TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương

TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương

Tư vấn hỗ trợ tình trạng táo bón và biếng ăn ở trẻ nhỏ

01/08/2023

TRẺ CẦN UỐNG LƯỢNG NƯỚC TRONG NGÀY BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
Dưới đây là lượng nước trẻ nên uống trong ngày theo lứa tuổi ở trẻ khỏe mạnh bình thường. Các mẹ cùng tham khảo với Bác sĩ Mỹ Linh nhé!
👉 Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước vì lượng nước cần thiết cho trẻ được đến từ nguồn sữa mẹ.
👉 Ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa (1/2) ly đến một ly nước trong ngày (125ml đến 250ml).
👉 Ở trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính tương đương theo độ tuổi. Ví dụ trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly... Quy tắc này thường dừng lại khi trẻ 8 tuổi.
📌 Lưu ý nước được tính ở đây là nước lọc, không bao gồm những loại thức uống khác mà trẻ tiêu thụ trong một ngày như sữa và nước trái cây. Lượng nước trong bài viết này được đo lường theo đơn vị “ly” cho dễ nhớ và một ly gần tương đương 250ml các mẹ nhé!
📌 Nếu trẻ sống ở vùng khí hậu nóng, hay khi trẻ vận động thể lực nhiều hơn thì nhu cầu nước trong ngày sẽ cần nhiều hơn. Ở thanh thiếu niên và người lớn cần đảm bảo tối thiểu 8 ly nước trong một ngày, tương đương 2 lít nước.
Nếu có thắc mắc hay có điều gì muốn chia sẻ, các mẹ hãy comment ngay phía dưới bài viết này và tag các mẹ khác cùng đọc tham khảo nhé. Đừng quên đón xem bài viết tiếp theo để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích từ đội ngũ chuyên gia bác sĩ nhé!!!

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 14/07/2023

"Nhẫn Tâm" với con một chút mới là ba mẹ tốt ...

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 12/07/2023

Có thể ba mẹ chưa biết...

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 11/07/2023

Cách ước lượng khẩu phần phần cho bé.
Ba mẹ dễ dàng áp dụng

08/07/2023

TẨY GIUN CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
1. Vì sao cần tẩy giun cho trẻ:
Hiện nay, tỷ lệ nhiễm giun sán ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam còn rất cao. Ước chừng đâu đó 40%. Nông thôn nhiều hơn thành thị. Chuyện đứa nhỏ bò lăn lê dưới đất, rồi vô tình thò tay lên mồm hay chuyện một ngày đẹp trời, cả nhà ăn phải mớ rau có trứng giun… nó rất là bình thường. Thế nên Bộ Y Tế mới có hẳn một hướng dẫn về việc tẩy giun tại cộng đồng.
2. Khi nào tẩy giun ?
Tất cả các trẻ từ 1 tuổi trở lên đều cần tẩy giun. Bạn đừng hỏi dạo này con em lười ăn quá hay abc xyz gì đó, em có cần tẩy giun cho con không ? Câu trả lời là TRẺ NÀO TRÊN 1 TUỔI CŨNG CẦN.
3. Tần suất thế nào ?
6 tháng hoặc 1 năm uống thuốc tẩy giun 1 lần. Tùy từng hoàn cảnh. Bộ Y Tế hướng dẫn thì tính % nhiễm giun ở cộng đồng này nọ. Nhưng khó nhớ lắm. Nhìn chung nhà nào tự nhận mình sạch thì 1 năm uống 1 lần. Nhà nào ở nông thôn, thấy điều kiện sinh hoạt của nhà mình kém sạch đi tí thì 6 tháng uống 1 lần.
4. Uống thuốc tẩy giun có nguy hiểm không ?
Không. Thuốc đấy nó chỉ giết giun thôi 😂
Thuốc tẩy giun rất an toàn. Thế nên uống thoải mái nhưng đúng liều 😂
5. Uống thuốc gì ?
Hiện tại có 2 loại thuốc đều uống được: Albendazole hoặc Mebendazole
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
- Người từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
Albendazole hay Mebendazole đều được. Các bạn cần đọc thành phần của thuốc xem thuốc đấy là gì. Tớ ví dụ Fugacar là tên thương mại, còn thành phần của nó là Mebendazole. Còn uống thuốc gì cũng được. Mấy cái này thì Nhật, Hàn, Ý, Mỹ hay Lào đều được. Hiện nay thấy thuốc giả cũng có nên các bạn lựa cẩn thận.
6. Có tác dụng phụ gì không ?
Hầu như không. Một số ít trẻ uống xong có thể đau bụng nhẹ nhẹ, buồn nôn nhẹ nhẹ, đi ngoài nhẹ. Nhưng rồi sẽ tự hết

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 06/07/2023

Đầu tháng công việc dồn dập cùng 1 lúc, nhiều khi bác bận k trả lời kịp tin nhắn của các mẹ thì các mẹ thông cảm cho bác 1 chút nhé.
Đợt này cũng k có thời gian đăng bài nhiều nhưng các mẹ cứ phản hồi cho bác nhue này bác cảm ơn nhiều lắm 😘😘😘

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 05/07/2023

Nhiều Ba mẹ hỏi vấn đề này. Ba mẹ áp dụng cho bé nhé

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 03/07/2023

Ba mẹ lưu ý bổ sung cho con đúng cách nhé

01/07/2023

CÁC MẸ CÓ CON SẮP 2 TUỔI ĐỂ Ý:
Chiều cao lúc bé trai 2 tuổi/ bé gái 18th quyết định chiều cao lúc trưởng thành (phần lớn là như thế). Ba mẹ chỉ cần lấy chiều cao của bé nhân đôi là ra chiều cao của bé khi lớn. Ba mẹ thử ước tính xem !
Ví dụ: Khi 2 tuổi bé cao 80cm =>> Khi bé trưởng thành sẽ cao: 80 x 2 = 160 cm (1,6m)
Tất nhiên, cách tính này vẫn có sai số, con vẫn sẽ có thể cao hơn/ hoặc thấp hơn vì chiều cao còn phụ thuộc vào dinh dưỡng và vi chất bổ sung.

29/06/2023

🥘🍚🍔ĂN ĐÚNG GU - NGỦ ĐÚNG KIỂU 🌿
--------
✨Thời điểm ngủ của bé thường phụ huynh rất lo lắng việc bé ngủ vào ban ngày và ngủ ban đêm, ngủ ban đêm liệu có tốt hơn? Việc bé ngủ vào ban đêm sẽ giúp cho việc hồi phục trí não của bé, phát triển chiều cao, phát triển trí não - điều này có đúng?
Em bé mà ngủ đủ sẽ phát triển tốt trí não và chiều cao. Dấu hiệu cho biết bé có ngủ đủ hay không là phụ huynh quan sát cách bé chơi đùa. Bé chơi cũng là để phát triển trí não, em bé nào khám phá, tìm tòi các thứ xung quanh nhiều thì khi bé chơi đùa cũng là hình thành sự phát triển trí não của bé. Giấc ngủ ban ngày hay ban đêm đều giúp bé phát triển chiều cao. Phụ huynh đang muốn hỏi ở đây là tiết hoocmon tăng trưởng, việc này sẽ dao động, tùy vào nhịp ngày đêm, tùy vào giấc ngủ. Trong khi ngủ sẽ tiết hoocmon tăng trưởng nhiều hơn vậy thì phụ huynh yên tâm nếu hoocmon tăng trưởng của bé tiết ra bình thường thì sẽ phát triển được chiều cao của bé.
--------
✨Việc rối loạn giấc ngủ của bé có những biểu hiện như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bé?
Rối loạn giấc ngủ nó có nhiều kiểu rối loạn, chúng ta thấy bé ngủ cũng chẳng có bình thường như người lớn. Rối loạn giấc ngủ có thể là trong giấc ngủ bé có những biểu hiện như là rung giật cơ, hay giật mình, việc này ở em bé sơ sinh cũng bình thường. Khi lớn lên não sẽ hoàn thiện hơn thì hiện tượng này sẽ giảm lại, rồi dần ít đi và có thể biến mất.
Lúc bắt đầu vô giấc ngủ có thể bị giật bắn người lên, họ không bị bệnh gì cả mà lúc đó não cần được nghỉ ngơi và không kiểm soát được. Những trung tâm não ở phía dưới, vỏ não là tầng trên, là phần kiểm soát những phần bên dưới thì khi chúng ta ngủ phần trên được nghỉ ngơi, phần dưới hơi nổi loạn thì tự dưng có biểu hiện rung giật cơ. Đôi khi hay bị hiểu lầm là bệnh động kinh, nhiều trường hợp không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện bình thường do vỏ não cần được nghỉ ngơi và bên dưới chưa được nghỉ ngơi hoàn toàn nên xảy ra những biểu hiện giật cơ. Hay những biểu hiện ở bé khoảng chừng 6 – 12 tuổi, trong giai đoạn này bé hay gặp rối loạn về giấc mơ như mộng du, gặp các cơn ác mộng.
Đôi khi cứ đúng giờ này là giật mình thức dậy, có nhiều dấu hiệu lạ, sau đó lại nằm xuống ngủ bình thường và sáng dậy thì lại không nhớ gì cả. Khoảng thời gian đó não bé đang phát triển nhiều nên sẽ gặp những rối loạn về giấc ngủ và phụ huynh đừng hoảng sợ vì đây là những dấu hiệu bình thường.
---------
✨Tình trạng có nhiều bé có vào một khung giờ nhất định nào đó thường thức dậy, hoảng loạn. Vậy thì vấn đề này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí não của bé sau này hay không hay là đến một độ tuổi nào sẽ ổn định lại vấn đề này?
Vấn đề này thì không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Nó cũng được xem như một phần của giấc mơ, tuy nhiên giấc mơ này nó hơi khủng khiếp so với bé. Nó cũng là một giai đoạn phát triển não của bé, nhưng bé như vậy thì mình nên trấn an bé và ba mẹ bình tĩnh. Thường 1 – 2 tháng sẽ tự động hết, xong rồi qua 1 - 2 năm sau nó lại lặp lại vấn đề này đến những giai đoạn phát triển não, thường lớn lên qua 10 – 12 tuổi sẽ hết. Phụ huynh nên yên tâm đây là những giai đoạn phát triển của bé. Những trường hợp bệnh lý khác như động kinh trong giấc ngủ thường là những trường hợp khá hiếm gặp. Những biểu hiện co giật, trợn mắt trong trường hợp này mình nên cho bé đi đến cơ sở y tế để khám.
---------
✨Các bé trong khoảng thời gian nghỉ dài, sau đó quay lại nhà trẻ thì việc ngủ trưa ở nhà trẻ cũng là một vấn đề. Vấn đề đổi chỗ ngủ, chỗ đông người như thế thì bé sẽ có những giấc ngủ không tốt. Bác sĩ có những lời khuyên nào để hỗ trợ cho bé đi nhà trẻ việc ngủ dễ hơn không?
Khi đi nhà trẻ thường các cô cho bé ngủ vào buổi trưa, bé ngủ 1 – 2 tiếng. Mỗi bé giấc ngủ sẽ khác nhau, có nhiều bé trưa không chịu ngủ thì các cô cũng đừng bắt ép các bé ngủ, hãy khuyên các bé nhẹ nhàng. Các bé không ngủ trưa như vậy thì tối sẽ ngủ được tốt hơn. Có nhiều trường học buổi trưa sẽ không cho các bé ngủ, cho các bé ra sân hoạt động để tối các bé về ngủ dễ dàng hơn. Khi đang ở nhà thì các bé ngủ trưa nhiều thì khi đi nhà trẻ bé chơi nhiều hơn, môi trường thay đổi thì bé lại khó ngủ, các cô cũng đừng bắt ép bé ngủ và hãy tôn trọng bé.
--------
✨Bác sĩ có thể cho lời khuyên về việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giúp cho bé ngủ ngon hơn? Nó có tốt hay có vấn đề gì cho não bộ của bé?
Thật sự không có sản phẩm thảo dược nào có thể hỗ trợ giấc ngủ cho bé, cũng không có thuốc nào giúp cho bé ngủ được xem là an toàn cả. Giấc ngủ của bé là bản năng khi bé mệt mỏi, và phụ huynh phải hiểu đôi khi bé ngủ mơ, vì vậy bé thức dậy 2 – 3 lần là chuyện bình thường. Có một loại thuốc rất hay, đó chính là mở điều hòa mát cho bé hoặc tắm trước khi cho bé ngủ. Phụ huynh đừng nghĩ tắm cho bé là bệnh, bệnh là do lây qua siêu vi, kết luận là không có viên thuốc nào cho bé ngủ ngon.
--------
✨Em bé 3 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm nhưng ban ngày hầu như ngủ rất ít. Mặc dù bé bú no, như vậy phải làm sao để cải thiện được giấc ngủ của bé?
Bé này thì ngủ quá giỏi! Bé sơ sinh thì giấc ngủ lờ đờ suốt ngày nhưng khi bé lớn lên não của bé trưởng thành thì mô hình giấc ngủ sẽ dần dần giống người lớn, có nghĩa là ban đêm ngủ nhiều hơn và ban ngày chơi được nhiều hơn. Do đó bé này não phát triển gần như người lớn rồi, chất lượng giấc ngủ ban đêm cũng rất rốt, ban ngày cứ cho bé chơi và đừng bắt ép bé ngủ. Với em bé này thì phụ huynh hãy nhìn và quan sát em bé nhiều hơn.
--------
✨Bé gái 6 tháng tuổi được 7kg, cứ tầm 6 – 7 giờ là bé buồn ngủ nhưng thường bé chỉ ngủ được 30 phút rồi dậy, đến 9 giờ hoặc hơn 9 giờ mới ngủ tiếp, lúc ngủ cứ khóc hoài, sáng bé dậy bé cũng khóc hoà, không biết là bé có bị thiếu chất gì không?
Bé này không được cơ hội thiếu chất nhưng lại có cơ hội thừa chất. Và việc em bé có ngủ hay không ngủ thì không liên quan đến việc thiếu bất kỳ chất gì. Mỗi chu kỳ giấc ngủ của bé kéo dài 30 phút, cho nên bé này ngủ như vậy là hoàn toàn bình thường. Phụ huynh nên xem lại chỗ bé ngủ có dễ làm bé bị ngứa ngáy hay không, nên cho bé tắm trước khi ngủ để có thể giấc ngủ của bé được ngon hơn. Do đó, phụ huynh hãy nuôi theo giấc ngủ của bé, đừng nuôi bé theo chiếc đồng hồ.
-------
✨Bé gần 4 tháng nhưng ngủ không được ngon giấc, nhất là vào ban đêm. Từ khi sinh ra bé hay vặn vẹo, tuy nhiên 2 tháng nay khi ngủ bé lại hay lắc đầu rất nhanh, kèm theo là dụi trên mắt mũi, dù mắt vẫn nhắm. Nhiệt độ phòng là 22 – 24 độ, nhưng đêm cứ khoảng 1 tiếng rưỡi bé dậy bú và bú rất lâu, khoảng 15 – 30 phút xong lại lăn ra ngủ, đầu và gáy bé rất nóng nhưng tay chân lạnh toát. Bác sĩ có thể tư vấn về trường hợp này?
Trường hợp này có thể do bé nóng quá, đầu và gáy của bé bị nóng nên bé ngứa đầu mà do bé nhỏ quá không biết đưa tay lên để gãi nên lắc đầu qua lắc đầu lại. Do đó, phụ huynh nên để 22-24 độ là tốt nhưng nên để gió thổi vào ngay vị trí chỗ ngủ của bé. Nếu sờ đầu và gáy thấy bé nóng thì có nghĩa ba mẹ nên hạ nhiệt độ xuống 20-22 độ. Tùy cơ địa mỗi bé, có những bé thân nhiệt rất là nóng và độ chuyển hóa rất là mạnh, do đó dầu sản sinh ra nhiệt rất nhiều. Em bé mà tay chân lạnh thì cũng chuyện bình thường nên không cần thiết sờ tay chân của bé để biết bé có bị lạnh hay không.
--------
✨Có ý kiến cho rằng sau 6 tháng tuổi sức đề kháng của trẻ yếu đi và sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất nên bé dễ mắc bệnh hơn. Ý kiến này có cơ sở không bác sĩ ?
Sau 6 tháng tuổi sức đề kháng của bé không bị yếu đi, mà bé chỉ dễ bị bệnh hơn. Tại sao bé lại dễ bị bệnh hơn trong khi lúc mang thai, người mẹ truyền qua nhau thai những kháng thể để giúp cho bé chống lại các bệnh? Bởi vì khi sinh ra đời, các kháng thể trong người bảo vệ cho bé ít, khi bé bị bệnh, nghĩa là giống người lớn, theo thời gian thì dần dần kháng thể xài gần hết do 6 tháng đầu khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể, bé dùng kháng thể để “đánh lại” các con siêu vi đó nên mình ít thấy bé bị bệnh.
Sau 6 tháng các kháng thể giảm đi nhiều, siêu vi vẫn xâm nhập y như vậy, không còn kháng thể bảo vệ nữa thì bé dễ bệnh hơn.
Lúc đó bé phải tạo kháng thể của riêng bé, và quá trình tạo kháng thể đó chính là quá trình bé bệnh. Khi bé sốt là nó đang chiến đấu để tạo kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như siêu vi xâm nhập vào cơ thể. Do đó, sau 6 tháng bé sẽ hay sốt nhiều,hay bị tiêu chảy, ói, ho, cảm… điều đó không có nghĩa là cơ thể bé yếu đi mà có nghĩa là bé đã xài hết kháng mà mẹ bé đã cho. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất bổ dưỡng cho em bé, đặc biệt là trong sữa mẹ có những kháng thể giúp cho em bé bảo vệ các loại bệnh; khi em bé bú mẹ, em bé sẽ nhận được những kháng thể mà người mẹ truyền cho, bé sẽ đỡ bị bệnh hơn. Sữa mẹ không mất chất, tuy nhiên sữa mẹ không đủ chất sắt, đối với em bé nào mà bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì khoảng 4 tháng tuổi hãy tập cho bé ăn để đồ ăn có đủ chất sắt.

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 26/06/2023

Lịch ăn dặm cho bé từ 5-12 tháng tuổi

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 24/06/2023

Gợi ý cho Ba mẹ có Con sắp ăn dặm

21/06/2023

Bác thấy nhiều mẹ tội lắm, trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì chỉ cần bổ sung vitamin D3 là đủ, ngoài ra, không cần phải uống canxi, DHA, men...gì cả. nhưng rồi không biết mẹ nghe ai mà mua quá chừng thứ không cần thiết. dạ dày con nít sơ sinh nhỏ lắm, bú sữa không cũng còn ọc mà uống quá trời thứ thì sao con bú giỏi?
- Trẻ dưới 12 tháng thì 400UI vitamin D3 mỗi ngày, còn trẻ từ 12 tháng từ 800IU mỗi ngày. uống SCT thì cứ xem bảng thành phần của sữa bao nhiêu rồi bù phần còn lại. nhưng bác thì cứ khuyên bổ sung 400 IU/ngày với trẻ dưới 12 tháng, còn vitamin D3 trong SCT dư chút cũng chẳng sao
- Vặn mình cũng là sinh lý trẻ sơ sinh, rụng tóc vành khăn cũng là sinh lý, đổ mồ hôi trộm cũng là sinh lý...bổ sung canxi chẳng giúp ích được gì, cơ thể con hấp thụ không hết cũng thải ra ngoài thôi
- Trẻ sinh non tháng trước 36 tuần thì cần bổ sung sắt liều sinh lý từ khi sinh, trẻ đủ tháng thì bổ sung từ 4-6 tháng tuổi, hoặc thấy ăn dặm đa dạng, giàu sắt rồi thì không bổ sung
- Trẻ dưới 12 tháng sữa là chính nên rất khó thiếu canxi, đừng bổ sung thêm canxi ngoài, mà tập trung bổ sung đủ vitamin D3 để cơ thể hấp thụ. không có vitamin D3 thì cơ thể không hấp thụ được canxi trong sữa, thức ăn
- Suy cho cùng, mẹ thì muốn tốt cho con, nhưng cũng nên cân nhắc mẹ nhé. đọc nhiều, học nhiều, trao đổi với nhau nhiều...để có thêm kiến thức chăm con cho tốt. con là con của mình, mình không biết chăm thì người đầu tiên thiệt thòi là con
vậy nha ❤️❤️❤️

19/06/2023

Cách đánh răng đúng cách cho Bé chuẩn y khoa
1. Vì sao nên đánh răng đúng cách?
Chải răng là một trong những việc vệ sinh cá nhân nên thực hiện hàng ngày để làm sạch răng miệng, loại bỏ các vụn thức ăn, vi sinh vật gây hại trong khoang miệng để ngăn ngừa các bệnh lý như viêm nứu, chảy máu chân răng , viêm lợi, sâu răng , hôi miệng ....
Khi đánh răng sai cách, các tác nhân gây hại cho răng nướu tích tụ lại trong khoang miệng. Điều này không chỉ gây ra các bệnh lý như kể trên, mà còn khiến hàm răng xỉn màu, ố màu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Do đó, đánh răng đúng cách là việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
2. Các bước chải răng đúng cách
Chải răng đúng cách không chỉ có tác dụng loại bỏ các thức ăn thừa trong kẽ răng, loại bỏ mảng bám giúp răng trắng sáng, chắc khỏe hơn. Đây còn là bước vệ sinh răng miệng cần thiết để tránh được các vấn đề như: viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng, viêm tủy răng…. Do đó, đánh răng đúng cách là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là các bước đánh răng đúng chuẩn y khoa được các nha sĩ khuyên mọi người nên thực hiện:
Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ những vụn thức ăn to bám quanh răng.
Bước 2: Làm ướt bàn chải đánh răng. Tốt nhất bạn hãy để bàn chải dưới vòi nước sạch, bước này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các bụi bẩn bám trên bàn chải.
Bước 3: Lấy một lượng kem đánh răng vừa vừa đủ, khoảng một hạt đậu với người lớn, còn đối với trẻ em chỉ cần một lượng bằng hạt gạo.
Bước 4: Để lông bàn chải nghiêng một góc 45° so với bề mặt răng nướu. Góc độ này sẽ giúp đầu lông bàn chải tiếp xúc được với toàn bộ răng, bao gồm cả phần tiếp giáp giữa hai chiếc răng và phần sát nướu.
Bước 5: Đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hoặc xoay vòng bàn chải. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ vụn thức ăn thừa hoặc mảng bám ở kẽ răng tốt hơn so với đánh răng theo chiều ngang. Chải răng răng theo từng nhóm gồm 2 – 3 chiếc răng, thực hiện lần lượt cho đến khi hết toàn bộ hàm răng.
Bước 6: Sau khi đã đánh xong mặt ngoài răng, đưa bàn chải vào mặt bên trong. Cách đánh răng tương tự mặt bên ngoài. Sau đó chải sạch phần mặt nhai của răng hàm.
Bước 7: Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng. Nếu không có dụng cụ này, thì có thể dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng trực tiếp lông bàn chải để làm sạch lưỡi.
Bước 8: Súc miệng bằng nước sạch khoảng 3 – 4 lần để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn, mảng bám và kem đánh răng trong khoang miệng.
Như vậy có thể thấy cách đánh răng đúng cách rất đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen đánh răng theo chiều ngang của hàm răng, không đánh mặt trong răng hoặc không vệ sinh mặt lưỡi. Do vậy, nên thường gặp phải nhiều vấn đề về răng miệng như bị cao răng, chảy máu chân răng, hôi miệng, sâu răng… dù đánh răng ngày 2 lần rất chăm chỉ.
3. Thời gian đánh răng đúng cách
Thời gian lý tưởng cho mỗi lần đánh răng là khoảng 2 – 3 phút. Bạn không nên chải quá lâu, vì tác động của lông bàn chải cũng như kem đánh răng có thể làm mòn lớp men bao bọc bên ngoài, làm tổn thương nướu gây chảy máu chân răng hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại tấn công gây viêm nhiễm.
Ngược lại, thời gian chải răng quá ngắn sẽ không đủ để loại bỏ các vụn thức ăn hoặc vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy, bạn không nên đánh răng quá lâu hoặc quá qua loa.
4. Một số lưu ý khi đánh răng
Ngoài việc đánh răng đúng cách, để chăm sóc và bảo vệ răng miệng được tốt nhất, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
Trước khi đánh răng chỉ cần làm ướt bàn chải, không cần làm ướt cả kem đánh răng. Nếu kem đánh răng bị ướt, có thể giảm hiệu quả làm sạch răng do bị mất lớp ma sát bên ngoài.
Tuyệt đối không nên đánh răng theo chiều ngang, vì đây là thói quen dễ dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu, mòn chân răng.
Sau khi đánh răng, rửa sạch bàn chải và để ở nơi khô ráo.
Không nên đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit. Tốt nhất nên đợi sau khoảng 30 phút, để tránh men răng bị mòn và suy yếu.
Chọn kem đánh răng theo đúng độ tuổi, vì cấu tạo men răng ở mỗi độ tuổi là khác nhau, nếu chọn sai có thể gây hỏng men răng. Đối với trẻ nhỏ, nên lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho các bé.

Photos from TS.BS Nhi khoa - Thanh Phương's post 16/06/2023

Đánh giá các loại sữa hiện nay các mẹ hay dùng.

14/06/2023

Hôm nay, tranh thủ ngồi lướt FB, tôi vô tình đọc được bài viết này, khá hay nên chia sẻ cùng các mẹ
Xin đừng nói 6 câu này để tránh làm tổn thương các bà mẹ 😞
1. Sao con còi thế? không biết nuôi con à?
Mỗi đứa trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể trạng cũng khác nhau. Nếu con ăn uống tốt, tăng cân đều, bụ bẫm thì không sao, con mà “còi” mặc dù nó nhanh nhẹn kiểu gì cũng bị dè bỉu là: "Có mỗi việc cho nó ăn cũng không xong", "để con còi thế à”, "chăm con kiểu gì vậy”. Có mẹ nào muốn con còi cọc chậm lớn cơ chứ.
2. Nuôi con thì tiêu gì mà tốn tiền!
Thực sự thì việc tiêu tiền của chồng cũng chẳng sướng gì đâu vậy mà còn nghe được nhà chồng, người thân hay hàng xóm nói mình là đồ ăn bám, hay chồng bảo là “mới đưa tiền tiêu gì mà đã hết rồi". Thì người phụ nữ sẽ đau lòng tủi nhục đến thế nào cơ chứ.
Ở nhà chăm con vất vả có khác gì chồng đi làm đâu. Nhiều lúc chỉ muốn đổi chỗ cho chồng để chồng hiểu nỗi khổ này. Nhưng mặc cho sự đời có thế nào thì mẹ cũng bỏ qua hết và chăm lo cho cuộc sống của con từng ngày khỏe mạnh.
3. Có mỗi việc ở nhà chăm con mà cũng kêu mệt.
“Có mỗi việc ở nhà chăm con mà cũng không xong” là câu nói mà hầu hết bà mẹ nào cũng đã từng nghe. Một câu nói đủ để dẫn người mẹ đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Tức giận có, tủi thân có, khóc có và stress nữa. Nhiều lúc họ còn tự hỏi bản thân: "Sao ai làm mẹ cũng nhẹ nhàng, nhàn hạ còn mình vất vả thế này?”
4. Phải cho con ăn, thế này thế kia
Làm gì có ai hiểu con mình bằng mẹ chứ. Vậy mà vẫn có những người thích “nuôi con bằng mồm” hộ. Họ tỏ ra hiểu biết chê bài mình, dạy dỗ mình là phải cho con mình ăn thế này thế kia mới tốt, thời tiết nay mặc gì mặc gì…
5. Sao không tranh thủ lúc con ngủ mà đi ngủ đi
Mẹ nào chẳng mệt mỏi trong lúc nuôi con còn nhỏ chứ? Cho con ngủ xong còn phải dọn dẹp, giặt đồ, để ý con, nấu cơm, đủ thứ việc thì thời gian đâu mà ngủ.
Đúng là chẳng ai thương cảm cho bản thân mình cả, nhất là đôi khi người nói câu này lại là người thân của mình. Thay vì nói vậy họ nên phụ giúp 1 tay nấu cơm giặt đồ thay mình 1 chút, đỡ một ít việc để mình có thể kịp nghỉ ngơi chợp mắt 1 lúc.
6.Sao dạo này xuống sắc thế?
Sau những lần sinh đẻ phụ nữ thương không giữ được vóc dáng họ đó là điều bình thường. Làm ơn đừng buôn ra những câu nói sao dạo này béo quá, xuống sắc quá… Lo chăm sóc cho con thì làm gì có thời gian để làm đẹp.
Thay vì phán xét chê bai phụ nữ sau sinh thì hãy đặt mình vào hoàn cảnh họ mà cũng cảm thông chia sẻ !
Nguồn: sưu tầm

13/06/2023

3 "ngộ nhận" nguy hiểm khi trị táo bón cho trẻ mà hầu hết các mẹ đều mắc phải!
• Sai lầm 1: Khi con bị táo, mẹ cho ăn thật nhiều rau, chất xơ!
➡ Sự thật: Rau, chất xơ chỉ có tác dụng với trẻ mới bị táo từ 3-5 ngày, khi trẻ đã bị lâu ngày, thường xuyên bị táo thì cách này không mang lại nhiều tác dụng nữa!
• Sai lầm 2: Tháo thụt khi con bị nặng!
➡ Sự thật: Khi thường xuyên tháo thụt cho bé, sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: khu vực hậu môn bị bỏng rát, mất phản xạ đi cầu tự nhiên. 💊 thụt còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tác động khiến trẻ biếng ăn, thiếu chất!
• Sai lầm 3: Lạm dụng "thần dược" men vi sinh, men tiêu hóa!
➡ Sự thật: Lạm dụng men tiêu hóa sẽ làm mất sự điều tiết enzyme tự nhiên trong cơ thể, khiến bé bị lệ thuộc vào men được cung cấp!
Nếu con em các mẹ đang gặp phải những dấu hiệu táo bón như:
+ Bé đi ngoài ít hơn bình thường
+ Bé đi phân cứng rắn, vón cục
+ Chướng bụng, khó tiêu
+ Đi ngoài khó khăn, đau hậu môn
+ Trẻ lười ăn, chậm lớn
Thì các mẹ cần điều trị ngay cho con, kẻo để biến chứng nặng nề. Với mỗi tình trạng táo bón của trẻ, cần nắm rõ triệu chứng để điều trị phù hợp. Các mẹ nhắn tin tình trạng của con, tôi tư vấn cụ thể hơn.

12/06/2023

🔥 HO VÀ SỔ MŨI TỐT CHO CƠ THỂ CỦA TRẺ 🔥
-----
📌 Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cảm là ho. Ho là phản xạ BẢO VỆ cơ thể, giúp tống xuất đờm hay siêu vi ra khỏi đường thở (phế quản) trong phổi và giúp phòng ngừa viêm phổi, chứ không phải ho nhiều làm cho trẻ bị viêm phổi như một số “lý luận ngược”. Do đó, ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể. Nếu phản xạ này bị cắt đi, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp và viêm phổi. Tương tự vậy, triệu chứng sổ mũi hay hắt hơi (và có thể đỏ mắt hay ghèn mắt) là những phản ứng giúp cơ thể loại bỏ siêu vi xâm nhập vào đường hô hấp và giúp mau lành bệnh.
📌 Trong một đợt cảm siêu vi, sổ mũi, nghẹt mũi hay chảy nước mắt (đỏ mắt) thường kéo dài khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Giai đoạn đầu của một đợt cảm, trẻ sẽ ho khan, ho in ít. Sau khoảng 4-5 ngày, hệ thống niêm mạc trong đường thở, trong cổ họng, phế quản… sẽ tiết ra những chất nhầy đờm để tiêu diệt siêu vi và cường độ ho sẽ tăng rất nhiều. Thông thường, vào ngày thứ 5-6, trẻ ho rất dữ dội, đây cũng là lúc trẻ sắp hết ho. Cơn ho do cảm siêu vi thường kéo dài 2 tuần, thậm chí có trường hợp kéo dài 3 tuần.
📌 Tuy nhiên, trẻ ho đến ngày thứ 5-6 là cha mẹ đã tìm cách để cắt cơn ho của trẻ, sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian hay siro trị ho. Nhưng như đã nói trên, nếu trẻ được cho uống thuốc giảm ho mà có tác dụng thì trẻ có nguy cơ bị viêm phổi bởi phản xạ để bảo vệ phổi là ho đã bị cắt đi. May mắn rằng, đa số những thuốc trị ho hiện nay trên thị trường đều không có tác dụng. Dẫu thế, cha mẹ cũng không nên dùng thuốc trị ho cho trẻ vì những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của trẻ.
-----

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân chia sẻ về cách điều trị táo bón từ Mombyfib. 09/06/2023

https://www.youtube.com/watch?v=FqcUsav8iko&fbclid=IwAR3ZbJZ4sD8PM4JtZZX8R-KWMpQ_1HGYESCg4h0_N965JdvjPXtIG8mg6HI

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân chia sẻ về cách điều trị táo bón từ Mombyfib. Táo bón là một rối loạn tạm thời hoặc là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây c...

06/06/2023

Tây Y: Thuốc Tây y nổi bật với tác dụng chữa trị nhanh chóng các triệu chứng của táo bón bằng các loại thuốc xổ, thuốc thụt,…nhưng lại tiềm ẩn vô vàn tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

=>>>>Tác dụng phụ :

Tiêu chảy, phân lỏng, ảnh hưởng đến đường ruột, làm cho đường ruột bị suy yếu, sử dụng nhiều có thể khiến cơ thể mất nước do đi đại tiện và rơi vào tình trạng mệt mỏi, lạm dụng thuốc khiến ruột trở nên lười biếng, dẫn đến tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn thậm chí là trở thành mãn tính. Nguy hiểm hơn là mất dần khả năng tự đi vệ sinh.

Bạn và người thân đã dùng loại nào rồi ạ?

05/06/2023

❌❌Trẻ khó ngủ ban đêm - Lý do tại sao ?
Nhiều cha mẹ rất buồn phiền khi buổi tối con mình đi ngủ không ngon giấc, cứ lăn lộn, giãy giụa cả đêm. Nếu tình trạng này hay xảy ra thì các mẹ nên xem lại những lý do sau đây.
Có 4 nguyên nhân khiến trẻ lăn lộn cả đêm không ngủ được:
❎1. Môi trường ngủ không thoải mái
Chẳng hạn trẻ ngủ trong một căn phòng mà xung quanh có rất nhiều tiếng ồn, đèn chỉnh quá sáng, giường nệm quá cứng, chăn nệm không đủ ấm... Tất cả đều có thể là yếu tố khiến trẻ ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi trẻ ngủ không ngon giấc, trẻ sẽ có biểu hiện lăn lộn trên giường cả đêm.
❎Nguyên nhân cũng có thể là do trẻ đắp chăn quá dày. Các bậc phụ huynh luôn có nỗi lo thường trực là trẻ sẽ bị cảm lạnh khi đang ngủ, nên họ có xu hướng đắp một lớp chăn rất dày cho trẻ nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ vã mồ hôi, hất tung chăn mền khi ngủ, nghiêm trọng hơn là trẻ có thể tử vong do ngạt thở.
❎Trước khi ngủ trẻ chơi hoặc xem chương trình hài hước: Hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiên, khi trẻ xem một chương trình tivi vui nhộn, vỏ não của trẻ sẽ trạng thái hưng phấn trong khoảng thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm, chân tay hoạt động liên tục.
❎Ăn no trước khi ngủ: Nếu bữa tối trẻ ăn quá no, quá nhanh, hoặc trước khi ngủ trẻ ăn thêm bữa phụ, quá trình tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày tiết ra dịch vị, thời gian nhu động ruột sẽ kéo dài khiến trẻ trằn trọc trước khi ngủ, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm.
2. Trẻ mắc bệnh
⚠️Trẻ mắc bệnh táo bón, nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích, cảm sốt đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, lăn lộn cả đêm.
⚠️Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện không thoải mái, tinh thần không tỉnh táo, lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là nên đưa trẻ đến bệnh viện khám.
3. Giấc ngủ nông
Nếu trẻ ngủ thường trở mình, lăn lộn cả đêm, không có dấu hiệu khóc hoặc phát sốt, nguyên nhân có thể là do trẻ đang trải qua giấc ngủ nông hoặc chuyển tiếp chu kỳ giấc ngủ. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và không can thiệp vào giấc ngủ của trẻ.
Theo thời gian, trạng thái hoạt động thái quá trong giai đoạn ngủ của trẻ sẽ giảm dần và tự hết, các bậc cha mẹ không nên lo lắng.
Làm cách nào ngăn chặn tình trạng trẻ lăn lộn cả đêm?
❌Chuẩn bị túi ngủ
Nếu trẻ có thói quen hất tung chăn khi ngủ, túi ngủ sẽ là lựa chọn phù hợp đối với trẻ. Mẹ nên chọn túi ngủ chất lượng tốt, độ dày và độ rộng phù hợp.
❌Ngăn chặn trẻ bị thương tích
Cách tốt nhất tránh trường hợp trẻ bị thương tích khi ngã từ trên giường xuống đất là mẹ nên trải thảm xốp chống trơn, gối mềm trên sàn. Hoặc sử dụng thanh chắn giường để bảo vệ bé.
❌Để cải thiện, trước khi cho bé đi ngủ, cha mẹ có thể thực hiện những động tác massage toàn thân cho bé, tắm nước ấm để bé có giấc ngủ sâu hơn và dài hơn. Nếu thấy bé thức dậy, việc cha mẹ cần làm là giúp bé an tâm, thoải mái hơn bằng cách ôm ấp, nhẹ nhàng vỗ về để nhanh chóng đưa bé quay trở lại giấc ngủ.

02/06/2023

Sự khác biệt rõ nhất của lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn nằm ở hiệu quả cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Theo các nghiên cứu khoa học thì bào tử lợi khuẩn không bị acid dạ dày và dung môi hữu cơ phá hủy. Do đó chúng có thể dễ dàng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, thiết lập cân bằng vi sinh đường ruột hiệu quả.
Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng được tạo ra bởi bào tử. Vì vậy sẽ thật là sai lầm nếu mẹ cho rằng chỉ cần bổ sung lợi khuẩn là hệ miễn dịch và đường tiêu hóa của bé sẽ khỏe. Hãy nhớ rằng điều này sẽ đúng với bào tử lợi khuẩn hơn.

01/06/2023

CON LƯỜI ĂN MẸ PHẢI LÀM ĐIỀU NÀY, CHỨ KHÔNG PHẢI CHO CON UỐNG SIRO ĂN NGON ĐÂU
Nhiều khi cứ trách con không ăn, con ăn nhiều không tăng cân, nhưng thực ra con đang mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột - khiến con không còn cảm giác ăn uống, hoặc có ăn thì khả năng hấp thụ cũng kém đấy các em ạ.
Lúc này, mẹ phải tìm lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho con, chứ không phải là muaa thuốc bố, siro ăn ngon cho con ăn đâu nhé.
Hiểu nôm na là như thế này, hệ vi sinh đường ruột của con người có khoảng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Một khi hại khuẩn, nhiều hơn lợi khuẩn, trẻ sẽ gặp các triệu chứng, như: đi lỏng, khó đi ngoài,, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ và sẽ có cảm giác ăn ngon miệng, ăn không hấp thu, khó tăng cân
—----------------------------------------
VÌ SAO TRẺ THƯỜNG MẤT CÂN BẰNG HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT
Mà phải từ 7 tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ mới hoàn thiện về hệ vi sinh đường ruột như người lớn. Nghĩa là, dưới 7 tuổi, trẻ rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Con ốm, con bệnh… thì không tránh khỏi việc dùng kháng sinh. Chưa kể, nhiều mẹ còn dùng sai loại, sai liều, sai cách sử dụng, rồi thì lạm dụng… khiến con bị mất hết lợi khuẩn. Đó là lí do trẻ bị đi lỏng khi uống kháng sinh. Hệ quả cứ sau đợt ốm dậy, con lại chán ăn.
Còn điều này nữa, hầu như mẹ nào đó là cho con ăn dặm sớm, ăn sai cấu trúc, ăn thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ (vì thức ăn chế biến sẵn nghèo dinh dưỡng, giàu calo sẽ làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn).
Một số thói quen không tốt khi ăn uống thường gặp ở trẻ cũng có thể khiến mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Trẻ ngậm thức ăn, vừa ăn vừa chơi, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt chửng khiến hệ tiêu hóa quá tải, men tiêu hóa làm việc không tốt gây chướng bụng, đầy hơi..., ảnh hưởng hệ vi sinh và hiệu suất tiêu hóa.
—----------------------------------------
MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CON KHÔNG LƯỜI ĂN,TĂNG HẤP THU, TĂNG CÂN ĐỀU
Để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn uống hấp thu tốt, mẹ phải chăm chút cho con từ những bữa ăn đầu đời. Nhiều mẹ cứ nôn nóng cho con ăn dặm sớm từ 4-5m tuổi, nhưng ăn sớm thế con chỉ ăn vì lạ thôi, chứ k phải ăn vì nhu cầu của con. Chưa kể hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải, khiến con xì xoẹt, sống phân.
Nhiều tư tưởng còn cho con ăn gia vị. Hoặc người nhà lỡ cho gia vị vào cháo của con. Nên nhớ, vừa với miệng người lớn thì đã là quá mặn với trẻ nhỏ. Thận nào chịu được?
Dừng việc cho con ăn rong, ăn xem tivi, điện thoại, vừa ăn vừa chơi các em nhé. Ăn thế con đâu cảm thấy ngon, thì làm sao hệ tiêu hóa tiết được enzyme tiêu hóa thức ăn. Ăn trong trạng thái thụ động đấy. Qúa 30p mà ăn ngậm, không ăn thì dừng thôi.
Bữa nào cũng cơm trộn vừng, cơm chan canh cho dễ húp… thì làm gì có đủ chất. Con 6-7m nhưng cho ăn cháo đặc khịt ra… thì làm sao con tiêu hóa nổi. Nhớ phải tăng thô từ từ.
Ngoài ra, từ 6m con lười ăn mẹ có thể bsung thêm kẽm để giúp trẻ ăn ngon, tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, và cân đối hệ vi sinh đường ruột.
Tuy nhiên, lợi khuẩn đường ruột cũng có vòng đời như các sinh vật sống khác, cũng sẽ già và chếtt đi và bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Môi trường nhiều acid tại dạ dày và hàm lượng acid mật tại tá tràng (đầu ruột non) cũng dễ dàng tiiêu diiệt các lợi khuẩn. Vì thế, các em có thể bổ sung thêm men vi sinh cho con theo đợt nhé.

Videos (show all)

❓ MẸ HỎI – BS TRẢ LỜI VỀ MOMBY FIB - TRỊ TÁO BÓNMấy hôm nay thời tiết chuyển nắng nóng, trẻ bức bối khó chịu, sinh ra bi...

Telephone

Website