AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga

AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga

Chào bạn, mình là Ngọc Anh. Mình đã được đào tạo và nghiên cứu giảng dạy t

15/09/2021

Hãy học cách đón nhận kể cả những điều không vui ❤️

14/09/2021

" Yoga mang ý nghĩa bổ sung - bổ sung năng lượng, sức mạnh và vẻ đẹp cho cơ thể, cho trí nào và tâm hồn."_Amit Ray

08/09/2021

Rồi một ngày nào đó, mình không còn bên nhau
Nhưng mà khi tập lại, chắc gì người không đau..? #

03/09/2021

Chiến binh 2 - Đòi hỏi sức mạnh và sự ổn định của một chiến binh thần thoại 🙏🏻.
Trông có vẻ dễ dàng, nhưng cũng khá khó để thực hiện đúng. Và có 1 điều chắc chắn rằng, khi thực hiện đúng bạn sẽ thấy an yên, trở nên can đảm hơn từ tư thế này. 💪🏻

02/09/2021

Một chút đáng yêu đến từ lớp Yoga Bầu ❤️

29/08/2021

TẠI SAO KHI TẬP YOGA:
HUYẾT ÁP THẤP KHÔNG NGẢ SAU VÀ HUYẾT ÁP CAO KHÔNG GẬP TRƯỚC?
Bởi:
Người huyết áp thấp là người thiểu năng tuần hoàn não, sự lưu thông máu về não kém không cung cấp đủ dưỡng khí cho não nên thường xảy ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ... Khi ngả sau vô tình khiến động mạch nền, động mạch đốt sống bị chặn lại cho nên sự tuần hoàn máu lên não càng chậm hơn. Điều này gây nên tình trạng choáng, thậm chí ngất khi thực hành các bài tập ngả gập cổ ra sau. Chính vì thế, người huyết áp thấp nên tăng cường thực hành các tư thế yoga gập trước, các tư thế đầu thấp hơn thân giúp cho việc lưu thông máu về não dễ dàng hơn, giúp tăng cường tuần hoàn máu não.
Với người huyết áp cao cần tránh thực hành các tư thế cúi đầu sâu, cần cẩn thận khi tập các tư thế đầu thấp hơn hông. Bởi khi huyết áp đã cao, nếu thực hành các tư thế cúi đầu thấp làm tăng lượng máu về não, tốc độ lưu chuyển dòng máu tăng nhanh càng gây nguy hiểm hơn cho người tập.
Nguồn: Diễn đàn Yoga

28/08/2021

10 Amazing Things That Happen When You Do Yoga Every Day:
1. You have better flexibility and mobility.
2. You might lose weight.
3. You could get better at other workouts, too.
4. You could reduce chronic pain.
5. You could boost your mental health.
6. You may become more creative.
7. You may have a more positive outlook.
8. You could lower your risk of heart disease.
9. You could ease asthma symptoms.
10. You could stress less and sleep better.

26/08/2021

"Nắng vàng nhuộm lá vàng đây
Tình ơi! Nhặt chút nắng say rồi về
Nắng say trên mái tóc thề
Tình ơi! Nắng gợi vai kề bên vai
Ngã đầu nghiêng bóng mi dài
Ghé vào giấc mộng hồn ai mỉm cười"
(Sưu tầm)
------------

25/08/2021

Tik Tok o'clock!

24/08/2021

Chú cá mắc cạn 2020 của nhà Anna xứng đáng điểm 9 không cả nhà ơi 🥰

24/08/2021

Chỉ mong hết dịch để lại được đón bình minh buổi sáng bằng những bài tập Yoga trên bãi biển 🌞

Photos from AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga's post 23/08/2021

Rất nhiều người hỏi tôi tập Yoga bao lâu thì thành công?
Câu trả lời của t là "không có"
Bởi cùng 1 khoảng thời gian là 5 năm , nhưng tôi tập luyện 1 tiếng mỗi ngày còn bạn thì ko... tất nhiên sau 5 năm đó tôi mà ngưng tập luyện thì cũng sẽ dần dần về con số 0 thôi. Bởi vậy với tôi Yoga giống như liều thuốc mỗi ngày giúp t tăng cường sự dẻo dai và phát triển thể chất cho suốt cuộc đời này

Không có sự tôi luyện thì mãi mãi dẫm chân tại chỗ mà thôi :))

21/08/2021

Trong Yoga, cổ tay của chúng ta thường chịu áp lực và trọng lượng thường xuyên đặc biệt là khi nhắc đến lặp lại chaturangas, chó úp mặt, chó ngửa mặt, plank, cân bằng cánh tay.

Trước khi mở một chuỗi với lời chào mặt trời, hãy khởi động và tăng cường linh hoạt cổ tay của bạn đặc biệt là trước khi vào cân bằng cánh tay của bạn và đảo ngược.

Nếu cảm thấy căng quá,hãy đi đầu gối gần tay hơn. Còn nếu giãn sâu hơn trong phạm vi tối đa của bạn, hãy di chuyển đầu gối xa tay dần.

Hãy đảm bảo lan rộng các ngón tay và phân bổ trọng lượng đều trong lòng bàn tay của bạn.

Nói chung nếu bạn đang gặp tình trạng sưng cổ tay hoặc đau nhức, bạn nên có một bước nghỉ ngơi và thay đổi Asana nặng tay để tăng cường sức mạnh cốt lõi hoặc một buổi Yoga phục hồi để cân bằng cơ thể.

Cổ tay khoẻ = Thực hành vui vẻ 😘

Hãy ấn đón xem video ở dưới để thực hành phục hồi nhẹ nhàng cho cổ tay xinh đẹp nhé❤️

20/08/2021

Yoga chưa bao giờ là dễ dàng, hãy duy trì và cố gắng ko ngừng là điều duy nhất bạn có thể khi tập Yoga nhé ❤️

Yoga Cho Người Mới - Bài 2: Hít Thở Đúng Trong Yoga | Yoga Cùng Ngọc Anh 19/08/2021

Gửi đến quý học viên cách thở cơ hoành khi luyện sinh khí và cách thở đúng trong chuỗi các bài tập. Hy vọng video có thể giúp ích cho các bạn mới chập chững bước vào tập Yoga mà chưa biết hít thở sao cho đúng nhé ❤️

https://youtu.be/jDStWWQpuMk

Yoga Cho Người Mới - Bài 2: Hít Thở Đúng Trong Yoga | Yoga Cùng Ngọc Anh Cùng Ngọc Anh tìm hiểu thế nào là hít thở cơ hoành? Tại sao phải hít thở cơ hoành? Và hít thở trong quá trình tập luyện như thế nào nhé

18/08/2021

Khi bạn chuẩn bị vào tư thế Savasana
Nhưng HLV bảo: "Hãy abcxyz... " 😅

16/08/2021

Tập luyện Yoga cả nhiều năm rồi mà chưa hôm nào mình thấy giống hôm nào các bạn ạ!

Hôm thì mỏi tay, hôm thì mỏi chân, hôm lưng đau còn cổ tay thì chắp vá :)), hôm thì thấy phấn chấn khỏe mạnh

Vậy nên, bạn đừng nghĩ rằng bạn đã "siêu" Yoga rồi thì các động tác Yoga nào bạn cũng "chấp" tất bất kể ngày tháng.

Mỗi một ngày đứng trên thảm là những khám phá đầy tươi mới với bản thân.

Mỗi một ngày đứng trên thảm là một thử thách mới thú vị.

Thật đấy ❤️
--------------------------------
🌻Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqMtDuVlyu_8IeUS6GHglwA
🌻Hội Các Mẹ Bầu Tập Yoga: https://www.facebook.com/groups/560391891795364
Ẩn bớt

15/08/2021

"Em ơi, chị muốn tập Yoga nhưng chị lại đau thoát vị đĩa đệm thì có tập được ko em?"
"Ôi em ơiiiii, chị làm cả ngày không có thời gian tập nên vai gáy đau mỏi kinh khủng ấy"
"Ôi chị em cũng muốn tập lắm ấy, NHƯNG...a...b...c...x...y...z...

Bạn có thấy mình trong những lời than vãn này không?
CÁC CHỊ EM HÃY NHỚ NHÉ:
1. Ai ai cũng đều có 24h như nhau, nên không phải Mình không có thời gian đâu mà là mình đã sắp xếp thời gian hợp lý chưa thôi chị nhé
2. Không có động tác Yoga xấu đẹp, chỉ có động tác yoga đúng sai thôi bạn nhé!
3. Bạn có thể làm động tác với nhiều biến thể khác nhau để phù hợp với cơ thể mình, nhưng hãy làm đúng và biết điều gì là quan trọng để tập trung vào đó.
4. Tập Yoga để tâm tĩnh và anh nhiên chứ không để bạn phải so sánh và đố kỵ với người khác đâu 😃

Mong rằng bạn sẽ hiểu được điểm cốt lõi của Yoga để yêu đời và tươi trẻ hơn trong từng động tác nhé!
---------------------------------------------------------
Link các bài tập ngắn qua video trị liệu cùng Ngọc Anh: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5ydwBbITQi7b4XNlJQBKz-EPNs5k0mQU

Link các bài tập Yoga F0 - tạo thói quen tập Yoga cùng Ngọc Anh: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5ydwBbITQi7a2uPBwMYTLN3D2ErioGU2

Link các bài tập Yoga theo chủ đề: https://www.youtube.com/playlist?list=PL5ydwBbITQi7boK2nw2OSf70V83hILzvw

17/09/2020

Chỉ cần chúng ta vui vẻ, thế giới này tự khắc tuyệt vời
Mặt trời của hôm nay không giống ngày hôm qua
Mỗi ngày trong hiện tại đều là giây phút đẹp nhất của cuộc đời, không đc phụ lòng nắng mai tươi đẹp” 🥰

09/09/2020

🍀🍀 DẤU HIỆU BẠN ĐANG THỞ SAI CÁCH?!

Thở không dễ như bạn từng nghĩ. Kể cả những người thuộc nhóm máu A nổi tiếng là cẩn thận, kỹ tính vẫn có thể thở sai cách mà không biết. Dưới đây là 4 lỗi khi thở bạn nên sửa:

1.Hít vào quá sâu

Ở trong lớp tập yoga, nhiều người có thói quen cố gắng hít vào thật sâu để tĩnh tâm theo lời người hướng dẫn. Đây thực chất là điều không nên làm. Theo Patrick McKeown, tác giả cuốn ​The Oxygen Advantage​, hơi thở sâu là hơi thở căng thẳng. "Chúng ta nghĩ rằng đưa càng nhiều không khí vào cơ thể càng tốt, thế nhưng khối lượng thở sẽ bị thay đổi, nồng độ CO2 tăng lên quá nhiều có thể khiến oxy bị cạn kiệt", ông giải thích. Tốt nhất, bạn nên thở nhẹ nhàng, ổn định và sử dụng cơ hoành.

2.Thở bằng ngực

Khi thở, hãy để ý xem ngực hay bụng chuyển động. Nếu là ngực, bạn đã thở sai cách. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra bằng cách đứng dậy và đặt tay lên bụng như Michael Roizen, đồng tác giả cuốn You: Staying Young gợi ý. Bụng hóp lại khi hít vào là bằng chứng cho thấy bạn đang dùng ngực vì khi thở đúng và cơ hoành được sử dụng, bụng của bạn sẽ căng lên. "Nếu thở bằng ngực, bạn không hề cử động phần ba phía dưới của phổi", Roizen cho biết. "Không khí chỉ đi đến phần trên của phổi khiến phần dưới có nguy cơ bị nhiễm trùng".

Tập thở trong khi nằm là điều cần thiết nhằm điều chỉnh cách thở. Bạn nằm ngửa, đặt bàn tay hoặc một đồ vật nhẹ như vỏ chai rỗng lên bụng, hít thở sao cho bụng nâng chiếc vỏ chai lên xuống. Nếu món đồ bị rơi, hãy nhặt lên và tiếp tục thực hiện. Dần dần, bạn hãy thực hành cả khi ngồi để xây dựng thói quen mới.

3.Thở bằng miệng

Thở bằng miệng gây khô miệng, viêm lợi. Trẻ em có thói quen này rất dễ phát triển hàm răng khấp khểnh. Thở bằng miệng có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc cơ thể mất nước, gián đoạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy. Ngoài ra, chúng ta sẽ không thể hấp thụ oxit nitric có tác dụng liên kết tế bào, hạ huyết áp, tăng cường chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.

Để ép bản thân thở bằng mũi, bạn hãy ngậm nhẹ một tờ giấy khi đi ngủ. Duy trì đều đặn trong vài tháng, sau đó giảm dần số ngày ngậm giấy cho đến khi bạn thấy mình có thể chủ động thở đúng cách.

4.Thở quá ít

Trung bình một người lớn hít vào 8-12 lần mỗi phút. Nếu bạn thở ít hơn con số này, não có thể bị thiếu oxy khiến bạn ngáp nhiều mà không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, hãy ngáp thật lớn để cơ thể sẽ được thư giãn và tiếp nhận nhiều không khí hơn.

Tóm lại, cách thở đúng là thở nhẹ nhàng từ tốn, sử dụng mũi cùng cơ hoành thay cho miệng và ngực. Thêm vào đó, bạn nên nằm nghiêng khi ngủ vì sẽ tốt hơn cho hệ hô hấp.
Nguồn :st

Photos from AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga's post 01/09/2020

Chào tháng 9 yêu thương💕❤️💐🥰💥💥💥💥💥💥💥💥💥💥💥💥💥⚡
Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ
Khi không có sức khỏe, ta chỉ có 1 ước mơ là sức khỏe👍
Vì thế nên chúng ta hãy cố gắng luyện tập mỗi ngày học viên nhé❤️❤️❤️

Nâng cao sức khoẻ cùng tại 2 cơ sở:
🏡 38A Trường Chinh HT:
🌄 sáng 5_6h
🌅Chiều 5:15_6:16, 6:30_7:30,
8:00_9:00
🏡 Nhà văn hoá khối 6 Thị trấn Nghèn:
🌄 sáng 4:45_5:45
🌅Chiều 6:00_7:00, 7:15_8:15

26/08/2020

Yoga từ cô gái “ Bồng bềnh “
Không phải do “không làm được “
Mà là do “ không làm “ 💓
Sức khoẻ của mình phải do chính mình rèn luyện mà có .

21/08/2020

✨Yoga là ánh sáng.

🌟 Một khi đã được thắp lên thì không bao giờ tắt.

👳‍♀️ Bạn càng thực hành tốt.

🔥Ngọn lửa sẽ càng rực sáng hơn.

17/08/2020

YOGA – CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH LÀ CẢNH GIỚI CAO NHẤT
Tập luyện Yoga chính là học cách nhận biết sâu hơn nữa về các bộ phận trên cơ thể. Tăng sự hiện diện của tâm trí đến nơi đây. Tăng sự kết nối và liền lạc giữa THÂN – TÂM – TRÍ.

Bài viết này dành cho những ai mới tìm hiểu về yoga, muốn biết tập yoga khó đến đâu để quyết định xem có nên “kết hôn” với bộ môn này hay không. Tập yoga bằng cả trái tim và từ tình yêu đó mà mình muốn nhân rộng cũng như tìm kiếm những người bạn cũng yêu thích tập yoga như mình.

Khi theo học bất kỳ một môn thể thao hay một lĩnh vực nào đó thì đều có những khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất không phải ở bộ môn đó mà chính là ở mình. Tại sao lại có thể nói vậy? những ai đến với một thứ gì đó mà hồ hởi ngay từ đầu thì cũng sẽ rất nhanh chán nản khi bắt đầu gặp khó khăn với nó. Không có việc gì mà không có cái khó của nó, cũng không có thành công nào dành cho những kẻ lười biếng. Yoga lại càng không phải là bộ môn dành cho những người thiếu kiên nhẫn. Nhìn những động tác nhẹ nhàng vậy thôi nhưng đòi hỏi một thái độ tập luyện chăm chỉ, cố gắng từng ngày để vượt qua chính mình với một tinh thần tập trung cao độ. Kết quả của yoga thể hiện qua một quá trình chứ không phải trong chốc lát. Do đó, nếu không có sự kiên nhẫn của bản thân thì bạn sẽ rất chóng chán bộ môn này. Một khi đã chán thì kéo theo hàng tá lí do, nào là không có thời gian tập, nào là hôm nay thấy “mền mệt” trong người, bla bla… Đây chỉ là những lí do để bạn trì hoãn sự tập luyện của mình và càng trì hoãn thì mục tiêu của bạn đặt ra ngay từ đầu lại càng xa vời. Như vậy, việc bạn “bái bai” yoga sau một thời gian thực hành là một điều không cần bàn cãi hơn.

Thế nhưng, một khi bạn đã thực sự yêu thích tập yoga thì không gì có thể ngăn trở bạn tập luyện cho dù bạn rất bận rộn hay có nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian và công việc để tập luyện. Không có điều kiện tập nhiều thì tập ít. Yoga không bắt buộc hay quy định bạn phải tập nhiều tiếng đồng hồ trong ngày. Như vậy, nếu lấy lí do là không có thời gian để tập thì chỉ có thể là lời ngụy biện cho việc bạn không đủ tình yêu cho yoga. Mà khi làm một việc gì không có đam mê và sự yêu thích nhất định thì bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để theo tới cùng và đạt thành công cùng nó.

Do đó, khó khăn lớn nhất để đến với yoga, tập yoga và ngăn trở bạn đạt những thành quả nhất định mà yoga đem lại chính là bạn. Bạn nên cân nhắc xem mình yêu thích yoga đến đâu, mục đích tập yoga để làm gì, nếu không muốn mất thời gian hăng say tập luyện rồi lại chán nản mà bỏ đi. Hãy xác định, tập yoga hay bắt kỳ một bộ môn nào khác đều sẽ có những khó khăn nhưng nếu tình yêu của bạn với nó đủ lớn để vượt qua thì những khó khăn đó không là gì cả. Hãy tập yoga bằng cả trái tim và yoga sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống của mình.

~ST~

15/08/2020

Có những lúc Yoga như nhịp đập con tim tôi vậy 🥰

13/08/2020

HÍT THỞ NHƯ THẾ NÀO KHI VÀO THẾ YOGA

👉 Một kiến thức vô cùng quan trọng trong yoga mà tôi hy vọng rằng tất cả các giáo viên và học viên yoga của chúng ta nên lưu ý là: hướng dẫn học viên hít khi nào, thở khi nào kết hợp với sự di chuyển của cơ thể khi tập các tư thế yoga, để có thể đi sâu vào tư thế và làm tối ưu lợi ích của tư thế đó lên cơ thể thông qua việc thở đúng. Theo nhà hiền triết yoga - Patanjali, hơi thở có thể điều khiển được cả cơ thể, tâm trí và cảm xúc.

Với tất cả các tư thế nghiêng eo lườn ,xoắn cột sống, gập người về phía trước (đứng hoặc ngồi):

Ta sẽ hít vào khi thân ta đang ở vị trí thẳng đứng ( neutal position), lồng ngực được mở thì ta sẽ dễ dàng hít được sâu, phổi căng đầy, kéo giãn các cơ liên sườn hai bên thân phía trước và sau, cơ hoành sẽ được đẩy xuống nội tạng làm bụng nâng lên (do sức ép của phổi lên cơ hoành khi hít vào thì phồng lên),đây là những bộ phận liên quan đến hệ hô hấp,chúng sẽ được hoạt động tối đa ở vị trí này, oxy sẽ được vào phổi nhiều nhất,và nguồn oxy này sẽ làm cho toàn bộ các tế bảo trong cơ thể hoạt động tốt hơn, cơ bắp sẽ được co giãn tốt hơn nhờ sự có mặt của oxy sẽ chuyển hóa glucose thành ATP (Adenosine Triphosphate, nhờ ATP cơ bắp sẽ co giãn tốt và sẽ không bị tích lũy lactid axit- làm đau cơ.

👉 Tại sao khi nghiêng, xoắn, và gập người vể phía trước ta phải thở ra?

Khi nghiêng, xoắn, gập người thì cần phải thở để thóp bụng lại,co sát cơ bụng vào đốt sống lưng (khi tập nâng cao hơn ta sẽ khóa bụng sâu vào , gọi là bandha) , kích thích và mát xa được nội tạng như bao tử, gan,tuyến tụy, lá lách… Điều này giúp ích cho việc tiêu hóa, và một số hoạt động khác trong cơ thể, đồng thời khi siết cơ bụng lại ta sẽ giúp đẩy ra ngoài một lượng khí độc CO2 lớn ra khỏi cơ thể.

Gần đây tôi thấy một giáo viên hướng dẫn: Hít vào rồi nghiêng người sang phải, thở ra khi trở về giữa, hít vào nghiêng trái, thở ra khi về giữa.

👉 Điều này đi ngược lại với điều tôi giải thích ở trên, khi hít vào ta không thể nghiêng sâu được vì:

Thứ nhất là lúc này bụng được nâng lên sao nghiêng sâu được;

Thứ hai khi không nghiêng tối đa trong dãy hoạt động của cơ (range of motion), thì cơ sẽ không phát huy được chức năng của nó;

Thứ ba là khi nghiêng thì phần lá phổi, cơ liên sườn, cơ hoành bên phải bị thắt lại thì làm sao mà tận dụng được tối đa dung tích của phổi để đưa oxy vào nên là cần phải thở ra chứ không phải là hít vào.

Cuối cùng là tập yoga hoài mà sao bụng không nhỏ đi được, chỉ vì hít thở chưa đúng .

Hít thở không đúng khi tập Yoga không những ảnh hưởng đến cơ thể mà còn không đạt được sự liên kết giữa cơ thể, tâm trí và linh

12/08/2020

THẾ NÀO LÀ TẬP MỘT TƯ THẾ VỪA SỨC MÌNH!

Khi thực hành một tư thế yoga, một vấn đề quan trọng đặt ra là tập như thế nào cho vừa sức mình.
Bất cứ tư thế nào cũng phải luôn đảm bảo ba yêu cầu dưới đây:

🔸 Tinh thần luôn tỉnh táo, thần kinh chỉ đạo tốt.
🔸 Hơi thở thoải mái, không bị đứt đoạn.
🔸 Cơ bắp vận động dễ dàng, không bị co cứng, không gây cảm giác khó chịu.

Trong ba điều kiện nói trên, làm chủ hơi thở là quan trọng nhất. Nếu tập một tư thế, dù đơn giản mà tới lúc nào đó nhận thấy sự bất thường ở một trong ba yêu cầu nói trên thì bạn nên ngừng tập để tìm nguyên nhân và khắc phục: có thể bạn đã tập luyện quá sức. Trái lại, nếu tập một tư thế, dù tưởng như khó khăn mà vẫn đảm bảo được ba yêu cầu nói trên, thì tập tư thế đó là vừa sức mình.

Muốn có hơi thở chậm – êm – dài – sâu bắt buộc bạn phải tập vừa sức mình.

Photos from AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga's post 12/08/2020

Cột sống, hay còn được coi là trái tim thứ 2 của con người
Vì vậy, mọi người đừng quên tập luyện để có một sức khỏe trường tồn nhé 😊😊😊

10/08/2020

Hôm nay bạn nói tôi sẽ... Vậy bao giờ bạn mới bắt đầu?

07/08/2020

Bạn chọn tốn tiền chăm sóc sức khỏe, hay tốn tiền đi chữa bệnh?

Một cô công nhân dọn vệ sinh đi làm thẻ tập dưỡng sinh, có người bảo cô rằng mỗi ngày có được tý thu nhập thế mà cũng nỡ bỏ tiền ra đi tập dưỡng sinh ư?

Câu nói của cô sau đó đã thức tỉnh mọi người có mặt ở đó:

"Mười mấy năm trước, ba tôi tiết kiệm được mấy chục triệu, nhưng lại tiêu hết sạch vì chữa bệnh cho ông tôi.

Vài năm trước, tôi đem tất cả số tiền tiết kiệm hàng chục năm trời của mình ra tiêu cho việc chữa bệnh của ba.

Thấy đấy, hai đời nhà tôi đều tiêu tiền cho bệnh viện rồi, tôi không muốn tương lai lại hại con cái, không muốn cả ba đời đều tiêu tiền trong bệnh viện.

Vì vậy, tôi nhất định phải trân trọng lúc còn khỏe mạnh, điều chỉnh và chăm sóc tốt sức khỏe của mình."

Tập luyện không hẳn để chữa bệnh, nhưng có thể phòng bệnh, để cơ thể và tâm trí luôn khoẻ mạnh và bình an.

Tập thể dục có đắt tới đâu, cũng không đắt bằng tiền viện phí, điều đơn giản vậy mà sao nhiều người không nhận ra 😯!

04/08/2020

Home cs2 bắt đầu vào guồng tại Nhà văn hoá khối 6 ( Sau nhà văn hoá Xuân Diệu) nhé mọi người. Không gian thoải mái mọi ng ko phải sợ chật chội đâu ạ 😍

Home vẫn luôn chiêu sinh học viên 2 ca:
Sáng 5h - 6h
Chiều 18h - 19h
Xách thảm, vác khăn và mang đồ thoải mái đến chiếm lấy Home thôi nào 🥰

Tiếp tục hẹn gặp mọi người ca sáng sớm mai ạ. Yêu thương nhiều 🥰

Photos from AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga's post 30/07/2020

AI CŨNG NGỦ GẦN NỬA ĐỜI NHƯNG CHẮC GÌ ĐÃ NGỦ ĐÚNG CÁCH!

1. 10 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa 11 giờ – 13 giờ là bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2 giờ ở thời điểm khác.

2. Nhất định nên ngủ trước 23 giờ, không nên ngủ trễ hơn. Nếu có việc đại sự gì buộc phải làm buổi đêm thì nên ngủ ít nhất là nửa giờ vào khoảng 23h-1h rồi hãy dậy làm tiếp.

3. 23 giờ đến 3h sáng là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. “Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Thời gian này mà không ngủ trong lâu dài thì dễ rối loạn tiêu hoá, rối loạn kinh nguyệt, da xấu mụn mẩn ngứa... thậm chí nguy cơ xơ gan.

4. Nếu bạn không bị mất ngủ kinh niên thì thường nếu nằm từ 22 giờ, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23 giờ.

5. Lúc ngủ, tay, chân, rốn cần được giữ ấm, nếu không thận dương dễ bị hao tổn.

6. Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải thì bạn sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

7. Mùa đông không ngủ quá 7 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu nên phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng. Nói chung thời gian thức dậy tốt nhất là khoảng 5 - 6h sáng.

8. Ngủ nướng rất cám dỗ nhưng dù chỉ nướng 10 phút cũng sẽ khiến bạn bị váng đầu, mỏi mệt ít nhất mấy tiếng sau.

9. Không nên ngủ quá 8 tiếng /ngày, đặc biệt là ngủ chiều quá lâu. Càng ngủ nhiều càng mệt.

10. Khi thức dậy giữa ban đêm hơn 15 phút mà không ngủ lại được, đừng cố. Hãy rời khỏi giường và trở lại khi bạn cảm thấy buồn ngủ lần nữa.

11. Nếu bạn có tật nghĩ lung tung nên khó đi vào giấc ngủ, trước giờ ngủ nửa tiếng hãy viết, vẽ những điều khiến hay bạn suy nghĩ lên giấy. Duy trì thói quen này 2 tuần bạn sẽ thấy lúc đi ngủ dễ hơn hẳn.

12. Ăn trước khi ngủ ít nhất ba giờ, nên uống nước ấm hoặc trà thảo dược trước khi đi ngủ.

13. Cần tắt các thiết bị phát sóng điện từ, để xa chiếc điện thoại ra khỏi giường, không để dưới gối dễ bị phân tâm.

14. Lặp lại việc hít thật sâu và dài sau đó thở ra từ từ, nhẹ nhàng khoảng 20-30 lần sẽ giúp bạn ngủ sâu, ít mộng mị.

15. Có nghiên cứu cho rằng ngủ 7-8h không phải là tối ưu nhất mà là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’. Điều này không sai (có cả app tính giờ ngủ như thế này cho bạn) nhưng thực ra thì nếu bạn không có việc quan trọng thì không cần làm theo cách này, đơn giản vì nó...rất khó mà đúng từng phút trong thời gian dài. Hơn nữa, việc cố gắng làm theo nó có thể khiến bạn vô hình chung tự áp lực chính mình, khiến bạn còn khó ngủ hơn.

16. Không nên để quạt trần, quạt bàn quá mạnh và gần giường, sẽ làm bạt hơi, khiến bạn khó thở khi ngủ, thậm chí nguy hiểm tính mạng với người đang mang bệnh.

17. Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, hãy nhìn hình để biết thêm chi tiết.
Nguồn : sưu tầm

29/07/2020

☘☘☘YOGA VỚI NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

🔶Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra sự chèn ép dây thần kinh cột sống, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn. Một số bài tập thể dục giúp ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên một vài động tác lại khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

👉 1. Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?
Đi bộ là bài tập rất thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đều đặn hàng ngày, bệnh nhân có thể đi bộ 30 - 45 phút vào buổi sáng, chiều hoặc nếu có thời gian thì nên tận dụng cả hai buổi. Đây là bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm khá đơn giản và dễ thực hiện, bất kỳ ai cũng áp dụng được.

Ban đầu, người bệnh nên đi chậm, sau có thể đi nhanh hơn, bước chân nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Để không bị mất sức, bệnh nhân nên điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn, hít vào bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Lưu ý điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ: Đầu thẳng hướng nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.

👉 2. Thoát vị đĩa đệm có tập yoga được không?
Các bài tập yoga có khả năng giúp ích rất nhiều đối với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện tư thế yoga (trong khoảng 10 đến 60 giây), bệnh nhân có thể phần nào đó tăng cường sức cơ ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Các cơ ở phần lưng và bụng là những thành tố thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống, do đó việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động phù hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm cảm giác cơn đau lưng rất nhiều.

Yoga còn giúp các cơ được kéo dãn và thư giãn thoải mái. Trong khi thực hiện các bài yoga, một số cơ sẽ được thư giãn và kéo căng ra, giúp thúc đẩy tính linh hoạt và đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp. Hơn nữa, động tác kéo giãn cơ gân kheo (nằm ở mặt sau của đùi) giúp mở rộng chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên vùng lưng. Tập yoga cũng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn, truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.

👉 3. Trị liệu bằng các bài tập bơi lội vừa sức
Chỉ cần 20 - 30 phút bơi mỗi ngày sẽ đem lại tác dụng thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, giúp giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Bơi lội nói chung là môn thể thao khá an toàn, hạn chế xảy ra nguy cơ chấn thương cột sống. Tuy nhiên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bơi quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì đều đặn tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân không được có tâm lý nóng vội, vì có khả năng gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

👉 4. Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ?
Đĩa đệm có vai trò như một bộ phận giúp giảm xóc cho cột sống. Khi bệnh nhân chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn ép vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Do đó, đối với vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?” thì lời khuyên của các chuyên gia là không nên. Bởi vì chạy bộ sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho bệnh nhân.

👉 5. Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Động tác tập gym như cúi xuống và nâng tạ lên sẽ tác động đến cột sống, gây ra sốc. Tương tự, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi việc làm xuất hiện các triệu chứng đau dồn dập. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ để hạn chế gây quá tải cho cột sống, vốn đã bị yếu đi bởi bệnh thoát vị đĩa đệm.
👉 6. Không nên thực hiện động tác vặn người
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng ngay trên hông, vì vậy các động tác vặn người sẽ vô tình khiến cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

👉 7. Tránh các động tác giữ thẳng chân
Các bài tập đòi hỏi người bệnh phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên vị trí cột sống. Do vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập duỗi thẳng hai chân lên lúc nằm ngửa hoặc động tác cúi xuống để chạm các ngón tay vào mũi chân và giữ cho chân thẳng.

👉 8. Không nên tập riêng các bài tập chân
Một lời khuyên dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống đó là không nên tập các máy tập riêng cho đôi chân. Bởi vì các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có khả năng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Thậm chí chỉ đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ khiến áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt gia tăng thêm.

👉 9. Thoát vị đĩa đệm cần tránh động tác ngồi xổm
Ngồi xổm được xem là tư thế không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là vì động tác ngồi xổm sẽ làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm và khiến cho bệnh thêm nặng hơn, ảnh hưởng đến cột sống, dẫn đến đau lưng.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ nếu có thể tập luyện và vận động vừa phải thì rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị.
💙

28/07/2020

5 ĐỪNG KHI TẬP YOGA 🌿🌿🌿🌿

1: Đừng nhìn gương: bạn sẽ không tập trung nhìn mình, không tập trung cảm nhận bản thân mình... thì làm sao bạn thả lỏng, thư giãn và thiền trong thế tập được.

2: Đừng nhìn giáo viên: hãy tập trung nghe GV miêu tả chuyển động của cơ thể để làm theo. GV chỉ đóng vai trò tác nhân tác động lên tâm trí bạn. Hãy để tâm trí của bạn điều khiển và cảm nhận cơ thể của chính mình.

3: Đừng nhìn bạn tập: bạn sẽ dễ so sánh hoặc phán xét sự tập luyện của người khác. Mỗi người mỗi cơ địa, mỗi thế mạnh, mỗi sự cảm nhận... Không có sự đo lường chung để so sánh hay phán xét. Duy nhất và chỉ nhìn chính mình.

4: Đừng nhìn thời gian: nếu bạn không dành trọn vẹn 1 tiếng đồng hồ cho bản thân thì bạn sẽ không có 23 tiếng còn lại trọn vẹn.

5: Đừng nhìn điện thoại: không có bất kỳ chuyện gì quan trọng bằng việc bạn yêu thương và chăm sóc bản thân của bạn lúc này. Tin đi! Bạn chỉ cần tập trung vào luyện tập.

Những việc khác vũ trụ đã lo rồi. Vì Ngài không nỡ làm phiền một người đang làm việc tốt đẹp nhất và chính đáng nhất như bạn lúc bấy giờ.

Nguồn: Diễn đàn yoga

Photos from AnnaYoga.vn - Ngọc Anh Yoga's post 26/07/2020

Đầu tư cho sức khoẻ chưa bao giờ Lỗ

🎉🎉🎉THÔNG BÁO CHIÊU SINH 2 KHUNG GIỜ -> Lớp Yoga Cơ Bản dành cho người mới bắt đầu:
1. 5h00 - 6h00
2. 18h00 - 19h00
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần bắt đầu từ 3/8/2020

🎁 🎁 🎁 Chương trình khuyến mãi đến hết ngày 9/8/2020
👉 Tặng ngay 3 buổi tập thử
👉 Mua thẻ tập đầu tiên chỉ từ
👉 Mua thẻ tập dài hạn ưu đãi lên đến 30% giá trị thẻ tập

👉👉👉Nhận đăng ký từ hôm nay

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
💚HomeYogaCs2

🏠 Nhà văn hoá khối 6 Thị trấn Nghèn
☎️ 037 2430096 - 094 1378519

24/07/2020

🌷🌷Điều kỳ diệu từ yoga🌷🌷
Cho đến nay, Yoga vẫn lôi cuốn và hấp dẫn nhiều người theo tập bởi những lợi ích mà nó mang đến cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Có những điều kỳ diện của Yoga, tới nay khoa học vẫn chưa thể hoàn toàn giải thích.
Yoga không đơn giản chỉ là một bộ môn luyện tập về thể chất. Tập Yoga là cách thức để chúng ta hợp nhất cơ thể, trí óc và tâm hồn của mình. Có thể bạn học Yoga để có sự dẻo dai bền bỉ và trái tim khỏe mạnh, nhưng Yoga còn đem lại nhiều hơn thế. Yoga sẽ thay đổi toàn bộ lối sống của bạn, giúp bạn điều chỉnh và tự cân bằng tất cả các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đó chính là lý do tại sao đến nay Yoga vẫn lôi cuốn và hấp dẫn nhiều người theo tập đến vậy.
🌿Điều hòa các trạng thái cảm xúc
Với các phương pháp thở và thiền định, Yoga giúp chúng ta tìm được sự tĩnh lặng trong tâm mình, làm khoáng đạt và thanh lọc trí não khiến tinh thần của chúng ta trở nên mạnh mẽ, luôn vui vẻ, lạc quan. Tập Yoga cũng giúp bạn điều hòa các trạng thái cảm xúc trong chúng ta, giúp ta kiểm soát tốt hơn các cảm xúc xấu như tức giận, sợ hãi, ghen tỵ, thèm muốn…

🌿Đem lại lợi ích về sức khoẻ
Với các bài tập và tư thế khác nhau, Yoga sẽ làm phục hồi và tăng cường hệ thống cơ bắp và thần kinh, làm mềm dẻo, linh hoạt các khớp. Các tư thế của Yoga sẽ tạo sức ép từ nhiều phía khác nhau trên các phần của cơ thể chúng ta giống như một loại xoa bóp nhẹ. Từ đó làm tăng sức kiểm soát của các tuyến trong cơ thể, trong đó có tuyến nội tiết dọc cơ thể. Khi các tuyến này tiết xuất hoocmon một cách cân bằng thì mọi bệnh tật sẽ không có cơ hội phát sinh vì sự mất cân bằng trong mỗi tiết xuất hoocmon sẽ dẫn đến bệnh tật
Ngoài ra, tập Yoga còn giúp cơ thể chúng ta đào thải các độc tố, tích tụ năng lượng và giúp cơ thể phục hồi. Sau một quá trình luyện tập, yoga giúp cho chúng ta có một thân hình thon gọn, săn chắc, các khớp mềm dẻo, sức khỏe và bệnh tật được cải thiện.
🌿Hiểu về bản thân mình
Chỉ khi tập luyện yoga một cách kiên trì và bền bỉ, bạn mới có thể đạt được những lợi ích tích cực mà yoga mang lại. Yoga đem đến cho con người phương pháp để có sự hài hòa và lấy lại cân bằng trong cuộc sống thông qua các bài tập. Sự tĩnh lặng trong tâm mà Yoga mang lại sẽ giúp bạn bình tĩnh và thấu hiểu bản thân mình hơn.
Đi sâu vào tìm hiểu và luyện tâp yoga, bạn sẽ thấy được mục tiêu cuối cùng của yoga còn vượt lên trên cả việc phát triển thể chất và tinh thần
Nguồn: Benh.vn

Videos (show all)

Tik Tok o'clock! #annayoga #yogaonline #yogabau #yogaPT #yogamami #yogapose #yogachallgent
Trong Yoga, cổ tay của chúng ta thường chịu áp lực và trọng lượng thường xuyên đặc biệt là khi nhắc đến lặp lại chaturan...
Yoga chưa bao giờ là dễ dàng, hãy duy trì và cố gắng ko ngừng là điều duy nhất bạn có thể khi tập Yoga nhé ❤️ #yoga #Ann...

Telephone