Nhà Thuốc Chiến Thắng II

Nhà Thuốc Chiến  Thắng II

Kinh Doanh Thuốc , Dược Phẩm, Mỹ Phẩm, Thiết Bị Y Tế .

03/02/2024

Thông Báo Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

Photos from Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương's post 15/09/2022

Quy định mới về phòng chống dịch Covid..

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 09/03/2022

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ em khi bị mắc COVID 19 tại nhà. Mọi người tham khảo nhé...
Nguồn: BV Nhi Trung Ương.

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 09/03/2022

Sửa dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm F0. Mọi người lưu ý nhé.
Nguồn : Thông tin chính phủ.

27/01/2022

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT 2022
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2022
-Thay mặt nhà thuốc chúng tôi xin trân thành cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong suốt 1 năm qua.
-Bước sang năm mới chúng tôi sẽ luôn cố gắng trao dồi kiến thức chuyên môn để năng cao khả năng phục vụ,tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho quý khách hàng 1 cách tốt nhất .
-Kính chúc quý khách hàng 1 năm mới sức khỏe dồi dào ,an khang thịnh vượng ,gia đình hạnh phúc .
🧡TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ KHÁCH!!!🧡

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 29/12/2021

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân Covid tại nhà . Mọi người tham khảo nhé !
Nguồn st.

18/12/2021

Sự khác biệt giữa cảm cúm và covid 😤
Nguồn st tiktok

10/11/2021

Nói không với thuốc lá !

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 09/10/2021

Chiến Thắng❤️

27/09/2021

Nước lá vối lợi và hại ???
Nguồn st

27/09/2021

Nước lá vối Lợi và Hại ???
Nguồn st.

15/09/2021

5 lưu ý quan trọng sau khi tiêm vacxin covid 19.
Nguồn st

08/09/2021

Tiêm sau bao lâu sẽ sinh ra kháng thể covid ❤️❤️
Nguồn st.

08/09/2021

LANG BEN 🙀🙀🙀🙀
Lang ben (Tinea versicolor, Pityriasis versicolor) là bệnh nấm nông thường gặp ở da. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi dát tăng sắc tố, giảm sắc tố hoặc dát hồng ở thân mình mà chủ yếu gặp ở nửa người trên. Bệnh thường ít khi gây ngứa, không đau nhưng có thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Căn nguyên gây bệnh lang ben là do nấm họ Malassezia gây nên. M. globosa là nhóm gây bệnh chủ yếu, ngoài ra có thể gặp do: M. sympodialis, M.furfur,…
Nấm Malassezia là nấm lưỡng hình, phụ thuộc lipid, là thành phần của vi hệ trên da ở người bình thường. Sự chuyển đổi của Malassezia từ tế bào nấm men sang dạng nấm sợi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh trên lâm sàng.
Các yếu tố có liên quan đến sự chuyển đổi này là: tiếp xúc với thời tiết nóng và ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) và sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da dạng dầu, mỡ.
Chưa có đủ bằng chứng chứng minh các đặc điểm về di truyền và miễn dịch của người bệnh có liên quan đến bệnh lang ben, tuy nhiên bệnh có thể có yếu tố gia đình, và bệnh cũng gặp nhiều hơn và tổn thương lan rộng hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, uống thuốc tránh thai và suy dinh dưỡng.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
– Tổn thương khởi phát là dát, chấm đỏ hoặc hồng nâu, thường ở vị trí lỗ chân lông, tổn thương ban đầu thường nhỏ, rái rác, sau đó các dát này lan rộng dần lên và liên kết với nhau thành các mảng lớn, có hình tròn, ovan hoặc hình đa cung. Trên tổn thương có vảy da nhỏ, mịn, khi cạo vảy dễ b**g và lớp thượng bì ở dưới bình thường (dấu hiệu vỏ bảo).
– Tổn thương có thể tăng sắc tố, giảm sắc tố hoặc màu hồng. Màu sắc tổn thương thay đổi rất đa dạng giữa các cá thể có cùng màu da, và đôi khi khác nhau ở từng vùng trên cùng 1 bệnh nhân. Có một số thuyết lý giải cho việc thay đổi màu sắc:
+ Những bệnh nhân có tổn thương giảm sắc tố thường rõ hơn vào mùa hè, do các vùng da không bị ảnh hưởng trở nên tăng sắc tố hơn sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tổn thương giảm sắc tố có thể do sự cản ánh sáng mặt trời của nấm hoặc do sợi nấm tiết ra chất azelaic (một axít dicarboxylic do Malassezia sản xuất) làm giảm vận chuyển melanin đến các tế bào sừng, tác động ức chế và phá hủy tế bào melanocyte.
+ Các tổn thương tăng sắc tố và dát hồng có thể là kết quả của phản ứng viêm tại chỗ của cơ thể với nấm men.
– Tổn thương da không đau, không ngứa hoặc ngứa ít khi ra mồ hôi.
– Vị trí: lang ben ở người lớn thường gặp ở phần trên của thân mình, ít gặp ở vùng mặt và nếp gấp, trong khi đó lang ben ở trẻ em thường gặp ở vùng mặt. Sự phân bố của lang ben có thể ảnh hưởng bởi nhu cầu dinh dưỡng của nấm men. Malassezia là nấm phụ thuộc lipid, nấm gặp nhiều ở vùng da có sự sản xuất bã nhờn nhiều ở trên cơ thể. Vì vậy lang ben ít gặp ở người già và trẻ em vì ở lứa tuổi này sự sản xuất bã ít hơn.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
– Chẩn đoán xác định bệnh lang ben dựa vào đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm soi tươi tìm nấm và soi tổn thương trên ánh sáng đèn Wood.
+ Soi tươi tìm nấm (với KOH 10%): thấy sợi nấm ngắn, và nhiều bào tử, rái rác hoặc tập trung thành hình chùm nho, hình ảnh “Spaghetti và thịt viên”.
+ Trên ánh sáng đèn Wood: rìa tổn thương có thể phát huỳnh quang màu vàng nâu hoặc vàng sáng.
Chẩn đoán phân biệt
– Viêm da dầu.
– Vảy phấn hồng Gibert.
– Bạch biến.
– Erythrasma.
– Chàm khô.
– Giang mai II.
Điều trị
Một số ít trường hợp bệnh lang ben có thể tự thuyên giảm, nhưng đa số bệnh có thể kéo dài nếu không được điều trị.
Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân trong trường hợp tổn thương lan rộng, tái phát hoặc thất bại với điều trị tại chỗ.
• 💊💊💊Tại chỗ:
– Thuốc chống nấm: thường có hiệu quả sau vài ngày đến 4 tuần.
+ Ketoconazole 2% dạng bôi tại chỗ hoặc dầu gội Ketoconazole (đánh bọt, lưu trong 5 phút) trong 2 tuần.
• Terbinafine 1%, bôi 2 lần/ ngày trong 1 tuần.
• Ciclopirox 1%, bôi 2 lần/ ngày trong 2 tuần.
– Selenium sulfide tại chỗ dạng dầu gội, dùng hàng ngày trong 1 tuần, xả sau 10 phút.
– Kẽm pyrithioine tại chỗ dạng dầu gội 1% ủ 5phút /ngày liên tục trong 2 tuần.
– Một số thuốc bôi tại chỗ khác cũng được ghi nhận có hiệu quả: lưu huỳnh – salicylic, mỡ Whitfield, propylene glycol, benzoyl peroxide.
•💊💊💊 Điều trị đường uống:
• Chỉ định trong trường hợp thất bại với điều trị tại chỗ, tổn thương lan rộng, bệnh hay tái phát (lưu ý: tổn thương thay đổi sắc tố sẽ tồn tại lâu sau khi đã điều trị khỏi bệnh, không có nghĩa là điều trị thất bại.).
*Lưu ý: Phải đánh giá chức năng gan trước điều trị, và không điều trị thuốc toàn thân ở trẻ em.
– Itraconazole: 200mg/ngày trong 5 ngày liên tiếp hoặc dùng liều 400mg chia 2 lần trong 1 ngày.
– Fluconazole: 300mg/tuần trong 2 tuần hoặc 400mg trong 1 ngày.
• Điều trị thất bại: Soi tươi trực tiếp vẫn tìm thấy hình ảnh nấm sau khi kết thúc điều trị, tái phát thường xuyên, tổn thương có xu hướng lan rộng hơn. Khi điều trị thất bại cần đánh giá tình trạng miễn dịch và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, nuôi cấy nấm và làm kháng nấm đồ.
• Tư vấn cho bệnh nhân: tổn thương thay đổi sắc tố thường kéo dài sau khi điều trị thành công. Phục hồi sắc tố thường mất tới vài tháng sau khi kết thúc điều trị thành công.
7. Điều trị dự phòng
– Chỉ định ở bệnh nhân hay tái phát nên điều trị dự phòng đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm.
– Selenium sulfide 2,5% hoặc ketoconazol 2% dạng dầu gội bôi toàn bộ cơ thể, để trong 10 phút, mỗi tháng 1 lần.
– Uống Itraconazole: 200mg/ngày, mỗi tháng uống 1 ngày vào những tháng nóng ẩm trong năm.
Lang ben là bệnh nấm da phổ biến. Thanh thiếu niên là độ tuổi thường mắc bệnh. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị thông thường, tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao nên vấn đề điều trị dự phòng và tư vấn cho bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng.
Nguồn St . Cách dùng thuốc .

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 08/09/2021

BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG (Spondylosis)
💊💊💊
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
NGUYÊN NHÂN
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động … Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Triệu chứng : Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống. Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân. Nói chung bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).
Phân biệt : Trường hợp đau cột sống có biểu hiện viêm: có dấu hiệu toàn thân như: sốt, thiếu máu, gầy sút cân, hạch ngoại vi…cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý dưới đây:
− Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng cùng, Xquang có viêm khớp cùng chậu, xét nghiệm tốc độ lắng máu tăng.
− Viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn hoặc do lao): tính chất đau kiểu viêm, đau liên tục, kèm theo dấu hiệu toàn thân; Xquang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm đốt sống, xét nghiệm bilan viêm dương tính.
− Ung thư di căn xương: đau mức độ nặng, kiểu viêm; kèm theo dấu hiệu toàn thân, Xquang có hủy xương hoặc kết đặc xương, cộng hưởng từ và xạ hình xương có vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
− Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
− Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ có thể chỉ định ngoại khoa.
Điều trị cụ thể
Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, paraphin, tập cơ dựng lưng....
Điều trị nội khoa
− Thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO:
+ Bậc 1 - paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày. Thuốc có thể gây hại cho gan.
+ Bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol: Ultracet liều 2-4 viên/24giờ, tuy nhiên uống thuốc này thường gây chóng mặt, buồn nôn.
Efferalgan-codein liều 2-4 viên/24giờ.
+ Bậc 3 - Opiat và dẫn xuất của opiat.
− Thuốc chống viêm không steroid:
Chọn một trong các thuốc sau. Lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn.
+ Diclofenac viên 25mg, 50 mg, 75mg: liều 50 - 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75 mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15 mg/ngày x 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Piroxicam viên hay ống 20 mg, uống 1 viên /ngày uống sau khi ăn no, hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
+ Celecoxib viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau khi ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở người cao tuổi.
+ Etoricoxib (viên 60mg, 90mg, 120mg), ngày uống 1 viên, thận trọng dùng ở người có bệnh lý tim mạch.
+ Thuốc chống viêm bôi ngoài da: diclofenac gel, profenid gel, xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau.
− Thuốc giãn cơ: eperison (viên 50mg): 3 viên/ngày, hoặc tolperisone (viên50mg, 150mg): 2-6 viên/ngày.
− Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm:
+ Piascledine 300mg (cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và đậu nành): 1 viên/ngày
+ Glucosamine sulfate và chondroitin sulphat, uống trước ăn 15 phút, dùng kéo dài trong nhiều năm.
+ Thuốc ức chế IL1: diacerhein 50mg (viên 50mg) 1-2 viên /ngày, dùng kéo dài trong nhiều năm.
− Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat, hoặc methyl prednisolon acetate trong trường hợp đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính).
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định khi thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trong trường hợp đĩa đệm thoái hóa nhiều, có thể xem xét thay đĩa đệm nhân tạo.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
− Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng dần theo tuổi và một số yếu tố nguy cơ như: mang vác nặng ở tư thế cột sống xấu.
− Dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những g*i xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).
PHÒNG BỆNH
− Theo dõi và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
− Giáo dục tư vấn các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu.
− Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần...).
Nguồn : ST Cách Dùng Thuốc .

Photos from Nhà Thuốc Chiến  Thắng II's post 08/09/2021

BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Rheumatoid Arthritis)
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
- Bệnh chưa rõ nguyên nhân, liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch
- Vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…)
CHẨN ĐOÁN
a. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR ) 1987
- Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
+ Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
+ Viêm khớp đối xứng
+ Hạt dưới da
+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính
+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thày thuốc.
Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40-90% và độ đặc hiệu từ 50-90%.
- Lưu ý: Hạt dưới da hiếm gặp ở Việt Nam. Ngoài ra, cần khảo sát các triệu chứng ngoài khớp như : teo cơ, viêm mống mắt, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu... thường ít gặp, nhẹ, dễ bị bỏ sót.
b. Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010 - American College of Rheumatology/ European League Ag*inst Rhumatism). Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên cần luôn theo dõi đánh giá lại chẩn đoán vì nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý khớp khác không phải viêm khớp dạng thấp
Đối tượng là các bệnh nhân
- Có ít nhất 1 khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng
- Viêm màng hoạt dịch khớp không do các bệnh lý khác
4. ĐIỀU TRỊ
a. Nguyên tắc:
Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine...) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF a, kháng Interleukin 6, kháng lympho 😎 được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Khi chỉ định các thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa Cơ Xương Khớp và thực hiện đúng quy trình (làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28…)
b. Điều trị cụ thể
Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động (tuy nhiên các thuốc này không làm thay đổi được sự tiến triển của bệnh).
- Các thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs).
+ Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 (được chọn lựa đầu tiên vì thường phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexat)
Celecoxib: 200mg, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Hoặc Meloxicam: 15 mg tiêm (chích) bắp hoặc uống ngày một lần.
Hoặc Etoricoxib: 60 - 90 mg, ngày uống một lần.
+ Các thuốc thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc
Diclofenac: uống hoặc tiêm bắp: 75mg x 2 lần/ngày trong 3 - 7 ngày. Sau đó uống: 50 mg x 2 - 3 lần/ ngày trong 4 - 6 tuần.
Brexin (piroxicam + cyclodextrin) 20mg uống hàng ngày
+ Hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (liều tương đương).
Lưu ý: khi dùng cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ có các tác dụng không mong muốn của thuốc KVKS (NSAIDs) (bệnh nhân già yếu, tiền sử (tiền căn) bị bệnh lý dạ dày…) hoặc điều trị dài ngày, cần theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm proton.
- Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone)
+ Thường sử dụng ngắn hạn trong lúc chờ đợi các thuốc điều trị cơ bản có hiệu lực. Chỉ định khi có đợt tiến triển (tiêu chuẩn đợt tiến triển xem ở phần Phụ lục)
+ Thể vừa: 16-32 mg methylprednisolon (hoặc tương đương), uống hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau ăn.
+ Thể nặng: 40 mg methylprednison TM mỗi ngày.
+ Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): bắt đầu từ 500-1.000mg methylprednisolone truyền TM trong 30-45 phút/ngày, điều trị 3 ngày liên tục. Sau đó chuyển về liều thông thường. Liệu trình này có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần.
+ Sử dụng dài hạn (thường ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài): bắt đầu ở liều uống: 20mg hàng ngày, vào 8 giờ sáng. Khi đạt đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm, giảm dần liều, duy trì liều thấp nhất (5 - 8mg hàng ngày hoặc cách ngày) hoặc ngưng (nếu có thể) khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 6-8 tuần).
Điều trị cơ bản bằng các thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drug-DMARDs) để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong suốt thời gian điều trị).
- Thể mới mắc và thể thông thường: sử dụng các thuốc DMARDs kinh điển
+ Methotrexat khởi đầu 10 mg một lần mỗi tuần. Tùy theo đáp ứng mà duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 - 15 mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20 mg/ tuần)
+ Hoặc Sulfasalazin khởi đầu 500 mg/ngày, tăng mỗi 500 mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1.000 mg x 2 lần mỗi ngày
+ Kết hợp: methotrexat với sulfasalazin hoặc hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả
+ Kết hợp: methotrexat, sulfasalazin và hydroxychloroquine nếu kết hợp trên không hiệu quả
- Thể nặng, kháng trị với các DMARDs kinh điển (không có đáp ứng sau 6 tháng) cần kết hợp với các thuốc sinh học (các DMARDs sinh học)
+ Trước khi chỉ định các thuốc sinh học, cần làm các xét nghiệm để sàng lọc lao, viêm gan, các xét nghiệm chức năng gan thận và đánh giá mức độ hoạt động bệnh (máu lắng hoặc CRP, DAS 28, HAQ)
+ Kết hợp methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab)
Methotrexat 10 - 15 mg mỗi tuần + tocilizumab 4 – 8mg/kg cân nặng, tương đương 200 – 400mg truyền TM mỗi tháng một lần.
+ Hoặc kết hợp methotrexate và một trong 3 loại thuốc kháng TNFα sau:
Methotrexat 10-15 mg mỗi tuần + etanercept 50mg tiêm dưới da mỗi tuần một lần.
Methotrexat 10-15mg mỗi tuần + infliximab TTM 2-3mg/kg mỗi 4 - 8 tuần.
Methotrexat 10-15mg mỗi tuần + adalimumab 40mg tiêm dưới da 2 tuần một lần
+ Hoặc kết hợp methotrexate và thuốc kháng lympho B (rituximab)
Methotrexat 10 - 15 mg mỗi tuần + rituximab truyền TM 500 – 1000mg x 2 lần, cách 2 tuần, có thể nhắc lại một hoặc hai liệu trình mỗi năm
+ Sau 3 – 6 tháng điều trị, nếu thuốc sinh học thứ nhất không hiệu quả, có thể xem xét thuốc sinh học thứ 2, tương tự như vậy, có thể xem xét thuốc sinh học thứ 3 khi sau 3 – 6 tháng, thuốc sinh học thứ 2 không hiêu quả.
Các điều trị phối hợp khác
- Các biện pháp hỗ trợ
+ Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.
+ Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình (cắt xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định).
- Phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị, các bệnh kèm theo
+ Viêm, loét dạ dày tá tràng: cần chủ động phát hiện và điều trị vì trên 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
+ Phòng ngừa (khi có các yếu tố nguy cơ) và điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton, kèm thuốc điều trị Helicobacter Pylori (nếu có nhiễm HP).
+ Khi sử dụng cortisteroid bất cứ liều nào trên 01 tháng, cần bổ xung calcium, vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng bisphosphonates. Khi đã có loãng xương, tùy theo mức độ loãng xương, tuổi, giới và điều kiện cụ thể của người bệnh mà lựa chọn các thuốc phù hợp (thường là bisphosphonate)
+ Thiếu máu: acid folic, sắt, vitamin B12…
5. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG
- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
- Xét nghiệm định kỳ: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), Creatinine, SGOT, SGPT 2 tuần một lần trong một tháng đầu, hàng tháng trong 3 tháng tiếp theo, sau đó có thể 3 tháng một lần, tùy theo đáp ứng của người bệnh.
- Xét nghiệm máu cấp, chụp XQ phổi … khi cần, tùy theo diễn biến của bệnh.
- Sinh thiết gan khi có nghi ngờ tổn thương gan (enzym gan tăng > 3 lần trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp). Trường hợp enzyme gan tăng gấp đôi và kéo dài nên ngừng Methotrexat.
- Tiên lượng nặng khi: tổn thương viêm nhiều khớp, bệnh nhân nữ, yếu tố dạng thấp RF và /hoặc Anti-CCP (+) tỷ giá cao, có các biểu hiện ngoài khớp, HLADR4 (+), hoạt tính của bệnh (thông qua các chỉ số : DAS 28, VS, CRP, HAQ… Với những trường hợp này cần điều trị tích cực ngay từ đầu và xem xét việc dùng các DMARDs sinh học sớm
6. PHÒNG BỆNH
- Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với VKDT là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khoẻ, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asian Rheumatology Expert Advisory Council for Health. Rheumatology News Vol. 1 No. 3 September 2011
2. Jacobs J.W.G, Jurgens M.S, Welsing P.M.J. “Overview and analysis of treat-to-target trials in rheumatoid arthritis reporting on remission”. Clin Exp Rheumatol 2012; 30 (Suppl. 73): S56-S63.
3. Josef S Smolen, Robert Landewé, Ferdinand C Breedveld, et al. EULAR recommendations for the management of rheumatoid arthritis with synthetic and biological disease-modifying antirheumatic drugs: 2013 update. Published online October 25, 2013 Ann Rheum Dis
4. Michelle K.J., David A. Fox. “Advances in the medical treatment of rheumatoid arthritis”. Hand Clin; 27(1): 11-20, 2011
5. Tak and Kalden. “Advances in rheumatology: new targeted therapeutics”. Arthritis Research & Therapy, 13(Suppl. 1): S5, 2011
ThS. BS. Bùi Hải Bình- Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn : St Cách Dùng Thuốc .

08/09/2021

CÁCH SỬ DỤNG STEROID TRÊN DA 💊💊💊
Steroid tại chỗ là nhóm thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát viêm da cơ địa, eczema và các viêm da khác. Thuốc tồn tại dưới dạng kem (cream), mỡ (oint ment), dung dịch (sclution), gel với các độ mạnh khác nhau, dùng để bôi lên da, niêm mạc, súc miệng. Chúng thường được bào chế đơn thuần hoặc kết hợp với các hoạt chất khác như kháng sinh, kháng nấm, cacipotriol.
Steroid tại chỗ có tác dụng
• Chống viêm
• Ức chế miễn dịch
• Chống tăng sinh tế bào
• Co mạch
Các loại sterod tại chỗ khác nhau về độ mạnh. Độ mạnh phụ thuộc vào cấu trúc phân tử đặc hiệu, tỷ lệ hấp thu qua da (0,25-3%), lượng tác dụng tới tế bào đích, dạng bào chế. Các vùng da khác nhau có độ hấp thu steroid khác nhau.
• Các vùng hấp thu nhiều nhất: mí mắt, sinh dục, các nếp gấp.
• Các vùng hấp thu ít: lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Các dạng bào chế
• Kem, lotion: phổ biến nhất, dùng bôi lên các thương tổn vùng da nhẵn, hoặc thương tổn có độ dày ít.
• Mỡ: dùng cho vùng da khô, không có lông tóc. Không chứa chất bảo quản nên ít gây kích ứng và dị ứng nhưng tăng nguy cơ bị viêm nang lông và rôm sảy.
• Gel, dung dịch: dùng cho vùng lông, tóc, có thể gây se khô, châm chích da viêm.
Phân loại steroid tại chỗ theo độ mạnh
• Rất mạnh (mạnh gấp tới 600 lần so với hydrocortisone)
+ Clobetasol propionate
+ Betamethasone dipropionate
• Loại mạnh (gấp 100-150 lần so với hydrocortisone)
+ Betamethasone valerate
+ Betamethasone dipropionate
+ Diflucortolene valerate
+ Hydrocortisone 17-Butyrate
+ Mometasone fuorate
+ Methylprednislone aceponate
• Trung bình (gấp 2-25 lần so với hydrocortisone)
+ Clobetasone butyrate
+ Triameinelone acetonide
• Nhẹ
+ Hydrocortisone
+ Hydrocortisone acetate
Các tên thuốc chứa steroid tại chỗ phổ biến ở Việt Nam: kem bảy màu, Flucinar, Gentrisone, Eumovat, Tomax, Dermovat, Fobancort, Fucicort, Enoti, Fucidin H, Daivobet, Xamiol, …
Cách sử dụng steroid tại chỗ
Steroid tại chỗ thường được bôi 01 lần/ngày (buổi sáng hoặc buổi tối). Tùy theo từng bệnh, mức độ bệnh, vùng da bị bệnh, độ tuổi, độ mạnh của thuốc mà thời gian bôi thuốc khác nhau nhưng thường dùng ngắn ngày, tối đa khoảng 3-4 tuần.
Các chỉ định của steroid tại chỗ trong da liễu: viêm da cơ địa, sẩn ngứa, chàm, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, lichen phẳng, sẩn ngứa, viêm da thần kinh, lichen xơ teo, vảy nến, …
Liều lượng thuốc bôi mỗi lần thường áp dụng theo đơn vị đốt ngón tay (fingertip unit). Một đơn vị được định nghĩa là lượng thuốc bôi nặn ra từ tube thuốc có độ dài bằng đốt xa ngón trỏ của bệnh nhân.
• Người lớn nam giới: 1 đơn vị tương đương 0,5 g
• Người lớn nữ giới: 1 đơn vị tương đương 0,4 g
• Trẻ em 4 tuổi: bằng khoảng 1/3 của người lớn
• Trẻ em từ 6 tháng-1 tuổi: bằng khoảng ¼ của người lớn
Lượng thuốc bôi mỗi lần tùy thuộc vào từng vùng da cơ thể
• Một bàn tay: dùng 1 đơn vị
• Một cánh tay: dùng 3 đơn vị
• Một bàn chân: dùng 2 đơn vị
• Một cẳng chân: dùng 6 đơn vị
• Mặt và cổ: dùng 2,5 đơn vị
• Thân mình (cả trước và sau): dùng 14 đơn vị
• Toàn thân: dùng 40 đơn vị
Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm trước hoặc sau bôi steroid để giảm kích ứng hoặc khô da cũng như tạo hàng rào bảo vệ.
2. Các thương tổn da do steroid tại chỗ
Các tác dụng phụ của steroid tại chỗ
Các tác dụng phụ xảy ra khi dùng steroid tại chỗ kéo dài, độ mạnh của thuốc không phù hợp với vùng da bị bệnh.
Hội chứng Cushing
• Hiếm xảy ra khi dùng steroid tại chỗ.
• Chỉ xảy ra khi dùng kéo dài loại có hoạt lực mạnh (Ví dụ trên 50g clobetasol propionate hoặc trên 500g hydrocortisone mỗi tuần).
Tác dụng phụ ngoài da
Xảy ra khi dùng loại mạnh trong thời gian dài (hàng tháng).
• Mỏng da, teo da
• Rạn da (nách, háng, bẹn)
• Xuất huyết dưới da
• Giãn mạch máu
• Rậm lông, lông mọc dài ra
• Khởi động tình trạng nhiễm trùng da: chốc, nấm da, herpes, viêm nang lông do Malasseezia, u mềm lây.
Loại mạnh dùng hàng tuần tới hàng tháng có thể gây
• Viêm da quanh miệng
• Trứng cá đỏ do steroid
• Triệu chứng sau ngừng corticoid: ngứa, châm chích…Châm chích thường xảy ra khi dùng lần đầu ở da viêm hoặc da bị tổn thương.
• Vảy nến thể mủ
• Viêm da tiếp xúc dị ứng với phân tử steroid, với tá dược, chất bảo quản, thường xảy ra khi dùng lần đầu hoặc sau nhiều năm sử dụng.
• Phụ nữ mang thai có thể dùng steroid tại chỗ loại nhẹ, hoặc trung bình. Không sử dụng loại mạnh trên diện rộng vì có nguy cơ gây cân nặng thấp cho thai nhi.
• Nhiều mỹ phẩm được trộn steroid gây viêm da phụ thuộc corticoid và các tác dụng phụ khác.
• Thương tổn da khi ngừng steroid tại chỗ (topical steroid withdrawal): xảy ra trong vài ngày tới vài tuần ngừng thuốc bôi/mỹ phẩm chứa steroid mà trước đó người bệnh đã dùng trong thời gian dài (hàng tháng), loại có hoạt lực mạnh. Có hai hình thái lâm sàng:
1. Da đỏ, bừng, nóng (viêm da do steroid hoặc chứng nghiện/phụ thuộc steroid).
2. Viêm da dạng sẩn, mụn mủ (trứng cá đỏ do steroid, viêm da quanh miệng, viêm da quanh mắt).
Phân biệt viêm da do steroid với bệnh viêm da cơ địa khiến người bệnh phải dùng steroid tại chỗ:
• Viêm da do steroid thường bừng, nóng hơn là ngứa.
• Các vùng da đỏ thành mảng.
• Vị trí không đặc hiệu như trong viêm da cơ địa, thường chỉ gặp ở vùng bôi thuốc.
Nguồn : BS. Trần Thị Huyền, khoa D2-Bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.

03/09/2021

10 CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA ALBERT EINSTEIN GIÚP BẠN SỐNG KHÔN NGOAN HƠN!
1. Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài thì có giới hạn.
2. Mỗi con người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình thật ngu ngốc.
3. Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hy vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.
4. Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to.
5. Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
6. Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông.
7. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, kiến thức chỉ có giới hạn còn tưởng tượng là vô biên.
8. Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!
9. Tôi luôn dành hàng tháng, thậm chí hàng năm trời chỉ để suy nghĩ. Có thể lần nghĩ thứ 99 tôi sai, nhưng thêm 1 lần nghĩ nữa, tôi đúng.
10. Logic sẽ đưa chúng ta từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa chúng ta tới mọi nơi.
-----
Sưu tầm

Videos (show all)

Sự khác biệt giữa cảm cúm và covid 😤Nguồn st tiktok
Nước lá vối Lợi và Hại ???Nguồn st.

Telephone

Website