Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc, Medical and health, Cầu Bút/Phường Định Trung, Vinh Yen.

22/12/2023

Chúc mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12

29/11/2023

Rối loạn sức khoẻ tâm thần ở lứa tuổi học đường - BSCKI. Lê Thị Thanh, Trưởng khoa PHCN Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 21/11/2023

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
------------
---- Ngày 21/11/2023, tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Thay mặt Ban Giám đốc Bệnh viện, đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Bí thư chi bộ, Giám đốc bệnh viện đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng khoa Khám bệnh đối với đồng chí Lê Thanh Hà, bác sỹ khoa Khám bệnh.
Chúc mừng đồng chí Lê Thanh Hà, Giám đốc Nguyễn Hoài Nam nhấn mạnh, lãnh đạo và cán bộ viên chức Bệnh viện Tâm thần hy vọng, tin tưởng, với quá trình công tác, phấn đấu, rèn luyện của mình, ông Lê Thanh Hà luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cùng với tập thể khoa Khám bệnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, và chia sẻ vì công việc chung, vì sự phát triển chung của Bệnh viện.
http://www.bvttvinhp**c.com/2-gioi-thieu/205-cong-bo-quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bo.html

19/11/2023

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG - HOẠT ĐỘNG TẠO THƯƠNG HIỆU BỆNH VIỆN TÂM THẦN VĨNH PHÚC.
------------------------
---- Thực hiện Quyết định Số 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về phong cách và thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Bộ phận Chăm sóc khách hàng. Hoạt động hiệu quả của tổ Chăm sóc khách hàng đã phản ánh một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và nâng cao uy tín của bệnh viện.
--------
--- Trong thời đại hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của người bệnh không chỉ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ y tế mà còn đòi hỏi sự chia sẻ, chăm sóc và ủng hộ tinh thần. Chỉ số hài lòng của người bệnh đã được chứng minh là một tiêu chí quan trọng để đo lường chất lượng dịch vụ y tế và sự phản hồi người bệnh và người nhà đối với cơ sở y tế. Nhận thức được điều đó Bệnh viện Tâm Thần Vĩnh Phúc đã xác định việc cung cấp chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu bệnh viện. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác chăm sóc khách hàng để đáp ứng mong đợi và nhu cầu của người bệnh không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là cơ hội để thể hiện cam kết và tôn trọng đối với khách hàng.

--- Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Bệnh viện Tâm Thần Vĩnh Phúc không chỉ tập trung vào việc thay đổi phong cách và thái độ phục vụ của cán bộ, mà còn mở rộng đến việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái cho người bệnh và người nhà khi đến khám chữa bệnh.
--- Hơn nữa, Bộ phận Chăm sóc khách hàng còn chủ động tiếp nhận ý kiến, thắc mắc của người bệnh và duy trì liên lạc thông qua việc gọi điện hỏi thăm tình trạng sức khỏe, nhắn tin hẹn khám lại. THỜI GIAN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VÀO 7 GIỜ 30 ĐẾN 16H 30 CÁC NGÀY TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 6.
Khi cần tư vấn, trao đổi, hỏi đáp những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh viện Tâm thần, hoặc liên quan đến sức khoẻ tâm thần hãy liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại:
-- 0983.033.103 - Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Phường Định Trung - TP. Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

12/11/2023

DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở TUỔI DẬY THÌ
---------
--- Trầm cảm ở người trẻ hiện nay khá phổ biến, đây là bệnh lý thể hiện chứng rối loạn tâm lý làm cho người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, mệt mỏi và không có hứng thú trong mọi việc. Người bị trầm cảm khó có thể thoát khỏi trầm cảm và làm việc hoặc sinh hoạt bình thường với gia đình và bạn bè xung quanh. Trường hợp trầm cảm nặng có thể dẫn đến các hành động làm tổn thương chính bản thân mình như trầm cảm tự sát, rạch tay trầm cảm...
-----------------------------
1. Tìm hiểu trầm cảm ở tuổi dậy thì
------ Bệnh trầm cảm ở người trẻ có nhiều dạng như: Trầm cảm sau sinh, trầm cảm do stress, trầm cảm do phá sản hay đơn giản chỉ là trầm cảm vì mụn... Trong số các dạng trên thì trầm cảm tuổi dậy thì ngày càng gia tăng và ở mức báo động.Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những bất thường trong tính cách, hành vi. Nhưng một khi tình trạng tâm lý có những biểu hiện không mấy tích cực thì rất có thể đây là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm tuổi dậy thì. Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm:
----- Thường xuyên có các biểu hiện tức giận
---Luôn cảm thấy mình vô dụng là biểu hiện rất thường thấy ở bệnh trầm cảm tuổi dậy thì
--Luôn cảm thấy buồn mà không có lý do
-Thay đổi thói quen khi ngủ
Thích ở một mình
Trở nên thèm ăn
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về công việc cũng như sở thích
Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội
Luôn bị ám ảnh bởi việc trầm cảm tự sát hay rạch tay trầm cảm.
------------------
2. Nên làm gì khi bị trầm cảm tuổi dậy thì?
Trầm cảm ở người trẻ nói chung và trầm cảm tuổi dậy thì nói riêng là một bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, người bệnh khó thể có thể tự mình thoát khỏi trầm cảm. Chính vì thế khi thấy các triệu chứng trầm cảm của chính mình hoặc bạn bè, người thân xung quanh, cần đi khám chuyên khoa sớm nhất để được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp.
--------
Khi có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng liên quan đến sức khoẻ tâm thần hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0983.033.103 để được tư vấn trực tiếp. Hoặc có thể đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, tư vấn:
--------
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: TDP cầu Bút - Phường Định Trung - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
SĐT: 0983.033.103 hoặc 02113.616.799

07/11/2023

QUY TRÌNH TRÍCH SAO HỒ SƠ BỆNH ÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2023
-------
Liên hệ cho cán bộ y tế trước khi đến làm trích sao bệnh án: 0983.033.103
Xem Chi tiết tại đây: http://www.bvttvinhp**c.com/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/196-quy-trinh-trich-sao-benh-an-cua-benh-vien-tam-than-tinh-vinh-p**c.html

Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 06/11/2023

MẤT NGỦ NÊN ĐI KHÁM CHUYÊN KHOA TÂM THẦN
------------
----- Theo bác sĩ chuyên khoa I Đào Văn Toàn, Trưởng khoa Nữ - Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc------- hiện tại có rất nhiều người tìm đến Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc để được tư vấn, khám và điều trị liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ … khá nhiều bệnh nhân đến khám tại bệnh viện này đều kể triệu chứng khó ngủ, ngủ không được phải thức trắng và nhiều triệu chứng lo âu trầm cảm do buồn phiền về bệnh tật, về cuộc sống. Nhiều bệnh nhân do được thăm khám và điều trị không đúng chuyên khoa, dùng thuốc không đúng bệnh nên tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Tất cả trường hợp mất ngủ dài ngày này, theo bác sĩ, người bệnh cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần bởi nó có thể là dấu hiệu trầm cảm, đi khám để được cho thuốc hợp lý, chứ không nên tùy tiện tự "kê đơn" cho mình, hoặc dùng lại đơn của người khác.
Tất cả loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ đều có chỉ định hiệu quả điều trị và đều có nguy cơ bất lợi. Với các loại thuốc ngủ, dùng khi có triệu chứng khó ngủ hoặc không ngủ được cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đơn giản vì thuốc gây nhiều nguy cơ tác dụng phụ trước mắt và lâu dài ở các lứa tuổi, như có thể gây suy giảm nhận thức dễ dẫn đến té ngã ở người già, gây quen thuốc, ghiền hay nghiện ở người trẻ...
10 quy tắc vàng khi uống thuốc ngủ
1. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ mà không hỏi bác sĩ điều trị.
2. Nói rõ cho bác sĩ biết các thuốc khác bản thân đang dùng.
3. Nói rõ cho bác sĩ biết bản thân đang mắc căn bệnh khác, ví dụ bệnh về gan.
4. Đọc, tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ngủ.
5. Uống thuốc đúng theo liều lượng ghi trong toa.
6. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ sau hoặc trước khi uống bia rượu.
7. Chỉ uống thuốc ngủ khi thấy mình sẽ có đủ thời gian để ngủ (ví dụ uống Ambien hay Lunesta cần 7–8 giờ ngủ, có thể uống Intermezzo lúc nửa đêm nếu bạn sẽ thức dậy sau ít nhất 4 giờ ngủ).
8. Lần đầu tiên uống thuốc ngủ cữ tối nên ở lại nhà sáng hôm sau.
9. Đừng bao giờ lái xe máy sau khi uống thuốc ngủ.
10. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ khi có bất thường trong thời gian dùng thuốc ngủ.
Bác sĩ Toàn cũng lưu ý, có nhiều người mất ngủ vì thói quen tâm sinh lý như uống các loại giải khát có chất kích thích, hoặc do sử dụng máy vi tính, điện thoại nhiều trong đêm nên cần cân nhắc điều chỉnh lối sống trước khi sử dụng thuốc ngủ. Cần chú ý “vệ sinh giấc ngủ” như chuẩn bị nơi nằm ngủ hợp lý trước, ăn tối nhẹ, thức ăn ấm không quá nóng hoặc lạnh, dễ tiêu, uống thuốc nghỉ ngơi, nghe nhạc hay chương trình tivi quen thuộc nhỏ nhẹ, khi buồn ngủ mới đi nằm, không nên đọc sách báo, đếm hay đọc kinh để ngủ.
-----
Khi có các dấu hiệu về mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hãy đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất:
BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC
Địa chỉ: Phường Định Trung – TP. Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
SĐT tư vấn: 0983.033.103 - Khoa Khám bệnh, BVTTVP

06/11/2023

Phóng sự của Đài truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc về hiệu quả từ công tác khám sàng lọc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

01/11/2023

NGHIỆN RƯỢU VÀ RỐI LOẠN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG RƯỢU
Nghiện rượu là sự thèm muốn mạnh mẽ, đòi hỏi thường xuyên phải uống rượu, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tổn về mặt kinh tế, xã hội.
Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên não bộ. Bên cạnh đó, rối loạn tâm thần này cũng phát triển cùng các tổn thương cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp khó điều trị.
Theo bác sỹ CKI. Phạm Xuân Trường – Trưởng khoa Nam Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc, để đánh giá một người là nghiện rượu thì trong giai đoạn đầu, người nghiện rượu có một số dấu hiệu sau: Thay đổi tính nết, rối loạn trí nhớ; Dễ cáu gắt, mệt mỏi, đau đầu, ngủ kém; Hay thèm rượu, giảm khả năng và hiệu suất lao động; Có thể xuất hiện các dấu hiệu như tăng huyết áp, viêm gan, viêm tụy, viêm dạ dày; Tăng khả năng dung nạp với rượu/ bia…
Rượu là một trong những căn nguyên dẫn đến loạn thần, giảm nhớ, mất ngủ, tai biến, nghiện, kích động và bạo lực. Tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa dẫn đến Xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm dạ dày; Đối với sinh sản, rượu có thể dẫn đến nguy cơ sinh con dị tật, giảm khả năng sinh dục và có nhiều hệ lụy khác như tăng huyết áp, suy tim; Tê ngón tay, ngón chân, run tay/chân, đau dây thần kinh…
Qua thực tế điều trị của mình, Bác sỹ CKI Phạm Xuân Trường đã gặp rất nhiều ca bị hoang tưởng do rượu. Trong đó, hoang tưởng do rượu thường gặp là paranoid, với nhiều hoang tưởng như hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị theo dõi; hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh; hoang tưởng ghen tuông; hoang tưởng bị đầu độc...
Các rối loạn tâm thần do rượu thường gặp gồm:
- Lệ thuộc và lạm dụng rượu
- Ngộ độc rượu
- Rối loạn loạn thần do rượu
- Hội chứng cai rượu
- Rối loạn trí nhớ
Có thể thấy, rối loạn tâm thần do rượu có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, khó lường với sức khỏe người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì thế, việc sử dụng rượu bia nên được kiểm soát, khi có dấu hiệu rối loạn tâm thần do rượu cần được khám và điều trị sớm.
----------------------------------------------------
Khi bạn hoặc người thân của bạn có những rối loạn do sử dụng rượu, bị nghiện rượu, sảng rượu, uống rượu nhiều cần khám, tư vấn và điều trị thì có thể đến:
-----
- Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa chỉ: TDP Cầu Bút – phường Định Trung – TP. Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
- SĐT: 0983.033.103 – 02113.616.799

Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 31/10/2023

TẬP HUẤN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ NĂM 2023
Ngày 31/10/2023 Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tổ chức tập huấn triển khai đào tạo liên tục cho cán bộ y tế năm 2023 cho các bác sỹ và điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc Chủ đề: Khám, điều trị một số bệnh tâm thần thường gặp. Đến triển khai tập huấn tại Hội nghị có Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân - Giảng viên của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Tại buổi tập huấn, Thạc sỹ, bác sỹ CKII - Nguyễn Thị Vân đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về các phương pháp, phác đồ điều trị một số bệnh tâm thần phổ biến hiện nay. Kết thúc buổi tập huấn, thay mặt Ban lãnh đạo Bệnh viện, đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc bệnh viện đã gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần TW1 và cá nhân thạc sỹ, bác sỹ CKII Nguyễn Thị Vân đã luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc. Đồng chí Giám đốc cũng mong muốn sẽ có nhiều buổi chia sẻ kiến thức, chuyển giao kỹ thuật hơn nữa.

27/10/2023

TRẦM CẢM VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT ( NGUYÊN NHÂN - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT)
𝑇𝑟𝑎̂̀𝑚 𝑐𝑎̉𝑚 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑡𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑝ℎ𝑜̂̉ 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛, đ𝑎̣̆𝑐 𝑡𝑟𝑢̛𝑛𝑔 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝑠𝑢̛̣ 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑏𝑎̃, 𝑚𝑎̂́𝑡 đ𝑖 ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢́ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑜𝑎́𝑖 𝑐𝑎̉𝑚, 𝑐𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑡𝑜̣̂𝑖 𝑙𝑜̂̃𝑖 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑡𝑢̛̣ ℎ𝑎̣ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝 𝑔𝑖𝑎́ 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡ℎ𝑎̂𝑛, 𝑏𝑖̣ 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑔𝑖𝑎̂́𝑐 𝑛𝑔𝑢̉ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑎̆𝑛 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑘𝑒́𝑚 𝑡𝑎̣̂𝑝 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔.
𝑯𝒐̛𝒏 300 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊 𝒎𝒂̆́𝒄 𝒓𝒐̂́𝒊 𝒍𝒐𝒂̣𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎
BSCKI. Đào Văn Toàn, Trưởng khoa Nữ, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc thần cho biết: trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, biểu hiện bằng cảm xúc buồn, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, kém tập trung. Bệnh kéo dài và tái diễn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và chức năng của người bệnh.
Ước tính có hơn 300 triệu người trên thế giới mắc rối loạn trầm cảm, khiến trầm cảm được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là yếu tố đơn độc lớn nhất góp phần gây ra tàn tật chung. 85% bệnh nhân ở trong độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi. Tuổi khởi phát rối loạn trung bình là 18.
𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒏𝒂̀𝒐 𝒅𝒂̂̃𝒏 đ𝒆̂́𝒏 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊 𝒉𝒐̣𝒄 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈?
Trầm cảm ở lứa tuổi học đường có thể do nhiều nguyên nhân. Về mặt sinh học có thể là do di truyền, thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc giải phẫu não bộ hay thay đổi nồng độ hormone.
Nguyên nhân về tâm lý xã hội, theo bác sĩ, có thể trẻ bị áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội. Bên cạnh đó là sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ theo tuổi, ám ảnh bởi những đau thương thời thơ ấu hoặc do lối sống không lành mạnh. Những sự kiện tiêu cực trong đời sống như sự mất mát người thân yêu, cha mẹ ly hôn, chứng kiến tự sát đều có liên quan đến sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em. Tuy nhiên, sự khởi phát trầm cảm ở trẻ em không chỉ từ những biến cố lớn mà những sự kiện căng thẳng nhỏ trong đời sống như phải bỏ học, bố mẹ mất việc, gia đình mâu thuẫn, khó khăn tài chính trong gia đình, người thân ốm... cũng có thể gây nên các triệu chứng của trầm cảm.
Tương tác gia đình có vai trò quan trọng đối với sự khởi phát triệu chứng trầm cảm. Phong cách giáo dục của cha mẹ đã được xác định là yếu tố chính trong sự điều chỉnh về mặt tâm lý ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Hành vi của cha mẹ được nghiên cứu trên 2 góc độ: sự ấm áp và kiểm soát. Sự ấm áp có liên quan đến những khía cạnh như sự gắn bó, bày tỏ tình cảm, sự tôn trọng và quan tâm tích cực của cha/ mẹ hoặc người chăm sóc chính. Trầm cảm ở trẻ em có liên quan đến nhận thức của chúng về việc được chấp nhận hoặc bị từ chối bởi người chăm sóc.
Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẦM CẢM
Người trầm cảm thường có dấu hiệu:
- Khí sắc giảm: biểu hiện là nét mặt của bệnh nhân luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi quan, mất hy vọng.
- Mất hứng thú hoặc sở thích cho các hoạt động: người bệnh mất hết các sở thích vốn có trước đây.
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân: Sự ngon miệng thường bị giảm sút, thậm chí trong các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn.
- Rối loạn giấc ngủ: hay gặp nhất trong trầm cảm chủ yếu là mất ngủ, người bệnh thường than phiền khó vào giấc ngủ, ngủ hay tỉnh dậy và khó khăn trong việc tiếp tục ngủ lại hoặc thức dậy sớm hơn bình thường. Một số ít người bệnh ngủ nhiều hơn bình thường.
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: Các triệu chứng ức chế vận động nặng nề thường thấy như người bệnh nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.
- Giảm sút năng lượng: Người bệnh thường than phiền năng lượng bị giảm sút, họ bị kiệt sức và mệt mỏi, gần như không có sức để làm việc gì nữa. Mệt mỏi thường nặng hơn về buổi sáng.
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Bệnh nhân cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì.
- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định: Nhiều bệnh nhân than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ thường phải cân nhắc rất nhiều trời gian với những việc thông thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có "Ý tưởng hoặc có hành vi tự sát". Khi người muốn tự sát thường có những biểu hiện như thường xuyên nói về tự tử, chết chóc, bận tâm đến cái chết; tăng cường sử dụng rượu hoặc ma túy; thể hiện cảm giác tuyệt vọng.
Khi thấy người thân có các dấu hiệu trên, đặc biệt là khi họ thoáng có nói đến ý tưởng muốn chết, gia đình nên đưa họ đến khám để được tư vấn ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc có thể liên hệ đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc, TDP Cầu Bút – Phường Định Trung – TP Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
• 𝑆𝑜̂́ đ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑜𝑎̣𝑖: 0983.033.103 – 0965.03.10.10
• 𝐸𝑚𝑎𝑖𝑙: bvttvp@𝑔𝑚𝑎𝑖𝑙.𝑐𝑜𝑚
• 𝐹𝐵: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

25/10/2023

Chào mừng kỷ niệm 33 năm ngày Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990- 26/10/2023)
Công tác chăm sóc điều dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cùng với kĩ thuật viên, hộ sinh... có nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp với bác sĩ trong điều trị, chủ động trong chăm sóc người bệnh đồng thời trực tiếp tiếp xúc, theo dõi hàng ngày, hàng giờ. Chính sự chuyên tâm, tận tụy, ân cần và những hy sinh thầm lặng của đội ngũ điều dưỡng đã góp phần làm tăng hiệu quả điều trị, giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh, tạo nên uy tín cho mỗi cơ sở y tế.
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990-26/10/2023), kính chúc Quý đồng nghiệp, cán bộ viên chức ngành y tế nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công ./.

Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 20/10/2023

Sáng ngày 20/10/2023, Ban Nữ Công Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2023).
Đến dự mít tinh có Ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư Chi bộ, Giám đốc bệnh viện; Ông Lưu Văn Tuấn Phó Giám đốc,Ông Đào Văn Toàn Chủ tịch Công đoàn cùng lãnh đạo các khoa, phòng chức năng và gần 80 nữ cán bộ, viên chức, lao động trong toàn Viện.
Thay mặt cho chị em phụ nữ Bệnh viện Tâm thần, bà Tống Thị Minh Ngọc, Trưởng ban nữ công đã ôn lại truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Phát huy truyền thống đó, nữ cán bộ, viên chức, lao động Bệnh viện Tâm thần khắc phục mọi khó khăn, trực tiếp tham gia công tác khám, điều trị bệnh nhân, đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển chung của bệnh viện.
Phát biểu tại buổi mít tinh, Ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư chi bộ, giám đốc bệnh viện đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà chị em phụ nữ của Bệnh viện đã đạt được trong những năm qua, đồng thời gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể nữ cán bộ, viên chức, lao động trong toàn Bệnh viện nhân sự kiện đầy ý nghĩa này.

18/10/2023

𝐓𝐀̂𝐌 𝐓𝐇𝐀̂̀𝐍 𝐏𝐇𝐀̂𝐍 𝐋𝐈𝐄̣̂𝐓 - 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭
𝑇𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑙𝑦́ 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑛𝑎̣̆𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑚𝑎̣𝑛 𝑡𝑖́𝑛ℎ, 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 đ𝑒̂́𝑛 𝑡𝑢̛ 𝑑𝑢𝑦, ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑣𝑖 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑥𝑢́𝑐. 𝑇𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 đ𝑒̂́𝑛 𝑐𝑎́𝑐 𝑙𝑖̃𝑛ℎ 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑜̂̀𝑚 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑐𝑎́ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛, 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ, 𝑥𝑎̃ ℎ𝑜̣̂𝑖, 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑑𝑢̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑛𝑔ℎ𝑒̂̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝.
𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭
Các triệu chứng nhận biết bệnh bao gồm:
- Ảo giác: Khi một người nhìn thấy, nghe hoặc cảm thấy những điều không thực tế.
- Hoang tưởng: Khi một người tin vào những điều bất thường, không phù hợp hoàn cảnh và không thể thuyết phục họ
- Rối loạn hình thức tư duy: Suy nghĩ kỳ quặc, phi lý, suy nghĩ kỳ quặc, phi lý, …
- Triệu chứng âm tính: sự thu mình, cách ly khỏi xã hội, khó thể hiện cảm xúc hoặc khó khăn trong các hoạt động bình thường. Các triệu chứng có thể gặp như vô cảm, giảm động lực, lười vệ sinh cá nhân,…
𝑪𝒂́𝒄 𝒕𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒍𝒂̀:
Hành vi và trang phục khác thường
Vấn đề với trí nhớ
Thay đổi thói quen ăn, ngủ
Vấn đề tập trung, chú ý
Thay đổi cảm xúc: Các thay đổi có thể là trầm cảm, lo âu, căng thẳng, sợ hãi, dễ cáu giận, tức giận hoặc thay đổi tâm trạng, có khi lại hưng phấn vui vẻ, có khi lại thờ ơ không giao tiếp nói chuyện với ai, không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh
Hành vi tác phong: hành vi thay đổi, học tập và làm việc kém đi, trở nên ít hoạt động, cô lập hơn, giảm quan tâm đến xã hội xung quanh.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 24 triệu người hoặc 1 trên 300 người (0,32%) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,3-0,5% dân số. Khởi phát thường xuyên nhất vào cuối tuổi vị thành niên và những năm 20 tuổi.
𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉
Các nghiên cứu cho thấy vai trò bệnh sinh có liên quan đến sự tương tác giữa gen và một loạt các yếu tố môi trường có thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt:
Yếu tố sinh học: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự biến đổi các chất dẫn truyền thần kinh (dopamine, serotonin và N-methyl-D-aspartate NMDA) và yếu tố nuôi dưỡng thần kinh (BDNF) có liên quan đến các triệu chứng tâm thần phân liệt.
Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy tâm thần phân liệt có vai trò di truyền liên kết đa gen, đa nhân tố. Nếu một trong số cha mẹ mắc tâm thần phân liệt, con có nhiều khả năng mặc bệnh.
Yếu tố tâm lý: Các yếu tố tâm lý xã hội như các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến sự khởi phát và tiến trình của bệnh tâm thần phân liệt.
Yếu tố sử dụng chất: Có mối quan hệ chặt chẽ việc sử dụng cần sa và bệnh tâm thần phân liệt.
Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời thì có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh là gì?
- Nguy cơ tự sát: Khoảng 5%–6% bệnh nhân tâm thần phân liệt tự sát thành công, khoảng 20% có toan tự sát một hoặc nhiều lần. Hành vi tự sát đôi khi là để đáp ứng với ảo thanh ra lệnh làm hại bản thân hoặc người khác.
- Nguy cơ kích động, bạo lực: các nghiên cứu cho thấy tâm thần phân liệt có liên quan đến các hành vi kích động, bạo lực. Các hành vi kích động có thể gặp như lời nói gây hấn, hành vi gây hấn với người khác, đập phá đồ đạc hoặc tự làm tổn thương bản thân.
- Ngoài ra, khi bệnh Tâm thần phân liệt không được điều trị hoặc điều trị không phù hợp có thể làm gia tăng xuất hiện các triệu chứng âm tính, nhận thức làm suy giảm chức năng nghề nghiệp và xã hội, gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ai có nguy cơ mắc bệnh cao? Nam hay nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn?
Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tâm thần phân liệt có vai trò của di truyền đa gen. Nếu một trong số cha mẹ mắc tâm thần phân liệt, con có nguy cơ mắc tâm thần phân liệt cao hơn người không có tiền sử. Tâm thần phân liệt khởi phát có xu hướng xảy ra sớm hơn ở nam giới so với nữ giới.
𝑪𝒂́𝒄 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂́𝒑 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝑻𝒂̂𝒎 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒕 được điều trị bằng các liệu pháp hóa dược, có thể kết hợp với các liệu pháp tâm lý và điều biến não. Có thể phải nhập viện nếu các triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là kích động, hoặc có ý nghĩ tự sát. Điều trị càng sớm thì kết quả càng tốt.
- Điều trị hóa dược: Các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc chống loạn thần để giúp cho giảm hoặc hết các triệu chứng loạn thần. Các thuốc chống loạn thần có thể sử dụng thế hệ mới (Risperidon, Olanzapin,…) hay các nhóm thuốc cổ điển (Haloperidol, Aminazin,..). Ngoài ra, có thể kết hợp với các thuốc nhóm Benzodiazepin (Diazepam, Lorazepam) để tăng hiệu quả điều trị.
- Liệu pháp tâm lý: Có nhiều liệu pháp tâm lý: tâm lý cá nhân, gia đình, nhóm… Thiết lập mối quan hệ thầy thuốc - người bệnh - gia đình để nâng đỡ người bệnh vượt qua gia đoạn khủng hoảng về mặt tâm lý. Liệu pháp tâm lý cá nhân giúp người bệnh hiểu về bệnh của mình. Liệu pháp gia đình giúp ổn định lại cấu trúc gia đình, tạo điểm tựa cho người bệnh hòa nhập trong cộng đồng.
- Liệu pháp điều biến não: liệu pháp kích thích từ xuyên sọ, sốc điện được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tâm thần phân liệt.
𝑳𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒉𝒖𝒚𝒆̂𝒏
Nếu bạn hoặc người xung quanh có các dấu hiệu gợi ý tâm thần phân liệt, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để có được lời khuyên và sự hỗ trợ tốt nhất.
Khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh lý tâm thần phân liệt cần tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đồng thời có lối sống lành mạnh tác động tích cực về bệnh như tránh sử dụng rượu và các chất ma túy, quản lý các căng thẳng trong cuộc sống, đảm bảo ngủ đủ giấc, đảm bảo chế độ rèn luyện vận động như đi bộ, chạy hoặc bơi,…
BSCKI. Trần Văn Tuyển - Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

12/10/2023
Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 10/10/2023

LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ CHÚC MỪNG BỆNH VIỆN TÂM THẦN NHÂN NGÀY "SỨC KHOẺ TÂM THẦN THẾ GIỚI 10/10"
Chiều ngày 10/10/2023 đoàn lãnh đạo Sở Y tế do đồng chí Nguyễn Đắc Ca - PGĐ Sở Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi gặp mặt và chúc mừng cán bộ viên chức của Bệnh viện Tâm thần nhân ngày "Sức khoẻ tâm thần Thế giới 10-10".
Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo tóm tắt của Bệnh viện, đồng chí PGĐ Sở Y tế đã đánh giá cao những kết quả trong công tác khám, chữa bệnh mà đơn vị đã đạt được trong năm 2023, bên cạnh những kết quả tích cực, đồng chí cũng đã nhìn nhận, phân tích những thách thức, khó khăn trong công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho Nhân dân như: thu hút và tuyển dụng bác sỹ có trình độ, được đào tạo chính quy; công tác ngoại viện và quản lý sức khỏe tâm thần cộng đồng gặp nhiều khó khăn đến từ sự kỳ thị của cộng đồng với người bệnh tâm thần; công tác thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc, điều trị, quản lý người bệnh có vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm đúng mức... đồng chí cũng hy vọng trong thời gian tới tập thể cán bộ bệnh viện tâm thần luôn luôn đoàn kết, phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao.
Cũng tại buổi gặp mặt, đồng chí PGĐ thay mặt Ban lãnh đạo Sở Y tế đã có lẵng hoa để chúc mừng tập thể cán bộ bệnh viện nhân ngày Sức khoẻ tâm thần Thế giới 10-10 và xuống trực tiếp các khoa, phòng làm việc để thăm, chia sẻ, động viện với tất cả các cán bộ viên chức của Bệnh viện.

Photos from Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc's post 09/10/2023

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU " DẤU ẤN MÙA THU"
Ngày 7-8/10/2023 tại Vĩnh Phúc, Bệnh viện Tâm thần Tỉnh Vĩnh Phúc và Bệnh viện Tâm thần tỉnh Yên Bái đã tổ chức Chương trình giao lưu "Dấu ấn mùa thu" hưởng ứng ngày sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10) và ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). Chương trình rất vinh dự được tiếp đón các đồng chí là Lãnh đạo Sở Y tế và Công đoàn ngành Y tế , lãnh đạo 2 Bệnh viện Tâm thần của 2 tỉnh tham dự.
Buổi giao lưu đã để lại ấn tượng sâu sắc và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Cũng là một nguồn động viên, chăm lo đời sống tinh thần đối với cán bộ viên chức người lao động hai đơn vị.

09/10/2023

HƯỞNG ỨNG NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 10/10/2023
Hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 10 tháng 10 để tổ chức các hoạt động truyền thông về Sức khoẻ Tâm thần với mục tiêu là tăng cường nhận thức của các quốc gia về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, kêu gọi mọi người cùng chung tay nâng cao sức khỏe tâm thần toàn cầu, đầu tư vào các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh tâm thần.

Ngày Sức khoẻ Tâm thần Thế giới năm 2023 được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra với chủ đề:“ Sức khoẻ Tâm thần là quyền của mỗi người” nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và thúc đẩy các hành động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của mọi người.

Hiện nay, hàng ngàn người có vấn đề về sức khỏe tâm thần trên thế giới đang bị tước đoạt nhân quyền của họ. Họ không chỉ bị phân biệt đối xử, kỳ thị, thiệt thòi mà còn là đối tượng bị lạm dụng ở cả trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần và ngoài cộng đồng.

Năm nay, WHO khuyến cáo tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về những gì có thể thực hiện được để đảm bảo rằng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể tiếp tục sống với phẩm giá của họ. Thông qua các chính sách và pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phải nhắc đến quyền con người, tôn trọng sự chấp thuận điều trị, bao gồm cả các quy trình thực hiện và thông tin công khai.

06/10/2023

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở ĐÂU HIỆU QUẢ NHẤT ?

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy khi bị mất ngủ dài ngày bệnh nhân nên đi khám bệnh để được điều trị và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng giấc ngủ nói riêng và phục hồi sức khỏe nói chung.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Tâm thần là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu về điều trị các bệnh lý liên quan đến mất ngủ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 0983.033.103 ( Khoa Khám bệnh)
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: TDP Cầu Bút - Phường Định Trung - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ( Gần trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc mới - Km3 đường đi Tam đảo)

26/09/2023

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ không chỉ thấy ở người cao tuổi mà những năm gần đây cuộc sống hối hả, con người chịu nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống đã khiến người trẻ dần xuất hiện chứng mất ngủ.
Một người trong độ tuổi trưởng thành cần 7-8 tiếng đồng hồ dành cho việc ngủ, giấc ngủ cần chất lượng đủ sâu, liền mạch, khi tỉnh giấc có cảm giác thoải mái, sảng khoái.
NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ LÀ GÌ?
- Căng thẳng: Lo lắng về tình hình công việc, học tập, sức khoẻ, tài chính hoặc các vấn đề gia đình có thể khiến đầu óc bạn hoạt động nhiều vào ban đêm khiến bạn khó ngủ.

- Thay đổi lịch làm việc và du lịch: Khi đi công tác có thể lệch múi giờ; làm việc ca sớm, ca tối hoặc thay đổi ca làm việc thường xuyên.

- Thói quen ngủ không đúng giấc: Thường có lịch ngủ không đúng giờ, thường xuyên ngủ muộn hay các hoạt động kích hích trước khi ngủ như: xem tivi, máy tính, game…

- Ăn uống quá no trước khi đi ngủ: Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ do dạ dày phải làm việc liên tục, đồng thời khó chịu khi nằm.

- Một số nguyên nhân phổ biến khác của mất ngủ bao gồm:

Các rối loạn tâm thần: Rối loạn âu lo, trầm cảm, rối loạn nhân cách, hoang tưởng, lú lẫn, ví dụ như rối loạn stress sau sang chấn, có thể ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ. Ngủ dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Mất ngủ thường xuyên xuất hiện ở những rối loạn tâm thần khác. Người có tiền sử mắc các bệnh như: loét dạ dày tá tràng, đau, ung thư, đái tháo đường, GERD, các bệnh lý tim mạch, Parkinson, bệnh lý thần kinh.

Sử dụng các chất kích thích: Uống cà phê, trà, cola và các đồ uống có chứa caffein khác là chất kích thích. Ni****ne trong các sản phẩm thuốc lá là một chất kích thích khác có thể cản trở giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó ngăn chặn các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ và khiến bạn thức giấc giữa đêm.

Mất ngủ ở tuổi già do những thay đổi trong hoạt động, thay đổi hình thái ngủ, đau mạn tính, thay đổi về sức khoẻ, sử dụng nhiều loại thuốc hơn. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở nam giới và phụ nữ trên 65 tuổi.

Khi có những dấu hiệu về mất ngủ dài ngày, hãy liên hệ với chúng tôi để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị.

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: P. Định Trung - TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
SĐT: 0983.033.103 - Khoa Khám bệnh, BVTT

Want your practice to be the top-listed Clinic in Vinh Yen?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Rối loạn sức khoẻ tâm thần ở lứa tuổi học đường - BSCKI. Lê Thị Thanh, Trưởng khoa PHCN Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phú...
Phóng sự của Đài truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc về hiệu quả từ công tác khám sàng lọc  sức khỏe tâm thần tại cộng đồng trên ...
Nằm trong kế hoạch khám sàng lọc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng năm 2023. Ngày 18/8/2023 đoàn y bác sỹ bệnh viện tâm th...
DUY TRÌ NHỮNG BỮA CƠM MIỄN PHÍ CHO BỆNH NHÂN TÂM THẦN      Thời gian qua, Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc đã ph...
Tiết mục "Tự hào ngành y" của đội văn nghệ Bệnh viện Tâm thần tham dự hội diễn văn nghệ công đoàn ngành y tế năm 2023
7 BƯỚC HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ TẠI NHÀ DÀNH CHO CHA MẸ Để đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe tâm thần, tâm lý xã ...
RỐI LOẠN TÂM THẦN DO NGHIỆN GAME ONLINEBác sỹ CKI Phạm Xuân Trường - Trưởng khoa Nam, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

Category

Telephone

Address

Cầu Bút/Phường Định Trung
Vinh Yen
280000

Other Medical & Health in Vinh Yen (show all)
Ghế Massage Nhật Bản 527 ĐL Hùng Vương - Đồng Tâm Vĩnh Yên VP 0977219123 Ghế Massage Nhật Bản 527 ĐL Hùng Vương - Đồng Tâm Vĩnh Yên VP 0977219123
Địa Chỉ : 409 Đường Hùng Vương/Phường Đồng Tâm/Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Vinh Yen, 10000

Công ty TNHH AZADO toàn cầu - Thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp những dòng gh?

I AM MOOK dòng sữa đạt chuẩn Quốc Tế I AM MOOK dòng sữa đạt chuẩn Quốc Tế
Vinh Yen, 1234

Sức khỏe là trên hết

Lương Y Dư Thị Ba Chữa Bệnh Gan Lương Y Dư Thị Ba Chữa Bệnh Gan
Thôn My Kỳ, Xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Vinh Yen

Cao Nước Chữa Tiền Đình - Cao Huyết Áp Cao Nước Chữa Tiền Đình - Cao Huyết Áp
Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1001

Cùng nhau chia sẻ về bệnh tiền đình và cách khắc phục căn bệnh này

Đặc Trị Rối Loạn Tiền Đình - Lý Văn Thuỷ 0966.333.460 Đặc Trị Rối Loạn Tiền Đình - Lý Văn Thuỷ 0966.333.460
Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo, Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1001

Cùng chia sẻ bệnh rối loạn tiền đình và cùng nhau khắc phục căn bệnh nguy hi?

AZAKI 88 - Nhà phân phối Độc quyền Ghế Massage Cao Cấp số 1 Vĩnh Phúc AZAKI 88 - Nhà phân phối Độc quyền Ghế Massage Cao Cấp số 1 Vĩnh Phúc
Vinh Yen, 280000

Sứ Mệnh mang lại cơ thể KHOẺ MẠNH, CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC và nâng cao CHẤT LƯ?

Đặc Trị Viêm Gan, Xơ Gan Dư Ba Đặc Trị Viêm Gan, Xơ Gan Dư Ba
Đường 310 Thôn My Kỳ, Xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên
Vinh Yen, 1001

Phòng tiêm - chủng vắc - xin Vĩnh Tường Phòng tiêm - chủng vắc - xin Vĩnh Tường
Nguyễn Du, Thị Trấn Vĩnh Tường
Vinh Yen, 15600

Thuốc Gia Chuyền - Lý Thủy - 0984.555.042 Thuốc Gia Chuyền - Lý Thủy - 0984.555.042
Thôn Đồng Qụa, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1000000

Thầy LÝ VĂN THỦY nhận chữa RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH, CAO HUYẾT ÁP, ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ cho bà con

Máy Đo Nhịp Tim Huyết Áp Máy Đo Nhịp Tim Huyết Áp
Sông Lô Vĩnh Phúc
Vinh Yen, 280000

1

MinGo Store ▷ Thạch Giảm Cân Detoxeret Jelly MinGo Store ▷ Thạch Giảm Cân Detoxeret Jelly
Vinh Yen

Kẹo giảm cân và thạch giảm cân bảo lưu vóc dáng- đánh bay mỡ thừa

Giảm cân Tiến Hạnh giá sỉ Vĩnh Phúc Giảm cân Tiến Hạnh giá sỉ Vĩnh Phúc
Ngõ 8, Đường Chùa Hà, Xã Định Trung, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Vinh Yen, 280000

Sỉ & lẻ giảm cân Tiến Hạnh VIP Plus, giảm cân Sờn Lỳ Tiến Hạnh, lăn tan mỡ cao lá ổi collagen giá tốt