Cứng Rắn Thành Khuôn, Đời Mình Đẹp Luôn
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Cứng Rắn Thành Khuôn, Đời Mình Đẹp Luôn, Fitness Boot Camp, .
Hãy thay đổi vì dạ dày không có lỗi!
Theo thống kê qua kênh Google Analytics về từ khóa tên bệnh lý được tìm kiếm nhiều nhất về thông tin, về cách chữa bệnh, hay nơi điều trị uy tín… trên internet chính là bệnh “dạ dày”; kể cả trong các câu chuyện chia sẻ, đề cập về sức khỏe nơi công sở hay trong gia đình ít nhiều nhắc đến 2 chữ “dạ dày”.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam, có tới 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, đa phần dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 20 - 25% là một con số rất cao.
Từ câu chuyện “thần chết” gõ cửa
Những ngày qua câu chuyện về một cô gái trẻ qua đời vì bệnh ung thư dạ dày do stress, thói quen ăn uống thất thường đã gây xôn xao trong mạng xã hội. Theo tỉ lệ thống kê như trên cho thấy, có rất nhiều trường hợp mắc bệnh như vậy mà phần lớn là những người trẻ, thậm chí là những em mới chỉ 5-6 tuổi. Đây thực sự là hồi chuông đáng cảnh tỉnh khiến cho nhiều người phải thẳng thắn nhìn nhận lại lối sống của mình
Trong cuộc sống hiện đại, guồng quay công việc cuốn mọi người vào chuỗi thói quen bất thường về sinh hoạt, ăn uống, những cơn stress kéo dài hay tình trạng mất ngủ liên miên. Chính những tình trạng tưởng chừng như vô hại kia đã khiến bệnh lí về dạ dày bùng phát và ngày càng trở nên phổ biến.
10+ mẹo nhỏ giúp giảm đau co thắt đại tràng hiệu quả ngay tại nhà.
1. Không nên ăn quá no
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể sẽ khiến các cơn đau ở người bệnh viêm đại tràng co thắt xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn. Lý do bởi, lượng thức ăn quá nhiều sẽ khiến đại tràng phải làm việc quá sức, vận động nhiều gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Chính vì vậy, bệnh nhân viêm đại tràng nên chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ để giúp hệ tiêu hóa phục hồi và ngăn không cho nó làm việc quá sức. Không những vậy, thói quen này còn giúp các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu dễ dàng hơn và ít có khả năng gây đau bụng sau khi ăn.
2. Mát xa giảm đau vùng bụng
Mát xa là mẹo hay không chỉ có tác dụng giúp giảm cơn đau co thắt đại tràng mà động tác này còn giúp điều hòa nhu động ruột, khiến cho toàn bộ lượng phân trên khung đại tràng sẽ dồn về trực tràng và được tống hết ra ngoài trong một lần đi đại tiện vào buổi sáng. Đường ruột nhờ thế cũng giảm bớt sức ép và ít gây ra co thắt hơn.
3. Uống trà ấm
Uống 1 tách trà ấm cũng là cách giúp làm giảm các cơn đau do đại tràng co thắt đồng thời giúp các cơ trong dạ dày được thư giãn. Bạn có thể lựa chọn các loại trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng ấm… bởi chúng chứa các tinh dầu tốt cho cơ thể, giúp làm dịu các cơn đau.
4. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Trong đường ruột con người có một hệ vi sinh vật, trong có cả lợi khuẩn và hại khuẩn, sống cạnh tranh với nhau. Khi cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn) thì đường ruột sẽ hoạt động khỏe mạnh, tiêu hóa ổn định.
Khi bị viêm đại tràng có nghĩa là ở đại tràng (ruột già) sẽ có các ổ viêm loét, là nơi cư trú của các vi khuẩn gây hại (hại khuẩn), lúc này tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn giảm đi và hại khuẩn tăng lên rất mạnh. Để chữa lành các vết loét, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để chữa lành các ổ viêm loét, nhưng kháng sinh cũng là tác nhân tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chính vì vậy người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt, lợi khuẩn chết nhiều đồng nghĩa là lớp dịch nhầy do lợi khuẩn tiết ra trám lên toàn bộ niêm mạc đại tràng tạo thành lá chắn bảo vệ cũng bị bào mòn, nên người bệnh hay bị tái đi tái lại. Chính vì vậy, việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho người viêm đại tràng vô cùng quan trọng, không những cân bằng hệ vi sinh vật giúp tiêu hóa ổn định, mà còn tái tạo lá chắn bảo vệ đại tràng không bị tấn công trở lại, giúp chấm dứt tình trạng tái phát của viêm đại tràng. Bạn có thể tăng cường các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa bằng việc ăn sữa chua hoặc bổ sung men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.
5. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Các bạn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng dưới đây để giảm thiểu bệnh co thắt đại tràng tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng được tốt nhất.
6. Chườm muối rang giúp giảm đau viêm đại tràng co thắt
Không chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau co thắt đại tràng, chườm muối nóng còn có tác dụng rất hiệu quả với hầu hết cơn đau. Nhiệt nóng tỏa ra từ muối rang có tác dụng kích thích làm tăng lưu thông máu. Làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng, tạo cho bệnh nhân cảm giác thư thái hơn.
7. Giảm căng thẳng và lo lắng
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, hệ thần kinh và các bệnh lý đại tràng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi tâm trạng căng thẳng, lo âu, thì các cơn đau đại tràng sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên người bệnh nên có tinh thân thoải mái, vui vẻ để giảm thiểu bệnh một cách tốt nhất.
8. Thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng
Thói quen tập thể dục rất hữu ích trong việc kiểm soát nhiều biến chứng liên quan đến viêm đại tràng như giảm mật độ xương, hệ miễn dịch yếu kém, căng thẳng và tăng cân. Bạn có thể tham gia một số môn thể thao nào đó với cường độ vừa phải như bơi lội hoặc đạp xe từ 3 - 4 ngày một tuần.Một cuộc đánh giá được công bố vào tháng 8 - 2016 trong báo cáo dược lý lưu ý rằng hoạt động tập thể dục vừa phải giúp giải phóng các myokine thúc đẩy quá trình chữa lành và chống viêm ruột (IBD).
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn tập yoga như một phương pháp điều trị tự nhiên cho viêm đại tràng mãn tính. Thực tế yoga là bộ môn có tác dụng thúc đẩy tinh thần thư giãn, cải thiện hệ tiêu hóa, đưa khí oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể khỏe mạnh tốt nhất trong các môn thể thao.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tập yoga đúng cách sẽ giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra thuận lợi, tốt cho quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, tập yoga còn có tác dụng tăng cường nhu động ruột giúp làm mềm phân để tránh áp lực cho đại tràng, từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
9. Sử dụng nha đam
Nha đam còn là vị thuốc chữa viêm đại tràng phổ biến, từ lâu đã được dân gian truyền tai nhau. Lý do nha đam được tin dùng cũng bởi theo Y học cổ truyền, các lương y đã khẳng định vị đắng, tính mát của nha đam có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết và thông đại tiện rất tốt. Còn theo Y học hiện đại, các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, trong tinh chất gel của nha đam có chứa hàm lượng vitamin A, C, E có vai trò như là một chất chống oxy hoá có khả năng chống lại các gốc tự do gây lão hoá và tác động tiêu cực đến bệnh viêm đại tràng.
Nhờ vào chất Glycoprotein mà nha đam có công dụng chống viêm và giải dị ứng để làm lành các ổ viêm loét trong đại tràng một các nhanh chóng và tống hết những vi khuẩn có hại ra bên ngoài. Đồng thời, trong nha đam còn chứa 20 loại Amino acid giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa một số hợp chất kháng viêm mạnh mẽ như acid salicylic, Chromone C – Glucosyl và Enzym bradykinin có khả năng chống các ổ gây viêm và vi khuẩn gây viêm loét. Ngoài ra, nha đam còn giúp ức chế quá trình sản sinh acid của cơ thể nhằm ngăn ngừa dư thừa acid quá mức làm xuất hiện các ổ viêm trên niêm mạc đại tràng.
10. Cây ngải tiên giúp giảm đau co thắt đại tràng
Hoạt chất Diterpenes Coronerin có trong cây ngải tiên được các nhà khoa học thuộc Viện y học bản địa Việt Nam cho biết có tác dụng điều trị bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, chiết xuất từ củ dược liệu này còn được sử dụng làm thuốc chống ung thư đại tràng và ngăn ngừa các bệnh lý ung thư khác như ung thư vú, cổ tử cung,…
Chế độ tập luyện tốt cho người viêm đại tràng
Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe tốt. Hoạt động và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn:
Tăng cường sức khỏe tổng thể
Kiểm soát cân nặng
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm và lo lắng
Nhìn chung, các lợi ích từ việc tập luyện sẽ tốt cho người viêm đại tràng đó là giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh viêm đại tràng tập thể dục hàng ngày có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn so với những người không tập luyện, đặc biệt là đối với người mắc chứng táo bón.
Khi tập thể dục bệnh nhân bị đại tràng cần lưu ý:
Cần tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp: tập thở sâu, đi bộ rồi chơi các môn thể thao nhẹ, vừa với sức mình như chạy bộ, bơi lội, cầu lông, yoga…
Tuân thủ nguyên tắc thực hiện tăng dần thời gian tập luyện từ ít đến nhiều, từ chậm tới nhanh.
Uống nhiều nước trước và sau khi luyện tập.
Không nên luyện tập quá sức có thể làm nóng cơ thể, đổ mồ hôi và mất nước.
Cần phải nghỉ ngơi, tránh việc cố tập quá sức khi cảm thấy sức khỏe không tốt.
Một số bài tập đơn giản tốt cho người viêm đại tràng:
– Nằm ngửa thư giãn cơ thể: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng để làm giãn nở cơ thể là chính cho đến lúc hết cơn đau tiếp tục làm thêm 10 phút.
– Xoa bụng: Thực hiện xoa bụng hàng ngày, mỗi lần khoảng 50 vòng theo chiều kim đồng hồ.
– Dùng ngón tay cái ấn: Nếu xuất hiện các cơn đau đại tràng, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu tiếp tục ấn đến khi giảm đau và cố nằm ngửa, tăng cường xoa bụng. Chú ý chỉ thực hiện ở tư thế tĩnh, làm giãn cơ thể và giữ tinh thần thư giãn, thở tự nhiên.
Thư giãn nhiều hơn giúp cải thiện viêm đại tràng
Sức khỏe tâm thần cũng không kém phần quan trọng so với sức khỏe thể chất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa hệ thần kinh và hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt ở những người có viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích thì yếu tố tâm thần kinh càng quan trọng hơn. Stress, lo âu là một trong những yếu tố gây bệnh đại tràng co thắt.
Bởi vậy, giữa một tâm trạng thư giãn, lành mạnh, hạn chế stress, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát viêm đại tràng tốt hơn.
Tạo lập một lối sống khoa học bao gồm chế độ ăn uống tốt cho bệnh đại tràng, chế độ tập luyện và thư giãn hợp lý chính là bí quyết giúp bạn đẩy lùi bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
Lối Sống Tốt Cho Người Viêm Đại Tràng
Một kế hoạch điều trị phù hợp là điều cần thiết khi nói đến việc kiểm soát các triệu chứng viêm loét đại tràng, trong đó lối sống phần rất quan trọng. Vậy người bệnh viêm đại tràng cần có lối sống như thế nào để bệnh được cải thiện tốt?
Chế độ ăn uống cho người mắc viêm đại tràng
- Người mắc viêm đại tràng cần có một chế độ ăn uống đa dạng, có đủ lượng calo và dinh dưỡng. Dinh dưỡng tốt là một trong những cách cơ thể phục hồi sức khỏe, khi bị viêm đại tràng chính là lúc cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn bởi:
1. Bị viêm loét đại tràng có thể khiến bạn cảm thấy chán ăn, khi đó cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng.
2. Các bệnh mạn tính như viêm đại tràng có xu hướng làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, đặc biệt là trong thời gian bùng phát bệnh.
Có những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn nhưng cũng có những loại thực phẩm giúp cải thiện bệnh. Một số lưu ý về chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn loại đồ ăn phù hợp để không ảnh hưởng đến bệnh mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng:
1. Ghi chép lại những đồ ăn, thức uống khi bạn ăn vào làm tăng các triệu chứng bệnh, đó là những đồ ăn bạn nên tránh khi bị viêm đại tràng.
2. Ăn nhiều bữa nhỏ giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
3. Chế độ ăn giảm chất xơ để giảm đau bụng và tiêu chảy.
4. Tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng lượng phân như trái cây, rau quả tươi, mận khô và đồ uống chứa caffein.
5. Giảm đồ ngọt trong chế độ ăn nhằm hạn chế việc đi ngoài phân lỏng.
6. Hạn chế tối đa bia rượu.
7. Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3 như các loại cá bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi.
8. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
9. Hạn chế các sản phẩm sữa.
10. Uống đủ nước.
CHÈ DÂY CÓ DÙNG ĐƯỢC CHO NGƯỜI BỆNH DẠ DÀY NHIỄM HP?
Chè dây thường được sử dụng để điều trị bệnh lý dạ dày và chữa mất ngủ hiệu quả. Ngoài ra, trong chè dây còn có chứa chất Flavonoid giúp hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, làm lành vết loét, giúp dạ dày hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Cách sử dụng chè dây để đạt hiệu quả cần:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 – 15g chè dây đã sấy khô
Bước 2: Cho khoảng 150ml nước vào nồi, đun sôi
Bước 3: Bỏ nước đầu, cho tiếp 150ml nước vào, đun thêm khoảng 10 phút, chờ nước nguội bớt là có thể uống
Lưu ngay lại khi cần nhé!
Thời tiết đã se lạnh các mẹ lưu ý các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ nhỏ nhé!
1- Bệnh sốt xuất huyết
💊Dấu hiệu nhận biết: sốt cao kéo dài( có thể lên 40 độ) ,đau đầu dữ dội, nổi mẩn phát ban.Tiến triển nặng gây đau bụng buồn nôn,chân tay lạnh nôn hoặc ói ra máu
2-Bệnh châb tay miệng
🍎Dấu hiệu nhận biết:nổi nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng.Tiến triển nặng gây khó thở nôn trớ, co giật, viêm não viêm cơ tim viêm phổi….
3/ Bệnh viêm da dị ứng
🍎 Dấu hiệu nhận biết: Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu,có thể chảy dich phù nề có thể sốt chán ăn sụt cân
4/Bệnh sởi
💊 Dấu hiệu nhận biết: sốt sổ mũi,ho khan,phát ban viêm kết mạc….tiến triển nặng dấn đến khô loét giác mạc mắt. Viêm não viêm tai giưax, viêm phổi
5/ Bệnh viêm não Nhật bản
💊Dấu hiệu nhận biết: giai đoạn ủ bệnh k có triệu chứng đến giai đoạn khởi phát trẻ sẽ sốt cao 39-40 độ kèm triêu chứng đau đầu, đau bụng,nôn, thậm chí rối loạn nhãn cầu mất nhận thức
6/ Bệnh cảm cúm
💊Dấu hiệu nhận biết;sốt, ớn lạnh đau mỏi cơ bắp , chóng mặt mệt mỏi…1 số trẻ có thể đau tai đau họng, nôn mửa tiêu chảy kéo dài
7/Bệnh hen suyên
💊Dấu hiệu nhận biết:ho khò khè kéo dài, có thể tái phát nhiều lần, các cơn ho có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng Đặc biệt trẻ có thể ho dữ dội dẫn đến khó thở khi chuyển mùa
8/Bệnh nhiễm trùng hô hấp
💊Dấu hiệu nhận biết: triệu chứng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng trẻ có thể sốt cao khô nhịp thở nhanh tiếng thở rít tím tái quanh môi bỏ bú hoặc bỏ ăn…Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn chướng bụng Đi phân lỏng khổ thơ quay khóc
9/ Bệnh viêm phổi
💊Dấu hiệu nhận biết: Thở nhanh là triệu chứng suất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm phổi tiếp đó là các dấu hiệu như sốt ho nghẹt mũi đau đầu đau tức ngực ,nôn ói …
10/Bệnh quai bị
💊Dấu hiệu nhận biết: Trẻ không có bất cứ triệu chứng nào Ở giai đoạn ủa bệnh đến giai đoạn khởi phát trẻ có thể sốt 38 đến 40 ° mệt mỏi chán ăn đau họng tuyến mang tai to và đau nhức
11/Bệnh sốt phát ban
💊 Dấu hiệu nhận biết: triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban ở trẻ là sốt cao có thể lên đến 39 đến 40 ° và nổi những nốt đỏ trên da thậm chí có thể sưng một số triệu chứng khác buồn sưng mí mắt chán ăn tiêu chảy
12/Bệnh tiêu chảy
💊 Dấu hiệu nhận biết: bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt đau bụng tiêu chảy và ói mửa nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng như cơ tử vòng cao
TẠI SAO PHẢI ĂN SÁNG ĐẦY ĐỦ ?🌅🌅
🍃1. Tế bào dạ dày khoảng 7 ngày thay mới 1 lần.
🍃2. Tế bào da khoảng 28 ngày thay mới 1 lần. 🍃3. Tế bào gan khoảng 180 ngày thay mới 1 lần.
🍃4. Tế bào hồng cầu khoảng 120 ngày thay mới 1 lần.
🍃5. Trong thời gian một năm, khoảng 98% tế bào được đổi mới một lần trong khi tế bào xương muốn đổi mới cần 7 năm.
💥💥Hãy cho cơ thể mình chút thời gian thay mới, quan tâm bản thân, quan tâm đến những người thân yêu của mình VÌ...
🍃1/ Bữa ăn sáng quyết định 70% dinh dưỡng cả ngày của con người.
🍃2/ Phụ nữ ko ăn sáng, hại TỬ CUNG
🍃3/ Đàn ông ko ăn sáng, hại GAN
🍃4/ Ko ăn sáng, 80% nguy cơ mắc bệnh TIỂU ĐƯỜNG, SỎI MẬT 🍃5/ Ko ăn sáng, sẽ THIẾU MÁU, hệ miễn dịch suy yếu
🍃6/ Ko ăn sáng, cơ thể sẽ mắc các loại VIÊM, gây ung thư
🍃7/ Vì ko đủ hormone ổn định tâm trạng, 90% bệnh trầm cảm là có liên quan đến việc ko ăn sáng
🌹🌹Bởi vậy nhất định phải nhớ ăn sáng nhé 📌📌
TẶNG BẠN 7 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN BẢO VỆ DẠ DÀY
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
4 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY KHI NGỦ
⁉️⁉️ Vì sao chúng tôi yêu cầu bạn thực hiện việc nhận biết này cho chính bạn, bởi trào ngược về đêm làm tăng đáng kể các biến chứng về thực quản, thanh quản và phổi ở người bệnh trào ngược.
4 triệu chứng sau đây cần phải được kiểm tra ngay nếu bạn đang là bệnh nhân trào ngược.
1. Nóng rát ngực khi nằm xuống (nghĩa là trước khi ngủ bạn chưa sao, nhưng khi nằm xuống thì lại cảm thấy nóng ngực, nóng rát ở ngực).
2. Khó thở khi nằm xuống.
3. Đau tức ngực khi nằm xuống.
4. Cảm giác trào ngược khi nằm xuống hoặc tăng tiết nước bọt khi ngủ.
✅ Với trào ngược diễn ra vào ban đêm, buổi sáng thức dậy bạn có thể thấy kèm theo khô miệng, đắng miệng, đờm khan. Trong trường hợp này, có 3 việc bạn cần làm ngay.
1. Tham khảo ý kiến BS của bạn, trào ngược về đêm cần phải gia tăng liều.
2. Chấm dứt ngay những bữa ăn trong phạm vi 3 tiếng trước giờ ngủ.
3. Nâng cao đầu giường lên 15-20cm. Xin nhắc lại, nâng cao đầu giường chứ không phải gối cao đầu lên: kê cao hai chân giường, gối chống trào ngược, giường ngủ kiểu bệnh viện...
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LÝ DẠ DÀY VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.
Nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân trong đó do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra. Ngoài ra ngày nay y học hiện đại còn tìm thấy vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - Tá tràng.
Triệu chứng của đau dạ dày: đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua ... hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.
Đông y chia đau dạ dày ra hai thể chính sau:
1. THẺ CAN KHÍ PHẠM VỊ (còn gọi là can vị bất hoà, can uất tỳ hư ...) thường chia làm ba thể nhỏ.
A. Thể Khí trệ (còn gọi là khí uất)
Triệu chứng: đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạn sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy có khi chướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.
Phương pháp chữa: hoà can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hoà vị)
Bài Thuốc tham khảo: Sài hồ 13g, cam thảo 6g, chỉ xác 08g, Xuyên Khung 08g, Bạch thược 12g, Hương phụ 08g, Trần bì 08g. Nếu đau nhiều thêm khổ luyện tử 08g, Diên hồ sách 8g, Nếu ợ chua nhiều hải phiêu tiêu 20g. Ngày sắc uống 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
B. Thể Hỏa Uất:
Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án (không thích xoa hay chạm vào), miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
Phương Pháp: Sơ can tiết nhiệt.
Thổ phục linh 16g, lá độc lực 08g, bồ công anh 16g, vỏ bưởi b**g 08g, nghệ vàng 12g, kim ngân hoa 12g.
Mỗi ngày 1 thang sắc kỹ, chia 3 lần trước ăn 30 phút cho 3 bữa ăn chính.
C. Thể Huyết Ứ: chia 2 chứng nhỏ.
Đau dữ dội ở 1 vị trí vùng thượng vị, cự án (không thích xoa hay động vào vùng đau).
C.1. Chứng thực.
Nôn ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng: Bệnh thuộc thể cấp tính.
Phương Pháp: Sơ can lý khí, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết.
Sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, trắc bách diệp 16g, A giao 12g, cam thảo 6g, Bồ hoàng 12g, chi tử 8g.
Sắc ngày 1 thang chia 3 lần uống trước ăn.
C.2. Chứng Hư:
Triệu chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhợt, chất lưỡi nhợt bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại.
Phương pháp chữa: Bổ huyết, chỉ huyết.
Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, hoàng kỳ 16g, A giao 8g. Nếu có xuất huyết không cầm được thì gia tam thất 8g.
Ngày 1 thang chia 3 bữa ăn trước ăn 30 phút.
CÒN TIẾP THỂ HƯ VÀ TRONG BÊNHH LÝ DẠ DÀY CÒN CHIA RẤT NHIỀU CÁC BIỂU HIỆN NHỎ KHÁC. SẼ ĐƯỢC CHIA NHỎ ĐỂ CÁC BẠN NẮM ĐƯỢC NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ PHÙ HỘ VỚI BỆNH CỦA MỖI NGƯỜI.
Nguồn: Bsi Hạnh Đặng
Một số bài tập chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà.
1. Nguyên tắc chung điều trị viêm đại tràng co thắt hiện nay
Nguyên tắc luyện tập: Tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ ngày, massage bụng, luyện tập thư giãn, khí công…
Nguyên tắc điều trị: Giải quyết các triệu chứng gây bệnh bằng thuốc Giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ…..
2. Các bài tập thể dục hỗ trợ điều trị viêm đại tràng tại nhà
2.1. Nằm ngửa làm giãn cơ thể:
Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế cho tới khi hết cơn đau, mỗi khi có cơn đau xấu hiện. Sau đó tiếp tục làm thêm 10 phút để củng cố, thở tự nhiên.
2.2. Xoa bụng
Người bệnh nên thực hiện hàng ngày và nhất là mỗi khi xuất hiện cơn đau sẽ giúp làm giảm đau rất tốt bằng cách xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần khoảng 10 phút.
2.4. Tập Yoga – Bài tập chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà
Yoga giúp bạn thư giãn, thoải mái tinh thần góp phần trong điều trị viêm đại tràng co thắt. Bạn nằm tách 2 chân rộng hơn vai, mũi chân thả lỏng sang hai bên, cổ thẳng hàng với cột sống lưng, cằm hơi thu nhẹ về ức. Tay trái đặt lên ngực trái, tay phải để trên bụng. Hít thở 10 vòng. Bài tập này rất có ích cho người bệnh viêm đại tràng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
2.4.1. Động tác kết hợp
Các trường hợp bị viêm đại tràng thường xuyên có triệu chứng đau bụng nên luyện tập vào mỗi buổi sáng. Trước tiên, người bệnh ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi thẳng và 2 tay để tự do, đồng thời hít một hơi thật sâu, tiếp tục vươn 2 tay lên cao và giơ thẳng về phía trước, mắt hướng theo đầu của các ngón tay. Nhẹ nhàng, chậm rãi khom lưng xuống cho đến khi đầu của các ngón tay chạm với mắt cá chân, để yên khoảng vài phút rồi trở về vị trí ban đầu. Với các bài tập đơn giản này, người bệnh nên luyện tập thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.
2.4.2. Tập thở
Hơi thở trong Yoga giúp đưa oxy vào từng cơ quan nội tạng, giúp điều hòa cơ thể và lưu thông khí huyết nhịp nhàng.
Ngồi chính giữa thảm tập theo tư thế hoa sen, hai chân đan chéo vào nhau, 2 tay đặt lên đầu gối, thả lỏng cơ thể, ngồi thẳng lưng. Từ từ hít vào trong vòng khoảng 2 giây cho ngực và bụng căng ra, sau đó thở nhẹ nhàng đẩy ám khí ra ngoài cơ thể, hít vào, thở ra từ từ để oxy đi vào các cơ quan nội tạng. Nín thở 2 giây, thực hiện liên tục khoảng 15 lần.
2.4.3. Tập động tác với bụng
Phần bụng chứa các cơ quan tiêu hóa, tập Yoga giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, cải thiện chức năng. Đối với người bệnh, phương pháp này kích thích nhu động ruột, giúp cho việc co bóp đại tràng tốt hơn.
Nằm ngửa trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng, tay khoanh trước ngực. Hít một hơi thật sâu đồng thời lấy gót chân và môn làm điểm tựa đẩy thân người ngồi dậy và thở ra nhịp nhàng, 2 tay vòng ôm lấy bụng.
2.4.5. Điều hòa giúp ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi là triệu chứng điển hình của bệnh đại tràng. Nhờ vào các động tác tập Yoga, triệu chứng này hoàn toàn có thể biến mất.Ngồi lên thảm tập, đẩy hai tay lên phía trước cơ thể, người gập theo hướng tay. Luôn giữ thẳng lưng và hít vào một hơi thật sâu. Giữ tư thế trong khoảng 10 giây rồi từ từ thu tay lại và thở ra, ngồi thẳng lên như tư thế ban đầu. Thực hiện động tác trong 10 lần liên tục.
Một số lưu ý khi tập Yoga
Khi bắt đầu tập cần có một người hướng dẫn để chỉ dẫn động tác thực hiện sao cho đúng tư thế
Thời gian tập Yoga tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc cơ thể còn tỉnh táo, sảng khoái, buổi chiều muộn, cơ thể đã hoạt động trở nên dẻo dai.
Không nên ăn no khi tập để tránh làm bụng khó chịu, khó hoạt động.
Nên lưu ý khởi động kĩ trước khi thực hiện bài tập vì các động tác Yoga có thể làm co giãn cơ, xương.
Các bài tập đều quan trọng và có tác động lẫn nhau, không nên và không được bỏ qua bất kì động tác nào.
Không tập quá sức.
Yoga chữa đại tràng mang lại tác dụng điều trị nếu như người bệnh kiên trì trong thời gian dài. Hơn nữa, Yoga rất tốt cho sức khỏe nên việc bỏ ra 10 – 30 phút mỗi ngày tập luyện có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và điều trị bệnh tiêu hóa rất tốt.
ĐAU DẠ DÀY SẼ TÁI PHÁT NẾU NHƯ GIỮ MÃI THÓI QUEN NÀY???
Có rất nhiều thói quen khiến cho tình trạng đau dạ dày bị nặng hơn , nhưng ít ai để ý đến thói quen này , khiến cho tình trạng đau dạ dày hay bị tái đi tái lại , đó là thường xuyên tắm đêm .
Tại sao tắm đêm lại có ảnh hưởng nhiều đến bệnh lý dạ dày như vậy ??? Nhiều người hay nghĩ rằng , tắm muộn một chút giúp cơ thể thoải mái , thư giãn hơn sau một ngày một mỏi , và tắm nước nóng rồi thì có ảnh hưởng gì đâu .
Nhưng đối với những người mắc bệnh lý đau dạ dày mạn tính , đa phần triệu chứng đau âm ỉ , có đờm vướng ở cổ họng, thi thoảng mới có cảm giác ợ chua , ợ hơi và triệu chứng diễn ra rải rác , và khi tắm nước ấm vào cảm giác dễ chịu . Nhưng nếu điều đó lặp đi lặp lại một thời gian dài , khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm hàn tà , hàn lạnh .
Vì buổi đêm muộn là lúc các loại hàn tà , hàn lạnh , hàn ẩm hoạt động mạnh nhất , lâu ngày khiến cho kinh lạc bên ngoài bị nhiễm lạnh và xâm nhập vào bên trong tạng phủ .
Vô hình chung khiến cho Tỳ, vị bị nhiễm lạnh, làm mất đi quá trình sinh dưỡng, chuyển hoá, trường vị lạnh lẽo , thức ăn k được tiêu hoá , tích trướng lại , và hình thành lên bệnh lý .
Đấy chính là lý do một số người, đi đường xa về, hay gió máy, qua cầu phà, bị nhiễm gió nhiễm lạnh, mà bị đi ngoài, mà bị nôn, oẹ, đau bụng.
Cơ thể chúng ta muốn khoẻ mạnh, muốn tốt đẹp thì phải giữ được thế quân bình cả về âm và dương, tất cả mọi sự thiên lệch về âm dương đều gây ra bệnh lý nhất định cho cơ thể, không riêng gì bệnh lý của dạ dày.
Những người có bệnh lý dạ dày mạn tính thì nên điều trị dứt điểm, thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tắm ngủ đúng giờ, để bệnh không chuyển biến xấu đi.
Hãy thay đổi vì dạ dày không có lỗi!
Theo thống kê qua kênh Google Analytics về từ khóa tên bệnh lý được tìm kiếm nhiều nhất về thông tin, về cách chữa bệnh, hay nơi điều trị uy tín… trên internet chính là bệnh “dạ dày”; kể cả trong các câu chuyện chia sẻ, đề cập về sức khỏe nơi công sở hay trong gia đình ít nhiều nhắc đến 2 chữ “dạ dày”.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam, có tới 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, đa phần dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 20 - 25% là một con số rất cao.
Từ câu chuyện “thần chết” gõ cửa
Những ngày qua câu chuyện về một cô gái trẻ qua đời vì bệnh ung thư dạ dày do stress, thói quen ăn uống thất thường đã gây xôn xao trong mạng xã hội. Theo tỉ lệ thống kê như trên cho thấy, có rất nhiều trường hợp mắc bệnh như vậy mà phần lớn là những người trẻ, thậm chí là những em mới chỉ 5-6 tuổi. Đây thực sự là hồi chuông đáng cảnh tỉnh khiến cho nhiều người phải thẳng thắn nhìn nhận lại lối sống của mình
Trong cuộc sống hiện đại, guồng quay công việc cuốn mọi người vào chuỗi thói quen bất thường về sinh hoạt, ăn uống, những cơn stress kéo dài hay tình trạng mất ngủ liên miên. Chính những tình trạng tưởng chừng như vô hại kia đã khiến bệnh lí về dạ dày bùng phát và ngày càng trở nên phổ biến.