Diễm Quỳnh

Diễm Quỳnh

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Diễm Quỳnh, Medical and health, .

Photos from Diễm Quỳnh's post 25/08/2022

1. Thường xuyên theo dõi các chỉ số cơ thể
Bạn nên theo dõi các chỉ số cơ thể thường xuyên để biết được hướng điều chỉnh trong thói quen ăn uống và vận động hàng ngày. Hai chỉ số cơ bản nhất bạn cần lưu tâm đến chính là cân nặng và chiều cao. Từ hai số đo này, bạn sẽ tính được BMI (Body Mass Index) – chỉ số hình thể được các chuyên gia dùng để nhận biết cơ thể của một người đang thiếu cân, cân đối hay thừa cân. Công thức tính chỉ số BMI như sau:Nếu chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 – 25, xin chúc mừng, bạn có một thể trạng khỏe mạnh và vóc dáng cân đối. Nếu dưới 18.5 hay trên 25, bạn có thể phải xem lại chế độ ăn uống và luyện tập để có thể trở về thể trạng tiêu chuẩn. Theo dõi sức khoẻ cơ thể bằng chỉ số BMI chỉ mất vài phút thực hiên; do vậy, bạn hãy theo dõi ít nhất mỗi tháng một lần để có thể điều chỉnh lối sống và duy trì thể trạng cân đối khoẻ mạnh nhé.
2. Ghi lại nhật ký ăn uống
Có một sự thật là con người thường không để tâm đến những gì mình ăn và có xu hướng ăn uống theo cảm xúc. Chính điều này khiến ta thường ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng lại nạp vào cơ thể quá nhiều các chất có hại như đường hay dầu mỡ, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hoá và tuần hoàn.
Việc ghi lại nhật kí ăn uống sẽ giúp bạn biết rằng mình đã ăn gì trong hôm nay. Từ đó, bạn có thể bổ sung hay cắt giảm khẩu phần ăn hợp lý hơn, đầy đủ chất hơn, và tốt cho sức khoẻ hơn. Một nghiên cứu gần đây trên 1.800 người trưởng thành cho thấy những người thực hiện nhật kí ăn uống kiểm soát cân nặng tốt hơn hẳn những người không viết. Những người có nhu cầu giảm cân cũng thực hiện hiệu quả hơn khi giữ thói quen ghi chép lại từng loại thực phẩm nạp vào cơ thể.
Có 2 điều bạn cần lưu ý khi thực hiện “Nhật ký ăn uống”. Thứ nhất, bạn cần ghi lại ngay khi ăn, đừng chờ đến tối hay hôm sau để tránh việc bỏ sót. Và khi bỏ sót, bạn sẽ rất dễ mất động lực để ghi chép về sau, dẫn đến nhật ký chưa đầy trang đã thành dĩ vãng. Thứ nhì, bạn phải thành thật với bản thân. Quyển nhật ký này là của riêng bạn, và sẽ chẳng ai có thể đọc được danh sách này để đánh giá bạn. Do đó, bạn không cần phải cắt bớt những gì bạn đã “lỡ” ăn trong ngày nhé.
3. Siêng năng vận động
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có những ai cần giảm cân mới phải tập thể dục. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu muốn sở hữu sức khoẻ dẻo dai và thể trạng cân đối, ai trong chúng ta cũng cần phải luyện tập thể dục. Chỉ với 30 phút vận động hằng ngày, bạn sẽ có thể phòng chống được nhiều bệnh tật như huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, và thừa cholesterol. Ngoài ra, khoa học chứng minh việc luyện tập thể dục còn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đường ruột và ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, việc vận động còn giúp cơ thể tiết ra hooc môn endorphine, giúp tinh thần sảng khoái và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Ở Anh Quốc, các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhờ ý thức vận động của người dân mà mỗi năm cả nước giảm khoảng 3.400 ca ung thư. Quả là một con số ấn tượng phải không?
Bạn cũng không nhất thiết phải đến các câu lạc bộ thể dục để có thể luyện tập thể thao. Hãy bắt đầu một cách đơn giản với việc thay đổi thói quen vận động hằng ngày như dành 10 phút buổi sáng để dãn cơ và hít thở sâu, lựa chọn gửi xe cách cơ quan vài dãy nhà để có thể đi bộ một chút, siêng năng đi cầu thang bộ thay vì thang máy,... Bạn cũng có thể làm quen với những môn thể thao nhẹ nhàng và ít tốn kém như đi bộ nhanh (jogging), nhảy dây, yoga,…
4. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Dù bạn vẫn đang trẻ, luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật, bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khoẻ từng cơ quan của cơ thể, đồng thời có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời. Phát hiện nguy cơ bệnh càng sớm và điều trị kịp thời sẽ gia tăng khả năng khỏi bệnh.
Vậy khoảng bao lâu bạn cần đến thăm khám tổng quát sức khoẻ. Lý tưởng nhất thì bạn khám định kì hằng năm. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên này có thể gia giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn. Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (như thừa cân, chán ăn, vàng da,...) và không có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia thì có thể kiểm tra 2–3 năm/ lần. Từ 30 – 40 tuổi, bạn có thể kiểm tra cách mỗi năm một lần. Từ 50 tuổi trở lên, việc kiểm tra hàng năm là cần thiết dù thể trạng không có vấn đề nhé bạn.
5. Ngủ đúng giờ và ngủ sâuViệc ngủ không chỉ đơn giản là việc để cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau một ngày lao động căng thẳng. Giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khoẻ không ngờ như cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, việc ngủ đủ và ngủ sâu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về phổi và tim mạch, thậm chí kéo dài tuổi thọ của con người.
Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Theo thông tin từ Tổ chức ngủ quốc gia của Mỹ, để duy trì sức khoẻ tốt, một người từ 64 tuổi trở xuống cần ngủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Con số ngày với người từ 65 tuổi trở lên là 7 đến 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc cải thiện không gian và thói quen chuẩn bị trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.
Một sức khỏe tốt là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Hãy kiên nhẫn tập luyện 5 thói quen hữu ích này đều đặn mỗi ngày bạn nhé!
Ngoài ra, để cải thiện và duy trì sức khỏe thì việc chuẩn bị một kế hoạch bảo vệ sức khỏe lâu dài, dự phòng cho những rủi ro trong tương lai là một điều cần thiết. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ - điểm tựa chu toàn sức khỏe và đảm bảo tương lai tài chính vững chắc.

25/08/2022

Hiểu về chăm sóc sức khỏe toàn diện
Nguyễn Thị Kim Ngọc, Nguyễn Quốc Giang, Phạm Ngọc Thanh và Trần Minh Hiển
Phòng Kết nối Khoa học với Công chúng
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2019
Cách đây hơn 70 năm (1948), Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa “sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng
không có bệnh hay thương tật.”
Hiện nay, sức khỏe được nhìn với nhiều chiều kích khác nhau: thể chất, tinh thần/ cảm
xúc, xã hội, môi trường, kinh tế và một số cách nhìn nhận gần đây đặt sức khỏe với nhiều
mối tương quan hơn (ví dụ như ở góc độ tâm linh, hướng nghiệp, thể chế chính trị…).
Chính sự đa dạng góc nhìn về vấn đề tưởng cũ mà mới này là chìa khóa xây dựng chế độ
chăm sóc con người một cách toàn diện.
1. Khỏe về thể chất
Khỏe thể chất nghĩa là cấu trúc và chức năng cơ thể trong giới hạn bình thường tương
ứng với đặc điểm lứa tuổi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, có các hoạt động vận động
như thể dục thể thao, luyện tập hợp lý với thể trạng, không chịu ảnh hưởng của rượu
bia, thuốc lá, các chất gây nghiện và thực hành kiểu sống tích cực.
Bên cạnh đó còn xét đến các yếu tố như khả năng chống chọi lại các điều kiện của môi
trường sống, công việc hay các yếu tố gây bệnh…
2. Khỏe về tinh thần, cảm xúc
Sức khỏe tinh thần được thể hiện qua khả năng đáp ứng với mọi trải nghiệm trong
cuộc sống có chủ đích và linh hoạt cũng như trạng thái cân bằng giữa cá thể và thế giới
xung quanh, hài hòa giữa bản thân và người khác. Về mặt tâm lý, một người có tinh thần
lành mạnh là người:
• Hiểu được những xung đột nội tâm, vượt qua những cảm xúc tiêu cực/ bi quan để
duy trì lối sống tích cực, lạc quan;
2
• Tự điều chỉnh tốt, có khả năng sống hòa hợp với người khác;
• Tự kiểm soát tốt, giữ cân bằng về lý trí và cảm xúc;
• Đối diện với các vấn đề và cố gắng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả;
• Có sự tự trọng cao.
Người khỏe cảm xúc là người có khả năng ứng phó với căng thẳng và biết biểu lộ cảm
xúc một cách phù hợp mà không gây hại đến bản thân và người khác. Họ không mắc
phải các tình trạng kiệt sức cảm xúc hoặc có thể tự xây dựng cho bản thân phương cách
giải quyết hiệu quả, qua đó đảm bảo được cảm xúc, thái độ phù hợp với công việc được
giao.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng khía cạnh sức khỏe tâm linh cũng góp phần quan
trọng cho đời sống tinh thần. Một người có sức khỏe tâm linh là người phấn đấu đạt đến
ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, nuôi dưỡng niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội
tâm. Ví dụ như một người có niềm tin vào tôn giáo với giá trị sống là cống hiến, trong
công việc hay bất kỳ điều gì họ làm sẽ đều suy nghĩ cho người khác, mong muốn mang
lại điều tốt đẹp. Một số người khác có thể thông qua kết nối với thiên nhiên, qua nghệ
thuật…
Tìm được mục đích của cuộc đời và nỗ lực hoàn thành nó là cách để xây dựng một cuộc
sống ý nghĩa ở những người có sức khỏe tâm linh.
3. Sức khỏe xã hội
Người khỏe về mặt xã hội là người sống hài hòa và hòa hợp trong chính mình, giữa bản
thân và các thành viên khác trong xã hội hay thế giới họ đang sống. Sức khỏe xã hội có
thể được thể hiện qua khả năng giữ cân bằng hoạt động và quyền lợi của cá nhân đặt
trong tương tác với hoạt động và quyền lợi của người khác trong môi trường xung
quanh. Ví dụ, một người có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò xã hội khác nhau, như vừa
là một bác sĩ ở bệnh viện vừa là một người mẹ của 2 đứa con và cũng đóng vai trò một
người vợ/ chồng, con dâu/ rể trong gia đình. Trong cuộc sống, đôi khi các vai trò này
xảy ra sự xung đột bởi vai trò một bác sĩ đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong khi còn
những vai trò quan trọng khác như một người mẹ/ cha, người vợ/ chồng. Điều này
khiến cho họ bị căng thẳng, cảm giác bất lực/ thất bại trong mối quan hệ với gia đình. Từ
đó rạn nứt các mối quan hệ và cũng ảnh hưởng đến tinh thần, sự tập trung vào vai trò là
bác sĩ

25/08/2022

36 lời khuyên sống khỏe mỗi ngày
1. Khi ăn cần chú trọng đến chất lượng, không ăn theo số lượng thực phẩm, cố gắng không tiết kiệm trong ăn uống. Dinh dưỡng là nền tảng của sống khỏe và sống lâu.
2. Luôn đi bộ mỗi khi có thể vì nhờ vận động tích cực cơ thể bạn sẽ không “tích lũy” mỡ.
Cần duy trì tập luyện để sống khỏe
Cần duy trì tập luyện để sống khỏe
3. Khi đi ăn ở tiệm không nên ăn các món mà bạn cảm thấy nghi ngờ bởi các món ăn này có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc đau bụng làm hao mòn sức khỏe.
4. Tất cả thực phẩm nên lưu giữ trong tủ lạnh để làm chậm quá trình phân hủy. Vứt bỏ tất cả những thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
5. Nếu công việc của bạn ở tư thế ngồi nhiều thì cứ mỗi giờ bạn lại bỏ ra 3 phút để vận động – căng giãn toàn bộ cơ thể, co duỗi gối và cổ chân, quay người sang hai bên, nâng hạ hai vai... tất cả những gì có thể khiến bạn không ngồi lỳ trên ghế.
6. Bỏ hút thuốc, điều này không những tiết kiệm tiền mà quan trọng hơn nó sẽ “cứu” cơ thể bạn khỏi rất nhiều chất độc hại do thuốc lá gây ra, trong đó có nicotin.
7. Lo lắng ít nhất có thể, tốt nhất là không lo lắng gì cả. Con người càng căng thẳng càng chóng già. Hơn nữa, lo lắng là nguyên nhân của nếp nhăn và rụng tóc.
8. Không mua rau quả với lượng lớn. Cố gắng mua một lượng vừa đủ ăn trong 2 ngày gần nhất.
9. Hạn chế lượng cồn vào cơ thể, tuân thủ văn hóa sử dụng cồn, giữ cho cơ thể không rơi vào tình trạng bất lợi.
10. Nếu bạn tức giận hãy thể hiện, đừng giữ trong lòng. Cơn giận dữ được giải tỏa sẽ tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều so với việc giữ nó lại trong lòng.11. Đừng còng lưng, luôn đứng và ngồi với một tấm lưng và chiếc cổ thẳng vì rất nhiều bệnh có liên quan đến cột sống.
12. Cố gắng có thể uống được nhiều nước hơn. Lượng nước trung bình một ngày cơ thể cần 1,5 – 2 lít, trong đó 50% chất lỏng từ canh, súp, trà, nước quả...
13. Cố gắng là người có gia đình. Các chuyên gia của các nước khác nhau đều khẳng định những người có gia đình có thể sống thọ hơn 5 – 7 năm so với những người độc thân.
14. Khi nấu ăn cố gắng hạn chế các món rán, làm nhiều hơn các món luộc, tốt nhất là hấp.
15. Từ chối tất cả các thực phẩm có chứa chất gây ung thư, trong đó chủ yếu là các thực phẩm ướp muối, chiên dầu mỡ, chế biến ở nhiệt độ cao, các loại thực phẩm đóng hộp, ngâm giấm, ướp muối có chứa nitrít natri... 50gram xúc xích ướp muối chứa lượng chất gây ung thư bằng khói của một điếu thuốc lá, một hộp cá trích đóng hộp tương đương với 60 điếu thuốc lá.
16. Hãy ngủ tối thiểu 8 giờ một ngày, trong đó điều quan trọng nhất là phải ngủ đều đặn, muốn vậy cần đi nằm ngủ vào một giờ nhất định mỗi ngày. Giấc ngủ giúp phục hồi thể lực, làm cho đầu óc tỉnh táo, tăng trí nhớ và sự tập trung, đem lại một trạng thái tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch.
Ngủ liều thuốc vô giá
Ngủ liều thuốc vô giá
17. Hãy đuổi tâm trạng buồn đi. Những người bi quan là những người dễ mắc bệnh trầm cảm mạn tính, nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác.
18. Đừng nâng vật nặng bởi chúng sẽ làm tăng đáng kể áp lực lên các đĩa đệm và đốt sống. Thậm chí những người có lưng khỏe cũng không khuyến cáo nâng một vật có trọng lượng quá 15kg.
19. Hãy tập thể dục thể thao, 150 phút tập luyện mỗi tuần giúp bạn trẻ ra đến 5 tuổi. Tập môn gì điều đó do bạn tự quyết định, điều quan trọng là phải duy trì tập đều đặn. Khiêu vũ, yoga, đi bộ là những môn thể thao phù hợp. Những bài tập thể lực, chạy, những môn thể thao đối kháng cần thận trọng vì bạn rất dễ bị chấn thương khi tập luyện, cũng như bạn cần tập dưới sự giám sát của các chuyên gia.
20. Đừng ở lỳ trong nhà, hãy tích cực gặp gỡ bạn bè, tích cực đến nhà hát, rạp chiếu phim, viện bảo tàng.... Cuộc sống càng nhiều cảm xúc tích cực càng nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng.
21. Hãy tắm rửa hàng ngày, chúng rất có ích không chỉ đối với cơ thể mà cả tinh thần của bạn. Nước ấm giúp bạn được thư giãn, nghỉ ngơi và làm sạch da, một vài cách tắm còn giúp bạn giảm cân.
22. Hãy ôm, hôn càng nhiều càng tốt. Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy ôm một nửa của mình, những người thân yêu, những người bạn cảm thấy yêu mến không dưới 8 lần một ngày.
23. Đừng bỏ ăn sáng bởi đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đàn ông bỏ ăn sáng thường có nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh về tim nguy hiểm khác cao hơn 27% so với những người ăn sáng đều đặn.
24. Hãy đặt cây xanh trong phòng, chúng không chỉ trang trí cho căn phòng của bạn trong những ngày mưa mà còn có những tác dụng chữa bệnh.
25. Hãy đi bơi, nó giúp củng cố hệ miễn dịch, rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức mạnh và sức bền cho cơ thể, phát triển một cách cân đối hệ cơ của toàn bộ cơ thể, phòng ngừa các bệnh về cột sống và khớp, lẽ dĩ nhiên là giảm cân.
26. Hãy nằm ngủ trên đệm và gối chuẩn. Ga trải giường ngủ cũng rất quan trọng
27. Hãy cảnh giác với các loại mỹ phẩm. Cần biết rõ tính chất da của mình để lựa chọn mỹ phẩm phù hợp. Ngoài ra, cần bảo quản tốt mỹ phẩm.
28. Hãy xông hơi, càng nhiều càng tốt vì xông hơi không chỉ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu mà còn rất có ích đối với sức khỏe.
29. Cố gắng đừng cãi nhau, nếu mâu thuẫn bắt đầu hãy tìm mọi cách để kiềm chế, hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột.
30. Ăn mật ong, mật ong chứa rất nhiều chất bổ cho cơ thể glucose, sacharose, fructose, protid, acid amin, các khoáng chất và các chất vi lượng... điều quan trọng là các chất này đều không phải hóa chất.
Mật ong chứa nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên tốt cho sức khỏe
Mật ong chứa nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên tốt cho sức khỏe
31. Đừng quên đánh răng vào mỗi sáng và mỗi tối, các nha sĩ khuyến cáo việc đánh răng không thể thay thế bằng nhai kẹo cao su hay súc miệng.
Nên khám răng định kỳ
Nên khám răng định kỳ
32. Đừng chịu đựng, đói, khát, nóng, lạnh, đau... đó là những tín hiệu của cơ thể báo cho bạn biết bạn cần ăn hoặc uống một chút, hay phải đi khám thầy thuốc.
33. Hãy tìm những công việc, những việc làm mà bạn yêu thích, nhớ rằng công việc không chỉ đem lại tiền bạc mà nó còn làm cho ta cảm thấy hài lòng về tinh thần.
34. Thường xuyên nghỉ ngơi, lên kế hoạch và thực hiện những chuyến đi du lịch, tạo cho mình nhiều cảm xúc mới, ấn tượng mới.
35. Hãy giữ ở trong nhà tất cả những loại thuốc cần thiết, không nhất thiết chúng phải ở trong tay bạn nhưng bạn có thể lấy được khi cần đến chúng. Loại trừ các thuốc đã quá hạn sử dụng.
36. Đừng sợ bác sĩ, bất kỳ ai muốn có sức khỏe đều phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn ở trong tay bạn, cụ thể là ở trong nỗ lực không bỏ qua bệnh nặng, thời điểm phát hiện ra chúng của chính bạn./.

25/08/2022

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÀN CHÂN NHƯ THẾ NÀO?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng tiểu đường ở chân là phổ biến hàng đầu. Bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, và trở thành một trong những bệnh lý có mức độ ảnh hưởng lớn đến con người. Chính vì vậy, việc phòng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra vô cùng quan trọng, giúp cải thiện cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh tiểu đường là gì?
Có thể hiểu đơn giản thì tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) chính là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này diễn ra khi quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn do thiếu hụt hay đề kháng với insulin.
MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG Ở CHÂN ĐIỂN HÌNH
Bên cạnh những biến chứng đối với thận, tim mạch, hệ thần kinh, tổn thương nhãn mạc,… thì bệnh tiểu đường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân và gây nên nhiều biến chứng ở chân của người bệnh. Một số vấn đề ở bàn chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải như:
Nấm da chân;
Nấm móng, móng chân mọc ngược;
Vết chai;
Nổi phỏng nước;
Ngón chân vẹo ngoài, ngón chân khoằm;
Da khô;
Loét da;
Ngón chân hình búa, biến dạng ngón chân;
Bàn chân bẹt.
Đây là những biến chứng điển hình ở chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải.Biến chứng tiểu đường ở chân nguy hiểm như thế nào?
Nhìn chung thì những vấn đề của người bệnh tiểu đường được thể hiện trên bàn chân gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cũng như tác động đến hệ cơ quan khác. Chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Trong đó, loét bàn chân là một trong những biến chứng tiểu đường ở chân quan trọng điển hình mà người bệnh thường mắc phải. Theo một số thống kê thì tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân bị tiểu đường và đối với bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên thì con số trên có thể tăng lên từ 5-7.5% vô cùng nguy hiểm.
Tiểu đường không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân mà chúng còn có thể dẫn đến hoại tử, buộc phải cắt bỏ chân. Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã được ghi nhận ở hơn 30% các trường hợp có loét bàn chân do biến chứng tiểu đường. Tình trạng thiếu máu đến chi có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ phần chi đó. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường đối với bàn chân mà bất cứ ai cũng nên lưu ý.
DẤU HIỆU SỚM CẢNH BÁO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.
Việc biết rõ một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường là cần thiết, để xác định và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.Triệu chứng của đái tháo đường túyp 1
Liên tục khát nước, khô miệng, ngứa da
Đường trong máu cao xâm nhập vào đường tiết niệu, làm rối loạn chức năng bài tiết, làm cho người bệnh đi tiểu thường xuyên. Việc đi tiểu nhiều làm cơ thể thiếu nước nên kéo theo tình trạng khát, khô miệng. Da khô có thể gây ngứa.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường.
Sụt cân bất thường
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.
Thị lực yếu đi
Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề, đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực.
Tê bàn chân tay:
Bệnh tiểu đường gây nên tình trạng tổn thương dây thần kinh, người bệnh nếu nhẹ thì xuất hiện tình trạng tê bàn tay, chân. Nếu tình trạng đau nặng hơn,xuất hiện bị sưng…thì bệnh đã nặng.
Đói và mệt mỏi
Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường túyp2
Ở tiểu đường tuyp 2 bệnh diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, hơn nữa các triệu chứng không rõ ràng như đái tháo đường typ1. Bạn nên chú ý một vài dấu hiệu sau:
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bẹn và bộ phận sinh dục.
Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh, khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.
Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra nhanh chóng ở những người trẻ, nhưng cũng có thể phát triển rất chậm ở người già. Dù là đối tượng người bệnh nào thì việc thiếu hụt insulin là không thay đổi, tiểu đường tuyp 1 không phải bệnh có thể trị liệu bằng ăn uống, tập luyện được mà cần điều trị bằng insulin. Khi bệnh càng phát triển thì việc tiêm insulin và theo dõi đường huyết càng cần diễn ra liên tục hơn, điều này có thể gây khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, y học càng ngày càng hiện đại với các dụng cụ tiêm insulin và đo đường huyết liên tục đã giúp cho người bệnh có thể tự kiểm soát, chữa trị bệnh dễ dàng hơn.
Chỉ bằng một vài phương pháp xét nghiệm đơn giản, bạn sẽ biết chắc chắn mình có bị bệnh đái tháo đường hay không. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, dù là mơ hồ nhưng đừng chần chừ trong việc đi khám để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Photos from Diễm Quỳnh's post 25/08/2022

GIÚP NGƯỜI LỚN TUỔI DUY TRÌ SỰ NĂNG ĐỘNG
Càng lớn tuổi, càng kém năng động?
Năng động là khả năng sử dụng cơ bắp, xương khớp một cách thoải mái để di chuyển, vận động một cách linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, khi càng lớn tuổi, cơ bắp sẽ mất dần đi (về khối lượng và sức mạnh), mật độ xương cũng suy giảm khiến các khớp trở nên cứng, kém linh hoạt hơn. Điều này, dẫn đến việc người lớn tuổi xuất hiện những thay đổi về tư thế và dáng đi, cũng như có cảm giác mệt mỏi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
Tình trạng mất cơ bắp ở người lớn tuổi:
Hiện tượng mất cơ có thể xảy ra sớm nhất là 30 tuổi và dễ nhận thấy khi chúng ta bước sang tuổi 50 trở đi. Để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng mất cơ bắp, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý. Bổ sung đủ đạm Whey có giá trị sinh học cao trong bữa ăn hàng ngày, kết hợp cùng việc tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày.Tình trạng giảm mật độ xương ở người lớn tuổi:
Giảm mật độ xương hay còn gọi là loãng xương là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, xương yếu đi, dòn hơn và dễ gãy.
Tình trạng “khô” khớp ở người lớn tuổi
Càng lớn tuổi, các chất nhờn khớp (hoạt dịch) bị giảm khiến các khớp không đủ “độ trơn” để vận động, người lớn tuổi dễ bị đau khớp khi vận động. Ngoài ra, phần sụn gắn với khớp cũng mỏng đi nên khớp cũng dễ bị tổn thương hơn. Tình trạng này khiến người lớn tuổi đi đứng khó khăn hơn so với trước đó.
Giúp người lớn tuổi duy trì sự năng động mỗi ngày:
Sự suy giảm khả năng vận động gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống, đặc biệt là cản trở việc tận hưởng niềm vui sống mỗi ngày. Để giúp người lớn tuổi duy trì sự năng động, hãy áp dụng các gợi ý dưới đây, bạn nhé:
Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đủ lượng chất đạm mà cơ thể cần mỗi ngày. Bởi chất đạm là “nguyên liệu” tạo nên cơ bắp cũng như các collagen hỗ trợ sụn khớp hoạt động hiệu quả hơn. Khi hệ cơ và xương, khớp khỏe mạnh, người lớn tuổi sẽ vận động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý lựa chọn các thực phẩm có thành phần đạm dễ hấp thu và tiêu hóa như đạm Whey và bổ sung các vi chất cần thiết khác như như vitamin C, D và các khoáng chất như canxi, magiê, kali, kẽm...để hỗ trợ hấp thu chất đạm hiệu quả hơn. BOOST Optimum là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người lớn tuổi với thành phần chính là đạm Whey có giá trị sinh học cao cùng đủ đầy các vi chất cần thiết khác, giúp người lớn tuổi duy trì sức khỏe tốt, vui sống mỗi ngày.
Vận động thể chất thường xuyên: Chỉ dinh dưỡng thôi là chưa đủ, người lớn tuổi cần duy trì vận động mỗi ngày, bởi việc vận động sẽ giúp cơ bắp rèn luyện, ngăn ngừa và làm chậm quá trình mất cơ bắp. Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên cũng tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Kiểm soát cân nặng: Cân nặng quá chuẩn sẽ tạo gánh nặng cho khung xương, cũng như mỡ thừa sẽ ngăn chặn cơ bắp hồi phục, phát triển. Vì vậy, người lớn tuổi cũng cần lưu ý duy trì một cân nặng hợp lý, cân đối với chiều cao để đảm bảo sức khỏe tốt.

Photos from Diễm Quỳnh's post 25/08/2022

Những loại rau tốt cho sức khỏe
Ở Việt Nam, có rất nhiều loại rau khác nhau phục vụ cho cuộc sống của con người. Có những rau được xem là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người.
Rau diếpRau diếp là loại rau không chứa đường và rất nhiều vitamin. Nó thường được sử dụng trong các bữa ăn nướng và các loại salad. Rau diếp ăn rất giòn, xanh và mát, nên nó là sự lựa chọn của rất nhiều người. Với những người trong quá trình giảm cân, nếu uống rau diếp xay sẽ rất hiệu quả.
Rau diếp còn có tên gọi khác là rau xà lách là nguồn thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều folate, mangan và sắt. Bên cạnh ấy, nó chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin B, A, D, C.Măng tây
Măng tây là loại thực phẩm không khá phổ biến với nhiều người. Nhưng ăn nó hàng ngày rất tốt cho sức khỏe mà lại còn phòng ngừa các bệnh. Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng các vitamin A, C, E, K và nhiều khoáng chất sắt, folate và protein. Sử dụng măng tây thường xuyên sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt và lợi tiểu, bổ thận.Bông cải xanh
Trong bông cải xanh có rất nhiều dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K và các chất xơ. Ngoài ra khi sử dụng bông cải xanh nhiều nó cũng cung cấp các chất kali, sắt, photpho. Đặc biệt, với những người bị bệnh tiểu đường ăn bông cải xanh rất tốt vì không có đường và chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất oxy hóa mạnh chống lại các gốc tự do sinh ra bệnh . Nó còn được chứng minh giúp tái tạo và phục hồi da.Bắp cải
Bắp cải là loại rau khá phổ biến ở nhiều nơi và được mọi người trồng rất nhiều mỗi khi gần Tết. Trong bắp cải có chứa hàm lượng magie và sắt, kẽm và canxi. Đặc biệt nó rất giàu vitamin A, C, D. Bạn có thể xào bắp cải hay làm nộm, … hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây xuất xứ ở khu vực miền Trung nhưng hiện nay nó được bày bán nhiều trong các siêu thị. Nó là một loại rau sạch và rất có giá trị đối với con người, nên nó đang được nhiều người săn đón. Rau chùm ngây có đặc tính nổi bật là thanh nhiệt và giải độc. Chính vì vậy, mà nó tốt cho hệ tiêu hóa và đẹp da. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu canh với thịt.
Rau máRau má không chỉ là loại rau hàng ngày mà nó rất tốt cho sức khỏe. Rau má có tính mát nên chữa được nhiều loại bệnh như mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra trong rau má có tính bổ dưỡng rất cao nó chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Nó giúp dưỡng ẩm, tăng cường trí nhớ. Bạn có thể ăn sống, luộc, nấu canh, hoặc đem giã lấy nước uống đều rất tốt.Rau diếp cá
Rau diếp cá là loại cây lùn, lá bản to có tính mát và nhiều chất xơ thực vật. Do đó, mà diếp cá được rất nhiều sử dụng trong việc trị bệnh táo bón, tiêu chảy, trị ho cảm rất tốt. Ngoài ra, rau diếp cá được xem như một thần dược chữa bệnh trĩ, chống kháng khuẩn và tiêu diệt kí sinh trùng.
Rau mồng tơiTheo các chuyên gia nghiên cứu thì trong mồng tơi có nhiều chất nhầy pectin, giúp chữa nhiều loại bệnh. Mồng tơi là loại rau xuất hiện trong mùa hè vì nó có tính mát giúp nhuận tràng, chống táo bón. Đồng thời nó có tính hàn, vị chua nên có tác dụng trong trường hợp mất máu, lợi tiểu, thải độc, đẹp da. Bạn có thể nấu canh cua mồng tơi, luộc hoặc xào đều rất tốt cho sức khỏe.Rau ngót
Rau ngót trong đong y được xem là vị thuốc lành tính rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Trong nấu ăn, rau ngót là loại thực phẩm kết hợp với rất nhiều thứ giúp thanh nhiệt và giải độc. Các chuyên gia chứng minh trong rau ngót chứa nhiều vitamin C cao hơn nhiều lần so với ổi và cam.
Rau muốngRau muống là loại rau sống ở cả trên cạn và dưới nước. Rau muống rất thích hợp sinh sôi nảy nở trong mùa hè. Trong rau muống có chứa nhiều chất xơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng. Nó làm tăng khả năng hệ miễn dịch và chống các loại vi khuẩn.
Nếu bạn có vườn bạn hãy tự trồng rau muống ở nhà ăn sẽ đảm bảo hơn rất nhiều. Nếu mua ở ngoài chợ bạn có thể ngâm với nước muối để loại bỏ thuốc sau.

25/08/2022

Thanh long còn là trái cây có chứa lượng đường thấp, giàu magiê, nhiều vitamin và khoáng chất, lại ít năng lượng (40 - 60 calo) sinh nhiệt thấp, vậy nên ăn thanh long thường xuyên rất tốt cho người tiểu đường, người mập phì nóng nhiệt, đang cần giảm cân

25/08/2022

Cacao có chứa một chất đặc biệt là epicatechin flavonoid, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đánh giá năm 2017 đã cho thấy vai trò tích cực của cacao trong việc làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 và làm giảm hiện tượng đề kháng insulin.

25/08/2022

Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… là các loại rau lá xanh cực kỳ bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, E, K, sắt, canxi, kali… Những thực phẩm giàu năng lượng này cũng cung cấp ít calo và carbohydrate, rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Website