Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An

Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An

Với sự cố gắng nổ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh chăm sóc sức khỏe

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 19/10/2023

Chúc những người mẹ , người chị , người em có một ngày 20 tháng 10 vui vẻ, hạnh phúc.
Hãy luôn nở nụ cười tươi và gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống chị em nhé !

🏩 Khoa Sản Đẻ - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
💒 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An , 19 Tôn Thất Tùng- phường Hưng Dũng- TP Vinh- Nghệ An

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 27/09/2023

Vui tết trung thu cùng các cháu Khoa Sản Đẻ - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Chúc mọi người có một mùa trung thu an lành, ấm áp và hạnh phúc bên những người thân yêu...

Photos from Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 06/08/2023
Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 05/04/2023

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN SẢN ĐẺ- BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NHIỆM KỲ 2023-2028 - ĐẠI HỘI ĐỔI MỚI, DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT, KHÁT VỌNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 4/4/2023, Công đoàn bộ phận Sản Đẻ- Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028.

Về dự và chỉ đạo Đại hội có Đ/c Phạm Sỹ Hùng- Bí thư chi bộ - Phó giám đốc bệnh viện- Trưởng khoa Sản Đẻ, Đ/c Lương Thị Lan - Phó bí thư chi bộ - Phó Trưởng Khoa Sản Đẻ

Đại hội đã đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kì 2017-2022, xác định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn khoa Sản Đẻ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028.

Tin tưởng rằng, nhiệm kỳ mới, với những đổi mới Công đoàn bộ phận Sản Đẻ sẽ có những hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn của ngành, hoàn thành xuất sắc Nghị quyết Đại hội.

27/02/2023

Hào quang của y học là nó luôn tiến về phía trước, và luôn luôn có thêm nhiều điều để học . Những bệnh tật của ngày hôm nay không che phủ chân trời của ngày mai, mà thúc đẩy nổ lực lớn hơn nữa...

Khoa Sản Đẻ - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Kính Chúc quý thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp trên mọi miền Tổ quốc có 1 ngày lễ vui vẻ, ý nghĩa ☘️☘️☘️

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 08/01/2023

🌹🌹🌹 BẬT MÝ CHO CÁC MẸ NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA SINH THƯỜNG VÀ SINH MỔ

Dạo gần đây mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ về việc sinh thường hay sinh mổ. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc giúp các mẹ, các cùng mẹ tham khảo nhé !

✅ SO SÁNH SINH MỔ VÀ SINH THƯỜNG

Khoảng 33 phần trăm phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ sinh mổ lấy thai. Ở VN, theo thống kê 2016, tỷ lệ này khoảng 40%

✅ LÝ DO ĐỂ CHỌN SINH MỔ
Thông thường, bạn được cân nhắc sinh mổ trong trường hợp nếu sinh thường qua ngã âm đạo sẽ có thể gây rủi ro cho mẹ hoặc bé. Kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp đưa ra những lý do chính đáng khiến bạn được khuyên sinh mổ, ví dụ như những lý do sau:

☘️ LÝ DO TỪ MẸ
• Mẹ bị bệnh tim, bệnh phổi hoặc một số tình trạng bệnh lý khác, không an toàn khi sinh thường
• Người mẹ bị một tình trạng bất thường (như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo) người mẹ có khung chậu hẹp, khung chậu bị biến dạng …
• Người mẹ đã sinh mổ trước đây - sinh mổ lần 2 - hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.
• Mẹ đang mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường- chẳng hạn như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín
• Mẹ quá lo lắng từ lần sinh trước có thể gây khó khăn cho việc sinh thường, tâm lý không tốt, sợ đau đớn…

☘️ LÝ DO TỪ THAI NHI
• Em bé có một tình trạng bất thường nào đó và cần được ra một cách nhanh chóng.
• Em bé trong tư thế ngôi ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được
• Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi)

☘️LÝ DO PHẢI MỔ CẤP CỨU

Trong quá trình chuyển dạ để sinh thường, nếu sự việc không tiến triển bình thường và có vấn đề xảy ra thì bác sĩ có thể quyết định cho bạn chuyển qua sinh mổ nhằm giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé. Lý do sinh mổ trong trường hợp này thường bao gồm:
• Em bé có dấu hiệu mệt mỏi trong quá trình mẹ chuyển dạ, và cần phải được nhanh chóng đưa ra ngoài
• Tình trạng sức khỏe của mẹ suy giảm trong quá trình chuyển dạ (cụ thể như tăng vọt huyết áp, kiệt sức, tiền sản giật, sản giật hoặc những lý do khác)
• Các vấn đề hiếm gặp nhưng thật sự nghiêm trọng như sa dây rốn (dây rốn bị chèn ép và nguồn cung cấp oxy cho bé bị ngắt), hoặc vỡ tử cung
• Trong quá trình chuyển dạ, em bé di chuyển vào một vị trí mà nếu sinh qua ngã âm đạo sẽ gây khó khăn và nguy hiểm cho mẹ và bé
• Thời gian chuyển dạ kéo dài mà không có dấu hiệu tiến triển tốt
• Khi biện pháp giục sinh không có kết quả,

🛑 RỦI RO KHI SINH MỔ

Sinh mổ đôi khi được thực hiện cùng với việc gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng vốn tiềm ẩn một số rủi ro với người mẹ và em bé cũng như khi thực hiện các phẫu thuật khác. Một số rủi ro như:
• Nguy cơ từ việc sử dụng và phản ứng có thể có từ thuốc gây mê
• Sinh non ngoài ý muốn (nếu tính sai tuổi thai) làm tăng rủi ro về đường hô hấp ở em bé
• Hội chứng suy hô hấp do chất lỏng vẫn còn trong phổi em bé (chất lỏng này vốn có sẵn trong phổi khi em bé vẫn còn trong tử cung người mẹ, nếu sinh mổ chất lỏng này sẽ không được tống hết ra ngoài như sinh thường)
• Tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ
• Các ca sinh mổ đều có nguy cơ sót nhau thai, băng huyết, tổn thương các cơ quan, tai biến nhiễm trùng, tụ huyết và dính nội tạng cao hơn sinh thường. Nguy cơ nào cũng rất nguy hiểm cho người mẹ, nhất là nếu người mẹ muốn sinh nhiều lần.
• Một số phụ nữ còn khó mang thai trở lại sau lần sinh mổ. Nguyên nhân là những chỗ dính có thể hình thành trong tử cung do vết mổ đẻ, cản trở sự đậu thai, giảm 17% khả năng mang thai ở lần sau.

Trên thế giới, đã có thống kê về những biến chứng và tai biến sau mổ, nếu so tổng tai biến do đẻ thường với tai biến do mổ thì thấy tai biến do mổ cao gấp đôi.
Cần xem xét các yếu tố rủi ro, nhưng nên nhớ là hình thức sinh nào cũng có rủi ro, vì vậy bạn cần nắm rõ thông tin về các phương pháp sinh để quyết định có nên sinh mổ không.

✅ SINH MỔ TỰ CHỌN DIỄN RA THẾ NÀO?

Bạn sẽ nhận được một đôi vớ để mang khi phẫu thuật giúp ngăn chặn việc hình thành máu đông, sơn móng tay được yêu cầu tẩy sạch, phải tháo hết đồ trang sức ra, lông mu được cạo sạch. Trong phòng mổ, bạn sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng. Ông xã bạn được yêu cầu mặc áo của phòng mổ và thường được ở lại bên bạn.

Bác sĩ gây tê sẽ kiểm tra để chắc chắn là bạn đã mất cảm giác trước khi bắt đầu mổ. Một tấm màn được dựng lên để bạn không nhìn thấy những gì đang diễn ra sau tấm màn đó, một ống thông tiểu được đặt vào người bạn, bác sĩ sẽ mổ ngay đường hằn mép trên quần lót để tiếp cận vào tử cung của bạn. Có thể bạn sẽ có cảm giác bị giật mạnh hoặc bị lục lọi gì đó nhưng không thấy đau. Em bé được lấy ra trong vòng 3 đến 5 phút sau khi bắt đầu mổ.
Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da.

Các em bé sinh bằng phương pháp mổ thường có đầu tròn đẹp hơn so với các bé sinh thường. Tuy nhiên, do không thể tống thải hết lượng chất lỏng từ phổi nhờ vào áp lực phải chịu khi di chuyển qua đường sinh thông thường, nhiều em bé sinh mổ có một lượng chất lỏng và nhầy dư thừa trong phổi, và do vậy cần phải được hút ra để giúp bé bắt đầu thở.

Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn có thể bế con trên ngực trong khi bác sĩ khâu lại vết mổ. Toàn bộ ca mổ kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó bạn được chuyển ra phòng hồi sức rồi về phòng của mình. Các nữ hộ lý sẽ khuyến khích bạn cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

✅ SAU KHI SINH MỔ

Ống thông tiểu vẫn được đặt trong người bạn cho đến sáng sau hôm mổ. Bạn cũng sẽ có một ống truyền nhỏ dẫn vào tĩnh mạch ở cánh tay, vẫn phải mang vớ, uống thuốc giảm đau nhưng nữ hộ lý sẽ khuyên bạn đi lại càng sớm càng tốt để thúc đẩy lưu thông máu, nhu động ruột và ngăn ngừa máu đông, dính ruột.

Dự kiến bạn nằm viện khoảng 3 ngày và nên sắp xếp để có ai đó hỗ trợ ở nhà bởi bạn sẽ thấy khó khăn trong những ngày đầu về nhà.

Có thể mất từ 8 tuần đến 4 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ (tùy thuộc nhiều yếu tố như sinh mấy con, sức khỏe trước khi sinh và bất kì biến chứng nào trong lúc mổ). Nếu ca mổ không quá phức tạp, bạn có thể chọn sinh mổ hoặc sinh thường trong lần sinh kế tiếp, tuy nhiên, nên để ít nhất hai năm để vết mổ lành hẳn trước khi có em bé khác.

Để mau hồi phục, sau khi từ bệnh viện về, bạn có thể thực hiện một số điều sau:
• Một trong những điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi. Cố gắng hạn chế lượng khách đến thăm và các hoạt động thể chất, chỉ nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt
• Uống nhiều nước để thay cho lượng máu bị mất trong lúc mổ
• Tránh lên xuống cầu thang càng nhiều càng tốt, chỉ đi lại nhẹ nhàng trong phòng
• Dùng nhiều gối để tựa lưng khi cho con bú
• Kiêng giao hợp ít nhất 6 tuần sau mổ
• Khi hết ra máu và vết sẹo mổ đã lành hẳn, hãy thử bơi lội. Bơi là một trong những bài thể dục tốt nhất giúp bạn mau hồi phục

✅✅✅ SINH THƯỜNG
Là hành trình thai nhi chào đời theo ống sinh sản của người mẹ. Sinh thường có nhiều điểm tốt cho mẹ và bé.

✅✅ LỢI ÍCH CỦA SINH THƯỜNG

✅ CHO MẸ
Tuy sinh thường có thể làm cho bà mẹ tốn sức nhiều trong giai đoạn đau đẻ, trước sinh nhưng bù lại sau sinh, khả năng phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều so với các bà mẹ sinh mổ.
• Sinh thường là cách sinh tự nhên, sau sinh mẹ có thể đi lại và chăm sóc bé sớm, vận động và ăn uống thoải mái hơn.
• Thường các bà mẹ sinh thường sữa sẽ nhanh về và lượng tiết sữa sẽ nhiều hơn so với sinh mổ khi phải dùng một lượng lớn thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ. Tử cung co hồi tốt hơn nên cầm máu nhanh hơn, sản dịch sau sinh thoát ra tốt hơn so với sinh mổ nên bà mẹ ít bị viêm nội mạc tử cung.
• Hạn chế khả năng nhiễm trùng vết mổ cũng như hạn chế nguy cơ bị dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc gây tê, gây mê.
• Ngoài ra phương pháp sinh thường còn mang đến một ưu điểm mà phương pháp mổ không thể mang lại đó là cảm giác của người mẹ. Khi không sử dụng thuốc mê hay tê bạn sẽ cảm nhận được những diễn biến trong cơ thể trong khi con chào đời và sức mạnh cũng như niềm hạnh phúc khi bạn đã vượt qua thử thách này thành công.

✅ CHO TRẺ
Trên thực tế, quá trình bà mẹ có các cơn đau đẻ và toàn bộ quá trình sinh thường đều tốt cho em bé
* Trẻ sinh tự nhiên ít có nguy cơ bị ngạt thở bởi quá trình chuyển dạ giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của não, thúc đẩy nang phổi trẻ mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động sau khi sinh ra.
* Trong bụng mẹ phổi bé ngập nước. Khi thai nhi chui qua âm đạo hẹp, do sức ép lớn, lồng ngực của bé co bóp mạnh khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi được tống ra. Khi bé cất tiếng khóc, các dịch trong phổi này được tống xuất ra hết, phổi sẽ nở ra và chuyển sang hô hấp không khí, nhờ đó giảm viêm phổi sau sinh. Nếu người mẹ sinh mổ, em bé không được trải qua quá trình đó một cách từ từ mà đột ngột. Vì thế, nhiều trẻ sơ sinh gặp phải rất nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, thậm chí phải được hô hấp nhân tạo và những bé này thường phải được chăm sóc tích cực.
* Hơn nữa, quá trình em bé đi qua ống sinh sản của người mẹ sẽ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi trong ống sinh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch ban đầu. Về lâu dài, trẻ sinh mổ sau này có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản, tiểu đường, dị ứng và các bệnh liên quan đến tự miễn dịch.

Trẻ sinh tự nhiên sẽ nhận được sự chăm sóc của người mẹ ngay sau sinh. Bé sinh ra cũng không lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, gây mê

Quá trình hậu sản của sinh thường đương nhiên sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn, thời gian chảy máu ngắn hơn và người mẹ phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đối với đẻ mổ, tuy phương pháp y học đã có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng đẻ mổ vẫn sẽ mất máu nhiều hơn thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn, quá trình đau vết mổ kéo dài từ đó dẫn tới quá trình hậu sản phục hồi sẽ lâu hơn so với đẻ thường.

Với phụ nữ sinh mổ lần đầu, cần có thời gian để vết mổ liền một cách tốt hơn và chắc chắn hơn cho tới khi mang thai lần thứ hai. Khi mang thai lần sau với tử cung của người mẹ từ từ căng giãn, nếu thời gian chờ đợi không đủ, việc tổn thương sẹo như nứt sẹo hay sẹo quá mỏng nguy cơ vỡ tử cung sẽ nhiều hơn. Chính vì những lý do đó, thời gian bác sĩ khuyên bà mẹ mang thai chờ đợi để sinh tiếp lần hai là 3 năm. Hầu hết sản phụ đã có một vết mổ cũ trên tử cung phải mổ lấy thai ở lần sinh tiếp theo. Các bác sĩ khuyên người mẹ đã có hai lần mổ bắt con không được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau rất cao.

✅✅✅ ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP SINH MỔ
là sản phụ không mất sức vì không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra. Ca mổ sinh diễn ra nhanh chóng và được chuẩn bị cẩn thận nên gia đình chỉ cần chọn ngày đến bệnh viện và làm thủ tục, người mẹ không phải trải qua quá trình chuyển dạ và các nguy cơ mà đẻ thường có thể bất ngờ gặp phải.
Sinh mổ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt nếu thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Nhiều nguyên nhân khiến các sản phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ thay thế cho sinh thường được cho là do sợ đau đớn khi vượt cạn, sợ tổn thương vùng nhạy cảm, tổn thương đáy chậu và không ít người sinh mổ vì muốn lựa chọn giờ đẹp, ngày tốt.
Tuy nhiên, trong việc lựa chọn ngày mổ khi thai chưa đủ độ lớn thì có thể vô tình đưa con ra quá sớm, cũng gây ra những gian nan là bé có thể chưa độc lập được với môi trường mới.

Nếu như không có một lý do về y tế, gia đình không nên đề nghị sinh mổ, đây là điều sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ và bé.

✅✅✅ Tóm lại, sinh thường có nhiều ưu điểm, tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Các chuyên gia sản khoa luôn khuyên bà bầu nếu có thai kỳ khỏe mạnh bình thường nên thuận theo tự nhiên và chọn phương pháp sinh thường. Người mẹ không thể sinh thường mới mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Nhưng bạn cũng không nên chú ý đến những người phản đối việc sinh mổ mà hãy làm những gì bạn cho là đúng và không nên để bị tác động bởi mặt tiêu cực của chuyện sinh mổ. Bạn nên tự tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt để có quyết định đúng đắn nhất cho mình.

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 10/08/2022

Hạnh phúc thay những người không cần nhớ khi cho và không thể quên khi nhận...
Nếu bạn không thể xây một thành phố, thì hãy xây lấy một trái tim hồng...

Chương trình phát cơm thiện nguyện tại Khoa Sản Đẻ- Bệnh viện Sản Nhi Nghê An !
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An - 19 Tôn Thất Tùng ,
P. Hưng Dũng,TP- Vinh, Nghệ An.

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 18/01/2022

☘️☘️☘️ CHĂM SÓC PHỤ NỮ THỜI KỲ HẬU SẢN

Nếu như mang thai là một hành trình kỳ diệu và tuyệt vời thì chăm sóc cho sản phụ sau khi bé chào đời là công cuộc cuối cùng của hành trình đó.

☘️ Bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc mình sau khi ra viện.
Các mẹ cùng nhau chia sẻ, lưu về để tự biết cách chăm sóc bản thân nhé !

Thời kì hậu sản là giai đoạn ngay sau khi sinh con. Lúc này, sức khỏe của mẹ rất yếu do trải qua một cuộc sinh đầy khó khăn. Làm thế nào để hiểu được hậu sản là gì, cần theo dõi và chăm sóc cho người mẹ sau sinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết, đầy đủ liên quan đến vấn đề trên, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về giai đoạn hậu sản và cách chăm sóc các bà mẹ sau sinh.

Nội dung bài viết

1. Định nghĩa hậu sản
2. Sự thay đổi ở tử cung thời kì hậu sản
3. Khái niệm sản dịch
4. Thay đổi ở hệ tiết niệu thời kì hậu sản
5. Thay đổi ở vú thời kì hậu sản
6. Một số hiện tượng khác
7. Chăm sóc hậu sản thường

☘️ Định nghĩa hậu sản
Khi có thai các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần. Sau khi sinh, cơ quan sinh dục trở về bình thường như khi không có thai. Thời gian sau khi sinh và cơ quan sinh dục trở lại bình thường (trừ vú vẫn phát triển để tiết sữa) được gọi là thời kì hậu sản.

Thời kì hậu sản khoảng 42 ngày sau khi sinh. Vì ở những người không cho con bú kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại.

☘️ . Sự thay đổi ở tử cung thời kì hậu sản
Những ngày đầu sau sinh, tử cung sẽ có những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài.
Ở một số sản phụ thỉnh thoảng sẽ có những cơn đau.
Sau đó có một ít máu cục và sản dịch chảy ra ngoài qua đường âm đạo.
Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ, người mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 3 ngày.
Tốc độ co hồi tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1 cm. Tử cung bị nhiễm trùng sẽ thu hồi chậm hơn bình thường.
Sau khoảng 4 tuần sau sinh, tử cung trở lại trạng thái bình thường về kích thước, trọng lượng, vị trí như ban đầu chưa có thai.
Ở thành bụng, các vết rạn da vẫn còn tồn tại. Các cơ ở bụng cũng co lại dần nhưng thành bụng vẫn nhão hơn so với trước khi mang thai.
Tử cung ở người sinh thường co nhanh hơn so với sinh mổ.
Những người cho con bú tử cung cũng co nhanh hơn so với người không cho con bú.

☘️ Khái niệm sản dịch
Sản dịch là chất dịch nhầy chảy ra ngoài âm hộ trong thời kì hậu sản. Bao gồm mảnh vụn màng rụng, cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và dịch tiết từ các vết thương của đường sinh.

Từ trong tử cung, sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng.

Khi chảy ra ngoài có thể bị nhiễm các vi khuẩn ở âm đạo và khi đó có mùi hôi, có thể lẫn mủ.

Sản dịch bị nhiễm trùng có thể kèm theo tử cung co hồi chậm và ấn đau.

thời kì hậu sản

Trong 2 – 3 ngày đầu: sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ đậm như bã trầu.
Từ ngày thứ 4 – 8: dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy như máu cá.
Đến ngày thứ 8 – 12: sản dịch là một chất nhầy trong và ít đi dần dần
Trong ngày 12 – 18: mẹ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1 – 2 ngày. Đó là kinh non, một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung phục hồi sớm.
Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên thường đến sau 6 – 8 tháng nếu cho con bú hoặc có thể đến khi cai sữa cho con.

Nếu cho bé bú bình, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4 – 6 sau sinh. Xem thêm: Máu kinh vón cục có nguy hiểm đến sức khoẻ không?

☘️ Thay đổi ở hệ tiết niệu thời kì hậu sản
Sau khi sinh, thành và niêm mạc dưới bàng quang bị phù, xung huyết.

Có khả năng mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu.

Cần chú ý hiện tượng bí đái hoặc đái sót nước tiểu.

Ứ nước tiểu, vi khuẩn phát triển, bàng quang bị chấn thương một phần, bể thận, niệu quản bị giãn tạo điều kiện thuận lợi gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

☘️ Thay đổi ở vú thời kì hậu sản
Tuyến vú sau sinh phát triển nhanh, vú căng, to, rắn chắc.

Núm vú to và dài ra, tĩnh mạch dưới da nổi rõ rệt.

Tuyến sữa phát triển, vú tiết sữa gọi là hiện tượng xuống sữa, khoảng sau 2 – 3 ngày sau sinh.

Sự tiết sữa được duy trì bởi động tác mút đầu vú của bé, kích thích tiết sữa liên tục.
Khi xuống sữa, người mẹ thường cảm thấy khó chịu, có hiện tượng sốt nhẹ (< 38oC), hai vú căng tức, mạch hơn nhanh. Các hiện tượng này mất đi sau khi sữa được tiết ra.

Nếu sau khi sữa đã xuống mà vẫn còn sốt thì phải đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hay ở vú.

☘️ . Một số hiện tượng khác
Cơn rét run: Ngay sau khi sinh, người mẹ sẽ có các cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý. Đặc điểm: mạch, huyết áp, nhiệt độ vẫn bình thường. Nếu rét run kèm sốt, vã mồ hôi, mạch và huyết áp thay đổi, có thể là hiện tượng choáng mất máu.
Bí đại, tiểu tiện: do nhu động ruột bị giảm, do chuyển dạ kéo dài.
Nhiệt độ cơ thể bình thường, không thay đổi.
Huyết áp trở lại bình thường sau 5 – 6 ngày.
Mạch chậm và trở lại bình thường sau 5 – 6 ngày.
Nhịp thở chậm, thở sâu hơn.
Lượng máu giảm hơn so với lúc trước chuyển dạ. Sau đó trở lại bình thường như trước khi có thai sau khoảng 1 tuần.
Sau sinh, cân nặng của mẹ có thể giảm từ 3 – 5 kg.
Nếu không cho con bú, kinh nguyệt xuất hiện lại sau khoảng 6 tuần, dấu hiệu chấm dứt thời kì hậu sản. Kinh nguyệt thường nhiều và kéo dài hơn bình thường.
☘️ . Chăm sóc hậu sản thường
✅. Cho bú
Cho con bú sớm và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp tử cung co hồi nhanh sau sinh.

Nên cho trẻ bú sớm ngay khoảng 30 phút – 1 giờ sau khi sinh sẽ giúp tử cung co hồi nhanh và mau lên sữa. Ngoài ra, việc cho con bú sớm giúp thiết lập quần thể vi khuẩn thường trú tại ống tiêu hóa của trẻ.

Trong 3 ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ tiết sữa non, có màu vàng chanh, chứa nhiều muối khoáng, protein (globulin và kháng thể), ít đường và mỡ. Sữa non phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu. Chính sữa non giúp trẻ khỏi bị hạ đường huyết, khỏi bị nhiễm trùng. Đồng thời sữa non có những vai trò sinh lý nhất định lên ống tiêu hóa.

hậu sảnSinh là một biến động lớn về mặt tình cảm và tâm lý, cần được sự chăm lo, động viên của người nhà, để sản phụ yên tâm.
Người ta thường khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nhiều lý do:
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, đặc biệt là sữa non trong những ngày đầu sau sinh.
Cung cấp kháng thể có ích bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào theo đường tiêu hóa.
Giúp thực hiện bảo vệ thân nhiệt trẻ sơ sinh.
Thiết lập quần thể cộng sinh trên da do tiếp xúc với cơ thể mẹ.
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong những ngày đầu của thời kì sơ sinh, đặc biệt ở trẻ sinh non tháng.
Cho con bú là sơ sở để nảy sinh tình cảm mẹ con, tạo sự âu yếm, quấn quít mẹ con.
Cho con bú cũng là một phương pháp tránh thai trong những tháng đầu sau sinh.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Lúc này, sữa tiết ra sẽ đặc và ngọt hơn. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và bị nhầm lẫn là bị tắc sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần cho trẻ bú. Không nên thấy sữa mẹ chưa có mà vội cho trẻ bú bình ngay. Bởi vì bé không quen bú mẹ, khiến vú căng tức sữa, trẻ không bú sẽ gây tắc thật.

Để giảm căng tức, mẹ có thể đứng tắm dưới vòi hoa sen. Kết hợp massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa.

✅ Quan tâm chăm sóc về tinh thần
Theo dõi tình trạng bí đái và táo bón. 12 giờ sau sinh, người mẹ vẫn không tự đái được dù đã liên tục xoa, chườm nóng, châm cứu phải báo ngay với bác sĩ để thông bàng quang.

✅ . Vệ sinh, chăm sóc đầu vú
Cần giữ cho đầu vú sạch, vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt mỗi lần trước khi cho con bú.
Mẹ nên cho con bú sớm sau sinh (khoảng 30 phút) để kích thích tiết sữa và co hồi tử cung tốt hơn.
Nếu tắc tia sữa phải day, vắt sữa hoặc hút sữa để phòng dẫn đến tắc áp xe vú.
Đầu vú bị nứt kẽ, cho trẻ ngưng bú bên đó, rửa sạch đầu vú, thấm khô, bôi glycerin borat 5%.
Nếu đầu vú bị tụt vào, cần dùng máy hút sữa để hút đầu vú lộ ra ngoài.
✅ . Vấn đề tắm rửa
Ngày thứ 2 sau sinh lau mình bằng nước ấm. Có thể tắm vào ngày thứ 3 sau sinh bằng cách dội nước.

Không tắm nơi gió lùa, không ngâm mình trong nước vì tử cung còn mở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập, mẹ cũng dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, cần tránh giao hợp trong thời kì hậu sản để tránh nhiễm trùng. Xem thêm bài viết: Những vấn đề thường gặp của người mẹ sau sinh.

✅ . Các chế độ sinh hoạt
Chế độ ăn:
Ăn uống cần đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ kiêng cữ quá nhiều các chất cần thiết trong ăn uống.
Bổ sung đủ chất protein, lipid, glucid, calcium, muối khoáng và vitamin để nuôi dưỡng cơ thể, đủ sữa cho con bú. Kiêng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá, …
Đảm bảo ngủ đầy đủ giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh và đủ sữa nuôi con.
Nhiều nguồn chất đạm: cá, thịt, trứng, sữa, đậu hũ, đậu nành.
Muối khoáng: có 2 chất cần thiết là chất vôi, chất sắt. Chất vôi có trong sữa, tôm, cua, trứng. Chất sắt có trong thịt bò, rau dền đỏ, củ dền, cải xà lách xoong.
dinh dưỡng thời kì hậu sảnBổ sung chất sắt từ củ dền, thịt bò và các loại rau củ khác,…
Các vitamin A, B, C có trong thức ăn tươi như rau, trái cây. Không cần uống thêm vitamin D. Mỗi ngày có thể uống thêm một viên đa sinh tố.
Để đủ sữa cho bé bú, không nên ăn thức ăn quá khô hay ram mặn, nên ăn đủ nước canh, nước súp, uống sữa 1 – 2 lít/ngày. Dù bạn không cho con bú thì trong tháng đầu sau sinh vẫn nên ăn đầy đủ như trên để có thể mau hồi phục sau một cuộc sanh.
Để tránh bị táo bón nên ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, người mẹ có thể dùng thuốc băng niêm mạc trực tràng để giảm đau.
Khi cho con bú cẩn thận các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Chế độ mặc
Quần áo rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, không nên mặc quá chật, để tiện cho con bú và vệ sinh.

✅✅✅ Chế độ vận động
Trong 24 giờ đầu: nên để mẹ nằm bất động sau sinh từ 6 – 8 giờ, sau đó vẫn nằm tại giường nhưng có thể duỗi tay chân, trở mình. Sau 24 giờ cho mẹ ngồi dậy, đi lại xung quanh giường. Nên tập thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón, giúp ăn ngon miệng. Một tuần sau có thể làm những việc nhẹ nhàng.
Cần tránh lao động nặng, như gánh gồng, mang xách nặng trong thời khi hậu sản đề phòng gây ra sa tử cung.
Các bà mẹ thời kì hậu sản cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Do sau khi sinh có sự biến động lớn về sức khỏe cũng như tinh thần. Cần chăm sóc một cách khoa học để đảm bảo tốt sức khỏe của mẹ và bé sau sinh.

KHOA SẢN ĐẺ - BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN ❤️
19 Tôn Thất Tùng - TP Vinh - Nghệ An ❤️

Photos from Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An's post 14/11/2021

☘️☘️☘️ CHUYÊN ĐỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CÁC TƯ THẾ BẾ BÉ KHI CHO BÚ. CÁCH ĐẶT TRẺ VÀO VÚ. NGẬM BẮT VÚ. ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ
( Các mẹ bỉm sữa hãy lưu lại, nhất quyết không được bỏ qua )

☘️ Ở loài người, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn, nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích về sức khoẻ,kinh tế và xã hội
Theo khuyến cáo của AAPNên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì tiếp tục ít nhất 1 năm hay lâu hơn nữa

☘️ CÁC TƯ THẾ BẾ TRẺ :
4 nguyên tắc về tư thế :
1. Cả mẹ và trẻ đều thoải mái.
2. Đầu và thân trẻ trên cùng 1 đường thẳng.
3 Thân trẻ được nâng đỡ toàn bộ và nằm sát thân mẹ.
4. Mặt trẻ đối diện bầu vú, miệng trẻ đối diện núm vú

- ✅ Tư thế vắt chéo giúp mẹ có thể kiểm soát đầu bé tốt hơn, khi đầu được đặt giữa các ngón tay và bàn tay
Ưu điểm và tình huống hữu ích : tư thế này rất tốt khi trẻ rất nhỏ hoặc bé ngậm bắt vú khó khăn, do bàn tay có thể dễ dàng sữa chữa, thay đổi vị trí đầu của bé
- ✅ Tư thế ẵm là tư thế thông dụng nhất
Đặt lưng bé nằm trên cẳng tay, đầu bé ở chỗ khúc lượn khuỷu tay, đồng thời dùng bàn tay đỡ mông bé.
Tư thế này giúp mẹ có thể dễ dàng hướng toàn thân bé vào mình, miệng bé ngang tầm núm vú

Sai lầm mắc phải : bé được đặt nằm ngửa trên cẳng tay, đầu bé xoay về phía vú mẹ. Bé không thể bú được trong tư thế vẹo cổ này. Cần sửa chữa sao cho thân bé áp vào thân bà mẹ, bụng áp bụng
- ✅ Tư thế cặp chặt là tư thế bà mẹ có thể quan sát trẻ bú và kiểm soát được tư thế của bé
Mẹ ngồi thẳng người, dựa lưng vào ghế. Hai bên vai thẳng và thoải mái. Bàn tay và ngón tay do vai, cổ,đầu bé. Mặt bé hướng lên gần sát ngực bé. Phần lưng trên của bé nằm trên cẳng tay. Chân bé tỳ vào phía sau. Phần mông bé nằm ngang mức khủyu tay mẹ. Kê gối dưới tay mẹ để mẹ được thoải mái. Đồng thời nâng bé tầm ngang vú mẹ. Bàn tay còn lại dùng để nâng bầu vú

Ưu điểm : là tư thế mẹ có thể quan sát trẻ bú và kiểm soát được tư thế đầu của bé
Tư thế này được dùng cho những bà mẹ sinh mổ, trẻ nhẹ cân hay non tháng, song thai, vú to hay núm vú phẳng, hay cho những trường hợp trẻ gặp khó khăn khi ngậm bắt vú
- ✅ Không nhất thiết rằng mẹ luôn phải ngồi cho con bú. Có thể cho bú ở tư thế nằm
Bà mẹ nằm nghiêng, đầu cao. Có thể kê gối ở lưng và đùi. Chân gập lại ở đầu gối. Cố gắng giữ lưng và hông theo 1 đường thẳng. Đặt bé nằm nghiêng sát, mặt bé sát vào gần ngực dưới của bà mẹ. Miệng bé ngang tới tầm vú.

Tư thế này phù hợp cho mẹ sinh mổ. Cũng có thể dùng tư thế này cho bú ban đêm và khi bà mẹ mệt

☘️ CÁCH ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ

- ✅ Đưa môi bé vào gần núm vú mẹ, bé sẽ phản ứng lại bằng cách mở rộng miệng và đẩy lưỡi ra
- ✅ Mẹ dùng tay nâng vú, giữ vú để núm vú thẳng ra hay nâng lên 1 chút
- ✅ Mẹ đưa bé lại gần mình hơn, giúp bé nhận biết núm vú và càng nhiều quầng vú càng tốt

☘️ ĐẢM BẢO NGẬM BẮT VÚ TỐT

- ✅ cần trẻ chạm vào vú mẹ
- ✅ miệng trẻ mở rộng
- ✅ môi dưới đẩy ra ngoài
- ✅ quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía dưới

☘️ ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ

Các tiêu chuẩn của 1 bữa bú hiệu quả, gồm :
- ✅Tư thế của mẹ và bé : rất quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng ngậm bắt vú của bé
- ✅Đáp ứng của trẻ khi tiếp xúc với vú mẹ : bé có thể dùng lưỡi thăm dò vú mẹ hay không, có ngậm bắt vú tốt không
- ✅Cảm xúc của mẹ trong quá trình cho bé bú : mẹ có thể chú tâm vào bữa bú, có nhìn trẻ chăm chú hay âu yếm trẻ không
- ✅Quan sát vú : vú tròn hơn, núm vú săn lại và sữa chảy ra từ núm vú còn lại là dấu hiệu của phản xạ oxytocin tốt. Sau bữa bú, vú trở nên mềm vì được làm trống.
- ✅Quan sát thái độ của bé trong bữa bú : bé thoải mái, ngậm bắt vú tốt, lưỡi ép vào vú mẹ, miệng ướt, thỉnh thoảng nuốt ừng ực là dấu hiệu tốt
- ✅Thời gian bữa bú : bé hài lòng, tự nhả vú, bé bú đủ thường ngủ yên 2-3 giờ và tăng cân đều đặn

☘️ LÀM SAO ĐỂ BIẾT TRẺ BÚ ĐỦ ?
- ✅ Bé bú đủ sẽ ngủ yên được từ 2-3h
- ✅ Bé bú mẹ thường đi ngoài sau mỗi bữa bú, có thể đi ngoài 3-4 lần/ ngày, phân hơi sệt, có màu vàng
- ✅ Khám định kỳ theo dõi cân nặng, bé tăng cân đều đặn, 500-1000 gram mỗi tháng
- ✅ Sau khi bé bú xong 1 bên vú, nhẹ nhàng đưa ngón tay của bà mẹ vào góc miệng bé và đẩy về tai bé và để dừng việc không cho bé bú mút bên vú đó nữa

Một bài viết của Khoa Sản Đẻ - Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An - thông tin đến các mẹ !

Telephone

Website

Address

Vin