Khi tiêu thụ cùng dầu olive, lycopen có cơ hội được hấp thụ tốt hơn. Ảnh: ©Depositphotos.

Thịt lợn và lá hương thảo: Thịt là một nguồn protein quan trọng, nhưng món thịt hầm, thịt nướng hay chiên rán có thể dẫn đến hình thành các hợp chất gây ung thư. Tuy nhiên, lá hương thảo là chìa khóa hóa giải cho những nguy cơ trên. Chất chống oxy hóa trong lá hương thảo giúp ngăn chặn sự hình thành các chất có hại khi cho thịt vào lò nướng.

27/09/2022

Không nên uống nước sau khi ăn những thực phẩm này
Chúng ta thường được khuyên không nên uống nước sau khi ăn một số loại thực phẩm, cụ thể là những thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, cam, dứa, bưởi…
Cơ thể bạn cần một mức độ pH nhất định để tiêu hóa đồ ăn. Độ pH này bị phá vỡ nếu bạn uống nước sau khi ăn những thực phẩm chứa nhiều nước. Điều này là do quá nhiều nước sẽ làm loãng độ pH của hệ tiêu hóa, dẫn tới tiêu hóa kém. Do sự xuất hiện của chất xơ và nước, các loại quả như đu đủ và dưa được khuyên không dùng khi đang đói, vì chúng làm loãng độ pH của hệ tiêu hóa.

Những loại thực phẩm chứa nhiều nước này tiêu hóa khá nhanh khi đói, và chúng bắt đầu tiêu hóa trong thực quản ngay trước khi tới hệ tiêu hóa. Uống nước sau khi sử dụng những thực phẩm này làm xáo trộn độ pH và ngừng quá trình tiêu hóa.

Uong nuoc sau khi an mot so thuc pham anh 1
Bạn không nên uống nước sau khi ăn những thực phẩm nhiều nước như dưa hấu.
Vì vậy trong một số trường hợp, thay vì chuyển hóa thành dinh dưỡng, chúng bị chuyển đổi thành chất độc. Kết quả là thực phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các loại quả như dưa chuột, dưa hấu cải thiện tiêu hóa nếu được ăn đúng cách. Uống nước sau khi dùng những loại quả này có thể ảnh hưởng không tốt. Điều này là do thực phẩm chứa nhiều nước, giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Uống nước sau khi ăn những thực phẩm này, nhu động ruột trở nên quá “trơn tru” và có thể dẫn tới tiêu chảy.

Nói chung, bạn không nên uống nước ngay sau bữa ăn hoặc trong khi ăn vì điều này có thể loại bỏ các enzym tiêu hóa, và dẫn tới tiêu hóa kém. Thời gian lý tưởng để uống nước sau khi ăn những thực phẩm này và sau các bữa ăn nên là 30-40 phút.

20/09/2022

13 chứng bệnh có thể trị khỏi nhờ hoa chuối
Không chỉ là món ăn phổ biến hàng ngày, hoa chuối còn có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ngực bụng đầy chướng, hay ợ chua, nôn nhiều đờm rãi, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh guyệt, chỉ khát nhuận phế, thông huyết mạch, lợi xương tủy.

Thạc sĩ Toàn khuyến nghị một số cách dùng hoa chuối để chữa bệnh cụ thể sau:

- Lao phổi: hoa chuối 60 g, phổi lợn 250 g, hai thứ đem nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Hoặc hoa chuối 100 g sấy khô tán thành bột, mỗi lần lấy 20-50g hòa đều với mật ong uống, mỗi ngày 3 lần. Hoặc hoa chuối 100 g, mật ong 250 g, hoa chuối sấy khô tán thành bột, mỗi lần lấy 30 g hòa đều với mật ong uống, mỗi ngày 3 lần.

- Cơn đau thắt ngực, hồi hộp: hoa chuối 250 g, tim lợn một cái, hai thứ đem hầm chín, ăn trong ngày. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ đem đốt hoặc sao cháy rồi tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g với nước muối nhạt.

- Nhịp tim nhanh: hoa chuối 30 g, tim lợn một quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày.

- Ăn không tiêu, đầy chướng dâng lên cổ, nôn nấc: hoa chuối 10 g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với một chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6 g với nước ấm.

- Đau dạ dày: hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15 g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10 g, gạo tẻ 30 g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày.

- Bụng chướng đau, ợ chua: hoa chuối 6 g sắc uống.

- Đau bụng: hoa chuối 18 g, ngô du tử 18 g, sắc uống.

- Nấc: hoa chuối 60 g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6 g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.

- Kiết lỵ: hoa chuối 30 g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.

- Vết thương do hỏa khí: hoa chuối non, tôm tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

- Viêm gan, hoàng đản: hoa chuối 12 g sắc uống hàng ngày.

- Nhọt độc, ung thũng: hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương.

- Bế kinh: hoa chuối 15 g, hoa quế 5 g, hoa hồng 10 g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.

17/09/2022

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết rau hẹ có tính ôn nên rất thích hợp trong việc ôn bổ dương khí.

Vì sao nên dùng rau hẹ?
Bác sĩ Toàn cho biết rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, carotene, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm.

Người ta ước tính trong mỗi 100 g rau hẹ có chứa 2,1 g protein, 0,6 g lipid, 3,2 g carbonhydrat, 48 mg Canxi, 46 mg photpho, 1,7 g sắt, 3,21 mg carotene, 0,03 mg vitamin B1, 0,09 mg vitamin B2, 0,9 mg vitamin B3, 39 mg vitamin C.

Hẹ mềm, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn.

Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy loại rau này chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu cao huyết áp và các bệnh cơ tim.

Tuy nhiên, thạc sĩ Toàn lưu ý loại rau này khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt nên kiêng ăn hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.

10 cách trị bệnh bằng rau hẹ
Vẫn theo thạc sĩ Toàn, rau hẹ là loại rau "khởi dương" nên rất tốt trong việc tăng cường sinh lực phái mạnh, có thể chỉ định trong các trường hợp:

- Trị chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi: lấy 250 g lá hẹ, 60 g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.

- Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột, trộn với mật làm hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 5 g với rượu ấm vào lúc đói.

- Tăng khả năng sinh dục của nam giới: dùng lá hẹ 200 g, con ngài tằm đực khô 1000 g, dâm dương hoắc 600 g, kỷ tử 200 g, kim anh tử 500 g, ngưu tất 300 g, ba kích 500 g, thục địa 400 g, sơn thù 300 g, đường kính 4000 g, tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu, sau 30 ngày thì dùng dược, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.

Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng chữa các bệnh khác như:

- Trị chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng: lấy 100 g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60 g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 thang liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.

- Chứng bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng thuộc thể tỳ vị hư hàn: lấy 250 g lá hẹ tươi, sinh khương 3 0g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, hòa với 250 ml sữa tươi, đun sôi rồi uống từ từ.

- Trị cơn đau cấp vùng thượng vị: dùng 500 g lá hẹ tươi, rửa sạch ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 ml.

- Những trường hợp nôn ra máu, khái huyết, chảy máu cam, đái ra máu: dùng 500 g lá hẹ tươi rửa sạch, ép lấy nước, cô đặc rồi trộn với bột sinh địa làm hoàn, mỗi viên 3 g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

- Chứng ho trẻ em: lấy lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hạt chanh 20 hạt, cho vào bát sạch, giã nát, đem hấp chín với 10 ml nước và một chút đường, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày hoặc lấy lá hẹ 15 g phối hợp với 10 lá dâu non, cách làm tương tự như trên.

- Chứng ợ chua: dùng nước ép lá hẹ 60 ml hòa với 250 ml sữa bò và 15 ml nước gừng tươi, đun sôi, uống nóng.

- Trẻ em bị giun kim, ra mồ hôi trộm: lấy 30 g lá hẹ ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn trong ngày

13/09/2022

Rau hẹ - vị thuốc rẻ tiền giúp quý ông kéo dài 'cuộc yêu'
Rau hẹ còn được gọi là “rau khởi dương” rất tốt trong việc chữa các bệnh khó nói ở nam giới hoặc giúp tăng khả năng sinh dục.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết rau hẹ có tính ôn nên rất thích hợp trong việc ôn bổ dương khí.

Vì sao nên dùng rau hẹ?
Bác sĩ Toàn cho biết rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, carotene, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm.

Người ta ước tính trong mỗi 100 g rau hẹ có chứa 2,1 g protein, 0,6 g lipid, 3,2 g carbonhydrat, 48 mg Canxi, 46 mg photpho, 1,7 g sắt, 3,21 mg carotene, 0,03 mg vitamin B1, 0,09 mg vitamin B2, 0,9 mg vitamin B3, 39 mg vitamin C.

Hẹ mềm, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn.

Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy loại rau này chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu cao huyết áp và các bệnh cơ tim.

Tuy nhiên, thạc sĩ Toàn lưu ý loại rau này khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt nên kiêng ăn hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.

10 cách trị bệnh bằng rau hẹ
Vẫn theo thạc sĩ Toàn, rau hẹ là loại rau "khởi dương" nên rất tốt trong việc tăng cường sinh lực phái mạnh, có thể chỉ định trong các trường hợp:

- Trị chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi: lấy 250 g lá hẹ, 60 g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.

- Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột, trộn với mật làm hoàn to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 5 g với rượu ấm vào lúc đói.

- Tăng khả năng sinh dục của nam giới: dùng lá hẹ 200 g, con ngài tằm đực khô 1000 g, dâm dương hoắc 600 g, kỷ tử 200 g, kim anh tử 500 g, ngưu tất 300 g, ba kích 500 g, thục địa 400 g, sơn thù 300 g, đường kính 4000 g, tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu, sau 30 ngày thì dùng dược, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.

Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng chữa các bệnh khác như:

- Trị chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng: lấy 100 g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60 g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 thang liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.

- Chứng bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng thuộc thể tỳ vị hư hàn: lấy 250 g lá hẹ tươi, sinh khương 3 0g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, hòa với 250 ml sữa tươi, đun sôi rồi uống từ từ.

- Trị cơn đau cấp vùng thượng vị: dùng 500 g lá hẹ tươi, rửa sạch ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 ml.

- Những trường hợp nôn ra máu, khái huyết, chảy máu cam, đái ra máu: dùng 500 g lá hẹ tươi rửa sạch, ép lấy nước, cô đặc rồi trộn với bột sinh địa làm hoàn, mỗi viên 3 g, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

- Chứng ho trẻ em: lấy lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hạt chanh 20 hạt, cho vào bát sạch, giã nát, đem hấp chín với 10 ml nước và một chút đường, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày hoặc lấy lá hẹ 15 g phối hợp với 10 lá dâu non, cách làm tương tự như trên.

- Chứng ợ chua: dùng nước ép lá hẹ 60 ml hòa với 250 ml sữa bò và 15 ml nước gừng tươi, đun sôi, uống nóng.

- Trẻ em bị giun kim, ra mồ hôi trộm: lấy 30 g lá hẹ ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn trong ngày.

03/09/2022

Theo dõi page để biết thêm thông tin về các loại sản phẩm ăn thường ngày có tốt cho sức khỏe?
---------------------------------------------------
Tư vấn xây dựng menu
Tặng ngay công thức 3 tuần thực dưỡng để bào vệ sức khỏe
Liên hệ page.

03/09/2022

Cà phê không có hại như nhiều người lầm tưởng
Tin vui dành cho những người yêu cà phê, nếu bạn uống ít hơn 4 tách mỗi ngày sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành xem xét và đánh giá hơn 740 công trình nghiên cứu từ năm 2001-2015 về tác động của caffeine đối với sức khoẻ người bao gồm: độc tính cấp tính, xương, tim, não và sinh sản.

Họ thấy rằng một người trưởng thành tiêu thụ không quá 400 mg caffeine một ngày, tương đương với 4 tách cà phê hoàn toàn không gây nguy hại cho sức khỏe. Đối với phụ nữ mang thai thì con số này là 300 mg, tương đương với 3 tách.

Vì vậy, nếu không thường xuyên uống vượt quá ngưỡng này, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề sức khỏe.

Nếu sử dụng quá ngưỡng 400 mg caffein một ngày sẽ có nguy cơ mắc rất nhiều vấn đề về sức khỏe như lo âu, suy tim, xảy thai, dị tật bẩm sinh. Ảnh: Shutterstock/Marian Weyo.
Caffein có rất nhiều tác dụng tốt như kích thích hưng phấn, làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu viêm, tăng khả năng ghi nhớ, nhận thức và phản xạ. Mặc dù có rất nhiều tác dụng tích cực nhưng từ lâu, chất kích thích thần kinh được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới này cũng được cho là có liên quan với bệnh tim mạch và chứng suy giảm trí nhớ.

Theo tiến sĩ Eric Hentges, giám đốc International Life Sciences Institute (ILSI), phát hiện này cung cấp thêm dữ liệu và bằng chứng có giá trị, hỗ trợ công tác nghiên cứu trong tương lai về mức độ an toàn của caffeine đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý, không phải chỉ riêng cà phê có chứa caffeine, rất nhiều thực phẩm có chứa một lượng đáng kể caffeine như: 1 tách trà trung bình có chứa 50 mg, nước tăng lực Red Bull có chứa 80 mg mỗi lon, một thanh nhỏ của chocolate đen cũng có đến 50 mg, hay Coca Cola, một thức uống thường được coi là có hàm lượng caffein cao, chứa 30 mg mỗi lon. Các loại thuốc giảm đau cũng thường được thêm caffein để nâng cao tác dụng.

31/08/2022

Theo dõi page để biết thêm thông tin về các loại sản phẩm ăn thường ngày có tốt cho sức khỏe?
---------------------------------------------------
Tư vấn xây dựng menu
Tặng ngay công thức 3 tuần thực dưỡng để bào vệ sức khỏe
Liên hệ page.

28/08/2022

Theo dõi page để biết thêm thông tin về các loại sản phẩm ăn thường ngày có tốt cho sức khỏe?
---------------------------------------------------
Tư vấn xây dựng menu
Tặng ngay công thức 3 tuần thực dưỡng để bào vệ sức khỏe
Liên hệ page.

28/08/2022

Dưa chuột có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?
Dưa chuột được coi như một loại rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng, dùng để giải nhiệt, giảm cân. Nhưng ăn nhiều dưa chuột có tốt hay không là câu hỏi gây tranh cãi.
Mới đây, bác sĩ Steven Gundry, một chuyên gia về tim mạch người Mỹ cho biết ông đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng suy giảm trí nhớ và các loại lectin, một loại protein có trong dưa chuột, cà chua và ngũ cốc nguyên hạt.

Phát hiện của bác sĩ Gundry được đăng trên trang Goop.com, một tạp chí về sức khoẻ, làm đẹp được thành lập bởi nữ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Gwyneth Paltrow vào năm 2008.

Trong bài báo của bác sĩ Gundry, ông viết: “Một số lectin tương đồng với các protein trong cơ thể, trong khi một số khác trông giống như các hợp chất mà cơ thể coi là có hại, chẳng hạn như lipopolysaccharides (LPS), là các mảnh của vi khuẩn sau quá trình phân chia liên tục và chết trong ruột. Lectin giống với các protein khác trong cơ thể và LPS có thể tấn công hệ miễn dịch và những vấn đề về sức khoẻ khác như viêm ruột thừa, hội chứng Brain Fog, bệnh về thần kinh và bệnh tự miễn”.

Lectin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe như: cà chua, ớt, dưa chuột, cây họ đậu, ngũ cốc, mầm hạt và một số sản phẩm làm từ sữa. Ông Gundry cảnh báo rằng ăn nhiều những loại thực phẩm chứa lectin có thể khiến chúng ta mắc chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột và các bệnh về thần kinh.

Sau khi được đăng tải, bài báo nhận được nhiều ý kiến trái chiều của độc giả trên mạng xã hội. Một số ý kiến không đồng ý nhưng cũng có rất nhiều ý kiến tán thành với bác sĩ Gundry, trong đó có các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ thừa nhận rằng đã có bằng chứng cho thấy lectin có hại cho đường ruột và có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe con người.

Trong dưa chuột có chứa lectin, chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh: Medical News Today.
Bác sĩ người Anh, Tom Greenfield đã tiến hành kiểm tra tác động của lectin lên các nhóm máu khác nhau. Ông phát hiện ra rằng loại protein này ảnh hưởng đối với mỗi nhóm máu là hoàn toàn khác nhau. Điều đó có nghĩa là lectin có thể có hại đối với người này nhưng chưa hẳn đã xấu đối với người khác.

Ông cho biết lectin có thể làm biến đổi hệ miễn dịch và lượng máu của cơ thể. Chúng có thể ngăn chặn thụ thể insulin, gây ảnh hưởng đến các mạch máu, thậm chí cả mạch máu não dẫn đến các tổn thương cho não.

Nhà dinh dưỡng học Nikki Ostrower, người sáng lập NAO Nutrition & Wellness, cho biết các chuyên gia thường tránh sử dụng thực phẩm chứa lectin trong chế độ ăn nhưng mọi người lại ít biết đến điều đó.

Trước khi có thuốc bảo vệ thực vật, cây trồng thường phát triển “theo cách riêng của chúng” để chống lại các mối đe dọa và lectin chính là “thuốc trừ sâu” tự nhiên đó. Khi chúng ta ăn những loại thực phẩm này, vô hình chung chúng ta đang nuốt vào “thuốc trừ sâu” tự nhiên và có thể mắc các bệnh về đường ruột chẳng hạn như viêm ruột thừa hay các bệnh tự miễn.

Bà Ostrower khuyên rằng chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm có chứa lectin ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày được và cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là nấu chín hoặc chế biến bằng cách ngâm, muối, lên men thực phẩm.

Một số thực phẩm phổ biến có chứa lectin là dưa chuột, cà tím, cà chua, khoai tây, hạt họ đậu, ngũ cốc, sữa. Theo cuốn sách về thực dưỡng The Blood Type Diet, một số lectin cụ thể sẽ có tác động đến các nhóm máu khác nhau. Do đó mọi người nên tránh ăn hoặc ăn ít những thực phẩm tùy theo nhóm máu của mình như:

- Nhóm máu O: tránh ăn lúa mì, dầu đậu nành, lạc (đậu phộng), đậu thận,…

- Nhóm máu A: tránh ăn đậu lima, cà chua, cà tím, đậu garbanzo,…

- Nhóm máu B: tránh ăn thịt gà, ngô, đậu nành, đậu lăng,…

- Nhóm máu AB: tránh ăn thịt gà, ngô, chuối, đậu răng ngựa (fava beans),…

Videos (show all)

Nutribento
Nutribento
Nutribento
VE Project 1-14
VE Project 1-12
Nutribento
Nutribento
Sức khỏe
VE Project 1-8
NUTRIBENTO
Nutribento
Nutribento

Telephone