HTX Tây Bắc - Điều Trị Dứt Điểm Xương Khớp

HTX Tây Bắc - Điều Trị Dứt Điểm Xương Khớp

TRANG CHÍNH THỨC

28/03/2022

Bị g*i cột sống nên ăn gì?
Thực phẩm bổ sung canxi
Nhiều người bệnh lo sợ rằng nếu bổ sung thêm canxi thì sẽ khiến g*i xương mọc ra dài hơn nên hầu như không dám đụng đến những đồ ăn giàu canxi. Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa đúng. Bởi lẽ, bản thân canxi là thành phần chủ yếu kích thích việc tái tạo, sản sinh tế bào xương mới để làm lành những tổn thương hiện có ở cột sống. Ngoài ra, nếu bổ sung canxi đúng cách thì còn giúp kìm hãm việc cơ thể tạo tín hiệu tăng sinh xương hình thành g*i. Do đó, người bệnh g*i cột sống nên bổ sung đầy đủ canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày nhé.
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh g*i cột sống có thể tham khảo là:
Sữa và các chế phẩm làm từ sữa: Sữa tươi, phô mai, sữa chua. Tuy nhiên nên chọn loại sữa ít béo hoặc tách béo để giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
Đậu nành, ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu nành rang, tàu hũ…
Hải sản: Nếu không bị dị ứng với hải sản, người bệnh có thể bổ sung các loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ, ốc… chúng đều là những nguồn canxi dồi dào tốt cho xương khớp của bạn.
Nước hầm xương ống, sụn: Không những cung cấp canxi mà còn chứa nhiều glucosamine và chondrotine - hai thành phần tham gia vào quá trình cấu thành sụn khớp.
Thực phẩm giàu vitamin D
Để có thể tổng hợp canxi và phân phối phốt pho trong cơ thể, vitamin D là vi chất không thể thiếu. Do đó, người bệnh g*i cột sống nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D qua các nguồn thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc…
Thực phẩm giàu vitamin C
Trong quá trình tổng hợp collagen cho cơ thể để tạo liên kết bền vững ở xương khớp, dây chằng và cấu trúc bao xơ của đĩa đệm. Hoặc đơn giản nhất là việc đẩy nhanh quá trình kháng viêm, làm lành tổn thương xương khớp, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp thì vitamin C là một vi chất không thể thiếu.
Trung bình, mỗi ngày một cơ thể khỏe mạnh cần được đáp ứng từ 75mg - 90mg vitamin C. Người bệnh g*i cột sống nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C này. Một số thực phẩm giàu vi chất này mà bạn có thể tham khảo là:
Ớt ngọt các loại.
Trái cây họ cam, quýt, các loại quả có múi mọng nước.
Cà chua, dâu tây, đu đủ, kiwi.
Khoai tây, khoai lang…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K2
Đây là một vi chất có khả năng hoạt hóa protein, chuyển hóa canxi, điều hòa quá trình lưu thông máu đến tim mạch đến hệ xương khớp. Do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin K2 để giúp xương khớp khỏe mạnh, phòng chống nguy cơ loãng xương.
Một số thực phẩm giàu vitamin K2 là lòng đỏ trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa, ra có lá màu xanh đậm...
Thực phẩm giàu omega 3
Người bệnh g*i cột sống ăn gì? Omega 3 là hoạt chất có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau tại xương khớp khá tốt. Ngoài ra, nó cũng cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Người bệnh có thể bổ sung chất này trong một số thực phẩm như: Cá hồi, cá ngừ, tôm, hạt óc chó, hạnh nhân, quả bơ, súp lơ…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Ví dụ như trà xanh, trà hoa cúc, bạc hà, giá đỗ, các loại rau mầm… rất tốt cho việc làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp.
Người bệnh g*i cột sống kiêng ăn gì?
Ngoài tích cực bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp thì người bệnh cũng cần tránh ăn các thức ăn có thể khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng dưới đây:
Thịt đỏ và nội tạng động vật
Không chỉ người bệnh mà ngay cả người có sức khỏe bình thường cũng nên ăn ít và khống chế nhóm thực phẩm này. So với thịt trắng, thịt đỏ giàu dinh dưỡng hơn nhưng chúng lại là tác nhân khiến xương khớp bị giảm mật độ canxi, tăng phản ứng viêm do tích tụ acid uric trong máu. Do đó, người bệnh g*i cột sống không nên ăn những loại thực phẩm này nếu không muốn cơn đau xương khớp nhức nhối hơn thì nên hạn chế các loại thịt trâu, thịt dê, thịt bò, thịt chó, gan, thận, tim… các phần nội tạng động vật khác.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Không chỉ có hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều, dầu mỡ và đồ ăn nhanh còn khiến tình trạng viêm ở người bệnh xương khớp nghiêm trọng hơn. Chưa kể, cholesterol vượt ngưỡng trong những thức ăn này gây cản trở quá trình tổng hợp canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa.
Rượu bia, đồ uống có ga
Đây là những đồ uống mà người bệnh g*i cột sống không nên sử dụng vì sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu làm sưng, cứng khớp và ảnh hưởng xấu đến quá trình giải độc của thận. Trong khi đó, thận lại được coi là chủ cốt tủy, quyết định tới sức khỏe xương khớp và sức khỏe cơ thể tổng thể. Nếu cơ quan này bị tổn thương thì sẽ dễ gây ra những cơn đau nhức vùng thắt lưng.
Thức ăn quá nhiều muối hoặc đường
Nếu như thực phẩm nhiều muối khiến cơ thể bị giữ nước làm sưng viêm ở các khớp tăng lên thì đồ ăn quá ngọt lại cản trở sự hấp thu canxi của xương, khiến xương giòn, yếu, chưa kể khiến người bệnh tăng cân không kiểm soát.
Thực phẩm tinh chế sẵn
Điển hình là các loại bún, miến, phở, mỳ, khoai tây chiên… chứa nhiều calo khiến người bệnh dễ tăng cân, gia tăng áp lực cho xương khớp.

28/03/2022

Những thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương khớp
1. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức
Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.
Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: b**g gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh...
2. Đi giày cao gót
Giày cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể, tạo dáng đẹp. Tuy nhiên, khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng sẽ là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.
3. Các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống
- Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.
- Mang balô nặng, mang túi nặng một bên.
- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.
- Nhặt đồ vật khom lưng hay khiêng vật nặng khom lưng.
- Mang vật nặng xoay đột ngột.
Nếu bạn là dân văn phòng và phải thường xuyên ngồi máy tính làm việc mỗi ngày thì việc ảnh hưởng xấu đến xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động với chuột và bàn phím khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.
4. Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân
Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể, khi leo cầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể. Do vậy thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi. Tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang hay khiêng vác lên cầu thang sẽ giúp bảo vệ khớp chè đùi.
5. Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định
Một lý do đáng lưu ý khác được xuất phát từ việc dùng thuốc giảm đau không đúng. Trong nhóm thuốc giảm đau kháng viêm thì tác dụng phụ viêm dạ dày là hay gặp nhất. Nguy cơ tim mạch, bệnh thận từ thuốc giảm đau cũng được ghi nhận với nhóm NSAID.
Nhóm thuốc kháng viêm mạnh như corticoid có hiệu quả cao, nhưng dùng lâu dài sẽ gây loãng xương và lệ thuộc thuốc, gây hội chứng Cushing do thuốc. Do vậy nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Website