Giáo Dục Đặc Biệt - Can Thiệp Sớm Cho Trẻ Tự Kỷ

Giáo Dục Đặc Biệt - Can Thiệp Sớm Cho Trẻ Tự Kỷ

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Giáo Dục Đặc Biệt - Can Thiệp Sớm Cho Trẻ Tự Kỷ, Educational Research Center, .

18/12/2021

Có những ngày trời không nắng sáng,
Cô lại nhìn nỗ lực của các con
Mỉm cười và đầy tự hào vì ngày mai tươi sáng của các con 😍😍😍

18/12/2021

Thành quả nỗ lực của cô và trò sau 2 tuần gặp nhau, và kết quả tích cực của mẹ dạy bé ở nhà theo chương trình cô đặt ra. Từ bé nhút nhát, ngôn ngữ nghe hiểu còn hạn chế nay Em bé của cô đã bắt đầu nói được “ xin, ạ “ câu hỏi cô đưa ra ( mặc dù ngôn ngữ của con chưa được tròn) nhưng đó là những tín hiệu tích cực của con trong hành trình tìm con chữ phía trước 💪💪💪. Cố nhên anh chàng bé nhỏ nhưng ý chí cô trò không hề nhỏ chút nào 😍😍😍

17/12/2021

CHIA SẺ FILE HỌC LIỆU BÓC DÁN $VIẾT XOÁ NHIỀU LẦN ( cho bé 2-8 t.)Ba mẹ tải về in ,ép PLASTIC BỀN ĐẸP - Con học Bền mấy năm luôn ,ko lo xé hỏng ,ướt bẩn hay cũ nát gì nhé mẹ !

🍀1.Gửi tặng link học liệu cho bé tại đây nha :
https://drive.google.com/file/d/18E1b7T3a-0jaH3vA_w2QffowTt2Nscub/view

🍀2 .https://drive.google.com/file/d/1q53cxz6y0LdZkzOfEfmmX-bhHTAtd7w1/view?zarsrc=31
🍀3. Trò chơi màu sắc - chủ đề oto:
https://drive.google.com/file/d/1PHd2QkGtJVUem7gv7sXVPzE6bElGlfB1/view?usp=sharing

4. Trò chơi màu sắc - chủ đề hoa quả : https://drive.google.com/file/d/1-4qO9DCdnrcRkzO9eM3xljJrfSB0LNvI/view?usp=sharing

5. Trò chơi tìm cặp màu săc : https://drive.google.com/file/d/1w-HMXW-eZrwF5fPH9B5UVn3ttAzm9cxN/view?usp=sharing

6 . Tổng hợp các trò chơi cho bé từ 15m-24m : https://drive.google.com/file/d/164_ncfzhkGQ4wMByvGyvHdzl1DUdm7Dp/view?usp=sharing

7. Tổng hợp trò chơi cho bé khoảng 1 tuổi ( trên hay dưới 1 tuổi vẫn chơi dc các mẹ nhé ! ) : https://drive.google.com/file/d/1yP3l4MdUdyzf4cbmeXGIaoeMF61dZFYM/view?usp=sharing

8 . Trò chơi tìm đường về nhà : https://drive.google.com/file/d/1MM9zgsp1fpDfb11bSbOAr-6XRM4NYvkz/view?usp=sharing

9 .Trò chơi tập vẽ nét : https://drive.google.com/file/d/10Z0My175Hvr_Phy5DUvKUj75ueNaXp0Y/view?usp=sharing

10 . Trò chơi Matching Game - ghép đúng hình : https://drive.google.com/file/d/1c85X3VPbfKseE2A0jyqn7ByifsA7prBd/view?usp=sharing

11 .Trò chơi tinh mắt đếm HowMany : https://drive.google.com/file/d/1u4XnWrH3LzvnTDLy8QNnRq-muJhqGq0A/view?usp=sharing

12 .Vài trò vui vui về hệ mặt trời : https://drive.google.com/file/d/1UJZvJ2OPoMFR3MYUpoo5jIi8WpPhh_Cc/view?usp=sharing

13 .Trò chơi tìm 10 điểm khác nhau giữa 2 tranh : https://drive.google.com/file/d/1qzY3NBhqR27OnLLY5H8pMT6-D83yaVCc/view?usp=sharing

14 .Trò chơi tìm chữ : https://drive.google.com/file/d/1rK2m4ort1XhGV8XbJoUtFjg5Z2XM_WIU/view?usp=sharing

15 . Vòng đời các con vật : https://drive.google.com/file/d/1nbx8R0j3NeIhf2y41kq5ycMKJtIen3O8/view?usp=sharing

16 . Quốc kỳ Châu Âu và Châu Á : https://drive.google.com/file/d/1faBkVyJ1gy1x5mBbK3yoaTHCr4ThrFWj/view?usp=sharing

❤Nguồn : St ,cảm ơn tg đã share..

🧠🎀Bộ học liệu tập giúp bé rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ, vận động tinh, tư duy logic.... Với nội dung phong phú đa dạng chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ hứng thú và quên ngay ipad tivi đấy ạ.

Photos from Giáo Dục Đặc Biệt - Can Thiệp Sớm Cho Trẻ Tự Kỷ's post 17/12/2021

💓💓 PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ ( CPTTT)💓💓

🔺️Trẻ em có thể học hỏi qua nhiều con đường khác nhau: như trẻ học thông qua đồ vật, thông qua hoạt động vui chơi. Trẻ học bằng cách tự tìm tòi khám phá và cố gắng nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ học hỏi thông qua kinh nghiệm sống hàng ngày. Bên cạnh đó trẻ còn học thông qua các giác quan. Như vậy, giác quan có vai trò rất lớn đối với việc phục hồi, hình thành và phát triển các chức năng trí tuệ của trẻ em nói chung và trẻ CPTTT nói riêng. Mặc khác việc phát triển các giác quan là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong giáo dục đặc biệt, bởi ngay từ khi trẻ sinh ra cảm nhận thế giới thông qua việc tri giác thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan như: sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm. Do vậy, sự hình thành và phát triển khả năng đa dạng ở trẻ CPTTT là tiền đề cho hoạt động nhận thức và tạo những điều kiện căn bản cho trẻ có thể phát triển được các tố chất khác. Do đó nên phát triển các giác quan cho trẻ từ khi trẻ còn nhỏ.

💓 PHÁT TRIỂN CÁC GIÁC QUAN CHO TRẺ NHƯ: THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC, VỊ GIÁC, KHƯỚU GIÁC, XÚC GIÁC

🌼 PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC (KHẢ NĂNG NHÌN CHO TRẺ) 👀👁👁

🔺️Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung qunah hơn. Vậy muốn phát tiển khả năng nhìn cần:
– Cho trẻ nhìn xa (điều tiết mắt) cho biết kết quả vật thể trẻ nhìn được
– Cho trẻ nhìn gần (điều tiết mắt) cho biết kết quả số vật thể trẻ nhìn được
– Cho trẻ nhìn qua ống nhòm, ô nhỏ… cho biết vật thể nhìn được
– Cắt các bức tranh thành nhiều mảnh và ghép lại như cũ

🌼 PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC ( KHẢ NĂNG NGHE) 👂👂👂

🔺️Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn. Do vậy, phát triển thính giác cần:
– Nghe nói thầm khoảng cách 1/2 m rồi tăng khoảng cách cho xa dần và trả lời khi nghe được tín hiệu
– Nghe nói to khoảng cách 5m và trả lời sa khi nghe tín hiệu.
– Luyện nghe tiếng động to, nhỏ khác nhau (chuẩn bị vỏ lon bia: 10 chiếc ), trong lon đựng sỏi, cát để gây tiếng động khác nhau.Tập nghe để phân biệt cường độ âm thanh.
– Tập nghe và phân biệt tiếng động: tiếng người, tiếng động vật, động cơ, âm nhạc… ( cho nghe âm thanh ở môi trường trẻ sống )
– Luyện nghe và phân biệt âm thanh âm nhạc ( dùng nhạc cụ hay băng nhạc )
– Luyện nghe và các âm thanh khác nhau

🌼 PHÁT TRIỂN CƠ QUAN XÚC GIÁC

🔺️Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện. Dưới đây là một số bài tập gợi ý:
– Luyện về cảm giác nhiệt độ : nóng , lạnh
– Luyện về cảm giác cơ học : đau, buốt
– Phát triển khả năng thụ cảm : ở môi trường qua da
– Sờ vào vật có nhiệt độ – cho nhận xét
– Sờ vào các vật có nhiệt độ bình thường, nước đá – cho nhận xét
– Nhận biết các cảm giác thoải mái, đau đớn khi da bị tác động của môi trường.
– Sờ vào đồ vật có độ trơn nhám, sần sùi, cứng, mềm cảm nhận và cho biết nhận xét của trẻ
– Sờ các loại trái cây và đoán xem trái đó như thế nào (vd: mềm, cứng, gai…)

🌼 PHÁT TRIỂN VỊ GIÁC (KHẢ NĂNG CẢM NHẬN LƯỠI): 👅👅👅

🔺️Hướng dẫn trẻ biết có bốn giác quan khác nhau : ngọt, chua, mặn và đắng. Cần hướng dẫn trẻ nếm bằng lưỡi và sử dụng một số từ vựng để miêu tả: ướt, khô, giòn, xốp, mềm, cứng, dai, cay, lạnh, nóng…Như vậy, muốn trẻ có khả năng cảm nhận vị giác tốt cần:
– Luyện khả năng phân biệt các vị chua, cay, đắng, ngọt, mặn… cho trẻ nếm các vị và nêu cảm giác.
– Luyện phát triển cơ lưỡi, vận động linh hoạt : đưa lưỡi ra, rụt lại, đưa lưỡi sang phải, sang trái, đưa lưỡi di chuyển từ răng cửa hàm trên đến ngạc mềm và từ răng cửa hàm xuống lợi ( cử động làm cong lưỡi ).

🌼 PHÁT TRIỂN KHỨU GIÁC (KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT MÙI): 👃👃👃

🔺️Muốn phát triển khả năng cảm nhân thông qua mũi cho trẻ cần thực hiện các bài tập sau:
– Luyện khả năng phân biệt mùi thơm, hôi…
– Luyện thở bằng mũi : hít không khí vào mũi và thở ra bằng miệng.
– Luyện tập phát hiện mùi vị ở môi trường sống (hương hoa, vườn cảnh, cây cối quanh nhà có mùi thơm…)
-Luyện ngửi các loại trái cây và đoán xem trái đó là trái gì.

Bài viết sưu tầm tổng hợp và chia sẻ hi vọng hữu ích với cả nhà!

17/12/2021

TRẺ CHẬM NÓI
Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
• Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:
• Từ 3 - 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.
• Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.
• Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
• Từ 6 - 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.
• Từ 9 - 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.
• Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 - 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.
• Từ 12 - 15 tháng: trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
• Từ 15 - 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…
• Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
• Từ 2 - 3 tuổi: nói rất nhiều, biết từ 50 - 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.
Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
• Từ 3 - 4 tuổi: trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao...

17/12/2021

Tiếng khóc và ánh mắt của mè nheo khác kiểu bị doạ hay bạo hành.
Cũng giống như việc chúng mình đi test và dạy trẻ nhiều, nhìn có thể qua ảnh ko cần gặp trực tiếp cũng hiểu vấn đề trẻ bị mắc là như thế nào.
Ánh mắt và khuôn mặt thể hiện là cửa sổ tâm hồn trẻ ạ!

17/12/2021

SỰ PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CỦA TRẺ

Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có những dấu hiệu giao tiếp đầu tiên là tiếng khóc chào đời. Đến khoảng 12 tháng tuổi, một số trẻ sẽ bắt đầu có lời nói. Nhưng trước khi có lời nói, trẻ đã có rất nhiều dấu hiệu giao tiếp như biết chú ý lắng nghe giao tiếp của người khác khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi hay bắt chước các động tác đơn giản như vỗ tay, vẫy tay,...khi trẻ khoảng 10 tháng tuổi. Do vậy, trước khi giao tiếp bằng lời nói, trẻ cần có một nền móng các kỹ năng giao tiếp vững chắc.

1. Kỹ năng chú ý là bước đầu tiên để trẻ bắt đầu giao tiếp. Kỹ năng này được ví như nền móng của ngôi nhà, không có kỹ năng này, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các kỹ năng khác trong giao tiếp và cả các lĩnh vực phát triển khác.

2, Tiếp đến, là những viên gạch vô cùng chắc chắn: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bắt chước, kỹ năng luân phiên.

3. Sau luân phiên là kỹ năng chơi đùa. Thông qua chơi đùa, con có thể biết cách tương tác giao tiếp xã hội với mọi người xung quanh tốt hơn. Đồng thời, chơi đùa sẽ giúp con tư duy sáng tạo làm giảm các hành vi rập khuôn của trẻ.

4. Nhờ chơi đùa, các con sẽ hiểu biết thêm về mọi thứ xung quanh. Từ đó, trẻ có thể biết cách giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh hơn.

5. Cuối cùng, trước khi có lời nói, trẻ sẽ sử dụng cử chỉ điệu bộ để thể hiện yêu cầu hay mong muốn của trẻ.

Tất cả những kỹ năng giao tiếp đều phát triển dần dần theo thời gian và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự tiến bộ của kỹ năng này sẽ giúp kỹ năng khác phát triển tốt hơn. Do vậy, trẻ chỉ giao tiếp bằng lời nói hiệu quả nếu như các nền móng chú ý, lắng nghe, bắt chước, luân phiên, vui chơi, hiểu biết, cử chỉ điệu bộ đã được phát triển tốt. Cha mẹ hãy tìm hiểu thêm về các lĩnh vực phát triển của trẻ để xây dựng những phương pháp hỗ trợ con phù hợp

Videos (show all)

Thành quả nỗ lực của cô và trò sau 2 tuần gặp nhau, và kết quả tích cực của mẹ dạy bé ở nhà theo chương trình cô đặt ra....

Telephone

Website