Lub neej hmoob

Lub neej hmoob

mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh

23/12/2022

Cog zaub qhwv mus noj os cov phooj ywg

02/12/2022
01/12/2022
01/12/2022

Nplaj hab os lawv aw( hiab)

01/12/2022

Nco pov thoj zaj nkauj no kawg li os cov phooj ywg. Yog leej tưg tau mloog pov thoj cov nkauj no thaum xub tawm lawm ntshe twb muaj poj niam me nyuam tag lawm

Photos from Lub neej hmoob's post 13/11/2022

Peb hu kab zau los yog kab pau tsu no os nej hu li cas

07/11/2022

Txiv kuj yem siav siav lawm os cov phooj ywg

06/11/2022

Tsis paub yuav hais zaj twg li tsaus paub tias nco nco ua luaj li

05/11/2022
19/10/2022

Saib kawm mus kho yus tus kheej

12/10/2022

Txog caij nplej siav lawm tiag os

27/09/2022

Peb hmoob los qhov twg los? Zoo li daim video no nawb leej twg paub ntxiv thov pab qhia ntxiv rau kuv thiab

Photos from Lub neej hmoob's post 23/09/2022

Peb hu kab txiav taws los yog kab tsev taws no. Nej hu li cas os?
Thaum ub me mus tim hav fab hav nroj mus de cov kab no los ua si

Photos from Hmong 𝐁𝐨𝐲 𝐆𝐢𝐫𝐥's post 07/09/2022
06/09/2022

CÂY MÃ ĐỀ
- Các tên gọi khác mã đề thảo, xa tiền, nhả én, dứt (thái), su ma (thổ), móng ngựa...vv
- Mã là ngựa, đề là móng→ ngày xưa người ta thấy cây này hay mọc ở vết chân ngựa kéo xe nên gọi vậy
- Cây này hay mọc hoang ở vườn, ven đường, bãi bồi nơi đất ẩm, màu mỡ và nhiều ánh nắng
- Lúc còn nhỏ nhà e hay lấy lá non nấu canh cây này ăn mát lắm, thơm nữa. Hoặc lâu lâu lại xào với thịt bò thì ngon đứt lưỡi. Có thể ăn sống như rau sống, ăn cùng rau sống khác, ăn như salad luôn, hoặc nấu với mì tôm rất hợp
- Giờ có nhiều nơi trồng cả luống làm rau ăn hoặc cho gà ăn vì đây là món khoái khẩu của gà
- Bác nào muốn trồng thì có thể lấy cây con về trồng hoặc trồng bằng hạt là dễ nhất ạ
- Giúp lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, tốt cho ai viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, thông tiểu, tiểu nóng. Có thể dùng riêng hoặc đun cùng rễ cây chanh hoặc kết hợp với râu ngô và cây cối xay
Có bác bị viêm đường tiết niệu, lúc nào cũng tức muốn đi tiểu nhưng không đi được. E chỉ cho mua một bó bông lá đề về sắc nước uống trong 1, 2 ngày khỏi luôn→ cực kỳ hiệu nghiệm
- Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể rất hay, dễ ngủ→ nhất là mùa hè đun uống thì mát hơn cả điều hòa→ lại còn giúp sáng mắt nữa ạ
- Bổ thận, ai sỏi thận, đau thận uống sỏi thận rất tốt→ sỏi còn nhỏ có thể tan sỏi luôn các bác nha
- Bôi vết côn trùng cắn→ ong đốt, kiến đốt, muỗi đốt giã đắp các bác nha→ vài phút thôi hết đau nhức ngay lập tức
- Sơ cứu vết rắn cắn→ giã lấy nước uống, bã thì đắp vào vết rắn cắn để sơ cứu tạm thời, sau đó vẫn phải đi viện các bác nhé
- Nếu nấu nước uống 1 thời gian thì thấy giảm cảm giác thèm thuốc lá, thuốc lào→ hỗ trợ cai thuốc
- Những ai bị ho như ông cụ cũng dùng được luôn ạ→ đun nước uống hỗ trợ điều trị ho→ thường hiệu quả sau 3-6 tiếng
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp→ huyết áp thấp không dùng
- Hỗ trợ cho ai bị gout→ nấu 1 nắm lá đun nước uống hàng ngày (gout nhạy nhất phải là cây Long Cốt Phong→ nhạy đừng hỏi tại sao)
- Cây có thành phần kháng sinh tự nhiên→ đun nước tắm hỗ trợ một số vấn đề về viêm da, mẩn ngứa
- Ai kiết lỵ đun nước uống cũng nhạy lắm luôn ạ→ kể cả lỵ mãn tính

04/09/2022

34 LỜI DẠY CỦA LÃO TỬ
1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
20. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
21. Biết người là trí, biết mình là sáng.
22. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diệu sâu ở bên trong.
23. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
24. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.
25. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
26. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
27. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
28. Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ.
29. Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu.
30. Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất không phải là người khiêm tốn.
31. Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức.
32. Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.
33. Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Như thế có thể giữ được lâu dài.
34. Kẻ khéo làm tướng thì không hung hăng. Kẻ khéo học chiến đấu thì không tức giận. Đã khéo học thì phải kiên nhẫn.

31/08/2022

Yog li no kawg
https://fb.watch/feEQ9ulojF/

21/08/2022

Zoo li lub sij hawm tam sis nov es txiv kab thoj( cawb thoj) twb rov siav lawm tiag ne yom?

Kwv txiaj ntsuag tu siab heev 28/07/2022

Hais tau tu siab ua luaj li os https://youtu.be/F0wQSiGNQUY

Kwv txiaj ntsuag tu siab heev Ua tsaug pab txhawb nqa

28/07/2022

Rov los nrog peb noj qos dua os

26/07/2022

Ziag no puas muaj leej twg tseem noj lawm
Thaum ub ke noj ke xaiv qos pov tseg xwb

23/07/2022

??

23/07/2022

Peb hu ua hiab no nẹ hu li cas

Khí nhạc của người Mông - Bài 1: Những nhạc cụ từ đại ngàn 15/07/2022

GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ niềm vui tới nỗi buồn… Xin giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề “Khí nhạc của người Mông” của nhạc sĩ Dương Hồng Từ - người nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu tâm huyết về âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.
Nguồn: Báo Nghệ An.
-----
Khí nhạc của người Mông
Dương Hồng Từ
- Bài 1: Những nhạc cụ từ đại ngàn
Kèn lá
Tiếng Mông là Blồng, thổi kèn lá là Sua Blồng. Người Mông không thổi kèn lá trong nhà, trong bản mà chỉ thổi trên đường đi, trên nương rẫy.
Khi ngồi bên nhau, trai gái không bao giờ dùng lá thổi để tâm sự, cũng không thổi lá vào ban đêm vì theo truyền thuyết, nếu thổi lá vào ban đêm thì con ma sẽ theo tiếng lá mà tìm về. Tuy lá xanh ở bất kỳ làng bản rẫy nương nào cũng có, nhưng người thổi phải tìm được loại lá trơn không có lông tơ, lá mềm để hơi thổi lùa qua tạo nên độ rung và dễ phát âm. Thông thường, khi 2 người ở xa nhau, nói chuyện không thể được người ta dùng lá thổi để hỏi thăm quê quán, đã vợ chồng chưa hoặc chọc ghẹo trêu đùa nhau giảm bớt mệt nhọc trong lao động.
Cao độ, cường độ, trường độ tuỳ thuộc vào kỹ thuật của người thổi và phụ thuộc vào nội dung của lời ca. Từ cách chọn lá đến cách đặt lá vào môi, từ cách lùa hơi đến cách đánh lưỡi là một sự phối hợp nhịp nhàng để tạo ra tiếng cho rõ, gọn, dễ nghe, dễ nhận biết tiếng lá của từng người thổi.
Đàn môi (Dà)
Thổi đàn môi là sua dà. Đây là một nhạc khí mà trước đây nam nữ Mông xem là vật tuỳ thân. Ngày nay, tuy ít người sử dụng nhưng khi nghe tiếng đàn môi, không ai có thể hững hờ, lạnh lùng với nó. Để có được đồng làm đàn môi, người ta lấy mỗi loại đồng một ít như đồng vàng, đồng đỏ, đồng cứng, đồng dẻo theo một tỉ lệ mà chỉ những người chế tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm mới rút ra được. Sau khi chọn được các loại đồng, người ta đun trong nhiệt độ cao cho đồng chảy thành nước, đem đổ lên một vật có mặt bằng rất tốt, chờ nguội rồi cắt thành từng mảnh theo kích thước định làm. Dạt, gò mảnh đồng thật mỏng, đặc biệt là không có dấu búa, làm sao vuốt tay không sờ được chỗ cao thấp khác nhau. Dạt xong thấy đạt yêu cầu, người ta lấy lưỡi dao nhọn, sắc rạch lưỡi gà. Việc làm này hết sức cẩn thận, tỉ mỉ vì chỉ cần sơ ý đưa tay quá mạnh là đàn có vết sẽ mất giá trị. Rạch xong lưỡi gà, đem mài phía sau, mài cũng phải có kĩ thuật để các đường xung quanh lưỡi gà vừa khít, lưỡi gà có thể rung từ trước ra sau đàn, vừa không quá rỗng đường rãnh ấy để dồn hơi vào lưỡi gà. Cũng vì làm đàn môi quá cầu kì, tỉ mỉ nên ngày nay ít người làm được, việc sử dụng nó cũng ít đi.
Người ta thổi đàn môi những lúc rỗi rãi một mình, nhưng chủ yếu là để làm vật kỉ niệm và trao đổi tình cảm giữa trai gái với nhau. Điều thật đặc biệt ở trai gái Mông: Dù bên ngoài có 3, 4 chàng trai cùng ghé sát ván thưng nhà để thổi các bài mà họ cho là hay nhất, tình cảm nhất cho cô gái nằm trong buồng nghe nhưng cô gái vẫn nhận ra đâu là tiếng đàn môi của người mà mình để ý; đến lúc trao kỉ vật cho nhau thì kỉ vật đó vẫn đến đúng "địa chỉ" mà nó phải đến (dù các chàng trai và cô gái ấy không nói chuyện với nhau). Sau khi vật kỉ niệm đã đến tay người nhận, các chàng trai khác lặng lẽ rút lui để chàng trai có duyên ở lại với cô gái. Cũng như kèn lá, đàn môi tuỳ thuộc vào kĩ thuật và thẩm âm của người thổi để có cao độ chuẩn xác như người thổi muốn. Vì vậy, người thổi đàn môi cũng phải luyện tập, phải biết yêu "cái lưỡi" thứ hai của mình, để giãi bày hết được lòng mình và người bạn tình hiểu được, hiểu hết những điều mà đàn môi nói hộ.
Trà Liến dồ (Sáo dọc)
Có hai loại, một loại có nút để chắn hơi ở miệng thổi gọi là Tra dìa, một loại dùng cằm chắn hơi ở miệng thổi gọi là Trà liến dồ. Loại này phổ biến hơn cả.
Người ta sử dụng sáo dọc trong mọi lúc mọi nơi không có điều gì kiêng cự. Mỗi lứa tuổi đều thổi nhưng nhiều hơn cả là trong lứa tuổi thanh niên. Các chàng trai dùng sáo để tự tình, vừa để thay lời nói nhắn gửi tới các cô gái. Hàng năm khi đã xong mùa thu hoạch, khi tết đến xuân về và mỗi ngày khi chiều xuống, khi sương phủ trắng rừng là mùa các chàng trai tìm đến bản làng có bạn gái mà mình để ý. Họ dùng sáo dọc để thăm dò, hẹn hò gặp gỡ. Những lúc ấy, họ thổi sáo với cường độ mạnh để tiếng sáo vang xa, để không những chỉ cô gái mình để ý nghe mà còn để cho những người khác cùng nghe như để tự giới thiệu, để khoe tài. Cũng cây sáo ấy, khi bản làng đã vào giấc ngủ, khi cô gái mình để ý chỉ còn lại một mình bên bếp lửa, chàng trai thổi nhẹ hơn, tiếng sáo thấp hơn, chìm hơn, không còn lảnh lót, véo von nữa mà nhẹ nhàng đầm ấm, sâu lắng như tiếng nói thầm, mà vẫn chuyển được đến cô gái những lời mà mình muốn nói. Ưu điểm của cây sáo là: Khi đã biết cách làm, cách đo thì chỉ cần cây dùi, bất cứ ai cũng có thể tạo cho mình cây sáo.
Trà Blải (Sáo ngang)
Là sáo cầm ngang để thổi như sáo trúc phổ biến nhưng dài và to hơn nhiều.
Âm vực của sáo trầm ấm được sử dụng nhiều trong đời sống, sử dụng trong mọi không gian, thời gian, đặc biệt là các chàng trai dùng sáo để bày tỏ tình cảm của mình với các cô gái. Những người già cả thổi sáo ngang để nhớ lại những kỷ niệm thời trai trẻ hoặc tự sự cõi lòng mình.
Plùa tô (Nhị)
Ngày nay nhị không được dùng phổ biến trong đồng bào Mông ở Nghệ An. Muốn kéo nhị phát ra tiếng người ta dùng một đoạn cành tre mắc vào đó những sợi cật nứa hoặc đuôi ngựa. Tiếng Mông gọi cái kéo nhị là lùa chía.
Trà sua dì (Sáo gọi chim)
Gọi là sáo nhưng khi thổi nghe như tiếng còi trẻ em hay chơi, ai cũng thổi được. Nghe các cụ kể thổi trà sua dì có loại bắt chước tiếng chim, có tiếng con chim đực gọi chim cái, có tiếng con chim cái gọi chim đực.
Đrủa nênh (Phèng la)
Được đúc hoặc gò bằng đồng, âm thanh nghe chói chang, lảnh lót. Đrủa nênh được sử dụng trong làm vía, cúng lễ, đón tết, đón xuân. Khi hành lễ thầy cúng tay cầm Đrủa nênh điểm nhịp cho các bài hát, các bài khấn cúng.
Chư nênh (Vòng lắc)
Chư nênh được đúc bằng đồng. Khi làm lễ thầy cúng lồng hai cái vào hai ngón tay phải và trái lắc lên, xuống theo nhịp bài cúng, khi lắc các hạt kim loại va vào hai nửa chư nênh phát ra tiếng rung reng nghe rộn rã vui tai.
Bài 2: Truyền thuyết thú vị
Tra kềnh (khèn)
Khèn là nhạc khí phổ biến nhất của người Mông, biết thổi khèn là một tiêu chuẩn để các cô gái chọn người yêu, cho nên hầu như người con trai nào đến tuổi trưởng thành đều học thổi khèn. Nếu không đủ tiền mua khèn thì họ mượn của nhau hoặc cùng nhau tập thổi.
Theo ông Và Phái Tểnh - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn thì đồng bào Mông ở Nghệ An có truyện cổ tích về chiếc khèn như sau: "Ngày xưa có một gia đình không may mẹ chết, không hiểu vì lý do nào đó mà không được chôn. 6 người con thương mẹ quá, khóc lóc thảm thiết hết ngày đến đêm, khóc đến hết nước mắt, khản cả cổ mà không sao vơi đi niềm thương mẹ. Có người bày cho 6 anh em: "Nếu khản cổ không khóc được thì làm cây sáo thổi thay cho tiếng khóc”. Thế là 6 anh em làm 6 cây sáo thổi để giãi bày tình yêu thương mẹ và kể công ơn của mẹ với con cháu. Nhưng thổi sáo mãi cũng hết hơi, cũng mệt, sinh ra ốm. Hết người này ốm đến người khác ốm; không thể cả 6 anh em cùng thổi để bày tỏ lòng con cho mẹ. Họ mới lấy quả bầu (bầu nước, bầu canh) đã khô, khoét ra 6 lỗ cắm 6 ống sáo vào, lại cắt đầu cuống quả bầu làm miệng thổi. Thế là chỉ cần 1 người thổi vẫn nói được lời của 6 anh em. Và sau một số bài khèn, như thấu hiểu tấm lòng hiếu thảo của các con nên bà mẹ được đưa đi chôn để bà đi thanh thoát. Từ đó, đồng bào Mông có phong tục khi có người chết là phải có khèn thổi để người chết mau được về với tổ tiên".
Ở Nghệ An cũng lưu truyền truyện kể về chàng trai Mông dùng tiếng khèn của mình để cứu vợ. Truyện kể rằng:
"Già Ba Sử và Y Dơn là vợ chồng, họ sống với nhau thật đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, Già Ba Sử lên nương, ở nhà Y Dơn bị một con hổ đến cướp mất. Về nhà nghe kể lại, Già Ba Sử muốn vào rừng tìm giết hổ cứu vợ. Nhưng biết mình sức yếu không thể thắng được hổ; ngày đêm anh luyện võ, lại được người già trong bản tặng cho thanh kiếm quý. Khi sức khỏe cường tráng, tay kiếm điêu luyện, tin ở sức mình, anh vào rừng tìm hổ. Với kiếm quý trong tay, cây khèn sau lưng anh đi tìm hết rừng này núi khác, đến hang nọ, động kia, cứ ngày đi, đêm nghỉ, đêm nào anh cũng đem khèn ra thổi. Anh thổi lại các bài mà anh đã thổi cho Y Dơn nghe như gợi lại thuở hai người yêu nhau say đắm; cứ mỗi lần như thế, chân anh như khỏe thêm, mắt như tinh hơn, tai như thính hơn.
Một lần đang thổi khèn, bỗng nghe tiếng động thoảng qua như tiếng gió vờn trên lá, chú ý nhìn thì đó là con hổ, anh định vung kiếm chém, hổ vội cất tiếng xin: "Em là Y Dơn, là vợ của anh đây, hổ xám đã bắt em mang lốt hổ. Con hổ ấy sắp về, anh phải cẩn thận đề phòng, nó ác lắm đấy"! Quả nhiên hổ về thật, ngửi thấy mùi thịt lạ, mắt hổ long lên nhảy bổ vào Già Ba Sử, hổ và người quần nhau mãi. Được Y Dơn khuyến khích, cuối cùng anh cũng giết được con hổ hung ác. Nhưng làm sao cởi được lốt hổ cho Y Dơn? Thương vợ, anh lấy khèn ra thổi. Tiếng khèn tha thiết yêu thương, càng thổi tiếng khèn càng say đắm như tiếng lòng anh ngày nào bên tai người vợ hiền. Bỗng lốt hổ biến mất, hiện rõ nàng Y Dơn xinh đẹp, nết na, dịu hiền, duyên dáng. Hai vợ chồng vui mừng đưa nhau về bản, từ đó hai người sống với nhau càng đằm thắm hạnh phúc hơn, con cháu đầy đàn, ngày càng đông đúc như tổ ong rừng".
Rùa (trống)
Tiếng Mông gọi trống là rùa. Tuy trống ít sử dụng nhưng rất quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Trống chỉ được đánh khi có người chết. Một số họ người Mông làm trống để dùng lâu năm nhưng cũng có một số họ chỉ khi có người chết mới làm trống. Trống phải làm ở trong rừng, việc làm trống đối với họ không khó khăn lắm. Một đoạn thân cây khô rỗng ruột và 2 mảnh da bò là đã thành trống. Thân cây khô người ta để ý từ khi đi rừng, làm rẫy; mỗi khi giết thịt bò, người ta phơi khô da để dành. Việc làm trống dễ dàng bao nhiêu thì thủ tục đón trống về cầu kỳ, phức tạp bấy nhiêu. Đầu tiên là đặt tên cho trống, khi đưa trống về đến nhà là tiến hành ngay các thủ tục đón trống gồm: mời chủ ma trống (chí mủa), thổi 3 bài khèn đón trống (chí đùa).
Sau khi làm các thủ tục xong mới được sử dụng trống. Người ta không đặt trống lên giá hoặc treo nơi thuận tiện mà phải làm nơi treo trống. Lấy 3 cây tre hoặc gỗ nhỏ dài khoảng 3m, buộc chụm đầu vào nhau, tách 3 chân ra 3 góc làm sao dưới 3 chân ấy đủ rộng, đủ cao để người thổi khèn có thể múa, luồn qua lại dưới trống và 3 chân giá trống không bị vướng khèn.
Trà Blồng, trà gồ dở (sáo 3 lỗ)
Gọi Trà Blồng vì âm sắc khi thổi nghe như tiếng kèn lá, vang xa nhưng nghe chói chang. Đầu sáo, miệng sáo cũng làm như sáo dọc (trà liến dồ). Sáo được làm từ 1 đốt ngắn cây trúc.
Sáo 3 lỗ không có bài riêng nhưng có thể thổi được các bài như thổi lá và sáo dọc. Ngày nay hầu như người ta không dùng sáo 3 lỗ nữa. Phải chăng vì lá vừa dễ lấy, vừa thổi được nội dung như sáo 3 lỗ, trong lúc sáo 3 lỗ vừa phải tìm trúc, nứa mất thời gian và công làm nên vì sự thuận lợi ấy mà sáo 3 lỗ dần nhường chỗ cho lá? Vả lại, theo một số người già cho biết thì người Mông ít thổi sáo 3 lỗ trong bản và kiêng không thổi vào ban đêm, vì vậy, sáo ngày càng ít người dùng.
Chia nênh
Là 1 vòng tròn bằng thép, to bằng chiếc đũa, có chuôi cầm bằng nhôm hoặc từ vòng thép uốn cong và gập lại thành hình cán dao. Khi làm lễ, thầy cúng vừa đọc, xướng, hát các bài, vừa lắc chia nênh để giữ nhịp. Khi giơ lên, dập xuống các mảnh sắt va vào nhau tạo nên âm thanh tựa như ta chơi tăm bua.
Ngoài các nhạc khí trên, người Mông còn dùng chuông cho các súc vật nuôi để dễ tìm, dễ nhận đâu là súc vật của mình. Đáng chú ý, khác với người Mông ở các tỉnh phía Bắc, người Mông ở Nghệ An không dùng chụm chọe (xập xoẻng) trong các nghi lễ tâm linh và cũng không dùng trong đời sống hàng ngày.
Âm nhạc gắn với vòng đời
Trong lễ đặt tên cho bé 3 ngày tuổi
Với người Mông, một đứa trẻ ra đời không chỉ là niềm vui của cha mẹ mà còn là của cả cộng đồng, dòng họ. Nhưng theo tập quán, sau khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ chưa được đặt tên, chưa phải là thành viên của gia đình, của cộng đồng dòng họ mà phải chờ đợi xem "đứa trẻ có ở với bố mẹ nó không". Đến ngày thứ 3, tuỳ theo hoàn cảnh mà từng gia đình tổ chức lễ đặt tên cho trẻ to hay nhỏ, nhưng dù nhỏ tới đâu cũng phải giết gà và con lợn nhỏ. Lễ được bắt đầu từ lúc mặt trời chưa mọc. Thầy cúng tay cầm Chia nênh hoặc Đrủa nênh đọc các bài cúng lúc lên bổng lúc xuống trầm, lúc to lúc nhỏ, tiếng Đrủa nênh giữ nhịp cũng lúc nhỏ lúc to, hoặc tiếng Chia nênh lắc qua lắc lại nhịp nhàng.
Khí nhạc trong lúc ốm đau
Người Mông ở Nghệ An quan niệm: Một con người có ba hồn, hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, hồn thứ hai ở vùng ngực, hồn thứ ba ở vùng rốn (khác với người Mông ở các tỉnh phía Bắc: Ba hồn ở đỉnh đầu và hai tay). Khi một trong ba hồn bỏ đi là con người đau ốm phải làm lễ Ua Nênh, Huplì.
Làm lễ Huplì thì người nhà có thể tự làm, còn Ua nênh thường phải nhờ đến thầy mo. Quan trọng ở những lễ này là thủ tục, trình tự tiến hành và các bài bản khi hành lễ, với cây Chia nênh hoặc Đrủa nênh điểm nhịp cho bài khấn cúng. Người cúng lúc đứng tại chỗ, lúc đi lại xung quanh nơi lễ, miệng hù các bài có nội dung huyền bí; hoặc với đôi chư nênh lồng vào hai ngón tay, ông mo ngồi trên ghế, đầu đội khăn đỏ che kín mặt; ông đọc, hô, có lúc như hét lên hoà trong tiếng rung reng của chư nênh gây cảm giác linh thiêng huyền bí, có lúc lại như dọa nạt để đuổi các loại ma ác đưa hồn về cho người ốm.
Nhạc vui trong đám cưới
Để tiến tới ngày cưới, đôi bạn trẻ phải qua thời kỳ tìm hiểu yêu đương. Trong những dịp lễ hội của dân tộc, của dòng họ, trong ngày Tết, ngày Xuân, trong đám cưới của bạn bè và cả trong đám tang, các chàng trai, cô gái đã thầm chú ý đến nhau, thế là những ngày tháng tiếp theo các chàng trai bắt đầu trổ hết các khả năng tài nghệ của mình.
Ban ngày lúc đi lấy củi hay chăm sóc hoa màu trên nương rẫy, các chàng trai, cô gái thăm hỏi, trêu đùa, chòng ghẹo nhau qua tiếng lá rừng. Nhờ tiếng lá, họ hiểu nhau hơn, thế rồi ngày qua tháng lại, cứ chiều chiều trong huyền ảo của khói, của sương, tiếng khèn, tiếng sáo ngang của các chàng trai vang lên như thăm dò nhắn gửi tới bạn tình lời hẹn hò gặp gỡ; đêm đến sẽ không còn tiếng khèn rộn rã náo nức, sẽ không còn tiếng sáo ngang lảnh lót, đằm thắm của các chàng trai mà thay vào đó là tiếng sáo dọc với hơi thổi nhẹ nhàng, tiếng sáo trầm, ấm, sâu lắng như gợi lại hình ảnh đằm thắm yêu thương.
Tiếng sáo như ru các bậc cao niên vào giấc ngủ sâu sau một ngày lao động mệt nhọc, nhưng tiếng sáo ấy cũng là điệp khúc nhắc lại lời hẹn và giục bạn tình chuẩn bị đón nhau...
Vắng tiếng sáo ngang, đêm càng sâu thêm, núi rừng mênh mông hơn, bản làng yên tĩnh hơn, để cho tiếng đàn môi của những người yêu đương thỏ thẻ hoặc rộn rã theo nhịp đập của con tim. Khi tình yêu đã chín muồi là tiến tới lễ cưới.
Khi các chàng trai dẫn cô gái về thì làm lễ lử su để nhập họ (nhập ma) cho cô gái. Trong lễ ùa sồng (lễ cưới), ông bố đứng trong nhà trước cửa chính, mắt nhìn ra, tay cầm Đrủa nênh vừa gõ nhịp vừa hù các bài trong dà xông. Trong những ngày đám cưới tại nhà gái và nhà trai, tiếng cứ xia của bạn bè cô dâu chú rể vang lên thâu đêm suốt sáng. Thông qua các bài ca, người ta khuyên nhủ, dặn dò cô dâu phải làm tròn bổn phận đối với gia đình nhà chồng. Cũng từ trong các đám cưới này qua những đêm cứ xia si xảnh (hát trêu ghẹo, thách đố), cứ xia đa đềnh (hát thổ lộ tâm tình) để tiến tới các lễ của các chàng trai, cô gái khác…
Tiếng hát, tiếng khí nhạc trong các đám cưới vang lên suốt ngày đêm cũng không thể thiếu trong các nghi lễ của dòng họ, của bản làng và trong các ngày Tết, ngày Xuân của dân tộc, đặc biệt là trong đám tang thì từ lúc người chết tắt thở đến lúc hạ huyệt lấp đất. Từ lễ tang ma tươi đến lễ tang ma khô đến lễ bua chơ, nhu đa, khí nhạc luôn có mặt trong các nghi thức làm cho lễ tang và các lễ khác thêm trang trọng linh thiêng.

https://baonghean.vn/khi-nhac-cua-nguoi-mong-bai-1-nhung-nhac-cu-tu-dai-ngan-post255326.html

Khí nhạc của người Mông - Bài 1: Những nhạc cụ từ đại ngàn (Baonghean.vn) - Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra ...

Photos from Những Bài Thuốc Dân Gian's post 30/06/2022
25/06/2022

Leej niam leej txiv tus tau tsheej pab niag tub, tsheej tug niag ntxhais. Txog thaum niamm thiab txiv tsis taus lawm ces ho tsis muaj neeg xav hlub, es nim yuav tuaj sib npas tswv yim seb yuav muab kuv me leej niam, kuv yawm leej txi coj mus tso xaus rau tsev laus.
Nov yog ib lub tsev laus hauv nyab laj yeb chaws, nej pom puas nrog tu siab thiab os cov phooj ywg

16/06/2022

Hnov cov kws tshawb tias nov yog ib co paj ua 3000 xyoo mam li tawg ib lwm no. Kuv tsis paub lub npe lus hmoob hu li cas thiab os

Photos from Lub neej hmoob's post 10/06/2022

Peb mus dam kaus pos os.
Pos chob kuv tes lawm
Txiv pos cas yuav ntxim qab ua luaj
Cov lus thaum yus tseem me cas yuav nco kawg nkaus li os

09/06/2022

Tshaavv kub ua luaj yus tej zuab ces tuag tshav tag lawm os

Want your business to be the top-listed Beauty Salon in Vin?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

??
Nyob li ib vaj tse noog thiaj li kaj siab
Cuộc sống và tình yêu
Peb hmoob lub neej thaum tseem ua tsov ua rog
Vim txoj kev kawm thiaj tsis tau koj Thov muab lub suab nkauj no pab qhia qhov tseeb rau koj Yog tias koj mus tsis zoo r...
Vim txoj kev kawm thiaj tsis tau koj..... ......... ....... ..... Yog tias koj mus tsis zoo rov los kuv tseem nyob tos.
Ntev lawm tsis tau nrog koj nyob ua ke

Category

Telephone

Address

Vin

Other Health/Beauty in Vin (show all)
Giải Độc Gan Herblux Giải Độc Gan Herblux
NGHỆ AN
Vin, 460000

MÈO Barber Shop cs2 MÈO Barber Shop cs2
29 Lê Duy Quỳnh Khối 5 Quỳnh Thiện Tx Hoàng Mai
Vin

Mulrose & Serum Black Rose  - Kem Đặc Trị Chữa Viêm Da Cơ Địa Mulrose & Serum Black Rose - Kem Đặc Trị Chữa Viêm Da Cơ Địa
Vin

Mulrose chữa viêm da cơ địa - trị mụn - chữa bỏng.. ��

Nguyễn Thị Huế Nguyễn Thị Huế
Vin

chia sẻ những câu chuyện về nám, tàn nhang

TP chức năng, TP bổ sung TP chức năng, TP bổ sung
Vin

Giải pháp tài chính, chăm sóc sức khỏe cho mỗi gia đình Việt

Kẹo sâm tố nữ xmax_vua nở ngực số 1 Việt Nam Kẹo sâm tố nữ xmax_vua nở ngực số 1 Việt Nam
Nghệ An
Vin

kẹo sâm tố nữ xmax_ vua nở ngực, nữ hoàng nội tiết số 1 việt nam.sĩ lẻ cứ lên đơn hàng chính hãng sll

Phụ Khoa DOVA Phụ Khoa DOVA
Vin

Y La CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỪ DOVA GROUP

Vườn Tiên - Sản phẩm mẹ & bé sau sinh Vườn Tiên - Sản phẩm mẹ & bé sau sinh
25a Phạm Ngũ Lão
Vin

Chuyên các sản phẩm tự nhiên, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.

Trà Thảo Mộc Thành Vinh Trà Thảo Mộc Thành Vinh
Nghi Kim
Vin

Tiệm Trà Thảo Mộc Thành Vinh Nghệ An. Lh: 0971952892

Vinamilk 19 lê mao kéo dài .TP Vinh Vinamilk 19 lê mao kéo dài .TP Vinh
Số 19 đương đê Mao Kéo Dài, Tp Vịn
Vịn

Huyền My Spa- Phun Xăm Thẩm Mỹ - Triệt Lông Hiệu Quả Huyền My Spa- Phun Xăm Thẩm Mỹ - Triệt Lông Hiệu Quả
48 Phạm Kinh Vỹ/TP Vinh/Nghệ An
Vin