Momby care

Momby care

Chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé �

Photos from Momby care's post 07/10/2022

Có má lúm nhìn mê luôn á 😘😘😘

Tận Dụng Thời Kỳ Vàпɡ Rèn Luyện Trí Thông Minh Cho Con, Nếu Bỏ Lỡ Vô Тɪ̀пһ Kһiếп Cᴏп Тһụт Ⅼùɪ 30/09/2022

Bố mẹ xem để không bỏ lỡ mốc thời gian vàng của bé nhé!

Tận Dụng Thời Kỳ Vàпɡ Rèn Luyện Trí Thông Minh Cho Con, Nếu Bỏ Lỡ Vô Тɪ̀пһ Kһiếп Cᴏп Тһụт Ⅼùɪ Τhông quа ᴍột nghіên cứu, Giáo ѕư Ɍісhаrԁ Wеіѕѕƅоurԁ tạі Đạі họс Ηаrvаrԁ ôпg đã рhát hіện rа гằng, тrẻ еm сó 3 “thờі ᴋỳ ᴠàng” để рhát trіển тrí тhông mіnh. Đіều đó сó nghĩа ʟà ѕự рhát trіển с.....

30/09/2022

BÀ MẸ GHÊ GỚM

Đối với bản thân mình, mình luôn có quan điểm nuôi con rất rõ ràng và luôn luôn bảo vệ và giữ vững quan điểm đó của mình. Và mọi người hay bảo mình là " ghê gớm" .
Trong quá trình nuôi con mình đã phải học hỏi rất nhiều, trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức để có thể chăm lo cho con một cách tốt nhất. Và nếu có phải ghê gớm để bảo vệ điều đó cũng không sao cả 🙂

Ví dụ điển hình mà mọi người hay bảo mình ghê gớm đó là mình không cho bé ăn các món bim bim, kẹo ngọt toàn đường vì con mình còn nhỏ và những thứ đó không hề tốt cho con ở thời điểm hiện tại. ( Nói chung là cấm được đến đâu mình sẽ cầm còn mai mốt nó lớn thì tính sau). Nhưng khi không có mình ở đó, ví dụ ông bà hay cậu gì trông thì lại cho nó ăn. Khi mình thấy và mình ngăn lại, mình lấy đồ ăn của con đi thì mọi người xúm vào nói mình :
- Cho nó ăn một tí thì sao?
- Ăn một chút không chết được.
- Con bé đang ăn cũng giật cho nó khóc.....
Nhưng mình nhất định không thoả hiệp. Cái gì không tốt thì không nên làm. Ăn ít rồi sẽ thành ăn nhiều, ăn nhiều sẽ thành nghiện...nên thà là không ăn ngay từ đầu, để không biết mùi vị nó ra sao thì sẽ không đòi.
Yêu thương không đồng nghĩa với nuông chiều.

Hay là việc cho con xem điện thoại. Nhờ mọi người trông bé giúp một lúc, khi bé cảm thấy chán đòi mẹ thì lại lôi điện thoại ra cho bé xem để dỗ. Mình bảo không cho thì lại bảo đứa nào chẳng xem điện thoại, bây giờ trẻ con nó còn có điện thoại riêng nữa kia.
Mình không bảo là mình không bao giờ cho con xem điện thoại, nhưng phải là tùy lúc chứ không tùy tiện được.

Ngoài ra mình còn RẤT GHÊ GỚM khi ai đó bảo con mình còi, con mình lùn, con mình xấu, con mình lầm lỳ... Mình sẽ Bổ thẳng mặt để lần sau họ đừng buông lời nữa. Con mình không hoàn hảo nhưng cũng không đến lượt họ phán xét, vì họ không nuôi con mình ngày nào cả.

Mình sẽ không để cho người khác thực hiện ÁM THỊ NGOẠI VI đối với con mình.
Mình sẽ không chấp nhận con mình chịu sự tổn thương bởi ''ngoại cảnh tác động'' dưới bất cứ hình thức nào".

LÀM MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI GHÊ GỚM MỘT CHÚT ĐỂ BẢO VỆ CON MÌNH.

-----st-----

27/09/2022

Cố gắng lên nhé, hãy luôn nhớ rằng : Vì con chỉ lớn 1 lần

27/09/2022

Đây là lí do vì sao chương trình giáo dục mầm non không dạy cho trẻ biết viết mà chỉ dạy trẻ làm quen với việc cầm bút. Vì sau mọi mục tiêu ở mầm non chỉ là " kết quả mong đợi" Mà không phải là " Kết quả phải đạt được".

Đây là hình ảnh chụp X-Quang 2 bàn tay trẻ em: Mầm non (bên trái) và tay trẻ 7 tuổi điển hình (bên phải). Và bố mẹ hãy để ý vào ô vuông màu hồng khoanh tròn đó ạ! bố mẹ quan sát có thấy sự khác biệt không?

Bàn tay của chúng vẫn đang phát triển và chưa được hình thành đầy đủ.

Vậy nên đừng bắt ép đứa trẻ lên 4 lên 5 đọc viết vanh vách như đứa trẻ lớp 2 để con mình vượt trội hơn trẻ cùng trang lứa.

Hãy để trẻ được TỰ DO KHÁM PHÁ: Chơi bời, tô màu, cắt, dán, chơi ngoài trời, đào bới bụi bẩn, chơi cảm giác, chơi đồ chơi, thử nghiệm khoa học, kết hạt, câu đố, ném bóng...

Tất cả những thứ này giúp đôi tay của chúng phát triển. Khi chúng sẵn sàng để viết, chúng sẽ làm vậy! Không cần phải vội vàng, bọn trẻ sẽ chỉ cho bạn khi chúng đã sẵn sàng." ❤️

Photos from Momby care's post 29/08/2022

Bất ngờ chưa bà già 🤣🤣

14/08/2022

🥰

11/08/2022

LÀM THẾ NÀO CHO BÉ SƠ SINH HẾT LƯỜI BÚ?
Áp dụng phương pháp da tiếp da
Nếu thấy trẻ từ 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng hay trẻ 5 tháng tuổi lười bú thì mẹ có thể áp dụng cách đặt con lên ngực mẹ và ôm con càng thường xuyên càng tốt. Việc gần gũi và âu yếm bé sẽ giúp làm tăng mối liên kết, tình cảm gắn bó giữa 2 mẹ con, từ đó kích thích bé thèm bú hơn. Đồng thời việc này cũng sẽ làm gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.
Tránh quấn tã cho bé trong những ngày đầu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với những bé được quấn tã sẽ có xu hướng bú sữa mẹ ít thường xuyên hơn. Do đó, trong vài ngày sau sinh, các mẹ đừng mặc tã cho bé khi cho bé bú, hãy để đôi tay bé được tự do, thoải mái, điều này cũng giúp sữa mẹ về nhiều hơn.
Giữ cho bé luôn mát mẻ
Việc mặc quần áo cho trẻ quá bí bách cũng sẽ khiến bé khó chịu và ‘không thèm’ bú, chính vì thế các mẹ hãy quan sát thời tiết để có cách mặc quần áo cho con phù hợp, tránh quấn, bọc bé trong quá nhiều lớp, khiến bé buồn ngủ hơn và không có hứng thú muốn thức dậy khi bé đói và đòi bú.
Để con quá nóng và đổ nhiều mồ hôi cũng làm bé phải tiêu tốn lượng calo không cần thiết, từ đó khiến bé không hào hứng với việc bú mẹ.
Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ cũng cần xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ làm ảnh hưởng đến dòng sữa không. Việc mùi vị sữa mẹ bị thay đổi cũng sẽ khiến em bé không muốn bú.
Cho bé bú thường xuyên
Nguồn sữa mẹ thất thường, sữa mẹ tiết ra quá chậm hoặc khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Nên nhớ, chăm cho con bú sữa mẹ vừa kích thích bé sẽ bú nhiều hơn và cũng giúp làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra.
Thay đổi tư thế bú
Mẹ hãy thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế khi cho trẻ bú để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý cho bé bú ở những nơi yên tĩnh hoặc hơi tối một chút sẽ tốt hơn.
Chọn sữa công thức
Đối với trường hợp bé bú sữa công thức mà lười bú thì mẹ nên cân nhắc chọn các loại sữa có mùi vị yêu thích của trẻ. Chọn các loại sữa phù hợp với nhu cầu của bé, chất lượng tốt và có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng. Tránh mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc hay thương hiệu.

03/08/2022

Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, bố mẹ cần tìm kiếm phương pháp khắc phục giúp trẻ có lại được giấc ngủ ngon và đầy đủ hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình phát triển bình thường của trẻ.
1. Giúp trẻ làm quen và phân biệt giữa ngày và đêm
Đối với trẻ sơ sinh, các bé hoàn toàn chưa có khái niệm và phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này gây nên những sự lộn xộn về giấc ngủ của trẻ. Bạn nên giúp trẻ phân biệt và tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ lâu hơn vào ban đêm.
Vào ban ngày, bạn có thể kéo rèm che để ánh sáng có thể chiếu rọi vào phòng. Điều này vừa giúp không gian trở nên thông thoáng, vừa giúp trẻ ngủ ít hơn. Song song với đó, bạn nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện với trẻ vào ban ngày để trẻ làm quen dần với mọi thứ. Ngược lại, vào ban đêm, bạn nên giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
2. Luôn cho bé bú no trước khi ngủ
Việc cho trẻ bú no trước khi ngủ sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho trẻ. Chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chúng sẽ đảm bảo giúp cho trẻ có thể dễ ngủ và ngủ lâu hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát và chú ý tã của bé. Khi tã bị ướt hoặc bẩn bạn cần thay tã sạch cho bé. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng cần thiết cho trẻ.
3. Tạo không gian thoải mái cho bé
Khi trẻ ngủ, bạn nên để bé trong một không gian thông tháng, mát mẻ và yên tĩnh. Không gian thông thoáng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở. Bên cạnh đó sự yên tĩnh cũng giúp cho trẻ có được sự thoải mái và ngủ dễ dàng, ngon giấc hơn.

Photos from Momby care's post 01/08/2022

Mâm cơm đủ 30 ngày ăn chay cho tháng 7 này !
Cre : Bếp Chay Thầy Nấu

31/07/2022

Trẻ em có nguy cơ nhiễm virus cúm cao hơn các đối tượng khác, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ bị cúm a, cha mẹ cần cho con khám tại cơ sở y tế uy tín nhằm rút ngắn thời gian điều trị cho con.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm là do virus cúm gây ra với thành 3 type khác nhau:
• Cúm type A và B là hai loại virus chính gây ra dịch bệnh cúm xảy ra vào mùa đông, khiến nhiều người cần đến bệnh viện khám điều trị và gây ra các biến chứng, thậm chí là tử vong. Một trong những lý do khiến cúm vẫn xảy ra thường xuyên là do virus thay đổi thường xuyên nên cho dù bạn đã mắc chủng cúm này thì năm sau bạn có thể bị cúm do chủng khác.
• Cúm type C, đây là loại virus này gây bệnh cúm với các triệu chứng đường hô hấp nhẹ hơn hai loại trên và cũng có thể gây ra các ổ dịch lớn.
Nhiễm cúm type A có bệnh thể nặng nhất và gây ra dịch bệnh lan rộng. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm cúm type A có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Mặc dù trong một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, nhưng các trường hợp nặng của cúm type A thì có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ bị cúm A và trẻ sơ sinh bị cúm A.
Virus cúm thường được truyền từ trẻ này sang trẻ khác khi trẻ nhiễm cúm hắt hơi hoặc ho. Virus cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các bề mặt của sàn nhà, đồ chơi, nắm cửa, bút hoặc bút chì, bàn phím, điện thoại và máy tính bảng, và mặt bàn, dụng cụ ăn uống uống sử dụng chung. Trẻ có thể bị nhiễm virus cúm bằng cách chạm vào đồ vật trên có nhiễm virus cúm, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Trẻ dễ lây cúm cho người khác nhất trong vòng 24 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng và tiếp tục cho đến khi các triệu chứng xuất hiện mạnh nhất. Nguy cơ lây nhiễm cho người khác thường chỉ dừng lại vào khoảng ngày thứ 7 của bệnh.
Những trẻ nào có nguy cơ bị cúm
Trẻ có nguy cơ bị cúm cao hơn nếu:
• Xung quanh người bị nhiễm cúm
• Chưa tiêm vắc-xin cúm
• Không rửa tay sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh
• Trẻ nhỏ và trẻ em có các bệnh lý làm giảm khả năng miễn dịch nên có nguy cơ cao phải nằm viện hoặc nhiễm cúm nặng, gia tăng các biến chứng.
Biến chứng của bệnh cúm ở trẻ
Nếu ở người lớn và khỏe mạnh, bệnh cúm theo mùa thường không nghiêm trọng đến sức khoẻ và thường khỏi sau một hoặc hai tuần. Nhưng trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như:
• Viêm phổi
• Viêm phế quản
• Lên cơn hen suyễn
• Vấn đề về tim
• Nhiễm trùng tai.
Trẻ bị cúm thì phải làm sao?
Gọi bác sĩ nếu con của bạn:
• Dưới 2 tuổi
• Không chịu ăn, hay cáu kỉnh và mệt mỏi
• Nôn và tiêu chảy hoặc có triệu chứng mất nước
• Bị sốt kéo dài hơn 3 đến 4 ngày
• Ho kéo dài
• Có vấn đề về hô hấp
• Có cổ cứng
• Triệu chứng cúm và sốt đã giảm nhưng xuất hiện trở lại
• Trẻ cảm thấy không thoải mái hay không tỉnh táo hơn khi cơn sốt đã giảm
• Không ướt tã hoặc không đi tiểu trong vòng 8 giờ
• Khóc nhưng không có nước mắt
• Bị phát ban

30/07/2022

💯 BÙNG PHÁT BẤT THƯỜNG - BA MẸ LƯU Ý CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ CHO BÉ, CHỚ NÊN COI THƯỜNG
- Virus cúm thường tấn công mạnh nhất lúc thời tiết giao mùa. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa đông - xuân.
- Trong vài tuần trở lại đây, số bệnh nhân nhập viện vì cúm A, đặc biệt là các bé tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội tăng vọt. Theo các chuyên gia đây là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa đông xuân trong khi giờ mới đang là tháng 7.
- Các bệnh nhân cúm A nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao (39-40 độ), mệt mỏi. Cá biệt có bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp, ở đủ các lứa tuổi. Có trường hợp phải cấp cứu chỉ vài tiếng sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
- Các bác sĩ khuyến cáo cúm A là bệnh rất dễ lây lan, ai cũng có thể mắc, nhất là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai. Đặc biệt, trong bối cảnh ca Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại nguy cơ "dịch chồng dịch" là rất lớn.
💯 BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ:
- Tiêm vắc xin phòng cúm chủ động hàng năm
- Ăn uống khoa học, tăng cường sức đề kháng
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế lây nhiễm.
- Vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bệnh cúm.
🌈 Cúm A có tốc độ lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch và có khả năng để lại biến chứng nghiêm trọng. Ba mẹ hãy lưu ý để phòng tránh hiệu quả cho bé và cả nhà nhé ❤

29/07/2022

♥️♥️GỬI CÁC ÔNG BỐ..

Khi đặt tay lên bàn phím viết những dòng này, tôi không biết mình sẽ nhận bao nhiêu gạch đá từ những người “vừa hút thuốc, vừa làm bố” nhưng tôi vẫn quyết định sẽ làm, vì những gì tôi đã tận mắt chứng kiến ngày hôm qua.

Một đứa trẻ chưa đầy 3 tháng tuổi đã phải nhập viện, được bác sĩ chuẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp. Người bác sĩ sau khi khám cho bé xong chỉ hỏi một câu:

- Anh có hút thuốc lá không?
Hai vợ chồng chị tôi cứng đờ người. Anh chớp mắt, trả lời với giọng thẽ thọt:
- Có ạ, nhưng em không bao giờ hút trước mặt con.
- Cũng như nhau cả thôi!

Đừng cho rằng không hút thuốc trước mặt vợ con là ổn. Khói thuốc khi bạn hít vào sẽ ở trong phổi và dần dần phả ra không khí sau đó, khi bạn đang ở cạnh con, đang nô đùa cùng con, thậm chí có thể đang áp mặt gần mặt bé.

Bạn hút thuốc qua đầu lọc nghĩa là giảm lượng tạp chất bạn hít vào cơ thể còn lượng chất độc con và vợ bạn hít vào vẫn y nguyên.

Hút thuốc lá thụ động còn nguy hiểm gấp 10 lần so với những người phì phèo điếu thuốc.

Những em bé có bố mẹ hút thuốc lá sẽ phải hứng chịu nguy cơ bị đau tim, đột quỵ khi trưởng thành.

Tại sao bạn làm rồi lại để vợ con phải hứng chịu? Rồi ước gì người nằm đó, tay cắm truyền la liệt là bố mẹ chứ không phải con…

Thiết nghĩ chị em chúng ta cũng có thể làm điều gì đó. Chúng ta thử không yêu những người đàn ông hút thuốc, chúng ta thử nói không với những lời cầu hôn ám chất ni****ne, chúng ta lên tiếng chứ không im lặng. Chúng ta cần bảo vệ bản thân và những đứa trẻ của chúng ta.

Còn các anh, thực sự nếu thấy thuốc lá quan trọng vậy, hãy cưới thuốc lá chứ đừng cưới vợ, hãy sinh thuốc lá chứ đừng sinh con.

ĐỪNG VỘI VÀNG LÀM BỐ KHI ANH CHƯA ĐỦ BẢN LĨNH RỜI THUỐC LÁ!
----------------

Cre: Lifecare Health Vietnam

26/07/2022

⭐PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI⭐
Dạy con không đòn roi sẽ giúp bé không bị ảnh hưởng về thể xác và tinh thần. Nhiều người nghĩ phương pháp này nuông chiều bé, nhưng không phải vậy. Khi dạy đúng cách, con sẽ vô cùng ngoan ngoãn và nghe lời.
🔺Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh mẹ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài khi con không nghe lời. Muốn dạy con không đòn roi, trước tiên bạn cần tự kiềm chế cảm xúc bản thân.
Không nóng giận ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn quan sát con trẻ. Sau đó dẫn dắt bé làm theo lời mình từng chút một để bé hiểu hết và có động lực nghe theo.

🔺Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm
Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng và lắng nghe lời của con mình. Khi bạn đã hiểu rõ được bé muốn gì, hãy thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, từ tốn giải thích vì sao mà bạn lại yêu cầu khác với mong muốn của bé.

🔺Dùng từ “nên” và “không nên”
Việc bạn yêu cầu không được làm gì đó sẽ khiến não bộ của trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Bạn chỉ nên hãy đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho bé và không dùng từ nhấn mạnh hay thể hiện cảm xúc tiêu cực.

🔺Đặt ra khen thưởng và hình phạt rõ ràng
Việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ hiểu rõ được bản thân nên làm gì. Với mỗi quy định, bạn cũng nên có những khen thưởng cũng như hình phạt phù hợp. Luôn nhớ hình phạt phải đi đôi với khen thưởng. Mỗi khi bé làm đúng, bạn đừng tiếc lời khen nhưng cũng phải phạt nặng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực nghe lời hơn.

✅Chia sẻ nếu bạn thấy bài viết bổ ích nhé!

23/07/2022

𝗟𝗮̀𝗺 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼 đ𝗲̂̉ 𝗻𝘂𝗼̂𝗶 𝗱𝗮̣𝘆 𝗰𝗼𝗻 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝘂̛̉ 𝘁𝗲̂́

1. Để con hiểu tại sao mình cần phải tử tế
Hãy để con biết rằng chúng ta cư xử lịch sự vì đó là điều thể hiện cốt cách của một con người, chứ không phải cư xử tử tế là một “bộ quy tắc” thể hiện bản thân “sang chảnh” hay “có-học-thức”. Cư xử tử tế là việc xem xét nhu cầu của người khác trước chúng ta (ngoại trừ một số trường hợp!) và hành động theo cách ưu tiên nhu cầu của người khác trước. Ví dụ, chúng ta không vừa ăn vừa nói vì nó có thể khiến những người khác trong bàn ăn mất ngon miệng. Tử tế là về việc học cách suy nghĩ về lựa chọn của chúng ta ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào.

2. Định nghĩa về sự lịch thiệp
Một số người hoà nhã và đáng mến nhất trên thế giới này là những người chu đáo, lịch thiệp với cả những người không “xứng đáng” với sự lịch thiệp đó. Hãy dạy con lựa chọn sự lịch thiệp trong mọi hoàn cảnh (dù điều đó khá khó) hay khi có người cho rằng nó không cần thiết. Sự lịch thiệp sẽ nói lên con bạn là ai cho tất cả mọi người xung quanh và khiến con ít mắc sai lầm hơn trong các tình huống.

3. Trau dồi trái tim nhân hậu
Bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng sự nhân hậu của con bằng cách để con được tiếp xúc và suy nghĩ về người khác một cách quan tâm. Môi trường tạo điều kiện cho bé được trải nghiệm hoàn cảnh hoặc cảm xúc của người khác, từ đó xây dựng sự đồng cảm và nhân hậu trong lòng bé. Đừng cố ép bé phải cư xử nhã nhặn với mọi người. Nếu bé thực sự có thái độ đúng, những hành động và lời nói của bé sẽ tự nhiên đến. Nếu cách cư xử lịch thiệp của bé không được hỗ trợ bởi một trái tim đồng điệu thì lớp vỏ lịch sự sẽ nứt vỡ và đứa trẻ “thực sự” sẽ lộ diện.

4. Làm tấm gương cho con
Không có cách dạy con nào hiệu quả bằng việc chính bạn thực hiện mẫu hàng ngày cho bé. Chỉ vài hành động giúp nhỏ nhặt người trong nhà, hàng xóm hay một người phục vụ nào đó trong nhà hàng tới việc tha thứ cho những người đã có lỗi với bạn. Sự quyết định của bạn đối với sự việc chính là một người thầy tuyệt vời để dạy dỗ con.

5. Khen ngợi con
Đừng bỏ qua cơ hội để củng cố lòng nhân ái của con. Khi con có suy nghĩ hay hành động lịch thiệp với người khác, hãy khen ngợi con và cho con biết bạn đã tự hào đến thế nào. Bản chất của chúng ta là luôn cần sự khẳng định để lựa chọn đặt niềm tin hay hành động một điều gì đó. Nếu con bạn đã có những sự tiến bộ trong cách cư xử với mọi người xung quanh đừng quên thưởng con một cây kem hoặc là một bữa ăn đặt biệt nhé.

20/07/2022

Cưng ghê 😘😘

19/07/2022

MỘT SỐ CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ TĂNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ YÊU 🥰
1👉Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự tạo thành và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Sự hoạt động của hệ miễn dịch cần hỗ trợ và phối hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể như: vitamin C, vitamin D, vitamin A, kẽm, selen, sắt và protein. Các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch và quá trình sản xuất kháng thể. Nguồn cung cấp các chất này gồm từ thực vật như rau có màu xanh đậm, củ quả như cà rốt, cam, đậu xanh, dâu tây; động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm. Tại mỗi gia đình, cha mẹ có thể xây dựng thực đơn với chế độ dinh dưỡng chứa đạm, tinh bột, chất béo và các yếu tố vi lượng kể trên cho bé.
Cha mẹ cần chú ý việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chứa vitamin và yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, ...cho trẻ em cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, nhằm tránh những độc tính gây ra do uống quá liều lượng.
2👉Cho trẻ bú sữa mẹ
Một phương pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ là bú sữa mẹ. Nguồn kháng thể, tế bào bạch cầu được cung cấp từ sữa mẹ giúp bảo vệ bé tránh một số bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng giúp phát triển trí não của bé một cách toàn diện, chống bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm đại tràng hay một số dạng ung thư khi trẻ lớn lên.
Sữa non của mẹ là loại sữa màu vàng loãng tiết ra trong những ngày đầu sau sinh chứa rất nhiều kháng thể có giá trị. Vì vậy, Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng như Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích các bà mẹ cho con bú càng sớm sau sinh càng tốt, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 24 tháng tuổi.
3👉 Tạo dựng thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Việc thiếu ngủ gây suy yếu miễn dịch của bé, sụt giảm tế bào diệt tự nhiên, tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh tấn công cơ thể một cách dễ dàng. Số giờ ngủ cần có trong ngày thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ: trẻ sơ sinh cần 18-20 giờ/ngày, trẻ mới biết đi cần 12 – 13 giờ/ngày và trẻ học mẫu giáo cần 10 giờ/ngày.
Khuyến khích trẻ tập thể dục
Việc tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường các tế bào miễn dịch của cả người lớn và trẻ em. Để tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, bố mẹ nên trở thành một tấm gương tập luyện và cho bé tham gia các bài tập thể dục lành mạnh phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc trượt băng.
Khuyến khích trẻ giữ gìn vệ sinh
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ tránh khỏi, giảm nguy cơ tiếp xúc, xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, từ đó bảo vệ các tế bào miễn dịch. Cha mẹ cần khuyến khích bé tạo thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tham gia các hoạt động vui chơi, đánh răng 2 lần/ngày.
4👉Tạo môi trường sống trong gia đình sạch sẽ, lành mạnh
Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
Hệ miễn dịch của trẻ có thể bị tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, do trẻ có tần số thở nhanh hơn và cơ chế giải độc tự nhiên chưa hoàn thiện. Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản và nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về trí não, thần kinh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá để đảm bảo cho sức khỏe hệ miễn dịch.
Hãy lưu ý người trưởng thành
Việc giữ sức khỏe khỏe mạnh của các thành viên lớn tuổi trong gia đình là một biện pháp phòng ngừa lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Vì vậy, bố mẹ, ông bà, anh chị của trẻ cũng cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật hoặc khi mắc bệnh truyền nhiễm thì cần áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp để hạn chế lây cho trẻ.
5👉Tiêm chủng đầy đủ
Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin theo lịch khuyến cáo của Bộ y tế sẽ không chỉ bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, mà còn giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng, những người không được tiêm chủng do tiêm chủng vắc - xin kích thích cơ thể sản xuất kháng thể giúp chống đỡ vi sinh vật gây bệnh một cách chủ động.
Việc tăng cường hệ miễn dịch của trẻ rất quan trọng, không chỉ giúp trẻ bảo vệ sức khỏe mà còn phòng ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ luôn có sức khỏe thật tốt, phát triển đồng đều khỏe mạnh.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

18/07/2022

BA MẸ CẦN BIẾT!
Triệu chứng của các ca viêm gan

Trong nhiều trường hợp, trẻ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, vàng da hoặc mắt. Các em cũng có nồng độ men gan cao bất thường, dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc tổn thương gan.

Tiến sĩ Shiau cho biết các triệu chứng tiêu hóa là khá phổ biến ở trẻ em. Phụ huynh chưa cần lo lắng nếu các em chỉ xuất hiện những vấn đề này. Tuy nhiên, vàng da và vàng mắt là dấu hiệu đặc trưng cho thấy các em bị viêm gan.

"Khả năng trẻ phát triển viêm gan vẫn cực kỳ thấp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên cảnh giác với các biểu hiện điển hình, dễ nhận thấy nhất là vàng bên trong lòng trắng của mắt. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng", tiến sĩ Meera Chand, Giám đốc lâm sàng về các bệnh nhiễm trùng mới nổi tại UKHSA, cho biết.

Photos from Momby care's post 18/07/2022

CHỜ Ê CHÊ! ✋
Không thích là ko thích!

18/07/2022

❤️‍🩹 MẸ ƠI ĐỪNG TRỞ THÀNH “NGƯỜI PHỤ NỮ CÔ ĐƠN” TRONG CHÍNH GIA ĐÌNH MÌNH

“Để một gia đình có thể vận hành lành mạnh và vẹn toàn, xin đừng để đàn ông cảm thấy vô dụng và đừng để phụ nữ cảm thấy cô đơn.”

Người mẹ, người phụ nữ trong gia đình có thể rất cô đơn mà họ không hề nhận ra sự cô đơn của chính mình.

Khi người mẹ phải đóng vai “nữ cường nhân”, giỏi việc nước, đảm việc nhà mà họ không được phép trở nên yếu đuối. Vào những lúc mệt mỏi nhất, chắc cô ấy cô đơn lắm.

Khi người mẹ, vì vì nhiều lí do hoàn cảnh, lựa chọn “ổn định gia đình” ( settle down) với một người mà về sau không thể chia sẻ được cảm xúc và suy nghĩ thẳm sâu, ngày ngày chỉ cần cơm đủ bữa, nhà đủ sạch. Vào những lúc cần chia sẻ tâm tình, chắc là cô ấy cô đơn lắm.

Khi người mẹ, vì định kiến, họ dường như bị “nhốt” trong lồng, không thể làm được gì vì không ai cho “xổ lồng”. Thì chắc hẳn, cô ấy cùng cực cô đơn và bế tắc lắm.

Khi người mẹ, đã “lỡ” vẽ ra viễn cản gia đình vẹn toàn hoàn hảo. Nhưng cuộc đời này làm gì có sự hoàn hảo. Việc cố gắng phải che đậy thiếu sót nà không thể thổ lộ cùng ai, mệt mỏi lắm và cũng cô đơn lắm.

Khi người đàn ông không tham gia giúp ích gì trong công cuộc nuôi con, cũng không hiểu rằng việc kết nối cảm xúc quan trọng thế nào, người mẹ chắc chắn cảm thấy cô đơn vô cùng.

Khi người mẹ cô đơn, và buồn thay nếu họ không có được một người bạn gái thân có thể cảm thông, chia sẻ để giúp họ an tâm về cảm xúc và tinh thần, vấn đề thật sự có thể xảy ra.

Khi một người mẹ cô đơn mà không hề hay biết, họ có thể nhận định lẫn lộn về vị trí và vai trò. Mẹ là mẹ, mà con là con. Bạn là bạn, mà con là con. Những đứa trẻ sẽ không thể giúp mẹ chữa lành tổn thương cảm xúc và những đứa trẻ cũng không có trách nhiệm phải làm việc đó.

Mẹ ơi hãy tự biết chăm sóc bản thân, cân bằng cảm xúc và đảm bảo sức khỏe tinh thần thật lành mạnh nhé. Nếu gặp khó khăn, hãy mở lòng đi tìm sự giúp đỡ, giúp bản thân, và giúp cho cả tương lai của những đứa trẻ nữa.

Thương các mẹ 💚

17/07/2022

🫶🫶

Photos from Momby care's post 16/07/2022

lúc bầu hay dỗi chồng , lúc đẻ con ra kiểu

14/07/2022

✍️Cẩm nang đầu đời dành cho những người cha

👉Thông điệp “ thay lời muốn nói” của những em bé 0-3 tuổi dành cho những ông bố… “đầu đời”. Vì con được bao nhiêu tuổi thì bố cũng chỉ mới làm bố được bấy nhiêu năm thôi mà 🫶
Việc mẹ sinh con ra và tự nhiên có tình cảm gắn kết với con là điều có thể dễ hiểu. Còn người cha có thể hơi vất vả hơn một chút để bồi đắp sợi dây tình cảm ấy, nhất là trong những năm tháng đầu đời của con. Vì khi đó, con chưa biết nói và cha thì cũng chưa biết rõ mình cần phải làm gì hay mình đã hiểu đúng ý con chưa. Thì đây, là điều các con trẻ muốn nói nè:

✅Từ 0-6 tháng:
💬Khi”Khi cha bế bồng, ôm ấp con thì con cảm thấy thật gần gũi và thân thiết với cha đó!” ❤️

🫶Hãy bế con thật chặt và thật nhẹ nhàng. Cha hãy nhìn vào mắt con , cười với con và trò chuyện dịu dàng với con nhé. Những cái chạm nhẹ hay hay những cái đu đưa nhẹ nhàng chậm rãi sẽ giúp xoa dịu khi con cảm thấy khó chịu. Nếu con đang nhìn bố chăm chú, hãy nhớ làm những biểu cảm vui vẻ, đáng yêu chứ đừng làm những gương mặt “ngáo ộp” làm con hết hồn, cha nha!

✅Từ 6-12 tháng:

💬”Con thấy thật tuyệt vời khi cha luôn hiểu và khuyến khích mọi việc mà con làm!”

🫶Thường xuyên bế và đọc cho con nghe những cuốn sách con yêu thích. Hãy giới thiệu và chỉ cho con tên gọi của mọi đồ vật thân thuộc trong nhà. Hãy chơi ú- oà với con nữa( nhớ là đừng quá khích làm con giật mình). Nhảy múa hát ca với con, cha có thể cho con cùng nghe bản nhạc mà cha yêu thích nữa. À đừng quên ôm và hôn con thật nhiều nha😘

✅Từ 1-2 tuổi

💬”Con luôn cảm thấy thật an toàn và vững tin khi có cha bên cạnh giữ con, nắm tay con và chơi cùng con!”

🫶Bây giờ, con thích chơi bóng lắm và trong nhà chẳng còn ai chơi bóng giỏi hơn cha nữa! Lăn bóng, thẩy bóng và cả đá bóng, trò nào con cũng mê. Cha hãy kể cho con nghe về những chuyến đi thú vị của cha. Khi thấy con có những biểu cảm và cảm xúc đa dạng, cha hãy nói cho con nghe tên những cảm xúc mà con đang có là gì. Khi con có “thành tích” gì mới, dù là nhỏ xíu thôi thì hãy nhớ “hi-five” với con nha. À, con cũng thích cùng cha chơi những trò chơi có vẻ ngốc nghếch 1 tí, nhưng con thấy vui lắm ạ!

13/07/2022

Phụ nữ kết hôn, lãi mỗi đứa con. Còn gần như mất đi mọi thứ: ba mẹ đẻ, thanh xuân, nhan sắc, sự tự do...và...quyền bình đẳng!
Họ cũng kiếm tiền như chồng, lại phải thêm công việc nhà cửa. Lại phải bầu bí sinh đẻ nuôi dạy con cái!

Sau sinh, sức khoẻ lẫn sự trẻ trung mất đi. Gặp người chồng hiểu chuyện thì cho vợ tân trang ăn diện. Gặp kẻ không ra gì nó chê nó chán nó đi cặp bồ.
Kết hôn, phụ nữ rời xa những ngày tháng vui vẻ tự do đi đâu đi đó, bớt vui chơi bớt làm những thứ mình thích. Thay vào đó là áp lực từ chồng từ con, từ gia đình chồng, bên nội bên ngoại... Người thương thì ít kẻ ganh ghét đâm thọt thì bao vây...

Sống vui thì bị nói là đồ vô lo vô nghĩ...
Sống trầm uất thì bị chửi là "sướng thế có gì mà than. Đồ không biết điều.."
Kiếm ra tiền thì bảo là nhờ chồng mà có
Không kiếm được tiền thì bảo là thứ ăn bám gánh nặng cho đàn ông!
Làm tốt 10 lần thì coi như không biết không thấy.
Sai sót vài lần thì nhắc tới nhắc lui.
Mỗi lần có chuyện là đưa đầu ra hứng trọn tội lỗi.
Có bao nhiêu ông chồng thấy hiểu được mỗi khổ, mệt mõi, căng thẳng buồn phiền mà vợ mình phải trải qua mỗi ngày!
Có bao nhiêu ông chồng dám bảo vệ vợ như lời hứa trước khi cưới?
Có bao nhiêu ông chồng chấp nhận rời xa gia đình để xây dựng và bảo vệ cho gia đình nhỏ của mình trước sóng gió và mâu thuẫn?
Có bao nhiêu ông hiểu được ý nghĩa từ "khác máu tanh lòng", hiểu cảm giác cô độc giữa 1 "gia đình"?
Có bao nhiêu?

Hay ông nào cũng muốn thêm mà không muốn bớt! Thà để vợ khổ chứ không để mình thiệt!

Mọi lời hứa trước hôn nhân đều màu hồng bay bổng! Cái làm được trong hôn nhân mới là cái khẳng định bản lĩnh người làm chồng, làm cha.

Photos from Momby care's post 13/07/2022

MẸ ĂN NHIỀU NHO ĐỂ CON CÓ ĐÔI MẮT TO ĐẸP, EM BÉ CHÀO ĐỜI KHIẾN CẢ NHÀ MẾU HẾT MẶT =))

Một người mẹ khi mang bầu đã ăn thật nhiều nho vì theo như các bà thím mách bảo thì cách này sẽ khiến cho đôi mắt của bé thật là to và đẹp.
Tuy nhiên, hàng chục cân nho cũng không thể nào bằng gen của bố mẹ =)), Bảo Bảo chào đời và lớn lên mang theo một cặp mắt cực kì tí hon khiến cả nhà mếu hết cả mặt.

Theo lời kể của mẹ Bảo, lúc mới sinh chị thấy con mắt nhắm nghiền nên không để ý, sau đó cháu mở mắt ra chị cũng giật mình nhưng lại nghĩ có lẽ do còn nhỏ, lớn lên sẽ khá khẩm hơn.

Nhưng khi lớn lên, mắt của Bảo Bảo vẫn tí hon một cách bất thường, khi Bảo Bảo tỉnh táo và mở to hết cỡ mắt để hóng thì trông vẫn giống như đang ngủ. Quá lo lắng, mẹ đã đưa em đến bệnh viện để kiểm tra thì bác sĩ nói rằng Bảo Bảo vẫn khỏe mạnh, chả có gì đáng lo.

Người mẹ vẫn hết sức lo lắng, chị nán lại và dò hỏi bác sĩ hồi lâu, bác sĩ bảo thế chị có đi cùng chồng không, dắt vào đây. Mẹ Bảo Bảo ra gọi chồng vào, bác sĩ nhìn lướt qua bố Bảo Bảo vài giây rồi phẩy tay: "Thôi cả nhà về đi" =)))

Ảnh: Afamily

Videos (show all)

🥰
Cưng ghê 😘😘
🫶🫶
🥰🥰
Awww!
❣️❣️
So cute!!!!!
Lừa mình à. Mình dỗi😤😤
Nuôi vài bé mỡ cũng dễ thưn mà
Cưng quá ❤️❤️❤️#baby#bé#yêu
Hợp tác làm đứa thui nào ❤️#baby#bé#care

Telephone

Website