Đất nghỉ dưỡng Vân Hồ - Mộc Châu

Đất nghỉ dưỡng Vân Hồ - Mộc Châu

Chuyên nghiên cứu về thị trường Khu du lịch quốc gia Mộc Châu và giúp nhà đầ

18/06/2023

Tại sao thị trường BDS Hòa bình sẽ không còn cơ hội tăng trưởng nữa?

Nhiều anh chị hay so sánh sự tăng trưởng giữa Hòa bình và Vân Hồ trong tương lai nên em viết bài này để chia sẻ góc nhìn cá nhân.
Viết bài này có lẽ nhiều nhà đầu tư đất tại Hòa bình sẽ ném gạch, nhưng cũng là để cảnh tỉnh cho hiện trạng BDS Hòa Bình và để Ndt có cái nhìn cụ thể hơn về giá trị BDS Hòa bình.

Đầu tiên phải khẳng định phần lớn mọi người giao dịch BDS tại Việt nam hay nói riêng là BDS Hòa bình là giao dịch với tâm lý đầu cơ, kể cả mua một mảnh đất để đó 20 năm mà không làm cho mảnh đất có giá trị kinh doanh hay để ở thì đó vẫn là đầu cơ.
Để đầu cơ BDS hiệu quả thì cần phải đặt những câu hỏi như sau :
1. Thông tin để kích thích tăng trưởng cho thị trường ( dự án hạ tầng, dự án chủ đầu tư…) đang ở giai đoạn nào?
2. Chênh lệch cung cầu tại thị trường ra sao?
3. Đối tượng cung hàng ra là dân địa phương hay là NĐT BĐS ?
4. Tâm lý của thị trường hiện tại ra sao?
5. Giá đã qua mấy nhịp tăng rồi?
Và nếu đã là đầu cơ thì phải hiểu đâu là thời điểm giá bds tăng mạnh nhất trong một con sóng đầu cơ.
Sai lầm lớn nhất của nhà đầu cơ bds ( không phải đầu tư) đánh sóng theo dự án ( hạ tầng hoặc dự án đô thị ) là mua vào khi thông tin ra và chờ bán ra lúc dự án triển khai.
Phương án chính xác phải là mua vào khi chưa có thông tin và bán ra khi có công bố quy hoạch dự án.
Bởi vì khi thông tin được công bố thì sóng thông tin đại diện cho sự kỳ vọng là sóng tăng giá mạnh nhất.
Và tại thời điểm thông tin được tung ra thì lượng cầu > lượng cung rất nhiều, từ đó đảm bảo yếu tố thanh khoản + tăng giá. Vì lúc thông tin ra là nhiều người biết để đi tìm mua nhất, đó chính là lúc lực cầu tăng mạnh nhất.
Còn giai đoạn tiếp theo khi dự án ra hàng thì lúc đó lượng cung hàng tại thị trường sẽ là rất nhiều và sẽ ảnh hưởng tới yếu tố thanh khoản.
Hơn nữa lúc dự án được mở bán thì dòng tiền sẽ được hút vào các dự án chuyên nghiệp nhờ đội sale đông đảo + truyền thông chính thống từ các CDT.
Đối với Hòa Bình, khi thông tin cao tốc Hòa lạc Hòa bình triển khai năm 2014 – 2018 thì đó là lúc thì trường BDS chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên tới giai đoạn 2018-2021 là lúc trend nghỉ dưỡng ven đô + thông tin dự án của Sun group đẩy ra thị trường thì đó là lúc sóng thông tin được đẩy căng nhất và khiến cho nhiều ndt đổ xô về mua đất Hòa bình nhất.
Còn tại hiện tại, khi mà dòng tiền đầu cơ trong suốt 3 năm qua đã đẩy căng thị trường Hòa bình lên thì bây giờ là 1 làn sóng cắt lỗ hàng loạt. Thời điểm hiện tại là lúc nguồn cung > nguồn cầu rất nhiều. Và với việc qua giai đoạn sóng thông tin thì BĐS Hòa bình khó mà có cửa để tăng trở lại được nữa. Vì đơn giản là chỉ cần có dòng tiền chảy vào thị trường Hòa Bình là sẵn sàng có một lượng hàng đâu cơ với tâm lý thoát hàng được bán mạnh ra khiến giá không tăng nổi.

Chốt lại những yếu tố khiến không nên mua vào BDS Hòa bình nữa là :
1. Tâm lý bán ra > Tâm lý mua vào.
2. Nguồn cung hàng bán ra > Nguồn cầu mua vào.
3. Các thông tin ủng hộ thị trường ( cao tốc, dự án Sun group, Vin group ) đã được đẩy ra hết.
4. Phần lớn chủ đất đều là nhà đầu tư chứ không phải dân địa phương.
5. Giá đã qua nhiều nhịp tăng.
-----

17/05/2023

Sẽ khởi công cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu vào ngày 19/5 năm nay?
OV.VN - Nếu được Thủ tướng Chính phủ quyết định sớm và theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng tuyến cao tốc của tỉnh, tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được khởi công vào ngày 19/5 năm nay.

Với tinh thần giao thông đi trước mở đường, tỉnh miền núi Sơn La đã tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Các công trình giao thông trọng điểm khi hoàn thành, sẽ tạo “cú hích” cho địa phương kết nối liên vùng để bứt phá.

Về nội dung này, phóng viên VOV Cơ quan Thường trú Tây Bắc có cuộc trao đổi với ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

se khoi cong cao toc hoa binh - moc chau vao ngay 19 5 nam nay hinh anh 1
Ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, nếu sớm hoàn tất các thủ tục thì cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được khởi công vào ngày 19/5 năm nay
PV: Năm 2022 có thể coi là một năm bứt phá về hạ tầng giao thông của tỉnh Sơn La. Ông có thể cho biết những dự án giao thông trọng điểm đã, đang được địa phương triển khai cụ thể như thế nào?

Ông Lê Hồng Minh: Trước hết phải kể đến là Sơn La đã vừa tổ chức khánh thành tuyến đường tránh Quốc lộ 6 TP Sơn La. Dự án này có tổng chiều dài 19,5km. Thứ 2 là tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách các dự án trọng điểm quốc gia.

Tại Quyết định số 456 ngày 14/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép chuyển từ hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP sang hình thức đầu tư công. Hiện nay, tỉnh Sơn La đã chủ động thực hiện các bước lập dự án đầu tư, khảo sát địa chất địa hình và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện sơ bộ về công tác thống kê kiểm đếm, giải phóng mặt bằng và xây dựng các điểm tái định cư…

se khoi cong cao toc hoa binh - moc chau vao ngay 19 5 nam nay hinh anh 2
Việc đầu tư sân bay Nà Sản không chỉ phục vụ cự ly bay ngắn từ Sơn La về Hà Nội như trước đây.
Dự án lớn thứ 3 là Cảng hàng không Nà Sản, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, sẽ giao cho tỉnh Sơn La là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề xuất triển khai dự án này đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP. Đến nay, tỉnh Sơn La đã thành lập Tổ công tác do 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng; đồng thời đã lập Đề án xã hội hóa để thực hiện theo hình thức PPP và xin ý kiến Tổ công tác của Chính phủ, cũng như báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện Đề án.

PV: Được biết, quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án lớn như cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu và Cảng hàng không Nà Sản gặp không ít khó khăn. Ông có thể chia sẻ khó khăn lớn nhất trong triển khai các dự án này là gì?

Ông Lê Hồng Minh: Băn khoăn, khó khăn nhất tỉnh đang phải kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ là giải quyết vấn đề cơ chế, vì Luật hiện nay chưa có quy định về phân cấp, ủy quyền cho các địa phương làm cơ quan chủ quản để thực hiện các dự án, nhất là các dự án quốc lộ, cao tốc, cảng hàng không…

Theo quy định hiện hành, sân bay phải thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư; cao tốc và các tuyến đường bộ thì do Bộ Giao thông – Vận tải quản lý… Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu phát triển thì các Bộ, ngành đã họp, thống nhất là đề xuất Chính phủ giao cho tỉnh Sơn La làm cơ quan chủ quản để thực hiện dự án.

se khoi cong cao toc hoa binh - moc chau vao ngay 19 5 nam nay hinh anh 3
Cắt băng khánh thành tuyến tránh TP Sơn La.
PV: Đầu tư đường cao tốc hay cảng hàng không ở các tỉnh đồng bằng đã khó, triển khai ở các tỉnh miền núi sẽ càng khó khăn bởi mức đòi hỏi mức đầu tư lớn hơn. Vậy nguồn lực phục vụ 2 dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu và Cảng hàng không Nà Sản đến nay đã được chuẩn bị như thế nào?

Ông Lê Hồng Minh: Về nguồn lực cho tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu Chính phủ đã dự kiến phân bổ cho tỉnh Sơn La 1.700 tỷ đồng; vốn dư của năm 2019 cũng đã phân bổ cho dự án đường cao tốc này 100 tỷ; tỉnh Sơn La cũng đã có Nghị quyết dự kiến bố trí 1.560 tỷ nữa để đầu tư cho tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu thuộc địa phận tỉnh Sơn La.

Về Cảng hàng không hiện đang xác định thực hiện theo hình thức PPP, vì vậy nguồn lực sẽ được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Hiện nay cũng đã có một số nhà đầu tư lớn có tiềm lực quan tâm, như Tập đoàn Him Lam đã quan tâm nghiên cứu và đang cùng với tỉnh xây dựng đề án và sẽ nghiên cứu đầu tư Cảng hàng không này đối với hệ thống đường cất cánh, hạ cánh và nhà ga; Còn các hệ thống điều hành bay thì sẽ do Tổng Công ty Bay Việt Nam đầu tư.

PV: Thời gian qua, dư luận cũng quan tâm việc Sơn La đề xuất xây thêm 1 sân bay nữa ở Mộc Châu. Vậy cụ thể dự án này như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Hồng Minh: Điều này tỉnh cũng thông tin rõ hơn vì vừa qua có nhiều luồng thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng đến các nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư. Tỉnh Sơn La khẳng định, qua rà soát quy hoạch hiện nay tỉnh đang tập trung triển khai và báo cáo với Bộ Giao thông – Vận tải và Chính phủ là ưu tiên bổ sung duy nhất Cảng hàng không Nà Sản vào hệ thống Cảng hàng không Quốc gia, giai đoạn 2021 – 2030.

Còn sân bay Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ đưa vào quy hoạch tỉnh ở cấp độ sân bay chuyên dùng - tức là sân bay du lịch mà không phải cấp 4C, 4E như Cảng hàng không Nà Sản đang dự kiến đầu tư. Tỉnh Sơn La cũng sẽ kêu gọi đầu tư sân bay Mộc Châu vào thời điểm thích hợp nhưng xin nhắc lại là sân bay chuyên dùng, tức là sân bay du lịch.

se khoi cong cao toc hoa binh - moc chau vao ngay 19 5 nam nay hinh anh 4
Tuyến tránh thành phố Sơn La, với tổng mức đầu từ hơn 500 tỷ đồng vừa chính thức thông xe vào sáng 6/1/2023; được kỳ vọng là “đường băng” mới, kết nối, thúc đẩy phát triển của tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc.
PV: Dự kiến khi nào 2 dự án trọng điểm là cảng hàng không Nà Sản và cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được khởi công, thưa ông?

Ông Lê Hồng Minh: Gần đây nhất, vào ngày 14/12/2022, Bộ Giao thông – Vận tải tiếp tục chủ trì một cuộc họp với các Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Tư Pháp, Xây dựng và tỉnh Sơn La để cùng rà soát các quy định về Luật liên quan. Cơ bản các Bộ, ngành vẫn thống nhất là đề xuất với Chính phủ giao cho tỉnh Sơn La là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Nếu được Thủ tướng Chính phủ quyết định sớm và theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng tuyến cao tốc của tỉnh, tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được khởi công vào khoảng ngày 19/5 năm nay.

Còn riêng sân bay Nà Sản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Quy hoạch của Chính phủ về hệ thống Cảng hàng không Quốc gia, vì vậy Sơn La chưa thể ấn định về thời gian khởi công. Tỉnh Sơn La cũng tin tưởng với sự hỗ trợ tích cực của Trung ương, của Chính phủ, các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông trọng điểm quốc gia sẽ sớm được triển khai.

PV: Xin cảm ơn ông. Chúc cho các dự án sẽ được triển khai thuận lợi, đúng kế hoạch, qua đó sẽ tạo cú hích để Sơn La và các địa phương Tây Bắc phát triển hơn nữa./.

Thủy Thùy/VOV-Tây Bắc
(thực hiện)

Photos from Đất nghỉ dưỡng Vân Hồ - Mộc Châu's post 27/09/2022

Buổi sáng tại thung lũng săn mây đẹp mê hồn.

Photos from Đất nghỉ dưỡng Vân Hồ - Mộc Châu's post 25/09/2022

Vân Hồ rất nhiều khu săn mây còn hoang sơ chờ được khai thác

25/09/2022

Trọn 1 ngày tìm đất Vân Hồ.

10/02/2022

Mộc Châu đón gần 4.000 lượt khách du lịch trong ngày mồng 4 Tết

VOV.VN - Trong 4 ngày (từ ngày 1 đến mồng 4) Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã đón gần 6.000 lượt khách du lịch.
Riêng ngày mồng 4 Tết, lượng khách đến Mộc Châu tăng mạnh với khoảng 4.000 người.
Trong ngày mồng 4 Tết, lượng phương tiện giao thông tới Mộc Châu cũng tăng mạnh. Khoảng từ 11h30 đến 12h20 ngày 4/2, đoạn đường vào khu du lịch sinh thái Thác Dải Yếm Mộc Châu đã bị ách tắc tạm thời; lực lượng chức năng đã có mặt phân luồng, điều tiết giao thông.

Nhiều khu, điểm du lịch khác của Mộc Châu cũng thu hút lượng khách du lịch lớn, như: Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp rừng thông bản Áng, đồi chè trái tim, các bản du lịch cộng đồng, homestay, tham quan, trải nghiệm vườn hoa mơ, hoa mận, hoa cải, hái dâu.

Trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện có trên 250 cơ sở lưu trú du lịch và trên 300 cơ sở phục vụ ăn uống. Chính quyền huyện Mộc Châu cũng đề nghị các cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn phòng, chống dịch; hướng dẫn du khách khai báo y tế… đảm bảo Mộc Châu là điểm đến hấp dẫn và an toàn trong dịp đầu xuân./.

09/02/2022

Du lịch Mộc Châu dịp Tết: "Lạc" vào vườn hoa mận, ăn gì chơi chi?

Với khoảng cách không quá xa Hà Nội, giao thông thuận lợi, Mộc Châu (Sơn La) là điểm đến được du khách ưa thích trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần.

Mộc Châu (Sơn La) là một trong những địa điểm thu hút rất đông du khách từ các tỉnh, thành phố phía bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… tới ghé thăm trong dịp trước và trong Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022.
Cuối tháng 1, đầu tháng 2 Dương lịch là thời điểm những vườn hoa mận b**g nở trắng xóa, tạo nên cảnh quan nên thơ, lãng mạn, hiếm nơi nào có được.
Cách thức di chuyển
Cung đường từ Hà Nội đến Mộc Châu chỉ khoảng 200km, giao thông thuận tiện nên du khách có thể đi ôtô cá nhân hoặc xe máy để hạn chế tiếp xúc người lạ, phòng tránh dịch COVID-19.
Đối với những du khách chọn tới Mộc Châu bằng xe máy thì nên chú ý xem dự báo thời tiết, tránh đi sáng sớm hay tối muộn vì thời điểm đó sương mù dày, tầm nhìn hạn chế, nhất là từ khu vực đèo Thung Khe đến huyện Vân Hồ.
Còn nếu lựa chọn xe khách, mức chi phí di chuyển từ Hà Nội tới Mộc Châu dao động từ 160.000 - 220.000 đồng/người, có tăng nhẹ trong dịp Tết.

Địa điểm không thể bỏ qua khi du khách ghé thăm Mộc Châu thời điểm Tết Nguyên Đán năm nay chính là những vườn hoa mận.
Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch bản địa, thời điểm nửa đầu tháng 1, hoa mận nở đẹp nhất ở thung lũng mận Mu Náu nhưng đến cuối tháng 1, đầu tháng 2, khu vực chiêm ngưỡng hoa mận ấn tượng lại là bản Pa Phách, thung lũng Nà Ka, thung lũng Thung Cuông và các tiểu khu 84, 86, Cờ Đỏ (vựa mận Mộc Châu).
Du khách tới tham quan vườn có thể thuê trang phục, đạo cụ chụp ảnh. Phí tham quan là 20.000 - 30.000 đồng/người. Nếu thích tìm tới những không gian hoang sơ hơn, du khách có thể đi xe máy vào các vườn nằm cuối thung lũng, trong các bản làng như Hua Tạt, Pa Phách, Phiêng Cành, Pa Khen... Tại đây, du khách cũng có thể trải nghiệm không khí đón Tết của người H’Mông.

Ngoài các vườn hoa mận, du khách có thể tìm đến các cánh đồng cải trắng, cải vàng đang nở rộ khắp cao nguyên, dọc đường 6 hay ở sau rừng thông bản Áng… Một lựa chọn khác là tới thăm các vườn dâu tây đang mùa chín rộ. Đây cũng là một trong những đặc sản được yêu thích tại mảnh đất này.
Nhiều điểm du lịch cũng đang trang hoàng rực rỡ để đón Tết như rừng thông bản Áng, Happy Land, thác Dải Yếm phù hợp cho các du khách thích check-in, đi gần Tết.
Về ẩm thực, khi đến Mộc Châu, du khách không nên bỏ qua lẩu cá hồi hay cá tầm. Bên cạnh đó là thịt trâu gác bếp, bê chao, nậm pịa, xôi ngũ sắc, cá hồi, cá suối nướng, cải.
Là khu vực du lịch nổi tiếng nhiều năm nay nên Mộc Châu có rất nhiều homestay đẹp, thiết kế ấn tượng, hài hòa thiên nhiên như The November, La Chalet du La MocChau, Hillside, Mama’s house, Bơ House… Giá phòng tại đây khoảng 100.000 đồng/người/đêm với phòng tập thể, 450.000 - 900.000/đêm với phòng riêng.

Nếu muốn có không gian nghỉ dưỡng cao cấp hơn, có khuôn viên rộng, khu giải trí, dịch vụ ăn uống… du khách có thể lựa chọn The Nordic Village, Mộc Sương, Hương Sen Mộc Châu Bùi Hiền, Sao Xanh, Mộc Châu Retreat... Giá phòng cho một đêm từ 700.000 đến vài triệu đồng.

Photos from Đất nghỉ dưỡng Vân Hồ - Mộc Châu's post 05/02/2022

Du lịch Vân Hồ Sơn La - Nét hoang sơ thu hút bao người khám phá

Khám phá du lịch Vân Hồ Sơn La, “bạn láng giềng” của cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, bạn sẽ được khám phá nét đẹp hoang sơ đầy mê hoặc. Vân Hồ hứa hẹn sẽ mở ra một thế giới hoàn toàn mới lạ và ấn tượng, giúp bạn có một chuyến du lịch Sơn La không thể nào quên.

Vân Hồ - mảnh đất an yên bình dị nơi rẻo cao Tây Bắc

Vân Hồ là huyện vùng cao với 14 xã được tách ra từ huyện Mộc Châu từ giữa năm 2013. Nơi đây hội tụ nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ với những hang động kỳ bí, những khu rừng già rậm rạp, những dòng thác trắng xóa hay những dòng suối mát lành... Rất thích hợp với những bạn trẻ năng động yêu thiên nhiên lên kế hoạch cho những chuyến vượt đèo, xuyên rừng, leo núi và lội suối đầy hào hứng.


Vân Hồ “gây thương nhớ” bởi những thung lũng hoa cải trắng tinh khôi, những chùm hoa mận trắng muốt đẹp đến nao lòng hay những cành đào e ấp khoe sắc... Một không gian thơ mộng và ngọt ngào đã khiến bao người phải xao xuyến, đắm say vẻ đẹp của vùng đất này.

Những bản làng ở Vân Hồ

Du lịch Vân Hồ Sơn La, bạn đừng để bỏ lỡ dịp tham quan các bản làng và trải nghiệm một cuộc sống giản dị của những người đồng bào dân tộc anh em mộc mạc, gần gũi. Ở Vân Hồ có những bản làng rất được du khách yêu thích như bản Nà Bai, bản Lóng Luông, bản Phụ Mẫu,… Đây sẽ là nơi bạn có thể nghỉ chân để tận hưởng cuộc sống của người dân vùng cao sau hành trình khám phá đầy thú vị. Những điểm du lịch cộng đồng này còn là nơi bạn có thể tìm hiểu, học hỏi và trò chuyện cùng đồng bào dân tộc.

05/02/2022

Mộc Châu khởi động các khu du lịch

VHO- Mộc Châu những ngày này, không khí thật trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18-23ºC. Không gian cao nguyên rộng mở, ngút ngàn màu xanh của đồng cỏ, đồi chè và núi rừng với nhiều loài hoa khoe sắc. Đây là thời điểm thích hợp để các điểm du lịch, tham quan dã ngoại ở Mộc Châu khởi động đón khách trở lại sau nhiều tháng “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Khu du lịch thác Dải Yếm, xã Mường Sang (Mộc Châu)
Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết: Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Mộc Châu đã cho phép các khu du lịch hoạt động trở lại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc đón khách du lịch vẫn chủ yếu trong nội tỉnh và đang phục hồi tích cực. Hiện nay, ưu tiên hàng đầu của huyện Mộc Châu là đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả; đẩy mạnh hoàn thiện các công trình giao thông; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có trọng tâm, trọng điểm để thu hút khách; ứng dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin và các nền tảng số trong xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cơ quan truyền thông và các ứng dụng trên mạng Internet.
Hiện nay, các điểm du lịch đang tích cực xây dựng và đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới với các chương trình kích cầu du lịch tổng thể, đồng bộ từ vận chuyển, lưu trú, giảm giá phí tham quan dịch vụ tại các khu, điểm du lịch của địa phương để thu hút khách nội địa có tiềm năng, các đối tượng khách đi theo nhóm, gia đình, khách trẻ...
Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp rừng thông bản Áng thuộc Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Mộc Châu đã mở cửa trở lại để đón khách. Nơi đây có rừng thông tự nhiên, hồ nước và các tổ hợp công trình khu lưu trú có sức chứa khoảng 400 người, gồm: Khách sạn, nhà sàn, nhà gỗ bên suối gắn với khu ăn uống, cà phê, trải nghiệm nông nghiệp, nơi tập golf... Các du khách đến đây đều được đo thân nhiệt, hướng dẫn thực hiện thông điệp 5k của Bộ Y tế và khai báo y tế thông qua quét mã QR; đối với các nhóm tham quan sẽ được tuyên truyền, hướng dẫn chia 5 người/nhóm trở xuống và giữ khoảng cách phòng, chống Covid-19...
Ông Phạm Ngọc Hoàng, Giám đốc kinh doanh Công ty, nói: Đơn vị đang có chương trình khuyến mại giá vé tham quan, phòng nghỉ, đồ uống, được thông tin trên website, fanpage và nhóm zalo của Công ty. Tin tưởng, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, lượng khách du lịch sẽ đến nhiều và các hoạt động du lịch sẽ sôi động trở lại.
Còn Công ty cổ phần Pha Luông đầu tư, quản lý khai thác khu du lịch thác Dải Yếm, xã Mường Sang và Khu di tích lịch sử Tây Tiến, thị trấn Mộc Châu đến nay, 100% nhân viên của Công ty đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Tại Khu di tích lịch sử Tây Tiến, Công ty bố trí 2 thuyết minh sẵn sàng phục vụ du khách. Khu du lịch thác Dải Yếm cũng được dọn sạch sẽ để đón khách trở lại. Hiện nay, Công ty cũng đang gấp rút thi công khu chợ đêm Mộc Châu và phố đi bộ Mộc Châu có diện tích hơn 2 ha ở tiểu khu Nhà nghỉ, thị trấn Nông trường Mộc Châu, gồm các hạng mục: Khu nhà trưng bày hiện vật giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Thái, cũng là trung tâm biểu diễn văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, ẩm thực, dãy ki-ốt bán đồ thổ cẩm dân tộc; khu bán đồ nông sản Mộc Châu...
Ông Đinh Hồng Phúc, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Pha Luông, chia sẻ: Chúng tôi rất vui khi được mở cửa các khu du lịch đón khách trở lại. Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống Covid-19. Đây cũng là động lực để chúng tôi phấn đấu đến tháng 1/2022, sẽ hoàn thành khu chợ đêm Mộc Châu và phố đi bộ Mộc Châu để đón khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm.
Tại Khu du lịch thác Dải Yếm, xã Mường Sang, chị Nguyễn Thị Ngọc, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La phấn khởi nói: Tranh thủ thời tiết Mộc Châu mùa này mát và phong cảnh đẹp tôi cùng bạn bè đến đây chơi. Ấn tượng nhất là dọc đường vào thác nước và cầu kính có hoa Phù Dung nở rất đẹp. Tôi cũng yên tâm về công tác phòng, chống dịch ở đây, vì trước khi vào đều được hướng dẫn quét mã QR để khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi đi lại...
Bà Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Châu, cho biết: Phòng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các điểm tham quan, các cơ sở lưu trú chuẩn bị các điều kiện đón khách trở lại, thực hiện “mục tiêu kép” phục hồi du lịch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Yêu cầu các cơ sở lưu trú thực hiện khai báo y tế, lưu lại thông tin của khách hàng để kịp thời xử lý, kiểm soát khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Trên địa bàn huyện Mộc Châu có trên 250 cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, homestay và 320 cơ sở phục vụ ăn uống. Việc cho phép hoạt động trở lại một số loại hình sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp, địa phương phục hồi du lịch nội địa. Các điểm tham quan, các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ và du khách cần thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng và cùng chung tay với Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
BÁO SƠN LA

16/12/2021

Có nhiều tiềm năng du lịch to lớn nhưng dường như ngành du lịch của huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) vẫn như nàng công chúa đang ngủ say. Làm thế nào để đánh thức tiềm năng này thành nguồn lực phục vụ việc phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững chính là trăn trở, quyết tâm của lãnh đạo huyện Vân Hồ trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

Vân Hồ không kém gì Sa Pa hay Đà Lạt

Vân Hồ là một huyện miền núi mới thành lập, được tách ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013. Hai cửa ngõ của huyện nằm sát hai địa chỉ du lịch nổi tiếng cấp quốc gia là vùng hồ Hoà Bình của tỉnh Hoà Bình và nông trường Mộc Châu của huyện Mộc Châu. Song, trên bản đồ du lịch của Việt Nam, nơi đây vẫn đang là một chấm mờ.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phần lớn địa bàn huyện Vân Hồ được hưởng không khí mát mẻ quanh năm với nền nhiệt độ bình quân khoảng 18,5 độ, lượng mưa trung bình bình mỗi năm, khoảng 1.500mm và độ ẩm không khí trung bình là 85%.

Chính nhờ khí hậu dễ chịu này, Vân Hồ thường được ví với những điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng có khí hậu tương đồng như Sa Pa hay Đà Lạt. Nhưng có một điểm khác biệt là không khí ở Vân Hồ sạch và trong lành hơn những nơi kia rất nhiều bởi địa phương này vẫn còn tương đối nguyên sơ, chưa bị ô nhiễm.

Năm 2020, khi miền Bắc phải trải qua một mùa Hè nóng kỷ lục, với mức nhiệt độ lên tới gần 50 độ C, thì ở những xã như Lóng Luông, Vân Hồ vẫn duy trì mức nhiệt mát mẻ khoảng 22 độ C, ban đêm đi ngủ vẫn phải đắp chăn mỏng. Đây thực sự là một sự ưu đãi khí hậu tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Khí hậu mát mẻ và lượng mưa ổn định của Vân Hồ rất thích hợp cho nền sản xuất nông nghiệp đa dạng như cây ăn trái, rau quả, rau gia vị, cây dược liệu hay các thực vật ôn đới. Điều này biến Vân Hồ thành vùng nguyên liệu, cung cấp những sản phẩm nổi tiếng như đào, lê, mận, dâu tây, đặc biệt là chè.

Về mặt địa lý, Vân Hồ chỉ cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc, đường xá đi lại thuận tiện, chỉ mất nhiều nhất 4 giờ đồng hồ chạy xe. Trong tương lai, khi tuyến đường cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu được khởi công, hoàn thành và đi vào hoạt động, kết nối với hệ thống đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và Hoà Lạc - Hoà Bình, hạ tầng giao thông - vận tải còn được cải thiện hơn nữa.

Ngoài hai điều kiện thuận lợi trên, Vân Hồ còn sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhờ địa hình cảnh quan đa dạng với núi đồi trùng điệp, rừng đặc dụng bảo tồn nhiều nguồn gien động vật, thực vật quý hiếm, suối nước nóng, hang động đá vôi. Những điểm tiềm năng này phân bố rộng trên địa bàn toàn huyện.

Có thể kể ra đây những điểm du lịch cẩm tú, sơn thuỷ hữu tình ở huyện Vân Hồ như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hồ sông Đà, hang mộ Tạng Mè, suối nước nóng Chiềng Yên, rừng thông Hua Tạt, thác Tạt Nàng, và còn bạt ngàn đồi chè, rừng mận, rừng đào tạo thành cảnh thần tiên kỳ diệu.

Mặt khác, với hơn 90% dân số là người của các dân tộc miền cao như dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc H’mông… nơi đây có một nền văn hoá phong phú, nhiều sắc màu, vẫn được bảo tồn và phát triển bền bỉ cho đến ngày nay.

Rõ ràng, huyện Vân Hồ đang sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để có thể phát triển ngành du lịch đa dạng, từ du lịch truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, du lịch khám phá - mạo hiểm cho đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

18/11/2021

Mùa xuân, Vân Hồ (Sơn La) tràn ngập trong sắc hoa mận, hoa đào… tinh khôi và rực rỡ. Mùa hoa khiến vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ thêm phần lãng mạn, ngọt ngào. Ðó cũng là lý do khiến du khách thường chọn Sơn La làm điểm hẹn dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, Vân Hồ còn níu lòng người bởi sự hồn hậu, ấm nồng trong bản sắc văn hóa, đời sống cộng đồng và tinh thần nỗ lực vượt khó của đồng bào các dân tộc.

Xuân về từ thung lũng…

Vân Hồ là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, được tách ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013 với 14 xã. Về địa lý, Vân Hồ cách Hà Nội khoảng 170 km theo hướng tây bắc, giao thông thuận tiện. Với đặc thù địa hình cao nguyên, có nhiều cảnh quan hoang sơ và hùng vĩ, nhiều năm qua, mảnh đất này tạo được sức hút với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Bên cạnh núi rừng, đèo dốc, thung lũng… Vân Hồ còn có những thảo nguyên bao la, đồi chè Shan Tuyết cổ thụ, hồ sông Ðà, thác Tạt Nàng, suối nước nóng Chiềng Yên, rừng già Xuân Nha, Pa Cốp, hang mộ Tạng Mè... Nét đặc sắc của địa phương còn thể hiện đầy sinh động trong phong tục, tập quán của nhiều đồng bào dân tộc như: Thái, Dao, H’Mông… chiếm hơn 90% dân số toàn huyện.

Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng mang đến cho Vân Hồ diện mạo đầy sức sống. Dọc quốc lộ 6, đoạn qua địa phận huyện, không khó để tìm các điểm dịch vụ lưu trú (homestay) vì đã có hàng loạt biển quảng cáo nhỏ xinh bằng gỗ, trang trí thêm họa tiết hoa theo mùa với nét chữ mộc mạc chỉ dẫn du khách đến từng homestay trong các bản, làng du lịch cộng đồng như: bản Phụ Mẫu, Nà Bai, Bướt (xã Chiềng Yên), Lóng Luông (xã Lóng Luông), Thín (xã Xuân Nha), Suối Lìn, Hua Tạt (xã Vân Hồ)… Nét độc đáo trong du lịch cộng đồng ở đây là vẫn giữ được nét gần gũi, chan hòa với thiên nhiên ngay từ những mái nhà truyền thống, mảnh vườn xanh tươi, đến cách đón tiếp khách tình cảm như đón người trong nhà đi xa trở về. Du khách được tìm hiểu không gian văn hóa cộng đồng, phong tục, tập quán, trải nghiệm lao động sản xuất, đắm mình trong các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian và tinh hoa ẩm thực Tây Bắc với nhiều đặc sản: xôi ngũ sắc, thịt chua, ốc đá, cá suối, rau rừng… Dấu ấn chuyên nghiệp cũng được thể hiện trong cách bài trí cảnh quan, tiện nghi, dịch vụ, văn nghệ thôn bản…

Mùa hoa Vân Hồ không chỉ hiện hữu qua trực giác, mà những câu chuyện, truyền thuyết của đồng bào các dân tộc sinh sống tại đây luôn đậm đà sắc màu huyền bí. Thác Tạt Nàng ở xã Chiềng Yên gắn với truyền thuyết về lễ hội Hoa ban Xên Bản - Xên Mường, nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then”, vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của đồng bào Thái và thỉnh bái “nàng Ban”, nữ nhân vật huyền thoại biểu trưng cho vẻ đẹp tinh khôi của người con gái và tình yêu đôi lứa thủy chung. Ðồng bào chăm chút, nâng niu những mùa hoa không chỉ bởi vẻ đẹp vùng miền, mà đó còn là biểu tượng về niềm vui, sức sống giữa nơi đất cằn, đèo cao, dốc thẳm. Nhờ cây cối, hoa trái mà đời sống thêm rộn ràng, ấm no, những câu hát và điệu múa nhờ nương theo sắc hoa mà trở nên dìu dặt. Ngoài thưởng thức vẻ đẹp những mùa hoa, du khách còn thích khám phá rừng thông cổ thụ ở bản Bó Nhàng, Hua Tạt với diện tích hơn 100 ha. Vào mùa xuân, cả cánh rừng được bao phủ bởi thảm sương mù dày đặc, khi ánh nắng bình minh xuyên qua sẽ tạo nên khung cảnh huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh. Ðối với du khách trẻ tuổi, còn bị cuốn hút bởi trào lưu “check-in” giữa những đồi chè bát ngát, diện tích hàng nghìn héc-ta tại các xã: Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Múa, Chiềng Yên... Khu đồi chè Nhật với diện tích hơn 50 ha nhìn ra hồ Sao Ðỏ, thung lũng hoa cải và khu chăn nuôi bò sữa. Ðây cũng là điểm đến quen thuộc của du khách nước ngoài thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát.

Gia đình anh Tráng A Chu ở bản Hua Tạt kinh doanh du lịch vài năm nay. Anh hào hứng mời du khách tham quan những vườn mận, vườn đào đang khoe sắc giữa thung lũng. Nhiều thung lũng hoa tiếp nối nhau, nở theo mùa là điểm nhấn khiến Hua Tạt có những tua du lịch theo mùa hoa và những người dân như anh trong vai trò hướng dẫn viên địa phương cũng thể hiện rõ nét chất phác, tươi vui như khung cảnh. Tráng A Chu tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thực phẩm của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, trở về xây dựng kinh tế trên mảnh đất quê hương. Anh và bố - ông Tráng A Súa - là những người đầu tiên trong bản xây dựng ngôi nhà sàn gỗ độc đáo, kết hợp nét truyền thống của ngôi nhà đồng bào dân tộc H’Mông với tiện ích hiện đại của công trình phụ, sân chơi… để đón khách du lịch. Homestay của gia đình anh có hai phòng nghỉ cộng đồng đáp ứng nhu cầu của đoàn khách đông đúc, và nhiều phòng nghỉ riêng. Bên cạnh đó, gia đình dành một diện tích vườn lớn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau và dược liệu làm nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cung cấp cho nhà bếp. Khi chưa có dịch Covid-19, trung bình mỗi tháng homestay nhà Tráng A Chu đón khoảng 400 - 500 lượt khách, riêng các ngày nghỉ lễ luôn kín phòng. Năm 2019, homestay này đón gần 7.200 lượt khách, chưa kể số khách tới đặt ăn mà không nghỉ lại. Nguồn thu từ dịch vụ du lịch mang đến cho các hộ kinh doanh mức thu nhập ổn định. Vợ chồng anh Tráng A Chu còn trực tiếp tham gia đội văn nghệ, biểu diễn những điệu nhạc truyền thống của người H’Mông như: múa khèn, thổi sáo, đàn môi, những bài hát cha ông truyền lại. Anh thổi sáo hay nổi tiếng khắp bản và bây giờ, hễ nhắc tới Vân Hồ, du khách nào từng lưu trú đều nhớ người đàn ông dân tộc H’Mông với những bài sáo “Ðêm trăng bản Mèo”, “Xuân về trên bản Mông”... ngân vang bên bếp lửa. Nhận thấy tiềm năng du lịch của địa phương, anh nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ các hộ trong bản và bản khác cùng phát triển thêm nhiều mô hình homestay khác.

Chờ mùa quả ngọt!

Mới đầu xuân, nhưng trong những thung lũng đào, mận, đã bắt gặp từng dáng người cặm cụi chăm chút để mùa hoa đậu quả. Thấy khách thăm, người dân tạm ngừng tay, hồ hởi chia sẻ, tỉnh Sơn La có kế hoạch tổ chức sự kiện du lịch “Sơn La - Mùa quả ngọt” năm 2021. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thì mùa hoa này sẽ thành quả ngọt, giới thiệu tới du khách khắp các vùng miền, bà con có lo lắng, chăm chút đến “mất ăn, mất ngủ” cũng chẳng sao. Với hơn 800 ha đào, mận tại hai xã Vân Hồ, Lóng Luông, địa phương được xác định là một trong những vựa hoa quả chính của tỉnh Sơn La với lượng quả tươi đạt hơn 4.000 tấn mỗi năm. Bên cạnh cây trồng truyền thống, huyện mở rộng được hơn 30 ha cây dược liệu quý như: đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhân, đương quy... vừa sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vừa hình thành vùng tham quan, chế biến sản phẩm phục vụ du lịch. Ngoài du lịch sinh thái, địa phương còn mong muốn được quảng bá tới du khách các tua, tuyến gắn với văn hóa, lịch sử như: Khu căn cứ cách mạng Mộc Hạ nằm trên địa bàn sáu xã: Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Tô Múa, Mường Men, Chiềng Khoa, nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách của đồng bào các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những chiến công đã được ghi vào lịch sử: Nơi tổ chức Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ nhất, tại bản Cóm, xã Mường Men; sự kiện Hũ rượu ngàm bản Lòm, xã Quang Minh; nơi thành lập trung đội vũ trang đầu tiên tại bản Nà Ðồ, xã Chiềng Khoa... Hoặc khám phá hệ thống di chỉ khảo cổ Hang mộ Tạng Mè tại xã Suối Bàng nằm ven sông Ðà trên các vách núi đá vôi, đã tồn tại gần 1.000 năm theo thời gian, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2014. Hang mộ Tạng Mè còn dấu ấn của hình thức “động táng” cổ xưa, có giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, nhân chủng học của người cổ đang được tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống bản địa…

Vài năm trở lại đây, Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua du lịch cộng đồng do Chính phủ Ô-xtrây-li-a tài trợ thông qua dự án GREAT, được tổ chức Action on Poverty (AOP) thực hiện đã triển khai hiệu quả tại huyện Vân Hồ. Tính đến cuối năm 2020, dự án đã và đang hỗ trợ cải thiện, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của người phụ nữ địa phương, khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi du lịch cộng đồng. Tại hai huyện Vân Hồ và Mộc Châu của tỉnh Sơn La, số người hưởng lợi là 771 người, trong đó có 453 là nữ, chiếm 58,75%. Có 34 tổ nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng được thành lập, 18 trong số 34 tổ nhóm này do phụ nữ lãnh đạo, chiếm 52,94%; 23 điểm lưu trú nhà dân (homestay) được cải tạo phù hợp, đạt chất lượng và đã đưa vào vận hành.

Huyện Vân Hồ mới thành lập được tám năm, trải qua nhiều khó khăn, nhưng bước đầu địa phương đã có nhiều nỗ lực để hội nhập, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế du lịch. Từ năm 2016 đến nay, huyện xác định quy hoạch là vấn đề mang tính quyết định tới định hướng phát triển lâu dài, trong đó có du lịch. Các khu trồng trọt, chăn nuôi trang trại, chế biến sản xuất, thương mại dịch vụ… được quy hoạch khá bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn. Ðây là điều kiện thuận lợi để người dân tự tin thử sức các loại hình kinh doanh du lịch.

Bên cạnh kết quả đạt được, du lịch cộng đồng tại huyện Vân Hồ vẫn còn những khó khăn. Cụ thể, tính liên kết với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chưa thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư cho dịch vụ lữ hành; việc bảo tồn, khôi phục nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức; khâu quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch còn bị động… Hy vọng, trong tương lai, địa phương tiếp tục có chiến lược chi tiết, hiệu quả hơn để phát huy hết tiềm năng sẵn có. Trong cuộc trò chuyện giữa mùa xuân, trước những thách thức mới, các bậc bô lão ở từng bản làng của Vân Hồ trầm ngâm lắng nghe nguyện vọng của thế hệ con cháu và bằng những câu ca, điệu hát, thành ngữ cổ, họ khuyên nhủ bản làng bài học về sức sống mãnh liệt và sinh sôi đến tận cùng: “Dom pá bạy lùn lăng chắng má/ Bạy hớ nặm chú bó láy lông/ Phớ chứ đáy khoàm nặn mằn chắng pên cun” (tạm dịch: “Giữ rừng cho muôn đời phát triển/ Ðể cho muôn mó nước tuôn trào/ Ai nhớ được câu ấy thì thành người”). Trong chính mầu hoa trắng ngần của mận, hồng phai của đào cũng chứa đựng sự mong manh, thuần khiết mà bền bỉ, âm thầm như ý chí, niềm tin của con người. Ðó cũng là màu của mây trời và sương khói bao la.

https://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-van-ho-635955/

Videos (show all)

Telephone

Website